Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn hiệu quả việc sử dụng một số thủ thuật và phương tiện dạy học trong giờ dạy đọc tiếng anh trung học phổ thông trần phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.14 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
----------------****--------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ THỦ THUẬT VÀ PHƯƠNG
TIỆN DẠY HỌC TRONG GIỜ DẠY ĐỌC TIẾNG ANH

Tác giả : Đậu Thị Diệp
Đơn vị : Tổ Ngoại ngữ
Trường THPT Trần Phú
SKKN thuộc môn: Tiếng anh

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1


Tên đề tài

1

Tên tác giả và tổ chức

1

Mục lục


2

Tóm tắt đề tài

3

Giới thiệu

4

+ Thực trạng chất lượng dạy môn đọc hiểu ở trường
THPT Trần Phú
+ Giải pháp thay thế
+ Vấn đề nghiên cứu
+ Giải pháp nghiên cứu
Phương pháp

18

+ Khách thể nghiên cứu
+ Thiết kế nghiên cứu

18
18

+ Quy trình nghiên cứu

19

+ Đo lường và thu thập dữ liệu


19

Phân tích dữ liệu và kết quả

20

Bàn luận -Kết luận và khuyến nghị

20

Tài liệu tham khảo

21

Phụ lục

22

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Việc tìm ra một phương pháp dạy học tiếng có hiệu quả giúp người học nhanh chóng
làm chủ được ngoại ngữ mình theo đuổi vẫn là nỗi trăn trở của nhiều nhà giáo học pháp và
các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trước sự phát triển tiến bộ của xã hội , của khoc học và

2


công nghệ thông tin người học được tiếp cận với nhiều hình thức , phương tiện học tập hiện
đại, mang lại hiệu quả tích cực . Do đó càng địi hỏi người dạy phải ln nâng cao trình độ
chun mơn , tìm tịi, đổi mới các phương pháp dạy học sao cho đáp ứng được nhu cầu của

người học.
Trong các kỹ năng dạy ngoại ngữ thì dạy đọc hiểu đóng một vai trò rất quan trọng đặc
biệt là trong điều kiện hầu hết các trường dạy ngoại ngữ khơng có mơi trường tiếng phù hợp.
Đọc là một q trình tổng hợp khơng chỉ địi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú
pháp, ngữ pháp, tục ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết... Khi đọc, điều quan trọng
không phải là tốc độ mà là khả năng nắm được nội dung.Qua đọc học sinh được tiếp xúc với
các loại văn bản khác nhau, được cọ xát với các hiện tượng ngơn ngữ và văn hóa đa dạng
phong phú . Đọc hiểu giúp học sinh có điều kiện để phát triển các kỹ năng thực hành tiếng
khác như nghe , nói, viết. Chính vì vậy đọc hiểu được coi là trọng tâm của dạy và học ngoại
ngữ dù xu hướng hiện nay chúng ta đang chú trọng vào việc dạy nghe, nói.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề cập đến một số vấn đề , giải pháp , và một số
thủ thuật trong dạy kỹ năng đọc tiếng Anh cấp THPT. Tôi lựa chọn kỹ năng đọc bởi lẽ với
học sinh cấp THPT việc nắm chắc kỹ năng đọc hiểu là hết sức cần thiết nhất là khi các em
phải tham gia các kỳ thi các bài kiểm tra viết ở lớp, trường. Nghiên cứu được thực hiện trên
hai lớp 12B và 12K của trường THPT Trần Phú. Lớp 12K là lớp thực nghiệm và lớp 12B là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài (Unit 6 Future
Jobs - Reading ) . Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài
kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,26 điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng
là 6,47 Kết quả kiểm chứng T -test cho thấy p<0,05 là có sự khác biệt giữa điểm trung bình
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng áp dụng một số thủ thuật và
phương tiện dạy học trong giờ dạy đọc (Reading) đã nâng cao chất lượng các giờ dạy đọc đặc
biệt là cải thiện được khả năng đọc hiểu của học sinh, tạo hứng thú cho các em trong giờ học.

GIỚI THIỆU
1/ Thực trạng chất lượng dạy môn đọc hiểu ở trường THPT Trần Phú
Trong sách giáo khoa tiếng Anh bậc THPT thì kỹ năng đọc là kỹ năng được dạy đầu
tiên khi mở đầu một đơn vị bài học . Trong bài đọc đó bao gồm cả ngữ pháp trọng tâm của bài
(Phần Language Focus ) và từ vựng cũng như các hiện tượng ngơn ngữ , văn hóa . Do đó tơi
thường dành sự đầu tư nhiều cho tiết dạy đọc hiểu thơng qua việc tìm hiểu kỹ nội dung bài

đọc , thiết kế các hình thức hoạt động trên lớp cho phù hợp với các Task trong bài học, tìm
hiểu, sưu tầm và giới thiệu các thơng tin mang tính liên hệ thực tế để giúp học sinh nhớ bài
đọc hơn . Hiện nay học sinh đang sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Anh hệ 7 năm. Như vậy
đòi hỏi các em phải đảm bảo kiến thức tiếng Anh cơ bản bậc THCS. Song do nhiều nguyên
nhân nên kiến thức mơn tiếng Anh cấp 2 của các em cịn rất yếu, nhiều em hầu như không
nắm được kiến thức cơ bản. Kết quả của kỳ thi khảo sát đầu năm môn tiếng Anh ở trường
THPT Trần Phú (Năm học 2012 - 2013 ) cho thấy chỉ có 35,72% học sinh đạt điểm trung
bình. Do đó giáo viên tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy vì với nội dung SGK
mới giáo viên không thể dạy lại kiến thức cấp II trong 45 phút của giờ học . Do đó trong các
tiết học tiếng Anh với các lớp ban D thì khoảng 2/3 lớp nắm được bài ,cịn với các lớp ban A
thì chỉ khoảng 1/2 lớp hiểu bài .Cụ thể hơn trong giờ "Reading" một số học sinh thấy rất ngại

3


học và nản khi phải đối mặt với một bài đọc dài ,có nhiều từ và cấu trúc ngữ pháp mới.Một số
em dựa vào sách học tốt để làm trước các Task ở nhà. Một số em chăm chỉ hơn thì tra từ điển
từ ở nhà với rất nhiều từ mới viết đầy vào SGK. Do đó việc học các giờ "Reading" chưa hiệu
quả. Các em sẽ không thể làm một bài kiểm tra đọc hiểu tốt vì thiếu các kỹ năng đọc. Điều đó
dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh trong các bài kiểm tra thì phần đọc hiểu thường khoanh
đáp án đúng theo ý thích , khơng bám vào nội dung bài đọc.Bên cạnh đó một số giáo viên
cũng chưa thực sự chú trọng vào việc tìm tịi những phương pháp dạy hiệu quả để giờ đọc
cuốn hút học sinh. Thậm chí có những tiết học giáo viên còn nặng về việc cho học sinh chép
từ mới mà không chú trọng tới việc dạy các kỹ năng đọc như thế nào .Với những lý do đó nên
việc dạy đọc hiểu ở trường THPT Trần Phú tuy đã có chuyển biến về cách thức tổ chức học,
phương pháp dạy nhưng vẫn còn chưa thực sự hiệu quả và sự tiến bộ về chất lượng dạy kỹ
năng đọc còn chưa đồng đều ở tất cả các giáo viên tiếng Anh trong trường.Trước thực trạng
đó tơi đã tìm tịi , nghiên cứu áp dụng một số thủ thuật, phương pháp dạy học và phương tiện
dạy học trong giờ dạy đọc hiểu giúp các em tiếp cận bài đọc một cách dễ dàng hơn, sử dụng
được các kỹ năng đọc khi làm bài tập và không bị phụ thuộc vào từ điển khi làm bài đọc .

