Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Escherichia coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.83 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Phú Thọ đã có những
bước phát triển mạnh, đã đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của
người tiêu dùng, nâng cao đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho
một bộ phận lớn người nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong đó, chăn nuôi lợn có đóng góp rất quan
trọng, cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Chăn nuôi lợn đã có mức tăng trưởng khá và ổn định, tốc độ tăng
trung bình 5-6%/ năm. Theo số thống kê 01/10/2010, tổng đàn lợn là
665.730 con, tăng 8,5% so với năm 2005, đã có nhiều trang trại, gia trại chăn
nuôi lợn nái tập trung với quy mô 50-150 con nái/trại. Chăn nuôi lợn bắt đầu
chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
Tuy nhiên trong chăn nuôi, việc sử dụng các biện pháp phòng chống
dịch bệnh chưa triệt để, nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại kinh tế, hiệu
quả chăn nuôi thấp, không kích thích các nhà đầu tư phát triển. Trên đàn lợn,
một số bệnh truyền nhiễm như đóng dấu, tụ huyết trùng, lepto, phó thương
hàn, phù đầu lợn đã có vacxin phòng và tổ chức tiêm phòng định kì hàng
năm, nên đã từng bước được khống chế. Song hiện nay, mối quan tâm hàng
đầu của người chăn nuôi lợn, đó là hội chứng tiêu chảy gây ra cho đàn lợn
con.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con do nhiều nguyên nhân gây nên, có
nguyên nhân là nguyên phát hoặc nguyên nhân là thứ phát kết hợp với yếu tố
bất lợi của ngoại cảnh tác động như sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời
tiết, khí hậu; sai sót trong chăm sóc, quản lý; môi trường vệ sinh kém... tạo
điều kiện thuận lợi cho nhiều loài vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh


vật gây bệnh. Những yếu tố trên đã tác động lên cơ thể lợn con, làm giảm sức
đề kháng và phát sinh nhiều bệnh trong đó có hội chứng tiêu chảy. Các tác giả
trong và ngoài nước khi nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy một số vi


khuẩn đường ruột như Salmonella spp, Cl. perfringens… đặc biệt là vi khuẩn
Escherichia coli có vai trò quan trọng trong quá trình gây rối loạn tiêu hóa ở
lợn con.
Một số tác giả trong nước như Đỗ Trung Cứ (2004), Lê Văn Dương
(2010), Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011)...đã nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn
và biện pháp phòng trị. Các tác giả trên đã nghiên cứu nguyên nhân do vi
khuẩn như E. coli gây ra và cho thấy những tác hại do tiêu chảy gây ra đối
với lợn là rất lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu loài vi khuẩn Escherichia coli
và vai trò gây bệnh của chúng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con và xây
dựng biện pháp phòng trị thích hợp là một vấn đề cấp thiết thì chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài:
"Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Escherichia coli gây hội
chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi tại Phú Thọ và biện pháp
phòng trị” nhằm có những hiểu biết sâu hơn và giảm thiểu thiệt hại do tiêu
chảy gây ra cho lợn con tại Phú Thọ, góp phần tăng thu nhập cho người chăn
nuôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli trong hội
chứng tiêu chảy ở lợn con.
- Phân lập và xác định type vi khuẩn Escherichia coli.
- Xác định một số đặc tính sinh vật học của các chủng vi khuẩn phân
lập được làm cơ sở cho việc tuyển chọn các chủng vi khuẩn đủ điều kiện để
chế tạo chế phẩm phòng bệnh.


- Xây dựng và đề xuất một số biện pháp phòng trị tiêu chảy ở lợn
con đạt hiệu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài.

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của của vi khuẩn E. coli
trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con.
- Nghiên cứu chế tạo chế phẩm từ các chủng vi khuẩn phân lập được
dùng phòng tiêu chảy cho lợn con.
- Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập
được, từ đó thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con cho hiệu
quả cao.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Đưa ra biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con đạt hiệu quả
cao, ứng dụng biện pháp phòng trị vào thực tiễn sản xuất cho cán bộ thú y cơ
sở và góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
- Chế phẩm chế tạo được có thể dùng phòng tiêu chảy cho lợn con,
giảm tỷ lệ mắc và chết cho lợn con do tiêu chảy.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguyên nhân và một số biểu hiện bệnh lý chủ yếu trong hội
chứng tiêu chảy của gia súc.
1.1.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con.
Tiêu chảy là hội chứng bệnh lý thường xảy ra với lợn con dưới 2
tháng tuổi, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Đây là quá trình bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng phụ thuộc vào đặc điểm,
tính chất diễn biến, tùy thuộc độ tuổi mắc bệnh, yếu tố được coi là nguyên
nhân chính mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như bệnh lợn con
phân trắng, bệnh tiêu chảy sau cai sữa, chứng rối loạn tiêu hóa, chứng khó
tiêu…
Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều
kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn của
lợn mẹ cũng như lợn con thì vai trò của các vi khuẩn, virus gây bệnh đường

ruột cũng là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành bệnh.
1.1.1.1 Rối loạn tiêu hoá do ngoại cảnh.
Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều
kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn,
nước uống… Thời tiết, khí hậu là một trong những yếu tố thường xuyên
tác động lên cơ thể động vật.
Theo Nguyễn Như Thanh, 2001 thì môi trường ngoại cảnh là một
trong ba yếu tố cơ bản gây bệnh dịch, mối quan hệ giữa cơ thể, mầm bệnh và
môi trường là nguyên nhân của sự không ổn định sức khoẻ, đưa đến phát
sinh bệnh.


