Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong (Nasturtium microphyllum) tại Thái Nguyên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.36 KB, 77 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng
ngày của con người. Nó không chỉ cung cấp một lượng lớn các vitamin mà
còn cung cấp một phần các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng rất cần thiết
trong cấu tạo tế bào. Đồng thời, rau còn là những loại cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế cao và cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên
thế giới.
Hiện nay, một phần không nhỏ sản phẩm rau xanh trên thị trường chưa
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì thế, xu hướng phát
triển của ngành sản xuất rau xanh trên thế giới hiện nay là tăng tỷ trọng các
loại rau bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền
núi và trung du phía Đông Bắc. Ý thức được việc sản xuất rau sạch cho địa
phương và cho các vùng lân cận, năm 2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên đã phê duyệt “Đề án Phát triển rau an toàn tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2008 - 2015”.
Một số nghiên cứu trước đã cho thấy cây cải xoong là loại rau dại vừa
có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có nhiều dược tính quý, lại vừa có khả năng hút
nhiều kim loại nặng trong môi trường sống. Có thể nói những loại cây có
nhiều đặc tính quý như cây cải xoong là hiếm. Trong khi ở Thái Nguyên, hiện
tại nhiều vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN), cây cải xoong đang mọc
hoang dại ở một số vùng núi. Người dân ở các vùng này vẫn lấy về làm rau ăn
như một loại rau dại. Gần đây, bắt đầu xuất hiện một vài người trồng cây cải
xoong để bán rau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu xác định
xem cây cải xoong có khả năng hấp thụ kim loại nặng nhiều hay ít và hấp thụ
trong những bộ phận nào (thân, rễ, lá) là chủ yếu. Mặt khác, khi xác định
được khả năng hấp thụ kim loại nặng của cải xoong còn giúp đưa ra khuyến



2
cáo về việc sử dụng cải xoong theo đúng mục đích để phát huy được những
tác dụng tích cực cũng như hạn chế những nhược điểm cho từng đối tượng sử
dụng và từng mục đích sử dụng. Cho đến nay ở nước ta chưa có một nghiên
cứu đầy đủ toàn diện nào về cây cải xoong; đặc biệt, ở vùng Thái Nguyên cây
cải xoong chưa từng được nghiên cứu.
Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và
hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong tại Thái Nguyên để khuyến cáo
cho người sản xuất và người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài:

Đánh giá hiện trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim
loại nặng trong cây cải xoong (Nasturtium microphyllum) tại Thái Nguyên.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu tổng quát của đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất;
phân tích thành phần dinh dưỡng và hàm lượng các kim loại nặng chính trong cây
cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên để đưa ra những kết luận cho người quản lí, người
sản xuất và người tiêu dùng cải xoong tại Thái Nguyên cũng như trong cả nước
tham khảo.
- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm 3 mục tiêu cụ thể sau:
+ Điều tra hiện trạng sản xuất cải xoong để đưa ra được kết luận về
diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán, hiệu quả kinh tế… của cải xoong tại
tỉnh Thái Nguyên;
+ Phân tích thành phần các chất dinh dưỡng chính để đưa ra được kết
luận về hàm lượng protein, gluxit, lipit… trong cải xoong tại các điểm nghiên
cứu trong tỉnh Thái Nguyên;
+ Phân tích hàm lượng các kim loại nặng chính để đưa ra được kết luận về
hàm lượng chì, cadmi, asen, kẽm… trong cải xoong tại các điểm nghiên cứu trong
tỉnh Thái Nguyên; từ đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép của từng nguyên tố để
đánh giá, nhận xét.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của con người nó cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin và các chất
dinh dưỡng khác cho con người. Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng
học thì hàng ngày chúng ta cần 2.300 - 2.500 calo cho năng lượng để hoạt
động sống và làm việc. Để có đủ năng lượng và vitamin thì mỗi ngày cần bổ
sung thêm khoảng 300g rau (Sylvia S.Mader, 2004) [42]. Từ nhu cầu về rau
hàng ngày càng gia tăng, người nông dân đã không ngừng nâng cao năng suất
rau nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, tăng cường phân bón và
hoá chất bảo vệ thực vật. Việc sử dụng một lượng lớn và không đúng quy
định về phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm chất lượng của các
loại rau. Ngoài ra, do quá trình đô thị hoá và chất thải của các nhà máy xí
nghiệp công nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn đất, nước và nông sản;
đặc biệt là ở khu công nghiệp tập trung hay ở các thành phố lớn.
Theo quy định về tiêu chuẩn chất lượng rau sạch của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thì rau sạch có 2 tiêu chuẩn chung sau [24]:
- Rau quả sạch đảm bảo phẩm cấp, chất lượng; không dập, nát, héo, úa,
hư hại; không rấm, ủ bằng chất độc; sạch đất, cát bám bẩn.
- Hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và
vi sinh vật gây bệnh trong mức cho phép.
Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập tới tiêu chuẩn thứ 2, cụ thể là
nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong cải xoong.
Thực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các
ion kim loại trong môi trường. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải

thích cơ chế vận chuyển, hấp thụ và loại bỏ kim loại nặng trong thực vật,


4
chẳng hạn chúng hình thành một phức hợp tách kim loại ra khỏi đất, tích luỹ
trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rửa trôi qua biểu
bì, bị đốt cháy hoặc đơn thuần là phản ứng tự nhiên của cơ thể thực vật.
Cây cải xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống
lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á. Miền núi và
trung du phía Bắc có mùa đông lạnh nên hoàn toàn có thể trồng được cải
xoong.
Hiện nay, xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau xanh trên thế giới
là tăng tỷ trọng, sản lượng và chất lượng rau bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
Đã có những nghiên cứu cho rằng cây cải xoong hút nhiều kim loại
nặng. Ở miền núi và trung du phía Bắc có rất nhiều vùng trong đất và nước bị
ô nhiễm kim loại nặng nhưng cải xoong vẫn sống bình thường trên các vùng
đó.
Ở một số vùng núi trong tỉnh Thái Nguyên, nơi có suối nước chảy đã
có nhiều cây cải xoong mọc hoang dại, sinh trưởng và phát triển rất tốt mặc
dù không được bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều vùng môi trường bị ô
nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản hoặc sử dụng hóa chất trong
công nghiệp và nông nghiệp không hợp lí mà cây cải xoong sống bình thường
ngay trên các vùng đó.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ rau xanh, đặc biệt là các loại rau bản địa
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như các đô thị khác là rất lớn.
Với những cơ sở lí luận trên thì việc nghiên cứu hiện trạng sản xuất,
thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong là hết
sức cần thiết.

1.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài dựa vào cơ sở là các văn bản pháp luật
sau:


5
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2006 [16].
- Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04 tháng 04 năm 1998 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương
thực, thực phẩm [22].
- Quyết định số 03/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Quy định về công bố tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm, hàng hoá [23].
- Quyết định số 04/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 19 tháng 01 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Sản xuất
rau an toàn [24].
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 15 tháng 10 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý
sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn [25].
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường [26].
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008 [20].
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành năm 2008 [21].
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG
BẰNG THỰC VẬT

1.2.1. Giới thiệu về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm môi trường
Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm (phytoremediation) là phương pháp
sử dụng thực vật để hấp thụ, chuyển hóa, cố định hoạc phân giải chất ô nhiễm
trong đất, nước. Thuật ngữ “phytoremediation” bắt nguồn từ “phyto” (Theo