2. Giải pháp thay thế :
Trong đề tài này tôi áp dụng một số thủ thuật , phương pháp và phương tiện dạy học vào giờ
dạy " Reading " .
2.1. Những việc cần chuẩn bị trước giờ dạy đọc :
Do đặc thù của tiết "Reading " nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học
sinh . Một tiết học chỉ có thể thành cơng khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng , nhuần nhuyễn
và học sinh học tập chủ động tích cực.
+ Về phía giáo viên :
- Xác định mục tiêu tiết dạy, trọng tâm bài , điều học sinh đạt được sau tiết dạy.
- Lựa chọn phương pháp thủ thuật thích hợp nhất là áp dụng vào tiết dạy.
- Giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết
- Phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy.Điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố thời gian
khơng hợp lý sẽ "cháy giáo án " và không nhấn mạnh được vào trọng tâm của bài.Thực tế một
số tiết "reading " nếu theo phân phối CT dạy trong một tiết là hơi "nặng" do đó địi hỏi giáo
viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần
khơng trọng tâm.
Ngoài ra giáo viên cần phải quan tâm những điều sau :
- Đối tượng học sinh, điểm mạnh, điểm yếu, vốn kiến thức và kỹ năng đã có.
- Sử dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các giáo cụ trực quan và các phương
tiện dạy học sẽ dùng vào bài.
- Các dạng bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, những bài tập, câu hỏi nào dành cho học
sinh yếu, bài nào dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi
Trước khi dạy bài đọc hiểu tơi thường nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và u cầu các
em tìm hiểu những thơng tin về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị về nội
dung chủ đề bài học . Ví dụ như Unit 2 ( Cultural Diversity ) yêu cầu học sinh tìm hiểu về
phong tục dựng vợ gả chồng của người phương Đông , phương Tây, Unit 4 (School Education
System ) tìm hiểu về giáo dục nước Anh, Unit 8 (Life in the future ) tìm các thơng tin về công
nghệ thông tin và con người trong tương lai Qua thực tế giảng dạy ở hai lớp (12B, 12K) ở
trường Lê Hồng Phong tôi nhận thấy đa số các em đều có ý thức chuẩn bị tìm thơng tin ở
nhà , với chủ đề Unit 8 các em học sinh nam rất hào hứng khi tìm hiểu những phát minh mới

trong tương lai.Về phần từ mới tôi cũng không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ
yêu cầu đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì. Mục đích của phần này là để
học sinh ít nhiều có sự đọc trước bài ở nhà dù có thể một số học sinh lười sẽ không thực hiện

4


nhưng qua thực tế ở hai lớp tôi dạy khoảng 70% học sinh là có đọc trước bài ở nhà. Điều đó
sẽ giúp các em tiếp thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự
chủ động, hợp tác tích cực của học sinh.
+ Về phía học sinh :
Đọc trước bài đọc ở nhà để nắm qua được chủ đề của bài học . Tìm kiếm các thơng tin liên
quan đến chủ đề bài học theo yêu cầu của giáo viên.
2.2. Tiến trình dạy tiết đọc hiểu , các thủ thuật , phương phâp và phương tiện dạy học
phù hợp :
Khi dạy đọc hiểu không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn
nào đó mà cịn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng
đọc. Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo
những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên khơng trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh
phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra u
cầu. Thơng thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:
+ Trước khi đọc (Pre-reading )
+ Trong khi đọc (While- reading)
+ Sau khi đọc: ( Post- reading)
a. Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12'đến 15'
Là bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau:
- Gây hứng thú (arouse interest)
- Thiết lập ngữ cảnh (set up the context)
- Tạo nhu cầu, lý do(create reasons for reading)
- Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu(pre-teach structures, new

words)
- Giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc(introduce briefly the topic, content)
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc(eliciting, guiding
questions)
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (predict the text)
- Nêu những điều muốn biết về bài đọc (give expectation)
Phần gây hứng thú ,thiết lập ngữ cảnh, tạo nhu cầu lý do đọc chính là phần Warm up Các
hoạt động này nên ngắn gọn và tập trung. Thời gian dành cho các hoạt động này khoảng ba
n năm phút là đủ. Có thể sử dụng các hoạt động sau để thực hiện:
+ Brainstorming:
Yêu cầu học sinh nêu những từ có liên quan đến bài học đọc, bức tranh trong bài đọc hay
tiêu đề, chủ đề của bài đọc. Đồng thời giáo viên hoặc học sinh có thể viết những từ- cụm từ đó
lên bảng ,việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể tìm những từ này trong
bài đọc. Học sinh có thể nêu từ bằng tiếng Việt, giáo viên chuyển sang tiếng Anh.
+ Discussion:
Yêu cầu học sinh thảo luận về bức tranh trong bài đọc. Cho học sinh nói suy nghĩ của
mình về bài khoá: Nói về cái gì? Điều gì xảy ra?...
Để khuyến khích tất cả học sinh trong lớp đều tham gia thảo luận, giáo viên nên cho
học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
+ Questioning:
Cho học sinh quan sát tranh trong bài đọc hoặc câu đầu tiên của bài và tự nghĩ các câu
hỏi để hỏi về bài đọc. Hoạt động này tạo ra sự luyện tập hữu ích trong việc thành lập câu hỏi
của học sinh và tạo cho học sinh lý do ®Ĩ ®äc. Do ®ã häc sinh cã thĨ t×m ra đáp án cho câu hỏi
mình đặt khi tiến hành đọc bµi.Nên gọi các học sinh khá , giỏi đặt câu hi .Giáo viên có thể
sử dụng tranh ảnh để thu hót sù chó ý cđa häc sinh vỊ chđ ®iĨm chính của bài đọc và tạo
không khí hào hứng cho lớp học.
VD: Giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc nh:
-

What are the people in the picture doing ?.


-

Where are they ?Who are they? .............

5


Trong các bài học tiếng Anh 12 - HK I thì tranh của Unit 3(Ways of socialising),
Unit 5(Higher Education ), Unit 8(Life in the future ) có thể sử dụng đặt câu hỏi để
dẫn dắt vào bài mới. Sau ®ã ta có thể đa ra lời giơí thiệu ngắn dẫn dắt vào bài
(Lead in ) nh:
" The text we are going to read today is about ........... "
Do thời lượng 45' dạy đọc đôi khi là không đủ nên có những bài giáo viên có thể sử
dụng ngay các câu hỏi hoặc yêu cầu của phần " Before you read " để làm phần" Warm
up" ví dụ như với Unit 1 (Home Life ) , Unit 2(Culutral Diversity), Unit 4(School
Education System ), Unit 6 ( Future jobs )
Tôi thường xuyên dạy giáo án điện tử nên phần "Warm up " rất phong phú về hình
thức thể hiện như trị chơi ô chữ , xem videoclip, xem tranh liên quan đến chủ đề bài
đọc, đốn từ chìa khóa qua các gợi ý ..................
Giáo viên cũng có thể tổ chức một trò chơi thi giữa hai đội : Who is faster ?
Giáo viên chia lớp làm hai đội và các em sẽ lần lượt lên bảng viết các từ liên quan
đến chủ đề bài đọc . Trong khoảng 3 phút đội nào viết được nhiều từ đúng hơn sẽ
thắng cuộc. Hoạt động này có thể áp dụng vào Unit 1(Home life), Unit 4(School
Education System ), Unit 6 ( Future jobs ) vì các chủ đề đó học sinh thường nhớ
nhiều từ hơn.
Qua thực tế áp dụng các thủ thuật và tổ chức một số hoạt động cho phần Warm up tôi thấy
học sinh vô cùng hào hứng, các em tham gia rất tích cực kể cả các em học sinh có lực học TB.
Thậm chí có lần tơi tổ chức trị chơi thi viết từ liên quan đến chủ đề Unit 6 (Future Jobs )một
số em hs có lực học TB môn Anh ở lớp 12K đã rất hăng hái tham gia lên bảng viết dù có em

viết cịn chưa đúng chính tả. Một phần q nhỏ nếu có thể cũng sẽ rất thú vị làm các em hào
hứng hơn khi tham gia trò chơi. Tuy nhiên giáo viên nên chú ý phần hướng dẫn trò chơi, luật
chơi phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để hs biết cần phải làm gì. Giáo viên có thể giải thích luật
chơi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Như vậy hoạt động Warm up dù rất ngắn ngủi về thời gian nhưng lại rất quan trọng khơng thể
bỏ qua vì nó sẽ tạo một khởi đầu hứng thú, tạo sự chú ý tập trung lôi cuốn học sinh vào các
hoạt động chính tiếp theo.
Sau phần Warm up là phần gi¶i thÝch tõ míi
Gi¶i thÝch tõ mới cho học sinh trớc khi đọc bài đọc hiểu là cần thiết. Điều đó
sẽ làm cho học sinh thấy dễ dàng tiếp cận bài đọc hiểu hơn.
Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới ở trong bài đọc. Học sinh có thể
đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc bài. Giáo viên nên chọn lựa dạy 1 số từ và
cụm từ khó trong bài.
Một số cách để giải thích từ mới.
+ Bằng cách sử dụng giáo c trc quan:
Có thể vẽ tranh ở trên bảng hoặc cắt các bức tranh từ hoạ báo.
+ Bằng cách sử dụng nội dung bài đọc, oỏn ng cnh t trong cõu
+ Bằng cách dịch sang tiếng Việt.

