Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TẠI HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

----o0o----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TẠI HUYỆN
ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
KHÓA
: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN CAO TÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2005


2

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TẠI HUYỆN ĐỨC
LINH, TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện bởi

Trần Cao Tùng

Luận văn được đề trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Chơn

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005


3

TÓM TẮT
Điều tra tình hình nuôi cá tại hai xã Võ Xu và Nam Chính thuộc huyện Đức
Linh, tỉnh Bình Thuận cho thấy:
Tình hình nuôi cá tại hai xã Võ Xu và Nam Chính thuộc huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận được tìm hiểu thông qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi cá
của hai xã Võ Xu và Nam Chính theo phiếu điều tra soạn sẵn, để tìm hiểu về các
khía cạnh kinh tế – xã hội – kỹ thuật của mô hình sản xuất tại đây.
Kết quả cho thấy:
+ Trình độ văn hoá của người nuôi cá còn tương đối thấp do đó có hạn
chế về mức tiếp thu khoa học – kỹ thuật trong nuôi cá.
+ Kinh nghiệm nuôi cá của các nông hộ cũng còn ít do đó cũng ảnh
hưởng đến năng suất cá nuôi.
+ Kỹ thuật nuôi cá chưa được áp dụng một cách đồng bộ do đó một số
hộ còn chưa quan tâm đến vấn đề tập huấn.
+ Nguồn nước sử dụng cho nuôi cá còn bò lệ thuộc nhiều vào thiên
nhiên, đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng cá
thu được.
+ Mật độ thả nuôi trung bình 2,25 con/m2, mật độ thấp nhất 0,3 con/m2,
mật độ cao nhất 5,4 con/m2.
+ Thời gian nuôi trung bình 7,5 tháng/vụ.
+ Sản lượng trung bình 1.629kg, sản lượng thấp nhất 300kg, sản lượng

cao nhất 6.000kg.
+ Đạt năng suất nuôi trung bình 2.891kg/ha, năng suất cao nhất 25.000
kg/ha, năng suất thấp nhất 450kg/ha.
+ Mức đầu tư sản xuất trung bình cho một ha là 21.348.350 đồng, tổng
doanh thu 30.111.850 đồng, đạt lợi nhuận 8.763.510 đồng và thu nhập
13.234.660 đồng.


4

ABSTRACT
Investigating the fish culture status in Vo Xu and Nam Chinh village, Duc Linh
district, Binh Thuan province to show:
The fish culture status in Vo Xu and Nam Chinh village, Duc Linh district,
Binh Thuan province was proceeded by directed interviewing and investigating
method whics converse 60 houscholds there by accordance the previous form.
The results show that:
+ Households educational level is rather low so they have had
restricted for science and techniques in fish culture.
+ Their experience for fish culture are not high so if infhienced to
fish productivity.
+ Fish culture techniques of them have not concerned about fish
culture training.
+ Water source for fish culture also depend on nature, that is one of
consequence which make productivity low.
+ The averega density is 2.25 fish/m2, min density is 0.3 fish/m2, max
density 5.4 fish/m2.
+ The average aculture time is 7.5month/year.
+ Average production is 1,629kg, min production is 300kg, max
production is 6,000kg/ha

kg/ha.

+ Average yield 2,891kg/ha, min yield 450kg/ha, max yield 25,000

+ The average production investinent for one ha is 21,348,350 VND,
total receipts is 30,111,850 VND, the profits is 8,763,510 VND and in come
13,234,660 VND


5

CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý Thầy, Cô đã tận tình hướng dẫn
chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và lòng biết ơn sâu sắc:
Cô Trần Trọng Chơn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đở chúng tôi hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời cảm ơn:
Các anh, chò phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Đức Linh
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên giúp đở trong suốt thời gian học tập
và thực hiện đề tài này.
Do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không tránh khỏi sự
thiếu sót. Chúng tôi mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn để luận
văn được hoàn chỉnh.


