Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

dạy học tích hợp liên môn hóa học 8 bài 12 sự BIẾN đổi CHẤT (đầy đủ file đính kèm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 15 trang )

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tiết 17 – Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành
chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất
khác.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành
hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm;
- Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và
hiện tượng hoá học.
- Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Địa lí, Vật lí để
giải thích về sự biến đổi chất.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Giáo dục công dân, Công
nghệ để đề xuất giải pháp thực hiện tốt an toàn thực phẩm, giải pháp bảo vệ môi
trường , bảo vệ Trái đất
- Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm , tích
cực trong học tập, hợp tác nhóm.
- Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, bài trừ sự mê tín dị
đoan làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.
- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền vận động gia đình, những người xung
quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Chuẩn bị để HS làm thí nghiệm: Đun nước muối, dung dịch Natri hiđroxit
tác dụng với dung dịch đồng (II) sunphat.
- GV chiếu video: Bột sắt tác dụng với lưu huỳnh


- Hóa chất: nước cất, NaCl, dung dịch Natri hiđroxit, dung dịch đồng (II) sunfat
- Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy
tinh, bát sứ, ống hút.
- Máy chiếu, máy tính.


III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút).
- Kiểm tra sĩ số: 8A:
2. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề (1 phút): Trong chương trước các em đã học về chất, chương
này sẽ học về phản ứng.
Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi nhưng thế giới
vật chất luôn biến đổi không ngừng. Vậy làm sao xác định được những biến đổi
ấy thuộc loại hiện tượng nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu
hỏi đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí (12 phút)
GV: Các em quan sát hình ảnh trên bảng và I.Hiện tượng vật lí:
nhận xét về sự biến đổi của chất trong mỗi 1. Thí nghiệm:
thí nghiệm?
*TN1: Sự biến đổi của nước.

- Gọi HS trả lời.
HS quan sát hình ảnh trả lời.
* TN1: Sự biến đổi của nước:

→ Nước ¬

→ Nước
Nước ¬




- Nước từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, từ
(rắn)
(lỏng)
(khí)
thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và =>Nước chỉ biến đổi về trạng thái.
ngược lại
*TN2: Sự biến đổi của gỗ
- Nước vẫn giữ nguyên là nước ban đầu.
HS quan sát hình ảnh trả lời.
*TN2: Sự biến đổi của gỗ
Thanh gỗ → bàn ghế gỗ
-Từ thanh gỗ đóng thành bàn ghế gỗ.
=>Gỗ chỉ biến đổi về hình dạng.
- Gỗ vẫn giữ nguyên là gỗ ban đầu.
* TN3: Sự biến đổi của muối ăn.
* TN3: Sự biến đổi của muối ăn.
HS tiến hành làm thí nghiệm theo
Các em làm thí nghiệm này theo nhóm theo nhóm. Nhận xét hiện tượng, viết

cách tiến hành sau.
sơ đồ quá trình biến đổi của muối
Chia lớp thành 4 nhóm. Cử nhóm trưởng,
ăn.
thư ký nhóm.
Nhóm trưởng lên nhận hóa chất và dụng cụ. Muối ăn  muối ăn  muối ăn
Các nhóm tiến hành trong 4 phút.
(rắn) (dung dịch)
(rắn)
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng => Muối ăn chỉ biến đổi về trạng


và ghi nhận xét hiện tượng vào phiếu.
thái.
Đáp án phiếu học tập 1:
Cách tiến
hành
TN3: Sự Hòa tan muối
biến đổi ăn vào nước
của
trong bát sứ,
muối ăn sau đó đun
dung dịch muối
ăn cho đến khi
dung dịch muối
ăn bay hơi hết.

Sơ đồ quá trình biến đổi – yếu
tố biến đổi.
- Muối ăn từ thể Muối ăn → muối ăn → muối ăn

