Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nhằm giáo dục và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THPT qua chủ đề tập tính ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ
NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
QUA CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở DỘNG VẬT”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh Học

0


MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến…………………………..………………….......4
2.2. Thực trạng của đề tài......................................................................................5
2.3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………..6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận……………………………………………………………………21
3.2. Kiến nghị …….……………………………………………………………21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống (KNS) đã được nhiều quốc gia
trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều
hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết,
Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống [4] .
Sinh học là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống, nên sinh học
là môn học có nhiều thuận lợi để lồng ghép nội dung giáo dục KNS [1]. Để gây
hứng thú cho học sinh (HS), trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầy
cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống, chuyển nội dung
bài học thành các tình huống có vấn đề, để các học sinh nhận xét, xử lý, lựa
chọn và sau mỗi tình huống đó các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở
đâu. Từ đó, góp phần giáo dục KNS cho học sinh [2].
Với bản thân tôi vừa làm công tác giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm
thì tôi thấy một thực tế là: với lớp chọn các em chỉ quan tâm đến việc học để đi
thi Đại học nên học nhưng những kĩ năng xã hội các em lại rất yếu. Cái tôi cá
nhân của các em rất cao (lúc nào mình cũng phải được quan tâm nhất, phải được
ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp…), chưa biết chia sẻ, cảm thông với các
bạn… Trong khi các lớp tốp cuối thì các em lại không quan tâm mấy đến việc

học, chơi nhiều hơn… Khi tôi hỏi tại sao các em không chịu khó học tập để thi
vào một trường Cao đẳng hay đại học có mức điểm sàn hoặc đi học nghề thì các
em trả lời: học để làm gì hả cô, có ai quan tâm đến mình đâu hoặc em không học
vẫn có người lo cho em…
Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình
học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần rèn luyện
KNS cho học sinh, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nhằm giáo dục
và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THPT qua chủ đề tập tính ở động vật”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục
của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị,
trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học lí
thuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn [5].
- Việc giáo dục KNS giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối
với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
mọi người xung quanh, sống tích cực, chủ động, hài hòa và lành mạnh.
2


- Rèn cho học sinh 1 số kĩ KNS cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổ
chức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm
thông chia sẻ...
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- SKKN được nghiên cứu và dạy thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Hoàng.
- Đối tượng nghiên cứu của SKKN là học sinh lớp 11A1 và 11A3.
- Lĩnh vực Sinh học 11 và giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông. Cụ
thể là: Chủ đề: Tập tính ở động vật - sinh học lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để có thể lồng ghép KNS vào bài tôi đã thực hiện các công việc sau:

+ Tìm hiểu kĩ mục tiêu bài học bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái
độ mà học sinh cần đạt được qua bài học.
+ Tìm hiểu kĩ về các KNS cần giáo dục cho học sinh qua trang web
google trên mạng internet và sách giáo dục KNS cho HS Trung học phổ thông.
+ Tìm hiểu về đối tượng học sinh cần giáo dục.
+ Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả
thu được sau khi tiến hành nghiên cứu.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Kỹ năng sống (KNS) là gì?
“ KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống”.
2.1.2. Phân loại kỹ năng sống:
Có nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS. Ví dụ:
- “ KNS được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
+ Kĩ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,
chạy, nhảy v.v…
+ Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới
một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy
nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…
- Các KNS ở tiểu học và trung học cơ sở HS đã được học như:
Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
+ Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và
bạn bè thầy cô giáo.
+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.

+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn
Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực
tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu
mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết
nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kĩ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện
thường ngày.
Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
+ Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
+ Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
+ Kĩ năng kiểm soát tình cảm – Kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác.
+ Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.”
- Ở bậc trung học phổ thông các em cần được trau dồi các kĩ năng nâng cao bao
gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng
hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, kĩ năng làm việc nhóm.. v.v…”
- “Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được
phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
4


