Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ý THỨC CÔNG dân của THANH NIÊN QUẬN HOÀNG MAI TRONG THỰC HIỆN NGHĨA vụ QUÂN sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.1 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý

do chọn đề tài

Ý thức công dân là sự phản ánh trình độ nhận thức của người dân về
quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật. Ý thức
công dân có vai tròquan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo hoạt động của
người dân tham gia vào công cuộc xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển
đất nước.
Đối với thanh niên, tuy là những người trẻ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn
chưa nhiều, nhưng lại là lực lượng hùng hậu, luôn tràn đầy nhiệt huyết, dám
nghĩ, dám làm, xung kích, đi đầu trong mọi nhiệm vụ; là lực lượng chính
trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhằm
xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, góp phần đặc biệt
quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự biến động của tình hình thế giới và khu vực,
đặc biệt là những diễn biến phức tạp trên biển Đông thời gian vừa qua, càng
khẳng định vai trò quan trọng ý thức công dân của thanh niên trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự, nhằm củng cố, bảo đảm thường xuyên quân số lực lượng vũ
trang thường trực và lực lượng dự bị động viên, sẵn sàng đáp ứng mọi tình
huống khi Tổ quốc bị lâm nguy.
Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là một trong những quận nội thành
mới được thành lập. Đây là quận phát triển năng động, với nhiều khu công
nghiệp, khu chung cư cao tầng được quy hoạch, xây dựng và đi vào hoạt
động. Kể từ khi thành lập Quận (năm 2003) đến nay, Hoàng Mai có tốc độ đô
thị hóa nhanh, kinh tế phát triển năng động,...Thực tế này đã mang đến cho
Hoàng Mai không chỉ các thời cơ, thuận lợi mà còn có cả những khó khăn,
thách thức. Nổi lên là vấn đề bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, vấn đề ý thức
công dân của thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.


1


Để phát huy thế mạnh, đẩy lùi khó khăn, thách thức, thời gian qua,
cấp ủy, chính quyền các cấp quận Hoàng Mai đã có nhiều chủ trương, biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh niên trên địa bàn và thu được
những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận
thanh niên có ý thức công dân chưa tốt, nhận thức về quyền và nghĩa vụ
trong thực hiện nghĩa vụ quân sựcòn hạn chế, dẫn tới sa ngã vào các tệ nạn
xã hội; chấp hành chưa nghiêm các quy định trong thực hiện nghĩa vụ quân
sự. Điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ
quân sự quốc phòng của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội nói riêng, mà
rộng hơn nó cònảnh hưởng tới chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốccủa
Đảng, nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu “Ý thức công dân của
thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ
quân sự”có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan tới vấn đề ý thức công dân của thanh niên trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự, thời gian qua đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các
khía cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau được công bố dưới dạng sách, đề tài
nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài viết đăng trên các
tạp chí. Tiêu biểu có các công trìnhphân theo từng nhómnghiên cứu:
* Nhóm công trình tiêu biểuliên quan tới lĩnh vựcý thức công dân
Trần văn Bách (2002),Sự phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ
bảncủa công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam [2], tác giả đã luận giải cơ sở
lý luận và thực tiễn cũng như chỉ ra những đặc điểm về mặt xã hội, nhận thức
của quá trình hình thành, phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong các bản Hiến pháp của Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuấtgiải

pháphoàn thiệnchế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời
2


gian tới. Tuy nhiên, công trình tiếp cận dưới góc độ luật học, với lăng kính
của chủ thể quản lý nhà nước và chủ yếu đề cập đến việc xây dựng, hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyễn Quang Điển (2009), Giáo dục ý thức công dân của thế hệ trẻ
ở thành phố Hồ Chí Minh[14], tác giả đã bước đầu đưa ra quan niệm về ý
thức công dân, đã khảo sát thực trạng ý thức công dân của thế hệ trẻ ở thành
phố Hồ Chí Minh, cũng như tác động và nguyên nhân của thực trạng; trên cơ
sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục ý thức
công dân của thế hệ trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ
giới hạn ở góc độ giáo dục ý thức công dân của thế hệ trẻ ở thành phố Hồ
Chí Minh, chưa đề cập đến lĩnh vực ý thức công dân của thanh niên trong
thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nguyễn Tuế (2010),Giáo dục ý thức công dân cho học sinh tiểu học
vùng nông thôn theo tinh thần xã hội hóa [52], tác giả đã làm rõ hơn về khái
niệm ý thức công dân, chỉ ra thực trạng, nội dung và đề xuất một số giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục ý thức công dân cho học sinh tiểu học
vùng nông thôn theo tinh thần xã hội hóa hiện nay. Tuy nhiên, đề tài tiếp cận
dưới góc độ giáo dục học, chưa tiếp cận dưới góc độ triết học và chưa đề cập
tới ý thức công dân của đối tượng thanh niên.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2016), Giáo dục ý thức công dân
cho học sinh các trường trung học phổ thông quận Hà Đông
hiện nay [33], tác giả đã bước đầu tiếp cận vấn đề ý thức công dân dưới góc
độ triết học; đã làm rõ đặc điểm, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo
dục ý thức công dân cho đối tượng học sinh các trường trung học phổ thông
quận Hà Đông, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức
công dân cho đối tượng này.Tuy nhiên, đề tài chưa chỉ ra được những nhân tố