6


+ Với giáo án điện tử thì có thể giới thiệu từ qua tranh, qua các hành động. Phương
pháp này rất hiệu quả giúp hs nhớ từ hơn.
Tuy nhiên có một số điều giáo viên cần chú ý: Nhắc hs vừa theo dõi phần hướng
dẫn của GV vừa ghi chép từ mới , cấu trúc mới vào vở. Nếu sử dụng GAĐT thì các từ
cần đưa với tốc độ đủ để hs ghi chép tránh tình trạng các slide chạy quá nhanh học
sinh không kịp ghi chép. Sau khi đã giới thiệu từ xong chỉ cần cho học sinh đọc đồng
thanh từ một đến hai lần không nên cho đọc cá nhân vì thời gian phần này khơng cho
phép và với yêu cầu của giờ Reading hs không nhất thiết phải đọc lưu loát từ mới.

Sau khi giới thiệu từ mới GV có thể gợi mở dẫn dắt một hai câu hỏi liên quan đến một
số nội dung:
-

Giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc(introduce briefly the topic, content)
Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc(eliciting, guiding
questions)
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (predict the text)
- Nêu những điều muốn biết về bài đọc (give expectation)
Cuối cùng giáo viên lưu ý thời gian cho phần Pre-reading tối đa chỉ 12' đến 15'
Trong giai đoạn dạy Pre-reading, yếu tố cần thiết và quan trọng để làm nổi bật
chủ đề cần dạy, giờ đọc hiểu đạt hiệu quả, có sức cuốn hút học sinh là phần Warm-up.
Đây là phần không thể thiếu trong bài vì từ phần Warm-up chủ đề của bài học mới
được dẫn dắt, mới có thể khai thác ngữ liệu phục vụ bài đọc.
b. Trong khi đọc (While- reading )Khoảng từ 20 đến 25 phút
Khi bước vào phần này thì yêu cầu đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua các
Task để nắm bắt nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài. Sau đó u cầu học sinh đọc
thầm bài. Trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ khơng
giải thích, khơng làm học sinh gián đoạn mất tập trung . Thời gian cho học sinh đọc thm
khong t 2' n 4' . Cần phải nhớ rằng đọc thầm là vô cùng quan trọng. Nếu giáo viên cứ đọc
to bài khoá cho học sinh nghe thì nó trở thành một bài nghe hiểu. Đây là mt số điểm cần nhớ
khi dạy 1 bài đọc ở trên lớp:
- Đọc to bài khoá thật ra là luyện ngữ âm, tiết tấu do đó hÃy thực hiện việc này vào cuối
giờ nu cũn thi gian.
- Việc đọc to chỉ cần thiết khi đọc thơ hay kịch bản.
- Đọc to chỉ có lợi cho việc thực hành đọc một cách thuần thục, trôi chảy và làm cho
học sinh thấy tự tin khi bài đọc không quá khó đối với chúng.
Sau đây là một số hoạt động nên đợc thc hiện trong khi ®äc:
Là những bài tập (Task ) được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài khóa, học
sinh có thể đọc nhiều lần để thực hiện bài tập. Các hình thức luyện tập này là tìm hiểu, khai

thác nội dung tùy theo theo mục đích, có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau,
có thể vừa về nội dung vừa về ngôn ngữ. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này
thường có dạng như sau
- Find the word/ phrase/ sentence that say...
- Check/ tick the correct answer
- True / false
- Complete the...
- Fill in the chat

7


- Make up charts / diagrams
- Make a list of...
- Matching
- What does ______stand for ? / refer to?
- What does_______ mean ?
Các kĩ năng thờng dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập
trung có nghĩa là ngời đọc phải hiểu tất cả những gì đà đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết
về từ, ngữ và ý tởng đợc diễn đạt qua bài văn.
Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không cần
thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý viƯc ®äc tËp trung sÏ gióp cho häc sinh ®äc mở rộng tốt
hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sÏ gióp cho häc sinh tù tin h¬n khi tiÕp xúc với các văn
bản chuẩn xác.
Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài đoạn và
cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác. Nếu để cho học sinh đọc tập trung bài văn quá
dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian rèn luyện kĩ năng đọc nhanh.
c hiu qu giỳp hc sinh thu thập được nhiều thơng tin cần thiết và có tư duy tổng quan
về một vấn đề. Trong tất cả các bài kiểm tra đều có một phần kiểm tra các kỹ năng đọc.
Skimming (kỹ năng đọc lướt, đọc nhanh) và scanning " kỹ năng đọc chi tiết, sâu vào một

đoạn hay một câu" là hai trong những kỹ năng quan trọng và rất hữu ích trong nhiều trường
hợp. Để làm tốt những bài tập phần Reading, giáo viên cần hướng cho học sinh tới 2 kỹ năng
chính là:" scanning " and " skimming ".
Skimming: Xác định vị trí các phần trong đoạn văn, từ đó tìm ra câu trả lời thích hợp. Khi
làm bài tập về phần Reading, tìm đúng đoạn văn rất quan trọng. Nó giúp ta tiết kiệm được khá
nhiều thời gian hơn là việc đọc lại từ đầu. Mục tiêu của Skim là tìm ra những Keyword (từ
khóa) trong câu hỏi, từ đó đối chiếu với Keyword của câu chủ đề. Trong vài trường hợp, ta có
thể "áp dụng ngược" kỹ năng Scan để tìm Keyword . Đầu tiên, bằng cách đọc lướt nhanh qua
đoạn văn, người đọc sẽ có được cái nhìn tổng qt về nội dung, văn phong và cấu trúc của
bài văn đó: Skimming cho phép học viên nắm được ý chính trong bài một cách nhanh chóng
vì Skimming có nghĩa là nhìn lướt nhanh qua bài đọc để biết xem bài đó viết về cái gì. Giáo
viên hãy nói cho học sinh biết cách đọc nhanh, đọc lướt và một số mẹo nhỏ để đọc nhanh mà
vẫn bắt được đúng ý chính như:
- Không nên đọc từng câu, từng từ mà chỉ nên đọc một, hai câu đầu hoặc một, hai câu cuối
trong đoạn văn mà thơi vì hầu hết các đoạn văn trong tiếng Anh đều viết theo kiểu diễn dịch
(ý chính thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu thứ hai của đoạn), hoặc quy nạp (ý chính
thường nằm ở một, hai câu cuối trong đoạn). Hay nếu gặp một bài đọc mà người ta yêu
cầu trả lời câu hỏi hoặc sắp xếp câu theo đúng thứ tự thì có thể chỉ cho học sinh nên đọc
phần câu hỏi hoặc những câu cần sắp xếp trước, sau đó mới đọc đoạn văn để tiết kiệm được
thời gian làm bài, vì như thế học sinh chỉ cần đọc đoạn văn một lần và tập trung tìm những
key words (từ khố) các câu hỏi đưa ra trong bài đọc mà thôi. Đọc lướt để nắm bắt được
quan điểm của tác giả về vấn đề, chủ điểm được đề cập trong bài đọc: Kỹ năng skimming rất
hữu ích khi giáo viên muốn học sinh phải tư duy sâu hơn trong những bài đọc bằng cách tìm
ra quan điểm của tác giả một cách nhanh chóng. Điều này rất quan trọng vì đọc khơng chỉ để
lấy thơng tin mà cịn để biết xem quan điểm của tác giả về vấn đề mà họ nêu ra: đồng tình,
phản đối hay trung lập. Khi đọc nhanh để tìm ra quan điểm của tác giả, người đọc không cần
phải đọc tất cả từng từ, từng chữ mà chỉ đọc một vài từ quan trọng thôi. Những từ đó có thể
là danh từ, động từ hoặc tính từ, thậm chí cả các từ nối.
Ví dụ:
" Dogs are often a problem at home. Many dogs are noisy, and dirty. They may even be

dangerous for small children".
Học sinh không cần đi vào đọc chi tiết tất cả các từ trong câu, mà chỉ cần đọc qua
những từ được gạch chân cũng có thể hiểu được tác giả này khơng thích chó.