Theo Bùi Quý Huy, 2003 khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận
lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển…
làm giảm sức đề kháng của con vật, vi khuẩn thường trực sẽ tăng tính độc và
gây bệnh.
Như vậy, môi trường ngoại cảnh gây ảnh hưởng rất lớn tới việc gây
hội chứng tiêu chảy của lợn con. Khi môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm thì
lợn con rất dễ mắc hội chứng tiêu chảy. Đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường
thay đổi đột ngột mà cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con đang còn hạn
chế làm cho lợn con bị stress nhiệt dẫn đến rối loạn hệ vi sinh vật đường
ruột, gây ra hiện tượng tiêu chảy.
1.1.1.2 Rối loạn tiêu hoá do thức ăn, nước uống.
Trong chăn nuôi lợn con dưới hai tháng tuổi, để tăng cường sức khỏe
và khả năng sinh trưởng cho lợn con thì việc thực hiện đúng quy trình chăm
sóc, nuôi dưỡng là rất quan trọng. Thức ăn cho lợn con là vấn đề rất quan
trọng, khi thức ăn kém phẩm chất, thành phần dinh dưỡng không cân đối…
đều có thể làm cho lợn con bị tiêu chảy. Các yếu tố gây bệnh có thể xâm
nhập vào cơ thể động vật bằng nhiều đường khác nhau như qua da, niêm
mạc, vết thương, hô hấp, tiêu hoá.

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996)[7] thức ăn kém phẩm chất, bị ôi
thiu, nấm mốc, tạp khuẩn và các chất độc khác, khẩu phần ăn mất cân đối
giữa các thành phần protid, glucid, lipid, nguyên tố vi lượng và các vitamin,
thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men tiêu hóa của
lợn con không đáp ứng kịp và không tiêu hóa được thức ăn, chế độ nghỉ
ngơi, ăn uống không hợp lý hoặc lợn con sau khi sinh ra không được bú sữa
mẹ kịp thời, hay sữa mẹ kém phẩm chất do lợn mẹ không được nuôi dưỡng,
chăm sóc, khai thác hợp lý cũng gây ra cho lợn con mắc bệnh tiêu chảy.


Thức ăn chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hóa… là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ
thể gia súc; đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức
đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng
tiêu chảy.
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở gia
súc. Nguồn nước dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây tiêu chảy như E. coli do
môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, nguồn nước mà bị
ô nhiễm trứng một số loài ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun đũa, sán
dây… và khi những ký sinh trùng này xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn
con và hoàn thành vòng đời của chúng thì gây ra hiện tượng tiêu chảy.
1.1.1.3 Rối loạn tiêu hoá do vi sinh vật.
Trong đường tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn đường ruột, được chia
thành hai loại, chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi cho cơ thể của vật
chủ, trong đó vi khuẩn có lợi lên men phân giải các chất dinh dưỡng, giúp
cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và vi khuẩn có hại, khi có điều kiện thì
sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho vật chủ, sẽ gây ra hiện tượng loạn
khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn và hậu quả là lợn con bị tiêu chảy. Vi sinh
vật bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc... chúng vừa là nguyên nhân nguyên
phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây hội chứng tiêu chảy.

* Rối loạn tiêu hoá do vi khuẩn.
Trong đường tiêu hoá của động vật, ngoài các vi khuẩn có lợi tác dụng
lên men, phân giải các chất trong đường tiêu hoá, giúp cho sinh lý tiêu hoá
của gia súc diễn ra bình thường. Thì còn có một số vi khuẩn gây rối loạn tiêu
hoá, viêm ruột, tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật khi gặp điều kiện
thuận lợi đặc biệt là vi khuẩn E. coli. Vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E. coli (45,6%).


