Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.02 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN QUỐC HOÀN

CÂU DƢỚI BẬC
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN QUỐC HOÀN

CÂU DƢỚI BẬC
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc


THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Quốc Hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện ngôn ngữ học,
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy trong khóa học và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã
đọc, nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Quốc Hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5
1.1. Khái niệm câu dưới bậc ................................................................................ 5
1.2. Các quan niệm về câu dưới bậc .................................................................... 6
1.3. Phân loại câu dưới bậc .................................................................................. 8
1.3.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (hay là câu đơn hai thành phần
vắng chủ ngữ) ...................................................................................................... 8
1.3.2. Câu đơn dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời ............................................... 15

1.4. Hướng liên kết của câu dưới bậc ................................................................ 18
1.4.1. Câu dưới bậc hướng lùi ........................................................................... 18
1.4.2. Câu dưới bậc hướng tới ........................................................................... 20
1.4.3. Câu dưới bậc hai hướng ........................................................................... 21
1.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 22
Chƣơng 2: CÂU DƢỚI BẬC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
XÉT VỀ PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP ..................................... 24
2.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

/>

2.2. Phân loại câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao .................................. 24
2.2.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân trong truyện ngắn Nam Cao .......... 27
2.2.2. Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời trong truyện ngắn Nam Cao ........ 40
2.3. Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao .................. 43
2.3.1. Câu dưới bậc liên kết hướng lùi .............................................................. 44
2.3.2. Câu dưới bậc liên kết hướng tới .............................................................. 46
2.3.3. Câu dưới bậc liên kết hai hướng .............................................................. 47
2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 49
Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA CÂU DƢỚI BẬC TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO ........................................................................................... 50
3.1. Vai trò nhấn mạnh thành phần câu được tách ra thành câu riêng .............. 50
3.2. Vai trò thể hiện tính cách của nhân vật ...................................................... 52
3.3. Vai trò thể hiện thái độ của tác giả hay thái độ của nhân vật
trong tác phẩm .................................................................................................. 63
3.4. Vai trò liên kết câu trong văn bản .............................................................. 69
3.5. Vai trò đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản ....................................... 72

3.6. Vai trò rút gọn văn bản và tránh lỗi lặp từ ngữ .......................................... 74
3.7. Tiểu kết ....................................................................................................... 77
KẾT LUẬN....................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị
ngữ lâm thời....................................................................................... 25
Bảng 2.2. Số lượng câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao ......................... 25
Bảng 2.3: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân .................................................. 27
Bảng 2.4. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (số liệu qua từng tác phẩm) ..... 27
Bảng 2.5: Câu dưới bậc khuyết chủ ngữ ........................................................... 29
Bảng 2.6: Các loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ .............................................. 30
Bảng 2.7. Câu dưới bậc ẩn chủ ngữ................................................................... 33
Bảng 2.8: Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời ............................................... 40
Bảng 2.9: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu .................. 41
Bảng 2.10: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ................... 42
Bảng 2.11: Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao ...... 43
Bảng 2.12: Câu dưới bậc liên kết hướng lùi ...................................................... 44
Bảng 2.13: Câu dưới bậc liên kết hướng tới trong truyện ngắn Nam Cao ........ 46
Bảng 2.14: Câu dưới bậc liên kết hai hướng trong truyện ngắn Nam Cao ....... 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Câu dưới bậc là dạng câu trước đây ít phổ biến vì nó bị đánh giá là câu
sai, câu “què quặt”. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều người sử dụng thường
xuyên câu dưới bậc trong tác phẩm của mình. Vì vậy, việc sử dụng câu dưới
bậc không còn là hiện tượng bất bình thường nữa. Thậm chí, nếu biết vận dụng
đúng cách, câu dưới bậc còn có hiệu quả rất lớn trong việc thể hiện ý đồ nghệ
thuật của tác giả.
2. “Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ.” [58,5]. Mặc dù sự nghiệp sáng tác
của ông chỉ gói gọn trong 15 năm (1936 - 1951) nhưng những tác phẩm ông để
lại thực sự có vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà.
Đọc văn Nam Cao, ta luôn thấy ẩn chứa, tiềm tàng một sức sống mãnh
liệt, một văn phong độc đáo và một giá trị văn chương vượt lên trên “các bờ cõi
và giới hạn”. Chính vì thế, những tác phẩm của ông đã là đối tượng khám phá
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Câu dưới bậc là hiện tượng ngôn ngữ độc đáo đã được Nam Cao sử dụng
với tuần số xuất hiện cao trong các tác phẩm của mình. Nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá cao khả năng dùng câu dưới bậc một cách tài tình và đầy hiệu quả của
ông. Việc các nhà ngôn ngữ học chọn khá nhiều câu dưới bậc của Nam Cao
làm ví dụ minh họa cho các luận điểm trong công trình khoa học của mình là
một bằng chứng cụ thể chứng minh cho điều này.
3. Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào chính thức đề cập đến vấn đề “Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam
Cao”. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi mong muốn sẽ tập hợp được một
số tư liệu về các kiểu câu dưới bậc trong truyện ngắn của Nam Cao và bước đầu

