Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn với bài học trong giờ Tập đọc Tiếng Việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.8 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------oOo------

NGUYỄN THỊ MINH GIANG

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KẾT NỐI THỰC TIỄN VỚI
BÀI HỌC TRONG GIỜ TẬP ĐỌC TIẾNG VIỆT LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản khóa luận này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn
tới thầy giáo PGS.TS. Bùi Minh Đức đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình
trong suốt quá trình làm khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt cho em những tri thức quý báu trong quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận.
Dù đã cố gắng rất nhiều, song khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong được sự xem xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
cùng khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Minh Giang


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Bùi Minh Đức. Các số
liệu, kết quả có trong khóa luận là trung thực. Đề tài chưa được công bố trong
bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Giang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa


SGV

Sách giáo viên

PP

Phương pháp

BP

Biện pháp

KT

Kĩ thuật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.Đối tượng nghiên cứu đề tài ........................................................................... 4
5.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
6.Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
7.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
8.Cấu trúc khóa luận ......................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5

1.1.Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5
1.1.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 4 ....................................... 5
1.1.2. Đặc điểm dạy Tập đọc lớp 4 .................................................................... 7
1.1.3. Đọc hiểu và kết nối thực tiễn trong dạy đọc hiểu văn bản .................... 18
1.1.3.1. Khái niệm đọc ..................................................................................... 18
1.1.3.2. Đọc hiểu.............................................................................................. 19
1.2.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 20
1.2.1. Thực trạng về việc kết nối thực tiễn của học sinh lớp 4 trong giờ Tập
đọc ................................................................................................................ 20
1.2.2. Thực trạng về việc hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn trong giờ
Tập đọc lớp 4 của giáo viên qua giáo án ........................................................ 23
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 26
BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KẾT NỐI THỰC TIỄN VỚI
BÀI HỌC TRONG GIỜ TẬP ĐỌC TIẾNG VIỆT LỚP 4............................. 26


2.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp hướng dẫn học sinh kết nối thực
tiễn với bài học trong giờ tập đọc Tiếng Việt lớp 4 ........................................ 26
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học .................................................. 26
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức ......................................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh .................... 27
2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn với bài học trong giờ
tập đọc Tiếng Việt lớp 4 .................................................................................. 27
2.2.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên hệ đời sống vào bài
học ................................................................................................................ 27
2.2.2. Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học để hướng dẫn học sinh kết
nối thực tiễn ..................................................................................................... 31
2.2.3. Xây dựng một số tình huống thực tiễn .................................................. 33
2.2.4. Tổ chức cho học sinh đi tham quan, quan sát, trải nghiệm thực tế ...... 39
2.2.5. Tổ chức cho học sinh sưu tầm và đọc sách, báo ................................... 40

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 41
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 42
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ........................................................ 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, là nền tảng cho giáo dục phổ thông và đặt
những “viên gạch” đầu tiên cho sự phát triển toàn diện của con người .Đặc
biệt môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiểu học. Nó
hình thành cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho
học sinh tiếp thu và học các môn học khác.
Tiếng Việt là môn học quan trọng và chiếm nhiều thời gian trong
chương trình bậc Tiểu học. Trong chương trình Tiểu học, khi dạy môn Tiếng
Việt chú ý rèn cho học sinh bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ
năng đó được nâng dần theo các lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Đọc trở thành một
đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Trước hết trẻ phải học đọc sau
đó trẻ mới đọc để học. Đọc là công cụ để học các môn học khác. Đọc tạo ra
hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học
và tinh thần học tập cả đời. Vậy nên, phân môn Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn
trong chương trình Tiểu học. Song trong một tiết Tập đọc, GV làm thế nào để
học sinh phát huy tốt vốn kiến thức về cuộc sống của mình vào bài Tập đọc là
một điều vô cùng khó.
Trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau, đa số học sinh chưa thực sự
liên hệ thực tiễn đời sống của bản thân vào bài học và đôi khi học sinh chưa
hiểu rõ về ý nghĩa của bài Tập đọc. Điều đó đã phần nào làm hạn chế đi chất
lượng của tiết Tập đọc. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc

theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 4 cung
cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn
từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, các bài Tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn,