8


Đọc lướt để nắm được lơ-gíc trình bày của bài: Đôi khi chúng ta cần biết ngay cấu trúc của
một bài văn hoặc một cuốn sách mà không cần phải đọc cả một đoạn văn hay một bài dài lê
thê. Kỹ năng skimming sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Nên chỉ cho học sinh thấy
những từ nào, dấu hiệu nào mà họ nên chú ý tới để tìm ra lơ-gíc trình bày của bài. Đó là các
marking words (từ dấu hiệu) như: because (vì), firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai), finally
(cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ thời gian khác,
v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn được trình bày theo
cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự
thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả). Việc đọc lướt cũng rất hữu ích cho các
doanh nhân và sinh viên. Nó giúp người đọc phân biệt được phần nào quan trong hơn còn
phần nào kém quan trọng hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn thường là danh từ
(đặc biệt là những cái tên trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm
khác cần lưu ý khi đọc lướt là các con số ( như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của
động từ (liệu hành động được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần
quan trọng hơn có thể là các từ như “a”, “the”, “or”, “and”, “if”, “as” ... các từ được lặp lại,
hay một số tính từ và trạng từ.
- Với những thủ pháp trên ta thấy kỹ năng skimming rất quan trọng vì đã phần nào tiết kiệm
được thời gian, giải quyết được vấn đề khó và dài
Scanning: Đọc lướt, đọc qt, nhưng khơng phải là đọc xong mà sáo rỗng. Kỹ năng này thực
sự rất khó nhưng lại rất hữu ích khi làm bài. Người thành thạo kỹ năng này, chỉ cần lướt qua
là tóm được ý chính của cả đoạn, thậm chí là vài đoạn. Mục tiêu của scanning là tìm cho bằng
được câu chủ đề (câu chốt) mang ý nghĩa khái quát của toàn đoạn văn.
Khi scan một đoạn văn, nghĩa là đọc để tìm một từ hay một cụm từ, chứ khơng phải để hiểu

cả bài đọc. Do đó u cầu học sinh không cần phải đọc từng từ hoặc nghĩ đến nghĩa của từ mà
học sinh đang tìm kiếm. Ta có thể tìm từ hoặc cụm từ đó rồi dùng bút gạch chân từ hoặc cụm
từ đó.

Những câu hỏi liên quan dến ý chính của bài.
Dạng câu hỏi thơng thường nhất của loại câu hỏi này là hỏi về ý chính, nhan đề
hay chủ đề của bài đọc.
* Trả lời đúng những câu hỏi về ý chính của bài đọc.
Câu hỏi về ý chính của bài đọc
Xác định loại
What is the topic of the passage?
câu hỏi
What is the subject of the passage?
What is the main idea of the passage?
What is the author's main point in the passage?
What is the author primarily concerned?
Which of the following would be the best tittle?
Tìm câu trả lời ở Thường thì ý chính nằm ở đoạn đầu tiên
đâu
Cách trả lời câu - Đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn trong bài
hỏi
- Tìm ra chủ đề hay ý chung của những dòng đầu tiên
- Đưa mắt nhìn thật nhanh những phần cịn lại của bài đọc
mà bạn đẵ tìm thấy câu chủ đề
- Loại bỏ đáp án hoàn toàn sai và chọn ra đáp án đúng nhất
trong số các đáp án còn lại

9



* Phải hiểu rõ bố cục nội dung của bài
Với câu hỏi dạng này, học sinh phải xác định xem các ý trong từng đoạn được
gắn kết với nhau như thế nào.
Cấu trúc ý
Xác định loại
How is the information in the passage organised?
câu hỏi
How is the information in the second paragraph related to
the information in the first paragraph?
Tìm câu trả lời ở Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng cách đọc câu đầu tiên
đâu
của các đoạn liên quan
Cách trả lời câu - Đọc dòng đầu tiên của từng đoạn đọc
hỏi
_ Tìm những từ mà chỉ ra mối quan hệ trong từng đoạn đọc
- Chọn ra câu trả lời mà diễn đạt đúng nhất mối quan hệ đó
Những câu hỏi trả lời trực tiếp
* Trả lời đúng những câu hỏi chi tiết được nêu ra
Câu hỏi dạng này thường hỏi một thông tin trong bài đọc chứ không không phải
là toàn bộ bài đọc. Câu trả lời cho dạng câu hỏi này thường xuất hiện theo trật tự
của bài đọc. Do đó, đáp án đúng thường diễn đạt ý tương tự nội dung trong bài
đọc, tuy nhiên từ dùng để diễn đạt thì khác.
Cấu trúc ý
Xác định loại
According to the passage ....................
câu hỏi
It is stated in the passage .........................................
The passage indicates that .......................................
The author mentions that ...........................................
Which of the following is true?

Tìm câu trả lời ở Câu trả lời được tìm thấy theo trật tự của bài đọc
đâu
Cách trả lời câu - Chọn một từ chủ chốt trong câu hỏi
hỏi
- Tìm từ chủ chốt hay ý chính trong đoạn đọc thích hợp của
bài đọc
- Đọc câu chứa từ chủ chốt hay ý chính
- Tìm đáp án mà nhắc lại ý trong đoạn đọc
- Loại bỏ những phương án trả lời sai và tìm ra phương án
trả lời đúng nhất
* Tìm những chi tiết khơng được nêu rõ trong bài
Thỉnh thoảng học sinh sẽ được yêu cầu tìm ra câu trả lời mà không được đề cập,
hay không đúng trong đoạn đọc. Loại câu hỏi này có nghĩa là ba trong bốn
phương án trả lời là được chỉ ra, được đề cập hoặc là đúng trong bài đọc, và chỉ
duy nhất một phương án là không. Bởi vậy học sinh phải tìm ra ba phương án có
chứa thơng tin trong bài đọc và do đó phương án cịn lại phải là phương án học
sinh cần lựa chọn.

10


Nên chú ý rằng có hai loại đáp án với câu hỏi dạng này:
- Có ba đáp án đúng và một đáp án không được thảo luận trong bài đọc.
- Có ba đáp án đúng và một đáp án sai theo như bài đọc.
Cấu trúc ý
Xác định loại
- Which of the following is not stated ..........?
câu hỏi
- Which of the following is not mentioned ..........?
- Which of the following is not discussed ..........?

- All of the following are true except ................
Tìm câu trả lời ở Câu trả lời được tìm thấy theo trật tự của bài đọc
đâu
Cách trả lời câu - Chọn một từ chủ chốt trong câu hỏi
hỏi
- Tìm từ chủ chốt hay ý chính trong đoạn đọc thích hợp của
bài đọc
- Đọc câu chứa từ chủ chốt hay ý chính
- Tìm phương án hồn tồn đúng theo như nội dung bài
đọc. Loại bỏ những phương án đó
- Tìm ra đáp án bỏ sai
* Tìm các đại từ thay thế
Có những câu hỏi mà yêu cầu người đọc phải tìm xem danh từ nào mà đại từ đề
cập đến. Đối với loại câu hỏi này rất là quan trọng đối với người đọc là phải hiểu
rằng thông thường danh từ được dùng đầu tiên trong bài đọc và rồi đại từ mà nó
đề cập đến sẽ xuất hiện sau. Để trả lời đúng câu hỏi loại này nên đọc lại câu văn
trước đó để tìm danh từ.
Đại từ thay thế
Xác định loại
The pronoun " ...." in line X refers to which of the
câu hỏi
following?
Tìm câu trả lời ở Dịng mà đại từ xuất hiện thông thường được đưa ra trong
đâu
câu hỏi. Danh từ mà đại từ đề cập đến thơng thường được
tìm thấy trước đại từ
Cách trả lời câu - Tìm đại từ trong đoạn đọc ( Dịng mà đại từ xuất hiện
hỏi
thông thường được đưa ra trong câu hỏi)
- Tìm những danh từ mà xuất hiện trước đại từ

- Đọc thật kĩ phần đứng trước đại từ của bài đọc
- Loại bỏ bất kể phương án sai và chọn ra phương án đúng
nhất
* Trả lời đúng những câu hỏi chi tiết phải suy diễn
Câu hỏi dạng này thường chứa các từ như: implied, inferred, likely, probably và
để cho người đọc biết rằng câu trả lời đúng không được chỉ ra trực tiếp.
Xác định loại

Câu hỏi chi tiết được ngụ ý
It is implied in the passage that ...................

