Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.84 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước của chúng ta đang trong xu thế phát triển và hội nhập trên phạm
vi toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng
đặt ra những yêu cầu mới cho ngành Giáo dục phải đổi mới một cách mạnh
mẽ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, phương pháp
kiểm tra đánh giá học sinh để tạo ra những người lao động đáp ứng được
những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Vật lí là môn khoa học giúp học sinh nắm được quy luật vận động của thế
giới vật chất và cũng là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa
dạng và phong phú. Thông qua việc giải các bài tập vật lí dưới hình thức này
hay hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc
và hoàn thiện. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập
vật lí đặt ra học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá ..để giải quyết vấn đề do đó tư duy của
học sinh có điều kiện để phát triển. Vì vậy có thể nói bài tập vật lí là một
phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập
trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn
trong cuộc sống. Khi giải bài tập định tính đòi hỏi học sinh phân tích được
bản chất của hiện tượng, khi giải bài tập định lượng giúp học sinh phát triển
năng lực tư duy tìm tòi hướng đi ngắn gọn khả năng tính toán nhờ đó mà giáo
viên thấy rõ mức độ lĩnh hội của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức,
phát triển tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề và giải thích được những tình
huống trong đời sống. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề
tài: “Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực
sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-CB.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xây dựng, khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát huy năng lực ,
sáng tạo của học sinh khi dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” nhờ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.


- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
+ Nghiên cứu lí luận về bài tập trong dạy học.
+ Dạy học Vật lý ở trường THPT
+ Học sinh lớp 11 chương trình cơ bản.
+ Xây dựng qui trình giảng dạy với bài tập trong việc phát triển năng lực
tư duy cho học sinh.
+ Dạy bài tập chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-CB ở trường PT
Nguyễn Mộng Tuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
1


- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học, các tài liệu liên quan đến việc kích
thích hứng thú học tập bồi dưỡng tư duy Vật lí, đổi mới phương pháp dạy học
để phát triển năng lực của học sinh
- Nội dung chương trình Vật lí THPT hiện hành, sách GK, sách bài tập,
sách tham khảo.
+ Phương pháp điều tra.
- Điều tra thông qua đàm thoại với giáo viên và học sinh.
- Tham khảo ý kiến, tập hợp kinh nghiệm đồng nghiệp để có thêm những
căn cứ khoa học cho việc soạn thảo nội dung nghiên cứu.
- Sử dụng các phiếu điều tra.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Thiết kế bài tập và bài giảng bài tập áp dụng kiến thức chương “Khúc xạ
ánh sáng” Tiến hành TNSP một số lớp học ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân
nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các bài tập được xây dựng
trong quá trình dạy học.
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lí kết

quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt
trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI
THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT

2.1.1 Khái niệm bài tập vật lý
Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề không lớn, được
giải quyết nhờ những suy lí lôgic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ
sở các định luật và các phương pháp vật lí, vấn đề đó gọi là bài tập vật lí.
Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi một vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu tài liệu
giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy định hướng
một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập.
2.1.2. Vai trò cơ bản của bài tập trong dạy học vật lý
Trong quá trình dạy học vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt,
chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau:
- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như là phương tiện nghiên cứu tài liệu
mới: + Bài tập tạo ra tình huống có vấn đề để bước vào dạy bài học mới:
+ Bài tập có thể là điểm khởi đầu dẫn dắt đến kiến thức mới.
- Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức một cách sinh
động có hiệu quả.
- Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
2


- Bài tập là một phương tiện (công cụ) có tầm quan trọng đặc biệt trong
việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học
sinh.
- Thông qua giải bài tập có thể rèn luyện cho HS những đức tính tốt và tác

phong làm việc khoa học: như tính tự lực cao, tính kiên trì vượt khó, tính cẩn
thận, tính hợp tác, tính khiêm tốn học hỏi, v.v. . .
- Bài tập vật lí là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng của
HS một cách chính xác.
Giải bài tập vật lí có giá trị rất lớn về mặt phát triển tính tích cực, tự học
của HS. Qua hoạt động giải bài tập, giáo dục cho HS ý chí, tinh thần vượt
khó, rèn luyện phong cách nghiên cứu khoa học, yêu thích môn học vật lí.
2.1.3. Những đặc trưng và bản chất của năng lực tư duy
- Năng lực tư duy là khả năng ghi nhớ, tái hiện vận dụng những tri thức đã
biết.
- Năng lực cơ bản của tư duy là trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phân
tích và tổng hợp.
- Liên tưởng, tưởng tượng, suy luận là loại năng lực bậc cao của tư duy,
năng lực này gắn liền với cảm xúc, tạo ra sự sáng tạo.
- Trực giác với linh cảm là sản phẩm của quá trình tích lũy suy ngẫm trong
quan sát và nghiên cứu.
- Trình độ tư duy là mức độ đạt được về nội dung và phương pháp tư duy,
còn năng lực tư duy là sức mạnh tinh thần, phẩm chất trí tuệ trong nhận thức,
thể hiện tập trung ở phương pháp tư duy.
2.1.4. Bài tập trong tổ chức hoạt động sáng tạo của HS
* Phân loại bài tập vật lý
+ Phân loại theo nội dung.
+ Phân loại bài tập theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải
- Bài tập định tính
- Bài tập tính toán
- Bài tập thí nghiệm
- Bài tập đồ thị
- Bài tập nghịch lí và ngụy biện
+ Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức
* Phương pháp chung giải các bài tập vật lý