6


MỤC LỤC
PHẦN ĐỀ MỤC
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT
ABTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ

TRANG
i
ii
iii
iv
v
vii
viii
ix

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2


Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Vấn Đề

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4

Điều Kiện Tự Nhiên
Vò trí đòa lí
Đòa hình
Khí hậu – Thời tiết
Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội
Dân số
Nông nghiệp
Thủy lợi

Giáo dục

2
2
2
2
4
4
5
6
6

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3

Thời Gian và Đòa Điềm Nghiên Cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Bố trí điều tra
Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
Phương Pháp Sử Lý Số Liệu


7
7
7
7
7

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

9

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4

Đặc Trưng Kinh Tế Xã Hội các Nông Hộ Điều Tra
Độ tuổi
Trình độ học vấn
Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động
Kinh nghiệm nuôi cá

9
9
9
10
12



7

4.1.5
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4
4.3.5
4.3.6
4.3.7
4.3.8
4.3.9
4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.5

12
13
13
14

16
16
17
18
18
19
21
21
21
21
24
24
25
25
25
26
28

4.5.1
4.5.2

Công tác khuyến ngư và các nguồn học hỏi kỹ thuật
Cơ Sở Hạ Tầng và Trang Thiết Bò
Diện tích
Hình dạng ao
Phương pháp đào ao
Độ sâu ao nuôi cá
Xây dựng cống
Kỹ Thuật Nuôi
Chuẩn bò ao

Nguồn nước
Công tác chọn giống và thả giống
Hình thức nuôi và đối tượng nuôi
Mật độ thả nuôi
Nguồn thức ăn
Thời gian nuôi
Thu hoạch
Năng suất
Hiệu Quả Kinh Tế
Mức đầu tư cho một ha ao nuôi
Kết quả – hiệu quả kinh tế cho một ha/năm
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi
Khó Khăn và Thuận Lợi Trong Quá Trình Nuôi Cá tại Huyện
Đức Linh
Khó khăn
Thuận lợi

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

32

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

32

32

VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ LỤC

31
31
31


8

Phụ luc 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 10

Phiếu điều tra
Thông tin căn bản về nông hộ

Cấu trúc ao nuôi cá
Thông tin về kỹ thuật nuôi
Thông tin về chi phí xây dựng cơ bản
Thông tin về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cho một ha ao nuôi
Chi phí xây dựng cơ bản cho một ha
Hiệu quả kinh tế cho một ha ao nuôi
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG

TRANG


9

BẢNG
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20

Độ tuổi các hộ điều tra
Số nhân khẩu trong nông hộ
Kinh nhgiệm nuôi cá của chủ hộ
Quy mô diện tích mặt nước sử dụng nuôi cá
Phương pháp đào ao của các nông hộ
Độ sâu ao cá của các nông hộ
Tỷ lệ xây dựng cống của các nông hộ
Tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn nước để nuôi cá
Mật độ thả nuôi
Thời gian nuôi cá
Quy mô diện tích sử dụng nuôi cá
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho một ha ao nuôi
Mức đầu tư sản xuất
Chi phí sản xuất cho một ha/năm
Kết quả và hiệu quả của một ha/năm
Kết quả ước lượng của yếu tố diện tích ao ảnh hưởng đến
năng suất cá nuôi
Kết quả ước lượng của yếu tố lượng giống ảnh hưởng đến
năng suất cá nuôi
Kết quả ước lượng của yếu tố lượng thức ăn ảnh hưởng đến
năng suất cá nuôi

Kết quả ước lượng của yếu tố công lao động ảnh hưởng đến
năng suất cá nuôi
Kết quả ước lượng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
cá nuôi

9
11
12
13
16
16
17
19
21
24
26
26
27
27
28

Trình độ văn hoá của chủ hộ
Số lao động trong nông hộ
Tập huấn khuyến ngư
Tỷ lệ các loại hình dạng ao

10
11
13
14


28
29
29
29
30

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, VÀ HÌNH ẢNH
NỘI DUNG

TRANG


10

BẢN ĐỒ
Bản đồ 3.1

Bản Đồ Hành Chính Huyện Đức Linh – Tỉnh Bình Thuận

8

Ao cá của hộ ông Huỳnh Ngọc Thanh, xã Nam Chính
Ao cá của hộ ông Nguyễn Danh, xã Võ Xu

Cống của hộ ông Lê Văn Truyền, xã Nam Chính
Cống thoát nước có lưới lọc của hộ ông Ngô Quyền, xã Võ Xu
Công tác phơi đáy ao của hộ ông Bạch Đà, xã Võ Xu
Kênh dẫn nước từ trạm bơm về đồng ruộng
Ao nuôi trong khu vực đồng ruộng
Phân thải từ chuồng heo vào ao nuôi cá
Ao nuôi kết hợp giữa cá và vòt
Ao nuôi kết hợp với trồng lúa
Công tác thu hoạch cá
Thu hoạch cá ở hộ ông Nguyễn Dũng, xã Võ Vu

