Tải bản đầy đủ (.pptx) (58 trang)

bai giang phát triển cộng đồng chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 58 trang )

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG


Mục tiêu môn học

▫ Mục tiêu về kiến thức:

• Hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản về cộng đồng và phát triển cộng đồng;
• Hiểu được và phân tích được các bước của tiến trình phát triển cộng đồng, một số công cụ để tìm hiểu cộng




đồng;
Hiểu được vai trò của tác viên phát triển cộng đồng;
Liệt kê, mô tả được qui trình xây dựng dự án phát triển cộng đồng;
Liệt kê, mô tả và nêu được ý nghĩa của các công cụ thường được sử dụng trong làm việc với cộng đồng.


Mục tiêu môn học

▫ Mục tiêu về kĩ năng:

• Vận dụng được kiến thức về tiến trình phát triển cộng đồng vào trong thực tế công việc;
• Sử dụng được một số công cụ phát triển cộng đồng vào trong thực tế làm việc với cộng đồng.
▫ Mục tiêu về thái độ:
• Đánh giá đúng vai trò của việc ứng dụng kiến thức của môn học Phát triển cộng đồng vào công việc, từ đó


thể hiện thái độ tích cực trong quá trình học tập;
Có ý thức quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng.




Tài liệu học tập

• Học liệu chính:
• [1]. Trường Đại học Lao động xã hội. TS Nguyễn Kim Liên. Giáo trình Phát triển cộng



đồng. NXB Lao động - Xã hội (2008)
Các tài liệu tham khảo:
[1]. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang. Phát triển cộng đồng, Lý thuyết và vận dụng. Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000)

• [2]. Lê Chí An. Tài liệu hướng dẫn học tập công tác xã hội nhập môn. Đại học Mở Bán
công Thành phố Hồ Chí Minh (2006)


Kết cấu môn học

• Chương 1: Khái quát chung về phát triển cộng đồng (12 tiết)
• Chương 2: Tiến trình tổ chức cộng đồng (20 tiết)
• Chương 3: Tác viên phát triển cộng đồng (12 tiết)
• Chương 4: Xây dựng và quản lý dự án phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân (14 tiết)
• Kiểm tra giữa kì: 2 tiết


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG



I.Một số khái niệm cơ bản trong PTCĐ
1. Cộng đồng
Khái niệm:
Theo quan niệm Marxist: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được
quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ; nhờ sự giống nhau về điều kiện tồn tại
và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản
xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín
ngưỡng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống
cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.




I.Một số khái niệm cơ bản trong PTCĐ
1. Cộng đồng
Khái niệm:
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu về các dự án PTCĐ: cộng đồng là một nhóm cư dân cùng
sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. (cộng đồng đô
thị, cộng đồng nông thôn, cộng đồng thôn bản…)




• Theo TS.Nguyễn Kim Liên: cộng đồng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất bao gồm những người dân

(dân cư) sinh sống trong đơn vị hành chính cơ sở: xã (địa bàn nông thôn), phường (điạ bàn thành thị) hay
đơn vị hành chính dưới xã, phường, đó là thôn/ làng, bản (địa bàn nông thôn/ nông thôn miền núi) và tổ dân
cư/ khu dân cư (địa bàn thành thị) cùng với hệ thống các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế,
tổ chức nghề nghiệp... mà những người dân đó là thành viên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

Nhà nước.


1. Cộng đồng (1)
Phân loại cộng đồng
Cộng đồng địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư, phường xã, quận huyện, thị
xã, thành phố, khu vực, châu thổ cho đến cả quả địa cầu của chúng ta. Ở nước
ta, ở quy mô tỉnh thành phố thì ta có 64 tỉnh thành phố, theo quy mô xã
phường thì ta có trên chục ngàn xã phường, ở quy mô thôn xóm, khu dân cư
(nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có hàng trăm ngàn cộng đồng.
Cộng đồng chức năng: nhóm này bao bao gồm cộng đồng theo hệ tư tưởng, văn
hóa, tiểu văn hóa, đa sắc tộc, dân tộc thiểu số ....Nhóm này cũng có thể bao
gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc như cộng đồng người khuyết tật,
cộng đồng người cao tuổi.






1. Cộng đồng (1)
Phân loại cộng đồng
Cộng đồng theo tổ chức: các tổ chức không chính thức (tổ chức gia đình, dòng tộc,
hội hè), tổ chức chính thức (các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức
hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế , tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã hội).