+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS
cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự
hỗ trợ, tự trọng, tự tin…
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng
cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,
bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS

cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải
quyết vấn đề, tiết kiệm năng lượng [6].
Trên đây chỉ là một số cách phân loại KNS. Tuy nhiên, cách phân loại chỉ
mang tính tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời
nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. Để làm việc có hiệu quả cần phối hợp
chặt chẽ các KNS với nhau” .
2.2. Thực trạng của đề tài
Qua việc giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Hoàng, tôi nhận thấy với các
lớp đa số các em có lực học trung bình thì có nhiều học sinh còn lúng túng khi
trình bày bài, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong
sách giáo khoa. Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự
học, tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu
khác rất tốt nhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các
kiến thức xã hội…. vốn hiểu biết rất ít. Có nhiều học sinh không có các KNS cơ
bản mà các em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó thì
các phương pháp giảng dạy truyền thống, với các câu hỏi đơn giản HS chỉ cần
đọc sách giáo khoa (SGK) là trả lời được… làm cho HS luôn thụ động trong quá
trình tiếp thu kiến thức mới từ đó các em lười suy nghĩ, lười vận động dẫn tới
thiếu các KNS cơ bản và nâng cao.
- Trong cuốn sách “Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường
Trung học phổ thông” - NXB Giáo dục Việt Nam (tài liệu dành cho giáo viên),
cũng đã giới thiệu một số bài soạn minh họa lồng ghép KNS trong môn sinh học
lớp 10, 11, 12. Tuy nhiên các bài soạn này thể hiện chủ yếu là các hoạt động
nhóm của HS, chưa tổ chức các trò chơi cũng như các hoạt động diễn kịch, phân
vai cho HS.
- Trước đây, đối với bài 31 + 32 + 33 : “Tập tính ở động vật ”, tôi cũng đã
sử dụng phương pháp mới, lấy HS làm trung tâm để giảng dạy như: yêu cầu HS
tự nghiên cứu sách giáo khoa thông qua việc giao cho HS về nhà hoàn thành
phiếu học tập trước khi đến lớp, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để trợ
giảng , yêu cầu hoạt động nhóm, tôi cũng đã sử dụng phương pháp vấn đáp - tìm

tòi … Với phương pháp này HS cũng đã chủ động tiếp thu kiến thức trong SGK,
nhưng vẫn còn máy móc, việc giơ tay phát biểu mới chỉ tập trung ở một số học
sinh tích cực, HS lên bảng mới chỉ trình bày bảng mà chưa thuyết trình trước
lớp, chưa liên hệ được với thực tế… HS vẫn còn thiếu tự tin khi trình bày bài.
Do đó các kĩ năng giao tiếp giữa HS với GV, HS với HS, HS với SGK , các kĩ
năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân…
5


chưa được rèn luyện nhuần nhuyễn, chưa tạo được điều kiện cho những HS rụt
rè, lười phát biểu có thể tự tin trình bày trước lớp.
- Học sinh lớp 11 A3, THPT Nguyễn Hoàng, năm học 2017 - 2018, gồm
đa số các em lười học, có kết quả học tập không cao, nhưng lại rất năng động,
thích thể hiện bản thân, tính tự chủ cao, cái “tôi” lớn… các em không thích bị áp
đặt nhưng lại chưa ý thức được vai trò, vị trí của mình trong lớp, trường cũng
như trong gia đình. Do đó các em thực hiện nội quy của lớp, của trường không
tốt, và là những đứa con hư trong gia đình. Tuy nhiên, các em tham gia rất tích
cực trong các môn thể thao như bóng đá, bóng truyền, cầu lông và các hoạt động
văn nghệ như múa, hát, diễn kịch…Nhưng do thiếu các KNS cơ bản thuộc nhóm
kĩ năng giao tiết - hòa nhập cuộc sống nên các em được xếp vào nhóm HS cá
biệt.
- Học sinh lớp 11 A1, THPT Nguyễn Hoàng, năm học 2017 - 2018, gồm
đa số các em có ý thức tự giác tốt, có lực học khá và giỏi, khả năng tự học, tự
nghiên cứu tốt, khả năng tư duy tốt, các em chấp hành tốt nội quy của trường,
lớp và là những đứa con ngoan trong gia đình. Tuy nhiên, các em lại thiếu tự tin
khi trình bày trước lớp, lười vận động, ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa
như: văn nghệ… các em giao tiếp chủ yếu với SGK và các sách tham khảo do
đó thiếu các kiến thức thực tế và KNS cơ bản.
2.3. Các giải pháp thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh.
- Thực tế các KNS này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học. Để

có hiệu quả cao, cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy
học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính
chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu
không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần
tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể,
nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy
KNS cho các em.
+ Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của
mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS được triển khai. Trong
đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo
các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh
hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện KNS cho HS.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường
phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau
cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em
làm lớp trưởng. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm
gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục
KNS cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.
+ Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu
buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo
dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường mà cần
6


thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho
học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét
thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu
đố, trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn

của GVCN.
+ Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo
môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các
câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức
BVMT ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã
hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em.
+ Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình
thức như Rung chuông vàng, Đối mặt, Đường lên đỉnh...
- “Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nên các kiến thức sinh học được hình
thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, vì thế các kĩ năng học
tập Sinh học sẽ góp phần vào việc GDKNS, tập trung vào các kĩ năng chủ yếu
đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, Kĩ năng tư
duy, bình luận phê phán, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng vận dụng kiến thức,
Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn
trong môi trường sống xung quanh các em”.
CHỦ ĐỀ: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu chủ đề.
- Sau khi học song bài, HS cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (tập tính học được
trong đời sống cá thể).
- Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính.
- Phân biệt được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh
sản...).
- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS các kĩ năng sau:
- Kĩ năng chuyên môn: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng sống ( KNS) :

+ Kĩ năng giao tiếp: Giữa Thầy và trò, giữa HS với sách giáo khoa, giữa
HS với HS (Thông qua hoạt động nhóm).
+ Kĩ năng tư duy hệ thống, xem xét các thành phần trong một tổng thể,
để nhìn thấy sự thống nhất giữa các thành phần đó.
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực: Thông qua các nhiệm vụ giáo viên chuyển
giao và thông qua hoạt động nhóm.
+ Kĩ năng ra quyết định và Kĩ năng làm chủ bản thân: Thông qua các trò
chơi, các hoạt động khám phá và vai trò của HS trong nhóm.
7


+ Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm: Thông qua việc
phân phối thời gian cho các hoạt động khám phá và trò chơi.
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Thông qua các nhiệm vụ học tập mà các
em phải hoàn thành và qua các tình huống thực tế.
+ Kĩ năng cảm thông, chia sẻ: Thông qua các đoạn kịch ngắn liên quan đến các
tình huống thực tế do các em đóng.
3. Thái độ.
- Thông qua kiến thức về tập tính ở động vật giúp học sinh có ý thức trong
việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân, tự bảo vệ mình. Từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, có ý thức sử dụng năng lượng điện,
nước... một cách tiết kiệm và hiệu quả.
- Học sinh có thể vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích các
vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó có ý thức tránh xa các hành động thiếu
văn hóa, các tệ nạn xã hội.
4. Các năng lực hướng tới
STT

Tên năng lực


1

Năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề

2

Năng lực sử dụng ngôn
ngữ

3

Năng lực hợp tác giao
tiếp

4

Năng lực sử dụng
CNTT

5

Năng lực tự học

Các kĩ năng thành phần
- Phân tích được các tình huống trong học tập,
cuộc sống, đưa ra các phán đoán.
- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
đến vấn đề và đưa ra 1 số giải pháp để giải
quyết.

- Sử dụng ngôn ngữ thuyết trình (báo cáo) về khái
niệm, các loại tập tính và cơ sở thần kinh của tập
tính, các hình thức học tập của của động vật với
các lí lẽ lập luật thuyết phục người nghe.
- Biết cách cùng nhau làm việc nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ giáo viên giao.
- Biết cách đánh giá, nhận xét và khuyến khích
các thành viên trong nhóm tham gia, đảm nhận
trách nhiệm.
- Biết khai thác thông tin trên internet.
- Soạn thảo trình bày, báo cáo kết quả hoạt động
và báo cáo sản phẩm học tập.
- Xác định được nhiệm vụ học tập.
- Hình thành cách học tập riêng để đạt hiệu quả
cao.
- Biết cách tìm nguồn tài liệu phù hợp với mục
đích và nội dung học tập.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót trong quá
8


trình học tập.
II. Chuẩn bị của Giáo viên – Học sinh.
1 . Giáo viên ( GV)
a. Các video và hình ảnh liên quan đến chủ đề [7].
b. Máy tính sách tay, máy chiếu, bảng phụ
c. Các phiếu học tập(phụ lục)
d. chuẩn bị ma trận và hệ thống câu hỏi đánh giá cho chủ đề.