1


việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú
trọng khai thác ý và nghệ thuật biểu hiện cũng nhiều hơn. Ở Tập đọc lớp 4, nội
dung phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui
lành mạnh… của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình ảnh
tưởng tượng giàu tính thẩm mĩ và nhân văn. Do đó trong giờ Tập đọc lớp 4 có
tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội, đời sống, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho HS. Là một giáo viên trẻ trong
tương lai, với mong muốn cho các em sự hứng thú, say mê và liên hệ được với
thực tiễn đối với phân môn này, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Hướng dẫn
học sinh kết nối thực tiễn với bài học trong giờ Tập đọc Tiếng Việt lớp 4”.
2. Lịch sử vấn đề
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó
là hình thành năng lực đọc cho học sinh cao hơn nữa là hình thành cho học
sinh kỹ năng đọc có ý thức tức là thông hiểu được nội dung những điều mình
đọc hay còn gọi là đọc hiểu. Vì vậy, có nhiều đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận
văn thạc sĩ hay sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về nội dung chương trình,
biện pháp dạy-học nhằm nâng cao chất lượng dạy-học phân môn Tập đọc lớp
4.
Luận án “Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp 5” Nguyễn
Thị Hạnh (1999) đã đề cập chi tiết về các khía cạnh của kĩ năng đọc hiểu.
Thừa kế và phát huy những nghiên cứu về kĩ năng đọc, tác giả Lê Phương
Nga đã cho ra đời cuốn sách “Dạy học Tập đọc ở Tiểu học” xuất bản 2001

được xem là tài liệu tham khảo chính và được sử dụng rộng rãi trong dạy học
Tập đọc hiện nay ở tiểu học. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề
về kĩ năng đọc từ các vấn đề về lý luận đến các phương pháp dạy đọc và các
dạng bài tập rèn kĩ năng đọc.

2


Hay trong cuốn “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II”
(Giáo trình dành cho hệ đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học) do Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2011, đã nêu phương pháp
giảng dạy ở các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Ở phân
môn Tập đọc, tác giả Lê Phương Nga đã nêu rõ vị trí, nhiệm vụ, cơ sở khoa
học và nguyên tắc dạy học của phân môn này, giúp cho sinh viên nắm được
chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức dạy học phân môn này và trang bị
cho sinh viên kĩ năng tổ chức quá trình dạy học một cách khoa học và hiệu quả.
“Dạy đọc hiểu cho học sinh khối lớp 4-5”, Nguyễn Văn Trí, 2007
(Luận văn thạc sĩ) công trình nghiên cứu này chủ yếu đưa ra các cách thức
dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống các bài tập cho học sinh Tiểu học, cũng
như các cơ chế của việc đọc hiểu, từ đó đề xuất các biện pháp dạy học thích hợp.
“ Dạy học Tập đọc lớp 4 theo quan điểm tích hợp”, Lê Thị Thương Hằng,
2010, khóa luận đã đưa ra được các biện pháp dạy học tích hợp, làm cho giờ Tập
đọc hấp dẫn, giúp học sinh liên hệ các kiến thức đã có vào phân môn Tập đọc.
Khóa luận tốt nghiệp đại học “Thực trạng dạy đọc lớp 4 và một số đề
xuất thay đổi nhằm giúp học sinh đạt chuẩn và rèn kĩ năng sống“ của Nguyễn
Thị Vân Anh (2012) có đi sâu vào việc xem thực tế dạy đọc lớp 4 có thực sự
giúp học sinh đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng đọc do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định hay không. Nghiên cứu này cho thấy, HS đạt chuẩn trong lĩnh vực
đọc thành tiếng và gặp khó khăn trong lĩnh vực đọc hiểu.
Ngoài ra còn khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập trực tiếp hay

