Tải bản đầy đủ (.docx) (247 trang)

Giải 36 đề thi thử hóa học thầy Tào Mạnh Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 247 trang )

Đề 1:
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. glucozơ
B. amilozơ
C. saccarozơ
D. xenlulozơ
Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. anilin
B. alanin
C. metanamin
D. glyxin
Câu 3. Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là.
A. Cr
B. Fe
C. Cu
D. Al
Câu 4. Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là?
A. +3
B. +6
C. +2
D. +4
Câu 5. Thủy phân hoàn toàn tristearin trong môi trường axit thu được?
A. C3H5(OH)3 và C17H33COOH
B. C3H5(OH)3 và C17H35COOH
C. C3H5(OH)3 và C17H35COONa
D. C3H5(OH)3 và C17H33COONa
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn este X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức tổng quát của X là.
A. CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 1 ; m ≥ 1)
B. CnH2nO2 (n ≥ 1)
C. CnH2n+2O2( n ≥ 2)
D. CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0; m ≥ 1)


Câu 7. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Na 3PO4?
A. CaCl2
B. Mg(HCO3)2
C. AgNO3
D. HCl
Câu 8. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg 2+ và Ca2+.
B. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
C. Phương pháp làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu đơn giản nhất bằng cách đun nóng.
D. Dùng dung dịch Na3PO4 để làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời.
Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là.
A. 106,80 gam
B. 128,88 gam
C. 106,08 gam
D. 112,46 gam
Câu 10. Cho 26,46 gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là.
A. 180 ml
B. 240 ml
C. 360 ml
D. 480 ml
Câu 11. Nhúng thanh Zn tiếp xúc với thanh Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa, đồng
thời tạo thành dòng điện. Tại anot xảy ra quá trình:
A. Zn → Zn2+ + 2e
B. 2H2O → 2OH- + H2 + 2e.
C. 2H++ 2e → H2
D. Cu2+ + 2e → Cu
Câu 12. Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Mg, Al, Cu. Số kim loại tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl 3, sau khi kết thúc phản
ứng, thu được kết tủa là.
A. 3
B. 2

C. 5
D. 4
Câu 13. Cho 13,7 gam Ba vào 200 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,2M, kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 33,16 gam
B. 29,54 gam
C. 34,20 gam
D. 28,50 gam
Câu 14. Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa m gam Fe 3O4 nung nóng, kết thúc phản ứng, lấy phần rắn trong ống sứ
cho vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,032 lít khí H 2 (đktc). Giá trị m là.
A. 13,92 gam
B. 20,88 gam
C. 6,96 gam
D. 10,44 gam
Câu 15. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Các este có khả năng hòa tan tốt các hợp chất hữu cơ, kể cả các hợp chất cao phân tử.
B. Các este thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.
C. Chất béo rắn thành phần chủ yếu chứa các axit béo không no.
D. Chất béo lỏng để lâu ngày ngoài không khí sẽ bị ôi.
Câu 16. Tơ visco thuộc loại?
A. tơ nhân tạo
B. tơ tổng hợp
C. tơ thiên nhiên
D. tơ poliamit
Câu 17. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối Fe (III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư.
B. Cho bột Fe đến dư vào dung dịch AgNO 3.
C. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
D. Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.
1|Page



Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm đều mềm và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại khác.
B. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, khử được nước ngay ở điều kiện thường.
C. Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
D. Trong vỏ trái đất, sắt đứng hàng thứ tư trong các nguyên tố, hàng thứ hai trong các kim loại.
Câu 19. Cho dãy các chất: metyl fomat, glucozơ, saccarozơ, alanin, triolein, metyl acrylat, tripanmitin, glyxin. Số chất trong
dãy làm mất màu dung dịch Br2 là.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 20. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. H2N-CH2-COOH + CH3OH → H2N-CH2-COOCH3 + H2O
B. C12H22O11 (saccarozơ) + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
C. CH3-NH3Cl + NaOH → NaCl + CH3-NH2 + H2O
D. CH3COOCH=CH2+ NaOH → CH3COONa + CH3CHO
Câu 21. Hòa tan hết 56,72 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al 2O3 trong lượng nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung
dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Sục khí CO 2 đến dư vào X, thu được 37,44 gam kết tủa. Giá trị của V là.
A. 6,272 lít
B. 6,720 lít
C. 7,168 lít
D. 4,928 lít
Câu 22. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) trong điều kiện không có không khí, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Rắn X chứa?
A. Al2O3 và Fe
B. Al2O3, Fe3O4, Fe
C. Al2O3, Al, Fe
D. Al2O3, Fe3O4, Al, Fe
Câu 23. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. CH2OH-[CH2OH]4-CHO + 2AgNO3 + 3NH3+ H2O → HOCH2-[CH2OH]4-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
B. CH2OH-[CH2OH]4-CHO + H20 → CH2OH-[CH2OH]4-CH2OH
C. CH2OH-[CH2OH]4-CHO + Br2+ H2O → CH2OH-[CH2OH]4-COOH + 2HBr
D. 2C6H12O6+ Cu(OH)2 → (C6H11O6)2 + 2H2O
Câu 24. Lên men m gam glucozơ thu được ancol etylic và khí CO 2 (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Hấp thu toàn bộ khí CO 2 sinh
ra vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 16,0 gam kết tủa; đồng thời thu được dung dịch có khối lượng giảm 5,44 gam so với
dung dịch ban đầu. Giá trị của m là.
A. 21,6 gam
B. 54,0 gam
C. 43,2 gam
D. 27,0 gam
Câu 25. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 5H11O2N. Đun nóng 17,55 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được 19,05 gam muối của α-amino axit. Công thức cấu tạo của X là.
A. H2N-CH2-CH2-COOC2H5.
B. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH-CH(NH2)-COOCH3.
D. CH3-CH(NH2)-COOC2H5
Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) 2X + 2Y + 2H2O → 2Z + 3H2 (2) Z + CO2+ H2O → T + KHCO3
(3) 2X + 3Cl2 → 2XCl3 (4) 2X + 6HCl → 2XCl3 + 3H2
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là.
A. Cr2O3, NaOH, NaCrO2, Cr(OH)3
B. Al, KOH, KAlO2, Al(OH)3.
C. Al, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3
D. Cr2O3, KOH, KCrO2, Cr(OH)3
Câu 27. Este X mạch hở, không tồn tại đồng phân hình học và có công thức phân tử C 6H8O4. Đun nóng 1 mol X với dung dịch
NaOH dư, thu được muối Y và 2 mol ancol Z. Biết Z không tác dụng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường, khi đun Y với H2SO4 đặc
ở 170°C không tạo ra anken. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O4Na2.