Radostits và cs (1997) cho thấy E. coli gây bệnh cho lợn là các chủng
có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng
và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Theo Đỗ Ngọc Thúy và cs (2008) đặc tính của một số chủng E. coli
phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên cho biết số chủng mang
kháng nguyên bám dính ở lợn trước cai sữa chiếm tỷ lệ 16,7%, sau cai sữa là
93,8%.
* Rối loạn tiêu hoá do virus.
Bên cạnh các vi khuẩn thì virus cũng là một nguyên nhân quan trọng
gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Chúng gây tổn thương các niêm mạc
ruột, phá huỷ quá trình hấp thu và điều tiết dịch dẫn đến tiêu chảy nặng ở gia
súc như Coronavirus 1 và Coronavirus 2, Rotavirus v.v. Bệnh lý xuất hiện
chủ yếu là viêm ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn
tính, phân lỏng, màu vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong
đàn cao.
Các nghiên cứu trong nước của Lê Minh Chí (1995) cũng đã cho thấy
Rotavirus và Coronavirus gây bệnh tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai
đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu chảy cấp tính nôn mửa, mất nước với
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996)[37] virus cũng là tác nhân gây bệnh
tiêu chảy ở gia súc. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc ruột,

suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với
tỷ lệ chết cao.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006)[16] cho rằng bệnh tiêu chảy ở lợn do
Rotavzrus thường chỉ xảy ra ở lợn con bú sữa mẹ lứa tuổi 1-3 tuần lễ và lợn
con sau cai sữa khoảng 6 tuần lễ. Bệnh tiêu chảy ở lợn do Rotavirus sẽ trở


nên trầm trọng, nếu lợn con bị nhiễm kế phát các chủng E. coli có độc lực và
các loài cầu trùng gây bệnh.
* Rối loạn tiêu hoá do kí sinh trùng.
Ký sinh trùng trong đường tiêu hoá cũng là một trong các nguyên
nhân phổ biến gây hội chứng tiêu chảy ở gia súc. Chúng cướp chất dinh
dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc hệ thần kinh… qua đó làm cho sức đề
kháng của vật chủ bị giảm xuống nên dễ mắc các bệnh khác. Ngoài ra, ký
sinh trùng trong các cơ quan nội tạng khác như sán lá gan, sán lá tuyến tụy,
ký sinh trùng đường máu… cũng có tác động xấu đến sức đề kháng và khả
năng tiêu hóa của của gia súc và gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Cầu trùng, giun, sán trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây tiêu chảy ở lợn nuôi trong các hộ gia đình tại Thái Nguyên. Ở lợn
bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun
tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn
((Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2006)
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do ký sinh trùng đường tiêu hoá có đặc
điểm là tiêu chảy không liên tục, xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ
thể thiếu máu, da nhợt nhạt, có biểu hiện nôn, kém ăn, thể trạng kém.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996)[9] phương thức sống ký sinh trong
đường tiêu hóa của các loài giun sán đã làm tổn thương niêm mạc ruột, nhờ
đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập, gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình
tiêu hóa hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng
nhiễm trùng.

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu
chảy ở lợn con. Nhưng dù do nguyên nhân nào thì, cuối cùng cũng là quá
trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có
thể dẫn đến chết hoặc viêm ruột tiêu chảy mãn tính.


1.1.2 Một số biểu hiện bệnh lý của hội chứng tiêu chảy ở lợn con
1.1.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con.
Ở gia súc non sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể
nhất là cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nồng độ HCl và các men tiêu hóa
chưa đảm nhiệm đầy đủ chức năng tiêu hóa, rất dễ gây rối loạn trao đổi chất,
hậu quả dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và
chậm lớn.
Cù Xuân Dần và cs (1996)[3] cho rằng trong dịch vị của lợn con dưới
một tháng tuổi không có HCl tự do, vì lúc này axit tiết ra ít và nhanh chóng
liên kết với dịch nhầy. Do vậy, vi sinh vật có điều kiện phát triển và gây
bệnh viêm dạ dày, viêm ruột ở lợn con.
Ngay từ lúc sinh ra lợn con đã có khả năng phân giải chất đạm. Đầu
tiên là Chymosin phân giải kết tủa sữa, khi lớn lên thi pepsin tiến hành phân
giải chất đạm. Khi có dấu hiệu sinh thì cơ quan tiêu hoá của lợn sẽ có dấu
hiệu phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trong cơ thể. Sau khi sinh được
một tuần khối lượng bao tử nặng gấp 2 lần lúc mới sinh. Sau khi sinh 24
tiếng khả năng tiết các chất trong bao tử gấp 2 lần. Mật độ các tế bào tổ chức
bao tử, thành bao tử có khả năng tiết các chất men được gia tăng. Khi 7 ngày
tuổi khả năng tiết các chất phân giải chất đạm tăng gấp 9 lần và đạt mức cần
thiết để phân giải các chất đạm.
Việc phát triển niêm mạc ruột và sự các tế bào tạo ra các dạng khác
nhau về hình thái theo thời gian. Sau khi lợn con được sinh ra các tế bào ruột
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Màng nhày ruột trước khi
sinh ra cũng phát triển đầy đủ nhằm đảm bảo chất dinh dưỡng và các vấn đề

liên quan tới ruột. Trước khi sinh ra các enzyme cũng được hình thành trong
ruột. Các enzyme hoạt tính cũng dần gia tăng trong quá trình mang thai.