Video 1: Học sinh đi xe đạp điện

không đội mũ bảo hiểm

Video 3. Sử dụng điện sinh hoạt

Video 2. Cụ già đội sẵn mũ bảo
hiểm vẫy đi nhờ xe

Video 4. Quen nhờn trong gia đình

9


Video 5. In vết

Video 7. Điều kiện hóa hành động

Video 6. Điều kiên hóa đáp ứng

Video 8. Học ngầm

10


Video 9. Học khôn

Video 11. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Video 10. Tập tính kiếm ăn

Video 12. Tập tính sinh sản


1. Chuẩn bị của học sinh:
Lớp được chia thành các nhóm học tập như sau: các HS cùng xã thuộc một
nhóm. Nếu xã nào số học sinh đông thì có thể tách làm 2 nhóm.
Các nhóm sẽ nghiên cứu sách giáo khoa các bài 31, 32, 33, tài liệu và khai
thác thông tin, tư liệu trên internet hoàn thành các yêu cầu sau:
- Hoàn thành các phiếu học tập 1, 2, 3
- Tìm kiếm và chỉnh sửa các video theo nội dung và yêu cầu của GV giao cho.
+ Mỗi tình huống học sinh phải dàn dựng và diễn trước lớp trong tiết cuối
cùng. Nội dung các tình huống phải thông qua giáo viên trước 1 tuần.
+ Mỗi nhóm sẽ cử 1 học sinh làm ban giám khảo. Các thành viên trong ban
giám khảo sẽ xây dựng thang điểm và tiêu chí chấm các tình huống do các nhóm
diễn. Thông qua bản tiêu chí chấm điểm với giáo viên trước tiết học 2 ngày.
+ Lớp đề cử 1 học sinh làm MC và chuẩn bị nội dung dẫn chương trình.
III. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
- Các báo cáo của các nhóm học sinh
- Các video, hình ảnh về các hình thức học tập, các dạng tập tính ở động vật đã
được học sinh chỉnh sửa.
- Các tình huống vận dụng kiến thức về tập tình do học sinh dàn dựng và diễn.
IV. Kế hoạch dạy học
Trong phân phối chương trình sinh học 11 thì các bài Tập tính dạy trong 3
tiết: gồm 2 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành xem phim. Tuy nhiên, trong thực tế
giảng dạy những bài này tôi thấy rằng khi dạy theo phân phối chương trình thì
tiết học lí thuyết rất nhàm chán mặc dù giáo viên đã sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kế hoạch dạy học cho chủ đề này
11


như sau: lồng tiết thực hành vào các giờ lí thuyết, tiết cuối giành cho học sinh
tham gia hoạt động trải nghiệm và luyện tập. Cụ thể:

Thời
Tiến trình
Hoạt động của Hỗ Trợ của GV Kết quả/ sản
gian
HS
phẩm dự kiến
Tiết 1 + Hoạt động
- Xem video - Cho hs xem - Báo cáo của
khởi động
các tình huống.
video các tình
các nhóm.
+ Hoạt động
- Nhận nhiệm
huống, làm rõ
hình thành kiến
vụ giải
nhiệm vụ học
thức
quyết vấn
tập.
đề
- Giao nhiệm
vụ học tập.
Tiết 2 Hoạt động hình Học sinh làm
Giao nhiệm vụ
Báo cáo kết
thành kiến thức việc cá nhân và trực tiếp hoặc
quả của các
làm việc nhóm qua PHT.

nhóm
Tiết 3

+ Hoạt động trải Nhận nhiệm vụ
nghiệm
theo tài liệu
+ Hoạt động
học tập
luyện tập và
giao nhiệm vụ
về nhà

Giao nhiệm vụ
trực tiếp hoặc
qua phiếu học
tập.

Các nhóm diễn
các tình huống
của mình.
Các nhóm báo
cáo kết quả

V. Tiến trình lên lớp (Tiến trình tổ chức hoạt động học tập)

hoạt
động
(HĐ)
HĐ 1:
Khởi

động
5phút

Tiết 1. Khởi động và Hình thành kiến thức
Nội dung hoạt động

*GV: chiếu 1 đoạn video về hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không
đội mũ bào hiểm đến gần trường mới dừng lại đội mũ bảo hiểm rồi
mới đi vào trường. (Video 1).
GV: Đưa ra câu hỏi (có thể chiếu lại video)
? Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn học sinh trong đoạn
video trên?
? Tại sao các bạn lại hành động như vậy?
? Em có biện pháp nào để việc đội mũ bảo hiểm trở thành 1 thói quen:
cứa ngồi lên xe đạp điện, xe moto là đội mũ bảo hiểm?
HS: - Đó là hành động đối phó, không trung thực
- vì đội mũ bảo hiểm không đẹp và lại nặng, nếu nhà trường phát
hiện không đội mũ bảo hiểm thì bản thân bạn học sinh đó bị phạt,
12