C. Trong X chứa hai nhóm -CH3.
D. Chất X phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
Câu 28. Hóa hơi hoàn toàn 10,64 gam hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích
của 4,48 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Nếu đun nóng 10,64 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và m gam rắn khan. Giá trị của m là.
A. 14,48 gam
B. 17,52 gam
C. 17,04 gam
D. 11,92 gam
Câu 29. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư lần lượt vào các dung dịch: Al 2(SO4)3, (NH4)2CO3, FeCl3, CaCl2, NaHCO3, KHSO4, số dung
dịch tạo ra kết tủa là.
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
2|Page


Câu 30. Học sinh “Nguyễn Công Bảo” đã đọc các hợp chất amin dưới đây như sau:
(1) CH3-NH2: metanamin.
(2) CH3-NH-CH3: metylmetanamin.
(3) CH3-CH(NH2)-CH3: metyletan-2-amin.
(4) CH3-NH-CH(CH3)2: N-metylpropan-1-amin.
(5) C6H5-NH-CH3: N-metylphenylamin.
Số amin mà học sinh “Nguyễn Công Bảo” đọc sai là.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 31. Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala-Ala; 0,02 mol Ala-Ala;

0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là.
A. 331
B. 274
C. 260
D. 288
Câu 32. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa AlCl 3 x (mol/l) và Al2(SO4)3 y (mol/l). Phản ứng được biểu
diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ x : y là.
A. 2 : 3
B. 2 : 1
C. 1 : 2
D. 3 : 2
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy bất kỳ một amin, luôn thu được nitơ đơn chất.
(2) Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(3) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin, xuất hiện kết tủa trắng.
(4) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Propan-2-amin là amin bậc 2.
(6) Các peptit đều cho phản ứng màu biurê.
Số phát biểu đúng là.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Câu 34. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO 4 xM và NaCl 0,6M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ
dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 7334 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch
sau điện phân hòa tan tối đa 2,16 gam Mg. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của m là 16,02 gam.
B. Dung dịch sau điện phân chứa Na+, Cu2+, H+ và SO42-.

C. Giá trị của x là 1,5M.
D. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
Câu 35. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe 2(SO4)3.
(2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO 3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO 3.
(4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2.
(5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl 3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là.
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3

3|Page


Câu 36. Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y
và 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5)
và 126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH) 2 trong hỗn hợp X là.
A. 14,1%
B. 21,1%
C. 10,8%
D. 16,2%
Câu 37. Hỗn hợp X gồm glucozơ, lysin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,46 mol O 2, sản phẩm
cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc (dùng dư), khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 28,672 lít (đktc).
Mặt khác cho 24,06 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá
trị của m là.
A. 10,05 gam
B. 28,44 gam

C. 12,24 gam
D. 16,32 gam
Câu 38. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được 19,84 gam rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung
dịch chứa NaHSO4 và x mol NaNO3, thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm NO và H 2 (tỉ lệ mol
1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 30,06 gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất
của N+5. Giá trị của x là.
A. 0,06
B. 0,08
C. 0,09
D. 0,12
Câu 39. Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 35,34
gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác đun nóng 35,34 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và
một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là.
A. 4,98%
B. 12,56%
C. 4,19%
D. 7,47%
Câu 40. Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl 3 0,8M và CuCl2 0,6M thu được dung dịch Y và
7,52 gam rắn gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol X trên vào
dung dịch HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 4,98 gam so với dung
dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch Z thu được lượng muối khan là.
A. 33,86 gam
B. 33,06 gam
C. 30,24 gam
D. 32,26 gam

4|Page



⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C

2C

3A

4B

5B

6D

7D

8C

9A

10C

11A

12B

13D

14A


15C

16A

17B

18B

19A

20B

21A

22B

23B

24D

25D

26B

27C

28B

29A


30D

31B

32B

33B

34A

35C

36D

37B

38B

39A

40B

9. (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH —> 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
0,12………………………………………………….0,36
—> m = 106,8
12. Na, Ca tạo được kết tủa Fe(OH)3:
Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + FeCl3 —> NaCl + Fe(OH)3
Tương tự cho Ca.
Các kim loại còn lại không tạo kết tủa với FeCl3 dư vì:

Mg + FeCl3 —> MgCl2 + FeCl2
Al + FeCl3 —> AlCl3 + FeCl2
Cu + FeCl3 —> CuCl2 + FeCl2
13. nBa = 0,1 —> nBa2+ = 0,1 và nOH- = 0,2
nAl2(SO4)3 = 0,04 —> nAl3+ = 0,08 và nSO42- = 0,12 —> nBaSO4 = 0,1 và nAl(OH)3 = 0,2/3 —> m↓ = 28,5 gam
14. CO dư nên chất rắn là Fe
nFe = nH2 = 0,18 —> nFe3O4 = 0,06 —> mFe3O4 = 13,92 gam
21. Dung dịch X chứa chất tan duy nhất là Ba(AlO2)2 (x mol)
Ba(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O —> 2Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
—> nAl(OH)3 = 2x = 0,48 —> x = 0,24
Hỗn hợp ban đầu chứa Ba (0,24), Al (0,48) —> nO = 0,68
Bảo toàn electron: 0,24.2 + 0,48.3 = 2nH2 + 0,68.2 —> nH2 = 0,28 —> V = 6,272 lít
24. Δm = mCO2 – mCaCO3 = -5,44 —> nCO2 = 0,24
C6H12O6 —> 2CO2 + 2C2H5(OH)2
0,12……………..0,24
—> mC6H12O6 = 0,12.180/80% = 27 gam
25. nRCOOK = nX = 0,15 —> M muối = 127 —> R = 44 —> CH3-CH(NH2)-COOC2H5
27. X (C6H8O4) + 2NaOH —> Y + 2Z
—> Z là ancol đơn chức. Z không tách H2O tạo anken nên Z là CH3OH. X không có đồng phân hình học nên cấu tạo của X là:
CH3-OOC-C(=CH2)-COO-CH3
A. Sai, X là chất phân nhánh.
B. Sai, Y là C4H2O4Na2.
C. Đúng.
D. Sai, X tác dụng với H2 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
28. nNaOH = 0,3; nX = nN2 = 0,16
—> MX = 66,5 —> Trong X phải chứa HCOOCH3 (M = 60)
Vậy xà phòng hóa X thu được ancol duy nhất là CH3OH (0,16 mol). Bảo toàn khối lượng:
m rắn = mX + mNaOH – mCH3OH = 17,52 gam
29. Trừ CaCl2 không tạo kết tủa:
Al2(SO4)3: Kết tủa BaSO4

Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + Al(OH)3
Al(OH)3 + Ba(OH)2 —> Ba(AlO2)2 + H2O
(NH4)2CO3: Kết tủa BaCO3
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + NH3 + H2O
FeCl3: Kết tủa Fe(OH)3
FeCl3 + Ba(OH)2 —> BaCl2 + Fe(OH)3
NaHCO3: Kết tủa BaCO3
NaHCO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + NaOH + H2O
KHSO4: Kết tủa BaSO4
KHSO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + KOH + H2O
31. nGly = 0,04.2 + 0,06 + 0,04.2 + 0,08 = 0,3
5|Page


nAla = 0,04 + 0,06.2 + 0,02.2 + 0,1 = 0,3
—> Số mắt xích Gly = Số mắt xích Ala = 0,3/0,15 = 2
—> X là (Gly)2(Ala)2
—> MX = 274
32. Đoạn 1:
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 —> 2Al(OH)3 + 3BaSO4
y……………………………………2y………….3y
—> n↓ = 5y = 5a (1)
Đoạn 2:
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 —> 2Al(OH)3 + 3BaCl2
x………………………………..x
—> n↓ = 5y + x = 7a (2)
(1)(2) —> y = a và x = 2a
—> x : y = 2 : 1
34. nNaCl = 0,12 và nCuSO4 = 0,2x; ne = It/F = 0,38
Tại anot: ne = 2nCl2 + 4nO2