tác động tới quá trình giáo dục ý thức công dân của đối tượng này trong giai

3


đoạn hiện nay…
Các nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ được đặc điểm, nội dung, tầm
quan trọng, cũng như đề xuất một số giải pháp liên quan đến quá trình hình
thành, phát triển ý thức con người nói chung và ý thức công dân nói riêng. Ở
một khía cạnh nhất định, những kết quả đó, là tài liệu tham khảo quý báu để
tác giả phát triển sâu hơn nội dung nghiên cứu, theo hướng đề tài đã xác định.
* Nhóm công trình tiêu biểu nghiên cứu về thanh niên trong thực
hiện nghĩa vụ với Tổ quốc
Nguyễn Thanh Xoa (2006), Tính tích cực chính trị - xã hội của thanh
niên tỉnh Lâm Đồng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay [55],
tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tính tích cực chính trị
- xã hội của thanh niên; phân tích thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân mạnh,
yếu, qua đó đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính
tích cực chính trị - xã hội của thanh niên tỉnh Lâm Đồng trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Theo tác giả, để nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của thanh
niên trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân cần có chính sách thỏa đáng,
song song với nghĩa vụ cần quan tâm đến quyền lợi của họ; nghĩa vụ và quyền
lợi của thanh niên phải thể hiện trong từng chính sách, hệ thống văn bản, quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
Nguyễn Quang Tiến (2010), Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới[51], tác giả đã làm rõ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng ý thức bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời đưa ra một số giải pháp thực hiện để
phát huy vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nguyễn Huy Lộc (2011), Tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật
cho thanh niên trong công tác kết hợp phát triển kinh tế - văn hóa xã hội với
đảm bảo quốc phòng, an ninh[24], tác giả cho rằng, để phát huy vai trò to lớn
4


của lực lượng thanh niên trong kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo
quốc phòng, an ninh, ngoài việc phát huy vai trò của các tổ chức,cần làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên nắm vững đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong công tác này.
Nguyễn Trọng Tiến (2013), Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc
Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [50], tác giả đã
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực thanh niên; phân tích
vai trò nguồn nhân lực và đưa ra giải pháp phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh
Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Nguyễn Thị Kim Dung (2016), Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sốngcho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng, tấm gương Hồ
Chí Minh[6], công trình là tập hợp một số văn bản của Đảng, Nhà nước đề
cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻngày nay và về học tập, hành động, làm theo
tư tưởng của Bác.
Các nghiên cứu trên đây, tuy khác nhau về góc độ tiếp cận, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu. Song, hầu hết các tác giả đều khẳng định thanh
niên là lực lượng xung kích, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển
kinh tế, xã hội…; là lực lượng quyết định tới sự thành bại của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốcxã hội chủ nghĩahiện nay.
* Nhóm công trình tiêu biểu liên quan đếnthanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự
Nguyễn Công Nghị (2014), Ý thức công dân trong thực hiện nghĩa vụ

bảo vệ Tổ quốc của thanh niên huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội hiện nay
[31], tác giả đã bước đầu đề cập tới ý thức công dân của đối tượng thanh niên
trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; đồng thời làm rõ những nhân tố tác
động, xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng ý thức
5


công dân trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của đối tượng này. Tuy
nhiên, đề tài tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học chưa tiếp cận
dưới góc độ triết học; đặc biệt, những nhân tố tác động và giải pháp đưa ra
còn ở phương diện chung chung, chưa phản ánh rõ tính đặc thù của đối tượng
nghiên cứu.
Trần Hữu Quyết (2013), Ý thức nghĩa vụ quân sựcủa hạ sĩ quan, binh sĩ
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hiện nay, [45], tác giả đã làm rõ quan niệm và vai trò
ý thức nghĩa vụ quân sựcủa hạ sĩ quan, binh sĩ; qua đó phân tích thực trạng và đề
xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bản nâng cao ý thức nghĩa vụ quân sựcủa đối
tượng này. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa
học và phạm vi nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở lĩnh vực ý thức nghĩa vụ quân
sựcủa đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ - một lĩnh vực đặc thù của ý thức công
dân, gắn với một nhóm đối tượng đặc thù của thanh niên nói chung.
Hoàng Đăng Quý (2012), Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh
niên thực hiện nghĩa vụ quân sựở tỉnh Bắc Giang hiện nay [44], tác giả đã
làm rõ đặc điểm và vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự; đồng thời chỉ rõ thực trạng và đề xuất một số yêu cầu, giải
pháp phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa
vụ quân sựhiện nay.Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tiếp cận ở phương diện vai trò
của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, chưa tiếp
cận trên phương diện ý thức công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sựcủa
đối tượng này.
Những nghiên cứu trên, tuy có đề cập tới trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ

quân sựcủa thanh niên ở những môi trường, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Và, mỗi nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định trong việc chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sựcủa đối tượng
này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách sâu sắc, có hệ

