Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM AMIAMI TRONG NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.44 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
#"

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM
AMI-AMI TRONG NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA
: 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : THỐNG THAI COÓNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
09/2006


-2-

BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM AMI-AMI
TRONG NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

thực hiện bởi:

Thống Thai Coóng

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn :

Ngô Văn Ngọc
Lê Thò Bình

Thành phố Hồ Chí Minh
09/2006


-3-

TÓM TẮT
Đề tài "BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM AMI-AMI TRONG
NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT" bao gồm những nội dung như sau:
Sử dụng chế phẩm AMI-AMI với mục đích gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá
và xem xét tác động của chế phẩm AMI-AMI đến chất lượng nước ao, đến sự phát
triển của phiêu sinh vật, đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Thí nghiệm được bố trí trong hai ao C14 là ao khảo nghiệm có sử dụng chế
phẩm AMI-AMI và ao C16 là ao đối chứng không sử dụng chế phẩm AMI-AMI.
Hình thức nuôi ghép được sử dụng trong thí nghiệm với năm loài cá là Mè Trắng, Mè
Hoa, cá Trôi Trắng, cá Chép, Rô Phi. Trong quá trình thí nghiệm chế phẩm AMIAMI được đònh kì bón 5 ngày một lần với lượng 5L/100m2, liều lượng bón thay đổi
tùy theo màu nước, hằng ngày cá được cho ăn bổ sung cám gạo với lượng là 2% trọng
lượng cá trong ao. Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Chỉ tiêu chất lượng nước: độ trong, pH, nhiệt độ, DO, NH3, NO3, BOD5, màu
nước ao.
+ Chỉ tiêu trọng lượng và chiều dài cá.
+ Đònh tính và đònh lượng phiêu sinh vật ở hai ao.
+ Tỷ lệ sống và hoạt động của cá ở hai ao.
Kết quả thu được như sau:

+ Nhiệt độ, pH không có sự khác biệt nhiều ở ao đối chứng và khảo nghiệm
và biến động trong khoảng phù hợp với đời sống của cá.
+ Độ trong, DO giữa ao đối chứng và ao khảo nghiệm không có sự khác biệt
giữa hai ao và tương đối thấp.
+ NH3, NO3, BOD5 ở ao khảo nghiệm đều cao hơn ao đối chứng.
+ Trunh bình trọng lượng của cá Chép, cá Trôi Trắng, Rô Phi ở ao khảo
nghiệm cao hơn có ý nghóa so với ao đối chứng. Cá Mè Hoa và cá Mè Trắng thì giai
đoạn 60 ngày đầu có trọng lượng trung bình cao hơn nhưng không có ý nghóa về mặt
thống kê, giai đoạn còn lại thì ở ao khảo nghiệm có phần thấp hơn.
+ Số lượng và thành phần loài phiêu sinh vật ở ao khảo nghiệm C14 phong
phú hơn ao đối chứng C16.
+ Tỷ lệ sống ở hai ao là ngang nhau và không có sự khác biệt lớn


-4-

ABSTRACT

A study carried out from March to June, 2006 at Experimental Farm for
Aquaculture, Faculty of Fisheries, Nong Lam University in Ho Chi Minh city.
The experiment was conducted in two ponds, C14 and C16. The AMI-AMI
treatment was conducted in pond C14 , the control treatment was conducted in pond
C16. The organic fertilizer AMI-AMI was used at 5L/100m2/5 days in the AMI-AMI
treatment. The control treatment was not used AMI-AMI. Each pond was stocked
with fingerling (4 fish/m2) of different fish species: 960 Tilapias, 960 Silver carp
(Hypothalmichthys molitrix), 120 Common carp (Cyprinus carpio), 120 Bighead carp
(Aristichthys nobilis) and 240 Mrigal (Cirrhinus mrigala). In AMI-AMI and control
treatments, fish were fed with supplementary feed rice bran at 2% fish biomass.
The result of study showed that:
Temperature ranged from 28,6 to 31,4oC in AMI-AMI treatment and from

28,6 to 30,9oC in control treatment, pH varied from 6,7 to 7,8 in AMI-AMI treatment
and 6,6 to 7,7 in control treatment, dissolved oxygen ranged from 2 to 4 mg/L in
AMI-AMI treatment and from 2,1 to 3,9 mg/L in control treatment, transparency
ranged from 14 to 33 cm with a maximum mean value in AMI-AMI treatment.
NO3, BOD5 was higher in AMI-AMI treatment.
Plankton levels (phytoplankton and zooplankton) was also higher in AMIAMI treatment.
The growth of Tilapias, Mrigal, Common carp was sinificantly more in AMIAMI pond than control pond.
The growth of Silver carp and Bighead carp was not different signification in
2 treatments.