nCl2 = 0,06 —> nO2 = 0,065
Dung dịch sau điện phân hòa tan 0,09 mol Mg —> nH+ = 0,18
Dễ thấy nH+ < 4nO2 nên catot đã có H2 (y mol) thoát ra, Cu2+ điện phân hết.
—> ne = 0,2x.2 + 2y = 0,38 (1)
Dung dịch sau điện phân còn lại Na+ (0,12), SO42- (0,2x) và H+ (0,18).
Bảo toàn điện tích —> 0,2x.2 = 0,12 + 0,18 (2)
(1)(2) —> x = 0,75 và y = 0,04
—> m = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 = 16,02
Phát biểu A đúng.
Theo như trên thì B, C sai.
nCu = 0,2x = It/2F —> t = 5790 là thời điểm H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực nên D sai.
35. (1) nMg = a và nFe3+ = 2a —> Vừa đủ để tạo ra Mg2+ và Fe2+
(2) nHNO3 = 3a —> nNO max = 3a/4 —> ne nhận max = 2,25a
nFe = a —> 2a < ne nhường < 3a
Dễ thấy 2a < 2,25a < 3a nên sản phẩm tạo 2 muối Fe3+ và Fe2+
(3) nFe = a và nAg+ = 3a —> Chỉ có muối Fe3+
(4) nCO2 = nCa(OH)2 = a —> Chỉ có muối CaCO3
(5) nNaOH = 3nAl(OH)3 —> Chỉ có muối NaCl
36. Y + AgNO3 dư —> Khí NO nên trong Y có H+ dư, vậy chất rắn không tan là Cu (0,12 mol)
nH+ dư = 4nNO = 0,18
nAgCl = nHCl = 0,8
mAgCl + mAg = 126,14 —> nAg = 0,105
Bảo toàn electron —> nFe2+ = 3nNO + nAg = 0,24
Y chứa Fe2+ (0,24), H+ (0,18), Cl- (0,8), bảo toàn điện tích —> nCu2+ = 0,07
Đặt a, b, c là số mol Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 trong X
mX = 232a + 107b + 90c + 64(0,12 + 0,07) = 33,26 (1)
Bảo toàn Fe —> 3a + b + c = 0,24 (2)
Bảo toàn electron —> 2a + b = 0,07.2 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,04; b = 0,06; c = 0,06
—> %Fe(OH)2 = 16,2%

37. X chứa C6H12O6, C6H14N2O2, C6H16N2 với số mol tương ứng là a, b, c
nX = a + b + c = 0,2
nO2 = 6a + 8,5b + 10c = 1,46
nCO2 + nN2 = 0,2.6 + b + c = 1,28
—> a = 0,12 & b = c = 0,04
—> mX = 32,08
nHCl = 2b + 2c = 0,16
—> m chất hữu cơ = mX + mHCl = 37,92
6|Page


Vậy: 32,08 gam X pư với HCl —> 37,92 gam chất hữu cơ
—> 24,06 gam X pư với HCl —> 28,44 gam chất hữu cơ.
38. Kết tủa gồm Fe(OH)2 (a mol) và Fe(OH)3 (b mol)
Bảo toàn Fe —> a + b = 0,3
m↓ = 90a + 107b = 30,06
—> a = 0,12 và b = 0,18
Bảo toàn N —> nH2 = nNO = x
nO = (mX – mFe)/16 = 0,19
Bảo toàn electron —> 2x + 3x + 2nO = 2a + 3b
—> x = 0,08
39. Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 1,46
Bảo toàn O —> nO(X) = 0,96
—> nNaOH = 0,48
Ancol là R(OH)n (0,48/n mol)
—> R + 17n = 17,88n/0,48
—> R = 20,25n
Do 1 < n < 2 nên 20,25 < R < 40,5
Hai ancol cùng C nên ancol là C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol)
Do các muối mạch thẳng nên este không quá 2 chức.

Số mol este 2 chức = nCO2 – nH2O = 0,23
nNaOH = nEste đơn + 2nEste đôi
—> Mol este đơn chức = nNaOH – 0,23.2 = 0,02
nEste đôi = nA(COOC2H5) + n(BCOO)2C2H4
—> nA(COOH)2 = nA(COOC2H5) = 0,23 – 0,14 = 0,09
nNaOH = 2nA(COOH)2 + nBCOOH
—> nBCOOH = nNaOH – 0,09.2 = 0,3
Bảo toàn khối lượng:
m muối = 0,3(B + 67) + 0,09(A + 134) = 36,66
—> 10B + 3A = 150
—> A = 0 và B = 15 là nghiệm duy nhất. Vậy các axit, ancol tạo ra 3 este gồm:
 C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol)
 CH3COOH (0,3 mol) và HOOC-COOH (0,09 mol)
Vậy các este trong X là:
C2H5-OOC-COO-C2H5: 0,09
CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH3: 0,14
CH3-COO-C2H5: 0,02
—> %CH3COOC2H5 = 4,98%
40. Đặt nFeCl3 = 0,8x và nCuCl2 = 0,6x
Đặt a, b là số mol Mg, Fe —> nX = a + b = 0,15 (1)
Dung dịch Y chứa Mg2+ (a); Cl- (3,6x) —> Fe2+ (1,8x – a)
Bảo toàn kim loại:
24a + 56b + 56.0,8x + 64.0,6x = 24a + 56(1,8x – a) + 7,52 (2)
AgNO3 dư vào Y:
m↓ = 143,5.3,6x + 108(1,8x – a) = 29,07 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,06
b = 0,09
x = 0,05
—> mX = 24a + 56b = 6,48

Δm = mX – mNO = 4,98
—> nNO = 0,05
Bảo toàn electron: 2a + 3b = 0,05.3 + 8nNH4+
—> nNH4+ = 0,03
m muối = mMg(NO3)2 + mFe(NO3)3 + mNH4NO3 = 33,06
7|Page


8|Page


Đề 2:
Câu 1. Kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau?
A. Nhôm.
B. Bạc.
C. Đồng.
D. Vàng.
Câu 2. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 3. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch phenylamoni clorua và axit glutamic?
A. quì tím
B. dung dịch Br2
C. dung dịch HCl
D. dung dịch NaOH
Câu 4. Dãy các chất đều cho được phản ứng thủy phân là.
A. saccarozơ, triolein, amilozơ, xenlulozơ.
B. amilopectin, xenlulozơ, glucozơ, protein.

C. triolein, amilozơ, fructozơ, protein.
D. amilozơ, saccarozơ, protein, fructozơ.
Câu 5. Dãy các oxit nào nào sau đây đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
A. Fe2O3, CuO, CaO.
B. CuO, ZnO, MgO.
C. CuO, Al2O3, Cr2O3.
D. CuO, PbO, Fe2O3.
Câu 6. Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?
A. CuO + CO → Cu + CO2
B. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. CuSO4 + H2O → Cu + 1/2O2 + H2SO4
Câu 7. Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. amilozơ và amilopectin.
B. anilin và alanin.
C. vinyl axetat và metyl acrylat.
D. etyl aminoaxetat và α-aminopropionic.
Câu 8. Thủy phân hoàn toàn tripeptit X, thu được glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9. Cho 200 ml dung dịch FeCl2 0,3M vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết
tủa. Giá trị m là.
A. 17,22 gam
B. 23,70 gam
C. 25,86 gam
D. 28,70 gam
Câu 10. Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO
duy nhất (đktc). Giá trị của V là.

