Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đăng ký vấn đề nghiên cứu thực tế cuối khóa về việc ði nghiên cứu thực tế cuối khóa các lớp đào tạo, bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.06 KB, 6 trang )

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 12 tháng 3 năm 2018

QUY ĐỊNH
Về việc đi nghiên cứu thực tế cuối khóa các lớp đào tạo, bồi dưỡng
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 94 /QĐ-TCT ngày 12 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bình Phước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này áp dụng cho các lớp đào tạo Trung cấp lý luận
Chính trị - Hành chính và Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên
viên, chuyên viên chính.
Điều 2. Đi nghiên cứu thực tế là một phần trong chương trình học tập,
được nhà trường tổ chức sau khi kết thúc các nội dung học trên lớp. Nội dung đi
nghiên cứu thực tế phải phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
Việc đi nghiên cứu thực tế giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý
luận vào thực tiễn để củng cố, bổ sung kiến thức lý luận đã được học trên lớp,
nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt
ra từ thực tiễn ở cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác, góp phần nâng cao hiệu quả
và chất lượng đào tạo.
Điều 3. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng do trường Chính trị tỉnh tổ chức đi
thực tế trong tỉnh. Địa điểm đi nghiên cứu thực tế là các xã khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó
khăn trong tỉnh; không tổ chức cho các lớp đi nghiên cứu thực tế đến cùng 1 địa
điểm 2 lần/một năm.
Điều 4. Nội dung nghiên cứu thực tế bao gồm: Công tác xóa đói giảm


nghèo; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Chương trình xây dựng nông thôn mới; Vấn đề dân tộc-tôn giáo; Lịch sử đảng
bộ địa phương và vấn đề phát huy giá trị lịch sử đảng bộ; Công tác phát triển
đảng viên; Công tác kiểm tra, giám sát của đảng; Công tác văn phòng cấp ủy;
Công tác dân vận; Công tác quản lý cán bộ; Công tác cải cách hành chính; Thực
trạng công tác quản lý về các lĩnh vực: đất đai, văn hóa, giáo dục, y tế, tư pháp
vv…. ; Công tác kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính; Công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; Việc thực hiện chính sách của Đảng về các lĩnh
vực: văn hóa, giáo dục, y tế, quyền con người, phòng chống tham nhũng, lãng
phí; Hoạt động lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo địa phương; Công tác đánh giá và
sử dụng cán bộ.
1


Điều 5. Hoạt động thực tế bao gồm:
1. Học viên nghe báo cáo, tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động của cơ sở;
trao đổi đối thoại với lãnh đạo và những người trực tiếp làm việc tại cơ sở; tìm
hiểu, nắm bắt các hoạt động, các cách làm hay, những cách làm tốt, đồng thời
trao đổi về những vấn đề chưa rõ trong quá trình thăm quan làm việc và gợi ý,
đề xuất cách giải quyết những vấn đề mà lãnh đạo cơ sở đang gặp phải.
2. Tiếp xúc trực tiếp với dân, tìm hiểu đời sống của nhân dân, trao đổi, đối
thoại, lắng nghe tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người dân đồng thời gợi ý
cho người dân những cách làm hay, giải quyết những vướng mắc mà người dân
đang gặp phải và phản ánh nguyện vọng của nhân dân.
3. Nghiên cứu sâu các mô hình, điển hình về hành chính, kinh tế; tìm hiểu
các cách làm hay, làm mới của dịa phương, đơn vị; thăm khu di tích lịch sử, các
đơn vị đóng chân trên địa bàn; thăm các cơ sở sản xuất kinh doanh; thăm tặng quà
cho các gia đình chính sách, gia đình gặp nhiều khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học…
4. Tham dự vào các hoạt động chung của địa phương, đơn vị, các hoạt
động của các tổ chức chính trị-xã hội, tham gia các hoạt động văn hóa-xã hội,

thể dục-thể thao…
5.Tập trung nghiên cứu, thu thập những thông tin, số liệu của các địa
phương, các ngành, các đơn vị để phục vụ việc nâng cao chất lượng học tập; tìm
hiểu thực tế về tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước tại địa phương, gắn với nhiệm vụ công tác.
Điều 6. Tiêu chuẩn và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên dẫn đoàn:
1. Phòng Đào tạo tham mưu cho Ban giám hiệu ban hành quyết định cử
cán bộ, giảng viên dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế.
Việc lựa chọn cán bộ, giảng viên dẫn đoàn đi nghiên cứu thực tế phải dựa
trên đối tượng học viên; học viên thuộc đối tượng tìm hiểu về vấn đề gì thì cử
các cán bộ, giảng viên là người có chuyên môn, trình độ trong lĩnh vực đó.
2. Cán bộ, giảng viên hướng dẫn phải thống nhất trước những nội dung bắt
buộc và những nội dung học viên được lựa chọn trên cơ sở yêu cầu, thực tiễn làm
việc tại chính cơ quan, đơn vị của học viên. Từ những nội dung cần tìm hiểu đã
được xác định, cán bộ, giảng viên dẫn đoàn đi nghiên cứu thực tế xây dựng
chương trình hoạt động của lớp để học viên chủ động các hoạt động cá nhân.