(rắn) (dung dịch)
(rắn)
rắn tan vào trong
=> Muối ăn chỉ biến đổi về
nước
chuyển
trạng thái.
thành dung dịch
muối ăn, đun
nóng nước bay
hơi hết lại thu
được muối ăn ở
thể rắn.
- Muối ăn vẫn giữ
nguyên là muối
ăn ban đầu.
? Vậy qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về
2. Nhận xét:
sự biến đổi của các chất?
- Các chất chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng mà HS trả lời.
- Các chất vẫn giữ nguyên
vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
GV: Sự biến đổi của các chất như trên gọi là hiện là chất ban đầu.
tượng vật lí. Đó là nội dung thứ nhất của bài.
I. Hiện tượng vật lý.
?Từ thí nghiệm, nhận xét và giải thích vừa rồi hãy
cho cô biết hiện tượng vật lí là gì?
3. Kết luận:
GV: Chốt kiến thức và đưa ra khái niệm về hiện HS rút ra kết luận:
- Hiện tượng vật lí là hiện

tượng vật lí.
tượng chất biến đổi mà
vẫn giữ nguyên là chất
ban đầu (chỉ có sự thay
đổi về hình dạng, trạng
GV: Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, em hãy làm thái, không sinh ra chất
bài tập sau:
mới).
Bài tập 1: Hãy xác định đâu là hiện tượng vật lí
trong các hiện tượng sau:
a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
b) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí
mùi hắc (Khí lưu huỳnh đioxit).
Tên TN

Nhận xét


c) Hiện tượng sấm chớp.
d) Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành
đinh.
GV gọi học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét
và bổ sung.
GV: Các hiện tượng vật lí là: a, c, d, do không có
chất mới tạo thành.
a. Chỉ có sự thay đổi về trạng thái.
c. HS vận dụng kiến thức vật lý lớp 7, bài 17: Sự
nhiễm điện do cọ sát (phần mục em có biết) để giải
thích hiện tượng sấm chớp là hiện tượng vật lý.
d. Chỉ có sự thay đổi về hình dạng.

Hiện tượng (b) các em thấy không thuộc hiện tượng
vật lý vậy nó thuộc loại hiện tượng gì?
Đó là hiện tượng hóa học các em ạ. Thế nào là hiện
tượng hóa học và làm thế nào để biết được đó là
hiện tượng hóa học? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học (17 phút)
GV: Giới thiệu các hóa chất cần dùng trong thí
nghiệm giữa sắt bột tác dụng với lưu huỳnh bột =>
Yêu cầu HS nhận xét trạng thái màu sắc của các
hóa chất.
- Yêu cầu HS đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- 1 HS đọc to, rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Chiếu video thí nghiệm giữa sắt bột và lưu
huỳnh bột. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện
tượng?

II. Hiện tượng hóa học:
1. Thí nghiệm:
a. Thí nghiệm 1:
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:
- HS xem video và nhận
xét hiện tượng xảy ra:
+ Hỗn hợp bột sắt và bột
lưu huỳnh ban đầu bị nam
châm hút.
+ Hỗn hợp nóng đỏ lên và
chuyển dần sang màu xám
? Giải thích tại sao hỗn hợp lưu huỳnh bột và sắt đen khi đun nóng.

bột ban đầu bị nam châm hút, còn sau khi đun nóng + Sản phẩm không bị nam
châm hút.
lại không bị nam châm hút.
Trong hỗn hợp ban đầu có chứa sắt là kim loại có HS trả lời.
từ tính ⇒ bị nam châm hút. Còn khi đun nóng - Nhận xét:
phản ứng đã xảy ra, sinh ra chất mới màu xám đen + Chất ban đầu: Sắt, lưu
không có từ tính ⇒ không bị nam châm hút.
huỳnh.
? Từ thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự biến + Chất mới sinh ra: Sắt


đổi của các chất?
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.

(II) sunfua. ( Chất màu
xám đen)
=> có sự thay đổi về chất.
b. Thí nghiệm 2:
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2:
- Cách tiến hành:
Hình thức: hoạt động nhóm 2 bàn, thời gian: 4 phút. HS tiến hành làm thí
+ Làm thí nghiệm: Cho dung dịch natri hiđroxit tác
nghiệm theo nhóm.
dụng với dung dịch đồng (II) sunphat.
- Hiện tượng:
+ Quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra?
- Nhận xét:
+ Hoàn thiện vào phiếu bài tập.
+ Chất ban đầu: Natri
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

hiđroxit NaOH, đồng (II)
- Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
sunfat CuSO4
GV: Chiếu đáp án đúng để HS đối chiếu.
+ Chất mới sinh ra:
Đồng
(II)
hiđroxit
Cu(OH)2 (kết tủa màu
xanh) và Natri sunfat
Na2SO4.
Đáp án phiếu học tập 2:
Tên thí nghiệm
Thí nghiệm 2:

Cách tiến hành
- Quan sát màu
sắc của dung dịch
natri
hiđroxit
NaOH và dung
dịch đồng (II)
sunfat CuSO4.
- Nhỏ vài giọt
dung dịch natri
hiđroxit
NaOH
vào ống nghiệm
chứa dung dịch
đồng (II) sunfat

CuSO4
- Quan sát và nhận
xét hiện tượng.