11


câu hỏi

It can be inferred from the passage that .....................
It is most likely that ............................
What probably happened ................ ?
Tìm câu trả lời ở Câu trả lời được tìm thấy theo trật tự của bài đọc
đâu
Cách trả lời câu - Chọn một từ chủ chốt trong câu hỏi
hỏi
- Đọc lướt bài đọc để tìm từ chủ chốt đó.
- Đọc câu có chứa từ chủ chốt đó thật cẩn thận
- Tìm một phương án mà có thể đúng theo như nội dung của
bài đọc
* Những câu hỏi về từ vựng
- Dùng ngữ cảnh để đốn nghĩa của những từ khó.
Trong các câu hỏi của phần đọc hiểu, thông thường học sinh phải đoán nghĩa

của từ. Trong trường hợp này, bài đọc sẽ giúp học sinh đốn nghĩa của từ đó.
Câu hỏi về từ vựng chứa những từ khó
Xác định loại
What is the meaning ..............?
câu hỏi
Which of the following is closest meaning to ...........?
Tìm câu trả lời ở Câu hỏi thường nói cho bạn biết dịng nào trong bài đọc mà
đâu
bạn tìm thấy từ đó
Cách trả lời câu - Tìm từ trong bài đọc.
hỏi
- Đọc cẩn thận câu văn có chứa từ mới đó
- Dựa vào nghữ cảnh để đốn từ mới.
- Chọn ra đáp án đúng
- Dùng ngữ cảnh để đoán nghĩa của các từ đơn giản.
Thỉnh thoảng học sinh gặp phải những câu hỏi về từ vựng mà yêu cầu đoán
nghĩa của một từ mà gặp hàng ngày. với những câu hỏi dạng này, học sinh
không nên đưa ra nghĩa thông thường hàng ngày của từ đó mà bạn phải căn cứ
vào tình huống để đưa ra nghĩa đúng của từ
Câu hỏi về từ vựng chứa những từ đơn giản
Xác định loại
What is the meaning ..............?
câu hỏi
Which of the following is closest meaning to ...........?
Tìm câu trả lời ở Câu hỏi thường nói cho bạn biết dịng nào trong bài đọc mà
đâu
bạn tìm thấy từ đó
Cách trả lời câu - Tìm từ trong bài đọc.
hỏi
- Đọc cẩn thận câu văn có chứa từ mới đó

- Dựa vào nghữ cảnh để đốn từ mới.
- Chọn ra đáp án đúng
* Loại câu hỏi xác định nguồn gốc của văn bản

12


Thỉnh thoảng câu hỏi cuối cùng trong số các câu hỏi của bài đọc thường yêu cầu
bạn tìm xem một mẩu thơng tin được tìm thấy ở đâu trong bài đọc. Các phương
án trả lời sẽ cho bạn các vị trí có thể tìm ra thơng tin đó. Cách tốt nhất để làm
được câu hỏi loại này là phải nghiên cứu câu hỏi , quyết định thông tin mà người
đọc đang tìm kiếm, xem các dịng mà được đưa ra ở bốn phương án trả lời và
tìm ra câu trả lời đúng nhất
Câu hỏi về dạng thơng tin ở dịng nào trong bài
Xác định loại
Where is the passage taken from "?
câu hỏi
Where in the passage ....................?
Tìm câu trả lời ở Đáp án có thể tìm thấy bất kể dịng nào được liệt kê ở bốn
đâu
phương án
Cách trả lời câu - Chọn ra từ chủ chốt hay ý chính trong câu hỏi
hỏi
- Tìm thật nhanh các dịng trong đoạn đọc mà có câu trả
lời. Bạn nên đọc lướt để tìm từ chủ chốt hay ý chính mà thơi
- Chọn ra đáp án đúng
Tất cả các kỹ năng và thủ thuật trên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh trong khi học sinh làm
bài tập ( Task ) trong SGK. Tuy nhiên với từng dạng bài tập thì yêu cầu học sinh áp dụng
những kỹ năng và thủ thuật đọc phù hợp. Trong SGK tiếng Anh 12 thì nội dung của các Task
trong bài đọc chủ yếu là các dạng bài True / false- Matching- Answer the questions -Give the

Vietnamese equivalents ti the words or phrases .......
Do đó áp dụng các kỹ năng đọc nêu trên là rất hữu ích. Để kiểm tra sâu hơn về độ hiểu của
học sinh và cũng là để tránh tình trạng học sinh dựa vào sách học tốt trả lời giáo viên nên yêu
cầu học sinh tìm bằng chứng cho câu trả lời ( Tìm thơng tin ấy từ đoạn nào, câu nào trong bài
đọc ) . Trên thực tế khi tôi áp dụng yêu cầu này vào những học sinh dựa vào sách học tốt hoặc
hỏi bạn câu trả lời sẽ rất lúng túng vì không tim được bằng chứng chứng minh cho câu trả lời.
Thơng thường mỗi tiết Reading có khoảng 2 đến 3 bài tập vì vậy giáo viên cần chủ động phân
phối thời gian hợp lý cho từng bài tập . Do thời gian cho phần While reading là khoảng 2025' nên với bài tập : Answer the questions tôi thường chú trọng vào hướng dẫn học sinh kỹ
năng đọc , tìm ra bằng chứng cho các câu trả lời và chỉ yêu cầu học sinh trả lời miệng ( Theo
cặp ) chứ không nhất thiết phải viết câu trả lời lên bảng và phần viết vào vở câu trả lời chuyển
thành Homework. Cách làm này vừa đảm bảo tiến trình thời gian , vừa nhấn mạnh được các
kỹ năng đọc và kiểm tra được độ hiểu sâu bài của học sinh. Tuy nhiên tiết học sau tôi thường
kiểm tra nhanh vở một số học sinh ( chủ yếu vào các học sinh lười học) để xem các em có làm
vào vở các câu trả lời không.Do thường xuyên sử dụng giáo án điện tử nên tôi thường thiết kế
phần Task trả lời câu hỏi thành trò chơi: Lucky number, lucky animal, lucky job....gắn với
chủ đề bài đọc khiến giờ học sôi nổi hơn. Còn với các dạng bài tập về từ thì tơi thường u
cầu học sinh lên bảng viết theo hình thức thi giữa hai đội . Khi hướng dẫn học sinh làm các
Task tơi thường chia nhóm , chia cặp để các em thi đua và so sánh kết quả của mình. Với hình
thức chia nhóm thì sử dụng bảng phụ là rất hiệu quả. Nhiều lớp học ở trường tơi ln có bộ
bảng phụ (to và nhỏ ) treo sẵn ở lớp nên hoạt động này học sinh rất nhuần nhuyễn và mang lại
hiệu quả Như vậy sau khoảng thời gian đọc thầm ,làm việc độc lập, các hoạt động nhóm ,
cặp , sử dụng các giáo cụ trực quan, phương tiện dạy học sẽ làm cho tiết Reading bớt nặng
nề , học sinh sẽ hứng thú và tích cực hơn trong giờ học.
c. Sau khi đọc (Post - reading )Khoảng từ 5 đến 7 phút

13


Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho
học sinh tiến hành các bài tập địi hỏi có sự thơng hiểu tổng qt của tồn bài,

liên hệ thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập
củng cố. Các hình thức bài tập có thể là:
- Arrange the events in order
- Find the sentence that summerize the paragragh/ text
- Give the title of the reading text
- Give comments, opinions ...
- Discuss questions
- Gap filling
- Role play ...
- Tell a similar event on...
- Develop another stoty basing on the text
- Personalized tasks (write/ talk about .....
- Make dialogues basing on the text
- Rewrite a story from jumble sentences/ words/ visual cues
Với phần này tôi thường dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập cho phù
hợp vì thực tế với trình độ tiếng Anh của học sinh trường tôi một số yêu cầu của phần Post
reading trong SGK là khó đối với học sinh như Unit 3 (Ways of socialising ) , Unit 4 School
Education System .... Tôi thường thiết kế dạng bài tập
- Arrange the events in order
- Find the sentence that summerize the paragragh/ text
- Give the title of the reading text
- Gap filling
Cuối cùng tôi dành khoảng 1' cuối giao bài tập về nhà. Thường là yêu cầu học sinh học từ
mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt vào vở bài tập và làm phần Reading trong
sách bài tập .
Từ năm học 2011- 2012 phân phối CT mơn tiếng Anh THPT có sự thay đổi. Một số
tiết Reading đã được tăng lên 2 tiết do đó thời gian cho phần dạy từ mới, phần luyện các Task
được nhiều thời gian hơn, kỹ hơn, và với các tiết reading dạy trong 2 tiết phần Post reading tôi
thường đưa thêm yêu cầu học sinh dịch những đoạn văn chính trong bài đọc , đặc biệt tôi
thường dành 1 đến 2 phút để liên hệ thực tế nhằm giúp học sinh nâng cao trách nhiệm của

mình với gia đình ( Unit 1Home life ) , nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ( Unit 10 : Nature
in danger ) , củng cố thêm kỹ năng sống cho học sinh nhất là khi các em đang là học sinh lớp
12 sắp ra trường như kỹ năng giao tiếp ( Unit 3 (Ways of socialising ) , kỹ năng phỏng vấn
xin việc làm Unit 6 (Future jobs ) , Kỹ năng sống tự lập, sống với tập thể khi học đại học cao
đẳng ( Unit 5 Higher Education ) ..... Qua ba năm gần đây áp dụng phần liên hệ thực tế ở phần
Post reading tôi thấy học sinh rất hứng thú và thực sự có ích với các em , và kết thúc bài học
các em rất nhớ nội dung bài đọc hiểu và các em cảm thấy tiết Reading cuốn hút và có ích với
các em , một số em còn háo hức xem chủ đề bài sau mình học sẽ là chủ đề gì. Với tiết
Reading thì áp dụng cơng nghệ thơng tin sẽ phát huy hiệu quả nhất ở phần Warm up, dạy từ
mới , và phần post reading. Từ khi áp dụng CNTT thường xuyên vào giảng dạy đặc biệt là các
tiết dạy đọc tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú, tập trung trong giờ học ,hiệu quả của một số
hoạt động được nâng cao rõ rệt vì các em vừa được nhìn , vừa được nghe nên giờ học hào
hứng hơn. Có những hoạt động luyện tập mở rộng (further practice ) nếu khơng có giáo án
điện tử thì khơng thể thực hiện được. Tuy nhiên để chuẩn bị một tiết dạy GAĐT thì giáo viên
cần phải đầu tư thời gian chuẩn bị, thiết kế các hoạt động cho phù hợp và nhuần nhuyễn các
thao tác khi sử dụng các thiết bị dạy học. Sử dụng bảng phụ cho các hoạt động nhóm cũng rất
thuận tiện, học sinh dễ thao tác , rèn luyện được kỹ năng hoạt động nhóm và tạo tính thi đua

