Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NỘI DUNG ôn tập THI học SINH GIỎI cấp HUYỆN môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.2 KB, 20 trang )

NI DUNG ễN TP THI HC SINH GII CP HUYN MễN GDCD
NM HC: 2017-2018
(PHN BI TP TèNH HUNG)
GDCD LP 8:
Bi 13: Phũng chng t nn xó hi
1/T nn xó hi cú tỏc hi nh th no i vi cỏ nhõn, gia ỡnh v xó hi ?Nờu vớ d ?
Tr li:.
- T nn xó hi gõy tỏc hi i vi cỏ nhõn,gia ỡnh v cng ng nh:
+ nh hởng n sức khoẻ, tinh thần v o c ca con ngi.
+ Lm thit hi kinh t gia ỡnh v t nc
+Lm tan v hnh phỳc gia ỡnh.
+ Gõy ri lon trật tự xã hội.
+ Lm bng hoi giỏ tr o c truyn thng.
+ Suy thoái giống nòi, dõn tc.
VD: Tỏc hi i vi bn thõn: m yu, chỏn i, sng liu lnh, trm cp, cp git, thm chớ
git ngi, i x tn nhn vi cha m, v con
-Tỏc hi i vi gia ỡnh: tỳng qun, khỏnh kit, bt hũa, bt hnh
- Tỏc hi i vi xó hi: Gõy ri lon trật tự xã hội, nh hng nn kinh t, gim sỳt sc lao
ng xó hi...

Bi 14: Phũng chng nhim HIV/AIDS
1/Mt ngy bn A n r bn B n nh bn C chi nhng bn B bo l khụng n vỡ cu
ca bn C b nhim HIV.
Trong tỡnh hung ny, Hi:
a.)bn B ỳng hay sai, ti sao?
b.) Theo em nu em l bn B thỡ em s lm th no?
Tr li:
Trang 1


a. Trong tình huống trên bạn B sai. Vì HIV không lây qua đường giao tiếp hay ăn uống,... HIV


chỉ lây qua đường tình dục, từ mẹ sang con, đường máu thôi.
b. Nếu mình là B thì mình vẫn đến nhà C chơi. Vì mình biết HIV không lây qua đường giao tiếp hay
ăn uống,...Lúc này cậu cuả C rất cần sự quan tâm, đón nhận của người thân,không nên có thái độ kỳ
thị, xa lánh người bị nhiễm HIV.

Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
1/ A và B tình cờ nhặt được quả bom bi bên lề đường. A nói với B “ chúng mình mang về đập
ra lấy chì, thuốc nổ bán lấy tiền đi”. B không đồng ý và khuyên ngăn “ Không được làm thế, rất
nguy hiểm đến tính mạng”. A không nghe và cứ đem quả bom bi đó về

Hỏi?
a)

Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

b)

Nếu em là B em sẽ xử lý như thế nào?

Đáp án:
a)

Em tán thành với ý kiến của bạn B vì đập ra rất nguy hiểm, có thể gây hại cho mình và

những người xung quanh
b)

Nếu em là B em sẽ khuyên A không nên làm vậy, nếu A không nghe em sẽ báo với

người lớn để kịp thời xử lý

2/ Em sẽ làm gì khi thấy có người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán ?
TL: em sẽ ngăn cản người hái rau để họ không tiếp tục hái, nếu đã hái rồi thì không đem bán ,
giải thích để người bán rau hiểu tính chất nguy hiểm của việc làm đó và quy định của pháp luật,
trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quy định ; nếu không ngăn chặn được thì báo cho
người có trách nhiệm ở địa phương biết; báo cho mọi người biết đó là rau không an toàn, không nên
ăn…
3/Theo em, chúng ta phải thực hiện ăn uống như thế nào để đề phòng ngộ độc thực phẩm ?
TL: Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu, mốc hỏng, các thức ăn nhuộm nhiều màu sắc sặc
sỡ, có mùi vị lạ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc; thực hiện ăn chín, uống sôi; không ăn quá nhiều và
lẫn lộn các thức ăn, đồ uống.
Trang 2


Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghiã vụ tôn trọng tài sản người khác
1/Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, giấy CMND mang tên Hoàng Văn Trung
và các giấy tờ khác . Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy CMND và các giấy tờ, chỉ giữ
lại tiền .
Hỏi :
a.Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?

Nếu em là Bình em sẽ hành động như thế nào ?

b.

