Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

đổi mới kiểm tra - đánh giá theo cách tiếp cận năng lực và phát triển tư duy độc lập sáng tạo của học sinh trong môn công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.68 KB, 25 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Kiểm tra đánh giá đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo và giảng dạy tại nhà trường. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều
chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục của nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá là một q trình được tiến hành một cách có hệ thống, được
thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học. Đánh giá không chỉ
căn cứ vào các bài kiểm tra thường kỳ mà phải đánh giá cả quá trình học tập, đánh
giá khơng chỉ dựa vào kiến thức mà còn phải đánh giá kỹ năng và cao hơn là đánh
giá năng lực, khơng chỉ giáo viên có đánh giá học sinh mà học sinh có quyền được
đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân. Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra,
đánh giá trước hết cần hiểu một khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra: là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực
hiện kế hoạch giáo dục.
+ Đánh giá: là xác nhận trình độ, khả năng thực hiện và đạt được mục tiêu
học tập của học sinh, ở các múc độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập
giữa các cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá
một cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác
trong học tập, ý vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Chính vì vậy sau mỗi giờ
lên lớp giáo viên cần đánh giá kết quả học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ
lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay khơng, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho phù hợp.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới
quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá
trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó q trình dạy học trở nê tích
cực hơn rất nhiều. Q trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là ni dưỡng
hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào
lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”…
Điều này vơ cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong


tương lai.
1


Tại sao người ta nói “kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế
nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó.” Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết
quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập
trung vào những gì giáo viên ơn và tập trung vào những trọng tâm giáo viên nhấn
mạnh, thậm chí những dạng bài tập giáo viên cho trước… học sinh chỉ việc thay số
trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu… để đạt được điểm số tối đa theo mong
muốn của thầy, cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình khơng cịn theo
đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý
kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm
tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục; có đạt được kết quả
mong đợi theo đúng năng lưc hay không? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm
gì? Và làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng q trình dạy và học
nếu khơng có đánh giá phản hồi từ học sinh? Thêm vào đó, giáo viên biết được
thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THCS hiện nay, từ đó đưa ra được
yêu cầu, tiêu chí và qui trình kiểm tra, đánh giá thích hợp.

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy cách kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu
hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học
sinh. Cách kiểm tra, đánh giá đó bộc lộ những hạn chế nhất định như:
- Các bài kiểm tra không thể hiện được tất cả nội dung kiến thức mà các
học sinh được học ở trường.
- Bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ
sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức quan trọng
khác.

- Bài kiểm tra chưa thật sự đánh giá được tính tư duy độc lập và sự sáng
tạo của học sinh, thậm trí cịn tạo thói quen thụ động cho học sinh.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học
sinh trong cả q trình học tập, nhiều khi cịn chưa phân loại được
học sinh.
- Việc cho điểm không thống nhất giữa giáo viên trong cùng một tổ
chuyên môn, một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Điểm yếu khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà
khơng có sự phản hồi cho học sinh. Cơ chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm
hoặc chỉ phê “sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa
giải thích được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số giáo viên
chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi khơng đủ, phản hồi tiêu cực, khơng mang
tính xây dựng (Ví dụ, giáo viên phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu…) làm học sinh
2


mất niềm tin, khơng có động lực để sửa lỗi, làm cho người học chán nản… Khi
phản hồi của giáo viên đối với bài làm của học sinh mang sắc thái xúc cảm âm tính,
tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin.
Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất
hạn chế các hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá giáo viên
đang sử dụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra
15 phút, 1 tiết…, và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính
giáo viên cũng khơng rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh.
Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở
nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới
kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng
trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản
phẩm, qua thuyết trình/trình bày; thơng qua tương tác nhóm, thơng qua các sản

phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận,…
thì giáo viên chưa làm được.
Từ thực trạng trên, để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả tốt hơn và để đáp
ứng được mục tiêu giáo dục, tạo nên sự công bằng trong đánh giá tôi đã mạnh dạn
đưa ra đây đề tài:

‘‘Đổi mới kiểm tra - đánh giá theo cách tiếp cận năng lực và
phát triển tư duy độc lập sáng tạo của học sinh trong môn Công Nghệ
8”