Vai trò của cộng đồng

Đối với cá nhân:

• Đơn vị xã hội gần gũi nhất của con người.
• Nơi mỗi cá nhân thể hiện mình như một cá thể và như một thành viên xã hội
• Nơi nuôi dưỡng, thực hiện mong muốn, nhu cầu, ước mơ của cá nhân
• Nơi chở che, bảo vệ các thành viên
Đối với quốc gia:

• Ở khía cạnh kinh tế
• Ở khía cạnh văn hóa, xã hội
• Ở khía cạnh hành chính, nhà nước, an ninh quốc phòng


Các yếu tố tạo thành cộng đồng

Yếu tố địa vực




Yếu tố địa lý
Điều kiện tự nhiên

Yếu tố kinh tế




Hoạt động kinh tế/nghề nghiệp đặc trưng
Tạo ra sự đảm bảo về vật chất để cộng đồng cùng tồn tại


Yếu tố văn hoá, xã hội





Tộc người
Tôn giáo tín ngưỡng
Hệ giá trị chuẩn mực


Khái niệm PTCĐ

• Một số khái niệm liên quan:
Phát triển
Tăng trưởng
Phát triển bền vững
Tổ chức cộng đồng
Xây dựng cộng đồng
Huy động cộng đồng
Nâng cao năng lực cộng đồng
Trao quyền cho cộng đồng


Khái niệm Phát triển

• Sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, có lợi hơn
• Mang tính thời gian, so sánh
• Theo quan điểm của Liên hiệp quốc (1970) “Phát triển là tạo ra những cơ

hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều
thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sức khoẻ,
dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường”.


Tăng trưởng


Phỏt trin bn vng

Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống XH. Các lĩnh
vực về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội ... cùng phải tác động hỗ trợ để
cùng nâng lên một cách đồng bộ của các chỉ số phát triển xã hội.

Đồng thời phải bảo đảm an sinh xã hội cho các nhóm ngời bị thiệt thòi
trong cộng đồng


Khái niệm tổ chức cộng đồng
Theo Murray G.Ross - Tổ chức cộng đồng: Lý thuyết và thực hành
“Tổ chức cộng đồng là một tiến trình nhờ đó cộng đồng nhận diện được
các nhu cầu và mục tiêu của mình, xếp đặt các nhu cầu hoặc mục tiêu
này, phát triển sự tự tin vào khả năng của cộng đồng, giúp cộng đồng tìm
kiếm nguồn tài nguyên (bên trong và bên ngoài) để giải quyết các nhu
cầu hay mục tiêu ấy, thông qua đó phát triển thái độ và khả năng liên
kết; hợp tác với nhau trong cộng đồng”


Khái niệm Phát triển cộng đồng
Định nghĩa chính thức của LHQ, 1956:

“PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực
của chính quyền để cải thiện các điều kiện KT, XH, VH của các CĐ và giúp
các CĐ này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995:
“PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến CĐ nghèo, thiếu tự tin thành CĐ
tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại
của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt
động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát triển”





Khái niệm Phát triển cộng đồng

• Tạo ra những điều kiện căn bản cải thiện về kinh tế và xã hội cho cộng








đồng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng theo cơ chế dân
chủ và tự nguyện.
Sự nỗ lực của chính quyền nhằm hỗ trợ và định hướng cho quá trình PTCĐ
là yếu tố quyết định của tính bền vững.
Biết định hướng các nhu cầu từ người dân

Phát triển tính tự lực, nâng cao ý thức của người dân
Tăng năng lực/quyền lực cho cộng đồng
Tăng cường sự hội nhập và tính bền vững
Tuân thủ theo tiến trình từ thấp đến cao


Những yếu tố tác động đến sự phát triển của cộng
đồng

• Nhu cầu của cộng đồng
• Đoàn kết cộng đồng và ý thức cộng đồng
• Cấu trúc và thiết chế của cộng đồng
• Quản lý, lãnh đạo cộng đồng


Nhu cầu của cộng đồng

• Là những điều kiện vật chất/tinh thần để công đồng tồn tại và phát triển
• Là tổng thể nhu cầu của các thành viên


Đoàn kết cộng đồng và ý thức CĐ

• Đoàn kết CĐ: sự gắn kết giữa các thành viên cộng đồng với nhau, thành



viên-lãnh đạo, tổ chức-thành viên của tổ chức, giữa tổ chức-tổ chức vì
mục đích chung.
Ý thức CĐ: ý chí, tình cảm của những thành viên CĐ có mối liên hệ về

huyết thống hay láng giềng
Ý thức CĐ được kế thừa, duy trì, phát triển thông qua quá trình tương tác,
giao lưu giữa các cá nhân trong cộng đồng (giá trị, chuẩn mực, biểu
tượng…)


Vấn đề của cộng đồng (1)

• Khái niệm: là những khó khăn mang tính xã hội mà cộng đồng đang phải


đối mặt, cản trở sự phát triển của cộng đồng.
Nguồn gốc: vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tương tác giữa các
thành viên trong cộng đồng với nhau, giữa cá nhân-tổ chức, giữa các tổ
chức, giữa người quản lý-người bị quản lý... liên quan đến môi trường sinh
sống, sự phân phối sản phẩm xã hội, điều kiện phát triển của người dân
trong cộng đồng....; Những bất bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ
công dân, sự thiếu dân chủ trong đời sống xã hội.


Vấn đề của cộng đồng (2)

•Phân loại vấn đề của cộng đồng
 Nhóm vấn đề liên quan đến quan hệ giữa người – người
 Nhóm vấn đề liên quan đến điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém,
thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản
 Nhóm vấn đề của cộng đồng liên quan tới bình đẳng xã hội và
quyền lực.



×