Đáp án:
Bình hành động như vậy là sai

a)

Vì túi xách đó không phải là tài sản thuộc sở hữu của Bình nên Bình không có quyền sử dụng

Nếu em là Bình em sẽ giữ nguyên hiện trạng của túi

b)

xách đó và tìm cách trả lại cho người mất.
-Nếu có điều kiện ,Bình nên theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người mất.
-Tìm cách báo cho người mất đến nhận
-Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người mất,hoặc đến trụ sở công an nộp lại để có thể trả lại
cho người mất.
2/Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn
mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:-Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không ? vì sao ?
-Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó ?
-Muốn bán chiếc xe đạp, Việt phải làm gì ?
Trả lời:
-Việt không được quyền bán chiếc xe đạp, Vì: chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và Việt còn ở
độ tuổi chịu sự quản lý của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán xe cho
người khác.
-Việt có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó, cụ thể là : có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe
-Muốn bán chiếc xe đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
Trang 3


Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
1/Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút
mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính . Thấy thế cả đám liền bỏ chạy
Hỏi :
a.Các bạn nam lớp 8B bỏ chạy như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
b.


Nếu em là bạn cùng lớp em sẽ khuyên các bạn như thế nào ?

Đáp án:
a ) Các bạn lớp 8B bỏ chạy như vậy là sai
Vì làm vỡ cửa kính không biết xin lỗi mà còn bỏ chạy, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tài
sản nhà trường
b ) Nêu em là bạn cùng lớp em sẽ khuyên các bạn phải đến nhận lỗi với thầy cô về việc làm sai
của mình và khuyên các bạn lần sau phải cẩn thận hơn khi chơi đá bóng
Câu 2:Ông An làm trong bộ phận phôtô của công ti.Ông hay lau chùi máy móc.Ông cũng
thường lấy máy để làm việc lấy tiền ở ngoài>Vào mùa thi,ông thường in tài liệu cho các HS, hỏi?
- Việc làm nào của ông là đúng,việc nào là sai?
-người quản lí tài sản này có trách nhiệm gì với tài sản được giao?
Trả lời:
- Việc làm đúng: Ông An hay lau chùi máy móc (ông biết cách quản lý & sử dụng nó như thế
nào cho tốt, kéo dài tuổi thọ cuả máy)
Việc làm sai là ông đã lợi dụng việc mình được quản lý máy photo cuả công ty mà photo các tài liệu
cho HS, lấy tiền ngoài, thu lợi bất chính cho mình.
- Người quản lý (tức là ông An) có trách nhiệm vơí tài sản được giao là phải biết cách bảo trì máy
như thế nào là đúng, sử dụng máy như thế nào để có thể kéo dài tuổi thọ cuả máy.

Bài 18: QuyÒn khiÕu n¹i, tè c¸o cña c«ng d©n
1/Ông H là cán bộ kiểm lâm. Một lần , có xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ
trách, ông H đã nhận một số tiền của người lái xe và cho phép xe tiếp tục đi qua. Ông K chứng kiến
sự việc này nhưng không làm gì vì sợ ông H trả thù.
Trang 4


Em hãy nêu nhận xét về hành vi của ông H và ông K ?
Trả lời: Hành vi của ông H là vi phạm pháp luật vì ông đã nhận tiền hối lộ của lái xe để bỏ qua
việc chở gỗ lậu.

-hành vi của ông K là sai vì đã bỏ qua không tố giác hành vi vi phạm của ông H.
2/ Hòa là một cô bé 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Bích. Chứng kiến cảnh
Hòa bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập,
Bích rất thương Hòa nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Hồng can ngăn
và nói: “ Chúng mình còn nhỏ làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này là bình
thường mà”
-Em có đồng ý với ý kiến của bạnHồng không ? Vì sao ?
-Nếu em là Bích, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Trả lời: a/ Em không đồng ý với ý kiến của Hồng vì mọi công dân đều có quyền tố cáo những
việc làm trái pháp luật. Việc bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc , chửi mắng , đánh đập là vi phạm
quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em, không phải là chuyện bình thường như Hồng
nói.
b/ Nếu em là Bích, em có thể:
-Góp ý cho chủ hàng cơm để họ đối xử tử tế hơn với Hòa, giải thích để họ hiểu việc làm của họ
là sai trái (có thể nhờ cha mẹ hoặc người có uy tín)
-Viết đơn tố cáo hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương (có
thể nhờ cha mẹ hoặc người có uy tín). Có thể qua đường dây nóng của báo ,đài để cung cấp thông
tin.(lưu ý: phải khách quan, trung thực)

Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
1/Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào ? Nêu ví dụ ?
Trả lời:-Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách góp ý kiến trong các cuộc
họp ở cơ sở (tổ dân phố, thôn , xóm, phường ,xã,trường, lớp…) ,trên các phương tiện thông tin đại
chúng(báo, đài);kiến nghị với đại biểu Quốc Hội, đại biểu hội đồng nhân dân; góp ý kiến vào các dự
thảo cương lĩnh, chiến lược , dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng theo yêu cầu của Đảng và Nhà
nước.
Trang 5


Ví dụ: viết bài phản ánh tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương và đề xuất biện pháp khắc

phục , phát biểu ý kiến về kế hoạch hoạt động của lớp; chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân trong
cuộc tiếp xúc với cử tri; phê bình cán bộ, công chức nhà nước có những biểu hiện hách dịch, tham
nhũng…v.v
2/ Có ý kiến cho rằng: học sinh còn nhỏ chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện
quyền tự do ngôn luận. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?
Trả lời:
-Em không tán thành ý kiến đó. Vì:
+Học sinh tuy còn nhỏ nhưng cũng là một công dân nên có quyền tự do ngôn luận.
+Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận tùy theo khả năng của mình bằng cách tích
cực tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề , có ý kiến
muốn đề xuất (nhất là những vấn đề có liên quan đến trẻ em), có thể kiến nghị với nhà trường hoặc
gửi bài cho báo đài.

Bài 20:HiÕn ph¸p níc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt
Nam
Câu1:Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt nam là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật” bằng hiểu biết của mình ,em hãy làm rõ:
a. Hiến pháp là gì?
b. Pháp luật là gì ?
c. Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật?
d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào
Trả lời:
a. Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp,
không được trái với Hiến pháp.
b. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
c. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì:
Trang 6



- Nh nc ta l nh nc ca dõn, do dõn v vỡ dõn; Nh nc qun lý xó hi bng phỏp lut,
khụng ngng tng cng phỏp ch xó hi ch ngha, mi cụng dõn cú quyn v ngha v nh nhau
c phỏp lut quy nh. Nh vy, mi cụng dõn chỳng ta phi tuõn theo phỏp lut v buc phi:
sng v lm vic theo Hin phỏp v Phỏp lut
d. Trỏch nhim ca bn thõn em trong vic thc hin khu hiu trờn l: (Hc sinh cú nhiu cỏch
din t khỏc nhau nhng vn cn nờu c nhng ý sau)
+ Trong hc tp luụn thc hin nhng iu thy, cụ giao cho, thc hin ỳng ni quy nh
trng
+ Trong gia ỡnh phi kớnh trng, l phộp, võng li ụng b, bit n v chm súc ụng b, cha m
+ Thc hin theo ỳng cỏc quy nh ca phỏp lut, thc hin ỳng Lut giao thụng, phũng
chng t nn xó hi, thc hin np sng vn húa, vn minh ni ụ th, m bo trt t an ton xó hi
nh khụng gõy g ỏnh nhau, khụng núi tc chi th, bo v mụi trng sng

Bi 21: Pháp luật Nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
1/Th no l tớnh bt buc (tớnh cng ch) ca phỏp lut ?hóy nờu 2 vớ d v tớnh bt buc
ca Phỏp lut ?
Tr li:
-tớnh bt buc (cng ch) ca phỏp lut l: Khi phỏp lut ó ban hnh mang tớnh quyn lc
nh nc thỡ mi ngi phi tuõn theo, ai vi phm s b x lý theo quy nh ca Phỏp lut.
-2 Vớ d:
+Lut Hụn nhõn v gia ỡnh quy nh nghiờm cm con ngc ói cha m, nờn ai vi phm cng
s b x lý theo quy nh ca phỏp lut.
+Lut bo v mụi trng nc ta quy nh cụng dõn cú ngha v bo v mụi trng, nu ai vi
phm , tựy theo mc s b x pht hnh chớnh hoc b x lý theo quy nh ca B lut Hỡnh s.