mà còn ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
- Biện pháp: Luôn để mũ bảo hiểm ở xe, ngoài ra không mang bất kì
1 loại dụng cụ che nắng nào hết. Có thể chọn những loại mũ bảo
hiểm đẹp mắt mà vẫn đảm bảo chất lượng.

HĐ 2:
Hình
thành
kiến

thức
25phút

HĐ 3:
Chuyển

giao
nhiệm
vụ học
tập
15phút

GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm, các thành viên của nhóm thuộc cùng
1 xã hoặc nhà ở gần nhau.
- Các nhóm di chuyển về vị trí đã được Gv chỉ định.
- Cử nhóm trưởng, nhận bảng phụ và bút.
*GV: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Gv phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm và giao nhiệm vụ
+ Các em hãy nghiên cứu bài 31 trong sgk sinh 11, kết hợp với việc
theo dõi các tính huống được trình chiếu trong các video 1,2,3 thảo
luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong khoảng thời
gian là 15 phút.
+ Cử 1 bạn làm thư kí để viết ý kiến của nhóm vào bảng phụ. Sau
đó các nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm
- GV: Hướng dẫn Hs hoàn thành phiếu học tập số 1.
Thông qua 1 số ví dụ:
+ khi nghe thấy bạn nhắc đến khế chua ta sẽ có phản ứng như thế
nào? Thuộc loại tập tính gì?
+ Khi nhìn thấy bạn đang hút thuốc lá? Em sẽ hành động như thế
nào? Đó là loại tập tính gì?

*Yêu cấu đối với HS:
- Nêu được khái niệm tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Biết ứng dụng kiến thức về tập tính học được trong đời sống.
*Bốc thăm nhóm lên trình bày kết quả PHT số 1(10 phút)
- Các nhóm khác nghe, góp ý và thảo luận.
* GV: nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và đưa ra kết luận cuối
cùng hoặc các chú ý và chiếu kết quả phiếu học tập số 1.
Nhiệm vụ 1: - Mỗi nhóm phải làm 1 video quay quá trình sử dụng điện
của gia đình mình vào thời điểm nào đó trong ngày, nhưng ít nhất phải
có 1 thành viên của gia đình ở nhà.
- Độ dài của video 2 – 3 phút (chú ý có thể lồng các câu hỏi về quá
trình sử dụng điện trong video để hỏi các nhóm khác)
- Tìm hiểu ý nghĩa về giờ Trái Đất
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu học tập (PHT) số 2 và 3 cho các nhóm.
Yêu cầu
- Các nhóm đều phải hoàn thành nội dung trong PHT số 2 và 3 trước
khi đến tiết học tiếp theo.
Gv phân công nhiệm vụ chuyên trách cho từng nhóm
- Nhóm 1. Thuyết trình phần hình thức học tập quen nhờn, in vết và
điều kiện hóa bằng powerpoint cùng với video minh họa.
13


- Nhóm 2. Thuyết trình phần hình thức học ngầm và học khôn bằng
powerpoint cùng với video minh họa.
- Nhóm 3. Thuyết trình phần tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ
bằng powerpoint cùng với video minh họa.
- Nhóm 4. Thuyết trình phần tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính
xã hội bằng powerpoint cùng với video minh họa.

Chú ý:
- Các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 3-5
phút. Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh.
- Nội dung phong phú, và đặc trưng cho hình thức học tập mà các
em muốn trình bày.
- Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung
video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể
đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi).