Cũng khó có thể đưa ra một phương pháp chung để giải bài tập vật lí có
tính vạn năng để áp dụng cho việc giải một bài tập cụ thể.
Ở đây chỉ đưa ra sơ đồ định hướng chung (gồm các bước) để tiến hành giải
một bài tập vật lí (HS đã được làm quen từ THCS). Dựa vào các bước để tiến
hành giải một bài tập GV có thể kiểm tra hoạt động học của HS và giúp HS
phát triển năng lực tư duy có hiệu quả.
Bước 1. Tìm hiểu đầu bài.
Bước 2. Xác lập các mối liên hệ cơ bản giữa các dữ liệu xuất phát và cái
cần phải tìm.
3


Bước 3. Rút ra các kết quả cần tìm.
Bước 4. Kiểm tra xác nhận kết quả, nhận xét lời giải, tìm lời giải khác (nếu
có thể)
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BÀI
TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở THPT HIỆN NAY.
Trong nhà trường, GV chủ yếu quan tâm sử dụng giải quyết câu hỏi (vấn
đề) đặt ra bằng các phép tính toán và giải các phương trình. Người ta dành
nhiều công sức vào việc dạy HS nhận diện các kiểu, loại toán vật lí khác nhau
và cách thức vận dụng các công thức vật lí cho từng kiểu, loại toán đó, mà
quên phần lớn vấn đề ý nghĩa đích thực của việc giải toán vật lí làm sáng tỏ
bản chất vật lí của các hiện tượng mô tả trong các đề toán nói riêng và các
hiện tượng thực xảy ra trong đời sống bao gồm cả các đối tượng kĩ thuật. Ta
đã biết, các bài toán giáo khoa về vật lí không chỉ gồm những bài tập định
lượng mà còn nhiều loại bài tập vật lí theo cách phân loại.
Thông thường việc giải bài tập vật lí không được bắt đầu tìm hiểu bản chất
vật lí của chúng mà chỉ chọn máy móc những công thức có chứa các đại
lượng đã cho. Cùng với điều đó, giải các phương trình, tính toán làm lu mờ
bản chất vật lí của bài tập. Nói một cách khác là toán học hóa bài tập (bài

toán) vật lí, đó là một quan điểm sai lầm.
Ta thường gặp những sai lầm điển hình trong việc chọn hệ đơn vị đo lường
các đại lượng vật lí, ít khi đáp số lại kết thúc bằng một phép phân tích hay
đánh giá nào đó về tính chất thực tế và chính xác của nó.
2.3 KHAI THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG ‘‘KHÚC XẠ ÁNH SÁNG’’ LỚP 11 CƠ BẢN
2.3.1 Cấu trúc nội dung cơ bản chương ‘‘Khúc xạ ánh sáng’’ lớp 11 CB
Kiến thức chương này được phân bố như sau :
+ Khúc xạ ánh sáng :
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Định luật khúc xạ ánh sáng.
- Chiết suất của môi trường.
-Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
+ Phản xạ toàn phần.
- Góc giới hạn phản xạ toàn phần.
-Hiện tượng phản xạ toàn phần.
-Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- Ứng dụng của phản xạ toàn phần trong cuộc sống.
2.3.2. Mục tiêu dạy học
+ Kiến thức
- Trình bày được: hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, tính
thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được công thức xác định góc giới hạn.
4


- Vẽ được đường đi của tia sáng trong trường hợp có hiện tượng khúc xạ
hay phản xạ toàn phần.
- Phân biệt được chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối của môi trường và

hiểu vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Giải thích được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Phân biệt được góc khúc xạ giới hạn và góc tới giới hạn.
+ Kỹ năng
- Vận dụng được các hiểu biết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ
toàn phần để giải các bài tập về hai hiện tượng này, kể cả trong một số trường
hợp tương đối phức tạp.
- Vận dụng được biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải các bài
tập về khúc xạ ánh sáng:

sin i
 n = hằng số.
sin r

+ Về thái độ
- Học sinh có hứng thú học tập vật lý, yêu thích, tìm tòi khoa học, có thái
độ khách quan trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, có ý thức vận
dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống.
- Thái độ: Xem xét bài toán từ nhiều góc độ, quan sát hiện tượng một cách
linh hoạt, nhạy bén,…
2.3.3. Xây dựng và tuyển chọn hệ thống BT
* Một số yêu cầu chung
- Khi xây dựng hệ thống BT sáng tạo nhằm phát triển tư duy và năng lực
sáng tạo của HS tôi đã lựa chọn những BT trong chương khúc xạ ánh sáng với
tiêu chí nội dung BT tích hợp được nhiều kiến thức theo chuẩn mục tiêu dạy
học, có thể rèn luyện được nhiều thao tác tư duy cho HS trong hoạt động giải
BT đó; BT tiếp cận BT tư duy và BT sáng tạo.
- Hệ thống BT được sắp xếp theo một trật tự : từ BT đơn giản đến BT phức
tạp về nội dung, từ thấp đến cao theo mức độ nhận thức của HS. Mỗi BT hoạt
động giải phải phát huy được, khai thác được nhiều thao tác tư duy của HS;