Hiện tượng
- Ban đầu dung
dịch natri hiđroxit
NaOH
không
màu, dung dịch
đồng (II) sunfat
CuSO4 có màu
xanh lam.
- Sau khi nhỏ
dung dịch natri
hiđroxit
NaOH
không màu, dung
dịch đồng (II)
sunfat CuSO4 có
màu xanh lam
xuất hiện kết tủa
màu xanh .

Nhận xét
+ Chất ban đầu:
natri
hiđroxit
NaOH, đồng (II)
sunfat CuSO4

+ Chất mới sinh
ra:
Đồng (II) hiđroxit
Cu(OH)2 (kết tủa
màu xanh) và
Natri
sunfat
Na2SO4.


GV: Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì
về sự biến đổi của các chất?
GV: Vậy các quá trình biến đổi trên có phải là
hiện tượng vật lí không? Tại sao?
HS trả lời: Các quá trình trên không phải hiện
tượng vật lí vì các quá trình trên đều sinh ra chất
mới.
GV: Thông báo: Các hiện tượng nêu trên là các
hiện tượng hóa học, vậy hiện tượng hóa học là
gì?
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.
Bằng kiến thức vừa học em hãy phân tích chỉ ra
“Hiện tượng b ở bài tập 1” là hiện tượng hóa học.
Chất ban đầu: lưu huỳnh và oxi.
Chất mới sinh ra : lưu huỳnh đioxit.
GV: Từ các ví dụ và những nhận xét ở trên, em
hãy nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí
và hiện tượng hóa học?
HS trả lời: Dấu hiệu để phân biệt hai hiện tượng
là có chất mới sinh ra hay không? (Hiện tượng

vật lí không sinh ra chất mới, hiện tượng hóa học
có sinh ra chất mới.)
- Giáo viên đưa câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tế:
1. Lạc bị mốc là hiện tượng vật lí hay hiện tượng
hóa học ? Giải thích?
2. Hiện tượng “Ma trơi” có phải là hiện tượng
hóa học không?
GV nhận xét chốt kiến thức:
- Lạc bị mốc là hiện tượng hóa học.Vì lạc bị mốc
là do một loại vi khuẩn nấm mốc phát triển trong
điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 25 – 300C, độ ẩm
85%), lấy chất hữu cơ có chứa trong hạt lạc làm
mất giá trị dinh dưỡng, mặt khác một số loài vi
khuẩn gây mốc trong quá trình trao đổi chất còn
thải ra cả chất độc. Chiếu Slide 11 (Giải thích về
tác hại khi ăn lạc bị mốc).
Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở

2. Nhận xét:
- Các chất đã biến đổi thành
chất khác.

3. Kết luận:
HS rút ra kết luận.
- Hiện tượng hóa học là chất
biến đổi có tạo ra chất khác.

- HS sử dụng kiến thức Sinh
học 6, bài 51: Nấm kết hợp
kiến thức Công nghệ 6, bài

16: An toàn thực phẩm trả lời
câu hỏi 1.


nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết
các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc
tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố.
Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu
hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối
loạn vận động, tổn thương thận, xuất huyết, hoại
tử và thoái hóa gan. Ăn thường xuyên, ít một
cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và
ung thư gan. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam
aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã
có thể khởi phát bệnh ung thư gan. Độc tố vi nấm
aflatoxin không chỉ có trong lạc mốc mà còn có
trong thực phẩm khô đã lên mốc.(Theo thông tin
từ báo sức khỏe cho biết từ năm 2011 tại thôn
Làng Rêu, xã Ba Điền, tỉnh Quảng Ngãi có 68%
hộ dân đã ăn gạo mốc mắc hội chứng viêm da
sừng dày bàn tay, bàn chân. Sử dụng gạo mốc lâu
dài gây suy gan, ung thư gan. Đến năm 2014 Bộ
y tế thống kê có 178 người mắc bệnh, trong đó
có 19 trường hợp tử vong). Mặt khác một số thực
phẩm sử dụng chất phụ gia trong quá trình chế
biến, nếu sử dụng chất phụ gia vượt quá nồng độ
cho phép gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con
người. Có những chất phụ gia dù chỉ dùng ở
nồng độ cho phép khi người dân sử dụng không
gây ngộ độc ngay, nhưng nếu sử dụng nhiều có