Tiết 2. Hình Thành kiến thức
Tên hoạt
động

Nội dung hoạt động

HĐ 1:
Sử dụng
tiết
kiệm
điện
(5 phút)

GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm
HS: Các nhóm trình chiếu video về quá trình sử dụng điện tại gia
đình mình và nêu ý nghĩa của giờ Trái đất
- Các nhóm khác xem, góp ý bổ sung và rút ra các chú ý khi sử
dụng điện để vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.
+ Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện hoặc cầu giao khi không sử
dụng thiết bị hoặc khi đi ra ngoài.
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện có gắn ngôi sao năng lượng của

Bộ công thương.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm
(Sáng từ 9h30- 11h30; Tối từ 17h00 - 20h00).
+ Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì
quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều
khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.
+ Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện...
HS: Sự kiện “Giờ Trái đất” được tổ chức trên toàn thế giới, nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm
năng lượng, hướng đến việc giảm lượng khí thải điôxit cacbon (loại
khí gây ra hiệu ứng nhà kính), đồng thời qua đó đánh động sự chú ý
của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, cùng tham gia tắt đèn
trong Giờ Trái đất.
Sự kiện “Giờ Trái đất” năm 2015 sẽ diễn ra từ 20h30 đến
21h30 vào ngày 28/3/2015.
Chiến dịch Giờ Trái đất 2016 có chủ đề: “Hành động nhỏ, ý
nghĩa lớn” diễn ra từ 20h30 đến 21h30 vào ngày 19/3/2016.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.
14


HĐ 2.
Tìm
hiểm về
các hình
thức học
tập phổ
biến ở
động vật
(10phút)


GV: Yêu cầu ban giám khảo lên làm nhiệm vụ
Ban giám khảo: + gồm 5 HS là đại diện của 5 nhóm cử ra:
+ Thông qua các tiêu chí chấm điểm cho các nhóm
+ Trình bày rõ ràng, chính xác : 10 điểm
+ Nội dung phong phú, hấp dẫn : 10 điểm
+ Đúng thời gian 10 điểm (5 phút)
+ Tổ chức được trò chơi hoặc câu hỏi hay thu hút được nhiều
hs tham gia 20 điểm.
+ Quy trình :
Nhóm 1: Các hình thức học tập quen nhờn, in vết, điều kiện hóa
Bước 1:
- Nhóm 1: bốc thăm đại diện lên thuyết trình
- Đại diện nhóm: giới thiệu độ dài của video và các câu hỏi
(hoặc trò chơi) mà các nhóm khác phải trả lời (hoặc tham gia)
sau khi xem xong video.
- Yêu cầu các nhóm phải có giấy bút để ghi chép
Bước 2: Sau khi xem xong video và phần thuyết trình các nhóm còn
lại trả lời câu hỏi.
- 1 đại diện của nhóm 1 sẽ làm trọng tài.
- Các nhóm thảo luận
Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và đưa ra
kết luận cuối cùng hoặc các chú ý.
- Nhóm 2: Trình bày các hình thức học ngầm, học khôn.
Yêu cầu đối với học sinh: Phải phân biệt được các hình thực học
tập, quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn (PHT 2)
GV: Đưa ra tình huống:1. Một em nhỏ khi lên thành phố chơi đã
phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là đàn gà mẹ con ở thành phố luôn
đi rất thong thả trên vỉa hè, khi có người đi tới thì mẹ con nhà gà chạy
dạt vào phía trong vỉa hè, không có con nào lao ra ngoài đường loạn

xạ như gà ở quê.
Theo em, hành vi của mẹ con nhà gà ở thành phố thuộc loại tập tính
gì? Giải thích?
HS: Thuộc loại tập tính học được, dạng quen nhờn.
Giải thích: Do đường phố luôn đông người và xe đi lại, không gây
nguy hiểm cho gà nên gà phớt lờ. Dưới lòng đường nhiều xe đi lại 
Sau vài lần chạy ra rồi lại chạy vào, gà rút kinh nghiệm  gà không
đi xuống lòng đường và khi có người đi tới thì gà không bị giật mình
hoảng loạn  Đàn gà bình tĩnh đi vào phía trong của vỉa hè.
GV: yêu cầu hs trả lời các câu hỏi trong PHT số 2
- Theo em thói quen đi học muộn là một thói quen tốt hay xấu?
Em hãy chỉ ra nguyên nhân khiến cho nhiều bạn học sinh hay đi
học muộn? Tại sao lại phải đi học đúng giờ?
- là 1 thói quen xấu
- Nguyên nhân: ngủ dậy muộn, còn rẽ đi chơi trước khi đến
15