6


thống, theo quan điểm triết học về ý thức công dân của thanh niên nói chung,
thanh niên quận Hoàng Mai nói riêng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nhìn chung, các nhóm công trình trên, tuy có phương pháp tiếp cận và đối
tượng nghiên cứu khác nhau, song, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng,
ý thức công dân của thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ quân sựlà sự phản ánh
nhận thức và hành động của thanh niênvề quyền và nghĩa vụ của họ trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ quân sựtheo quy định của pháp luật.Ý thức công dân
của thanh niên có quá trình hình thành, phát triển lâu dài, chịu sự tác động của
nhiều nhân tố như vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội, công tác tuyên truyền,
giáo dục… Đặc biệt, các tác giả cũng nhấn mạnh, ý thức công dân của thanh
niên trong thực hiện nghĩa vụ quân sựcó ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Những nghiên cứu đó chính là nguồn tài liệu
tham khảo có giá trị trong quá trình tác giả phân tích, đánh giá và hoàn thành
luận văn.
Tuy nhiên, do giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nên chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ vấn đề: Ý
thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực
hiện nghĩa vụ quân sự. Bởi vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã
được công bố trước đây.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả xác
định những nội dung trọng tâm mà luận văn cần triển khai, thực hiện, đó là:
Thứ nhất:Làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn về ý thức

công dân của thanh niên nói chung, thanh niên quận Hoàng Mai nói riêng
trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai: Phân tích, chỉ ra những nhân tố quy định ý thức công dân của thanh
niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thứ ba: Trên cơ sở đánh giá thực trạng ý thức công dân của thanh niên
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, đề xuất
7


một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức công dân của đối tượng này trong
thực hiện nghĩa vụ quân sự hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõmột số vấn đề lý luận, thực tiễn về ý thức công dân của thanh
niên quận Hoàng Mai trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; trên cơ sở đó, đề xuất
giải pháp cơ bản nâng cao ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sựhiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy địnhý thức
công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Đánh giá thực trạng ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sựhiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ý thức công dân của thanh niên quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sựhiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản liên quan tới ý thức công dân của thanh niên quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự(tập trung chủ
yếu vào đối tượng thanh niêntrong độ tuổi từ 18 đến 27, là con, em của những
gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận). Số liệu khảo sát từ năm
2013 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
8


Luận văn dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước ta về quyền, nghĩa vụ của công dân.Các tác phẩm, bài viết của
các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà khoa học,cùng những kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.
* Cơ sở thực tiễn
Là thực trạng ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai trong
thực hiện nghĩa vụ quân sự(chủ yếu dựa vào các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo
tổng kết công tác quân sự quốc phòng của quận, báo cáo công tác thanh niên
của quận đoàn và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận văn).
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp như:
phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, so sánh, thống
kê, điều tra xã hội họcvà phương pháp xin ý kiến chuyên gia để làm sáng rõ
vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phân tích, làm rõ hơn những
vấn đề lý luận và thực tiễn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo quá trình thực hiện
nghĩa vụ quân sựcủa thanh niên quận Hoàng Mai nói riêng và nâng cao chất

lượng công tác quân sự quốc phòng của quận nói chung.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các địa phươngcó
liên quan nhằm nâng cao chất lượng công tác quân sự quốc phòng, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục và danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố.

9


Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH
Ý THỨC CÔNG DÂN CỦA THANH NIÊN QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1.1. Thực chất ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự
1.1.1. Quan niệm về ý thức, ý thức công dân
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.Ý
thức là sự phản ánh cao nhất chỉ có ở con người, nó thể hiện năng lực điều
khiển, điều chỉnh hành vi của con người nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Với ý
nghĩa đó, ý thức có khả năng sáng tạo. Theo V.I.Lênin, ý thức của con người
không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn sáng tạo ra hiện thực khách
quan ấy; con người không chỉ có khả năng ý thức về thế giới,mà còn có khả
năng tự ý thức, tự nhìn nhận, xác định thái độ, điều khiển và điều chỉnh hành
vi của mình.
Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện
tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Ý thức nảy sinh trong mối quan hệ tác

động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, thông qua hoạt động
thực tiễn của họ. Nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định, song
hình thức phản ánh của nó lại mang dấu ấn chủ quan, phụ thuộc vào năng lực
của chủ thể phản ánh.
Ý thức có kết cấu phức tạp, gồm nhiều thành tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Xét theo các lớp cấu trúc của ý thức, bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin,
ý chí; xét theo các cấp độ của ý thức, bao gồm: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức…
Để định hướng cho quá trình nghiên cứu, luận văn của tác giả tiếp cận
ý thức theo các lớp cấu trúc, bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí.
Tuy vậy, trong đề tài này, tác giả không nghiên cứu ý thức một cách thông
10


thường, mà đi sâu nghiên cứu lĩnh vực ý thức công dân(ý thức của người dân
gắn với quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật).
Khái niệm “công dân” ra đời từ khi có sự xuất hiện của nhà nước và
luôn được đặt trong mối quan hệ với nhà nước.Mối quan hệ này được thể hiện
qua các quyền và nghĩa vụ công dân do nhà nước quy định. Dọc theo chiều
dài lịch sử nhận thức của nhân loại, quan niệm về “công dân” cũng có nhiều
cách diễn đạt khác nhau, đa dạng và phong phú.
Trong xã hội cổ, trung đại, quan niệm về công dân còn bị chi phối bởi
tư tưởng thần quyền, tôn giáo,… công dân được xem như những người dân
của một nước, dù được sống và làm việc tự do. Tuy vậy, họ không có quyền
tự quyết định đối với tương lai, cuộc sống của chính mình.
Bước sang thời kỳ Cận đại, khái niệm công dân đã có một bước tiến dài
với sự đóng góp của các nhà triết học nổi tiếng như I.Cantơ, G.Hêghen…
Theo I.Cantơ, công dân (của nhà nước) như là những thành viên của một cộng
đồng liên kết với nhau thành xã hội. Đặc điểm cơ bản của công dân là sự tự
do, bình đẳng giữa tuân thủ luật pháp do một cộng đồng xác lập và sự tự chủ
của chính họ trong các công việc pháp lý.