14


giữa các nhóm . Việc sử dụng bảng phụ sẽ hiệu quả nhất trong phần " While- reading ". Như
vậy kết hợp giữa giáo án điện tử cho phần Warm up, dạy từ mới và phần "Post -reading " bảng phụ cho phần " While - reading " sẽ tạo ra được một giờ dạy có sử dụng thiết bị dạy học
hiệu quả . Khi các em học tốt tiết reading các em sẽ có vốn từ theo chủ đề để học tiết
"speaking", "Writing "
Về vấn đề dạy kỹ năng đọc môn tiếng Anh cho học sinh đã được một số bài viết đề cập đến
trong các hội thảo như:
- Bài "Một số vấn đề cần quan tâm khi dạy đọc hiểu "của tác giả Phạm Đăng Bình- Giảng
viên Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ -Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội .
- Bài "Vai trò của người giáo viên ngoại ngữ trong lớp học theo đường hướng lấy người học

làm trung tâm " của tiến sĩ Hồng Văn Vân - Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ -Đại học
Ngoại ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội
Những đề tài này đều đề cập đến thực trạng của việc dạy ngoại ngữ mà chủ yếu là về kỹ năng
đọc, cùng những kinh nghiệm , thủ thuật áp dụng trong giờ dạy đọc tiếng Anh . Tuy nhiên ở
đề tài này tôi muốn đề cập tới hiệu quả cụ thể khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy nhất là
với đối tượng học sinh trung bình như ở trường THPT Trần Phú.
3. Vấn đề nghiên cứu :
Việc áp dụng một số thủ thuật , phương pháp mới và phương tiện dạy học vào giờ dạy đọc có
nâng cao hiệu quả giờ dạy không ?
4. Giả thuyết nghiên cứu : Việc áp dụng một số thủ thuật , phương pháp mới và phương tiện
dạy học vào giờ dạy đọc sẽ kích thích học sinh và giúp các em tiếp cận bài đọc một cách dễ
dàng hơn, nâng cao chất lượng giờ học đọc tiếng Anh cho học sinh THPT.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn học sinh hai lớp 12K và 12B trường THPT Trần Phú là hai lớp do tôi
giảng dạy . Hai lớp có tỷ lệ học lực , hạnh kiểm khá đồng đều
Bảng 1: Giới tính, học lực. hạnh kiểm
LỚP
TỔNG
NAM NỮ
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
SỐ
G
K
TB
Y
KÉM
T
K

TB
12B
41
14
27
5
30
6
0
0
39
2
0
12A10
38
16
22
0
28
10
0
0
35
3
0
b. Thiết kế
Chọn hai lớp : Lớp 12K là lớp thực nghiệm . Lớp 12B là lớp đối chứng. Tôi sử dụng
kết quả bài đọc của bài số 6 (Unit 6 : Future Jobs- Reading ) làm bài kết quả trước tác động .
Kết quả cho thấy điểm TB và điểm giỏi của hai nhóm có chênh lệch. Tôi dùng phép kiểm
chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch của 2 lớp trước tác động .

Kết quả :
Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,09
5,65
p=
0,036
Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu
LỚP

KIỂM TRA TRƯỚC
TÁC ĐỘNG

Thực
nghiệm
Đối chứng

01

TÁC ĐỘNG

Dạy học có áp dụng các thủ thuật và
phương tiện dạy học
02
Dạy học không sử dụng các thủ
thuật và phương tiện dạy học
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập


KIỂM TRA SAU
TÁC ĐỘNG

03
04

15

Y
0
0


c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên :
+ Đối với lớp 12B là lớp đối chứng : Thiết kế bài học không áp dụng các thủ thuật dạy đọc ,
khơng có hỗ trợ của phương tiện dạy học . quy trình chuẩn bị bài như cũ .
+ Đối với lớp 12K: Thiết kế bài học có sử dụng các thủ thuật dạy đọc và phương tiện dạy học.
* Tiến hành dạy thực nghiệm :
Thời gian tiến hành thực nghiệm theo thời khóa biểu học hàng ngày của lớp.
Bảng 4 .Thời gian thực nghiệm
Thứ / Ngày
Môn/ Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
14/11 /2012
Anh – 12K
Unit 6- Reading
Future Jobs
15/11/2012

Anh – 12B
Unit 6- Reading
Future Jobs
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài số 4- SGK ( Unit 4 - School Education System-Reading )
Bài kiểm tra sau tác động là bài số 6- SGK( Unit 6 - Future Jobs- Reading)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện xong bài học trên ,tôi tiến hành cho học sinh kiểm tra và chấm bài
của học sinh
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,47
7,26
Độ lệch chuẩn
0.907
0,890
Giá trị p của T-test
0,000106
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
0,88
(SMD)
Như trên chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động
kiểm chứng chênh lệch điểm TB bằng T-test cho kết quả p = 0,000106 cho thấy sự chênh lệch
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa , kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là do có kết quả của tác động . Chênh lệch
giá trị TB chuẩn SMD = 0,88
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,88 cho thấy

mức độ ảnh hưởng của việc dạy đọc có áp dụng thủ thuật và phương tiện dạy học của nhóm
thực nghiệm là khả quan.
Giả thuyết của đề tài " Áp dụng một số thủ thuật và phương tiện dạy học trong giờ dạy
đọc (Reading ) tiếng Anh " đã được kiểm chứng.
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm TB =7,26 , kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm TB =6,47. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 0,88 .Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm có sự khác biệt , lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị TB chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,88. Điều này cho thấy
mức độ ảnh hưởng của tác động là khá lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm TB bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p=0,000106<0,001.Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
khơng phải do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
*Hạn chế :

16


Nghiên cứu này có sử dụng một số thủ thuật dạy đọc và phương tiện dạy học. Tuy
nhiên để hiệu quả như mong muốn người giáo viên cần phải đầu tư thời gian để có sự chuẩn
bị chu đáo, thiết kế kế hoạch bài học hợp lý ,có trình độ về công nghệ thông tin.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận
Việc sủ dụng các thủ thuật dạy đọc và phương tiện dạy học vào tiết dạy đọc (Reading)
đã có tác động tích cực, nâng cao khả năng đọc của học sinh, giúp cho ngay cả hs yếu kém
cũng không "ngại " giờ Reading. Bên cạnh đó đã nâng cao hiệu quả của tiết dạy đọc , giúp
học sinh hứng thú với giờ học. Việc học tốt giờ Reading sẽ giúp các em học hiệu quả hơn các
kỹ năng còn lại như Speaking, Writing .... . Đối với học sinh lớp 12 được rèn luyện thường
xuyên các kỹ năng và phương pháp đọc hiểu sẽ giúp cho các em học sinh tự tin khi làm bài thi

tốt nghiệp và đại học bởi nếu khơng có kiến thức về kỹ năng đọc thì các em sẽ làm bài kiểm
tra đọc hiểu bằng cách chọn "bừa " đáp án mà không bám vào nội dung bài đọc.
Do đó giáo viên cần nắm rõ tầm quan trọng của việc dạy tiết đọc hiểu trong một đơn vị bài
học để từ đó có sự đầu tư thích hợp về phương pháp dạy, nội dung , kiến thức, giáo cụ trực
quan và ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
* Khuyến nghị
Nhà trường cần đầu tư tốt hơn về cơ sở vật chất , trang thiết bị máy móc phục vụ cho
giảng dạy và học tập . Giáo viên nên được học tập và cập nhật về CNTT nhất là vào dịp nghỉ
hè . Các hội thảo về phương pháp giảng dạy cụ thể với từng kỹ năng nên được tổ chức để
giáo viên có cơ hội được chia sẻ học hỏi kinh nghiệm.
SGK nên thiết kế các Task trong giờ Reading cho phù hợp để học sinh áp dụng được
hiệu quả các kỹ năng , phương pháp đọc hiểu. Ví dụ nên có 01 phần bài tập về trắc nghiệm để
sát hơn với hình thức thi tốt nghiệp và đại học hiện nay. Phần bài tập trả lời câu hỏi ( Answer
the questions ) còn hơi dài và xuất hiện nhiều ở các bài đọc.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2013
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẠM HUY LƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