Chương II
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
Điều 7. Nhà trường tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế 01 đợt (02
ngày)/khóa học. Học viên không đi nghiên cứu thực tế nhưng có lý do, được sự
đồng ý của Hiệu trưởng thì được đi nghiên cứu thực tế với khóa sau.
Điều 8. Xây dựng Kế hoạch đi nghiên cứu thực tế.
2


1. Căn cứ Quyết định của Ban giám hiệu về việc cử cán bộ, giảng viên
dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế, phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với chủ
nhiệm lớp, Trưởng đoàn xây dựng Kế hoạch đi nghiên cứu thực tế tham mưu

cho Ban giám hiệu ban hành trước thời điểm đi nghiên cứu thực tế ít nhất 2 tuần.
2. Trước khi đi nghiên cứu thực tế, trưởng đoàn có trách nhiệm quán triệt
về mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyến đi thực tế; hướng dẫn học viên cách
thức tổ chức, thu thập xử lý thông tin.
3. Kết thúc đợt nghiên cứu thực tế, trưởng đoàn báo cáo kết quả đi nghiên
cứu thực tế của lớp bằng văn bản gửi Ban Giám hiệu (thông qua phòng Đào tạo)
sau 3 ngày. Nội dung báo cáo phản ánh được tình hình diễn biến của chuyến đi
và những vấn đề phát sinh; đánh giá được những mặt mạnh, những hạn chế,
những kinh nghiệm của chuyến đi, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế của
cơ sở và những giải pháp, kiến nghị, đề xuất.
4. Cán bộ, giảng viên dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế tổ chức cho học
viên viết phiếu khảo sát. Học viên không nộp phiếu khảo sát cho trưởng đoàn thì
không đủ điều kiện viết tiểu luận cuối khóa.

Chương III
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
Điều 9. Nhà trường tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế 01 đợt (05
ngày)/khóa học. Học viên không đi nghiên cứu thực tế nhưng có lý do, được sự
đồng ý của Hiệu trưởng thì được đi nghiên cứu thực tế với khóa sau và điểm
thực tế được xem như điểm lần một.
Điều 10. Quy trình đi thực tế cuối khóa được tiến hành các bước như sau:
1. Căn cứ Kế hoạch học tập toàn khóa, chủ nhiệm lớp phối hợp với phòng
Đào tạo xây dựng Kế hoạch đi nghiên cứu thực tế tham mưu cho Ban giám hiệu
ban hành trước khi tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế ít nhất 1 tháng;
2. Trên cơ sở Kế hoạch đã được ban hành, phòng Đào tạo tham mưu cho
Ban giám hiệu quyết định thành lập đoàn đi nghiên cứu thực tế. Mỗi lớp được
thành lập 1 đoàn, mỗi đoàn chia thành 3 đến 4 nhóm;
3. Mỗi đoàn có trưởng đoàn, phó đoàn và các thành viên được Ban giám
hiệu phân công:

a) Trưởng đoàn là trưởng hoặc phó phòng, khoa;
b) Phó trưởng đoàn là chủ nhiệm lớp khi chủ nhiệm lớp không phải
trưởng, phó phòng, khoa hoặc cán bộ, giảng viên;
c) Các thành viên là cán bộ, giảng viên, đồng chủ nhiệm (đối với các lớp
liên kết) và ban cán sự lớp.
4. Làm việc với các địa phương, đơn vị đến nghiên cứu thực tế:
a) Căn cứ Kế hoạch, trưởng đoàn liên hệ với địa phương để xây dựng
chương trình chi tiết trình Ban giám hiệu phê duyệt trước khi tổ chức cho lớp đi;
3


b) Phòng Đào tạo tham mưu văn bản gửi các địa phương, đơn vị đoàn đến
nghiên cứu thực tế.
5. Trách nhiệm của đoàn
b) Trưởng đoàn:
- Triển khai, quán triệt tất cả các văn bản liên quan đến việc tổ chức cho
học viên đi nghiên cứu thực tế;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mọi thành viên trong đoàn;
- Quản lý, điều hành và chịu mọi trách nhiệm trong suốt quá trình đi
nghiên cứu thực tế;
- Kịp thời báo cáo và xin ý kiến Ban giám hiệu những vấn đề phát sinh và
báo cáo bằng văn bản khi kết thúc đợt đi nghiên cứu thực tế.
b) Phó đoàn: Giúp việc cho trưởng đoàn và chịu trách nhiệm khi trưởng
đoàn vắng.
c) Các thành viên trong đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
6. Trách nhiệm của Ban giám hiệu:
a) Ban giám hiệu tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đi nghiên cứu
thực tế đối với một số đoàn để rút kinh nghiệm.
b) Phòng Đào tạo quản lý, theo dõi việc đi nghiên cứu thực tế của học
viên và báo cáo kịp thời cho Ban giám hiệu.