Đối với G.Hêghen, trong Triết học pháp quyền, ông đã phát triển khái
niệm “công dân” theo hướng trình bày các tính quy định của cá nhân về mặt luật
pháp, các tính quy định của chủ thể đạo đức và của các thành viên trong gia
đình. Theo đó, công dân vừa là thành viên của xã hội công dân, vừa là thành viên
của một tầng lớp nào đó nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại với các cơ quan
hành chính, các thiết chế chính trị.
Phê phán quan điểm của G.Hêghen, C.Mác đã nghiên cứu nội dung ý
thức công dân từ những mâu thuẫn của “xã hội công dân” với tư cách là xã
hội có đối kháng giai cấp về mặt lợi ích. Do đó, nói đến “công dân”là nói
đến mối quan hệ của công dân với nhà nước, được thể hiện qua các quyền và
nghĩa vụ của công dân do nhà nước quy định.

11


Ở Việt Nam, một trong những vĩ nhân quan tâm đến quyền và nghĩa vụ
của công dân dưới chế độ mới hơn cả, đó chính là chủ tịch Hồ Chí
Minh.Người quan niệm: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân
dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn
bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là: Tuân theo pháp luật
Nhà nước” [29, tr.258].
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “công dân là người dân có quyền lợi và
nghĩa vụ củamột nước” [8, tr.346]. Công dân là người dân của một nước, có
quyền và nghĩa vụ gắn với Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm các quyền
công dân theo quy định pháp luật.
Như vậy, nói tới công dân là nói tới người dân của một quốc gia nhất
định,có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật do nhà nước đó
ban hành. Quyền và nghĩa vụ công dânlà hai mặt đối lập có mối quan hệ biện
chứng tác động qua lại lẫn nhau; hai mặt này vừa đấu tranh với nhau, lại vừa
thống nhất, tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển. Trong đó, bảo đảm về quyền

là cơ sở, điều kiện để công dân thực hiện tốt nghĩa vụ; ngược lại, thực hiện tốt
nghĩa vụ lại là cơ sở, điều kiện để bảo đảm quyền của công dân.
Tại khoản 1, Điều 17, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam” [15].Theo đó, tất cả những người, dù
sống ở trong hay ngoài nước, đã mang quốc tịch Việt Nam thì đều là công dân
của Việt Nam và ngược lại. Công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ của
công dân được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Tại khoản 1, Điều 14, và khoản 1,2, Điều 16, Hiến pháp năm 2013 có
ghi rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; mọi người đều bình
12


đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” [15].
Như vậy, so với quan niệm “thần dân”, “con dân” trong xã hội phong
kiến thì quan niệm “công dân”của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đã có sự tiến
bộ vượt bậc. Trong xã hội phong kiến, quan niệm “thần dân”, “con dân” cũng
là để chỉ người dân (công dân). Tuy vậy, người dân (công dân) trong thời kỳ
này chỉ được xem là những bề tôi, những người bị hạn chế về các quyền tự
do, bình đẳng trước pháp luật; họ không thể tự quyết định cuộc sống, thậm chí
cả mạng sống của mình. Dưới chế độ phong kiến, vua có thể lấy đi mạng sống
của bất kì “con dân” nào, trong bất kì hoàn cảnh nào. Quan niệm “Quân xử
thần tử, thần bất tử bất trung” nói lên sự phân biệt đẳng cấp, sự bất bình đẳng
trong quan hệ xã hội thời phong kiến.
Từ những luận giải trên, có thể hiểu:Ý thức công dân là tổng hòa tri
thức, tình cảm, niềm tin và ý chí của người dân về quyền và nghĩa vụ của

họđối với nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khác với “ý thức công dân” đó là “ý thức thần dân”. Ý thức thần
dâncũng là ý thức của người dân.Tuy vậy, đó là ý thức của kẻ bề tôi với nghĩa
vụ tuyệt đối phục tùng người đứng đầu đất nước (vua, hoàng đế, nữ hoàng…)
và các quan lại trong xã hội phong kiến.
Tiếp cận theo quan điểm triết học, ý thức công dân là một chỉnh thể bao
gồm nhiều thành tố cấu thành, các thành tố của ý thức công dân luôn có sự tác
động qua lại, ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau; chúng vừa đấu tranh với
nhau,lại vừa bổ sung cho nhau, tạo cơ sở, làm tiền đề cho nhau cùng phát
triển. Chính sự vận động, tác động lẫn nhau của các thành tố cấu thành,làm
cho ý thức công dân luôn vận động, phát triển. Theo đó, cấu trúc của ý thức
công dân gồm:Tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí công dân.

13


Tri thức công dân là toàn bộ những hiểu biết của công dân, chủ yếu tập
trung vào những hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân
đối với nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Tình cảm công dânlà hệ thống những cảm xúc của công dân, được nảy
sinh trên cơ sở thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu về quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm của họ đối với nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Niềm tin công dân là sự tin tưởng của công dân vào sự công bằng, tính
nghiêm minh của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức của xã hội được thực
hiện. Từ đó, thấy rõ sự cần thiết phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ công
dân, khẳng định lập trường, quan điểm của bản thân, dám đấu tranh, lên án
những biểu hiện sai trái.
Ý chí công dân là sức mạnh tinh thần tạo ra năng lực hoạt động có mục
đích của công dân; từ đó, thôi thúc con người vươn lên khắc phục khó khăn,
quyết tâm hoàn thành công việc theo mục tiêu đặt ra.