1.Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học " Phương pháp dạy học bộ môn theo tinh thần đổi
mới " -Đại học Ngoại ngữ - Đại học QG Hà Nội -10/ 1998
2.Tài liệu hội thảo " Giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam " của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học QG Hà Nội -10/ 1998
3.Mạng Internet
4.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - NXB Giáo dục
5. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường PT
6. Tuyển tập trò chơi Tiếng Anh

Nguyễn Hạnh Dung

Howard – Williams-Cynthia Herd

7. Headway- Intermediate

John & Liz Soas

8. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh

Chu Quang Bình

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
LESON PLAN

Teaching date: 14/11/ 2012
Class:12K

Unit 6


18


A: reading ( Period 34)

I. Objectives:
1. Educational aim: Students should know about preparing for a job interview.
2. Knowledge:
- General knowledge: Students know about future jobs
- New words: Words related to future jobs
3. Skills: - Guessing meaning from context
- Reading for specific information
4. Attitude : Have a positive attitude towards what they have learnt.
II. Preparations
+ Teacher: Student’s book and pictures, Board, tape, cassetteplayer, chalks, etc
+ Students : Student’s book
III/ Anticipated problems:
+ Ss may lack of information
+ There are some new words
IV/ Procedure:
TEACHER’S AND STUDENTS’
board display
ACTIVITIES
Warm-up: (3 minutes)
Date : …….
Divide the class into 2 groups . Ask them to
Unit 6 : Future jobs
go to the board to write the jobs they know.
A: Reading
Set a limit time for 2 minutes. The group I/ Before you read :

that has more correct answer is the winner. • wearing casual clothes
- As Ss the question:
• giving clear, honest answers
. Which job would you like to be in the • feeling self-confident
future? Why?
• feeling nervous
- Get feedback
• having a good sense of humour
- Lead Ss to the new lesson: Future jobs
• avoiding difficult questions
Before you read : (10 minutes)
- Ask Ss to work in groups. Tick () the
factors that they think would help them
succeed in a job interview. Ss work in
groups. Tick () the factors that they think
would help them succeed in a job interview
Vacancy (n): blank
- Get feedback.
Resume (n): C.V
- Give Ss suggested answers.
Keenness (n) special interest
Pre-teaching
vocabulary.
Explain
Jot down (v): take note
pronunciation and meaning of new words
...........................
which appear in the passage

19



- Ask Ss to read in chorus all the new
words
While you read : (25 minutes)
- Ask students to look through the tasks
then read the passage in silence (5' )
- Understand the aim of the text.
Task 1 : (7 minutes)
- Introduce the task: These words are from
the passage. Look back to the text and
circle the best meanings A, B or C.
- Ask Ss to circle the best meanings A, B or
C.
- Go around class and help Ss if they need.
- Call on Ss to give their answers.
- Correct mistakes.
- Study the task carefully.
- Choose the right option to finish the
task.
- Exchange their answers for peer
correction.
- Tell the class the answers.
Task 2: (13 minutes)
- Introduce the task , ask Ss to read the
pasage again . Ask them to work in pairs.
- Go around class and help Ss if they need.
- Call on Ss to give their answers.
- Ss have to understand the task.then read
the text again, decide whether the

statements are true (T) or false (F).and
give evidence
- T correct mistakes.
Post reading (7 minutes )
- Introduce the task:
- -Ask the whole class work in groups of
four and discuss the question:
-Walk around to encourage students to
express their opinions and give some
suggestions to students
- Ask some groups to make discussion on
the question in front of the class
-Give comments

II/ While you read
Task 1

1. B 2. C 3.A 4.B

Ss can use extra boards to do this task
Task 2 Answers:
- 1-F(Paragraph 1: Lines 2, 3 & 4 )
- 2-T Paragraph 2: line 1
- 3-F Paragraph 3: Lines 1, 2,& 3
- 4-T Paragraph 3: Lines 1, 2,& 3
- 5-T Paragraph 4: lines 1, 2
- 6-F Paragraph 5: lines 2 & 3
- 7-F Paragraph 5: lines 5, 6 & 7
- 8-T Paragraph 5: lines 8 & 9
III/ While you read :

Discuss the question
+Which pieces of advice given in the
passage do you find most useful and
least useful? Why?
Expected opinions:
-I think that trying to reduce the feeling
of pressure and a good impression on
your interview is the most useful advice
because you will get a high mark after
the interview and stand a good chance to
get the job.
+ What should we do
Group 1 : -Before interview?
Find out the information
about the job and the company
Prepare answers to the questions that
may be asked during the interview

20


• Dress neatly and formally
•Be on time
Group 2: During interview?
Try to answer all the interviewer’s
questions
• Be clear, polite, and honest
Show your best side, keenness, and
Divide the class into 3 groups to do this responsibility
activity by using extra boards.

• Be willing to learn more about the job
• Say goodbye before leaving
Group 3: After interview?
•Send a thank-you letter to the
interviewer within 24 hours after the
interview
• Think about the interviewer’s
comments
Home work: (2 minutes)
- Ask students to read the passage again.,
learrn the new words by heart , translate
the text into Vietnamese.
- Ask students to do Reading exercise of
Unit 6 in workbook

Home work
Read the passage again., learrn the new
words by heart , translate the text into
Vietnamese, do Reading exercise of Unit
6 in workbook

Feed-back :
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG :
UNIT 4 : SCHOOL EDUCATION SYSTEM
Đề 1
Read the passage carefully and choose the correct answer.
The American education system requires that students complete 12 years of primary and secondary education prior to
attending university or college. This may be accomplished either at public or government-operated schools, or at private
schools. These 12 years of schooling or their equivalent may also be completed outside the USA, thus giving foreign

students the opportunity to pursue the benefits of the American education system and obtain a quality American education.
Perhaps one of the most impressive facts is that a large number of presidents, prime ministers and leaders from other
countries have experienced the American education system and graduated from a university or school in the USA. In many
fields and industries, the American education system offers the most cutting-edge, sought-after programs at the world's best
schools. That is why graduating from an accredited American school and being exposed to the rigors of the American
education system is an investment in your future.
Whether you want to study at a top USA university, a top USA college, a vocational or high school, a thorough understanding
of how the American education system works is essential. Without a clear grasp of the American education system, an
international student will find it difficult to make the right academic choices. It is no surprise that the American education
system and the American school system host more international students than any other country in the world!
1. The expression government-operated could best be replaced by _____.
a. independent
b. state
c. vocational
d. boardin
2. According to the text, students in the USA _______.
a. are made to take primary and secondary education in the country
b. are not necessarily take primary and secondary education in the country
c. spend less than 12 years for primary and secondary education
d. needn't take primary and secondary education
3. The writer _______ the US education. a. appreciates
b. underestimates
c. overstates d. dislikes

21


4. Which is true?
a. The US education is not good enough for foreign students.
b.. Foreign students are not offered

opportunities in the US:
c. There are not many foreign students in the US.
d. Many leaders all over the world have studied in the
US.
5. What is the writer's advice?
a. International students should not invest their future education in the US.
b. International students should not study at a top USA university, a top USA college, a vocational or high school.
c. Without a clear grasp of the American education system, an international student can make the right academic choices
d. International students should have a thorough understanding of how the American education system works before going
there to study.
Fill in each numbered blank with one suitable word or phrase.
Children in (6) _____ Netherlands must be at least four years old to (7) _____ primary education. Almost all 4-year-olds
(99.3%) in the country indeed attend primary school, (8) _____ this is not compulsory until children reach the age (9)
_____ 5. Primary school is free of charge. In most schools, children are grouped by (10) _____ in mixed ability classes,
with one teacher for all subjects. Primary school (11) _____ of 8 groups, thus schooling (12) _____ for 8 years. During
the first two years, which (13) _____ kindergarten, children receive an average of 22 hours of (14) _____, during the last
6 years children receive an average of 25 hours per week. Schools are open 5 days a week, but children are free on
Wednesday afternoon. At the end of primary school, or in group 8, schools advice on secondary school choice. Most
schools use a national test to support this advice, for instance the 'Citotoets’, a test (15) ____ by the Central Institute for
Test development.
6. a. a
b. an
c. the
d. Ø
7. a. afford
b. enter
c. come
d. run
8. a. although b. despite
c. in spite

d. due to
9. a. of
b. on
c. in
d. for
10. a. old
b. elderly
c. aging
d. age
11. a. includes b. contains
c. consists
d. composes
12. a. spends
b. lasts
c. lengthens
d. takes
13. a. also called b. is also called
c. is called also
d. is also calling
14. a. educate
b. educative
c. educator
d. education
15. a. develop
b. to develop
c. developed
d. developing

B. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG :
UNIT 6 ; FUTURE JOBS

Read the passage carefully and choose the correct answer.
These following tips may help you make a good impression on your job interviewer during the interview:
Before entering enquire by saying, "May I come in sir/madam?".
If the door was closed before you entered, make sure you shut the door behind you softly.
Look at the interviewer and confidently say 'Good day sir/madam'.
If the interviewer wants to shake hands, then offer a firm grip first maintaining eye contact and a smile.
Seek permission to sit down. If the interviewer is standing, wait for them to sit down first before you take your seat.
An alert interviewee would diffuse the tense situation with light-hearted humor and immediately set rapport with the
interviewer.
The interviewer normally pays more attention if you display an enthusiasm in whatever you say. This enthusiasm
comes across in the energetic way you put forward your ideas.
You should maintain a cheerful disposition throughout the interview.
A little humor or wit thrown in the discussion occasionally enables the interviewer to look at the pleasant side of your
personality.
You must maintain eye contact with the interviewer. This shows your self-confidence and honesty. Many interviewees
while answering questions, tend to look away. This conveys you are concealing your own anxiety, fear and lack of
confidence. Maintaining an eye contact is a difficult process. As the circumstances in an interview are different, the
value of eye contact is tremendous in making a personal impact.
Interviewers appreciate a natural person.rather than an actor. It is best for you to talk in natural manner because then
you appear genuine.
1. The writer attitude is _______.
a. optimistic
b. pessimistic
c. advisory
d. informative
2. According to the writer, _______.
a. shaking hands is a must in a job interview
b. you should slam the door after entering the room

22



c. you needn't ask for a permission to enter the room
d. eye contact is necessary in a job interview
The writer advises that _______.
a. permission to sit down is unnecessary
b. you should not take your seat before the interview
sits down
c. you should shake the interview's hand as firmly as possible d. you should conceal your enthusiasm
4. Which is not advised in a job interview?
a. a lack of confident b. honesty
c. a sense of humor
d. a cheerful disposition
5. During your job interview, you should communicate ____ with the interview.
a. naturally
b. dramatically
c. anxiously
d. dishonestly
Fill in each numbered blank with one suitable word or phrase.
What do you do well? What do you enjoy doing? Your answers to these two questions will help you identify your (6)
_____. An employer will consider you seriously for a (7 ) when you can show them that you know who you are, what you can
offer and which you have studied. Sometimes it is difficult to know what your weaknesses are. Clearly not everyone is
equally good (8) _____ everything. You may need to improve yourself and so (9) _____ courses in that field could turn a
weakness into strength.
You will need to (10) _____ some time on your self-assessment. Your honesty and the desire for self-improvement will
lead to (11) _____ in getting the right job. Explore the following seven areas to start to get to know yourself: your aptitude,
your skills, your personality, the level of responsibility you feel comfortable with, your interests and your needs.
Ask (12) _____ if you have any special talents and if you need to consider your physical health when choosing a job.
Be as honest and realistic as you can, and ask for other people's (13) _____ if necessary. Make a list of these things. It is
usually a good idea to talk about your aptitudes with teachers, family and friends;

If you are considering a career that (14) _____ a special talent, such as art, acrobatics, mathematics or music, discuss
your aptitudes with (15) _____ expert in that area and discover how they fit the needs of the occupation.
6. a. strong
b. strength
c. strengthen d. strengthened
7. a. position
b. location
c. spot
d. room
8. a. upon
b. in
c. at
d. for
9. a. meeting
b. taking
c. choosing d. interviewing
10. a. use
b. make
c. lose
d. spend
11. a. success
b. successful
c. successfully d. succeed
12. a. you
b. your
c. yours
d. yourself
13. .a. interests
b. fields
c. opinions d. attendances

14. a. requires
b. asks
c. tells
d. urges
15. a. a
b. an
c. the
d. no article
3.

BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM 12K
TT

HỌ VÀ TÊN

1

MAI THI ANH

2

PHẠM THỊ BÌNH

3

LÊ VĂN CƯỜNG

4


MAI THỊ CHINH

5

TRƯƠNG VĂN DUẨN

6

MAI THỊ DUNG B

ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG
6
7
7
6
4
5

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG
6.5
8
7.5
8
7
6.5

23



7

MAI THỊ DUNG C

8

MAI VĂN DUY

9

NGUYỄN BÁ DUYEN

10

PHẠM VĂN ĐÁNG

11

MAI DUY ĐAM

12

PHẠM VĂN ĐỨC

13

NGUYỄN THỊ HẰNG

14


TRỊNH THỊ HƯƠNG

15

MAI THỊ HIÊN

16

ĐÀO VĂN HIẾU

17

PHẠM THỊ HUYỀN

18

TRẦN VĂN LẬP

19

MAI ĐĂNG LỢI

20

HÀ THỊ MAI

21

TRỊNH VĂN NAM


22

MAI THỊ THUY NGA

23

THỊNH VĂN NGỌC

24

TRƯƠNG VĂN PHƯƠNG

25

TRẦN THỊ PHƯƠNG

26

VŨ VĂN PHƯƠNG

27

MAI THỊ PHƯƠNG

28

PHẠM THỊ PHƯỢNG

39


TRƯƠNG QUỐC THÀNH

30

PHẠM THỊ THUY

31

PHẠM XUÂN TIẾN

32

PHẠM THỊ TRANG

33

MAI HỮU TUẤN

34

MAI THỊ VÂN

35

MAI THỊ XUÂN

36

MAI THỊ YẾN


37

ĐẶNG THỊ YẾN

38

MAI THỊ HẰNG

6
6
4
6
5
5
7
7
7
3
7
6
6
7
5
7
4
7
6
4
6

5
5
6
5
6
4
5
6
7
5
5

8
6
6
8
6
8
8
8
8
5
8
8
7
8
6
8.5
6
7

8
8
8
7
6
8
7
8
7
8
8
7
6
7

LỚP ĐỐI CHỨNG 12B
TT

HỌ VÀ TÊN

1

PHẠM LAN ANH

2

MAI ĐĂNG CƯƠNG
NGUYỄN THỊ KIM CHI

3

4
5

ĐÀO NGỌ DƯỠ
C
NG
LẠTHỊ DUNG
I

6

MAI THỊ HẰ
NG

7

NGUYỄ THANH HẢ
N
I

8

MÃ THỊ HẢO

9

BÙI THỊ HIỀ
N

10


TRẦ THỊ HIỀ
N
N

ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG
6
5
6
6
5
4
6
6
5
7

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG
6
5
6
7
6
5
6
7
6
7


24


11
12

NGUYỄ VĂN HIỆ
N
U
MAI XUÂN HOÀ

13

HOANG THỊ HUYỀ
N

14

MAI THỊ HUYỀN

15

MAI THỊ HUYỀN

16

MAI THỊ HỒNG LIEN

17


MÃ VĂN LINH

18

MAI THỊ LINH

19

NGUYỄN THỊ LỤA

20

MAI NHỮ LỰC

21

PHẠM VĂN NAM

22

MAI VĂN NINH

23

MAI THỊ PHƯƠNG A

24

MAI THỊ PHƯƠNGB


25

TRỊNH THỊ PHƯƠNG

26
27

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
MAI THI QUYEN

28

MAI THỊ TƯƠI

39

NGUYỄN THỊ TƯƠI

30

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

31

MAI THỊ THẢO

32

NGUYỄN HỮU THỌ


33

ĐINH VĂN THI

34

MAI THỊ THUỶ

35

TRẦN THỊ THUY

36

TRỊNH QUỲNH TIẾN

37

NGUYỄN VĂN TRỌNG

38

TRẦN VĂN TRUNG

39

NGUYỄN HỮU VUI

40


MAI THỊ YẾN

41

TRỊNH THỊ YẾN

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

8
5
6
8
7
6
6
4
5
7
6
5
4
7
6
6
8
6
6
7

6
6
6

8
5
6
8
7
6
7
5
6
7
6
5
5
7
6
7
8
6
7
8
7
7
6
7
7
5.5

7
7
6
7
8

7
7
5
7
6
6
7
8

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2013
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chụp nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẬU THỊ DIỆP

25


×