A. 7,168 lít
B. 11,760 lít
C. 3,584 lít
D. 3,920 lít
Câu 11. Cho dãy các chất sau: anilin, saccarozơ, amilozơ, glucozơ, triolein, tripanmitin, fructozơ, metyl fomat. Số chất trong
dãy tác dụng được với nước Br2 là.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Metyl acrylat có tồn tại đồng phân hình học.
B. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong ancol etylic.
C. Tất cả các polime là những chất rắn, đều nóng chảy tạo thành chất lỏng nhớt.
D. Monome là một mắc xích trong phân tử polime.
Câu 13. Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai
muối. Kim loại X là.
A. Mg
B. Cr
C. Fe
D. Al
Câu 14. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.
B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.
C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam este X đơn chức thu được 5,28 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X
là.
A. C8H8O2
B. C6H8O2

C. C4H8O2
D. C6H10O2
9|Page


Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm
cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá
trị của m là.
A. 39,14 gam
B. 33,30 gam
C. 31,84 gam
D. 39,87 gam
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Câu 18. Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và
còn lại t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là.
A. 2x = y + z + t
B. x = y + z –t
C. x = 3y + z –2t
D. 2x = y + z + 2t
Câu 19. Điều nào sau đây là sai khi nói về saccarozơ và Gly-Val-Val?
A. Đều cho được phản ứng thủy phân.
B. Đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
C. Trong phân tử đều chứa liên kết glicozit.
D. Trong phân tử đều chứa 12 nguyên tử cacbon.
Câu 20. Đun nóng 8,55 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 9,30 gam muối. Số
đồng phân của X thỏa mãn là.

A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Propan-2-amin là amin bậc 1.
B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutamic.
C. (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.
D. Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.
Câu 22. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 60,0 gam kết tủa và dung dịch X. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dùng
dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Giá trị của m là.
A. 108,0 gam
B. 86,4 gam
C. 75,6 gam
D. 97,2 gam
Câu 23. Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát
ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.
A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.
B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2.
C. Na2CO3 và BaCl2.
D. FeCl2 và AgNO3.
Câu 24. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch
Y. Nhận định nào sau đây là sai?
A. dung dịch X có màu da cam.
B. dung dịch Y có màu da cam.
C. dung dịch X có màu vàng.
D. dung dịch Y oxi hóa được Fe2+trong dung dịch thành Fe3+.
Câu 25. Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

A. 25,20 gam
B. 29,52 gam
C. 27,44 gam
D. 29,60 gam
Câu 26. Nung nóng 19,52 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được
hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X cần dùng 600 ml dung dịch HCl 1,6M thu được 0,18 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch
NaOH dư vào Y, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là.
A. 72,00 gam
B. 10,32 gam
C. 6,88 gam
D. 8,60 gam
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?
A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.
B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.
C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.
D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.
10 | P a g e


Câu 28. Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ
dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung
dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là.
A. 2,80 gam
B. 4,20 gam
C. 3,36 gam
D. 5,04 gam
Câu 29. Đun nóng triglyxerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri của axit stearic và oleic.
Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84
gam muối. Khối lượng phân tử của X là.
A. 886

B. 888
C. 884
D. 890
Câu 30. Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,74 mol HNO3 (dùng dư), thu
được 0,08 mol khí X và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam bột Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả
quá trình và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là.
A. 17,28 gam
B. 9,60 gam
C. 8,64 gam
D. 11,52 gam
Câu 31. Có bao nhiêu chất có công thức phân tử C2H8O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được một amin
đơn chức?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 32. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2
đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị m là.
A. 21,4 gam
B. 22,4 gam
C. 24,2 gam
D. 24,1 gam
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic.
(2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước nguội.

(6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là.
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 34. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
(b) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + 4H2O
(c) Fe(OH)2+ H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+ SO2 + 10H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là.
A. (d)
B. (c)
C. (a)
D. (b)
Câu 35. Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được CO2
có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất).
(1) X + 2H2 → Y (2) X + 2NaOH → Z + X1 + X2
Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 1700C không thu được anken. Nhận định
nào sau đây là sai?
A. X, Y đều có mạch không phân nhánh.
B. Z có công thức phân tử là C4H2O4Na2.
11 | P a g e


C. X2 là ancol etylic.
D. X có công thức phân tử là C7H8O4.
Câu 36. Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết
thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20,0 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4

gam. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là
A. 4 : 5
B. 2 : 3
C. 1 : 1
D. 1 : 3
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 37,68 gam hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được
dẫn qua dung dịch nước vôi trong lầy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Nếu thủy
phân hoàn toàn 0,15 mol X, thu được 9,00 gam glyxin; 7,12 gam alanin và 11,70 gam valin. Biết độ tan của nitơ đơn chất
trong nước là không đáng kể. Giá trị của m là.
A. 46,88 gam
B. 55,86 gam
C. 48,86 gam
D. 58,56
Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(3) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
(4) Bột bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 39. Hòa tan hết 34,24 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2trong dung dịch chứa NaNO3 và NaHSO4, kết thúc
phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa
10,92 gam bột Fe, thấy thoát ra 672 ml khí NO duy nhất (đo ở đktc). Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 237,14
gam kết tủa. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong
hỗn hợp X là.

A. 33,88%
B. 40,65%
C. 27,10%
D. 54,21%
Câu 40. Hỗn hợp E gồm este X (CxH2xO2); este Y (CnH2n-8O2) và este Z (CmH2m-10O2); trong đó Y và Z chứa vòng benzen
và có số nguyên tử cacbon không quá 12. Đốt cháy 0,2 mol E với lượng oxi vừa đủ, thu được 51,04 gam CO2 và 12,42 gam
nước. Mặt khác đun nóng 0,2 mol E cần dùng 280 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol
etylic và hỗn hợp muối T gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là.
A. 19,66%
B. 24,51%
C. 35,77%
D. 14,71%

12 | P a g e


Đáp án và giải chi tiết:
1B

2C

3D

4A

5D

6C

7C


8D

9B

10D

11A

12B

13C

14D

15A

16D

17C

18D

19C

20A

21A

22B


23C

24A

25A

26B

27D

28B

29A

30C

31B

32A

33D

34B

35B

36A

37B


38B

39B

40A

9. nFeCl2 = 0,06 và nAgNO3 = 0,2
—> nAgCl = nCl- = 0,12 và nAg = nFe2+ = 0,06
—> m↓ = 23,7
10. nAl = 0,175
Đặt a, b là số mol NO và NH4+
Bảo toàn electron —> 3a + 8b = 0,175.3
m muối = 0,175.213 + 80b = 37,275
—> a = 0,175 và b = 0
—> nNO = 3,92 lít
11. Anilin:
C6H5NH2 + 3Br2 —> C6H2Br3NH2↓ + 3HBr
Glucozo:
C6H12O6 + Br2 + H2O —> C6H12O7 + 2HBr
Triolein:
(C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 —> C17H33Br2COO)3C3H5
Metyl fomat:
HCOOCH3 + Br2 + H2O —> CO2 + 2HBr + CH3OH
15. Bảo toàn khối lượng —> nO2 = 0,135
Bảo toàn O —> 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
—> nX = 0,015
—> MX = 136: C8H8O2
16. X gồm C3H9N (a mol) và C6H16N2 (b mol)
C3H9N + 5,25O2 —> 3CO2 + 4,5H2O + 0,5N2