Ruột già là nơi hấp thụ nước và các chất điện giải cũng được hoàn thiện
ngay khi mới sinh. Khi mới sinh cơ quan tiêu hóa còn vô khuẩn nếu ta đưa
các vi khuẩn có lợi sẽ giúp vi khuẩn ruột già hoạt động tốt hơn.
Giai đoạn sau cai sữa sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với lợn con
khi chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn tổng hợp (dạng rắn). Điều đó có thể
gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn có
hại phát triển và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, dẫn đến kết quả là lợn
con chậm lớn và có thể chết.
1.1.2.2 Đặc điểm về khả năng miễn dịch.
1.1.2.3 Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy của lợn con.
1.1.2.4 Hậu quả của hội chứng rối loạn tiêu chảy.
Tùy theo tiêu chảy cấp hay mạn tính mà hậu quả sẽ khác nhau.Đối với tiêu
chảy cấp, rối loạn chủ yếu xảy ra ở quá trình chuyển hóa nước và muối.Trước
hết, cơ thể mất nước qua phân cho nên máu cô đặc, khối lượng tuần hoàn giảm,
và dẫn đến trụy tim mạch. Đồng thời cơ thể mất những muối kiềm của dịch tụy,
mật và ruột (natri bicacbonat), đưa đến nhiễm acid. Hơn nữa, do rối loạn huyết
động học, cho nên có tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất như chuyển hóa
yếm khí làm tình trạng nhiễm acid càng nặng thêm, có thể dẫn đến nhiễm độc
thần kinh, gây giãn mạch, từ đó làm tăng rối loạn huyết động học và hình thành
vòng xoắn bệnh lý ngày càng trầm trọng. Tiêu chảy mạn tính không gây tình
trạng mất nước, song vì kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu, thiếu protein, vitamin,
muối canxi và cuối cùng đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi
xương.


1.1.3 Vai trò của vi khuẩn Escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy

của gia súc
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều đã khẳng định vi khuẩn E.
coli có vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Theo Đào
Trọng Đạt và cs.(1996) chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn đường
ruột gây tiêu chảy là E. coli (45,6%)
Vi khuẩn E. coli xuất hiện rất sớm ở đường ruột người và động
vật, sau khi đẻ hai giờ và tồn tại đến khi con vật chết. Chúng thường ở
phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non. Để xác định vai trò của
vi khuẩn E. coli gây bệnh, cần phải kiểm tra độc lực và các yếu tố gây
bệnh.
Hồ Đình Soái và cs (2005) khi tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây
tiêu chảy lợn con đã nhận xét 100% mẫu phân lợn tiêu chảy phân lập
được E. coli với số lượng nhiều gấp 2,37 lần (l - 45 ngày tuổi) và gấp
2,31 lần (45-60 ngày tuổi) so với lợn không tiêu chảy.
Trong điều kiện bình thường, E. coli cư trú thương xuyên ở phần
sau của ruột, ít khi có ở dạ dày và đoạn đầu của ruột non động vật. Khi
gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển nhanh về số lượng , độc lực gây
loạn khuẩn, bội nhiễm đường tiêu hoá và trở thành nguyên nhân gây
nhiều bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
1.1.3.1 Đặc điểm hình thái, nuôi cấy, sinh hoá của vi khuẩn E.
coli.
* Đặc điểm hình thái.
Vi khuẩn E.coli là một trực khuẩn gậy, ngắn, kích thước từ 2-3 m
x 0,6 m. Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ,
xếp thành chuỗi ngắn, đôi khi trong môi trường nuôi cấy lại thấy xuất


hiện trực khuẩn dài 4-8. Phần lớn vi khuẩn E.coli di động do có lông ở
xung quanh thân, không sinh nha bào, có thể có giáp mô, bắt màu gram
âm, bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.

* Đặc tính nuôi cấy.
Vi khuẩn E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
thông thường như: thạch thường, thạch nước thịt, thạch máu,
MacConkey, Endo...; là loại trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, có
thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5-40 0C, thích hợp ở 37 0C, pH thích hợp từ 7,27,4.
* Đặc tính sinh hoá.
Vi khuẩn E.coli lên men sinh hơi các loại đường Lactose, Fructose,
Glucose, Galactose,...lên men không chắc chắn các loại đường Duncitol,
Saccarose và Salixin. Việc lên men đường Lactose nhanh và sinh hơi,
đây là đặc điểm quan trọng để dựa vào đó phân biệt vi khuẩn E.coli và
Samonella.
1.1.3.2 Các serotype E. coli thường gặp trong tiêu chảy ở gia súc
1.1.3.3 Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E.coli.
Các yếu tố gây bệnh của E.coli bao gồm các yếu tố bám dính, khả
năng xâm nhập, yếu tố gây dung huyết, khả năng kháng khuẩn và khả năng
sản xuất độc tố. Các chủng vi khuẩn E.coli không có các yếu tố trên thì ít có
khả năng gây bệnh.
- Khả năng bám dính.
- Khả năng xâm nhập.
- Khả năng dung huyết.
- Yếu tố kháng khuẩn.
- Khả năng kháng kháng sinh.
- Khả năng sinh độc tố.