GDCD LP 9:
Trang 7



Bài 1: Chí công Vô Tư
1/Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn
luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
-Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày
và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt
động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận
xét, đánh giá người khác ....
2/Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là Lớp Phó học tập, Lan đi kiểm tra sự chuẩn
bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ.
Em hãy nhận xét hành vi của Lan.
Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
TL:- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm
riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng
lẽ phải.
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau
đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để
Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót.
3/“Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã giành trọn đời
mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân”.
Nhận xét trên nói lên phẩm chất nào của Bác, Trình bày hiểu biết của em về phẩm chất đó?
TL: Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu chí công
vô tư là sự quy tụ đặc sắc nhất những giá trị của đạo đức cách mạng của Người. Đặc biệt, việc Hồ
Chí Minh giải thích cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư bằng thực tiễn, bằng tấm gương rèn luyện
đạo đức cần mẫn hằng ngày của Người, đã củng cố thêm giá trị những phẩm chất này, tạo sức lan tỏa
sâu rộng trong đời sống nhân dân.
- Khái niệm chí công vô tư: (theo nội dung bài học)
- Biểu hiện: - Ý nghĩa: (theo nội dung bài học)
Trang 8



- Rèn luyện: ủng hộ những người có phẩm chất chí công vô tư, phê phán hành động thiếu chí công
vô tư

Bài 2: Tự chủ
1/Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình,
không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
TL: - Không tán thành ý kiến đó.
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh
mình vì:
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt
động.
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều
chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.

2/Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn
tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy?
TL:- Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn
tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài.
- Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp luật
nghiêm cấm.
3/Nêu một số câu tục ngữ về tự chủ ?
TL: Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.
-Lửa thử vàng, gian nan thử sức
4/ Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ?
Hãy nêu cách rèn luyện của em.
TL:- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong

các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày
Trang 9


- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái
tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ
học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).

Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật
1/Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn
luyện tính kỉ luật ?
Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia
xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy
của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi
ở; …
2/Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ?
Vì dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ 2 chiều, thể hiện: kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân
chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ :
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập
thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.

3/ Em hiểu thế nào là về chủ trương của Đảng và nhà nước ta qua câu “dân biết ,dân
bàn ,dân làm, dân kiểm tra” ?
-

TL: Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách ,pháp luật của nhà nước phải phổ biến


đến tận người dân
- Dân bàn tức là mọi người có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến

pháp,pháp luật, các chủ trương của phường ,xã ,thị trấn…
- Dân làm tức là mọi người phải thực hiện đúng chủ trương , pháp luật của nhà nước…
- Dân kiểm tra có nghĩa là công dân được quyền góp ý ,chất vấn đại biểu Quốc hội ,đại biểu

Hội đồng nhân dân dân các cấp…

Trang 10


Như vậy chính sách này của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện để nhân dân thực
hiện quyền làm chủ của mình ; tạo sức mạnh để xây dựng và quản lí đất nước

4/ Có quan điểm cho rằng: “thực hiện theo các quy định kỷ luật sẽ làm cho con người
mất tự do” Theo em quan điểm đó đúng hay sai ? Vì sao ?
TL: Quan điểm: “thực hiện theo các quy định kỷ luật sẽ làm cho con người mất tự do” là
sai

-Giải thích: vì việc tuân theo kỉ luật không những đảm bảo lợi ích cho bản thân mà còn

tôn trọng và bảo vệ lợi ích của mọi người(vì không ai xâm phạm lợi ích của nhau)
Việc tôn trọng kỉ luật không hề gò bó, làm mất tự do con người mà ngược lại nó đặt ra
những yêu cầu cao đối với mỗi người, tạo điều kiện cho sự phát triển tài năng mỗi người.

Bài 4: Bảo vệ hòa bình
1/Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong
trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
TL- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người

yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm
đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè.
- Góp ý cho Duy:
- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình
huống quan hệ và giao tiếp.

2/ Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống
chiến tranh ?

TL: Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết
thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh,
hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình,...

Trang 11


3/ Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B
đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến
cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?

TL: - Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa
bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với
bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn,
can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách
nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.


Ngày quốc tế Hòa bình, cũng gọi là Ngày Hòa bình thế giới,là ngày 21 tháng 9

Bài 5: Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc Trên Thế Giới
1/ Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và
học sinh các nước khác ?

TL: - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình
huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có
người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh
ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá,
quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
2/ Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh
không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học
sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
- Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ?
- Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ?