C6H16N2 + 10O2 —> 6CO2 + 8H2O + N2
—> nX = a + b = 0,1
và nO2 = 5,25a + 10b = 0,715
—> a = 0,06 và b = 0,04
nHCl = nN = a + 2b = 0,14
mX = 8,18
m muối = mX + mHCl = 13,29
Tỉ lệ:
8,18 gam X + HCl —> 13,29 gam muối
24,54 gam X + HCl —> m muối = 39,87 gam
18. nFe phản ứng = x – t
nH2 = z/2
Bảo toàn electron: 2(x – t) = y + 2z/2 —> 2x = y + z + 2t
20. RCOOR’ + KOH —> RCOOK + R’OH
x…………….x……………x……….x
Do mRCOOK > mRCOOR’ nên 39 > R’ —> R’ lấy các giá trị 15, 29
Bảo toàn khối lượng:
Khi R’ = 15 —> x = 0,03125 —> MX = 273,6: Loại
Khi R’ = 29 —> x = 0,075 —> MX = 114 —> R = 41: -C3H5
13 | P a g e


Có 4 đồng phân của X:
CH2=CH-CH2-COO-C2H5
CH3-CH=CH-COO-C2H5 (Cis và trans)
CH2=C(CH3)-COO-C2H5
22. Ca(HCO3)2 + 2NaOH —> CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
0,1……………….0,2
—> nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,8
C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2CO2

0,4…………………………………..0,8
—> m(C6H10O5)n = 0,4.162/75% = 86,4 gam
23. X là Na2CO3 và Y là BaCl2
Z là BaCO3 và T là BaSO4
Na2CO3 + BaCl2 —> BaCO3 + 2NaCl
BaCO3 + H2SO4 —> BaSO4 + CO2 + H2O
24. CrO3 + 2NaOH —> Na2CrO4 + H2O
Dung dịch X chứa Na2CrO4 và NaOH dư —> Dung dịch X có màu vàng của ion (CrO42-)
A. Sai
B. Khi thêm H2SO4 (thêm H+) thì NaOH dư bị trung hòa, sau đó:
2CrO42- + 2H+ —> Cr2O72- + H2O
vàng……………………da cam
Vậy Y có màu da cam
C. Đúng
D. Đúng:
Fe2+ + Cr2O72- + H+ —> Fe3+ + Cr3+ + H2O
25. Đặt a, b là số mol CH3COOC6H5 và C6H5COOC2H5
—> 136a + 150b = 23,44
và nNaOH = 2a + b = 0,2
—> a = 0,04 và b = 0,12
—> nC2H5OH = 0,12 và nH2O = 0,04
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 25,2 gam
26. số mol HCl = 0,96 ; số mol H2 = 0,18
Bảo toàn oxi: n(O) = 0,3
suy ra: số mol Cr2O3 = 0,1
số mol Al ban đầu = 0,16
PTHH: 2Al + Cr2O3 —> Al2O3 + 2Cr
2a <—- a —–> a
2a
số mol Al dư = 0,16 -2a

số mol Cr = 2a
số mol H2 = 2a + 1,5(0,16 – 2a)
giải ra: a =0,06
Do NaOH dư nen kết tủa là
Cr(OH)2 = n(Cr)= 0,12
—> kết tủa = 10,32gam
28. ne = It/F = 0,34
Tại catot: ne = 2nCu + 2nH2 —> nH2 = 0,02
Tại anot: nCl2 = a và nO2 = b
—> ne = 2a + 4b = 0,34
m giảm = 71a + 32b + 0,15.64 + 0,02.2 = 15,11
—> a = 0,05 và b = 0,06
Dung dịch sau điện phân chứa Na+ (2a = 0,1 mol), NO3- (0,3 mol) —> H+ (0,2 mol)
—> nNO = nH+/4 = 0,05 mol
Bảo toàn electron —> 2nFe = 3nNO —> nFe = 0,075
—> mFe = 4,2
29. Phần 1: nC17H33COONa = nBr2 = 0,12
14 | P a g e


Phần 2: m muối = mC17H33COONa + mC17H35COONa = 54,84 gam
—> nC17H35COONa = 0,06
—> nC17H33COONa : nC17H35COONa = 2 : 1
Vậy X tạo bởi 2 gốc oleic và 1 gốc stearic: (C17H33COO)2(C17H35COO)C3H5
—> MX = 886
30. Đặt a, b là số mol Fe, O
mhh = 56a + 16b = 12,48
Bảo toàn electron —> 3a = 2b + 0,08.3
—> a = 0,18 và b = 0,15
nH+ = 0,74 = 4nNO tổng + 2nO

—> nNO tổng = 0,11
—> nNO do Cu khử N+5 = 0,11 – 0,08 = 0,03
Bảo toàn electron —> 2nCu = nFe3+ + 3nNO do Cu khử N+5
—> nCu = 0,135
—> mCu = 8,64 gam
32. nBa2+ = nBaCO3 max = 0,12 tại thời điểm nCO2 = a = 0,12
Khi nCO2 = 0,4 thì kết tủa tan hết, dung dịch thu được chứa Ba2+ (0,12), HCO3- (0,4), bảo toàn điện tích —> nNa+ = 0,16
Bảo toàn electron: 2nBa + nNa = 2nH2 + 2nO —> nO = 0,08
—> m = mBa + mNa + mO = 21,4 gam
33. (1) Sai, sản phẩm là sorbitol
(2) Đúng, các monosaccarit không bị thủy phân.
(3) Đúng, tạo ra nhiều phân tử C6H12O6
(4) Sai, saccarozo hình thành từ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ
(5) Đúng
(6) Sai, chỉ có amilopeptin có mạch phân nhánh.
35. X + 2H2 nên phân tử X có 2 liên kết Π giữa C và C.
X1 không tách H2O tạo anken nên X1 là CH3OH —> X2 là C2H5OH
Đốt X tạo nCO2 = nO2 nên phân tử X có số nguyên tử H = 2.(Số O) = 8
Vậy X là CH3-OOC-C≡C-COO-C2H5
A. Đúng
B. Sai, Z là C4O4Na2
C, D. Đúng
36. Nung kết tủa thu được 2 oxit —> MgO và CuO —> Mg, Al tan hết, Ag+ bị khử hết, Cu2+ bị khử một phần.
Đặt a, b, c là số mol Ag+, Cu2+ phản ứng và Cu2+ dư —> nNO3- = a + 2b + 2c
—> mY = 108a + 64b = 20 (1)
nNaNO3 = a + 2b + 2c —> nNaAlO2 = 0,46 – a – 2b – 2c
—> nMg = [3,72 – 27(0,46 – a – 2b – 2c)]/24
Bảo toàn electron:
3(0,46 – a – 2b – 2c) + 2[3,72 – 27(0,46 – a – 2b – 2c)]/24 = a + 2b (2)
m oxit = 40[3,72 – 27(0,46 – a – 2b – 2c)]/24 + 80c = 7,6 (3)

Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,12
b = 0,11
c = 0,04
—> x : y = a : (b + c) = 4 : 5
37. nGly = 0,12; nAla = 0,08; nVal = 0,1
Quy đổi 0,15 mol X thành:
C2H3ON: 0,3 mol (Tính theo bảo toàn N)
CH2: 0,38 mol (Tính theo bảo toàn C)
H2O: 0,15 mol
—> mX = 25,12
Nếu đốt lượng X này —> nCO2 = 0,98 và nH2O = 0,98
Ta có tỉ lệ:
Đốt 25,12 gam X —> nCO2 = nH2O = 0,98
15 | P a g e