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì u cầu về
đánh giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính tồn diện và hệ thống,
tính khách quan và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra
các câu hỏi, bài tập và tình huống kiểm tra phù hợp với 3 mức độ:
- Biết
- Hiểu
- Vận dụng
Kết quả đánh giá phải phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá,
trung bình, yếu, kém. mặt khác trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình
học tập để phát hiện và đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học
sinh đồng thời công nhận, trân trọng và tạo điều kiện để nững nhân tố tích cực của
học sinh có cơ hội phát triển.
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học
sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học

sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là
làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin).
Giáo viên và cha me học sinh cần nhất quán: học để phát triển các kỹ năng, hình
thành hứng thú, sự tự tin… chứ khơng phải học vì điểm số. Giáo viên phải hình
thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá.
Giáo viên tuân thủ triết lý của đánh giá là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,
cho nên đánh giá thế nào đó để học sinh khơng nản, khơng bị thương tổn.. Vì vậy
giáo viên giảm tối đa việc cho học sinh điểm kém, điểm liệt. Nếu học sinh làm bài
kém giáo viên cần tìm hiều kỹ các nguyên nhân ẩn sau hiện tượng đó. Xu hướng
khơng cho điểm kém, đưa ra những lời phê nhẹ nhàng hoặc đánh giá bằng những
nhận xét có tính xây dựng, hướng học sinh đến việc sửa lỗi (VD: không nhận xét:
“viết xấu/viết ẩu… viết lại” mà thay bằng: “viết chưa đẹp… cần luyện tập nhiều
hơn”. Thứ hai giáo viên cần để hoạt động kiểm tra đánh giá diễn ra trong suốt quá
trình dạy học, khi bắt đầu dạy và học giáo viên cần nói cách thức kiểm tra đánh giá
thế nào để cho học sinh chủ động đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá. Thứ ba, kiểm
4


tra đánh giá diễn ra dưới rất nhiều hình thức, dưới dạng trò chơi, các bài tập về nhà,
bài luận ngắn,… để đánh giá tập trung được các năng lực thành phần hay những kỹ
năng thành phần. Ví dụ: kỹ năng khám phá tìm kiếm thơng tin, kỹ năng xử lý
thông tin, năng lực đưa ra những lời nhận xét, năng lực đánh giá lẫn nhau, năng
lực sáng tạo, năng lực nghĩ về cách suy nghĩ… Tóm lại người ta tìm ra những kỹ
năng, năng lực bộ phận cấu thành nên sự thành công cho người học trong tương lai
để lồng vào các bài kiểm tra, bài thi, bài tập về nhà hay thể hiện qua sản phẩm của
người học. Và giáo viên cần đa dạng hóa tối đa các hình thức đánh giá như đánh
giá bằng nhận xét “tích cực” (cịn gọi là “kỷ luật khơng nước mắt”), đánh giá qua
sản phẩm của chính học sinh… đánh giá xác thực (sử dụng các tình huống có tính
mục đích, mơ phỏng từ thực tiễn cuộc sống…) cho phép những cái đó thay thế
hoặc bổ sung vào các hình thức đánh giá hiện đang áp dụng kiểu như bài kiểm tra

15 phút, kiểm tra miệng.
Ngoài ra trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết quả
phải được cơng bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong q trình
học tập, từ đó học sinh có thể hiểu và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ
đó học sinh có thể biết và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy phải
có những phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều
phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc lộ
các năng lực bản thân.
2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá:
Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số các căn cứ sau:
- Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng
chương, từng bài, trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái
độ. đặc biệt trong phần kiểm tra thực hành việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất
quan trọng bởi việc kiểm tra các bước thực hiện các qui trình cơng nghệ, qui trình
sản xuất và tuân thủ theo các nguyên tắc và an tồn lao động và gìn giữ mơi trường
là điều khơng thể thiếu. Chính vì vậy nội dung của đề phải tập trung vào việc vận
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và trong lao động
đơn giản về ngành điện.
- Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học
Cơng nghệ 8: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trọng công việc vận
dụng kiến thức vào sử lí các thơng tin, các tình huống trong thực tiễn đời sống, sản
xuất của học sinh. Ngoài ra, vào trình độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm
tra và hình thức kiểm tra cho phù hợp.
5


Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được
năng lực của bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong
phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng, xử lí các thơng tin...của

học sinh.
Căn cứ vào hình thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn.
Ngoài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết thì cịn có thể có những hình thức kiểm tra
khác phù hợp với đặc trung của môn công nghệ như kiểm tra thực hành, kiểm tra kĩ
năng vận dụng của học sinh qua hình thức trắc nghiệm khác quan. Tuy nhiên các
câu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự luận với trắc nghiệm khác quan, giảm câu
hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi vận dụng kiến thức.
3. Các hình thức kiểm tra đánh giá:
+ Kiểm tra sơ bộ:
Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của mơn học có
liên quan và được xây dụng dựa trên nội dung của các môn hcọ khác mà học sinh
đã biết để xác định trình độ, kiến thức, kĩ năng cảu học sinh trước khi bắt đầu học
mơn học này. Hình thức kiểm tra này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp
hoặc trắc nghiệm khách quan...
+ Kiểm tra thường xun:
Mục đích của hình thức này nhằm xác định mức độ hình thành kiến thức, kĩ
năng của học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có hiệu qảu
và tập thói quen làm việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên của học sinh.
Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong suốt q trình học tập mơn học và
thường sử dụng các phương pháp như quan sát, vấn đáp, viết, bài tập...
+ Kiểm tra định kì:
Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác cảu kết quả kiểm tra thường
xuyên và đánh giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm
tra này được sử dụng trong quá trình dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết
thúc một chương, một phần hay sau một học kì. Số lần kiểm tra được qui định
trong phân phối chương trình mơn học. Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện
nay là kiểm tra vấn đáp, viết, bài tập vận dụng...
+ Kiểm tra tổng kết:
6



Là hình thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đã được thực hiện hết
một giai đoạn, một học kì hay tồn bộ chương trình. Trước khi kiểm tra tổng kết
thường có giai đoạn ơn tập. Phương pháp thường sử dụng là viết...
4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phút,
kiểm tra 1 tiết, học kì). Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi tự luận với
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Bản chất của kiểm tra bằng khách nghiệm khách quan là giao cho học sinh
những câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các phiếu, bài kiểm tra đã được in sẵn;
học sinh làm ngay vào phiếu hay bài kiểm tra đó. Các dạng câu hỏi thường dùng là:
-

Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu hỏi đúng – sai
Câu hỏi điền khuyết
Câu hỏi ghép đôi tương ứng.

Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khác quan có ưu điểm là:
- Trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh với
nhiều nội dung khác nhau.
- Việc chấm bài nhanh và khách quan (có thể ding nhiều phương pháp ...)
+ Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc
đánh giá kết quả thực hành của học sinh phải là quá trình, mang tính hệ thống,
nghĩa là phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng
giai đoạn, từng bước trong qui trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vì
thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước theo nội
dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dõi - đánh giá hay Báo cáo thực
hành để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng.

Nội dung thực hành môn Công nghệ 8, chủ yếu mang tính minh hoạ cho lí
thuyết, nên không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra
được học sinh có làm đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trình
khơng ?
+ Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là một
vấn đề rất quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có
thể tự xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Tự các em tìm
7


thấy những lỗ hỗng kiến thức cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng
cố và trau dồi thêm. Với chương trình sách giáo khoa mới, nhiều bài giảng đã tạo
cơ hội cho học sinh được tự đánh giá kết qảu học tập. Việc tự đánh giá kết quả học
tập của học sinh có thể thơng qua thảo luận bài mới ở trên lớp, trong nhóm học tập,
đối với các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết quả học tập sau
mỗi bài học.
Các hình thức đáng giá:
- Học sinh tự đánh giá giờ thực hành.
- Học sinh trao đổi Báo cáo thực hành để đánh giá cho nhau (áp dụng cho
2 học sinh cùng bàn - nhóm nhỏ)
- Tổ trưởng đánh giá giờ thực hành của tổ viên , giáo viên đánh giá tổ
trưởng (áp dụng cho hoạt động thực hành theo vị trí tổ - nhóm lớn)
5. Tỉ lệ kết hợp các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Do đặc thù mơn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và nội dung mơn học có
nhiều kiến thức mang tính tình huống do đó tỉ lệ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra 15 phút nên là 50/50, trong kiểm tra 45 phút nên là
25/75 đến 40/60. Cụ thể:
- Đối với đề 15 phút: 1 câu tự luận (5điểm) và 2 đến 3 câu trắc nghiệm (5
điểm)
- Đối với đề 45 phút: 1 đến 2 câu tự luận (3 điểm); 1 câu điền khuyết (1

đến 2 điểm); 1 câu nhiều lựa chọn nhưng có 4 ý nhỏ ( 2 điểm); 1 câu
ghép đôi (1,5 đến 2 điểm); 1 câu đúng sai (1,5 đến 2 điểm)
Thời gian để hoàn thành mỗi câu tự luận khoảng 10 -15 phút, mỗi câu trắc
nghiệm từ 5 – 8 phút (mỗi ý nhỏ từ 1 đến 1,5 phút).