thể gây tổn thương thận, rối loạn chức năng, ung
thư…(Ví dụ hàn the). Do đó các em cần chú ý tới
nguyên nhân và những biện pháp an toàn thực
phẩm đã được học trong Công nghệ lớp 6 để thực
hiện và tuyên truyền về vấn đề bảo vệ an toàn
thực phẩm.
- Giáo viên đưa kiến thức mở rộng để chốt kiến
thức đúng : Kết hợp kiến thức hóa học 8, bài 24:

- HS liên hệ kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống để dự
đoán hiện tượng, trả lời câu
hỏi 2:


Tính chất của oxi, kiến thức hóa học 11 nâng
cao, tiết 23 bài 14: Photpho với kiến thức sinh
học 8, bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương để
giải thích hiện tượng “Ma trơi”. Trong thành
phần cấu tạo của xương người có phôt pho, khi
cơ thể người bị chôn dưới đất xảy ra sự phân hủy
do các vi khuẩn trong đất, một lượng photpho
được giải phóng dưới dạng photphin PH3 kèm
theo một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự
bốc cháy ở nhiệt độ thường, khi đun nóng đến
1500C thì mới cháy được. Còn điphotphin là chất
lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí
ở nhiệt độ thường và tỏa nhiều nhiệt. Chính nhiệt
lượng tỏa ra trong quá trình này làm cho
photphin bốc cháy.

2P2H4 + 7O2 → 2P2O5 + 4H2O + Q (1)
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O + Q' (2)
Các phản ứng (1) và (2) tỏa ra năng lượng dưới
dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và
P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di
động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta
gọi đó là "Ma trơi". Quá trình trên xảy ra cả ngày
lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của
mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban
đêm. Hiện tượng “Ma trơi” chỉ là một quá trình
hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp “Ma
trơi” ở nghĩa địa vào ban đêm. Có xuất hiện chất
mới ⇒ Hiện tượng hóa học. Chiếu Slide 12.
Hiện tượng ma trơi đuổi theo: khi gặp ma
trơi, con người sẽ sợ, hoảng loạn và chạy. Khi đó
sẽ sinh ra một luồng khí chuyển động làm ngọn


lửa bay theo chiều gió theo hướng người chạy.
Chiếu Slide 13.
Hoạt động 3: Luyện tập. (10 phút)
Nêu mục tiêu và yêu cầu cần đạt
trong phần luyện tập:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ bằng các
gói câu hỏi thảo luận cụ thể.
- Tổ chức cho đại diện các nhóm bốc
thăm gói câu hỏi.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận
- Theo dõi, quan sát các nhóm thảo

luận.
- Tổ chức các nhóm thuyết trình nội
dung gói câu hỏi.
- Tổ chức đánh giá từng nhóm :
+ Các nhóm tự đánh giá.
+ Giáo viên đánh giá và cho điểm từng
nhóm.

- Chia nhóm theo hướng dẫn của giáo
viên. Mỗi nhóm bầu trưởng nhóm, thư
kí.
- Lắng nghe các nhiệm vụ giáo viên
giao cho các tổ.
- Cử đại diện bốc thăm câu hỏi.
- Thảo luận theo nhóm
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình ra
bảng phụ.
- Đại diện các nhóm thuyết trình theo
thứ tự gói các câu hỏi.
- Các nhóm khác lắng nghe
- Các thành viên nhóm khác thắc mắc
vấn đề chưa hiểu ( nếu có), yêu cầu
các nhóm trả lời thắc mắc.
- Các nhóm tự đánh giá
- Lắng nghe GV đánh giá, tổng kết.

I. GÓI CÂU HỎI SỐ 1.
Câu hỏi:
Câu 1: Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học hay
hiện tượng vật lí? Giải thích?