-5-

CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã truyền đạt
kiến thức cho chúng tôi trong nhưng năm theo học tại trường, đồng thời cũng giúp đỡ
tận tình trong thời gian thực hiện đề tài.
- Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Cô Lê Thò Bình
- Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo chúng tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời xin gởi lời cảm ơn đến:
- Cô Trần Hồng Thủy
- Anh Võ Thanh Liêm, Bạn Phạm Thò Ánh Nguyệt.
Xin cảm ơn tất cả các cán bộ và công nhân viên của Trại Thực Nghiệm Khoa
Thủy Sản, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ
chúng tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên đề tài này

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của Quý Thầy Cô và các bạn.


-6-

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

ii
iii
iv
v
vii
vii
ix
x


I.

GIỚI THIỆU

1.1
2.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5

Đặc Điểm Sinh Học của Các Loài Cá
Cá Rô Phi
Cá Mè Trắng
Cá Mè Hoa
Cá Trôi Trắng
Cá Chép


3
3
5
7
9
11

2.2
Một Số Yếu Tố Môi Trường Nước trong Nuôi Trồng Thủy Sản
2.2.1 Nhiệt độ
2.2.2 pH

13
13
14

2.2.3 Oxy

15

2.2.4 Ammonia (NH3)

16

2.2.5 Độ trong
2.2.6 Phân hữu cơ

17
17


2.3

18

Giới Thiệu Chung về AMI-AMI


-7-

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu
Vật liệu
Các yếu tố cần thu thập
Phương pháp thu mẫu
Phương pháp phân tích mẫu

Phương pháp xử lý thống kê

19
19
19
19

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.1.7
4.1.8

Các Yếu Tố Môi Trường Nước
Nhiệt độ
Độ trong
pH
Hàm lượng DO
Màu nước ao
Hàm lượng BOD5

Hàm lượng NO3
Hàm lượng NH3

24
24
26
28
30
32
33
35
36

20

21
21

4.2
Ảnh Hưởng của AMI-AMI Lên Sự Tăng Trưởng của Cá
4.2.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng
4.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài

37
40
45

4.3

50


Tỷ Lệ Sống của Các Loài Cá

4.4

Ảnh Hưởng của AMI-AMI đến Thành Phần và Số Lượng
Phiêu Sinh Vật
4.4.1 Phiêu sinh thực vật
4.4.2 Phiêu sinh đông vật

51
51
53

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

56

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

56
56

TÀI LIỆU THAM KHẢO


57


-8-

PHỤ LỤC
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2
Phụ Lục 3
Phụ Lục 4
Phụ Lục 5
Phụ Lục 6
Phụ Lục 7
Phụ Lục 8

Hình Cá Thả Nuôi Thí Nghiệm ở Hai Ao
Lòch Bón AMI-AMI
Kết Quả Phân Tích BOD5
Số Liệu về Chiều Dài và Trọng Lượng Cá
Số Liệu Chất Lượng Nước
Kết Quả Xử Lý Thống về Kê Trọng Lượng
Kết Quả Xử Lý Thống Kê về Chiều Dài
Kết Quả Xử Lý Thông Kê NH3


-9-

DANH SÁCH CÁC BẢNG


BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16

Nhiệt độ nước ở hai ao thí nghiệm
Độ trong của nước ở hai ao thí nghiệm
pH ở hai ao thí nghiệm
Hàm lượng DO ở hai ao thí nghiệm
Hàm lượng BOD5 ở hai ao thí nghiệm
Hàm lượng NO3 ở hai ao trong quá trình thí nghiệm
Kết quả NH3 ở hai ao trong quá trình thí nghiệm
Kết quả trọng lượng trung bình của các loài cá
Kết quả tăng trưởng tương đối trung bình(%) của 5 loài cá 44

Kết quả chiều dài trung bình của cá Mè Trắng và cá Mè Hoa
Kết quả chiều dài trung bình của các loài cá
Tỷ lệ sống của các loài cá ở hai ao thí nghiệm
Kết quả đònh lượng phiêu sinh thực vật ở hai ao
Kết quả đònh tính phiêu sinh thực vật ở hai ao
Kết quả đònh lượng phiêu sinh động ở hai ao
Kết quả đònh tính phiêu sinh động ở hai ao

TRANG
26
28
30
32
34
35
36
39
46
48
50
51
52
53
54


-10-

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ


ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5
Đồ thò 4.6
Đồ thò 4.7
Đồ thò 4.8
Đồ thò 4.9
Đồ thò 4.10
Đồ thò 4.11
Đồ thò 4.12
Đồ thò 4.13
Đồ thò 4.14
Đồ thò 4.15
Đồ thò 4.16
Đồ thò 4.17
Đồ thò 4.18
Đồ thò 4.19

Sự biến động nhiệt độ (oC) ở ao C14 và ao C16
Sự biến động độ trong ở ao C14 và C16
Sự biến động pH ở ao C14 và C16
Sự biến động hàm lượng DO ở hai ao C14 và C16
Sự biến động BOD5 ở ao C14 và C16
Sự biến động NO3 ở ao C14 và C16