Trong các thành tố cấu thành ý thức công dân, thì tri thức công dân là
thành tố cơ bản, cốt lõi, quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức
công dân, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định
mức độ biểu hiện của các thành tố khác.
Theo hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu, ý thức công dân có một số
đặc điểm cơ bản sau:
Một là,ý thức công dân luôn phản ánhđiều kiện kinh tế, xã hội và nhu
cầu phát triển của thực tiễn.
Ý thức công dân, với tư cách là một lĩnh vực của hình thái ý thức xã
hội,do đó nó luôn chịu sự chi phối, quyết định của tồn tại xã hội; khi tồn tại xã
hội thay đổi thì ý thức công dân cũng thay đổi theo.

14


Theo quan điểm triết học Mác- Lênin, ý thức xã hội của một cộng đồng
không phải là cái cố hữu bất biến của con người, của xã hội mà nó chỉ là sự
phản ánh của tồn tại xã hội hiện thực. Do đó, một khi tồn tại xã hội thay đổi,
nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi của ý thức xã hội.
Hai là,ý thức công dân có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội.
Với tư cách là một lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội, ý thức công dân
thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
Thực tế cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức cũ
trong mỗi người vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài, nhất là
những ý thức công dân lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng.
Ý thức công dân phản ánh tồn tại xã hội đương thời, song nó cũng kế
thừa những yếu tố nhất định của ý thức công dân thời đại trước. Những yếu tố
kế thừa có thể tiến bộ hoặc không tiến bộ, sự kế thừa này còn phụ thuộc vào
điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh, môi trường, vào truyền thống, phong tục tập
quán, tâm lý và trình độ nhận thức của mỗi người,...Ngoài ra,ý thức công dân

còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.Tùy vào ý thức công dân tiến bộ hay
lạc hậu, mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
của xã hội.
Ba là,ý thức công dân là một hiện tượng mang tính chính trị - giai cấp.
Là một lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội, ý thức công dân luôn mang
tính giai cấp và gắn liền với thể chế chính trị của nhà nước.Là những thành
viên sống trong một thể chế chính trị của một nhà nước cụ thể, do đó quyền
lợi của công dân luôn gắn liền với quyền lợi của một nhà nước cụ thể. Vì
thế,trong tư tưởng, quan điểm của mỗi cá nhân (công dân)luôn có sự ý thức về
lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, quốc gia, từ đó luôn có sự tự ý thức để bảo vệ
những lợi ích đó.

15


Trong mỗi quốc gia, có thể tồn tại nhiều hệ ý thức khác nhau, song chỉ
có ý thức của lực lượng thống trị xã hội là có điều kiện được phổ biến rộng
rãi. Do đó, tính chính trị - giai cấp của một nhà nước đồng thời cũng quy định
luôn tính chính trị - giai cấp của ý thức công dân.
1.1.2.Quan niệm về ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quận sự
* Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội quận Hoàng Mai
Hoàng Mai là một quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, phía
Đông giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm qua sông Hồng, phía Tây và
Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà
Trưng.
Được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số
132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ.Với diện tích tự nhiên là
41,04 km²,tổng dân số là 375.759 người(tính đến năm 2017),Hoàng Mai là một
trong 3 quận có diện tích và dân số lớn nhấttrong 12 quận nội thành của thủ đô

Hà Nội. Quận hiện có 58 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 12.000 đảng viên. Đơn vị
hành chính trực thuộc quận, gồm 14 phường được hình thành trên cơ sở hợp
nhất toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì,cùng với 5
phường của quận Hai Bà Trưng[ />Là một quận có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hà Nội, Hoàng
Mai có đường giao thông thuỷ trên sông Hồng, có các đường giao thông quan
trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường
cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cầu Thanh Trì,
bến xe Giáp Bát,…
Hoàng Mai là một quận có bề dày văn hóa, với nhiều làng nghề nổi
tiếng, như: Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì; rượu Hoàng Mai;đậu phụ mơ
(phường Mai Động),... Không những thế, Hoàng Mai còn là mảnh đất có

16


nhiều danh nhân, anh hùng có công với đất nước, tiêu biểu như: Nguyễn Văn
Siêu, Nguyễn Trọng Hợp, Bùi HuyBích, Trần Khát Chân,…
Kể từ khi thành lập tới nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị
hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận, huyện mới của
thủ đô, với hàng loạt khu đô thị, chung cư cao tầng như: Linh Đàm, Định
Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim Lũ,…; đặc biệt tính tới tháng 9 năm
2017, toàn quận có tổng số 19.316 doanh nghiệp đã được cấp phép và đang
hoạt động.
Với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tỷ trọng giá trị thương mại, du lịch, công nghiệp ngày càng cao.
Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị được đưa vào
thâm canh tạo ra sản lượng hàng hoá cho thu nhập cao. Trên cơ sở kinh tế
phát triển mạnh mẽ, các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng được quan tâm
và thúc đẩy, nhất là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân; tình hình an ninh, chính trị được giữ vững; công tác quân sự quốc phòng