gián tiếp vấn đề dạy Tập đọc nói chung và dạy học phân môn Tập đọc lớp 4
nói riêng ở những mức độ khác nhau. Các tác giả đã tìm hiểu về thực trạng
dạy Tập đọc ở trường Tiểu học. Từ đó các tác giả đề xuất biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học phân môn này. Tuy đã có nhiều công trình
nghiên cứu về phân môn Tập đọc nhưng về vấn đề kết nối thực tiễn vào bài
Tập đọc lớp 4 thì chưa được nhiều tác giả quan tâm.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn với bài
học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc Tiếng Việt lớp 4,
tạo hứng thú học tập cho học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Các biện pháp giúp học sinh kết nối thực tiễn với bài học trong giờ
Tập đọc Tiếng Việt lớp 4.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy học của GV và HS trong giờ Tập đọc lớp 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Tìm hiểu thực trạng về việc hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn
trong giờ Tập đọc lớp 4 của giáo viên.
- Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn với bài học.
- Xây dựng giáo án thực nghiệm.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp lý luận
- Phương pháp khảo sát thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của khóa luận gồm các
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp hướng dẫn học sinh kết nối thực tiễn với bài học
trong giờ tập đọc Tiếng Việt lớp 4
Chương 3: Thiết kế giáo án thực nghiệm

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 4
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của con
người. Tuổi tiểu học được hầu như tính từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Ở giai đoạn này,
hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Để quá trình bồi dưỡng có hiệu quả thì
việc nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của HS là rất quan trọng.
1.1.1.1. Tri giác ở học sinh tiểu học
Tri giác của H S tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, của sự
vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan.
Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác thường gắn với hành động, hoạt động
thực tiễn của trẻ em. Đến cuối tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ
thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã
mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng. Tri giác có chủ định (trẻ biết lập
kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, sắp xếp các bài tập từ dễ đến
khó…)
1.1.1.2. Sự chú ý của học sinh tiểu học
Ở giai đoạn này chú ý được chia làm 2 loại bao gồm: chú ý không chủ
định và chú ý có chủ định.

Với những trẻ ở lớp đầu tiểu học, sự chú ý có chủ định còn yếu, khả
năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không
chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Đối với học sinh lớp cao hơn,
nhất là lớp 4 sự chú ý dần hoàn thiện hơn. Chú ý chủ định phát triển dần và
chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học.
1.1.1.3. Trí nhớ của học sinh tiểu học
Trí nhớ của học sinh tiểu học nhìn chung là rất tốt bao gồm trí nhớ có
chủ định và không có chủ định.

5


+) Trí nhớ có chủ định: Là loại trí nhớ có mục đích đặt ra từ trước và sử
dụng biện pháp để ghi nhớ.
+) Trí nhớ không chủ định: Là loại trí nhớ không có mục đích đặt ra từ
trước, không cần sự nỗ lực của ý chí.
1.1.1.4. Tưởng tượng của học sinh tiểu học
Trong quá trình học tập sự tưởng tượng được hình thành dựa trên
những hình ảnh đã biết để tạo ra những hình ảnh mới bao gồm có tưởng tượng
tái tạo (là những tưởng tượng được hình dung ra đã được nhìn thấy, cảm
nhận, đã trải qua) và tưởng tượng sáng tạo (là quá trình hình thành những
hình ảnh hoàn toàn mới).
Sự tưởng của các em phát triển theo lứa tuổi, càng lên cao sự tưởng
tượng của các em càng phong phú và đa dạng hơn. Những hình ảnh gần gũi
với thực tiễn cuộc sống sẽ giúp các em dễ tưởng tượng hơn.
1.1.1.5. Tư duy của học sinh tiểu học
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát
triển ở giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã
phát triển, trẻ đã có ý thức ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát triển và đánh giá.
Tư duy của học sinh tiểu học được chuyển dần từ trực quan cụ thể sang

tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ của các em. Tư duy
của học sinh tiểu học chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1(lớp 1,2,3): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Trẻ
học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối
tượng hoặc những hình ảnh trực quan
Giai đoạn 2 (lớp 4,5): Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Trẻ
nắm được các mối quan hệ của khái niệm. Những thao tác về tư duy như phân
loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,..được hình thành và phát
triển mạnh.