Sự biến động hàm lượng NH3 ở hai ao C14 và C16
Sự tăng trọng cá Mè Trắng ở hai ao
Sự tăng trọng của cá Mè Hoa ở hai ao
Sự tăng trọng của cá Trôi Trắng ở hai ao
Sự tăng trọng của cá Chép ở hai ao
Sự tăng trọng của cá Rô Phi ở hai ao
Tăng trọng tương đối trung bình(%) của cá ở hai ao
Sự tăng trưởng chiều dài cá Mè Trắng ở hai ao
Sự tăng trưởng chiều dài cá Mè Hoa ở hai ao
Sự tăng trưởng chiều dài cá Trôi Trắng ở hai ao
Sự tăng trưởng chiều dài cá Chép ở hai ao
Sự tăng trưởng chiều dài cá Rô Phi ở hai ao
Tỷ lệ sống của các loài cá ở hai ao thí nghiệm

TRANG
26
28
30
32
34
36
37
40
41
42
43
43
45
46
47

48
49
49

51


-11-

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7

Phân hữu cơ AMI-AMI
Màu nước ao C14 ở ngày thứ 30
Màu nước ao C16 ở ngày thứ 30
Tảo Pediastrum
Moina
Diaphaosoma
Sinodiatomus

Paracyclops

TRANG
19
33
33
53
54
54
55
55


-12-

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện này ngày càng được nhà nước ta đẩy mạnh
phát triển, trong đó có nuôi thủy sản nước ngọt trong những năm gần đây đang được
chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển nhanh của ngành nuôi
thủy sản thì kéo theo các sản phẩm thức ăn viên, hóa chất, các loại chế phẩm sinh
học…, sản xuất ra phục vụ cho ngành nuôi thủy sản ngày càng phong phú và đa dạng.
Trong nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, như nuôi cá ao, nuôi ghép, thì
việc bón phân gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá là khâu quan trọng
không thể thiếu. Việc sử dụng phân bón để gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự
nhiên cho cá đã được những người nuôi cá sử dụng từ rất lâu, trong đó thường người
nuôi thường sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gia súc, gia cầm, phân xanh…,

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng nước thải từ các khu dân cư, nhà máy, xí
nghiệp….Ngoài các phân hữu cơ truyền thống trên, được người nuôi tận dụng từ các
nguồn khác nhau thì còn có những loại phân hữu cơ do các công ty sản xuất để phục
vụ sản xuất, lâu nay phân hữu cơ do các nhà máy sản xuất ra chủ yếu dùng cho cây
trồng nông nghiệp. Tận dụng chất thải từ qui trình sản xuất bột ngọt, công ty sản xuất
bột ngọt Ajinomoto – Việt Nam đã sản xuất ra phân bón hữu cơ AMI-AMI. Phân hữu
cơ AMI-AMI từ lâu đã được sử dụng trên các loại cây trồng nông nghiệp như cao su
giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cây. Việc đưa phân hữu cơ AMI-AMI vào sử dụng
trong nuôi thủy sản nước ngọt với mục đích gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên
cho cá thì cần phải có những thử nghiệm. Việc thử nghiệm với mục đích để tìm hiểu
khả năng gây màu nước tạo nguồn thức ăn trong ao của AMI-AMI, xem xét ảnh
hưởng của nó đến chất lượng nước ao, và tác động của AMI-AMI đến sự tăng trưởng,
tỷ lệ sống của cá của cá như thế nào, từ đó có được những kết luận về hiệu quả của
AMI-AMI trong ao nuôi cá nước ngọt.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự phân công của Khoa Thủy sản, Trường Đại
học Nông Lâm với sự hướng dẫn của thầy Ngô Văn Ngọc và cô Lê Thò Bình, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: "BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM AMIAMI TRONG NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT"


-13-

1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá tác động của AMI-AMI đến:
+ Chất lượng nước ao nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá được nuôi trong thí nghiệm.
+ Sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao nuôi cá nước ngọt.



-14-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học của Các Loài Cá

2.1.1 Cá Rô Phi
2.1.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis
Tên tiếng Anh: Tilapias
Tên Việt Nam: Rô Phi
2.1.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Rô Phi có phổ thức ăn rộng và thay đổi, có thể chia làm 3 nhóm chính:
+ Nhóm các loài ăn tạp và mùn bã hữu cơ như: cá Rô Phi đen (Oreochromis
mosambicus) và Rô Phi vằn (O. niloticus).
+ Nhóm các loài ăn tảo: Oreochromis macrochir, Sarotherodon galilaeus,
S.esculentus.
+ Nhóm các loài ăn thủy sinh thực vật thượng đẳng như Tilapia zillii, T.
rendali.
Ngoài ra cá Rô Phi cũng có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do
con người cung cấp như cám gạo, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu). Đây
là đặc điểm thuận lợi cho nghề nuôi cá.
2.1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Sau 1 tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2-3g/con và sau khoảng hai
tháng tuổi có thể đạt 10 -12g/con.
Tốc độ sinh trưởng cá Rô Phi rất nhanh và phụ thuộc vào sự chăm sóc của

người nuôi, khí hậu. Ở miền Nam nước ta khí hậu nóng, nuôi cá được quanh năm. Cá
nuôi sau 4 tháng đạt bình quân 160 -170g/con (Trần Văn Vỹ, 1999).