15
15
17
18
19
20
20
22
23
23
24
25

HÌNH ẢNH
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5

Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12

I. GIỚI THIỆU


11

1.1

Đặt Vấn Đề

Trong khẩu phần ăn của con người nhu cầu đạm không thể thiếu mà ngày
càng tăng, nó giúp cho sự sống và phát triền của cơ thể. Để có thể giải quyết nhu cầu
này thì con người đã khai thác các nguồn cung cấp đạm từ thiên nhiên: động vật, thực
vật,...Trong các nguồn cung cấp đó, một phần được cung cấp từ động vật thủy sản, đã
làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, sản lượng khai thác ngày một ít đi
nên không đủ đáp ứng cho nhu cầu của con người. Vì thế việc nuôi trồng thủy sản
được chú ý và ngày càng phát triển. Kết quả đó đã giải quyết được phần nào nhu cầu
về đạm của con người, nâng cao đời sống của người dân, giải quyết việc làm cho xã
hội.
Chính vì thế ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển khắp các nơi trên thế
giới. Ở Việt Nam ngành này cũng đang phát triển khắp các khu vực, đóng góp một
sản lượng đáng kể. Cùng với sự phát triển như hiện nay, ngành thủy sản huyện Đức
Linh đã được các cấp chính quyền quan tâm và chú ý, song ngành thủy sản ở đây

chưa được phát triển. Các hộ dân tận dụng các ao hồ tự nhiên đưa vào nuôi các loài
cá nước ngọt dể thích nghi với điều kiện môi trường, có chất lượng và giá trò kinh tế
nhằm cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho gia đình. Song việc nuôi trồng thủy sản
ở đây còn mang tính tự phát, nâng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao nhưng phần
nào cũng giải quyết được nhu cầu đời sống và góp phần vào thu nhập của gia đình.
Để đánh giá tình hình nuôi nuôi trồng thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng tới
việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện chúng tôi được sự phân công của
Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài:“Điều
tra tình hình nuôi cá tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu như sau:

- Khảo sát tình hình nuôi cá ao tại hai xã Võ Xu và Nam Chính huyện Đức
Linh, tỉnh Bình Thuận qua các khía cạnh về kinh tế – xã hội – kỹ thuật.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá.
- Tìm hiểu các mối tương quan giữa năng suất và các yếu tố sản xuất.
- Thiết lập được hàm sản xuất để dự đoán được năng suất cá khi có các yếu tố
đầu vào trong sản xuất.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


12

2.1

Điều Kiện Tự Nhiên


2.1.1 Vò trí đòa lí
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Thuận cách
trung tâm tỉnh lỵ 140km. Toạ độ đòa lý nằm trong khoảng từ 100 55’ 00” đến 10052’
55” vó độ Bắc. 107053’35” đến 1070 39’37” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Đa Huoai, tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
+ Phía Đông giáp huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
+ Phía Tây giáp huyện Đònh Quán và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Toàn huyện có 11 xã và hai thò trấn, với tổng diện tích tự nhiên 53.491ha, dân
số trung bình 134.600 người.
2.1.2 Đòa hình
Huyện Đức Linh là huyện miền núi nên đòa hình phức tạp, nhìn toàn thể đòa
hình của huyện có dạng hình lòng chảo phía Bắc và phía Nam, còn đồng bằng và
trung tâm thấp. Được chia làm 3 vùng như sau:
+ Vùng núi cao: Nằm ở phía Bắc của huyện giáp với tỉnh Lâm Đồng gồm các
xã Me Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai tổng diện tích 11.500ha chiếm 21% diện tích tự nhiên.
Vùng này là những dãy núi có độ cao trung bình từ 400m đến 900m so với mặt nước
biển.
+Vùng đồng bằng trung tâm: Do phù sa sông La Ngà bồi đắp nên, gồm các xã
thò trấn Võ Xu, Vũ Hoà, Đức Chính, Nam Chính, Đức Hạnh, thò trấn Đức Tài, phía
Nam các xã Sùng Nhơn, MePu, Đa Kai. Vùng này là vùng có đòa hình tương đối bằng
phẳng, diện tích 23.000ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
+ Vùng gò đồi lượn sóng: Nằm ở phía Nam của huyện giáp với huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai, có độ cao từ 100m đến 150m so với mặt nước biển, diện tích
19.000ha chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
2.1.3 Khí hậu - Thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, điển hình phân hai mùa mưa và
khô rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 hằng năm, không có mùa khô khắc nghiệt.
2.1.3.1 Nhiệt độ