6


Ở cuối giai đoạn này tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành. Trẻ am hiểu
nguyên lý bảo tồn và khái niệm nghịch đảo. Tuy nhiên năng lực tư duy của trẻ
còn bị hạn chế, trẻ gặp nhiều khó khăn trong tư duy trừu tượng. Trẻ khó có
thể hiểu rõ những bài học trong sách nếu giáo viên không giải thích kĩ và trẻ
khó có thể ứng dụng vào thực tiễn.
1.1.1.6. Về mặt tình cảm
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tượng sinh động. Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc
của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là
trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư.
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Trong
quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn
kèm theo sự phát triển năng khiếu, trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng
khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó GV cần phát hiện và
bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không
làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà

giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ
hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố
tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai,
đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,...
1.1.2. Đặc điểm dạy Tập đọc lớp 4
1.1.2.1. Những đặc điểm chung của kiểu bài dạy học Tập đọc
Các đặc điểm chung của kiểu bài dạy học Tập đọc chính là các tiêu
chuẩn chung để lựa chọn văn bản Tập đọc. Những văn bản tập đọc dù là thơ
hay văn xuôi đều có những tiêu chuẩn sau:

7


 Văn bản Tập đọc phải phù hợp với chủ điểm học tập của SGK, văn
bản học ở tuần nào phải phù hợp với tuần đó
Các văn bản được sắp xếp nằm trong các chủ điểm. Những bài Tập đọc
được bố trí, tuyển chọn phù hợp với hệ thống chủ điểm của sách và chủ điểm
của tuần. Với những trường hợp có sự cân nhắc giữa hai hay nhiều văn bản
cùng có nội dung phù hợp với chủ điểm, bài được chọn sẽ là bài bổ sung được
những khía cạnh mới, làm phong phú hơn nội dung của chủ điểm đó.
 Văn bản Tập đọc phải đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt đã qui định trong chương trình tiểu học mới
Chương trình tiểu học mới đã xác định mục tiêu số một của môn Tiếng
Việt là hình thành và phát triển ở HS những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt với
những yêu cầu rất cụ thể về trình độ đọc, viết, nghe, nói ở từng khối lớp.
Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc là rèn cho HS kĩ năng nghe, nói và đọc. Các
văn bản trong SGK Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, từ đó giúp HS tiếp
xúc với mảng hiện thực, mở rộng tầm nhìn cuộc sống, đồng thời giúp HS làm
quen với phong cách tạo lập văn bản, ứng dụng được những kiểu văn bản đã
học vào trong giao tiếp.

 Văn bản Tập đọc phải đáp ứng yêu cầu về tính tư tưởng, tính nghệ
thuật phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Tuy SGK Tiếng Việt tiểu học không đạt yêu cầu giới thiệu những tác
phẩm, tác giả tiêu biểu cho các thể loại như SGK bậc trung học, nhưng để
thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy trang bị kiến thức, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS thì các văn bản được chọn dạy
trong sách phải đáp ứng được yêu cầu cao về tính tư tưởng và tính nghệ thuật.
Các truyện kể trong sách giáo khoa bao gồm ngụ ngôn, cổ tích, truyện
khoa học và truyện vui dân gian cùng với các tác giả quen thuộc với thiếu nhi
như Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa… Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của tác

8


giả văn học nổi tiếng nước ngoài như Tuốc-ghê-nhép, Xu-khôm-lin-xki, Máttéc-lích, Xti-ven-xơn,… thông qua những hình ảnh, chi tiết hấp dẫn, cảm
động, các truyện kể khắc sâu vào tâm trí HS những tình cảm thiêng liêng như
tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô, tình yêu quê hương, đất nước giáo dục các
em tính thật thà, khiêm tốn, đức tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, nhân ái…
Mảng truyện vui đã đem đến cho các em những tiếng cười hóm hình,
rèn cho các em trí thông minh và góp phần không nhỏ trong việc trau dồi kiến
thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. Đọc những truyện vui trong SGK chúng
ta có thể thấy có nhiều truyện dạy các em chăm chỉ học tập, tình thần lạc quan
và yêu đời. Đối với mỗi người, yêu đời là một hương vị vô cùng quan trọng
trong cuộc sống.
Về thơ các bài được đưa vào sách là những sáng tác giàu tính nhân văn,
tính nghệ thuật của nhiều tác giả như Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy, Định Hải,
Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa… Những nét thơ mộc mạc càng làm tâm
hồn của các em trở nên giàu có, sinh động hơn.
Các tác giả văn học trên đều là những sáng tác giàu hình tượng và cảm
xúc, cách diễn đạt trong sáng phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh và