1.1.4 Biện pháp phòng và trị
1.1.4.1 Các biện pháp phòng bệnh.
Phòng bệnh là chủ động tác động các biện pháp kĩ thuật nhằm khống
chế không để dịch bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh đều có mục đích
hướng tác động vào làm giảm các yếu tố có khả năng gây ra bệnh. Có nhiều

yếu tố gây một bệnh, chính vì vậy ở mỗi loại bệnh cũng có nhiều biện pháp
phòng bệnh khác nhau. Tuy nhiên các biện pháp này xoay quanh ba yếu tố
cơ bản về môi trường, vật chủ và mầm bệnh.
Môi trường là các yếu tố vệ sinh, chuồng trại, nguồn nước phải được
quan tâm đúng mức, nhằm hạn chế sự hiện diện của vi khuẩn E.coli. Việc
xây dựng chuồng trại, các trang thiết bị phụ trợ, sát trùng tiêu độc hay quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng...là những biện pháp nhằm giảm yếu tố bất lợi
gây stress cho lợn, đồng thời làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây hại ngoài
môi trường.
Đối với vật chủ, biện pháp phòng bệnh là các biện pháp nâng cao khả
năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Chính
vì vậy phải sử dụng đồng bộ các liệu pháp về dinh dưỡng như điều chình
khẩu phần ăn, phương pháp cho ăn, bổ sung kháng sinh, khoáng...nhằm tăng
cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời áp dụng triệt để liệu pháp miễn
dịch chủ động, đó là việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh chủ động cho chính
vật chủ.
Ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cân bằng và ổn
định hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của gia, tránh được sự loạn khuẩn
đường ruột và giúp cho sự hồi phục các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu
hoá. Để khắc phục những hạn chế của kháng sinh, các nhà khoa học đã


nghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích có tác
dụng chống lại vi sinh vật gây bệnh.
1.1.4.2 Các biện pháp trị bệnh.
* Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu trong hội chứng tiêu chảy của gia súc là do một
số loài vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bao gồm vi khuẩn hiếu khí, yếm khí
tuỳ tiện hoặc yếm khí bắt buộc.
Dùng thuốc kháng sinh có tác dụng cao với vi khuẩn như E. coli

gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng
sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi ngày càng gia tăng. Vì
vậy, việc kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh để
lựa chọn loại kháng sinh thích hợp là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao
hiệu quả điều trị bệnh (Radostits và cs, 1994 [126]).
Nguyễn Như Thanh và cs (1997)[68] khi điều trị gia súc bị tiêu chảy
do E. coli gây ra cho thấy một số loại kháng sinh như Biomycin, Tetracyclin,
Xitomycin và các hợp chất của Nitrofuran như furazolidon và furazidin có
thể dùng với liều lượng 50mg/kg thể trọng, kết quả điều trị tốt và điều trị
sớm ngay từ đầu thì hiệu quả cao.
* Điều trị triệu chứng tiêu chảy
Dựa trên cơ sở nâng cao sức đề kháng, khắc phục tình trạng mất nước,
mất chất điện giải để giúp gia súc khôi phục lại các chức năng sinh lý, sinh
hoá máu, giảm thiểu hậu quả mất nước, mất chất điện giải là cần thiết. Vì
vậy cần kịp thời bổ sung nước, chất điện giải, các loại vitamin cho lợn tiêu
chảy.
Gia súc bị tiêu chảy do E. coli khi điều trị, ngoài việc dùng kháng
sinh sớm từ đầu nên dùng kết hợp một số thuốc hay hóa dược có tác dụng ức
chế sự sản sinh và ảnh hưởng của độc tố đường ruột Enterotoxin do vi khuẩn


phóng thích ra. Kết hợp sử dụng dung dịch các chất điện giải như dung dịch
đường glucose, muối natri, kali...cung cấp, bổ sung lượng nước và các chất
điện giải bị mất trong khi tiêu chảy (Nagy B. và cs, 1985).
Trong hội chứng viêm ruột tiêu chảy, sự mất nước và các chất điện
giải là nguyên nhân gây ra những rối loạn hoạt động chức năng của các cơ
quan trong cơ thể, gây tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, trong điều trị cần thực hiện
tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn và điều trị hiện tượng mất nước, chất
diện giải. Trng đó, bổ sung nước và chất điện giải có vai trò quan trọng vì có
tới 80% bệnh nhi chết do bệnh lý này (Vũ Triệu An, 1978)