II. Các biện pháp thực hiện.
1. Qui trình biên soạn đề kiểm tra:
* BƯỚC 1: Xác định mục đích và mục tiêu của đề kiểm tra
+ Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra: là phương tiện để xác định mức
độ đạt được hệ thống mục tiêu môn học cần đạt cảu học sinh, qua đó đánh giá kết
8


quả học tập sau khi học sinh đã học xong một phần, một chương, một học kì hay
tồn bộ chương trình một lớp, một cấp học nào đó.
+ Xác đinh các mục tiêu cần: Người biên soạn đề kiểm tra cần liệt kê đủ các
mục tiêu giảng dạy để làm căn cứ so sánh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ :
Kiểm tra 1 tiết: Chương V (Công nghệ 8)
Truyền và biến đổi chuyển động
Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra:
- Giáo viên căn cứ vào Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Cơng nghệ để
xác định mức độ mục tiêu cần đạt được (trang 48, Chương trình giáo dục phổ thơng
mơn Cơng nghệ).
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Công nghệ để xác định mục tiêu cần đạt và nội dung kiến thức chủ yếu cần nắm
được để đạt được mục tiêu của chương trình (trang 33, 34, 35; Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ)
- Căn cứ vào sách giáo khoa để xác định các nội dung kiến thức cơ bản cần
thiết khi học chương này, đồng thời xác định những nội dung dẫn dắt, kiến thức bổ

trợ cho các nội dung chính của chương trình.
Dựa vào các căn cứ trên, giáo viên xác định mục đích và mục tiêu của đề kiểm tra
là:
Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, mục tiêu đạt được sau khi được
học các kiến thức về truyền và biến đổi chuyển động; vận dụng kiến thức được học
để nhận biết, giải thích nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu truyền và biến đổi
chuyển động; đồng thời ứng dụng được vào thực tế đời sống và sản xuất.
* BƯỚC 2: Xác định mục cách ra đề kiểm tra
1. Đề kiểm tra tự luận:
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra tự luận phù hợp với thói quen của giáo viên, học sinh.
9


+ Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để học sinh vận dụng tổng hợp kiến
thức.
+ Học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được bài.
+ Có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh.
+ Có thể đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức.
- Hạn chế:
+ Khó bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trình.
+ Người làm bài dễ nhìn bài hoặc trao đổi với người khác.
+ Độ chính xác của kiểm tra tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của giáo
viên khi chấm bài.
+ Khó có thể tự động hóa việc chấm bài.
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan)
- Ưu điểm:
+ Có thể bao quát được phạm vi rộng kiến thức của môn học.
+ Hạn chế chép bài hoặc trao đổi khi làm bài.
+ Dễ chấm bài, có thể chấm bài bằng phương tiện hiện đại.

+ Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng đề, khơng phụ thuộc nhiều
vào chủ quan của giáo viên.
- Hạn chế:
+ Chưa phù hợp với thói quen của giáo viên khi ra đề kiểm tra.
+ Người làm bài có thể đốn kết quả khơng cần căn cứ khoa học.
+ Khó ra đề, nhất là đề dạng “mở” để học sinh vận dụng.
+ Dễ kiểm tra kiến thức, khó kiểm tra kỹ năng, khó đánh giá tính sáng
tạo trong việc vận dụng kiến thức.
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan:
Mỗi hình thức ra đề kiểm tra tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn
chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội
dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh
giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm sẽ tận dụng được những ưu điểm của cả
hai hình thức. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều đề khác nhau
hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm
bài kiểm tra phần tự luận.

10


* BƯỚC 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Thiết lập hệ số điểm, tỷ lệ điểm giữa trắc nghiệm và tự luận từ đó lập ra ma
trận đề kiểm tra. Việc quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào
mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định
cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức. Cụ thể như sau:
- Xác định số điểm cho từng mạch kiến thức được căn cứ vào số tiết qui
định trong phân phối chương trình, mức độ quan trọng của mỗi phần
kiến thức trong chương trình mà xác định số điểm tương ứng cho từng
mạch nội dung.

- Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi, tỉ lệ giữa câu hỏi tự luận với
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Xác định số lượng câu hỏi cho từng phần trên cơ sở căn cứ vào các
trọng điểm số điểm đã xác định mà có số câu hỏi tương ứng.
Ví dụ: Thiết kế đề kiểm tra phần kĩ thuật điện bài 36-> 40– Công nghệ 8
Chủ đề
1. Bài 36, 37: Vật
liệu kĩ thuật điện
– Phân loại đồ
dùng điện.
2. Bài 38: Đồ
dùng điện quang Đèn sợi đốt.
3. Bài 39: Đồ
dùng điện quang Đèn huỳnh quang.
4. Bài 40: Thực
hành đèn ống
huỳnh quang.
Tổng

Nhận biết
TN
TL
KQ
0.5
0.5

Thông hiểu
TN KQ
TL


Vận dụng
TN KQ TL

Tổng

1

1
1.5

0.5

0.5

0.5

1

1
1.5

1

1
1.5

1

1
1.5


0.5

0.5

0.5
0.5

0.5

0.5
0.5
3

4

3

4.0

6.0

Trong bảng trên, mức độ nhận biết, thông hiểu vận dụng được xác định trọng
số điểm là 3:4:3 từ đó giáo viên có thể suy ra được số câu hỏi trong từng ô và trong
số điểm trong từng ô tương ứng.
11


* BƯỚC 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số

câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm
tra một lần hoặc một vấn đề, khái niệm.
Thiết kế câu hỏi: Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định giáo viên thiết kế
nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần có ở học sinh qua
từng câu hỏi và tồn bộ bài kiểm tra.
* BƯỚC 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra
cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung phải đảm bảo tính khoa học và chính xác. Cách trình bày
cần phải cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề
kiểm tra.
- Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có
thể tự đánh giá được bài làm của mình
Xây dựng đáp án và biểu chấm điểm: Theo qui định của bộ giáo dục và đào
tạo khi xây dựng biểu điểm theo thang điểm 10, gồm 11 bậc, từ điểm 0 đến điểm
10, có thể cho điểm lẻ đến 0,5. Khi xây dựng biểu điểm cần chú ý:
+ Biểu điểm với hình thức tự luận: Xây dựng theo thang điểm trên, theo
nguyên tắc chung đang thực hiện.
+ Biểu điểm với hình thức trắc nghiệm khách quan: Điểm toàn bài (10 điểm)
chia cho các câu hỏi hoặc điểm tòan bài bằng số lượng câu hỏi (Mỗi câu hỏi 1
điểm), sau đó quy về thang điểm 10.
+ Khi xây dựng biểu điểm cần chú ý: Phân phối điểm cho từng phần (Tự
luận và trắc nghiệm khách quan) theo mức độ qaun trọng của nội dung và thời gian
học sinh làm bài.

12


Một số đề kiểm tra minh hoạ:
Đề số 1: Bài kiểm tra 15 phút

I.

Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)

Câu 1: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện ? (1 điểm)
A. Hợp kim Nike - crôm
B. Dung dịch Axit.
C. Nhựa đường.
D. Thuỷ ngân.
Câu 2: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu dẫn điện ?(1 điểm)
A. Nước tinh khiết.
B. Nhựa đường.
C. Thuỷ ngân.
D. Kim loại đồng nhôm.
Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ trong bảng dưới đây điền vào chỗ trống (…)
trong các câu sau để được câu đúng. (2 điểm)
Vật liệu cách điện.
Dòng điện
Đường sức từ trường
Điện quang
Điện cơ
Điện nhiệt
1. Vật liệu mà ………………chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện.
2. Vật liệu khơng cho dịng điện chạy qua gọi là ……………..
3. Vật liệu mà ………………. chạy qua gọi là vật liệu dẫn từ.
4. Có 3 loại đồ dùng điện trong gia đình : Đồ dùng ……………..;
đồ dùng………………..; đồ dùng………………….
II.