—> Đốt 37,68 gam X —> nCO2 = nH2O = 1,47
Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3 = -55,86
—> Giảm 55,86 gam
38. (1) Fe2O3 + 6HNO3 —> 2Fe(NO3)3 + 3H2O
(2) Fe(OH)3 + 3HCl —> FeCl3 + 3H2O
(3) Fe + S —> FeS
(4) 3Fe dư + 8HNO3 —> 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O
(5) Cl2 + 2FeCl2 —> 2FeCl3
(6) Fe + 3AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + 3Ag
39. Đặt a, b, c là số mol của FeCO3; Fe3O4; Fe(NO3)2
mX = 116a + 232b + 180c = 34,24 (1)
nCO2 = a —> nNO = 3a
Bảo toàn electron:

ne = a + b + c = 3.3a (2)
Khi cho 0,195 mol Fe vào Y thấy thoát ra nNO = 0,03. Bảo toàn electron:
0,195.2 = (a + 3b + c) + 0,03.3 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,02
b = 0,06
c = 0,1
—> %Fe3O4 = 40,65%
40. nCO2 = 1,16 & nH2O = 0,69
Bảo toàn O —> nO2 = 1,305
Bảo toàn khối lượng —> mE = 21,7
Đặt u là số mol este của ancol, v là số mol este của phenol
—> nE = u + v = 0,2
và nNaOH = u + 2v = 0,28
—> u = 0,12 và v = 0,08
Đặt a, b, c là số mol X, Y, Z
nE = a + b + c = 0,2 (1)
nCO2 = ax + bn + cm = 1,16
nH2O = ax + b(n – 4) + c(m – 5) = 0,69
nCO2 – nH2O —> 4b + 5c = 0,47 (2)
TH1: Nếu Y là este của phenol —> b = 0,08
(1)(2) —> a = 0,09 và c = 0,03
—> nCO2 = 0,09x + 0,08n + 0,03m = 1,16
—> 9x + 8n + 3m = 116
Do x ≥ 3; n ≥ 7; m ≥ 11 —> x = 3, n = 7, m = 11 là nghiệm duy nhất.
X là HCOOC2H5 (0,09)
Y là HCOOC6H5 (0,08)
Z là CH2=CH-C6H4-COOC2H5 (0,03)
Hỗn hợp T gồm:
HCOONa (0,17) C6H5ONa (0,08) CH2=CH-C6H4-COONa (0,03)

—> %CH2=CH-C6H4-COONa = 5,1/25,94 = 19,66%
TH2: Nếu Z là este của phenol —> c = 0,08
Làm tương tự.
Đề 3:
Câu 1. Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là.
A. MgSO4
B. FeSO4
C. CuSO4
D. Fe2(SO4)3
Câu 2. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?
A. Li
B. Cs
C. Na
D. K
Câu 3. Hợp chất nào sau đây cộng hợp được với nước Br2?
A. Anilin.
B. metyl fomat
C. glucozơ
D. triolein
Câu 4. X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là.
16 | P a g e


A. H2N-CH(CH3)-COOH
B. H2N-CH2-CH2-COOH
C. H2N-CH2-COOCH3
D. CH2=CHCOONH4
Câu 5. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3?
A. Ag
B. Fe

C. Cu
D. Ca
Câu 6. Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3; CuCl2; AgNO3; HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
là.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 7. Đun nóng m1gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m2 gam muối. Biết rằng m1< m2, tên gọi
của X là.
A. isopropyl fomat
B. metyl propionat
C. etyl axetat
D. propyl fomat
Câu 8. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Trong mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ.
B. Saccarozơ cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
C. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng để nhận biết glucozơ và saccarozơ.
D. Saccarozơ được tạo bởi một gốc α-glucozơ và α-fructozơ.
Câu 9. Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 7,68 gam Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung
dịch X và còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là.
A. 2,88 gam
B. 2,56 gam
C. 4,04 gam
D. 3,84 gam
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Ba (2a mol) và Al2O3 (3a mol) vào nước dư, thu được 0,08 mol khí H2 và còn lại m gam rắn không
tan. Giá trị của m là.
A. 8,16 gam
B. 4,08 gam
C. 6,24 gam

D. 3,12 gam
Câu 11. Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và
kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa?
A. axit terephatlic và etylen glicol.
B. axit ε-aminocaproic và axit ađipic.
C. hexametylenđiamin và axit ađipic.
D. axit ω-aminoenantoic và etylen glicol
Câu 12. Mệnh đề không đúng là.
A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. Thông thường các este ở thể lỏng, nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước.
C. Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol.
D. Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1.
Câu 13. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+, Hg2+… người ta có thể
dùng?
A. H2SO4
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. HCl
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là liên kết peptit.
B. Các peptit đều cho phản ứng màu biurê.
C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Câu 15. Đun nóng 4,05 gam este X (C10H10O2) cần dùng 35 gam dung dịch KOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu
được m gam muối. Giá trị m là.
A. 38,60 gam
B. 6,40 gam
C. 5,60 gam
D. 5,95 gam

Câu 16. Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ
trinitrat. Giá trị của x là.
A. 222,75 gam
B. 186,75 gam
C. 176,25
D. 129,75
Câu 17. Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH.
B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3..
C. Cho Na vào dung dịch FeCl2.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 18. Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp?
17 | P a g e


A. poli(metyl metacrylat) và amilozơ.
B. tơ visco và tơ olon.
C. tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.
D. poli(vinyl clorua) và tơ nilon-6,6.
Câu 19. Phản ứng nào sau đây là đúng?
A. H2N-CH2-COONa + HCl (dư) → H2N-CH2-COOH + NaCl
B. CH3COOCH2-C6H5+ NaOH → CH3COONa + CH3-C6H4-ONa
C. CH2OH[CH2OH]4CHO + Br2+ H2O → CH2OH[CH2OH]4COOH + 2HBr
D. ClH3N-CH2-COOH + NaOH (dư) → ClH3N-CH2-COONa + H2O
Câu 20. Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH, KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch
Fe(NO3)2 là.
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5

Câu 21. Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
C. Cho CaO vào nước dư.
D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Câu 22. Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị
của m là.
A. 17,28 gam
B. 13,04 gam
C. 17,12 gam
D. 12,88 gam
Câu 23. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối
lượng dung dịch giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là.
A. 9650 giây
B. 7720 giây
C. 6755 giây
D. 8685 giây
Câu 24. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3,
Na2SO4, KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 4
B. 6
C. 7
D. 5
Câu 25. X là α-amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 2,995 gam
rắn khan. Công thức cấu tạo của X là.
A. H2N-CH2-CH2-COOH
B. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)2-COOH

Câu 26. Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác
dụng được với nước Br2 là.
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
Câu 27. Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra
lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh
Fe. Tỉ lệ x : y là.
A. 3 : 4
B. 1 : 7
C. 2 : 7
D. 4 : 5
Câu 28. Hóa hơi hoàn toàn 13,04 gam hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích
của 5,6 gam N2 (đo cùng áp suất và nhiệt độ). Đun nóng 13,04 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được một ancol duy nhất và m gam muối. Giá trị m là.
A. 17,84 gam
B. 21,24 gam
C. 14,64 gam
D. 18,04 gam
Câu 29. Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được y mol khí
H2; đồng thời thu được dung dịch X và còn lại z mol rắn không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z là.
A. x = 2y – z
B. x = 3y –2z
C. x = y + z
D. 2x = 3y + 2z
Câu 30. Cho các este sau:
(1) CH2=CHCOOCH3 (2) CH3COOCH=CH2 (3) HCOOCH2-CH=CH2 (4) CH3COOCH(CH3)=CH2 (5) C6H5COOCH3 (6) HCOOC6H5
(7) HCOOCH2-C6H5 (8) HCOOCH(CH3)2
Biết rằng C6H5-: phenyl; số este khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là.