hàng năm đều đạt 100% kế hoạch.
* Đặc điểm thanh niên quận Hoàng Mai
Thứ nhất, thanh niên quận Hoàng Mai là những người có trình độ học
vấn, hiểu biết pháp luật.
Sinh sống, học tập và công tác trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm
kinh tế, chính trị văn hóa và là trái tim của cả nước; đại bộ phận thanh niên
quận Hoàng Mai đã tích cực học tập, công tác, không ngừng nâng cao trình độ
nhận thức về mọi mặt; nhiệt huyết, sáng tạo, xung kích đi đầu trong các
nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở
địa phương.
Hiện tại, với số lượngkhoảng 78.909 người, chiếm khoảng 21% tổng
dân số của quận [34, tr. 1], hầu hết thanh niên Hoàng Mai trong độ tuổi thực
hiện nghĩa vụ quân sựđều tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ tốt nghiệp đại
17


học, cao đẳng và trung cấp trên 56%;thành phần chủ yếu là học sinh, sinh
viên, công nhân và cán bộ công chức.Do có điều kiện thuận lợi khi tiếp xúc
với các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt là công tác tuyên truyền,
giáo dục của thủ đô nói chung và của quận Hoàng Mai nói riêng, do đó đại bộ
phận thanh niên đều có nhận thức tốt, có kiến thức và hiểu biết về pháp
luật.Đây là nền tảng để hình thành, phát triển đội ngũ thanh niên quận Hoàng
Mai có ý thức công dân tốt, nhận thức đúng đắn quyền lợi, nghĩa vụ của bản
thân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai,thanh niên quận Hoàng Mai là lực lượng năng động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, họ cũng là những người thích tự do, tùy tiện.
Quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là
sự phát triển năng động của Quận kể từ khi thành lập, đã đem lại cho người
dân trong quận, đặc biệt là thế hệ trẻ sự thích ứng nhanh chóng; hình thành ở
họ tính tự lập, quyết đoán, tư duy độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; đặc biệt

là nhu cầu tìm tòi khám phá và đổi mới cả bản thân cũng như trong công việc.
Tuy vậy, với đặc thù là địa phương có vị trí địa lý hết sức phức tạp, tiếp
giáp với phía bến xe Gia Lâm, Long Biên, ga Hà Nội, bến xe Nước Ngầm;
trong khu vực có Cảng Hà Nội trên sông Hồng, có bến xe Giáp Bát, cùng
nhiều tuyến đường quốc lộ, vành đai,... chạy qua. Chính yếu tố này đã tác
động, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, thói quen, hành vi,...của nhiều thế
hệ thanh niên ở những khu vực xung quanh. Do đó, từ trước tới nay, trong con
mắt người dân thủ đô, thanh niên Hoàng Mai vẫn được xem là hay nghịch
ngợm, tham gia nhiều tệ nạn xã hội hơn so với thanh niên ở các địa phương
khác trên địa bàn Hà Nội.
Chính đặc điểm này, một mặt tạo điều kiện cho thanh niên Hoàng Mai có
nhiều đột phá, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội; nhưng mặt khác, nó cũng
là lực cản đối với công tác giữ gìn an ninh trật tự, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực
tới quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sựcủa thanh niên.
18


Thứ ba, thanh niên Hoàng Mai là lực lượng đang chịu tác động trực
tiếp từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa.
Dưới tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô
thị hóa đang diễn ra trên địa bàn quận, liên quan tới một loạt vấn đề như: Kết
cấu hạ tầng chưa đồng bộ; công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đền bù, giải
phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất cho công dân còn nhiều bất cập; tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc
giao thông, vi pham pháp luật diễn biến phức tạp,… Kéo theo nó là sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xã hội, các làng nghề truyền thống dần co hẹp, nhường
chỗ cho các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản,…
Cùng với đó, các tệ nạn xã hội nảy sinh, tác động trực tiếp tới đời sống
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, dẫn tới một bộ phận thanh niên chưa
làm chủ được bản thân, bị kích động, lôi kéo dẫn tới ham chơi, đua đòi, lười

lao động, tham gia vào các tệ nạn xã hội,… Từ đó làmảnh hưởng đến công tác
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng của Quận, Thành phố; ảnh hưởng
tới công tác lãnh đạo nhiệm vụ của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận.
Do đó, yêu cầu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận
Hoàng Mai là phải đào tạo được một thế hệ thanh niên có ý thức công dân tốt,
thực hiện nghiêm nghĩa vụ quân sựtheo quy định của pháp luật, phát huy
được vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
* Ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
trong thực hiện nghĩa vụ quận sự
Nghĩa vụ quân sựlà nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp xây dựng
quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Là một hiện tượng xã hội lịch sử, nghĩa vụ quân sựcó quá trình phát
triển lâu dài, phụ thuộc vào bản chất, lợi ích của giai cấp cầm quyền trong
19


từng giai đoạn lịch sử.Thực tiễn đã chứng minh, trong thời bình cũng như thời
chiến, vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đặt ra cho mỗi quốc gia, dân
tộc. Theo đó, mỗi nhà nước đều đặt ra nghĩa vụ quân sựđối với công dân của
nước mình và có chế tài bắt buộc công dân phải thực hiện.Nghĩa vụ quân
sựcủa công dân được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành.
Ở nước ta, nghĩa vụ quân sựchính thức được xác định vào ngày
04/11/1949, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 126-SL quy định nghĩa
vụ quân sựcho nam thanh niên từ 18 đến 45 tuổi. Từ đó đến nay, nghĩa vụ
quân sựdần được luật hóa và ngày càng hoàn thiện.Luật Nghĩa vụ quân sựđã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ
họp thứ 2, ngày 30 tháng 12 năm 1981, được sửa đổi, bổ sung qua các năm