Tự luận: (6 điểm)

13


Câu 1: Thế nào là vật liệu cách điện? Nêu đặc điểm và ứng dụng của nó? (4
điêm)
Câu 2: Cho biết số liệu kĩ thuật của thiết bị sau: 220V – 45W . Giải thích ý
nghĩa của số liệu kĩ thuật đó? (2 điểm )

Đề số 2: Bài kiểm tra 15 phút
I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu dẫn điện ?(1 điểm)
A. Nước tinh khiết.
B. Nhựa đường.
C. Thuỷ ngân.
D. Kim loại đồng nhôm.
Câu 2: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện ? (1 điểm)
A. Hợp kim Nike - crôm
B. Dung dịch Axit.
C. Nhựa đường.
D. Thuỷ ngân.
Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ trong bảng dưới đây điền vào chỗ trống (……….)
trong các câu sau để được câu đúng. (2 điểm)
Vật liệu dẫn điện
Đường sức từ trường
Dòng điện
Điện quang
Điện cơ
Điện nhiệt
A. Vật liệu mà dòng điện chạy qua gọi là ………………...
B. Vật liệu không cho ……………… vật liệu cách điện.

C. Vật liệu mà ………………. chạy qua gọi là vật liệu dẫn từ.
D. Có 3 loại đồ dùng điện trong gia đình : Đồ dùng ……………..;
E. đồ dùng………………..; đồ dùng………………….
II. Tự luận: (6 điểm)

14


Câu 1: Thế nào là vật liệu dẫn điện? Nêu đặc điểm và ứng dụng của nó? (4
điêm)
Câu 2: Cho biết số liệu kĩ thuật của thiết bị sau: 220V – 60W . Giải thích ý
nghĩa của số liệu kĩ thuật đó? ( 2 điểm )

Đề số 3: Bài kiểm tra viết 1 tiết
I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật vật thể:
A. tiếp xúc với mặt phẳng cắt
C. ở trước mặt phẳng cắt
B. ở sau mặt phẳng cắt
D. bị cắt làm đôi
Câu 2: Khối đa diện được tao bởi các hình:
A- Chữ nhật
C- Đa giác
B- Tam giác
D- Hình vng
Câu 3: Khi ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren được vẽ
bằng nét gì?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 4: Các tia chiếu của phép chiếu vng góc có đặc điểm gì ?
A. Các tia chiếu vng góc với nhau
B. Các tia chiếu song song với nhau.
C. Các tia chiếu đồng qui tại một điểm
D. Các tia chiếu vng góc với mặt phẳng chiếu
15


Câu 5: Điền cụm từ trong khung vào các chỗ trống trong các câu sau đây cho đúng
với nội dung.
bản vẽ lắp, bản vẽ nhà, bản vẽ cơ khí, bản vẽ chi tiết, bản vẽ xây dựng, bản vẽ kỹ thuật

Muốn làm ra một chiếc máy, trước hết phải chế tạo ra các chi tiết máy theo
các (1)...................................................., sau đó mới tiến hành lắp ráp các chi tiết
máy đó lại theo (2)....................................................
Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo các máy và thiết bị gọi là
(3)...................................................... và các bản vẽ liên quan đến thiết kế và thi
cơng
các
cơng
trình
kiến
trúc

xây
dựng
gọi


(4) .....................................................
Câu 6: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với mỗi nội dung ở cột B để nêu lên trình tự
đọc bản vẽ nhà.
A
1. Khung tên

Cột nối
1 nối với ….

2. Hình biểu diễn
3. Kích thước
4. Các bộ phận

2 nối với ….
3 nối với ….
4 nối với ….

B
a) Kích thước chung, kích thước từng bộ
phận
b) Số phịng, số cửa đi, số cửa sổ…
c) Tên gọi ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ
d) Vật liệu, cơng dụng của ngơi nhà
e) Tên gọi hình chiếu, tên gọi mặt cắt.

II. Phần tự luận ( 6 điểm)
Hãy vẽ các hình cắt (ở vị trí chiếu đứng ) và hình chiếu bằng của các vật thể sau.
Vẽ theo kích thước đã cho trên hình vẽ.

16



Đề số 4: Bài kiểm tra viết 1 tiết
I. Phần trắc nghiệm khác quan ( 4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
( Từ câu 1 đến câu 5)
Câu 1: Kẹp vật cần dũa sao cho vạch cần dũa cách mặt êtô từ:
A.
10 - 25 mm
C. 10 - 20 mm
B. 15 - 20 mm
D. 15 - 25 mm
Câu 2: Thước cặp dùng để :
A. Đo độ dài của trục, thanh.
B. Đo đường kính trong, ngồi và chiều sâu lỗ với kích thước khơng lớn lắp.
C. Đo góc và chiều sâu lỗ.
D. Đo chiều dài và chiều sâu lỗ.
Câu 3: Chi tiết máy là:
A. Do nhiều phần tử hợp thành.
B. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện 1 hay 1 số nhiệm vụ trong máy.
C. Phần tử có cấu tạo hồn chỉnh và thực hiện 1 nhiệm vụ nhất đinh trong máy.
D. là phần tử không thể tách rời ra được nữa.
Câu 4: Mối ghép bằng bu lông, then, chốt là:
A. Mối ghép cố định, có thể tháo được.
B. Mối ghép khơng cố định, có thể tháo được.
C. Mối ghép cố định, không thể tháo được.
17