A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Câu 31. Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm Ba(HCO3)2 và NaHCO3 đến khi khối lượng không đổi thu được 18,84 gam
rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung
dịch Z, thu được dung dịch T chứa?
A. NaHCO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. Ba(HCO3)2 và NaHCO3
D. Na2CO3
18 | P a g e


Câu 32. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 và Al2(SO4)3 xM. Phản ứng được biểu
diễn theo đồ thị sau:

Biết V2/V1 = 1,2. Giá trị của x là.
A. 0,30M
B. 0,12M
C. 0,06 M
D. 0,15M
Câu 33. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau:
X + 2NaOH → Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định
nào sau đây là đúng?
A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2COOH.
B. X chứa hai nhóm –OH.
C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2.
D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 1400 C thu được anken.
Câu 34. Cho 8,96 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO3 0,4M và H2SO4 0,9M. Sau khi kết thúc các phản ứng,

thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào bình (không có mặt oxi), thu được m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm
khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là.
A. 55,66 gam
B. 54,54 gam
C. 56,34 gam
D. 56,68 gam
Câu 35. Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài
không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B, C lần lượt là.
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2.
D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
Câu 36. Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm haxemetylenđiamin và lysin. Đốt cháy
hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó số mol của
CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là.
A. 32,88 gam
B. 31,36 gam
C. 33,64 gam
D. 32,12 gam
Câu 37. Hỗn hợp X gồm hai este, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este Y (CnHmO2) và este Z (CnH2n-4O4).
Đốt cháy hoàn toàn 12,98 gam X cần dùng 0,815 mol O2, thu được 7,38 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,98 gam X với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic duy nhất có khối lượng 2,76 gam và hỗn hợp T gồm ba muối. Trị số của m là.
A. 6
B. 10
C. 8

D. 12
Câu 38. Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
Số nhận định đúng là.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 39. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol
HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64
19 | P a g e


gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn
hợp X là.
A. 48,80%
B. 33,60%
C. 37,33%
D. 29,87%
Câu 40. Đun nóng 79,86 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit
đều mạch hở gồm tripeptit (Z) và pentapeptit(T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 2,655 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O
và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 90,06 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ
tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mắc xích glyxin, alanin và valin trong T là.
A. 3 : 1 : 1
B. 1 : 2 : 2

C. 2 : 2 : 1
D. 1 : 3 : 1

20 | P a g e


Đáp án và giải chi tiết:
1C

2A

3D

4A

5A

6C

7B

8D

9C

10B

11C

12C


13C

14B

15B

16A

17D

18D

19C

20D

21A

22A

23D

24D

25C

26A

27C


28D

29D

30C

31B

32A

33C

34A

35D

36A

37C

38C

39C

40B

9. Fe3O4 + 8HCl —> 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
0,08……..0,6
0,075……0,6……….0,15

0,005
Cu + 2FeCl3 —> 2FeCl2 + CuCl2
0,12….0,15
0,075..0,15
0,045
m rắn = mFe3O4 dư + mCu dư = 4,04
10. Ba + 2H2O —> Ba(OH)2 + H2
0,08………………..0,08……0,08
—> a = 0,04
Ba(OH)2 + Al2O3 —> Ba(AlO2)2 + H2O
0,08………..0,12
0,08………..0,08
0…………….0,04
—> m rắn = mAl2O3 dư = 4,08
15. nX = 0,025 và nKOH = 0,05 —> nX : nKOH = 1 : 2 —> X là este của phenol
—> nH2O = 0,025
Bảo toàn khối lượng: m muối = mX + mKOH – mH2O = 6,4
16. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
0,75………………………………………..0,75
—> x = 0,75.297 = 222,75
20. HCl
Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
Na2CO3
Fe2+ + CO32- → FeCO3
AgNO3
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Na2SO4:
NaOH
Fe2+ + OH- → Fe(OH)2
KHSO4

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
23. nCuSO4 = 0,15
Khi điện phân hết CuSO4 thì m giảm = mCu + mO2 = mCuO = 0,15.80 = 12 < 13,35
Vậy đã có H2O bị điện phân tiếp.
m giảm = mCuO + mH2O = 13,35 —> nH2O = 0,075
—> ne = 2nCu + 2nH2 = 0,45
ne = It/F —> t = 8685s
24. NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
AlCl3 + Ba(OH)2 dư → Ba(AlO2)2 + BaCl2 + H2O
21 | P a g e


NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NaOH + H2O
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + Nh3 + H2O
FeCl3 + Ba(OH)2 → Fe(OH)3 + BaCl2
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NaOH
KNO3 + Ba(OH)2 → Không phản ứng
27. nFeCl3 = 0,2x và nCuCl2 = 0,2y
Do Fe dư nên các muối phản ứng hết, bảo toàn electron:
2nFe phản ứng = nFe3+ + 2nCu2+
—> nFe phản ứng = 0,1x + 0,2y
Δm = 64.0,2y – 56(0,1x + 0,2y) = 0
—> x : y = 2 : 7
28. nX = nN2 = 0,2 —> MX = 65,2
—> Trong X có chứa HCOOCH3 (60). Vậy ancol duy nhất là CH3OH
nKOH = nCH3OH = nX = 0,2
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 17,84
29. nFe phản ứng = x – z
nH2SO4 = nH2 = y
—> nFe2(SO4)3 = 0,5y (Nồng độ bằng nửa nên số mol bằng nửa)

—> nFe3+ = y
Bảo toàn electron: 2nFe phản ứng = 2nH2 + nFe3+
—> 2(x – z) = 2y + y
—> 2x = 3y + 2z
30. (1) CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH
(2) CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
(3) HCOOCH2-CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CH-CH2OH
(4) CH3COOCH(CH3)=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3-CO-CH3
(5) C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH
(6) HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
(7) HCOOCH2-C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH
(8) HCOOCH(CH3)2 + NaOH → HCOONa + (CH3)2CH-OH
31. Đặt a, b là số mol Ba(HCO3)2 và NaHCO3 —> 259a + 84b = 30,52
Ba(HCO3)2 —> BaO + 2CO2 + H2O
2NaHCO3 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
X gồm BaO (a) và Na2CO3 (0,5b) —> 153a + 106.0,5b = 18,84
—> a = 0,04 và b = 0,24
Y có chứa CO2 (0,2 mol) và H2O. Khi hòa tan X vào H2O:
BaO + H2O —> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2CO3 —> BaCO3 + 2NaOH
Dung dịch Z chứa Na2CO3 (0,08) và NaOH (0,08):
NaOH + CO2 —> NaHCO3
Na2CO3 + CO2 + H2O —> 2NaHCO3
CO2 vẫn dư nên dung dịch T chỉ chứa NaHCO3.
32. Đặt nH2SO4 = a và nAl2(SO4)3 = b
—> n↓ max = nBaSO4 + nAl(OH)3 = (a + 3b) + 2b = 0,42 (1)
Để kết tủa đạt max thì: nOH- = nH+ + 3nAl3+ = 2a + 6b
Để kết tủa đạt min thì: nOH- = nH+ + 4nAl3+ = 2a + 8b
Tỉ lệ thể tích dung dịch Ba(OH)2 cũng là tỉ lệ nOH- nên:
(2a + 8b) / (2a + 6b) = 1,2 (2)

(1)(2) —> a = 0,12 và b = 0,06
—> x = b/0,2 = 0,3
33. X + 2NaOH → Y + Z + H2O
—> Phân tử X chứa 1 chức este và 1 chức axit, do Z là ancol không tác dụng với Cu(OH)2 nên X có cấu tạo: CH3-OOC-COOH
A. Sai vì khi đó Z là chất tạp chức HO-CH2-COOH hòa tan được Cu(OH)2.
B. Sai
22 | P a g e


C. Đúng, Y là (COONa)2
D. Sai, Z là CH3OH chỉ tách H2O tạo ete.
34. nFe = 0,16; nNaNO3 = 0,08 và nH2SO4 = 0,18 —> nH+ = 0,36
Dễ thấy 3nNO max < 2nFe nên sản phẩm chỉ có Fe2+, trong đó nNO max = 0,08.
3Fe + 8H+ + 2NO3- —> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
0,16….0,36….0,08
0,12….0,32….0,08………..0,12
0,04….0,04….0
Fe + 2H+ —> Fe2+ + H2
0,04…0,04
0,02…0,04…….0,02
0,02…0
Trong dung dịch muối thu được chứa Fe2+ (0,14) và SO42- (0,18)
—> Fe(OH)2 (0,14); BaSO4 (0,18) và Fe dư (0,02)
—> m↓ = 55,66
35. Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài
không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B, C lần lượt là.