trường…..
- vì: + để đảm bào thời gian và hiệu quả học tập của bản thân và mọi
người xung quanh. Tiết kiệm thời gian, hình thành tính kỉ luật tốt
HĐ 3:
- Nhóm 3. Thuyết trình phần tập tính sinh sản, tập tính di cư
Tìm hiểu - Nhóm 4. Thuyết trình phần tập tính sinh sản, tập tính di cư , tập tính
các dạng xã hội.
tập tính GV: Chiếu đáp án phiếu học tập số 3 để củng cố kiến thứ.
phổ biến Ban giám khảo: cử đại diện nhận xét và công bố điểm các nhóm.
ở động
GV. Tuyên dương các nhóm làm tốt, và động viên khích lệ các nhóm
vật

làm chưa tốt để lần sau làm tốt hơn.
(15phút)
GV đưa tình huống: Một bạn nhỏ được mẹ cho đi xem xiếc thú, bạn
thấy có các tiết mục như: Khỉ đi xe đạp, Hổ chơi bóng, Chó làm
HĐ 4. toán… Bạn nhỏ rất thích thú nhưng không hiểu tại sao những con vật
Vận
này lại có thể làm được như thế. Em hãy giải thích giúp bạn nhỏ này?
dụng
HS: Những động vật này học theo những hành vi của con người,
những được con người huấn luyện dựa vào tập tính học được dạng điều
hiểu biết kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinnơ) của động vật. Đây là
về tập kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng. Mỗi một
tính của động vật thì có một người huấn luyện riêng, khi chúng làm đúng thì
động vật được thưởng, sai không được thưởng. Sau nhiều lần học tập và rút
vào đời kinh nghiệm, chúng sẽ làm đúng như yêu cầu của người huấn luyện.
sống và Do đó, khỉ biết đi xe đạp, hổ biết chơi bóng và chó biết làm toán…
sản xuất
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi, mỗi bạn sẽ nêu 1 ví dụ
10 phút)
về vận dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống và
sản xuất. Sau đó sẽ thảo luận ý tưởng của mình với bạn bên cạnh.
Nhóm 2 người sẽ trình bày ý kiến trước cả lớp.
HS: phải nêu được:
- Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng
vào trong đời sống và sản xuất.
+ Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo … làm xiếc
+ Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại .
+ Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.
+ Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm…
GV: Tiếp tục cho học sinh thảo luận cặp đôi, mỗi bạn sẽ nêu 1 ví dụ

về tập tính học được chỉ có ở người, đặc biệt là các tập tính học được
trong cuộc sống, học để trở thành công dân tốt. Sau đó sẽ thảo luận ý
tưởng của mình với bạn bên cạnh. Nhóm 2 người sẽ trình bày ý kiến
trước cả lớp.
HS: Dựa vào những hiểu biết về tập tính giáo dục cho thế hệ trẻ giữ
gìn vệ sinh môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
tập thể dục buổi sáng, tính kỉ luật (đi học đúng giờ, không vứt rác
bừa bãi…), biết chia sẻ cảm thông…
16


Tiết 3. Hoạt động trải nghiệm và luyện tập (Vận dụng)
Tên hoạt
động
Hoạt
động 1:
Trải
nghiệm

Thời gian
hoạt động
30 phút

HĐ 2:
Luyện
tập (vận
dụng)

10 phút


Nội dung hoạt động
- MC: giới thiệu chương trình, chủ đề của cuộc thi và
ban giám khảo
- Ban giám khảo: + gồm 5 HS là đại diện của 5
nhóm cử ra:
+ Thông qua các tiêu chí chấm điểm cho các nhóm
+ Đúng chủ đề : 10 điểm
+ Nội dung hay, hấp dẫn : 10 điểm
+ Đúng thời gian 10 điểm (3-5 phút)
+ Diễn xuất tốt (20 điểm).
- Diễn xuất cúa các nhóm
- GV : nhận xét, rút kinh nghiệm
- Ban giám khảo công bồ kết quả và trao thưởng cho
các nhóm đạt điểm số cao
GV: Nêu vấn đề: Tại sao người ta lại nói gia đình là
“tế bào của xã hội” dựa vào kiến thức của mình em
hãy lí giải câu nói trên
GV: đưa tình huống 1.
Bạn sẽ phản ứng như thế nào, khi gặp các tình huống
sau và hãy cho mọi người lời khuyên hữu ích:
- Bạn ngửi thấy mùi ga ở trong nhà.
- Bạn là người đầu tiên phát hiện ra đám cháy.
- Bạn không biết bơi nhưng lại bị ngã xuống nước
hoặc bạn nhìn thấy một người bị ngã xuống nước ở
nơi vắng vẻ.
- Bạn thấy một người đi đường bị tai nạn, do bất cẩn
khi đi trên một đoạn đường vắng, nằm bất động và có
máu chảy ra ở trên đầu.
HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Nếu ngửi thấy mùi ga: Tháo pin điện thoại ( nếu