-15-

Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản, trong khi đó cá đực vẫn lớn
bình thường vì vậy trong đàn cá Rô Phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn
cá cái.
Sau khoảng 5-6 tháng nuôi cá Rô Phi vằn (Oreochromis niloticus) có thể đạt
470 -585g/con với thức ăn viên công nghiệp.
Theo Balanin và Haller (1982) thì Oreochromis niloticus có cá đực tăng
trưởng nhanh hơn cá cái.
2.1.1.4 Yêu cầu về môi trường sống
a/ Nhiệt độ
Giới hạn nhiệt độ nước cho sự phát triển bình thường của cá Rô Phi là 20 31 C, tối ưu là 29-31oC. Ngưỡng nhiệt độ thấp gây chết cá là 10 -11oC. Phần lớn các
loài cá Rô Phi ngừng ăn hay sinh trưởng ở nhiệt độ nước dưới 16 -17oC và sinh sản ở
nhiệt độ dưới 20oC.
o

b/ Oxygen
Các loài cá Rô Phi khác nhau có thể tồn tại ở những hàm lượng thấp của oxy
hoà tan. Hàm lượng oxygen hòa tan thấp nhất mà cá có thể tồn tại là 0,1 mg/L được
ghi nhận cho cả cá Rô Phi đen và Rô Phi vằn (Balanin và Haller, 1982).
Tuy nhiên sự chuyển hóa thức ăn của cá Rô Phi đen và Rô Phi vằn giảm khi
hàm lương oxy hòa tan dưới 2 – 3 mg/L, ngừng ăn khi oxy hòa tan nhỏ hơn 1,5 mg/L
và chết khi Oxygen hòa tan của ao là 0,3 mg/L (Nguyễn Văn Tư, 2004)
c/ pH
Cá Rô Phi có thể chòu đựng một giới hạn pH rộng, từ 4 -11. Tuy nhiên khi pH
dưới 5 thì tác động xấu đến sự kết hợp của máu với oxy. Khi pH tăng cao có thể kích

thích cá ăn. Cá Rô Phi sẽ chết khi pH tăng cao đến 12.
d/ Ammonia (NH3-N)
Ammonia rất độc cho cá nhưng một số công trình nghiên cứu cho thấy cá Rô
Phi chòu đựng được tốt hơn so với các loài cá khác. Với nồng độ Ammonia tổng cộng
lớn hơn 20 mg/L có thể gây chết cá Rô Phi (Nguyễn Văn Tư, 2003).


-16-

Balarin và Haller (1982) đã so sánh yêu cầu về yếu tố môi trường của cá Rô
Phi với cá Chép như sau (Trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2003):
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (oC)
Oxy hòa tan gây chết (mg/L)
pH
Ammonia gây chết:
+ Tổng cộng
+ NH3-N (mg/L)

Loài cá
Cá Rô Phi
Cá Chép
8-42
6-40
0,1-0,3
3,0
4-11
4.5-12
>20
2,3


10-13

2.1.2 Cá Mè Trắng
2.1.2.1 Phân loại
Lớp : Osteichthyes
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Hypothalmichthys
Loài:Hypothalmichthys molitrix (Valenciennes, 1844)
Tên tiếng Anh: Silver carp
Tên Việt Nam: Cá Mè Trắng
2.1.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc nên còn được gọi là cá chép Trung
Quốc. Cá Mè Trắng là loài cá đặc trưng cho khu hệ cá đông bắc Trung Quốc, phân
bố ở các sông Châu Giang, Trường Giang, Hắc Long Giang. Cá Mè Trắng được nhập
vào nước ta vào năm 1967 ở miền Nam và vào miền Bắc vào năm 1964 (Trần Văn
Vỹ, 1999).
Cần phân biệt giữa cá Mè Trắng Việt Nam (Hypothalmishthys harmandi) và
Mè Trắng Trung Quốc (H. molitrix). Cá mè Việt Nam là loài cá phổ biến ở ở các
sông ngoài nước ngọt miền bắc nước ta. Cá mè Việt Nam có cuống đuôi dẹp, cá mè
Trung Quốc cuống đuôi dài.
Cá Mè Trắng hiện nay là con lai, cá thuần chủng hiện nay hầu như không
thấy nữa.