hoạt động nhận thức của HS trong hoạt động giải BT sau cao hơn BT trước
đó, từ đó có thể rèn luyện tốt kĩ năng hiểu sâu bản chất kiến thức đó là cơ sở
cho việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS.
* Quy trình xây dựng và tuyển chọn hệ thống các bài tập.
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức của các bài tập cần biên soạn, sưu
tầm các thí nghiệm, đoạn phim, tranh ảnh có liên quan đến nội dung kiến
thức.
Bước 2: Tổng hợp các kiến thức đó và biên soạn thành các bài tập.
Bước 3: Căn cứ vào hình thức thể hiện để phân loại các bài tập đó theo
yêu cầu
Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống bài tập và cách phân loại xem đã hợp lí
hay chưa và chỉnh sửa, bổ sung những chỗ cần thiết.
Bước 5: Sắp xếp lại các bài tập trong hệ thống đã biên soạn.
* Hệ thống bài tập chương Khúc xạ ánh sáng.
5


BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 =

4
sang thủy tinh có chiết suất n2 =
3

1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới
i = 300.
2. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết
suất n = 3 . Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc
tới.
3. Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n =


4
.
3

Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40
cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.
4. Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng.
Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B
đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A
ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n =

4
. Tính h.
3

5. Một người ngồi trên bờ hồ nhúng chân vào nước trong suốt. Biết chiết suất
của nước là n =

4
.
3

a) Khoảng cách thực từ bàn chân người đó đến mặt nước là 36 cm. Hỏi mắt
người đó cảm thấy bàn chân cách mặt nước bao nhiêu?
b) Người này cao 1,68 m, nhìn thấy một hòn sỏi dưới đáy hồ dường như
cách mặt nước 1,5 m. Hỏi nếu đứng dưới hồ thì người ấy có bị ngập đầu
không?.
6. Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n =
1,6 và vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.

7. Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng
truyền từ không khí với góc tới là i = 60 0 thì góc khúc xạ trong nước là r =
400. Lấy vận tốc ánh sáng ngoài không khí c = 3.108 m/s.
8. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang
không khí, từ nước sang không khí và từ thủy tinh sang nước. Biết chiết suất
của thủy tinh là 1,5; của nước là

4
.
3

9. Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan
sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa
không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật
và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n =

4
.
3

10. Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất n 1 = 1,5; có tiết diện là
hình chử nhật ABCD (AB rất lớn so với AD), mặt đáy AB tiếp xúc với một
chất lỏng có chiết suất n2 = 2 . Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẵng
ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia
6


khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Tính giá trị lớn nhất của góc
tới i để có phản xạ toàn phần tại K.
11. Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản

xạ ở mặt nước vuông góc nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Hãy tính tròn số giá
trị của góc tới.
12. Dùng tia sáng truyền từ thủy tinh và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và
tia phản xạ ở mặt thủy tinh tạo với nhau 1 góc 90 0, chiết suất của thủy tinh là
3/2. Hãy tính tròn số giá trị của góc tới.
13. Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi
trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 45 0. Góc hợp bởi tia khúc xạ
và phản xạ là 1050. Hãy tính chiết suất của n ?
14. Một tia sáng truyền từ một chất lỏng ra ngoài không khí dưới góc 35 0 thì
góc lệch giữa tia tới nối dài và tia khúc xạ là 25 0. Tính chiết suất của chất
lỏng.
15. Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất 1,5. Hãy xác
định góc tới sao cho: góc khúc xạ bằng nửa góc tới.
16. Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang.
Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng
của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước
trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3.
17. Một cái sào được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang.
Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng
của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước
trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3.
18. Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm. Độ cao
mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo
phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang.
a. Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành trên mặt nước ?
b. Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành dưới đáy bể ?
19. Một cái cọc được cắm thẳng đứng trong một bể rộng, đáy phẳng nằm
ngang. Phần cọc nhô lên trên mặt nước dài 0,6m. Bóng của cọc trên mặt nước
dài 0,8m, ở dưới đáy bể là 1,7m. Hãy tìm chiều sâu của nước trong bể.
20. Một cái chậu hình chữ nhật đựng chất lỏng. Biết AB = 3cm, AD = 6cm.

