Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 12: Sự biến đổi chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.23 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Hiểu được : Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
2. Kỹ năng : - Phân biệt được những hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học trong
đời sống hằng ngày.
3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần tập thể cao.
B) Trọng tâm : Hiện tượng hóa học .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập , làm trước các thí nghiệm .
- Tranh ảnh : h 2.1 đến h 2.4 / sgk .
- Dụng cụ : ống nghiệm, nam châm, đèn cồn, mô hình 2.1 phóng to SGK.
- Hoá chất : Bột lưư huỳnh , bột sắt , đường .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , phương
pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tuợng hoá
học?
III) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu hiện tượng vật lí. (12 phút)

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ
Hình 2.1 sgk phóng to .
+ Theo em trong các quá trình trên

Hoạt động của học sinh
- Nghiên cứu SGK trả lời.




GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

đã xảy ra sự biến đổi yếu tố nào ?
Trong các quá trình trên có xảy ra
sự biến đổi thành chất khác của
nước hay không?

+ Khi hoà tan đường vào nước tạo
thành dung dịch nước đường thì
đường có bị biến đổi thành chất
khác được không ?
- Những hiện tượng trên là những
hiện tượng vật lí
Vậy theo em hiện tượng vật lí là
gì ?

+ Đây là những hiện tượng biến đổi trạng
thái của nước .
Không xảy ra sự biến đổi nước thành chất
khác .

+ Khi hoà tan đường vào nước không xảy ra
sự biến đổi đường thành chất khác mà chỉ do
tính tan của đường .

- Nghiên cứu trả lời câu hỏi như sgk .

*) Tiểu kết :


- Hiện tượng vật lí .

+ Trong quá trình biến đổi , chất vẫn giữ nguyên ( không có sự thay đổi về chất ) ,
mà chỉ có thay đổi về trạng thái , hình dạng , kích thước … của chất .
Hoạt động II : Nghiên cứu hiện tượng hoá học. (20 phút)

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nêu mục tiêu của 2
thí nghiệm .
+ Biểu diễn thí nghiệm cho học
sinh quan sát.

Hoạt động của học sinh
- Quan sát giáo viên biểu diễn thí nghiệm
1:
+ Trước khi nung hỗn hợp Fe và S, cho nam
châm lại gần hỗn hợp thì Fe bị hút lên nam


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

châm.
+ Sau khi nung hỗn
hợp tạo thành chất rắn, đưa nam châm lại
gần thì không thấy chất rắn bị hút nữa.
Trong phản ứng trên ta chỉ cần đốt
cho phản ứng xảy ra ở dưới , sau đó
phản ứng tự diễn ra lan lên cho đến
hết .

Vì sao ?

- Qua thí nghiệm trên em có nhận
xét gì về sự biến đổi trong thí
nghiệm của các chất.
- Cho lớp nhận xét, đánh giá .
Cho học sinh hoạt động nhóm làm
thí nghiệm 2.
+ Cho lớp nhận xét, đánh giá
Giáo viên nhận xét, cho điểm.

- Qua thí nghiệm trên em có nhận
xét gì về sự biến đổi chất trong ống
nghiệm 2. - Những hiện tưọng trên
là những hiện tượng hoá học
Vậy theo em hiện tượng hoá học
là gì ?
+ Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống
những hiện tượng vật lí và hoá học
mà em biết ?
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung,
đánh giá cho đúng .

- Sắt sau khi nung đã bị biến đổi thành chất
khác không có tính từ .

- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2.

+ Cho đường vào 2 ống nghiệm , đun nóng
ống nghiệm 2. ở ống nghiệm 2 đường màu

trắng chuyển thành chất rắn màu đen, đồng
thời có những giọt nước bám vào thành ống
nghiệm.
- Đường sau
khi đun đã bị phân huỷ thành chất khác.

- Trả lời được như sgk .

+ Hiện tượng hoá học : Đốt cháy các chất.
Hiện tượng vật lí : Sương sớm mai, mưa,


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

gió ....

*) Tiểu kết :

- Hiện tượng hoá học .

+ Sau quá trình biến đổi có chất mới tạo thành ( chất ban đầu biến đổi thành chất
khác )
* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
IV) Cũng cố : ( 3 phút )

- Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .

+ Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí ?
- Hướng cũng cố bài .
+ Dấu hiệu chính là có sự xuất hiện tạo thành chất mới .

* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) – Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm .

Cột A
a) Hiện tượng vật lí như :
a) Hiện tượng hóa học
như :

Cột B

Trả lời

1) Thủy tinh nóng chảy .

a) 1 , 4 .

2) Đường cháy thành than .

b) 2 , 3 .

3) Than cháy tạo thành khí
cacbonic
4) Dây tóc bóng đèn sáng lên .

V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1, 2, 3 sgk / 47 .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8


- Hướng dẫn bài số 3 : Khi đốt nến , nến chảy thấm vào bấc ( hiện tượng vật lí ) ,
sau đó nến từ trạng thái lỏng chuyển thành hơi (hiện tượng vật lí ) , hơi nến cháy
trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước ( hiện tượng hóa học )
- Nghiên cứu trước bài " Phản ứng hoá học" , tranh hình 2.5/ sgk , hóa chất , bảng
phụ phục vụ cho việc học tập .



×