có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Không chỉ những tác phẩm trong nước và những
tác phẩm nước ngoài cũng có lối diễn đạt và tư tưởng cũng được đề cao.
 Văn bản tập đọc phải đáp ứng yêu cầu về tính tích hợp
Mỗi văn bản đều được lựa chọn để đảm bảo tính yêu cầu về việc tích
hợp dọc và tích hợp ngang. Trên tích hợp ngang, ngoài mục đích rèn luyện kỹ
năng đọc và trang bị một số kiến thức về chủ điểm, bài tập đọc phải đáp ứng
yêu cầu về làm vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết chính
tả hay làm văn. Tích hợp dọc, mỗi văn bản mới được kế thừa, tiếp nối kiến
thức kỹ năng đã học trước đó và là bước chuẩn bị cho những kiến thức kỹ
năng sẽ xuất hiện phía sau.

9


1.1.2.2. Vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc lớp 4
 Phân môn Tập đọc trong việc thực hiện mục tiêu học Tiếng Việt
Tập đọc giúp hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
cho HS. Thông qua những bài Tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến
thức sơ giản về Tiếng Việt từ đó giúp học sinh hướng tới vẻ đẹp của văn
chương, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước,
gia đình, bạn bè, thầy cô. Những bài Tập đọc giúp cho học sinh hình thành và
phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Dạy tốt phân môn Tập đọc cũng là góp
phần dạy tốt môn Tiếng Việt.
 Phân môn Tập đọc với tư cách là phân môn tổng hợp giúp học sinh
phát triển toàn diện Tiếng Việt ở cấp độ bước đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, phong cách làm văn và các kĩ năng thực hành Tiếng Việt.
Ban đầu, HS được luyện phát âm đúng các âm vị tiếng mẹ đẻ sau đó
học sinh mới hình thành được các kỹ năng đọc như đọc đúng, đọc lưu loát,
đọc hiểu và đọc diễn cảm. Đọc đúng và đọc diễn cảm là mục đích mà dạy đọc
hướng tới chính là nội dung của việc luyện đọc thành tiếng. Đọc đúng trước

hết là đọc đúng chính âm.
 Phân môn Tập đọc trang bị những tri thức cơ bản cho học sinh Tiểu
học về khoa học, nghệ thuật và lối sống.
Qua những hệ thống văn bản Tập đọc thuộc loại hình nghệ thuật, báo
chí, khoa học… đã được đưa vào các chủ điểm, phản ánh những vấn đề gần
gũi với cuộc sống của các em, giúp cho các em có môi trường giao tiếp, hiểu
biết về thế giới xung quanh. Những bài Tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật có
thể là tác phẩm trọn vẹn hay đoạn trích hoặc biên soạn từ một tác phẩm văn
học đem đến cho các em sự nhận biết về cái đẹp, cái chân – thiện – mĩ, biết về
văn hóa ứng xử của dân tộc cũng như vẻ đẹp của Tiếng Việt trong khi giao
tiếp. Những bài Tập đọc giúp các em có kiến thức về thiên nhiên, cuộc sống.
Các em hiểu biết thêm về xã hội, lịch sử, những chuẩn mực xã hội, những

10


hành vi đạo đức, ứng xử, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi
nhân cách cho các em.
 Phân môn Tập đọc góp phần rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh
Phân môn Tập đọc giúp bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh.
Thông qua các bài Tập đọc, học sinh có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp
những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn học. Theo tác giả Lê Phương
Nga – Nguyễn Trí: “Khi tiếp cận các văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ
phải hiểu nội dung sự việc là cái làm nên thiên chức thông báo sự việc của văn
bản mà còn phải nắm nội dung cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình, tức là
thái độ tình cảm đánh giá sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của
văn bản, cũng là cái làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc. Vì vậy, đích
cuối cùng của dạy cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc không chỉ cho thấy bài
văn đã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải cho thấy bài văn là kết quả của
một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ, thái độ của nhà văn trước hiện thực”.