Câu 2: Dựa vào kiến thức Sinh học lớp 6 đã học, hãy cho biết vì sao
phải tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng?
Trả lời:
Câu 1:
- HS vận dụng kiến thức Sinh học lớp 6, bài 21: Quang hợp để giải thích.
- Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học, vì có sinh ra chất
mới.


Chất ban đầu: Lá cây sử dụng chất diệp lục, ánh sáng, khí
cacbonic, hơi nước.
Chất mới sinh ra: Tinh bột, khí oxi.
Câu 2:
HS vận dụng kiến thức Sinh học lớp 6, bài 46:
Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
+ Cần phải trồng nhiều cây xanh vì thực
vật có tác dụng điều hòa lượng khí CO2 và O2
trong không khí giúp không khí trong lành.
+ Thực vật giúp điều hòa khí hậu.
+ Làm giảm môi trường ô nhiễm: Lá cây
có tác dụng ngăn bụi, một số thực vật tiết ra
chất tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
II. GÓI CÂU HỎI SỐ 2.
Câu hỏi:
Câu 1: Hiện tượng băng tan là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lí?
Giải thích.
Câu 2:+ Nguyên nhân nào khiến Trái đất nóng lên?
+ Hãy lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm không khí xảy ra hằng ngày
quanh em. Các khí này gây ra hậu quả gì với môi trường và sức khỏe con người?
Nêu biện pháp bảo vệ môi trường?

Trả lời.
Câu 1: HS vận dụng kiến thức môn Vật lí lớp 6, Bài 24: Sự nóng chảy và đông
đặc để giải thích.
. - Hiện tượng băng tan là hiện tượng vật lí. Vì
hiện tượng “Băng tan”, dưới tác dụng của nhiệt
độ do Trái đất nóng lên khiến cho diện tích các
dòng sông băng tan chảy không ngừng, chỉ có sự
biến đổi về trạng thái không có sự tạo thành chất
mới.
Câu 2:


* HS dựa vào kiến thức Địa lí 6, Bài 17: Lớp vỏ khí; Địa lí 7, Bài 17: Ô nhiễm
môi trường đới ôn hòa để giải thích nguyên nhân khiến Trái đất nóng lên. Lấy
được các ví dụ ô nhiễm môi trường không khí. Nêu được hậu quả do ô nhiễm
không khí với môi trường. Kết hợp kiến thức Sinh học 6, Bài 46: thực vật góp
phần điều hòa khí hậu; kiến thức môn GDCD 7, Bài 14: Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên; hướng tới kiến thức Vật lí 9 , Bài 62: Điện gió- Điện
mặt trời- Điện hạt nhân để đưa ra được các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống.
* Dựa vào kiến thức Sinh học lớp 8, Bài 22: Vệ sinh hô hấp nêu được tác hại tới
sức khỏe con người do không khí bị ô nhiễm.
- Do hàm lượng khí CO2 trong tầng khí quyển tăng lên gây thủng tầng ozon,
tạo thành hiệu ứng nhà kính. Kết quả mặt trời chiếu xuống mặt đất nhưng
nhiệt độ của mặt đất không bức xạ được vào vũ trụ làm cho Trái đất nóng
lên.
- Ví dụ về hiện tượng ô
nhiễm môi trường:
Đốt than, ,khói từ các
nhà máy, khói bụi và khí

thải từ các phương tiện
giao thông, rác thải sinh
hoạt…


- Hậu quả : + Tác hại tới môi trường:
+ Thủng tầng ozon.
+ Tăng hiệu ứng nhà kính, khiến Trái
đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi.
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
Tăng bệnh về đường hô hấp, bệnh ung
thư da, đục thủy tinh thể….
- Biện pháp bảo vệ môi
trường:
+ Cắt giảm lượng khí thải
ô nhiễm bằng cách: Các
chất khí thải từ các nhà
máy phải được sử lí trước
khi đưa ra môi trường.
Không đổ và đốt rác thải
bừa bãi không đúng nơi
qui định… Trồng cây gây
rừng, bảo vệ rừng.
+ Sử dụng năng lượng
sạch: Sử dụng năng lượng
gió biến đổi thành điện
năng; Sử dụng pin mặt
trời chuyển hóa năng
lượng ánh sáng mặt trời
thành điện năng.