1990, 1994, 2005,2015.
Tại Điều 4, Luật Nghĩa vụ quân sự2015 quy định: “nghĩa vụ quân sựlà
nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện
nghĩa vụ quân sựbao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của
Quân đội nhân dân…” [43].
Luật quy định rõ đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sựtrong thời bình
làcông dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ
cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ
đến hết 27 tuổi. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sựtrong
thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Độ
tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ:đối với công dân nam
đến hết 45 tuổi; công dân nữ đến hết 40 tuổi. Khi có lệnh tổng động viên hoặc
động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Luật Nghĩa vụ quân sựcó đối tượng, phạm vi điều chỉnh rất
rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ khu biệt vào đối tượng thanh
20


niên có độ tuổi từ 18 đến 27 và là con, em của những gia đình có hộ khẩu
thường trú trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Tiếp cận ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sựlà một hiện tượng ý thức xã hội, gắn
với đối tượng cụ thể là thanh niên quận Hoàng Mai. Theo đó, ý thức công dân
của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ
quân sựluôn có sự vận động, phát triển, vừa mang dấu ấn của người thanh
niên nói chung, vừa mang dấu ấn riêng đặc thù.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Ý thức công dân của thanh
niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân
sựlàtổng hòa tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí của thanh niên Hoàng Mai về

quyền và nghĩa vụ của họ đối với việcđăng ký, khám tuyểnnghĩa vụ quân sự, lên
đường nhập ngũ và tham gia ngạch dự bị theo quy định của pháp luật.
Xét về cấu trúc, ý thức công dân của thanh niên quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội trong thực hiện nghĩa vụ quân sựbao gồm:
Thứ nhất, tri thức của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
về nghĩa vụ quân sựvà thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đó là toàn bộ những hiểu biết của thanh niên quận Hoàng Maivề nghĩa
vụ quân sựvà thực hiện nghĩa vụ quân sựtheo quy định của pháp luật.Đây là
thành tố cơ bản đầu tiên cấu thành ý thức công dân trong thực hiện nghĩa
vụ quân sự, nó có vai trò quan trọng không những đối với các thành tố khác
mà còn đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự- một trong những yếu tố
cốt lõi, tạo cơ sở, nền tảng cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, nhận thức và hành động luôn đi
đôi với nhau; tri thức, sự hiểu biết là cơ sở để nhận thức đúng đắn, từ sự
nhận thức đúng đắn sẽ dẫn tới hành động đúng đắn. Ngược lại, nếu không
có tri thức, thiếu sự hiểu biết sẽ dẫn tới nhận thức sai lệch. Theo đó, hành
động của con người dễ lầm đường, lạc lối, thậm chí vi phạm pháp luật. Vì
21


vậy, có tri thức, hiểu biết đối với những vấn đề về Tổ quốc, bảo vệ Tổ
quốc, về quyền, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự,
mới có cơ sở để hình thành, củng cố, phát triển tình cảm, niềm tin và ý chí
trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tri thức của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội về nghĩa vụ
quân sựvà thực hiện nghĩa vụ quân sựlà sựhiểu biết về quyền và nghĩa vụ của
người thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Thanh niên cần
hiểu được, thực hiện nghĩa vụ quân sựlà nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý và vẻ
vang của mỗi công dân. Mọi công dân đến tuổi quy định (từ 18 đến 25) đều
phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sựtheo quy định của pháp luật. Đó

không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của thanh niên. Bởi, trong thực tế
thì quyền lợi và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau, song hành cùng nhau. Nó như
hai mặt đối lập luôn cùng song song và tồn tại, vừa đấu tranh với nhau, lại
vừa tác động, ràng buộc, là cơ sở cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Trong
đó, bảo đảm về quyền là điều kiện, cơ sở cho thực hiện nghĩa vụ; ngược lại,
thực hiện nghĩa vụ lại là cơ sở và điều kiện cho bảo đảm về quyền.
Theo đó, thanh niên cần thấy được những quyền lợi mà họ được hưởng,
như: Trong thời gian tại ngũ được Nhà nước bảo đảm mọi chế độ, tiêu chuẩn
về ăn, mặc, ở, đi lại, ốm đau,... theo quy định của pháp luật;Khi xuất ngũ, trở
về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên, tạo điều
kiện trong học tập, tìm kiếm việc làm, tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên
chức,… [43]; đặc biệt là quyền được sống, lao động và học tập trong môi
trường hòa bình, ổn định, tự do, có điều kiện phát triển toàn diện.
Không những thế, đối với thân nhân,như: Bố, mẹ, vợ (chồng), con,
người nuôi dưỡng hợp phápcủa hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ cũng được hưởng
các chế độ,chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, trợ
cấp khó khăn, miễn, giảm học phí trong giáo dục đào tạo,...