-17-

2.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của cá Mè Trắng là phiêu sinh thực vật nhờ chúng có lược mang phát

triển.
Ở giai đoạn ấu trùng. Cá lọc phiêu sinh động làm thức ăn.
Sau 4 -5 ngày, ngoài những thức ăn là động vật phù du, cá còn ăn thêm tảo
phù du.
Sau 6 -8 ngày cá dài 18 -23mm, cá ăn nhiều tảo hơn, cá dài 30mm trở lên thì
tính ăn như cá trưởng thành (Chung Lân, 1965).
Cá Mè Trắng trưởng thành ăn chủ yếu là phiêu sinh thực vật và một ít phiêu
sinh động. Theo Nghê Đạt Thư (Trung Quốc) thì tỉ lệ giữa phiêu sinh thực vật và
phiêu sinh động vật là 248:1.
Về tính chọn lọc thức ăn của cá Mè Trắng còn có nhiều tranh cãi. Theo
Chiang (1971), cá Mè Trắng có khả năng chọn lựa thức ăn và chúng thích tảo lam
hơn tảo lục. Trong khi đó theo Lin (1969) thì cho rằng cá Mè Trắng ăn chủ yếu là
thực vật phù du và các mảnh mùn bã hữu cơ, nhưng rất ít động vật phù du, chúng
cũng không có khả năng lựa chọn thức ăn.
Tuy có hệ thống lược mang rất phát triển nhưng cá Mè Trắng vẫn không thể
lọc hiểu quả được các loài tảo có kích thước hiển vi, theo Shroeder (1979) cho rằng
cá không có khả năng lọc hiểu quả các thủy sinh thực vật do việc bón phân hữu cơ
vào ao hồ tạo ra vì đa số các loài tảo này là loài tảo hiển vi.
Trong ao nuôi, ngoài các loại thức ăn kể trên, cá cũng được cho ăn thêm các
thức ăn khác như: cám mòn, bột hay sữa đậu nành.
2.1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Mè Trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sự sinh trưởng của cá phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện nuôi, điều kiện môi trường.
Kích thước lớn nhất cá Mè Trắng có thể đạt được trong tự nhiên vào khoảng
35kg.
Tỉ lệ tăng trưởng đạt cực đại vào năm thứ hai. Tỉ lệ gia tăng trọng lượng đạt
cao nhất vào năm thứ 3, sau đó cả hai tỉ lệ này giảm đáng kể sau năm thứ 3.


-18-


Trong thời kì nuôi thương phẩm, ở miền Bắc Việt Nam sau 1 năm đạt 0,5-0,7
kg, hai năm đạt 1,5-1,8kg, 3 năm đạt 4,6kg, trong trường hợp cá biệt có con nặng tới
9-10kg (Cẩm Văn Lung, 1974).
2.1.2.5 Yêu cầu môi trường sống
a/ Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cá Mè Trắng biến thiên từ 20-32oC. Khi nhiệt độ dưới
15 C, cá ăn kém hẳn, ở 7oC hoặc 8oC cá ngừng ăn.
o

b/ pH
Cá Mè Trắng Tung Quốc phản ứng nhanh với những thay đổi pH. Cá sẽ bò
chết ngay khi cá sống ngoài giới hạn pH < 4 hoặc pH >10,2.
Nhu cầu oxy giảm và trao đổi chất cũng giảm nhanh khi pH giảm đến 6 hoặc
thậm chí 5,5. Trong trường hợp này cá sẽ lớn chậm. Trong thực nghiệm cho thấy giá
trò pH thích hợp là 7-8.
c/ DO
Sự sinh trưởng và tính ăn của cá Mè Trắng có liên quan mật thiết đến lượng
O2 hòa tan. Khi hàm lượng O2 trên 2,24 mg/L cá Mè Trắng sinh trưởng và phát triển
bình thường.
Khi O2 giảm thấp dưới 2 mg/L, tiêu thụ thức ăn giảm đáng kể và khi dưới 1,1
mg/L cá bắt đầu nổi đầu và và ngừng ăn. Cá nổi đầu mạnh khi hàm lượng O2 là 0,5
mg/L và cá chết khi hàm lượng O2 < 0,35 mg/L.
2.1.3 Cá Mè Hoa
2.1.3.1 Phân loại
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Aristhichthys
Loài: Aristhichthys nobilis (Richardson, 1845)
Tên Việt Nam: Mè Hoa

Tên tiếng Anh: Bighead carp


-19-

2.1.3.2 Phân bố
Cá Mè Hoa là loài cá điển hình của khu hệ cá vùng đồng bằng Trung Quốc.
Lúc đầu cá Mè Hoa chỉ phân bố ở sông Ngọc, sông Trường Giang. Về sau, cá Mè
Hoa phân bố rộng khắp các vùng của Trung Quốc.
Ở nước ta, năm 1967 Trạm Nghiên Cứu cá nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện
Nghiên Cứu NTTS I) đã thả ra sông Hồng hàng loạt cá Mè Hoa giống. Cá đã sinh
trưởng thuận lợi, lớn nhanh, tự sinh sản được và nhờ vậy đã bổ sung được nguồn lợi
cho sông.
2.1.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Đối với cá Mè Hoa, cơ chế lấy thức ăn cũng giống như ở cá Mè Trắng, cũng
sử dụng lược mang để lọc thức ăn.
Cá Mè Hoa ở giai đoạn cá bột, cá hương chủ yếu ăn động vật phù du, ngoài ra
trong điều kiện nuôi cá cũng có thể sử dụng được thức ăn nhân tạo như cám gạo, bã
đậu, bột mì, khô lạc giã nhỏ.
Ở giai đoạn trưởng thành cá Mè Hoa ăn động vật phù du là chính, cộng thêm
một phần thực vật phù du.
Cường độ dinh dưỡng của cá mạnh vào mùa xuân và mùa thu. Vào mùa đông,
những ngày lạnh giá trong năm cá giảm ăn.
Với tính ăn đó nên người ta thường nuôi ghép cá Mè Hoa với cá Mè Trắng
trong ao theo tỉ lệ một Mè Hoa ghép với 5 -10 Mè Trắng.
2.1.3.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Mè Hoa thường lớn nhanh hơn cá Mè Trắng. Có sự tăng cực đại về chiều
dài từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, và sau đó giảm nhanh vào năm thứ tư. Về trọng
lượng cá tăng trưởng tương đối nhanh từ năm thứ 2 đến năm thứ 7, nhưng tăng nhanh
nhất vào năm thứ ba.