13

Nhiệt độ trung bình cả năm là 26,060C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là
24,650C (tháng 12; tháng 1), nhiệt độ cao nhất là 28,420C (tháng 4). Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa thấp và cao từ 30C đến 40C . Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là
2.643,91 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,2 giờ nắng. Tháng có giờ nắng cao nhất là
tháng 3 (293,56 giờ) và tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 8 (140,43 giờ).
2.1.3.2 Gió
Chế độ gió tương đối ổn đònh không chòu ảnh hưởng trực tiếp của bảo và áp
thấp nhiệt đới. Hằng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam thònh hành từ tháng 5 đến tháng11. Vận tốc gió
lớn nhất 18m/s đến 27m/s mang theo hơi nước gây mưa rào.
2.1.3.3 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm dao động từ 1.800mm đến 2.800mm nhưng
phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90%
lượng mưa trong năm, những tháng còn lại lượng mưa rất ít và có tháng không có mưa
(tháng 1, 2, 3).
2.1.3.4 Độ ẩm
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm 81,83%, thấp nhất 71%
(tháng 2) và cao nhất 91% (tháng 8, 9). Độ ẩm không khí mang lại chủ yếu do gió
mùa Tây Nam.
2.1.3.5 Các nguồn nước thuỷ văn
Gồm nước mặt và nước ngầm:
+ Nước mặt: Gồm có sông La Ngà chảy dọc qua huyện dài 70km cùng với các
suối lớn như suối Gia Huynh, Loăng Quăng, Ráp Răng, suối Lạnh, suối Chết, suối
Cộp, …. Ngoài ra, còn một số hồ như hồ Trà Tân (diện tích 226ha) và khoảng 1.000
hồ tự nhiên lớn nhỏ được phân bố rải rác trên toàn huyện.
+ Nước ngầm: Tuy chưa khảo sát và tính toán cụ thể. Song, qua thực tế sử

dụng của nhân dân trong huyện như giếng đào, giếng khoan cho thấy đủ nước sinh
hoạt và có chất lượng tốt.
Nhìn chung, các nguồn nước của huyện dồi dào, đủ cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp và hoạt động kinh tế xã hội của huyện.
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Đức Linh,2004)

2.1.3.6 Thổ nhưỡng


14

Tổng diện tích đất đai toàn huyện là 53.491ha, gồm có năm loại đất:
+ Nhóm cát biển Arenosols: Có diện tích 580,3ha chiếm 1,08% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở thò trấn Võ Xu.
+ Nhóm phù sa Fluvisols: Diện tích khoảng 12.063,2ha chiếm 22,25% diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven sông La Ngà thích hợp cho
nhiều loại cây nông nghiệp như lúa, bắp, đậu,….
+ Nhóm đất Gley – Gleysols: Diện tích 366,1ha chiếm 0,68% diện tích tự
nhiên phân bố vùng thấp trũng ở thò trấn Võ Xu, Tân Hà, Trà Tân.
+ Nhóm đất đen Frrasols: Diện tích 12.234,8ha chiếm 22,87% diện tích tự
nhiên được phân bố ở Đức Tài, Đức Hạnh, Trà Tân, Sùng Nhơn, Đa Kai.
+ Nhóm đất xám Acrisols: Diện tích 14.639,2 ha chiếm 27,36% diện tích tự
nhiên phân bố ở các xã thò trấn Võ Xu, Nam Chính, Trà Tân, Vũ Hoà, Tân Hà.
Ngoài ra, còn có khoảng 11.323,2ha chiếm 21,17% diện tích tự nhiên nằm ở
vùng núi phía Bắc của huyện chưa điều tra. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng vào mục
đích lâm nghiệp và cây công nghiệp.
2.2

Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội


2.2.1 Dân số
Dân số toàn huyện 134.600 người, mật độ dân số trung bình 252 người/km2.
Trong đó: nam chiếm 50,4% tương ứng 67.836 người, nữ chiếm 49,6% tương ứng
66.764 người. Có tất cả12 dân tộc: Kinh 97,74%, Châu Ro 1,49%, Cơ Ho 0,36%, Tày
0,07%, Thái 0,02%, Nùng 0,03, Khơ-Me 0,09%, Hoa 0,03%, Mường 0,04%, Giáy
0,01%, …hội tụ từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đã tạo nên một cộng đồng dân
cư khá đa dạng về sắc thái văn hoá và phong tục tập quán.
Số người trong độ tuổi lao động là 66.853 người chiếm 49,67%, số người
ngoài độ tuổi lao động 67.747 người chiếm 50,33% tổng số dân.
Phân bố lao động
+ Lao động trong các ngành kinh tế là 65.688 người.
+ Số người trong độ tuổi có khả năng làm việc là11.267 người.
+ Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ là 3.126 người.
+ Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm là 2.104 người.
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Đức Linh, 2004)
2.2.2 Nông nghiệp


15

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện, diện tích đất nông nghiệp
35.289ha chiếm 65,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Giá trò sản xuất của ngành đạt
467.586 triệu đồng. Ngành nông nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như:
Trồng trọt
Ngành trồng trọt có khoảng 20.325ha gieo trồng cây lương thực chiếm 57,6%
đạt sản lượng 88.000 tấn, 14.964ha cây công nghiệp chiếm 42,4% tổng diện tích đất
nông nghiệp đạt sản lượng 21.168,21 tấn.
Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 8.393 ha chiếm 15,69% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó:

+ Rừng tự nhiên : 8.307,88ha
+ Rừng tập trung: 70,06ha
+ Đất không còn rừng :16,00ha
Chăn nuôi thú y.
+ Tổng đàn trâu: 1.692 con đạt sản lượng thòt xuất chuồng là 42 tấn.
+ Tổng đàn bò: 6.208 con đạt sản lượng thòt xuất chuồng là 450 tấn.
+ Tổng đàn lợn: 51.771 con đạt sản lượng thòt xuất chuồng là 3.670 tấn.
+ Tổng đàn gia cầm: 401.495 con đạt sản lượng thòt xuất chuồng là 302 tấn.
Thủy sản
Trong những năm qua Huyện đã chỉ đạo cho các ban ngành liên quan tập
trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đã chuyển đất một vụ lúa bấp bênh, đất
thuộc diện hoang trũng sang cải tạo ao, bàu nuôi trồng thủy sản. Đồng thời triển khai
nuôi thí điểm các mô hình trình diễn như: cá bống tượng, cá rô phi đơn tính,….
Từ tác động của chính sách nhà nước nên đến nay Huyện đã có những kết quả
trong việc nuôi trồng thủy sản sau: Diện tích nuôi trồng 580,7ha, trong đó diện tích ao
bàu cải tạo 345,7ha.
Ngoài việc nuôi thủy sản ở các ao hồ một số xã như: Võ Xu, Đức Tín đã tận
dụng nguồn nước trên sông La Ngà để nuôi cá bống tượng thả lồng. Mặc dù bước đầu
với quy mô nhỏ nhưng năm 2004 ước tính sản lượng cá bống tượng thả lồng toàn
huyện đạt 14.670kg.
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Đức Linh,2004)
2.2.3 Thủy lợi


16

Năm 2004 toàn huyện có năm trạm bơm (Võ Xu, Lô Ba, Sùng Nhơn, Me
Pu,Vũ Hoà) cấp nước tưới 8.720ha cho 13 xã và thò trấn, với thủy lợi phí 1.881.000
đồng/ha.
2.2.4 Giáo dục

Toàn huyện có 69 trường học (mẫu giáo, cấp 1;2;3) với 721 phòng học và
36.957 học sinh đến trường. Trong đó; tiểu học 18.614 học sinh, Trung Học Cơ Sở
13.757 học sinh và Trung Học Phổ Thông 5.184 học sinh.
Mạng lưới trường lớp được đầu tư phát triển hợp lý trên từng đòa bàn, đáp ứng
nhu cầu học tập của nhân dân. Quy mô học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng nâng
lên. So với năm 2000, tỷ lệ huy động trong độ tuổi nhà trẻ từ 2,2% lên 5,5%; mẫu
giáo từ 41,7% lên 80%; tiểu học từ 93,6% lên 98%; Trung Học Cơ Sở từ 61,2% lên
98% và Trung Học Phổ Thông từ 25% lên 30%.
Công tác giáo dục miền núi, giáo dục con em đồng bào dân tộïc thiểu số được
quan tâm, chính sách cho học sinh dân tộc được đảm bảo. Công tác phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở có nhiều cố gắng.
Đến năm 2004 có 12/13 xã hoàn thành công tác phổ cập Trung Học Cơ Sở.
Công tác giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề được quan tâm đúng mức, kết hợp
đào tạo tại chổ, liên kết, đào tạo từ xa với nhiều ngành học và đa dạng loại hình đào
tạo, từng bước đáp ứng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