D. Mối ghép cố định và mối ghép không cố định.

Câu 5: Một học sinh dùng thước cặp có độ chính xác là 0,1mm và đo như sau:
Vạch 0 của du xích vượt quá vạch 37 của thang chia độ chính, vạch thứ 7
của du xích trùng với vạch bất kỳ của thang chia độ chính. Kết quả đo sẽ là:
A. (37 + 0,1) x 7mm
B. 37 + 0,1 x 7mm

C. 37 x 0,1 + 7mm
D. 37 + 0,1 + 7 mm

Câu 6: Điền từ hoặc từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau, để được câu
đúng.
a. Nhiệm vụ của vạch dấu là xác định (1)………………. giữa chi tiết cần phải
gia công với phần lượng dư.
b. Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép (2)
………….. tương đối với nhau.
c. Dũa và khoan là các phương pháp (3)……………….phổ biến trong sửa
chữa và chế tạo sản phẩm cơ khí.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Để đảm bảo an toàn khi cưa, em cần chú ý những điểm gì ?
Câu 8 (2 điểm): Tại chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
Câu 9 ( 2điểm): Thế nào là khớp động ? Hãy nêu những ứng dụng của khớp động.

18


Đề số 5: Bài kiểm tra viết 1 tiết
I. Phần trắc nghiệm ( 4điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng
nhất: Từ câu 1 đến câu 4 ( 2điểm)
Câu 1: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện ?

E. Hợp kim Nike - crôm
F. Dung dịch Axit.
G. Nhựa đường.
H. Thuỷ ngân
Câu 2: Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại đèn điện ?
A. Cấu tạo của đèn điện.
B. Nguyên lí làm việc của đèn điện.
C. Màu sắc ánh sáng của đèn điện.
D. Các chất bên trong của bóng đèn.
Câu 3: Bàn là điện là đồ dùng điện loại gì ?
A. Loại điện - nhiệt.
B. Loại điện - quang.
C. Loại điện - cơ.
D. Kết hợp loại điện - cơ và điện-nhiệt.
Câu 4: Máy sấy tóc là đồ dùng điện loại gì ?
E. Loại điện - nhiệt.
F. Loại điện - cơ.
G. Loại điện - quang.
H. Kết hợp loại điện - cơ và điện - nhiệt.
19


Câu 5 (1 điểm): Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với mỗi cụm từ ở cột B để được câu
đúng.
A

Cột nối

B
1. Máy biến áp tăng áp có 1 nối với… a. Số vòng dây sơ cấp N1 lớn hơn số vòng

dây thứ cấp N2.
2. Máy biến áp giảm áp có 2 nối với… b. Số vịng dây sơ cấp và thứ cấp bằng
nhau.
c. Số vòng dây thứ cấp N2 lớn hơn số vòng
dây sơ cấp N1.
Câu 6 (1điểm): Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(…) trong các câu sau
đây để được một câu đúng.
Để chiếu sáng trong nhà, lớp học, công sở nên dùng 1)…………………………
lắp đúng kĩ thuật để tiết kiệm (2)………………………….
II. Phần tự luận (6 điểm):
Tính số tiền phải trả của một hộ gia đình trong một tháng ( 30 ngày) gồm các
thiết bị sau:
- Bàn là 220V- 1000W, mỗi ngày sử dụng 2 giờ.
- Bóng đèn sợi đốt 220V – 100W, mỗi ngày sử dụng 5 giờ.
- Đèn huỳnh quang 220V – 40W, mỗi ngày sử dụng 7 giờ.
- Quạt điện 220V – 80W, 3 chiếc, mỗi ngày sử dụng 5 giờ.
- Bơm nước 220V- 60 W, mỗi ngày sử dụng 1 giờ.
- Điều hồ khơng khí 220V- 200W, mỗi ngày sử dụng 8 giờ.
Biết rằng mỗi kWh giá 700 đồng.