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2.
D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
36. nC2H4O2 = nC4H8O2 = x
nC6H16N2 = y
nC6H14N2O2 = z
nO2 = 2x + 5x + 10y + 8,5z = 1,42
nH2O – nCO2 = (8y + 7z) – (6y + 6z) = x + x + y + z
nN2 = y + z = 0,12
Giải hệ được:
x = 0,04
y = 0,08
z = 0,04
nCO2 = 2x + 4x + 6y + 6z = 0,96
nH2O = 2x + 4x + 8y + 7z = 1,16
Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3 = -32,88
—> Giảm 32,88 gam
37. nH2O = 0,41
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,72
Bảo toàn O —> nY + 2nZ = 0,11
Nếu cả Y và Z đều tạo ra C2H5OH thì nC2H5OH = 0,11 nhưng thực tế nC2H5OH = 0,06 —> Chỉ có một trong 2 este tạo ra
C2H5OH.
Nếu Y tạo C2H5OH —> nY = 0,06 —> nZ = 0,025
nCO2 = 0,06n + 0,025n = 0,72: Vô nghiệm, loại.
Vậy Z tạo C2H5OH —> nZ = 0,03 —> nY = 0,05
nCO2 = 0,05n + 0,03n = 0,72 —> n = 9
nH2O = 0,05m/2 + 0,03.7 = 0,41
—> m = 8
39. nCu = 0,135 & nNO = 0,03.

nH+ dư = 4nNO = 0,12
Bảo toàn electron —> nFe3+ = 0,18 —> nFe(OH)3 = 0,18
m↓ = 154,4 —> nBaSO4 = 0,58
23 | P a g e


Vậy dung dịch Y chứa Fe3+ (0,18); SO42- (0,58); Na+ (0,58); H+ dư (0,12) —> NO3- (0,08)
Đặt a, b, c, d là số mol Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2
—> 56a + 232b + 116c + 180d = 15 (1)
Bảo toàn Fe —> a + 3b + c + d = 0,18 (2)
nCO2 = c —> nNO = 4c
Bảo toàn electron —> 3a + b + c + d = 3.4c (3)
Bảo toàn N —> 2d + 0,16 = 0,08 + 4c (4)
Giải hệ (1)(2)(3)(4): a = 0,1; b = 0,01; c = 0,03; d = 0,02
—> %Fe = 0,1.56/15 = 37,33%
40. Đặt công thức chung của X là CnH2n+1NO2. Đốt X tốn O2 như đốt Y và tạo ra lượng CO2 như nhau.
CnH2n+1NO2 + (1,5n – 0,75)O2 —> nCO2 + (n + 0,5)H2O + 0,5N2
Từ mX và nO2 —> n = 38/17
—> nX = 1,02 & nCO2 = 2,28 & nH2O = 2,79
Khi đốt Y:
Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3 = -90,06
—> nH2O = 2,09
—> Quá trình trùng ngưng đã tách ra 2,79 – 2,09 = 0,7 mol H2O —> nCONH = 0,7
Bảo toàn N: 3nZ + 5nT = nN = nX = 1,02
và nCONH = 2nZ + 4nT = 0,7
—> nZ = 0,29 và nT = 0,03
—> nY = 0,32 —> Số C = 2,28/0,32 = 7,125
—> Z phải có 6C hoặc 7C
Đặt z, t là số C của Z và T
—> nCO2 = 0,29z + 0,03t = 2,28

Nếu z = 6 —> t = 18
Nếu z = 7 —> t = 25/3: Loại
Vậy Z là (Gly)3 và T có 18C
T có dạng (Gly)a(Ala)b(Val)c
—> a + b + c = 5 và 2a + 3b + 5c = 18
—> a = 1, b = c = 2 là nghiệm duy nhất.
Vậy trong T có Gly : Ala : Val = 1 : 2 : 2
Đề 4:
Câu 1. Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit?
A. N2.
B. NH3.
C. CH4.
D. SO2.
Câu 2. Cho các phản ứng sau:
(1) CuO + H2 → Cu + H2O
(2) 2CuSO4+ 2H2O → 2Cu + O2+ 2H2SO4
(3) Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 3. Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?
A. Anilin + nước Br2
B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
C. Metyl acrylat + H2(xt Ni, t0)
D. Amilozơ + Cu(OH)2.
Câu 4. Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là?
A. Etylmetylamin.

B. Metyletanamin
C. N-metyletylamin
D. Metyletylamin
Câu 5. Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.
B. Dùng phương pháp điện hóa.
C. Dùng hợp kim chống gỉ.
D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.
Câu 6. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là.
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
24 | P a g e


B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 7. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
C. H[HN-CH2-CH2-CO]2OH.
D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Câu 8. Trong số các loại tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. Có bao nhiêu loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán
tổng hợp)?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4
Câu 9. Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2. Giá trị m là.
A. 4,32 gam
B. 1,44 gam

C. 2,88 gam
D. 2,16 gam
Câu 10. Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,365
gam rắn khan. Kim loại M là.
A. Ba
B. Al
C. Na
D. Zn
Câu 11. Cho các chất: etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH
là.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 12. Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
B. phản ứng với nước brom.
C. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 13. Cho 18,92 gam este X đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 6,88 gam ancol metylic và
muối của axit cacboxylic Y. Công thức phân tử của Y là.
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C3H6O2
D. C3H4O2
Câu 14. Cho 22,02 gam muối HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.
A. 34,74 gam
B. 36,90 gam.
C. 34,02 gam

D. 39,06 gam
Câu 15. Cho phản ứng: NaCrO2+ Br2+ NaOH → Na2CrO4+ NaBr + H2O. Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của
phản ứng là.
A. 25.
B. 24.
C. 26.
D. 28.
Câu 16. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là glixerol và xà phòng.
B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
C. Nhiệt độ sôi của tristearin thấp hơn hẳn so với triolein.
D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
Câu 18. Cho các chất sau: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3 (2); ClH3N-CH2-COOH (3); H2N-[CH2]4CH(NH2)COOH (4); HCOONH4 (5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 19. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M.
Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí CO2 thu được ở đktc là.
A. 448 ml.
B. 672 ml.
C. 336 ml.
D. 224 ml.
Câu 20. Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và
còn lại 18,0 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là.

A. 46,4%.
B. 59,2%.
C. 52,9%.
D. 25,92%
Câu 21. Nhận định nào sau đây là đúng?
25 | P a g e


×