6
nghĩa Hy Lạp là thực vật) và “remediation” (theo nghĩa Latin là xử lý) (Trần
Kông Tấu và CS, 2005) [27].
Hiện nay, trong việc giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng các nhà khoa
học đang hướng tới các phương pháp rẻ tiền hơn và thân thiện với môi trường
hơn, đó là phương pháp xử lý ô nhiễm bằng thực vật - một trong những giải
pháp quan trọng, có tính khả thi cao để xử lý các vùng đất, nước bị ô nhiễm
kim loại nặng. Ở Việt Nam, một số tác giả cũng đề xuất biện pháp làm sạch ô
nhiễm kim loại nặng trong đất bằng cách sử dụng một số cây có khả năng tích
tụ các kim loại độc hại ở mức cao như cúc su si, ngũ gia bì, cây cải xoong có
thể xử lý được Cr và Ni từ nước thải mạ điện, rong đuôi chó và bèo tấm lại có
khả năng giảm thiểu được Pb, Zn, Fe và Cu có trong hồ Bẩy Mẫu. Cây ổi
thơm và dưa leo (Herterostrema villosum) có khả năng hấp thụ Pb và Cd rất
cao, cây dương xỉ có thể làm sạch nước bị ô nhiễm As… (Trần Kông Tấu và
cs, 2005) [27].
Trong những năm gần đây, người ta quan tâm rất nhiều về công nghệ
sử dụng thực vật để xử lý môi trường. Theo tài liệu nghiên cứu, thế giới có ít
nhất 400 loài thuộc 45 họ thực vật có khả năng hấp thụ kim loại. Các loài này
là thực vật thân thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích luỹ và không có biểu hiện
về mặt hình thái khi nồng độ kim loại trong thân cao hơn hàng trăm lần so với
các loài bình thường khác [17].
Quá trình hút tách KLN nhờ thực vật hay còn gọi là quá trình tích lũy
nhờ thực vật là quá trình hấp thụ và chuyển hóa các KLN trong đất thông qua
rễ vào các cơ quan khí sinh của thực vật. Các loài thực vật có khả năng này

được gọi là các loài thực vật siêu tích tụ, chúng có khả năng hấp thụ một
lượng lớn các KLN một cách không bình thường so với các loài thực vật khác
(ví dụ hấp thụ 0,1% đối với Cr, Cu, Ni hoặc 1% đối với Zn, Mn trong thân).
Các loài siêu tích tụ phân bố rộng trong hệ thống thực vật, tuy nhiên về đặc
điểm canh tác, phòng trừ dịch bệnh, nhu cầu dinh dưỡng, sinh lý của các đối
tượng này chưa được biết nhiều (Võ Văn Minh, 2009) [17].


7
Quá trình hút tách các chất nhờ thực vật là việc sử dụng các loài thực
vật siêu tích tụ để loại bỏ kim loại trong đất bằng cách hấp thụ kim loại từ rễ
chuyển lên thân, sau đó các chất ô nhiễm trong thân sẽ được thu hoạch, xử lý
tiếp như là các chất thải nguy hại hoặc xử lý bằng cách phục hồi kim loại. Tùy
thuộc vào KLN ô nhiễm mà lựa chọn một loài thực vật hay kết hợp nhiều loài
để trồng xử lí (Võ Văn Minh, 2009) [17].
Sau thời gian trồng nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thực vật được phân
tích hàm lượng kim loại, và nếu thích hợp, thu hoạch đem thiêu đốt hoặc ủ để
phục hồi kim loại. Nếu cần thiết quá trình này có thể lặp lại để loại bỏ các
chất ô nhiễm đến dưới giới hạn cho phép. Cũng có thể sử dụng nhiều loài thực
vật trên cùng một vị trí hoặc là trồng theo thứ tự thời gian để loại bỏ được
nhiều hơn một chất ô nhiễm. Nếu thực vật thu hoạch được thiêu đốt, tro phải
được xử lý như đối với chất thải nguy hại. Tuy nhiên, lượng tro đem đi xử lý
không quá 10% so với phương pháp chôn lấp chất ô nhiễm thông thường (Võ
Văn Minh, 2009) [17].
Có thể nói vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước tại các khu
công nghiệp tập trung và các thành phố lớn hiện nay ở Việt Nam là một thực
tế đáng báo động. Hiện tại, vẫn chưa có một qui trình công nghệ hữu ích nào
để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước. Việc lựa chọn phương pháp
xử lý ô nhiễm các kim loại phải căn cứ loại cây trồng, đặc điểm hệ rễ, sinh
khối, pH đất, loại kim loại nặng. Xu hướng hiện nay các nhà nghiên cứu đi

