Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 14: Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.39 KB, 3 trang )

Giáo án Hóa học 8

Bài 14 - BÀI THỰC HÀNH 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, vệ sinh khi làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
* GV:
- Dụng cụ: + Giá thí nghiệm.
+ Ống thuỷ tinh, ống hút. Ống nghiệm (có đánh số thứ tự 1, 2, 3,
4, 5). Ống 1, 3 đựng nước, ống 4, 5 đựng nước vôi trong. Kẹp gỗ, đèn cồn.
* Hoá chất:
Dung dịch Natricácbonát. Dung dịch nước vôi trong. Thuốc tím.
* HS: Xem kĩ trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
2. Bài cũ:
1.

Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học? Cho ví dụ?
Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?


Giáo án Hóa học 8
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Trong bài thực hành này giúp ta phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng


hoá học, dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

Hoạt động của thầy và trò
1.Hoạt động 1:
- GV nêu tiến trình bài thực hành.
- GV hướng dẫn HS làm thực hành và
báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Chấm điểm các hs trong nhóm lấy
điểm 15 phút
* GV hướng dẫn làm thí nghiệm
1(Sgk).
Lấy 1 lượng thuốc tím, chia 3 phần:
+ Phần I: Bỏ vào nước, lắc cho tan.
+ Phần II: Bỏ vào ống nghiệm, đun
nóng. Để nguội, đổ nước vào, lắc cho
tan.
- GV làm mẫu: Hoà tan thuốc tím và
đun thuốc tím.
- GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó cho
HS làm thí nghiệm.
? Màu sắc của dd trong 2 ống nghiệm.
? HS phân biệt được 2 quá trình: Hiện
tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
-Hướng dẫn HS viết phương trình
chữ.
2.Hoạt động 2:
*GV hướng dẫnHS làm thí nghiệm
2(Sgk).
a. Dùng ống tt thổi hơi thở vào:
+ ống 1:Đựng H2O.

+ ống 2: Đựng nước vôi trong.
- HS quan sát và nhận xét.
? Trong hơi thở ra có khí gì. Khi thổi
vào 2 ống có hiện tượng gì.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình

Nội dung
I. Tiến hành thí nghiệm:
1.Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng
kali pemanganat (thuốc tím)

* HS quan sát, nhận xét, báo cáo kết quả.
+ ống 1: Chất rắn tan hết  HTVL.
+ ống 2: Chất rắn không tan hết, lắng
xuống đáy ống nghiệm  HTHH.
- Phương trình chữ:
Kali pemanganat t  Kali pemanganat
+ Mangan đioxit + oxi.
0

2.Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với
canxi hiđroxit.
* Nhận xét:
- ống 1:Không có hiện tượng.
- ống 2: Có PƯHH xãy ra. Nước vôi
trong bị đục (Có chất rắn tạo thành).
- Phương trình chữ:
Cacbon đioxit + Canxi hiđroxit 
Canxi cacbonat +
Nước



Giáo án Hóa học 8
chữ.
*GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
3(Sgk)
b. Đổ dung dịch Natri cacbonat vào:
+ ống 1: Đựng nước.
+ ống 2: Đựng nước vôi trong.
? HS nêu dấu hiệu của PƯHH.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình
chữ.
- GV giới thiệu chất tham gia phản
ứng và chất tạo thành sau phản ứng.

* Nhận xét:
+ ống 1: Không có hiện tượng.
+ ống 2: Có phản ứng hoá học xảy ra. Có
chất rắn không tan trong nước.
- phương trình chữ:
Natri cacbonat + Canxi hiđroxit 
Canxi cacbonat + Natri
hiđroxit.
II. Bản tường trình:
- Học sinh viết và nộp bản tường trình.

* GV yêu cầu HS viết bản tường
trình.
4. Củng cố:
- GV kiểm tra phần thực hành của các nhóm và cho điểm

- Cho các nhóm HS làm vệ sinh phòng thực hành .
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn tập các kiến thức đã học ở các bài trươc: Nguyên tử, phân tử,
đơn chất, hợp chất, hoá trị, phản ứng hoá học, dấu hiệu để phản ứng hoá
học xảy ra.
- Đọc bài : Định luật bảo toàn khối lượng.



×