22


Như vậy, để bảo đảm được những quyền lợi đó thì điều kiện cần và đủ
là phải bảo vệ được vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ vững
được môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển. Trong đó, thực hiện
nghĩa vụ quân sựlà cơ sở, nền tảng cho củng cố, tăng cường sức mạnh, tiềm
lực quốc phòng, an ninh - điều kiện then chốt cho bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, đối với mỗi người dân Việt Nam nói
chung và đối với thanh niên quận Hoàng Mai nói riêng thì Tổ quốc là thiêng
liêng, cao quý và bất khả xâm phạm, ai cũng phải ra sức bảo vệ; dù ở đâu,
trong bất kì hoàn cảnh nào cũng đều phải đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi

ích của cá nhân, gia đình.
Nhận thức đúng vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của Thủ đô, của
Quận trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thấy rõ bản chất, âm mưu,
thủ đoạn chống phá của kẻ thù, thanh niên sẽ có tình cảm, niềm tin vào đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là
sự tin tưởng vào quyền lợi của bản thân, gia đình được hưởng khi thanh niên
thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Theo đó, họ sẽ luôn chủ động, tự giác, tích
cực trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, có ý chí, quyết tâm phấn đấu
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngược lại, nếu không có, hoặc thiếu tri thức và sự hiểu biết về những
quyền lợi mà bản thân và gia đình mình được bảo đảm; thiếu hiểu biết về
nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với Tổ quốc; về ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với sự nghiệp củng cố quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, thì chắc chắn người thanh niên sẽ không thể
có tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm cao trong quá trình thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Hoặc, nếu có thực hiện nghĩa vụ quân sự, thì sự thực hiện đó chỉ
là khiên cưỡng, không có sự chủ động, tích cực, tự giác ở bản thân người
thanh niên; thậm chí còn có hiện tượng trốn tránh, vi phạm pháp luật trong
quá trình thực hiện.
23


Thứ hai, tình cảm của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
trong thực hiện nghĩa vụ quân sự và sự nghiệpxây dựng quân đội, củng cố
quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Tình cảm của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nộitrong thực
hiện nghĩa vụ quân sự và sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốclà hệ thống những cảm xúc được nảy sinh trên cơ sở
thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu về quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong
thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Đólà sự phản ánh trạng

thái, tâm lý của người thanh niên trong hoạt động thực tiễn, thể hiện ở thái độ
yêu, ghét trước các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụcủa bản thân trong
thực hiện nghĩa vụ quân sựvà sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.Biểu hiện cụ thể trong hành động ứng xử, giao
tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, cá nhân với cá
nhân, cá nhân với xã hội, đặc biệt là trong quá trình đăng ký, khám tuyển, nhập
ngũ và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tình cảm của thanh niên quận Hoàng Maitrong thực hiện nghĩa vụ quân
sự và sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốcchính là sự kế thừa, phát huy những giá trị, nét đẹp văn hoá truyền thống
của thủ đô ngàn năm văn hiến, truyền thống, đạo đức quý báu của dân tộc Việt
Nam. Đây là kết quả của sự hiểu biết, của quá trình tích lũy tri thức, từ sự nhận
thức đúng đắn của người thanh niên chuyển hoá thành tình cảm của họ. Đồng
thời, đây chính là cơ sở quan trọng, trực tiếp để phát triển ý thức công dân ở
những cấp độ cao hơn. Không những thế, nócòn là nhân tố bảo đảm cho người
thanh niên luôn chủ động,tự giác, tích cực, xung kích, đi đầutrong thực hiện các
nhiệm vụ, đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ quân sự; là nền tảng để hình thành ở
người thanh niên Hoàng Mai niềm tin và ý chí trongthực hiện nghĩa vụ quân
sự, cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm
an ninh trật tự trên địa bàn quận nói riêng và địa bàn Thủ đô nói chung.

24


Ngược lại, nếu bản thân người thanh niên không có tình cảmsâu sắc đối
với quê hương, đất nước; đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, chắc chắn họ cũng sẽ thiếu niềm tin và ý chí
trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự nói riêng và sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Thứ ba, niềm tin của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội về

quyền và nghĩa vụ của họ trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Niềm tin của thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội về quyền
và nghĩa vụ của họ trong thực hiện nghĩa vụ quân sựlà sự tin tưởng của thanh
niên vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, đặc biệt là tính đúng đắn, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn lựa; niềm tin vào sự công bằng, tính nghiêm
minh của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức của xã hội được thực hiện, vào
chính sách bảo đảm về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Từ sự nhận thức đúng đắn và có tình cảm sâu sắc, tình yêu đối với
Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với quê hương, đất nước, nơi dòng
họ, gia đình, bản thân sinh ra và lớn lên.Từ sự nhận thức, giác ngộ được
những quyền lợi mà bản thân, gia đình được bảo đảm; từ niềm tự hào, tự
tôn dântộc,...Từ đó, bản thân người thanh niên luôn tin tưởng vào sự
nghiệp cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hànhcủa
Nhà nước. Theo đó, trong suy nghĩ và hành động, họ luôn hướng vào thực
hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của nhà
nước, thấy rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng
vàbảo vệ Tổ quốc. Trong thực tiễn cuộc sống, họ luôn khẳng định lập
trường, quan điểm của bản thân, kiên quyết đấu tranh, lên án những biểu
hiện sai trái, đặc biệt là những quan điểm, biểu hiện lệch lạc, vi phạm
phápluật trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
25


×