Trang 12


TL: - Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước
ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học hỏi được nhiều điều
bổ ích.
- Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do
nhà trưởng tổ chức.(tự nêu)

3/ Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng,
lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui

mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô
lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.
Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

TL: Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước
ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
1/ Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được
nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.
Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ?
TL: Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì :
- Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
- Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng
lười học và học kém đi.
2/ Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
TL: Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ...
3/ Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
TL: Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi
trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
Trang 13


- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động
gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
4/ Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm

mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
TL: Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có
sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt
động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ
của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp
mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
5/Hợp tác là gì? Theo em, sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại và cho đất
nước ta?
TL: * Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực
nào đó vì mục đích chung của các bên
Sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích:
* Đối với nhân loại:
- Để cùng giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như: phòng ngừa đẩy lùi bệnh
hiểm nghèo ,bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo…
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
- Giữ vững nền an ninh- hòa bình thế giới.
- Tạo điều kiện cho các nước phát triển về tất cả các mặt…
* Đối với Việt Nam:
- Có điều kiện tiếp cận với những thành tựu khoa học- kỹ thuật,công nghệ tiên tiến từ các nước
bên ngoài.
- Tranh thủ được sự giúp đỡ và nguồn vốn của các nước trên thế giới.
- Có điều kiện giao lưu, hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực…
- Đảm bảo nền an ninh- hòa bình trong nước…

Trang 14


Bài 7: Kế Thừa Và Phát Huy Truyền Thống Tốt Đẹp Của Dân Tộc
1/Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về
nghề nghiệp mà em biết.

TL: Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp. Ví
dụ :
- Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa,
cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, ...
- Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh,
tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, ...
- Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ, ...
2/ Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng,
chèo, dân ca ....
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của
dân tộc?
TL: - Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có
nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn
không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được
giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng
các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không
để các truyền thống đó bị mai một đi.
3/ An thường tâm sự với bạn : Nói tới truyền thống của dân tộc Việt Nam mình thường mặc
cảm thế nào ấy, So với thế giới nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra,
dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu!
a. Em có đồng ý với ý kiến của An không ? Vì sao ?
b. Nếu em là bạn của An, em sẽ nói gì với An ?
TL: Em không đồng ý với ý kiến của bạn An
Trang 15


- Vì : Dân tộc Việt Nam, có mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử
của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm như ý nghĩ của bạn

An.
- Nếu em là bạn của An, em sẽ nói với bạn ấy là : Suy nghĩ của bạn là sai, vì ngoài truyền thống
đánh giặc , dân tộc Việt Nam chúng ta có rất nhiều truyền thống đáng tự hào như truyền thống cần
cù, chịu khó trong lao động, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, … vì thế chúng ta
phải tự hào và bảo vệ , giữ gìn và phát huy những truyền thống đó

Bài 8: Năng động, sáng tạo
1/ Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo
trong học tập của học sinh.
TL: - Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều
gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa;
sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v ...
- Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà
không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài
học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v ...
2/ Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bình nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải
ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có
phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng
cũng thế thôi !”
Em có tán thành ý kiến của Bình không ? Vì sao ?
TL: Không tán thành ý kiến của Bình vì :
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn
luyện trong cuộc sống.
- Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể
học tốt.
3/ Em hiểu như thế nào về câu ca dao sau:

“ Non cao cũng có đường trèo
Trang 16



Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi ”
TL: Ý nghĩa của câu ca dao khuyên chúng ta trong cuộc sống dù khó khăn ,gian khổ
nhưng nếu chúng ta biết năng động sáng tạo thì chúng ta cũng dễ dàng vượt qua
Vì năng đông sáng tạo là luôn say mê tìm tòi ,phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống
trong cuộc sống nhằm đạt kết quả cao

Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
1/Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có
bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm đó không? Vì
sao?
TL : Không tán thành cách làm đó của Hà vì :
- Làm việc gì cũng phải chú ý đến 3 mặt là năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu chỉ quan
tâm đến năng suất mà không quan tâm đến các mặt kia thì không đạt yêu cầu của công việc, sản
phẩm làm ra tuy nhiều nhưng có thể là xấu hoặc hỏng, không sử dụng được.
- Việc làm của Hà tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc, nhưng thực ra
không có chất lượng, hiệu quả vì Hà không nghe giảng được, đo đó không hiểu bài, ảnh hưởng đến
kết quả học tập.
2/ Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm
việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Vì sao ?
TL : Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, vì : cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài
sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao.
3/ Theo em, để có thể học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh phải rèn luyện
như thế nào ?
TL : - Chủ động trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu cứu SGK và các tài liệu tham
khảo khác.
- Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng
với bạn bè, thầy cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trang 17



- Tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn,...