theo hướng lựa chọn các loại thực vật dễ trồng, chi phí thấp, có khả năng chịu
được nồng độ ô nhiễm cao và nhất là có khả năng làm sạch môi trường với
thời gian ngắn (Võ Văn Minh, 2009) [17].
Theo Dương Thanh Tú và cs (2008), Các nhà nghiên cứu trên thế giới
đã tiến hành sử dụng bèo tây trong việc xử lý ô nhiễm kim loại nặng và thu
được kết quả rất tốt. Bèo tây, còn gọi là bèo lục bình hoặc bèo sen Nhật (tên
khoa học: Echihornia crassipes) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có khả năng hấp
thụ rất mạnh Cr, tiếp đến Cu và Cd [29].


8
Tác giả Lê Đức và cs (2000), đã sử dụng bèo tây và rau muống trên nền
đất ô nhiễm chì ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, kết quả cho thấy cùng một
sinh khối khả năng hút chì của bèo tây gấp 2,7 lần rau muống và hàm lượng
chì trong đất giảm 39,5% sau 60 ngày thả bèo... [17].
1.2.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ kim
loại nặng của thực vật
Khả năng linh động và tiếp xúc sinh học của KLN chịu ảnh hưởng lớn
bởi các đặc tính lý hóa của môi trường đất như: pH, hàm lượng khoáng sét,
chất hữu cơ, CEC và nồng độ KLN trong đất. Thông thường pH thấp, thành
phần cơ giới nhẹ, độ mùn thấp, thực vật hút KLN mạnh [17].
Để phát triển hiệu quả công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm, các đặc tính
của thực vật và các đặc tính của môi trường đất cần được khảo sát, đánh giá kĩ
lưỡng. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, thực vật có sinh khối cao trồng
trong môi trường đất ô nhiễm và pH thấp, khả năng hấp thụ Zn tăng và tính
độc của Zn đã làm giảm 50% sản lượng. Ví dụ: ngô và cải trong điều kiện
thuận lợi, các loài thực vật có thể đạt 20 tấn sinh khối khô/ha. Trong trường
hợp đất ô nhiễm đồng thời cả Zn và Cd ở mức 100mg Zn, 1mg Cd cây trồng
bị giảm sản lượng đáng kể khi hàm lượng Zn trong thân đạt 500mg/kg lúc thu
hoạch. Bởi vì Cd ít độc hơn Zn 100 lần, độc tính đối với thực vật của Zn là

yếu tố kiểm soát sản lượng thực vật. Khi sản lượng giảm 50% (10 tấn/ha),
sinh khối khô chứa 500mg/kg, thực vật chỉ loại bỏ 5kg Zn/ha/năm [17].
Cây T.caerulescens có thể loại bỏ cả Zn và Cd, có sản lượng thấp hơn
các loài trên nhưng có thể chống chịu cao đến 25,000mg Zn/kg mà không bị
giảm sản lượng. Thậm chí khi sản lượng thấp (5 tấn/ha) điểm bắt đầu giảm
sản lượng - Zn được loại bỏ cũng tới 125kg/ha. Như vậy, có thể kết luận rằng
khả năng siêu tích tụ và chống chịu cao quan trọng hơn khả năng cho sinh
khối cao. Hơn nữa, việc tái chế kim loại trong thân với mục đích thương mại
đối với các loài siêu tích tụ tốt hơn là phải trả tiền để xử lý sinh khối (Võ Văn
Minh, 2009) [17].


9
Trong một số trường hợp, để xử lý một nguyên tố trong đất bằng thực
vật đòi hỏi phải bổ sung vào đất các yếu tố khác, bởi vì hóa tính đất hoặc thực
vật làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa lên thân. Khi thêm yếu tố kìm
như HEDTA, EDTA vào đất khả năng hòa tan và linh động của KLN tăng,
tiếp xúc với thực vật dễ dàng hơn [27].
1.2.3. Cơ chế của công nghệ thực vật xử lý kim loại nặng trong đất
Công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất là một dạng của công nghệ
thực vật xử lý ô nhiễm. Đây là loại công nghệ bao gồm phức hệ các cơ chế
khác nhau của mối quan hệ giữa thực vật và môi trường đất [17]:
* Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật
Quá trình chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật là quá trình xử lý chất độc
đặc biệt là KLN, bằng cách sử dụng các loài thực vật hút chất ô nhiễm qua rễ,
sau đó chuyển hóa lên các cơ quan trên mặt đất của thực vật. Chất ô nhiễm tích
lũy vào thân cây và lá, sau đó thu hoạch và loại bỏ khỏi môi trường.
* Cơ chế cố định chất ô nhiễm bằng thực vật
Quá trình xói mòn, rửa trôi và thẩm thấu có thể di chuyển chất ô nhiễm
trong đất vào nước mặt, nước ngầm. Cơ chế cố định chất ô nhiễm nhờ thực