Mắt nhìn theo phương BD thì thấy được trung điểm M của BC. Hãy tính chiết
suất của chất lỏng.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong hiện tượng khúc xạ
A. Mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
đều bị đổi hướng.
B. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
C. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường
chiết quang hơn thì
góc khúc xạ lớn hơn góc tới
7


D. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường
chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Câu 2. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy
tinh là n2.Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là:
A. n21 = n1/n2
B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1
D. n12 = n1 – n2
Câu 3. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
A.luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0.
Câu 4. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào môi trường có chiết suất
n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ.Khi đó góc tới i được tính
theo công thức
A. sini = n.
B. sini = 1/n.
C. tani = n.
D. tani = 1/n.
Câu 5. Một bể nước chứa thành cao 80 cm và đáy thẳng dài 120 cm, độ cao

mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3 ánh nắng chiếu theo
phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành
trên mặt nước là:
A. 11,5 cm.
B. 34,6 cm.
C. 63,7 cm.
D. 44,4 cm.
Câu 6: Một người nhìn một hòn sỏi S nằm ở đáy bể nước sâu theo phương
vuông góc với mặt nước. Người này nhìn thấy ảnh S’ của S nằm cách
mặt nước một khoảng bằng 1,2 m.Chiết suất của nước là 4/3. Độ sâu của
nước trong bể.
A. 90 cm.
B. 10 dm.
C. 16 dm.
1,8 dm.
Phản xạ toàn phần
Câu 1. Cho các môi trường trong suốt có chiết suất là n1= 1,5; n2= 4/3; n3 = 1;
n4 = 2 . Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xẩy ra khi tia sáng đơn sắc
chiếu từ môi trường
A. n2 sang các môi trường n4.
B. n3 sang các môi trường n4.
C. n1 sang môi trường n2.
D. n4 sang các môi trường n1.
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây của hiện tương phản xạ toàn phần?
A. Gương phẳng. B. Gương cầu. C. Cáp dẫn sáng trong nội soi. D. Thấu kính
Câu 3.Cho một tia sáng đi từ nước (n= 4/3) ra không khí.Hiện tượng phản xạ
toàn phần xảy ra khi góc tới :
A. i < 490.
B. i > 420
C. i > 490.

D. i > 430.
Câu 4. Một miếng gỗ hình tròn bán kính 4 (cm). Ở tâm O cắm thẳng góc một
đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n =1,33.
Đinh OA trong nước, cho OA = 6 cm. Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu
A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là:
A. OA’ = 3,64 (cm). B. OA’ = 4,39 (cm).
C. OA’ = 6,00 (cm). D. OA’ = 8,74 (cm).

8


Câu 5. Một nguồn sáng điểm đặt dưới đáy một bể nước sâu 1m. Biết chiết
suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là
A. hình vuông cạnh 1.133m.
C. hình vuông cạnh 1m.
B. hình tròn bán kính 1,133m.
D. hình tròn bán kính 1m.
Câu 6: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất 3 đến mặt phân
cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách
hai môi trường dưới góc tới i �600 sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì
chiết suất n phải thõa mãn điều kiện :
A. n �1,7.
B. n �1,7.
C. n �1,5.
D. n > 1,5.
2.3.4. Tiến trình giải một số BT theo hướng tích cực hóa, bồi dưỡng năng
lực tư duy của HS
Bài tập định tính
Câu 1. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1,của thủy
tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia ló truyền từ nước sang thủy tinh là:

A. n21 = n1/n2
B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
* Tìm hiểu đề bài:
+ Dữ kiện: Chiết suất môi trường 1: n1 ; Chiết suất môi trường 2: n2
+ Yêu cầu : Chiết suất tỉ đối khi tia ló truyền từ nước sang thủy tinh là:
* Xây dựng phương án giải: áp dụng định lật khúc xạ
* Rút ra kết luận :
B. n21 = n2/n1
Câu 2. Cho các môi trường trong suốt có chiết suất là n1= 1,5; n2= 4/3;
n3 = 1; n4 = 2 . Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xẩy ra khi tia sáng đơn
sắc chiếu từ môi trường
A. n2 sang các môi trường n4.
B. n3 sang các môi trường n4.
C. n1 sang môi trường n2.
D. n4 sang các môi trường n1.
* Tìm hiểu đề bài:
+ Dữ kiện: chiết suất là n1= 1,5; n2= 4/3; n3 = 1; n4 = 2 .
+ Yêu cầu : Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xẩy ra khi tia sáng đơn sắc
chiếu từ môi trường
* Xây dựng phương án giải: Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần
Sa sánh các chiết suất.
* Rút ra kết luận và kiểm tra kết quả: n1 sang môi trường n2.
Bài tập định lượng:
Câu 1.
Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có 2 thành
bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì có bóng
râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện
(Hình 8a). Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h
thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết
9



chiết suất của nước là n =

4
. Hãy tính h và vẽ tia sáng giới hạn bóng râm của
3

thành máng khi có nước.
* Tìm hiểu đề bài:
+ Dữ kiện: Chiều rộng l, chiều cao h , chiết suất , khoảng ngắn bớt.
+ Yêu cầu : Hãy tính h và vẽ tia sáng giới hạn bóng râm của thành máng khi
có nước.
* Xây dựng phương án giải:
- Hãy vẽ hình đường đi của tia sáng?
- Có thể dùng các công thức hình học, lượng giác để giải.
- Dùng biểu thức định luật khúc xạ để tính.
* Lời giải tóm tắt :
CC’ = 7 cm � HC – HC’ = h(tan i – tan r)
= 7 cm (Hình 8b).
4
sin r
sin i 3
; tan r 
; sin r 