17

3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 4/2005 đến 8/2005

Đòa điểm nghiên cứu tại hai xã Võ Xu và Nam Chính huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận.
3.2


Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Bố trí điều tra
Khi đã xác đònh điểm khảo sát, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60/90
hộ tham gia nuôi cá tại hai xã Võ Xu và Nam Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình
Thuận.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các nông
hộ khảo sát trong thời gian điều tra với mẫu điều tra được chuẩn bò trước.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: 60 hộ được chia cho hai xã, mỗi xã 30 hộ
* Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng chức năng: Phòng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn, Phòng Thống Kê, Phòng Tài Nguyên Môi Trường.
3.3.3 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Dùng phần mềm Excel để tính toán các thông số lớn nhất (Max), nhỏ nhất
(Min), trung bình (Average) của các chỉ tiêu lợi nhuận, thu nhập, năng suất, sản
lượng,…. Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố sản xuất với năng suất cá nuôi từ
đó thiết lập hàm hồi quy đa biến cũng chính là hàm sản xuất.
Y = B 0 + B 1 X1 + B 2 X2 + … + B n Xn
Với:

Y: Năng suất cá nuôi
B0, B1,…, Bn: Các hệ số

X1, X2, …, Xn: Các yếu tố đầu vào trong sản xuất để dự đoán năng
suất cá nuôi khi có các yếu tố đầu vào.



18

Bản đồ 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đức Linh – tỉnh Bình Thuận


19

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Đặc Trưng Kinh Tế – Xã Hội các Nông Hộ Điều Tra

Chúng tôi tiến hành khảo sát 60 hộ thuộc hai xã Võ Xu và Nam Chính huyện
Đức Linh, tỉnh Bình thuận.
4.1.1 Độ tuổi
Tuổi tác là một đặc điểm nhân sinh xã hội, phần nào phản ảnh kinh nghiệm
nuôi cá được đúc kết qua quá trình sản xuất. Nó nói lên đối tượng hoạt động thường
trực ở nông thôn và đánh giá mức độ phát triển sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
Độ tuổi của các nông hộ nuôi cá được trình bày qua bảng sau:
Bảng 4.1 Độ tuổi của các nông hộ điều tra
Độ tuổi
Từ 20 – 30
Từ 30 – 40
Từ 40 – 50
Từ 50 – 60
Tổng cộng

Số lượng (hộ)
4
21

22
13
60

Tỷ lệ (%)
6,67
35
36,66
21,67
100

Kết quả điều tra 60 hộ cho thấy: Chủ hộ từ 20 – 30 tuổi chiếm 6,67%, từ 30 –
40 tuổi chiếm 35%, từ 40 – 50 tuổi chiếm cao nhất 36,66% và độ tuổi từ 50 – 60 tuổi
chiếm 21,67%. Điều này cho thấy đa số chủ hộ là trung niên rất thuận lợi về mặt
kinh nghiệm nuôi cá. Tất cả chủ hộ là nam giới không có hộ nào là nữ.
Độ tuổi của các chủ hộ cũng đã nói lên phần nào về kinh nghiệm nuôi cá, độ
tuổi càng cao thì có thời gian nuôi cá càng lâu.
4.1.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn gắn liền với nhận thức của con người, nó phản ảùnh khả năng
tiếp thu khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản.
Một vùng nông thôn phát triển và văn minh thì người dân phải có trình độ văn
hóa nhất đònh. Trình độ văn hoá của các chủ hộ tham gia nuôi cá được trình bày ở
biểu đồ sau:


20

58,33

Số lượng và 60

tỷ lệ

50
40

28,33

30
20

35

17
8

10

13,34

Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)