vật là cách mà chất ô nhiễm tích lũy ở rễ cây và kết tủa trong đất. Quá trình
diễn ra nhờ chất tiết ở rễ thực vật cố định chất ô nhiễm và khả năng linh động
của kim loại trong đất. Thực vật được trồng trên các vùng đất ô nhiễm cũng
cố định được đất và có thể bao phủ bề mặt dẫn đến làm giảm xói mòn đất,
ngăn chặn khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa chất ô nhiễm và động vật.
* Cơ chế xử lý chất ô nhiễm nhờ quá trình thoát hơi nước ở thực vật
Thực vật có thể loại bỏ chất độc trong đất thông qua cơ chế thoát hơi
nước. Đối với quá trình này, chất ô nhiễm hòa tan được hấp thụ cùng với nước
vào rễ, chuyển hóa lên lá và bay hơi vào không khí thông qua khí khổng.
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thực vật xử lý kim loại
nặng trong đất
* Ưu điểm [17]


10
- Có thể sử dụng trên quy mô rộng, trong khi các công nghệ khác không
thực hiện được. Sinh khối thực vật chứa các chất ô nhiễm có thể chiết, phục hồi
lại như một nguồn tài nguyên. Ví dụ: sinh khối chứa Zn, một chất dinh dưỡng sẽ
được chuyển đến những nơi thiếu Zn để bổ sung vào nguồn thức ăn cho động
vật.
- Có thể được sử dụng để xử lý tại chỗ hoặc chuyển chỗ. Xử lý tại chỗ
luôn được cân nhắc ưu tiên, bởi vì nó giảm thiểu mức độ xáo trộn đất và giảm
mức độ phát tán ô nhiễm thông qua không khí và nước.
- Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là công nghệ xanh, thân thiện với
môi trường, tạo ra sự thẩm mỹ nên cộng đồng dễ chấp nhận.
- Công nghệ thực vật không đòi hỏi các dụng cụ đắt tiền, các chuyên
gia có trình độ cao và tương đối dễ dàng thực hiện. Nó có khả năng xử lý
thường xuyên ở một vùng rộng lớn với nhiều chất ô nhiễm khác nhau.
- Ưu điểm lớn nhất của công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là chi phí
thấp hơn so với các công nghệ thông thường.

* Hạn chế [17]
- Xử lý chậm hơn phương pháp hóa lý, vì vậy phải mất thời gian dài.
Thực vật xử lý một lượng nhỏ chất ô nhiễm qua mỗi mùa trồng, do đó cần
mất nhiều thập kỉ mới có thể làm sạch chất ô nhiễm và chất ô nhiễm vẫn
không được xử lý hoàn toàn.
- Khí hậu và các yếu tố vật lý, hóa học, nồng độ chất ô nhiễm ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật. Các nhà
khoa học cho rằng, chỉ có những vùng đất ô nhiễm nhẹ mới có thể sử dụng
được phương pháp này, vì hầu hết các loài thực vật không thể sinh trưởng
trong điều kiện môi trường ô nhiễm nặng.
- Chất ô nhiễm hòa tan có thể thẩm thấu ra ngoài vùng rễ phụ thuộc vào
yếu tố ngăn chặn.
- Thực vật dùng để xử lý ô nhiễm thường bị giới hạn về chiều dài rễ.
- Sử dụng các loài thực vật nhập nội có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.


NCKH đầy đủ ở file: NCKH full

















×