4/ Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án. Theo em, nên
chọn phương án nào? Vì sao?
Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để
trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phương án 2: Mở rộng qui mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ.
Phương án 3: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi
trường, chấp nhận giá thành cao hơn.

TL: - Chọn phương án 3.
- Phương án 3 là tốt nhất vì đảm bảo các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ,
góp phần tăng năng suất lao động, quan tâm và đầu tư kinh phí cho việc bảo vệ môi trường. Mặc dù,
phải chi thêm một phần kinh phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài việc giữ gìn, bảo vệ môi
trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với kinh phí
bỏ ra để khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra.

Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Công Dân Trong Hôn Nhân
1/ Theo em, chúng ta có nên yêu sớm, khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao?
TL: Không nên yêu sớm ở tuổi học trò vì tác hại của nó trước mắt và sau này: yêu sớm
ảnh hưởng không tốt đến học tập và rèn luyện; dễ mắc sai lầm (ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin...) có
thể dẫn đến hậu quả làm hỏng cả cuộc đời; dễ dẫn đến kết hôn sớm và sinh con sớm, cuộc sống
nheo nhóc.
2/ Hồng mới 17 tuổi, nhưng cha mẹ Hồng vì tham giàu đã ép gả Hồng cho một người hơn
Hồng đến 20 tuổi, gần bằng tuổi bố Hồng. Hồng không đồng ý thì cha mẹ Hồng hết dỗ dành lại
mắng nhiếc. Thuyết phục mãi không được, bố Hồng đánh Hồng một trận, nhốt Hồng trong buồng
không cho ra ngoài, giao hẹn bao giờ đồng ý lấy chồng mới cho ra.
- Việc làm của bố mẹ Hồng là đúng hay sai ? Vì sao ?

- Hồng có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ?

Trang 18


TL: - Việc làm của bố mẹ Hồng là sai, vi phạm pháp luật về hôn nhân, vì đã ép gả con trong
khi con chưa đến tuổi được kết hôn.
- Hồng có thể nhờ các đoàn thể ở địa phương can thiệp (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội
nông dân....), nhờ họ hàng, những người có uy tín giải thích cho bố mẹ hiểu việc làm của mình là sai
trái và hậu quả của việc ép gả con.
3/ Em sẽ làm gì khi : Em có một người chị họ mới 17 tuổi đã xin bố mẹ cho lấy chồng ?
TL: -Em sẽ khuyên chị của mình không nên kết hôn

-Giải thích:
- Vì kết hôn sớm sẽ mang thai sớm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con;
ảnh hưởng đến học tập, công tác của bản thân
-Mới 17 tuổi đã lấy chồng là vi phạm luật hôn nhân gia đình nên không được đăng ký kết
hôn.
- Lấy chồng mà không có đăng ký kết hôn thì không có cơ sở pháp lý để bảo vệ hôn nhân
của mình

Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
1/ Theo em, học sinh có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện chính sách của nhà nước
về kinh doanh và thuế ?
TL: - Đối với những học sinh mà gia đình làm kinh doanh thì vận động gia đình thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.
- Đối với các em khác thì có thể giải thích, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt chính sách về
kinh doanh và thuế; góp phần phát hiện những hành vi vi phạm.

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1/ Tình huống:Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào
cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ chửi mắng, đánh
đập.
Hỏi: a.Bà chủ cửa hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
b.Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trang 19


Bà chủ cửa hàng cơm có những sai phạm sau;
- Sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc.
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, quá sức.
- Ngược đãi người lao động.
b.Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử:
- Góp ý để bà chủ biết những vi phạm của bà ta.
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa sai phạm của mình.
2/Để trở thành người lao động tốt, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
TL: để trở thành người lao động có ích, ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh cần phải:
+Chăm chỉ học tập để có đủ kiến thức chuẩn bị cho một nghề nghiệp trong tương lai.
+Chăm chỉ làm việc giúp đỡ gia đình, tham gia các buổi lao động tập thể để làm quen với lao
động.
+Tích cực rèn luyện cơ thể, chăm sóc sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh.

Trang 20



×