Cá Mè Hoa kích thước lớn nhất trong tự nhiên có thể đạt khoảng 50kg.
Khi nuôi trong ao với mật độ thưa, cá Mè Hoa lớn rất nhanh: sau một năm cá
nặng 1-1,5kg, có con đạt 2-2,5kg, cá 2-3 năm đạt 4-6kg.


-20-

2.1.3.5 Yêu cầu môi trường sống
Cá Mè Hoa sống ở tầng giữa và tầng trên của mặt nước, thích bơi thành đàn,
hoạt động chậm chạp nên dễ đánh bắt.
Do cá ưa nhiệt độ cao nên cá Mè Hoa sinh trưởng nhanh từ tháng 6 - 9, với
nhiệt độ nước trung bình hằng tháng là 30-31oC. Cá chậm lớn từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, khi nhiệt độ nước dưới 20oC.
Cá Mè Hoa ưa sống trong nước có hàm lượng O2 hòa tan trên 2 – 3 mg/L. Cá
giảm ăn khi hàm lượng O2 dưới 1,1 mg/L và cá sẽ chết ở hàm lượng O2 là 0,2-0,3
mg/L.
2.1.4 Cá Trôi Trắng
2.1.4.1 Phân loại
Bộ: Cypriniformes
Họ : Cyprinidae
Giống: Cirrhinus
Loài: Cirrhinus mrigala (Hamilton)
Tên Việt Nam: Cá Trôi Trắng
Tên tiếng Anh: Mrigal
2.1.4.2 Nguồn gốc
Nhóm cá chép Ấn Độ có năng suất cao gồm 3 loài cá Trôi Ấn Độ, cá Mrigal
và cá Catla, chúng chiếm sản lượng quan trọng và được nhân dân Ấn Độ ưa thích
nuôi từ lâu. Mỗi loài này có đặc điểm nổi bật riêng, trong đó cá Trôi Ấn Độ (Labeo
rohita) thuộc loại nhiều người chú ý.
Cá trôi Ấn Độ là loài cá phân bố tự nhiên trong hệ thống sông Hằng và ở phía

bắc Ấn Độ.
Vào cuối thế kỉ 19 do việc di giống cá Trôi Ấn Độ tiến hành một cách tự phát
nên cá đã có phổ biến ở các sông, hồ của Ấn Độ và sau đó lan sang Bangladesh,
Pakistan, Nepan, Myanma...
Quá trình đưa cá Trôi vào Việt Nam diễn ra trong 3 đợt. Đợt một, tháng
8/1982, 150 con cá giống Trôi Ấn Độ cỡ 8-10 cm nặng 6g trên con theo hình thức quà
tặng của một chuyên gia cho Viên Nghiên Cứu NTTS I. Đợt hai, tháng 10/1984, một
tập hợp cả 3 loài cá chép Ấn Độ là Trôi Ấn Độ, Mrigal, và Catla với số lượng tổng
cộng 1000 con, cỡ cá dài 35-40cm được chuyển từ Ấn Độ sang Viện Nghiên Cứu


-21-

NTTS II. Đợt 3: tháng 3/1986, cá Trôi Ấn Độ (10 con đực và 10 con cái) cỡ 2kg/con
được chở từø Lào sang Viện Nghiên Cứu NTTS II.
2.1.4.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi cá nở ít ngày, ống tiêu hóa của cá bột trôi Ấn Độ thích hợp với loại
thức ăn động vật : ruột ngắn, nhỏ và thẳng. Ở ngày tuổi thứ năm cá dài 6,9 mm, ruột
dài 3,3 mm.
Ở những ngày tuổi đầu tiên cá bột ăn động vật phù du cỡ nhỏ như động vật
nguyên sinh, trùng bánh xe (chiếm 98,8% khẩu phần ăn), tảo đơn bào, giáp xác, chân
chèo, bọ kiếm, kể cả ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn thêm được những loại thức ăn
nhân tạo như cám, khô dầu, bột cá…
Theo Mookejae (1944) cho rằng cá bột của các loài cá đều có thể ăn lẫn nhau
nếu thiếu thức ăn. Vì thế trong ao ương cá trôi Ấn Độ phải đặc biệt chú ý bón phân
gây màu sẵn trước khi thả cá xuống ao.
Ở cỡ cá hương, cá giống và cá trưởng thành cá trôi Ấn Độ ăn loại thức ăn gì là
chủ yếu vẫn còn là vấn đề đang được các nhà khoa học thảo luận. Có thể nêu ra
những ý kiến sau:
Theo Hora (1944) thì cá trôi Ấn Độ là loài ăn ở tầng mặt.