1.1.2.3. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học
Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và
phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có
nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu này đó là hình thành và phát triển năng lực đọc
cho học sinh.
 Hình thành năng lực đọc cho học sinh
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất đó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng
cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu
loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình
đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình
thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn

11


luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng
này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền
đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại,
nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm
được. Vậy nên, nhiều khi chúng ta khó mà nói được rạnh ròi kĩ năng nào làm
cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng
mà đọc được đúng. Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ yếu tố nào.
 Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen
làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh
Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là
một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa.
Nói cách khác, thông qua việc dạy học, phải làm cho học sinh thích thú đọc
và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời,

phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo
cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
 Những nhiệm vụ khác
Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên
cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc
còn có nhiệm vụ:
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho
học sinh
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
1.1.2.4. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4
 Thời lượng.
Đối với Tập đọc ở lớp 3 là hình thành những kĩ năng giao tiếp cho học
sinh, những yêu cầu về đọc đúng, đọc rõ ràng và chính xác các văn bản. Lên

12


lớp 4, chương trình Tập đọc được bố trí xen kẽ các thể loại văn xuôi, thơ (một
phần nhỏ kịch), bao gồm cả văn bản nghệ thuật (truyện, thơ, kí…) và các
nhóm văn bản khác như văn bản khoa học, văn bản nhật dụng, truyền thông,
phản ảnh nhiều lĩnh vực đời sống trong thực tiễn của học sinh lớp 4 được gắn
vào các chủ điểm. Chủ điểm là một hệ thống chung của các phân môn nhưng
biểu hiện chung nhất là ở Tập đọc. Đối với Tập đọc lớp 4, hệ thống chủ điểm
có tính khái quát, đi vào bản chất các hiện tượng đời sống, đề cập trực tiếp
đến đời sống tinh thần của con người hơn so với Tập đọc lớp 3 và các khối
lớp dưới. Gồm 10 chủ điểm chính sau:
- Thương người như thể thương thân : Nói về lòng nhân ái, ca ngợi
tấm lòng hiệp nghĩa, bênh vực kẻ yếu (Dế mèn bênh vực kẻ yếu). Thể hiện
tình cảm sâu nặng tình làng xóm, tình máu mủ (Mẹ ốm). Tình cảm bạn bè biết

chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống
(Thư thăm bạn). Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương
xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (Người ăn xin)…
- Măng mọc thẳng: Nói về tính trung thực và lòng tự trọng. Ca ngợi sự
chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan
nổi tiếng cương trực thời xưa (Một người chính trực). Thể hiện tình cảm yêu
thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm
khắc với lỗi lầm của bản thân (Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca)…
- Trên đôi cánh ước mơ: Nói về ước mơ, khát vọng của con người về
một cuộc sống tương lai hạnh phúc, đầy đủ, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp
hơn. Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương
lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước (Trung thu
độc lập). Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở
đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ
cuộc sống (Ở vương quốc tương lai). Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ nói

13


về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt
đẹp hơn…
- Có chí thì nên: Giới thiệu về những tấm gương có ý chí, giàu nghị lực,
kiên trì, bền bỉ vượt khó, vươn lên trở thành những tên tuổi lừng lẫy. Ca ngợi
chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên
khi mới 13 tuổi (Ông trạng thả diều). Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé
mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh
doanh tên tuổi lừng lẫy (“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi). Nhờ khổ công rèn
luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài (Vẽ trứng)…
- Tiếng sáo diều: Giúp các em đến với thế giới tươi vui, ngộ nghĩnh
qua nhiều trò chơi của trẻ em. Thông qua đó thể hiện tinh thần thượng võ,

niềm vui tuổi thơ. Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh,
làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (Chú Đất Nung).
Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho
đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh
diều bay lơ lửng trên bầu trời (Cánh diều tuổi thơ). Cậu bé tuổi Ngựa thích
bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ
đường về với mẹ (Tuổi ngựa)…
- Người ta là hoa đất: Nói về năng lực, tài chí của con người như sức
mạnh, tài năng và lòng nhiệt tình. Giúp học sinh khám phá những vẻ đẹp mà
thiên nhiên tạo ra. Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa
của bốn anh em Cẩu Khẩy (Bốn Anh Tài). Mọi vật được sinh ra trên trái đất
này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất
(Chuyện cổ tích về loài người). Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong
phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người
Việt Nam (Trống đồng Đông Sơn). Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại
Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng
nền khoa học trẻ của đất nước (Anh hùng Lao động Trấn Đại Nghĩa)…