3
cos r
n
5

4
3
cos r  1  sin 2 r  ; tan r 
5
4
�4 3 �
h �  � 7 cm � h  12 (cm)
Do đó:
�3 4 �
tan i 

Hình 8b

Bài 2: Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng,
ngang.Phần thước nhô lên khỏi mặt nước nhô lên khỏi mặt nước là 4
cm.Chếch ở trên có một ngọn đèn.Bóng của thước trên mặt nước dài 4 cm và
ở đáy là 8 cm. Tính chiều sâu của nước trong bình.Chiết suất của nước là 4/3.
* Tìm hiểu đề bài:
chiết suất hai môi trường nước và
không khí
các dữ kiện liên quan
* Xây dựng phương án giải:
+ Hãy vẽ hinh minh họa.
+ Hãy xác định góc tới i=?
- Tính r? (dựa vào định luật khúc xạ).
- Tính BC? (BC=IH)
* Lời giải tóm tắt
Ta có: tani =

BI 4

 = 1 => i = 450.
AB 4

sin i
n
= = n =>
sin r
1

2
sin i
3 2
 2 =
sinr =
= sin320 => r = 320
4
n
8
3

10


Ta lại có: tanr =

HA'
4
HA'
=>IH = tan r  0,626
IH


 6,4cm

Bài 3: Dưới đáy một bể cá vàng có một ngọn đèn nhỏ. Chiều sâu của nước
là 20cm. Hỏi phải thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng và có hình dạng, vị
trí và kích thước tối thiểu như thế nào để vừa đủ không cho một tia sáng nào
4
của ngọn đèn lọt ra ngoài qua mặt thoáng của nước. Chiết suất của nước là .
3
* Xây dựng phương án giải:
- Hãy nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần?
- Khi i = igh thì có tia khúc xạ không, nó có đặc điểm gì?
- Hãy viết công thức tính sinigh?
- Để tia sáng của ngọn đèn không lọt ra ngoài qua mặt thoáng của nước thì
cần có điều kiện gì?
* Lời giải tóm tắt
- Xét tia tới AI có tia khúc xạ là mặt phân cách:
1 3
sin i gh   (1)
n 4

- Chùm sáng có góc i = igh nằm trên mặt nón đỉnh A.
Vậy: Tấm gỗ có dạng hình tròn, tâm O (như hình vẽ),
bán kính OI = R
R  h.tan igh  h.

sin igh
1  sin 2 igh

(2)


Từ (1) và (2):
20
R
4
2
R
Với: h = 20cm; n = =>
≈ 22,7 (cm)
�4 �
2
3
n 1
� � 1
�3 �
h

Bài 4: Một sợi quang hình trụ, lõi có chiết suất n 1, Phần vỏ bọc có chiết suất
n2 = 1,41 = 2
Chùm tia tới hội tụ ở mặt trước của sợi với góc
2 α như hình bên. Xác định góc α để các tia sáng của chùm truyền đi được
trong ống.
* Xây dựng phương án giải:
+ Xác định tia khúc xạ vào trong phần lõi, góc khúc xạ r.
+ Xác địnhgóc tới i của tia tới tại mặt phân cách giữa lõi và vỏ. Để xảy ra hiện
tượng phản xạ toàn phần tại đó thì góc tới i phải thoả mãn điều kiện gì ?
+ Giữa góc khúc xạ r và góc tới i có quan hệ với nhau ra sau ?
*Lời giải tóm tắt
+ Xác định góc khúc xạ r của tia sáng từ không khí vào trong phần lõi.
11



+ Xác định góc tới tại i mặt phân cách giữa lõi và vỏ bọc.
Thiết lập được các biểu thức sinα = n1sinr
i + r = 900 => r = 90 – i
để tia sáng truyền được trong phần lõi thì
n2

2

i ≥ igh với sinigh = n =
= 0,942 => igh = 70,50 vậy imin = 70.50.
1.5
1
0
0
suy ra r ≤ 90 – 70,5 = 19,50.
sinα ≤ 1,5sin19,50 = 0,5
Vậy α ≤ 300
2.3.5. Thiết kế giáo án bài tập
BÀI TẬP VỀ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG, PHẢN XẠ TOÀN
PHẦN
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Cũng cố kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Cũng cố kiến thức về định luật khúc xạ ánh sáng.
2. Kỹ năng:
+ Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng và điều kiện xảy ra hiện
tượng phản xạ toàn phần để giải bài tập SGK và bài tập tượng tự.