Theo Skenedhu (1928) và Alikunhi (1957) thì cá trôi Ấn Độ là loài cá ăn ở
tầng đáy.
Theo Dao và Moitra (1955) thì cá trôi Ấn Độ là loài ăn ở tầng giữa và thức ăn
chủ yếu là thực vật bậc cao, rong ở nước.
Theo Khan (1972) thì cá trôi Ấn Độ là loài cá vừa ăn ở tầng giữa vừa ăn ở
tầng đáy.
2.1.4.4 Yêu cầu môi trường sống
Nhiệt độ: cá trôi Ấn Độ có khả năng chòu đựng tốt với nhiệt độ cao (42,543oC) và chòu đựng kém với nhiệt độ thấp. Ngưỡng nhiệt độ thấp của các cỡ cá trôi
Ấn Độ nằm trong khoảng 12-15oC (Trần Văn Vỹ,1999).
Oxy: ở tất cả các cỡ, cá trôi Ấn Độ đều có ngưỡng oxy thấp (0,32 mg/L). Để
các phát triển tốt trong ao cần phải giữ hàm lượng oxy là 5 mg/L.


-22-

2.1.5 Cá Chép
2.1.5.1 Phân loại
Bộ:Cypriniformes
Họ Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Common carp
Tên Việt Nam: Cá Chép
2.1.5.2 Nguồn gốc, Phân bố
Cá Chép xuất hiện từ rất lâu và được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,
đồng thời là loài cá được ưa chuộng ở nhiều nước.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cá Chép:
Chaperclau (1933) thì cho rằng cá Chép có nguồn gốc từ các nhánh sông đổ
vào biển Caspien và biển Đen.
Theo Gunther thì cá Chép bắt nguồn từ trung Á, đặc biệt là Trung Hoa.

Theo Okada (1960) thì cá Chép xuất hiện đầu tiên ở Trung Á sau đó mới du
nhập vào Trung Hoa và Nhật Bản.
Cá Chép được du nhập vào nhiều nước khác nhau trên thế giới. Khi du nhập
vào nhiều nước có điều kiện tự nhiên khác nhau như vậy thì sự thích nghi đã tạo nên
nhiều nòi khác nhau. Theo Kirpichnikok (1967) cá Chép được phân thành 4 phụ loài
như sau:
Cyprinus carpio carpio: tập trung ở Trung Âu
C. c. aralensis: tập trung ở Trung Á
C. c. hammatopterus: tập trung ở sông Amour và Trung Hoa
C. c. virdiviolaceus: tập trung ở Bắc Việt Nam
Theo Trần Đình Trọng (1965), ở Việt Nam có 6 nhóm cá Chép: Trắng, Đỏ,
Kính, Cẩm, Bắc Cạn và Gù, sự phân chia này dựa vào màu sắc và hình thù.
Cho đến nay, các loài cá Chép đã không còn là giống thuần, loài cá Chép vẩy,
gồm hai loại là chép Đỏ và chép Trắng.


-23-

2.1.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chép thường tập trung bắt mồi ở tầng giữa và tầng đáy nơi tập trung nhiều
động vật phù du và các loại thức ăn thích hợp cho chúng. Cá Chép trưởng thành là cá
ăn tạp thiên về động vật, chủ yếu là các động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn
trùng, ấu trùng muỗi lắc, ngoài ra cá trưởng thành khi kích thước miệng đủ lớn cá còn
cá khả năng ăn các loài nhuyễn thể như trai, ốc. Cá còn có thể tiêu thụ được xác thực
vật đang phân hủy, hay các mầm non thực vật.
Theo W. Wunder (1949) cho rằng: 57% thức ăn thiên nhiên của cá là phiêu
sinh vật, 36% sinh vật ở đáy ao, 7% sinh vật ở ven bờ.
Cá Chép có tính đào bới bờ ao để tìm thức ăn làm cho nước ao bò đục.
Trong điều kiện nuôi thích hợp, cá Chép có khả năng bắt mồi gần như ở tất cả
các thời điểm trong ngày. Theo Schiemenz (1905) và Wunder (1949) cho rằng cá

thường lấy thức ăn 5 giờ một lần trong suốt thời gian trong ngày. Chúng chỉ ngừng ăn
một khoảng thời gian ngắn vào 17-19 giờ.
Thêm vào đó, trong điều kiện nuôi cá Chép còn sử dụng được cám gạo, bánh
dầu đậu nành, thức ăn tổng hợp …, do người nuôi cung cấp.
2.1.5.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chép được xem là loài có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loài thuộc
họ Cyprinidae, điều này làm cho chúng trở thành loài cá nước ngọt được ưa thích
trong nuôi kinh tế.
Sự tăng trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, thức ăn cung
cấp, chất lượng và số lượng thức ăn tự nhiên…
Sự tăng trưởng của cá Chép có thể đạt 2 – 4% trọng lượng cơ thể hằng ngày.
Trong điều kiện khí hậu miền Nam nước ta, cá Chép nuôi trong ao sau 1 năm
tuổi có thể đạt trọng lượng 500 - 800g nếu chăm sóc tốt.