14


- Vẻ đẹp muôn màu: Nói sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
đất nước, biết sống đẹp. Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô
cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân
quê (Chợ Tết). Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút
miêu tả tài tình của tác giả, hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối
với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường (Hoa học trò). Ca ngợi tình
yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)…
- Những người quả cảm: Giới thiệu những con người có lòng dũng

cảm, gan dạ, dám hy sinh bản thân vì người khác. Ca ngợi hành động dũng
cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi
sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược (Khuất phục tên
cướp biển). Nói về tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong
những năm tháng chống Mĩ cứu nước (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Ca
ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh
chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình (Thắng biển), ca
ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí
khoa học (Dù sao Trái Đất vẫn quay!)…
- Khám phá thế giới: Giới thiệu cho các em những miền đất lạ mà các
em chưa biết, nơi có những sản vật, những công trình kiến trúc. Ca ngợi vẻ
đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với
cảnh đẹp đất nước (Đường đi Sa Pa). Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự
gần gũi của nhà thơ với trăng (Trăng ơi… từ đâu đến?). Nói về lòng dũng cảm
vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử của Mangen-lăng và đoàn thám hiểm, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái
Bình Dương và những vùng đất mới (Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái
Đất). Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (Dòng sông mặc áo). Hình

15


ảnh Ăng-co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân
Cam-pu-chia (Ăng-co Vát)…
- Tình yêu cuộc sống: Bồi dưỡng cho học sinh về tinh thần lạc quan,
yêu đời. Tác phẩm “Vương quốc vắng nụ cười” cho chúng ta biết cuộc sống
thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. Hai bài thơ nói lên tinh thần
lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác từ
đó, khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước
khó khăn (Ngăm trăng-Không đề). Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay
lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh

bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc
cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống (Con chim chiền chiện)...
Xoay quanh các chủ điểm đó có 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn
bản khác nhau gồm có 46 bài văn xuôi, 17 bài thơ (có 2 bài thơ ngắn là Ngắm
trăng và Không đề của Hồ Chí Minh được dạy trong 1 tiết). Trong 62 văn bản
đó thì có 57 văn bản là văn bản nghệ thuật, có 5 văn bản không phải văn bản
nghệ thuật.
Mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần riêng có chủ điểm Tiếng sáo diều
được dạy trong 4 tuần. Mỗi tuần có hai tiết tập đọc được sắp xếp theo trình tự:
Tập đọc – Chính tả - Luyện từ và câu – Kể chuyện – Tập đọc – Tập làm văn –
Luyện từ và câu – Tập làm văn. Đa số các bài tập đọc đều được dạy trong 1
tiết nhưng có một số bài được dạy trong 2 tiết như : Dế mèn bênh vực kẻ yếu,
Vương quốc vắng nụ cười, Chú Đất Nung, Bốn anh tài. Mỗi chủ điểm lại có
những bài Tập đọc có nội dung như nhau, nói về một khía cạnh khác nhau
trong chủ điểm.
Ví dụ như chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” được sắp xếp ở các tuần
7, tuần 8, tuần 9 có các bài tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ nói về ước
mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

16


Đặc biệt là lần đầu tiên ở phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt
được dạy một văn bản kịch. Đó là trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai được
trích trong vở kịch Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích, một nhà văn nổi
tiếng đã từng đạt giải Nô-ben. Đây chính là điểm mới trong chương trình tập
đọc lớp 4 so với tập đọc lớp 3.
 Nội dung phân môn Tập đọc lớp 4
Nội dung phân dạy học của phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4
là sự cụ thể hóa những quy định trong chương trình tiểu học ban hành kèm