+ Vẽ hình biểu diễn đường đi của tia sáng qua mặt phân cách giữa hai
môi trường trong suốt và qua lăng kính khi có tia khúc xạ hoặc khi có
hiện tượng phản xạ toàn phần.
3. Thái độ:
HS làm việc nghiêm túc, tích cực có chuẩn bị bài ở nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
-Yêu cầu HS về nhà xem lại bài định luật khúc xạ ánh sáng, hiện tượng
phản xạ toàn phần và làm SGK ở nhà.
- Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm để học sinh tự rèn luyện.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem lại các nội dung bài theo yêu cầu của GV và làm bài tập trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Sách giáo khoa, bài tập vật lý 11 cơ bản, sách tham khảo.
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: ( 2 phút) Ổn định lớp
Ổn định , báo cáo sĩ số
và kiểm tra sĩ số
12


Hoạt động 2: ( 3 phút) Tóm tắt kiến thức cơ bản
A. CÁC CÔNG THỨC
+ Định luật khúc xạ:

n2

sin i
= n21 = n
sin r
1

hay n1 sini = n2 sinr.
+ Liên hệ giữa chiết suất và vận tốc
n2

v1

c

ánh sáng: n21 = n = v ; n = .
v
1
2
+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần:
n2

sinigh = n ; với n2 < n1.
1
+ Góc lệch D:Là góc tạo bởi phương
tia tới và tia khúc xạ
D=|i-r|
Hoạt động 3: (5 phút) Giải bài tập trắc nghiệm trong phiếu học tập.
Câu 1. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng.
B. Khi tia tới vuông góc mặt phân cách hai môi trường thì tia khúc xạ không
cùng phương với tia tới.

C. Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết
quang kém hơn thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
D. Tỉ số giữa sin góc khúc xạ với sin góc tới luôn không đổi đối với hai môi
trường trong suốt nhất định.
Câu 2. Cho các môi trường trong suốt có chiết suất là n1= 1,5; n2= 4/3; n3 = 1;
n4 = 2 . Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xẩy ra khi tia sáng đơn sắc
chiếu từ môi trường
A. n2 sang các môi trường n4.
B. n3 sang các môi trường n4.
C. n1 sang môi trường n2.
D. n4 sang các môi trường n1.
Câu 3. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1,của thủy
tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia ló truyền từ nước sang thủy tinh là:
A. n21 = n1/n2
B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
Câu 4. Một tia sáng đơn sắc truyền qua mặt phân cách 2 môi trường trong suốt
và đồng tính. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra (với n1 < n2)?
1. truyền thẳng
2. khúc xạ
3. phản xạ toàn phần
A. 1 và 3
B. 1, 2 và 3
C. 2 và 3
D. 1 và 2
Câu 5. Chiếu một tia sáng SI đi từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất
n. Góc lệch của tia sáng khi đi vào chất lỏng là 30 0 và tia khúc xạ hợp với mặt
thoáng chất một góc 600. Trị số của n là
13



A.

3

B.

2

C.

4
3

D. 1,5

Hoạt động 4: Tổ chức tìm hiểu bài toán và chữa bài. ( 30 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Phân nhóm giải bài tập, yêu cầu + HS theo nhóm tiến hành thảo luận
thời gian cho mỗi nhóm là 10 phút.
tìm hiểu dữ kiện của bài toán và xác
Thảo luận xong tiến hành giải trên định cách giải.
bảng đồng thời cả 4 nhóm.
NHÓM 1: Bài 8 trang 167
* Câu hỏi định hướng tư duy :
Hãy vẽ hình minh họa.
- Hãy xác định góc tới i=?
- Tính r? (dựa vào định luật khúc
xạ).
- Tính BC? (BC=IH


Ta có: tani =

BI 4
 = 1 => i = 450.
AB 4

2
sin i
n
sin i
 2
= = n => sinr =
4
sin r
1
n
3
3 2
= sin320 => r = 320
8
HA'
Ta lại có: tanr =
IH
HA'
4
=>IH = tan r  0,626  6,4cm

=


NHÓM II – Bài 9 trang 167
+ Đề bài yêu cầu ta tính gì ?
( imax, nhưng do ir nên imax rmax.)
+ Với tia khúc xạ còn gặp mặt đáy
của khối, thì tia khúc xạ phải qua
Góc khúc xạ lớn nhất
điếm nào thì góc khúc xạ lớn nhất?
khi tia khúc xạ qua đỉnh của mặt đáy,
+ Tính sinrmax, từ đó suy ra imax?
do đó ta có:
a
2

Sinrm=
+ Gợi ý xác định góc tới ứng với các
góc α.
+ Yêu cầu HS vẽ hình xác định góc
tới i.

a2 

2

a
2



1
3


Mặt khác:
sin im
n
=
= n => sinim = nsinrm
sin rm
1

14


1
+ Gợi ý: cần xác định góc giới hạn
3
=1,5. =
= sin600 => im = 600.
3
phản xạ toàn phần trước xem hiện
2
tượng xảy ra là phản xạ toàn phần hay
khúc xạ.
NHÓM III: BÀI 8 Trang 173
+ HS nhắm tưởng góc α là góc tới.
+ Vẽ hình xác định ứng với góc α =
600 thì i = 30 0, tương tự cho những
góc còn lại.