0
Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3
Trình độ học vấn


Biểu đồ 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ
Từ những số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn của người dân ở vùng này
trước đây còn thấp. Học vấn của chủ hộ tập trung chủ yếu ở cấp hai chiếm 58,33%,
tiếp theo là cấp một chiếm 28,33%, thấp nhất là cấp ba chiếm 13,34%. Trình độ học
vấn của chủ hộ thấp cũng gây khó khăn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và đưa
kỹ thuật mới vào trong sản xuất nên dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.
Trình độ học vấn của các nông hộ trong vùng khảo sát cũng nói lên nền giáo
dục của một vùng mà nó là yếu tố gắn liền với quá trình nhận thức của con người.
Nhìn chung trình độ học vấn của người dân không cao là do nền giáo dục của đòa bàn
điều tra trước kia còn hạn chế, mạng lưới trường lớp chưa phát triển. Nhưng đa số
ngưới dân biết đọc, biết viết không có người thất học. Trình độ dân trí cao đồng nghóa
với việc họ biết tính toán, biết sử dụng và đầu tư nguồn vốn thích hợp, đồng thời nắm
bắt và tiếp thu những thông tin khoa học kỹ thuật nhanh chóng áp dụng vào thực tế.

4.1.3 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động
* Tình hình nhân khẩu
Số nhân khẩu trong nông hộ thể hiện sự tương quan về tiềm năng lao động
trong mỗi nông hộ, phản ảnh mức sống của nông hộ, nếu gia đình nào đông nhân
khẩu thì khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên sẽ hạn chế và ngược lại nếu ít
nhân khẩu hơn thì khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên sẽ tốt hơn. Số nhân
khẩu trong nông hộ được trình bày qua bảng sau:


21

Bảng 4.2 Số nhân khẩu trong nông hộ

Số nhân khẩu
Từ 1 – 4 người
Từ 5 – 7 người

Trên 7 người
Tổng

Số lượng (hộ)
20
35
5
60

Tỷ lệ (%)
33,33
58,33
8,34
100

Số hộ có từ 1 – 4 người chiếm 33,33%, số hộ có từ 5 – 7 người chiếm tỷ lệ cao
nhất 58,33% và số hộ có trên 7 người chiếm 8,34%. Như vậy số nhân khẩu trong
nông hộ cao đã ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và phần nào cũng gây khó khăn trong
việc đầu tư vốn cho sản xuất.
* Phân bố lao động
Số lao động trong nông hộ có sự tương quan với số nhân khẩu trong nông hộ
đó, nông hộ nào nhân khẩu đông thì có số lao động nhiều và ngược lại. Số lao động
trong nông hộ được trình bày qua biểu đồ sau:
1.67%

33.33%

65%

Từ 1 - 2


Từ 3 - 5

Trên 5

Biểu đồ 4.2 Số lao động trong nông hộ
Số lao động trong nông hộ từ 1 – 2 lao động chiếm 65%, từ 3 – 5 lao động
chiếm 33,33% còn trên 5 lao động chiếm 1,67%. Như vậy thành phần không tham gia
lao động là trẻ em chưa đến tuổi lao động và người già không còn khả năng lao động.
Đa số thành phần tham gia nuôi cá đều là lao động gia đình nhằm nâng cao
thu nhập gia đình. Công việc chính của hộ là trồng lúa, trồng hoa màu, thợ hồ,…họ
chỉ dành một ít thời gian rảnh trong ngày để chăm sóc ao nuôi, còn phần lớn thời gian
còn lại làm những công việc khác.


22

4.1.4 Kinh nghiệm nuôi cá

Kinh nghiệm nuôi cá của người dân được coi là chỉ tiêu quan trọng trong việc
chăm sóc và quản lý ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của
hoạt động nuôi cá. Kinh nghiệm nuôi cá của các chủ hộ tại đòa bàn điều tra được thể
hiện qua Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Kinh nghiệm nuôi cá của chủ hộ
Kinh nghiệm nuôi cá (năm)
Từ 1 – 3
Từ 4 – 7
Trên 7
Tổng số hộ


Số lượng (hộ)
25
23
12
60

Tỷ lệ (%)
41,67
38,33
20
100

Vì nghề nuôi cá nước ngọt tại huyện Đức Linh mới phát triển mấy năm gần
đây nhờ sự hỗ trợ của chính quyền đòa phương và Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh. Tại
Huyện chưa có cán bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, nên người dân còn khó khăn
trong việc học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm còn hạn chế. Đa số kinh nghiệm nuôi của
người dân còn rất thấp từ 1 – 3 năm chiếm 41,67% tương ứng với thời gian phát triển
của nghề nuôi trồng thủy sản của huyện, từ 4 – 7 năm chiếm 38,33% và trên bảy
năm chiếm 20%. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới năng suất sản xuất.
4.1.5 Công tác khuyến ngư và các nguồn học hỏi kỹ thuật