có những nhận xét về hiệu quả sử dụng câu dưới bậc trong truyện ngắn của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

/>

2. Lịch sử vấn đề
Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1940 đến nay đã có tới 191 bài báo
chuyên luận viết về Nam Cao và các sáng tác của ông, trong đó có bài viết của
nhiều chuyên gia hàng đầu như GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS
Phong Lê, GS Trần Đình Sử… Các nhà nghiên cứu phê bình văn học này đã
đánh giá rất cao tài năng của Nam Cao cũng như giá trị văn chương đích thực
trong các tác phẩm mà ông đã để lại.
Trong cuốn “Nam Cao đời văn và tác phẩm” (Nxb Văn học, Hà Nội
1997), Hà Minh Đức đã viết: “Từ cuốn sách đầu tay “Nam Cao, nhà văn hiện
thực xuất sắc” xuất bản năm 1961 cho đến những bài gần đây, tôi luôn nỗ lực
tìm hiểu và ghi nhận những giá trị phong phú và tiềm ẩn của tác phẩm Nam
Cao”. Bích Thu, trong [78,5] cũng đã khẳng định: “Giới nghiên cứu phê bình
hiện nay khi đọc lại Nam Cao không dừng lại ở kết luận có sẵn mà cố gắng
khơi sâu vào những địa tầng mới của văn chương Nam Cao. Vẫn trên cơ sở
khẳng định con người, tài năng của Nam Cao nhưng tất cả đã được nâng lên ở
những chiều kích mới, với những phát hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về đời, về
nghệ thuật sáng tạo, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn”. [78,5]
Đó là những đánh giá rất “sắc” mà các nhà phê bình văn học đã phát hiện và
muốn khám phá nhiều hơn nữa trong tác phẩm của Nam Cao.
Ngoài tài xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật điển hình là
những thế mạnh được nhiều người khẳng định và đề cao, Nam Cao còn được
đánh giá là một người có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, sắc

sảo và đầy hiệu quả. GS Phong Lê nhận xét: “Có một ngôn ngữ tác giả mang
chất giọng riêng Nam Cao, giàu suy nghiệm, triết lý có thể xem là âm chủ (…)
nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật - là một
phương diện nghệ thuật mà Nam Cao hết sức tôn trọng (…). Cảnh ngộ nào ngôn ngữ ấy. Tính cách nào - lời lẽ ấy. Đã gần nửa thế kỷ qua mà ngôn ngữ
Nam Cao gần như không cũ…” (Lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao tập 1, Nxb
Văn học 1987).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