-24-

Sức tăng trưởng của cá Chép ở Pháp (Theo G. Lecointre, trích bởi Lê Văn
Đằng).

Tuổi

Cá Chép hoang
(g)

Cá Chép nuôi
(g)

1 năm
2 năm

3 năm
4 năm

8-10
40-50
300-500
800-1000

20-60
250-600
1000-2000
2000-4000

Cá Chép tuyển chọn (g)
Có bổ sung thức
Không bổ sung
ăn
thức ăn
20-100
900-1200
800-1200
2500-3000
2000-25000

2.1.5.5 Yêu cầu môi trường sống
Cá Chép là loài sống chủ yếu ở tầng đáy, có khả năng chòu đựng cao với sự
thay đổi của môi trường sống.
Nhiệt độ: cá Chép phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 23 – 30oC.
Chúng có khả năng tồn tại khi nhiệt độ thay đổi từ 2 – 40oC .
pH: cá Chép có khả năng chòu đựng độ pH từ 5,5 – 8,5. khoảng pH tối ưu cho

sự phát triển là từ 6 – 9.
DO: ngưỡng oxy của cá Chép là 0,2 mg/L. DO từ 3 – 3,5 cá phát triển bình
thường.
Độ mặn: cá có thể chòu đựng được độ mặn lên đến 5‰. Cá phát triển tốt nhất
ở độ mặn 3‰.
Cá Chép có thể sống nơi nước cạn 10 – 15 cm như ở ruộng lúa, và cũng có thể
sống ở nơi có độ sâu lớn hơn như trong hồ chứa.
2.2

Một Số Yếu Tố Môi Trường Nước trong Nuôi Trồng Thủy Sản

2.2.1

Nhiệt độ

Nguồn nhiệt chủ yếu của nước trong thủy vực là từ bức xạ mặt trời. Chế độ
nhiệt của nước tương đối ổn đònh hơn trong không khí và biến đổi theo vùng đòa lý,
mùa vụ, độ sâu.
Nhiệt độ nước biến động rất rõ giữa các thủy vực, giữa ngày và đêm.

35oC.

Ở các thủy vực nhiệt đới, nước bề mặt có nhiệt độ giao động trong khoảng 20-


-25-

Ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong thủy vực đối vực thủy sinh vật rất lớn, có
tính chất quyết đònh đối với đời sống thủy sinh vật. Trong đời sống cá thể, nhiệt độ có
ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất, ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sinh sản và

phát triển, nhiệt độ nước ảnh hưởng tới số lượng của thủy sinh vật và có thể coi là
nhân tố quan trọng quyết đònh biến động số lượng của thủy sinh vật trong thủy vực.
Nhiệt độ cũng còn ảnh hưởng tới các hoạt động dinh dưỡng, hô hấp của thủy sinh vật.
Nhiệt độ nước biến động rất lớn theo ngày đêm, thấp nhất vào sáng sớm, cao
nhất vào lúc xế chiều.
Cá là động vật máu lạnh, do đó nhiệt độ cơ thể của chúng có thể thay đổi theo
nhiệt độ môi trường. Ở mỗi loài khác nhau có khoảng nhiệt độ sinh lý thích ứng giới
hạn khác nhau.
Khi nhiệt độ thay đổi thay đổi nhanh và đột ngột sẽ gây sốc cho tôm cá. Sự
thay đổi nhiệt độ là nguyên nhân chính làm tốc độ biến dưỡng bò biến đổi, rối loạn hô
hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu
và làm tổn thương bóng hơi (Nguyễn Văn Hảo, 1995).
Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, cá tăng trưởng rất nhanh, sử dụng thức ăn
tốt và khả năng kháng bệnh tương đối cao (Nguyễn Văn Hảo, 1995).
Ngoài ra, sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao cũng bò ảnh hưởng bởi
nhiệt độ.
Thông thường, nhiệt độ nước trong một ngày đêm trong các thủy vực thấp
nhất vào buổi sáng lúc 2-5h, cao nhất vào buổi chiều vào lúc 14-16h chiều, và vào
lúc 10 giờ, nhiệt độ nước trong thủy vực gần tới nhiệt độ trung bình ngày dêm.
2.2.2

pH
pH của nước phụ thuộc vào:
- Tính chất của đất: ở những vùng đất phèn pH của nước ao sẽ thấp.
- Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: hấp thu CO2 làm tăng pH.
- Quá trình hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phâ hủy của các hợp chất hữu
cơ: phóng thích CO2 làm giảm pH.
- Ngoài ra pH còn phụ thuộc vào nhiệt độ, sự hoạt động của vi sinh vật và tác
động của con người.



×