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vi khuẩn E. coli được bác sĩ nhi khoa người Đức Theodor Escherich
(1857-1911) mô tả lần đầu tiên vào năm 1885, vi khuẩn E. coli thuộc họ
Enterobacteriace. Escherichia coli thường xuất hiện sớm ở ruột người và
động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ) chúng thường cư trú ở phần sau của ruột,
ít khi thấy ở dạ dày hay ruột non. vô hoạt sống trong ruột già của người và
động vật.
Minhew và cộng sự (1978) đã phát hiện có 48% số chủng vi khuẩn E.
coli phân lập ở ngoài đường ruột có khả năng gây dung huyết, trong khi đó
vi khuẩn E. coli phân lập từ phân chỉ có từ 8-10% các chủng gây dung huyết
Theo Clarke G.J và cộng sự ( 1992 ) khi nghiên cứu về biểu hiện của một
kháng nguyên chủng typhymurium Salmonella với kháng thể tocholeratoxin
cho thấy: Sáu chủng của vi khuẩn Salmonella typhimurium (W118, TML,
SL1027, LT7, M206 và Thax 1) độc lực khác nhau đã được kiểm tra sự hiện
diện của kháng nguyên phản ứng với kháng thể với bệnh tả độc tố (anti-CT).
Một kỹ thuật ghi nhãn kháng thể huỳnh quang sử dụng anti-CT được sử


dụng để phân tích biểu hiện kháng nguyên. Một sự gia tăng nhanh chóng
trong tỷ lệ của các tế bào sản xuất một kháng nguyên có liên quan đến CT-đã
được chứng minh trong các tế bào trong giai đoạn đầu đăng nhập (1-4 h tăng
trưởng) theo sau bởi một sự suy giảm nhanh chóng trong giai đoạn xậm
nhập vào giữa cuối năm trong sáu chủng. Bản chất của kháng nguyên liên
quan đến CT được phân tích bằng cách thấm miễn dịch bằng cách sử dụng
anti-CT. Một mol kháng nguyên, khối lượng tương đương với một cao mol,
loài wt của tiểu đơn vị CT B được phát hiện trong polymyxin B chiết xuất
của tất cả các dòng nhưng số lượng lớn được quan sát thấy ở các chủng mà
chúng ta xem xét. Không có gì tương đương với một tiểu đơn vị liên quan
đến A-CT được quan sát thấy trong bất kỳ của các chủng. Quan hệ của

kháng nguyên vi khuẩn salmonella để CT còn hạn chế. Mol cao. kháng
nguyên khối lượng không bị gián đoạn trong điều kiện biến tính của SDSPAGE, không có gì được phát hiện bằng xét nghiệm miễn dịch liên kết với
enzyme hoặc chống-CT.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Lê Minh Chí (1995) thì ở bê, nghé 70 - 80% tổn thất trong thời
kỳ nuôi dưỡng và 80 - 90% trong số đó là hậu quả của bệnh tiêu chảy gây ra.
Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé như: E. coli, Salmonella, C.
perfringens, Streptococcus . Trong đó vi khuẩn E. coli đã được nhiều tác giả
trên thế giới thống nhất là một trong các nguyên nhân thường gặp và quan
trọng nhất gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé.
Theo Nguyễn Lương (1963) , Trịnh Văn Thịnh (1985) , Lê Minh Chí
(1995) [1], lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức.
Những lợn khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn


đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó cũng là nguyên nhân làm cho
hiệu quả chăn nuôi không cao. Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức
tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm ở nước ta, đặc biệt khi thời tiết thay
đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm không khí cao.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) , Sử An Ninh (1993) , Lê Văn Tạo
và cộng sự (cs) (1993) , Phan Thanh Phượng và cs (1995) , ở nước ta bệnh
tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay
đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê văn Tạo, Trần Thị Hạnh
(1998) cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả
lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
Trịnh Văn Thịnh (1964) , Vũ Văn Ngũ (1979) ,Trương Quang (2005)
cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cần bằng của khu hệ vi sinh vật
đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều
sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ

yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây ỉa chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, nhưng
khi gặp điều kiện thận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào
thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng.Trong máu, nhờ cấu trúc kháng
nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ
không đặc hiệu, khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này
tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái
bệnh lý.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể
giảm sút. E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh


sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu
chảy. Khi tiến hành xét nghiệm 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác
nhau (từ sơ sinh đến lợn nái).
Hồ Văn Nam và cs (1997) đã cho biết 100% các mẫu phân lợn ở các
lứa tuổi có E.coli, xét nghiệm 170 mẫu phân lợn bị tiêu chảy ở các lứa tuổi
tương tự, tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có sự bội nhiễm vi khuẩn đường
ruột một cách rõ rệt. Trong phân lợn không tiêu chảy số lượng vi khuẩn
150,70 triệu/1 gram phân, nhưng khi bị tiêu chảy số lượng này đã là 196,35
triệu, tăng hơn 45, 65 triệu.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) ở bệnh phân trắng lợn con, tác
nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và
vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) tác nhân gây bệnh lợn
con

phân

trắng


chủ

yếu



E.coli



nhiều

loại

Salmonella

Radostits O.M. và cs (1994) cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng
có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng
và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cs (1997) khi xét nghiệm phân lợn
khoẻ và lợn bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các
loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella Streptococcus, Klebsiella, Bacilus
subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy E.coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) , các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho
lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như E.coli,
Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do
E.coli độc, Salmonella và Streptococcus.