20


III. Kết quả nghiên cứu
1. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng đề tài này tại truờng THCS Thanh Xuân Nam trong năm
học 2012 -2013 tôi đã thu được kết quả như sau:
+ 100% số học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
+ 95% học sinh chủ động nghiên cứu tìm tịi kiến thức.
Chính vì vậy mà chất lượng được nâng cao. Qua kết quả bài kiểm tra học kì 2, chất

lượng mơn cơng nghệ của khối 8 đã đạt được như sau:

Lớp

Sĩ số

8A1

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL


46

33

71.74

13

28.26

0

0.0

0

8A2

37

24

64.86

9

24.32

4


10.81

0

8A3

24

14

58.33

6

25

4

16.67

0

8A4

31

19

61.29


8

25.81

4

12.9

0

Tổng

138

90

65.22

36

26.09

12

8.7

TL%

0


Hơn nữa, trong năm học 2013 – 2014 sau khi kết thúc học kì 1, kết quả còn cho
thấy sự thay đổi nhiều hơn về số lượng học sinh đạt loại Khá và Giỏi. Dưới đây là
bảng thống kê chất lượng học kì 1 của mơn Cơng nghệ 8:

Lớp

Sĩ số

8A1

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


SL

38

33

86.84

5

13.16

0

0.0

0

8A2

38

26

68.42

10

26.32


2

5.26

0

8A3

38

24

63.16

11

28.95

3

7.89

0

8A4

31

21


67.74

7

22.58

3

9.68

0

Tổng

145

104

71.72

33

22.76

8

5.52

TL%


0
21


2. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết qủa trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá
có những ưu điểm sau:
+ Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức
hơn.
+ Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức đã học.
+ Học sinh hứng thú và chăm học hơn.
+ Nâng cao chất lượng đại trà cảu bộ môn.
+ Là cơ sở để phân luồng học sinh và có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi và
phụ đạo học sinh đại trà.
3. Ý kiến đề xuất:
Áp dụng phương pháp thiết lập ma trận đề và ra đề kiểm tra - đánh giá cho các
giáo viên dạy Cơng nghệ 8 nói riêng và các giáo viên dạy môn Công nghệ từ lớp 6 đến
lớp 9 vận dụng để ra đề kiểm tra lí thuyết hay thực hành cho phù hợp với kiến thức
trọng tâm.
Song điều quan trọng là phải vận dụng linh hoạt vào từng đề để phát huy vai
trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh biết tự tìm cho mình
phương pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình
trong việc học tập bộ mơn cơng nghệ cấp THCS.
Cơ sở để xây dựng câu hỏi, bài tập và thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Giáo viên bộ môn Công nghệ
cần sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện dạy
học cụ thể.
Như vậy, để thiết lập ma trận đề và ra đề kiểm tra cần phải có một ngân hàng
câu hỏi cho từng bài, từng chương, từng khối lớp học.


22


C- KẾT LUẬN CHUNG
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ
chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt
hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu khơng khí thân
thiện, phát huy ngày càng cao vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do
đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới
kiểm tra – đánh giá nói riêng thành trọng tâm. Cũng trong mối quan hệ đó, bước
phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy
quá trình đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra – đánh giá đạt được
mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Gần đây, nhiều đề thi, đề kiểm tra đã bắt đầu có những câu mà học sinh khơng
phải học thuộc q nhiều và có xu hướng thể hiện được những năng lực cá nhân
của học sinh tốt hơn, không học tủ được, không cần ôn luyện nhiều. Đề thi mở giúp
học sinh khám phá, phát hiện sự vật hiện tượng theo cách nhìn mới, sáng tạo… tập
trung chủ yếu vào các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải
quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra những nhận xét bình luận và nói lên những độc đáo,
sáng tạo của bản thân.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi, chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, do vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng
nhau đưa chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng học sinh nói chung lên tầng
cao hơn, đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2014

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Người viết SKKN

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng môn công
nghệ 8.
2. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về biên soạn đề kiểm
tra, đánh giá môn công nghệ cấp THCS
(Vụ giáo dục trung học)

3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ
cấp THCS tập 2
(Đỗ Hồng Ngọc – Chủ biên)

4. Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng
đào tạo
(Ngơ Dỗn Đãi – “Tài liệu tham khảo phương pháp
giảng dạy”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001)

5. Bí quyết vượt qua kì thi một cách hoàn hảo
(Hương Trang - chủ biên, NBX Thanh Niên)

24



Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

Hà Nội, ngày ...... tháng ........ năm………
T/M BAN GIÁM HIỆU

25


×