Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

De thi trac nghiem giáo viên chủ nhiệm giỏiTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.88 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN TÂN PHÚ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
–––––––––––––––
ĐỀ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TIỂU HỌC
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016
––––––––––––––––––––––
Câu 1: Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010, "Năng lực giáo dục của giáo
viên tiểu học" được đánh giá dựa theo:
a. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học
b. Chuẩn trình độ chuyên môn của giáo viên tiểu học.
c. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 2: "Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy" là nhiệm vụ của:
a. Giáo viên
b. Phó Hiệu trưởng
c. Hiệu trưởng
d. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Số lượng thành viên của Hội đồng trường là:
a. 7 đến 9 người;
b. 7 đến 11 người;
c. 7 đến 13 người;
d. 7 đến 15 người;
Câu 4: Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010, học sinh vi phạm các khuyết
điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tùy theo mức độ vi phạm có thể thực
hiện các biện pháp sau:
a. Nhắc nhở, phê bình.
b. Thông báo với gia đình
c. Nhắc nhở hoặc thông báo với gia đình
d. Nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.
Câu 5: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua:


a. Dạy học các môn học bắt buộc
b. Dạy học các môn tự chọn
c. Dạy học các môn tự chọn và dạy tiếng dân tộc
d. Dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn
Câu 6: Căn cứ đưa ra nhận xét, đánh giá thường xuyên hoạt động học tập của học
sinh là:
a. Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học nói chung và của bài học nói riêng.
b. Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh về mức độ hoàn thành hay chưa
hoàn thành nhiêm vụ (kiến thức, kĩ năng) của bài học, của môn học; Thực hành, vận
dụng được hay chưa được các kiến thức, kĩ năng của bài học, môn học.
c. Căn cứ vào các biểu hiện quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh.
d. Cả 3 ý trên.

BỘ ĐỀ GỐC


Câu 7: Điểm giống nhau của lời nhận xét trong giờ học và nhận xét hằng tuần,
hằng tháng trong Sổ theo dõi kết quả giáo dục là:
a. Vì sự tiến bộ của học sinh
b. Không tạo áp lực cho học sinh hay phụ huynh
c. Không so sánh học sinh này với học sinh khác
d. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Nội dung của lời nhận xét thông thường là:
a. Khen ngợi khi học sinh làm tốt; động viên khi học sinh chưa tốt.
b. Nêu rõ điểm đáng khen; nêu rõ điểm chưa tốt
c. Nêu rõ cách rèn luyện, phát huy điểm đáng khen; nêu rõ cách sửa chữa điểm
chưa tốt, rèn luyện để tốt lên.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 9: Đánh giá thường xuyên là đánh giá:
a. Quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh

b. theo tiến trình nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục khác
c. Quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 10: Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ là trách nhiệm của:
a. Giáo viên chủ nhiệm
b. Giáo viên bộ môn
c. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
d. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn
Câu 11: Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi giáo
viên chủ nhiệm phải có kĩ năng sư phạm:
a. Kĩ năng tiếp cận đối tượng học sinh;
b. Kĩ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội
c. Kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; kĩ năng đánh giá
d. Cả 3 ý trên.
Câu 12: Trong các chức năng, chức năng đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm
lớp là:
a. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp
b. Giáo viên chủ nhiệm là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy
tiềm năng tích cực của mọi học sinh
c. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội
trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục
d. Giáo viên chủ nhiệm là đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học
sinh và phong trào chung của lớp
Câu 13: Đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng thường xuyên nội
dung:
a. Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức đang giảng dạy vào cuộc sống.
b. Những tri thức khoa học công cụ: tin học, ngoại ngữ và những tri thức về khoa
học có tính phương pháp luận, phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, xã hội.





×