/>

Như vậy, các sáng tác của Nam Cao được nghiên cứu chủ yếu ở các giá
trị về mặt “văn chương” (như giá trị hiện thực, nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện, xây dựng nhân vật điển hình…). Kể cả những nhận xét về ngôn ngữ của
Nam Cao, theo chúng tôi cũng là những nhận xét từ góc nhìn của các nhà
nghiên cứu văn học (xem xét ở phần lời) chứ chưa phải từ góc nhìn của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học (xem xét ở mặt “cấu trúc”, mặt “liên kết”).
Nếu xét riêng về câu dưới bậc, chúng tôi lại càng chưa thấy một chuyên
luận nào tìm hiểu về câu dưới bậc của Nam Cao mà - như chúng tôi đã nói - sự
nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở việc các tác giả lấy các câu dưới bậc của
Nam Cao làm ví dụ minh họa trong công trình của mình.
Thông qua công trình này, chúng tôi hy vọng tìm hiểu cách sử dụng câu
dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao để từ đó bước đầu nhận xét về đặc điểm
câu văn của ông, đồng thời tìm hiểu vài trò và hiệu quả của câu dưới bậc trong
việc bộc lộ ý nghĩa câu văn cũng như dụng ý của người viết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Câu dưới bậc trong Tuyển tập
truyện ngắn của Nam Cao.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu Câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao về
2 phương diện:
- Cấu tạo ngữ pháp;
- Vai trò trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật tác phẩm.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm rõ thêm sự đa dạng về hình
thức cũng như giá trị sử dụng của câu dưới bậc trong văn bản nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3

/>

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Tổng quan những vấn đề lí thuyết được dùng làm căn cứ lí luận cho
việc xử lí đề tài.
- Khảo sát, phân loại và miêu tả câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam
Cao theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp.
- Phân tích giá trị của câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao.
- Tổng kết những kết quả nghiên cứu bằng biểu bảng hoặc bằng lời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được dùng để thu thập các câu dưới bậc trong truyện
ngắn Nam Cao.

5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng khi miêu tả cấu trúc của các câu
dưới bậc.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Nhóm phương pháp nghiên cứu này dùng để phân tích đối tượng và tổng
kết kết quả nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao xét về mặt cấu tạo
ngữ pháp.
- Chương 3: Vai trò của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Câu dưới bậc là loại câu được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn
chương. Trước đây, nó được xếp vào loại những “câu què”, “câu cụt”, câu
không đầy đủ thành phần. Trước khi đi vào phân tích những hiện tượng cụ thể
về loại câu này trong truyện ngắn Nam Cao, cần thiết phải nhắc lại những cơ sở
lí thuyết mà công trình này nhất thiết phải dựa vào. Theo chúng tôi, đó là ba
vấn đề lớn: Khái niệm câu dưới bậc; Phân loại câu dưới bậc và Hướng liên kết
của câu dưới bậc.
1.1. Khái niệm câu dƣới bậc
Có nhiều tiêu chí để phân loại câu. Xét theo mục đích nói, câu được chia

thành 4 loại, đó là: câu tường thuật, câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm thán. Xét
về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu được chia thành câu đơn, câu phức và câu ghép.
Trong câu đơn, ngoài hai loại câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt, còn
một loại câu nữa được dùng với tư cách là “câu” nhưng không phù hợp hoàn
toàn với định nghĩa về câu đã nêu, và có tổ chức khác thường. Các sách ngữ
pháp gọi những “câu” như vậy là câu dưới bậc.
(1) “Hắn chỉ nghe được ba tiếng nhắc đi nhắc lại ba lần trên đầu bài
khấn. Rồi đến một hàng chữ nho, trong đó có tên tuổi, và nơi ở của hắn,
kể rõ ràng như trong một lá đơn. Lão thầy bói mù tịt, nên trong khi lão
khấn, hắn có thể nhìn tròng trọc vào cái mặt da thiết bì và béo như phù của
lão.” (Nam Cao).
Hay:
(2) “…Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×