Trịnh Văn Thịnh (1985) cho rằng tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con là
E.coli, nhiều loại Salmonella, đóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh
mủ, Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gram phân tăng lên so với ở
lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai
trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E.coli tăng lên, trong khi
Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Vi khuẩn E. coli phân lập được ở lợn con dưới hai tháng tuổi mắc tiêu
chảy và bình thường.
- Mẫu phân và mẫu bệnh phẩm của lợn con chết do tiêu chảy tại một
số huyện ở tỉnh Phú Thọ.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu.
- Địa bàn nghiên cứu: 6 xã thuộc 3 huyện Hạ Hoà, Đoan Hùng, Cẩm
Khê.
- Địa điểm xét nghiệm:...........
2.1.3 Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 12/2011 dến tháng 4/2012.
2.2 Nội dung nghiên cứu.
2.2.1 Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện ở tỉnh
Phú Thọ.
2.2.2. Nuôi cấy, phân lập xác định ba loài vi khuẩn đường ruột là
E.coli ở lợn con bình thường và tiêu chảy.

2.2.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của các chủng vi khuẩn
phân lập được.
2.2.4. Xác định độc lực và khả năng sản sinh độc tố của các chủng vi
khuẩn phân lập được.
2.2.5. Xác định serotype kháng nguyên của các chủng vi khuẩn phân lập
được.


2.2.6. Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
phân lập được
2.2.7 Nghiên cứu chế tạo chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy cho lợn
con.
2.2.8. Hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con.
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp điều tra.
Thu thập số liệu thống kê qua tài liệu của cơ quan chức năng ở cơ sở
và điều tra số liệu tại các hộ chăn nuôi.
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân lập vi khuẩn.
2.3.2.1 Mẫu nghiên cứu.
- Mẫu phân: Dùng tăm bông vô trùng ngoáy sâu vào trong trực tràng
của lợn cho tới khi toàn bộ tăm bông thấm ướt phân lợn, lấy ra, cho ngay
vào ống nghiệm vô trùng, có nút vặn để tránh sự nhiễm tạp kế phát.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu tim, gan, lách, thận... đựng trong túi nilon vô
trùng.
2.3.2.2 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn.
Chúng tôi sử dụng phương pháp Kích, mẫu được pha loãng ở nồng độ
b, cấy 0,2 ml mẫu cần nghiên cứu vào thạch đặc trong đĩa Petri, rồi đếm số
khuẩn lạc (CFU) trên máy đếm.
Số lượng vi sinh vật X trong 1 gam phân được tính theo công thức:
X = 5.a.b

Trong đó: a: là số lượng CFU trung bình trên một đĩa petri
b: độ pha loãng mẫu;
Hệ số 5: do cấy 0,2 ml.
2.3.3 Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của vi khuẩn.


Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của vi khuẩn dựa vào khả năng mọc
trên các môi trường nuôi cấy, nhuộm màu Gram, khả năng di động, hình
dạng, kích thước, lên men đường theo phương pháp thường quy.
- Xác định hình thái và tính chất bắt màu bằng phương pháp nhuộm
Gram.
- Đánh giá tính chất và đặc điểm mọc trên các môi trường lỏng (môi
trường nước thịt), môi trường đặc, môi trường thạch máu hoặc trên các môi
trường chọn lọc.
- Xác định khả năng di động: dùng môi trường thạch mềm (Motility
Test Medium) hoặc theo phương pháp giọt treo.
- Sử dụng môi trường thạch KTA ( Kligler Tron Agar) để xác định:
+ Khả năng lên men đường glucose và sinh axit ở thạch đứng tạo
màu vàng.
+ Lên men đường lactose và sinh axit ở thạch nghiêng tạo màu vàng.
+ Lên men sinh hơi làm nứt thạch và đẩy môi trường lên ở phần đáy
ống nghiệm.
+ Không sản sinh H2S nên môi trường không có màu đen.
- Trong môi trường EMB (Eosin - Methylen - Blue) vi khuẩn lên
men đường lactose, sinh axit, kết hợp với xanh Methylen và Eosin hình
thành màu đen tím.
- Phản ứng sinh Indol: dùng môi trường Nutrien Broth có
Tryptophan. Nguyên lý của phản ứng là do E.coli có chứa men
Tryptophanase phân huỷ Tryptophan. Dùng thuốc thử Kowacs để xác định
kết quả, phản ứng dương tính khi xuất hiện vòng màu đỏ trên môi trường.