+ Tính igh = 450.
+ Ứng với α = 600 thì i = 300 < igh hiện

tượng khúc xạ.
Áp dụng
nsini = sinr suy ra được r = 450.
Vẽ hình ứng với góc khúc xạ 450.
+ Khi α = 450 thì i = 450 = igh vậy r =
450.
+ Khi α = 300 thì i = 600 > igh vậy xảy
ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Vẽ tia phản xạ toàn phần.
NHÓM IV: BÀI 9
+ HS vẽ đường đi của tia sáng vào
trong lõi.
+ Xác định góc khúc xạ r của tia sáng
từ không khí vào trong phần lõi.
n1
+ Xác định góc tới tại i mặt phân cách
giữa lõi và vỏ bọc.
Thiết lập được các biểu thức sinα =
+ Xác định tia khúc xạ vào trong n1sinr
phần lõi, góc khúc xạ r.
i + r = 900 => r = 90 – i
+ Xác định góc tới i của tia tới tại mặt để tai sáng truyền được trong phần lõi
phân cách giữa lõi và vỏ. Để xảy ra thì
n2
hiện tượng phản xạ toàn phần tại đó
2
i ≥ igh với sinigh = n =
= 0,942
thì góc tới I phải thoả mãn điều kiện
1.5

1
gì ?
igh = 70,50 vậy imin = 70.50.
+ Giữa góc khúc xạ r và góc tới i có suy ra r ≤ 900 – 70,50 = 19,50.
quan hệ với nhau ra sau ?
sinα ≤ 1,5sin19,50 = 0,5
+ Sau khi các nhóm chữa bài xong, Vậy α ≤ 300.
GV tiến hành nhận xét và lưu ý
15


một vấn đề
CẢ LỚP CÙNG TẬP TRUNG
LÀM BÀI
Câu hỏi định hướng tư duy
Ánh sáng khúc xạ qua mấy môi
trường ?
Khi qua 2 môi trường gọi là lưỡng
chất phẳng.
Tìm công thức xác định ảnh của vật
được tạo bởi chùm tia sáng hẹp đi vào
mắt. Nếu quan sát theo phương vuông
góc với mặt phẳng phân cách?

Bài tập: Một con cá ở trong chậu
nước có mắt cách mặt nước 40cm.
Một người đặt mắt trên đường thẳng
để quan sát con cá và cách mặt nước
60 cm.Chiết suất tuyệt đối của nước là
n1 = 4/3.Tính khoảng cách khi người

quan sát con cá( từ mắt người quan sát
đến ảnh con cá)
Trả lời :
Lưỡng chất phẳng .
Từ hình vẽ
HI = HS2tanr �HS2sinr
= HS1 tani �HS1 sinr
Do đó

HS2 sin i n2


=>
HS1 sin r n1

3
HS1 = 30 cm
4
Vậy ảnh được “nâng” lên gần mặt
nước so với vật.
* khoảng cách từ mắt đến ảnh con cá
SS2 = HS +HS2 = 60 + 30 = 90 cm
HS2 

HS2
=?
HS1
HS : Trả lời
Ứng dụng trong cuộc sống từ hiện
tượng này là gì?

Hoạt động 5: Củng cố lại tiết học ( 3 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS nêu lên được cách làm bài tập
khúc xạ, phản xạ, ứng dụng trong
cuộc sống.
GV: Tổng kết
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà ( 2 phút)
Bài tập sách BTVL và đề kèm theo.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI
BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
2.4.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Tìm tỉ số

16


- Đối tượng chọn 2 lớp 11 thuộc Trường PT Nguyễn Mộng Tuân giảng
dạy là 11A2 làm thực nghiệm (TN) và lớp 11A4 là đối chứng (ĐC) cho đề tài
này.
- Nội dung giảng dạy lí thuyết ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là như
nhau theo chương trình SGK vật lý 11 CB THPT hiện hành.
- Ở lớp TN: Chúng tôi tiến hành cho HS sử dụng hệ thống BT tình
huống phát triển năng lực tư duy, sáng tạo trong hoạt động nhận thức. Trong
quá trình giảng dạy GV lồng ghép các dạng bài tập. Sau đó đưa ra các bài tập
về nhà có trong hệ thống bài tập của đề tài có kèm theo những gợi ý. Trong
quá trình giảng dạy GV sử dụng một số thí nghiệm và MVT hỗ trợ trong các
giờ dạy. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể về cơ sở vật chất mà chúng tôi chọn
hình thức sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp. Giờ học mà chúng
tôi tiến hành thuộc chương “Khúc xạ ánh sáng” trong chương trình vật lý 11