Điều 11. Tổ chức thực hiện:
1. Trước khi đi nghiên cứu thực tế, trưởng đoàn có trách nhiệm quán triệt
về mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức tổ chức của chuyến đi thực tế; hướng
dẫn học viên xây dựng đề cương, nội dung, cách thức tiếp cận, xử lý thông tin
và trình bày một bài thu hoạch.
2. Kết thúc đợt nghiên cứu thực tế, trưởng đoàn báo cáo kết quả đi nghiên
cứu thực tế của lớp bằng văn bản gửi Ban Giám hiệu (thông qua phòng Đào tạo)
sau 5 ngày. Nội dung báo cáo phản ánh được tình hình diễn biến của chuyến đi
và những vấn đề phát sinh ; công khai thu chi tài chính; đánh giá những mặt
mạnh, những hạn chế, những kinh nghiệm của chuyến đi, những tồn tại, hạn chế
của cơ sở và những giải pháp, kiến nghị, đề xuất.
Điều 12. Viết bài thu hoạch.
1. Bài thu hoạch của học viên phải đánh giá được tình hình, vấn đề thực tế
của địa phương, cơ sở nơi đến thực tế; đánh giá được những mặt mạnh, những
hạn chế của cơ sở, những kiến nghị, những bài học gắn với công việc của mỗi
học viên. Nội dung của bài thu hoạch được tập trung vào những vấn đề đã được
học viên xác định trước khi đi thực tế.
Những bài thu hoạch viết sâu sắc, có tính thực tiễn, khả thi, sẽ được biên
tập để đăng trên Bản thông tin lý luận và thực tiễn hoặc đăng tải toàn văn trên
trang thông tin điện tử (Website) của nhà trường làm tư liệu nghiên cứu và học
tập cho giảng viên và học viên trong toàn trường.
2. Bố cục và hình thức bài thu hoạch cuối khóa.
a) Bố cục:
4


- Phần mở đầu: Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, cơ sở lý luận (những lý luận được học gắn với chủ đề nghiên cứu).
- Phần 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình địa phương

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1- Thành tựu và nguyên nhân (có số liệu)
2.2- Hạn chế và nguyên nhân.
3. Giải pháp
- Phần 3: Kết luận (đánh giá vấn đề nghiên cứu và đưa ra kiến nghị)
b) Hình thức trình bày:
- Bài thu hoạch được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 có độ dài từ 5
đến 10 trang; cỡ chữ 14; dãn dòng 1,5; Phông chữ Times New Roman; căn lề: lề
trên, dưới 2,5cm, lề phải 2cm, lề trái 3,5 cm; số thứ tự trang được đánh ở giữa và
cuối trang.
- Bài thu hoạch phải đóng bìa bằng giấy cứng (bìa cacton), ghi đầy đủ các
thông tin theo mẫu.
c) Thời gian chậm nhất là 10 ngày đối với lớp tập trung và 15 ngày đối
với lớp không tập trung kể từ ngày kết thúc đợt nghiên cứu thực tế. Học viên
nộp 02 bản về chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận bài thu hoạch của học viên, trong
vòng 01 ngày giáo viên chủ nhiệm nộp bài thu hoạch cho phòng Đào tạo. Trong
vòng 2 ngày kể từ khi nhận bài thu hoạch của học viên, Phòng Đào tạo hoàn tất
các thủ tục và chuyển cho khoa chuyên môn chấm.
Điều 13. Chấm bài thu hoạch nghiên cứu thực tế.
1. Khoa và giảng viên được Ban Giám hiệu giao tổ chức đưa học viên đi
nghiên cứu thực tế chấm bài thu hoạch. Kết quả chấm bài thu hoạch sẽ được
công bố trong vòng 10 ngày đối với lớp tập trung và 15 ngày đối với các lớp
không tập trung kể từ khi thu bài.
2. Những bài thu hoạch không đạt, giáo viên chủ nhiệm thông báo cho
học viên viết lại bài thu hoạch trong vòng 02 ngày. Kết quả chấm lại bài thu
hoạch sẽ được công bố sau 02 ngày kể từ ngày Phòng Đào tạo thu bài. Bài thu
hoạch viết lại nhưng không đạt từ 5 điểm trở lên thì học viên phải đi nghiên cứu
thực tế lại với khóa sau.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Phòng Đào tạo có trách nhiệm phổ biến Quy định này đến chủ
nhiệm và học viên đồng thời phối hợp với lãnh đạo các khoa, giáo viên chủ
nhiệm và đồng chủ nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đi nghiên cứu thực tế, thu
và quản lý bài thu hoạch của học viên các lớp theo quy định.
5


Điều 15. Lãnh đạo các khoa chuyên môn có trách nhiệm phối hợp với
phòng Đào tạo, giáo viên chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm trong việc tổ chức đoàn đi
nghiên cứu thực tế, chấm bài thu hoạch của học viên các lớp, chuyển điểm về
phòng Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ban Giám hiệu.
Quy định đi nghiên cứu thực tế được thực hiện từ ngày ban hành.Trong
quá trình thực hiện, Ban Giám hiệu sẽ xem xét bổ sung (nếu cần).
HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)

6



×