III. GÓI CÂU HỎI SỐ 3.
Câu hỏi:
Câu 1: Trong những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật
lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích?
1, Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống (Canxi oxit),
và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
2, Hiện tượng thủy triều.


Câu 2: Ở nước ta hiện tượng triều cường hay xảy ra ở đâu? Hiện tượng đó
ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân?
Trả lời:
Câu 1:
1. Hiện tượng trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống
(Canxi oxit), và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài là hiện tượng hóa học, vì có
sinh ra chất mới.
Chất ban đầu: Canxi cacbonic.
Chất mới sinh ra: Canxi oxit và khí cacbon đioxit.
2. HS dựa vào kiến thức môn Địa lí lớp 6, bài 24: Biển và đại dương, phần 2- Sự
vận động của nước biển và đại dương để giải thích.
- Hiện tượng thủy triều là hiện tượng vật lí, vì
không có chất mới sinh ra.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của
mặt Mặt trăng và Mặt trời.
Câu 2:
- Ở nước ta hiện tượng triều cường
thường xảy ra nhiều nhất ở khu vực
Nam Bộ và gây ra hậu quả nghiêm
trọng đối với đời sống của người dân
nơi đây.

-Người dân phải di chuyển chỗ ở, ô
nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng
tới sức khỏe, tới đời sống sinh hoạt,
tới sản xuất nông nghiệp …
IV. GÓI CÂU HỎI SỐ 4.
Câu hỏi:
Câu 1: Rác thải sinh hoạt đổ đống và đốt cháy là hiện tượng hóa học hay
hiện tượng vật lí? Vì sao?
Câu 2: + Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày,
người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc


đổ rác bừa bãi ngoài đường, ao, hồ, sông ngòi… Em hãy nêu tác hại của việc
làm đó? Biện pháp bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm do rác thải?
+ Hằng ngày gia đình em có nhiều rác thải sinh hoạt không? Em
và gia đình đã sử lý rác thải đó như thế nào?
Trả lời:
Câu 1:
Rác thải sinh hoạt đổ đống và đốt cháy là hiện tượng hóa học vì có
sinh ra chất mới.
- Rác thải đổ đống: Sinh ra các mùi hôi thối do vi khuẩn hoại sinh.
- Rác thải đốt cháy: Sinh ra các khí độc như: Cl2, HCl, SO2, CO2…
Câu 2: HS vận dụng kiến thức Sinh học 6, bài 50: Vi khuẩn để giải thích
và liên hệ hành động thực tế tránh tác hại do vi khuẩn gây ra.
- Tác hại của rác thải đổ đống:
+ Trong rác thải sinh hoạt có rác thải hữu cơ (lá
cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật..) vi khuẩn
hoại sinh gây thối rữa chất hữu cơ tạo mùi hôi
thối.
+ Nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô

nhiễm nguồn nước.
+ Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các
loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
+ Rác thải khó phân hủy ảnh hưởng tới môi
trường đất.
- Tác hại của việc đốt rác thải không có sự phân
loại:
Khi đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như:
chai nhựa, cao su, túi nilon..., các vật liệu này cháy
không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Cl2, HCl,
SO2, CO2… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con
người, gây khó thở, viêm đường hô hấp...


* Biện pháp: Cần phân loại rác thải sinh hoạt.
- Rác hữu cơ dễ phân hủy như các loại thức ăn
thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,.... thu
gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng ủ làm
phân bón (Ủ phân compost).
- Rác thải khó phân hủy :
+ Rác tái chế: giấy, các tông, kim loại (khung sắt,
máy tàu hỏng,...), các loại nhựa, vải vụn… để bán
lại cho cơ sở tái chế.
+ Rác không tái chế: Sành, đá cuội, … sẽ được thu
gom và đưa đến điểm tập kết xử lý rác thải tập trung
theo quy định.

- Học sinh tự liên hệ.
4. Củng cố. (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kiến thức của bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học thuộc bài.
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong đời sống thường
ngày. Nhận biết chúng thuộc loại hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học như:
a, Hiện tượng tuyết rơi.
b, Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
c, Về mùa hè thức ăn thường bị ôi, thiu.
d, Vắt chanh vào nước đậu thấy nước đậu nổi váng.
......
- Làm bài tập 2, 3 – SGK trang 47, bài tập 12.2, 12.3, 12.4 SBT.
- Đọc trước bài: Phản ứng hóa học.



×