theo quyết định số 48/2001/QĐ-BGD&DDT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phân môn Tập đọc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã
được hình thành từ lớp dưới, cùng với các kĩ năng đó phân môn Tập đọc còn
rèn luyện thêm kỹ năng đọc diễn cảm (thông qua giọng đọc để thể hiện được
tình cảm, thái độ sao cho phù hợp với nội dung bài học, ý nghĩa mà tác giả
muốn gửi gắm). Sau mỗi bài tập đọc là phần hướng dẫn sư phạm bao gồm các
nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài. Sự hướng dẫn này giúp
học sinh nâng cao kĩ năng đọc-hiểu văn bản, cụ thể là:
- Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn
chương. Kết hợp với phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc
hình thành cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng các công cụ (từ
điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
- Một trong những nội dung quan trọng của phân môn Tập đọc là bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS. Những bài Tập đọc phản ánh
những vấn đề của xã hội, đạo đức, thẩm mĩ, cuộc sống xung quanh của con
người bằng ngôn ngữ văn học và những hình ảnh giàu tính chất giáo dục,

17


nhân văn. Thông qua đó, HS sẽ hình thành được những tư tưởng đúng đắn,
cách ứng xử và nhân cách của bản thân. Phân môn Tập đọc còn cung cấp cho
HS năng lực diễn đạt, vốn từ ngữ rộng và giúp HS hiểu biết hơn về tác phẩm
văn học.
- Như vậy, thông qua nội dung của phân môn Tập đọc HS có thể liên
hệ kết nối với đời sống thực tiễn, vận dụng vào chính cuộc sống của các em.
Và ngược lại từ đời sống thực tiễn các em biết liên hệ vào bài tập đọc đã học

trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
1.1.3. Đọc hiểu và kết nối thực tiễn trong dạy đọc hiểu văn bản
1.1.3.1. Khái niệm đọc
Có rất nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường chú ý về
những khía cạnh khác nhau của đọc.
Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988),
Viện sĩ M.R.Lơvôp đã định nghĩa: “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là
quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu
nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), la quá trình chuyển trực tiếp từ hình
thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”.
“Đọc là quá trình tương tác, trong quá trình đó, tri thức có trước về thế
giới của người đọc tương tác với thông điệp được truyền đạt một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản” (Smith, 1995).
Trong 2 định nghĩa nêu trên, tôi cho rằng ý kiến của M.V.Lơvôp phù
hợp với việc dạy học Tập đọc ở Tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan
điểm đầy đủ về đọc. Bởi vì trong ý kiến của mình Lơvôp xem đọc là một quá
trình tổng hợp của việc chuyển tải từ chữ viết sang âm thanh và giải mã chữ
viết (âm thanh) - ý nghĩa. Vì vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành
tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không phải chỉ là quá trình nhận
thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là sự tổng hợp
của cả hai quá trình.

18


1.1.3.2. Đọc hiểu
Có rất nhiều khái niệm về “đọc hiểu”, sau đây là một số quan niệm tiêu
biểu của một số nhà nghiên cứu về khái niệm này.
Durkin khẳng định đọc hiểu là “một quá trình tư duy có chủ tâm, trong
suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản

và người đọc” (1993).
“Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một
văn bản” (Rumelhart, 1994). Trong suốt quá trình người đọc mang tới những
mức độ khác nhau về sự trải nghiệm đời sống, về kĩ năng, trong đó đó bao
gồm kĩ năng ngôn ngữ, về những nguồn tài nguyên nhận thức và tri thức của
họ về thế giới nói chung.
“Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp
thông tin trong văn bản với tri thức có trước của người đọc” (Anderson và
Pearson, 1984; Afflerbach, 1990; Meneghetti, Carretti và De Beni, 2006).
Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ
quy định lẫn nhau của việc hình thành kĩ năng đọc, kĩ năng làm việc với văn
bản, nghĩa là đòi hỏi tổ chức giờ tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của
bài đọc đồng thời hướng đến việc hoàn thiện kĩ năng đọc, hướng đến đọc có ý
thức bài đọc. Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ có thể xem là đứa
trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu được điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa của
chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những điều ta đưa vào cho chúng đọc, chúng sẽ
không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó, hiểu
những gì được học sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc.
Đọc là một quá trình biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức
âm thanh. Gần đây, đọc còn được biết đến là quá trình tiếp thu văn bản. Người
đọc phải thông hiểu nội dung, tư tưởng các kiến thức trong văn bản đã đọc.
Hiệu quả của việc đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung
văn bản đọc. Vì vậy, việc dạy đọc hiểu là dạng đọc có ý thức, kết quả của việc

19


×