CB THPT. Tiết : Bài tập
- Ở lớp đối chứng: GV giảng dạy theo PP thông thường, không sử dụng
BT gây tình huống nhận thức. Sau đó ra bài tập về nhà .
Các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ được qui định bởi PPCT của bộ
GD & ĐT.
2.4.2. Về kết quả kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm.
- Đánh giá định tính
Qua quan sát, theo dõi những tiết học ở các lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận
thấy
+ Sử dụng BT tạo được hứng thú cho HS, HS bị cuốn hút ngay vào trong
bài học. HS tranh luận sôi nổi, chú ý quan sát những hình ảnh, video clip hay
thí nghiệm trong bài tập. Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển năng
lực tư duy sáng tạo của HS
+ Thường xuyên giải BT giúp cho tư duy logic, ngôn ngữ vật lý của HS
tiến bộ hơn, trình bày một vấn đề nào đó chặt chẽ hơn. Đồng thời do nội dung
của nhiều BT gắn liền với thực tế cuộc sống do đó giải BT làm tăng khả năng
áp dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn của HS.
- Đánh giá định lượng
Do số bài kiểm tra là hai nên chúng tôi tính điểm trung bình mỗi học sinh
đạt được theo công thức sau:
xi =

Trong đó:

x15   2.x1T 
3

x15 là điểm bài kiểm tra 15 phút
x1T là điểm bài kiểm tra 1 tiết
Bảng kết quả thực nghiệm

17


Lớ
p


số
45

TN

100
%
45

Số học sinh đạt điểm xi
1
0

2
0

3
0

4
0

5

7

6
13

7
12

8
9

9
4

10
0

0%

0%

0%

0%

26.6
%
9

20

%
5

0%

0

28.9
%
18

9%

0

15.5
%
10

2

0

1

ĐC 100 0% 0% 0 % 2.2% 22.2 40% 20% 11.2 4.4. 0%
%
%
%
%

Dựa vào số liệu tính toán ở trên tôi rút ra được những nhận xét sau đây
- Tỉ lệ học sinh kiểm tra đạt loại trung bình và yếu của lớp TN giảm
đáng kể so với lớp ĐC. Ngược lại số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp TN
cao hơn lớp ĐC.
Như vậy, về mặt vận dụng kiến thức và giải bài tập của học sinh lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Từ việc phân tích số liệu thực nghiệm tôi đi đến kết luận:
+ Giả thiết nêu trên đã được kiểm chứng là đúng đã kiểm nghiệm thông
qua thực nghiệm..
+ Việc tổ chức dạy học theo tiến trình đề xuất đã đem lại hiệu quả trong
việc nâng cao kiến thức cho học sinh.
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ.
- KẾT LUẬN.
Dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu, kết quả TNSP, đối chiếu với mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã được kết quả sau:
+ Về mặt lý luận: Khi nghiên cứu đề tài đã giúp cho bản thân tôi hiểu rõ
thêm cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực tư duy nhận thức của HS khi
xây dựng, sử dụng hệ thống BT trong dạy học vật lý.
+ Về mặt nghiên cứu ứng dụng:
Đề xuất được một số phương án sử dụng BT trong dạy học như: Sử dụng BT
để củng cố, ôn tập kiến thức, sử dụng BT trong phần mở bài, sử dụng BT
trong giờ ngoại khóa, sử dụng BT trong các cuộc thi về kiến thức phổ thông.
Trên cơ sở đó, xây dựng một số giáo án có sử dụng BT của chương “Khúc xạ
ánh sáng”
+ Khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn:
* Sáng kiến đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
* Tiến trình này đã được TN sư phạm khẳng định tính khả thi và hiệu quả
trong dạy học hiện nay ở nhà trường THPT ở nước ta.
* Sáng kiến kinh nghiệm có giá trị đối với giáo viên, học sinh phổ thông và
những người quan tâm đến đề tài.

- KIẾN NGHỊ
18


* Xây dựng và khai thác sử dụng BT cho các chương khác nhau trong
chương trình
* Ban giám hiệu đạo động viên, khuyến khích GV sử dụng các phương
pháp mới để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ.

Thanh hóa, ngày 24 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trần Mai Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Thước(2010), Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học
vật lý, Đại học vinh.
19


2. Phạm Văn Thiều, Đoàn Văn Bơ, Nguyễn Văn Phan (2009), Các phương
pháp vàng giải bài tập vật lý THPT, NXBGD Việt Nam.
3. Module THPT 18 Phương pháp dạy học tích cực.Webside Trường THPT
Tây Thạnh-TP Hồ Chí Minh.
4. Sách GKVL 10CB, sách GVVL10CB, sách BTVL 10CB , NXB Giáo dục.
5. Phạm Hữu Tòng(1989), Phương pháp dạy bài tập vật lý,NXBGD.

6. Lê Văn Thông (2007), Giải toán chuyên đề vật lý 11 nâng cao phần quang
hình, NXB Hà Nội.
7. Lê Văn Thông(1997), Phương pháp giải toán Vật lí luyện thi vào đại học,
Nhà xuất bản trẻ.
8. Phạm Văn Giang- Vũ Thúy Hằng- Vũ Thị Mai Lan- Phạm Kiều Oanh- Lê
Minh Trung.(2017) Bài tập trắc nghiệm vật lý 11, NXBGD Việt Nam.
9. Nguyễn Trọng Sửu – Nguyễn Sinh Quân,Câu hỏi và bài tập trắc
nghiệm.NXB Hà Nội.

20



×