Công tác khuyến ngư có vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản nói
chung và nuôi cá nước ngọt nói riêng. Đây là công việc rất có ý nghóa đối với người
dân, nhằm nâng cao kiến thức của người dân, dự báo những vấn đề trước một vụ
nuôi, hướng dẫn kỹ thuật và các phương pháp phòng trừ dòch bệnh, đồng thời chuyển
giao khoa học kỹ thuật mới để thu được năng suất cao hơn.
Hiện công tác khuyến ngư ở huyện đang phát triển nhưng còn rất hạn chế.
Mỗi năm tổ chức hai lần tập huấn nuôi cá nước ngọt và các chương trình nuôi thí
điểm ở một số đòa phương trong huyện. Số nông hộ tham gia tập huấn Khuyến Ngư
được trình bày qua biểu đồ sau:



23

Số lượng và
tỷ lệ

70

61,67

60
50
40

38,33

37

30

23

Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)

20
10
0




Không
Tập huấn khuyến ngư

Biểu đồ 4.3 Tập huấn khuyến ngư
Qua điều tra 60 hộ tai hai xã Võ Xu và Nam Chính, huyện Đức Linh chúng tôi
nhận thấy số hộ tham gia tập huấn khuyến ngư chiếm 61,67% còn số hộ không tham
gia tập huấn khuyến ngư chiếm 38,33%. Số người không tham gia tập huấn vì khi có
lớp tập huấn thì họ bận làm việc và không có thông báo của chính quyền đòa phương.
Điều đó chứng tỏ công tác khuyến ngư tại đây còn rất yếu và chưa đáp ứng nhu cầu
của người dân.
Ngoài việc tham gia các lớp tập huấn người dân nơi đây còn học hỏi kinh
nghiệm từ hội nông dân, người bán giống, sách báo, đài, ti vi…

4.2

Cơ Sở Hạ Tầng và Trang Thiết Bò

4.2.1. Diện tích
Phần lớn các nông hộ sử dụng diện tích mặt nước nuôi cá có quy mô vừa và
lớn. Quy mô diện tích của các nông hộ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4 Quy mô diện tích mặt nước sử dụng nuôi cá

Diện tích (ha)
< 0, 5
Từ 0,5 – 1
>1
Tổng


Số lượng (hộ)
20
26
14
60

Tỷ lệ (%)
33,33
43,34
23,33
100


24

Từ kết quả trên cho thấy: Các hộ nuôi cá có diện tích ao nuôi nhỏ hơn 0,5ha
chiếm 33,33% ứng với 20 hộ, từ 0,5 – 1ha chiếm tỷ lệ cao nhất 43,34% ứng với 26 hộ,
còn lại 23,33% ứng với 14 hộ sử dụng diện tích lớn hơn một ha.
Như vậy, quy mô diện tích nuôi cá lớn thì khó khăn trong công tác chăm sóc
và quản lý ao nuôi dẫn đến tốn nhiều công lao động và chi phí sản xuất cao, giảm lợi
nhuận đưa đến năng suất ao nuôi thấp.

4.2.2 Hình dạng ao
Qua điều tra 60 hộ chúng tôi nhận thấy, đa phần ao nuôi được cải tạo từ các
bàu và ruộng trũng, một số ít tận dụng phần đất dư không canh tác của gia đình để
đào ao nuôi cá kết hợp với chăn nuôi heo nên ao có nhiều hình dạng khác nhau. Hình
dạng ao được trình bày ở biểu đồ sau:

5%


23.33%

16.67%

55%

Hình chữ nhật

Hình vuông

Hình chữ nhật và vuông

Khác

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ các loại hình dạng ao
Từ những số liệu trên cho thấy đa số ao nuôi có hình dạng chữ nhật chiếm
55%, ao có hình vuông chiếm 16,67%, ao có hình chữ nhật và vuông chiếm 5%, ao có
dạng khác (hình dạng không xác đònh) chiếm 23,33%.


25

Hình 4.1 Ao cá của hộ ông Huỳnh Ngọc Thanh, xã Nam Chính

Hình 4.2 Ao cá của hộ ông Nguyễn Danh, xã Võ Xu


×