2.3.4 Phương pháp xác định Type kháng nguyên của vi khuẩn.
Phương pháp được tiến hành bằng thực hiện phản ứng ngưng kết
nhanh trên phiến kính. Vi khuẩn E.coli có nhiều serotype O khác nhau, do đó


bước quan trọng đầu tiên là xác định được nhóm serotype O, sau đó tiến
hành làm các phản ứng ngưng kết với các kháng huyết thanh đơn giá trong
nhóm cần xác định. Những nguyên liệu cơ bản cho việc định type gồm:
+ Các chủng E. coli cần định type được giữ trên thạch máu
+ Các kháng huyết thanh O chuẩn (đa giá và đơn giá)
* Phương pháp tiến hành:
Nhỏ lên hai đầu lam kính sạch, mỗi đầu một giọt nước muối sinh lý,
dùng que cấy vô trùng lấy khuẩn lạc E.coli cần xác định trên môi trường
thạch máu trộn đều với hai giọt nước muối sinh lý thành huyễn dịch vi
khuẩn. Nhỏ một giọt kháng huyết thanh chuẩn vào một bên huyễn dịch và
một giọt nước muối sinh lý vào bên huyễn dịch còn lại (đối chứng). Nếu có
phản ứng ngưng kết sẽ xuất hiện sau 2-3 phút. Kết quả dương tính khi xuất
hiện các hạt ngưng kết, mức độ được đánh dương tính từ mức 1(+) cho tới
4(+).
- Phản ứng âm tính: khi hỗn dịch vi khuẩn với kháng huyết thanh đục
đều không xuất hiện những hạt ngưng kết như bên đối chứng.
- Phản ứng dương tính: khi hình thành ngưng kết giữa kháng nguyên
là vi khuẩn với kháng huyết thanh, tạo những hạt nhỏ trắng lấm tấm, huyễn
dịch tách ra làm hai phần là các hạt ngưng kết và phần nước trong. Nếu phản
ứng ngưng kết xảy ra nhanh, rõ rệt thì đánh giá ở mức 4(+), nếu phản ứng
diễn ra chậm, sự ngưng kết không nhiều... tuỳ theo khả năng ngưng kết để
đánh giá các mức ngưng kết khác.
- Những chủng E. coli cho phản ứng ngưng kết dương tính với kháng
huyết thanh nhóm, tiếp tục thực hiện như trên với các kháng huyết thanh đơn
giá thuộc nhóm để định type. Trong trường hợp các chủng có hiện tượng

ngưng kết chéo với nhiều nhóm hoặc ngưng kết với nhiều kháng huyết thanh


đơn giá khác nhau thì phải pha loãng kháng huyết thanh theo cấp số hai, kết
quả sẽ lấy ngưng kết ở cấp số pha loãng cao nhất.
2.3.5 Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi
khuẩn.
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn E.coli phân lập
được kiểm tra bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết
quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí
nghiệm (NCCLS) (1999). Phương pháp tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị môi trường thạch đĩa Muller Hiton
- Bước 2: Các chủng vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường
thạch máu ở 370C. Lấy 1/2 khuẩn lạc, hòa vào 1,5 ml nước sinh lý để đạt
được độ đục 0,5 trong dãy so màu McFarland. Dùng tăm bông vô trùng, tẩm
dung dịch đã pha loãng và dàn đều lên thạch đĩa Muller Hinton.
- Bước 3: Đặt các khoanh giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxioid (Anh)
Code 1332 E lên mặt đĩa thạch.
- Bước 4: Bồi dưỡng đĩa thạch ở 370C/ 18 - 24 giờ. Đọc kết quả bằng
cách đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với bảng chuẩn để đánh giá
mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn kiểm tra.
2.4 Xây dựng phác đồ tiêu chảy ở lợn con.
Sau khi xác định khả năng mẫn cảm với các kháng sinh, hóa dược
của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được bằng phương pháp kháng
sinh đồ, trên cơ sở đó lựa chọn loại kháng sinh và xây dựng phác đồ điều trị
hội chứng tiêu chảy thích hợp cho lợn con. Để đánh giá hiệu quả khách
quan, các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương đối về các tiêu chí
cơ bản sau:
- Số lợn con tiêu chảy ở cùng một địa điểm được phân ra một cách
ngẫu nhiên làm 3 lô tương ứng với 3 phác đồ điều trị bệnh.



- Số lần và ngày điều trị được dùng đồng đều trong các phác đồ.
- Trong các phác đồ, sự khác nhau là sử dụng và kết hợp kháng sinh
với các hóa dược khác.
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị căn cứ vào sự ổn định dần
về hiện tượng tiêu hóa sau 4-6 ngày dùng thuốc.
2.5 Phương pháp xử lý số liệu.
- Các số liệu thu thập được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học
của Nguyễn Văn Thiện (1997) và phương pháp nghiên cứu dịch tễ học của
Nguyễn Như Thanh (2001).
- Sử dụng phần mềm của chương trình Excell 2003.


×