mang điện thoại theo người)  khóa van an toàn của
bình ga  mở hết cửa  dùng cuốn vở, quạt nan, tờ
bìa quạt nhẹ cho khí ga bay đi cho tới khi hết mùi ga.
Tuyệt đối không bật công tắc điện, quạt, sẽ gây nổ
ngay.
=> Lời khuyên: + Bình tĩnh, không hô hoán gây náo
loạn. Không mở cửa ngay làm cho khí ga tràn ra
ngoài, nếu có người hút thuốc hoặc bật lửa sẽ bắt vào
khí ga gây nổ.
+ Tạo thói quen khóa van an toàn sau khi tắt
bếp; không bật điện ngay khi vào nhà; ngửi xem
trong nhà có mùi lạ không.
17


HĐ 3:
Hướng
dẫn về
nhà

5 phút

+ Hãy sử dụng robot báo ga.
- Nếu là người đầu tiên phát hiện ra đám cháy: Hãy
sử dụng “3 phút vàng”. vừa hô vừa dập tắt ( dùng
nước, dùng chăn, áo…). Trong vòng 3 phút đầu 
cháy nhỏ  chúng ta có thể dập tắt ngay, sau 3 phút
đám cháy không thể kiểm soát được  gọi cứu hỏa
114.
- Khi bị ngã xuống nước mà không biết bơi  bình

tĩnh, sử dụng lực đấy Acximet  Nín thở, đập chân,
tay nhô lên để thở (hãy nghĩ rằng mình đang tập bơi);
nếu nhìn thấy người bị rơi xuống nước ở nơi vắng vẻ
 vừa hô vừa tìm que đưa cho người đó bám vào và
kéo lên.
- Nếu thấy người bị tai nạn trên đường: Dùng điện
thoại gọi cấp cứu hoặc gọi taxi  lấy máy của người
bị nạn gọi tới cuộc vừa nhận để thông báo cho người
nhà biết. Nếu taxi đến trước thì đưa luôn người vào
viện rồi thông báo cho người nhà bệnh nhân.
=> Lời khuyên: Trước các tình huống xấu trong cuộc
sống cần bình tĩnh, nếu hoảng sợ sẽ làm cho sự việc
nghiêm trọng hơn. Để thoát hiểm, cần phải rèn luyện
các kĩ năng sống.
Tình huống 2. Em hãy liệt kê một số thói quen của
em mà em cho là tốt cần duy trì; các thói quen em cho
là xấu, cần phải bỏ; các thói quen tối thiểu cần phải có
trong cuộc sống?
HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Thói quen tốt:
+ Ở nhà: Thực hiện“3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống
sạch”.
+ Ở trường: Thực hiện tốt nội quy trường học.
+ Ở trên đường đi: Thực hiện tốt luật giao thông
đường bộ.
- Thói quen xấu: + Xả rác bừa bãi; hút thuốc; ham
mê điện tử; lười học…
- Thói quen tối thiểu cần có: Các kĩ năng thoát hiểm;
các kĩ năng bảo vệ bản thân; các kĩ năng sống …( tìm
hiểu qua mạng internet)…

GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thiện các bài báo cáo và
kịch bản các tình huống nộp lại cho GV vào tiết sau;
- Trả lời các câu hỏi phần vận dụng, làm bài tập .
- Nghiên cứu bài mới: Sinh trưởng ở thực vật
Sưu tầm các video về sinh trưởng ở thực vật.
18


- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp theo PHT.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy tôi đã kết hợp với kiểm tra cùng một đề với nội
dung như nhau trong 7 phút sau khi kết thúc bài giảng ở lớp TN(11A1) và lớp
ĐC (11A3). Đề được bố trí dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để
đảm bảo tính khách quan giữa 2 nhóm lớp. Kết quả bài kiểm tra bài thể hiện qua
bảng 1,2.
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1
Bài KT
số 1

Nhóm

S
è bµi
(n)

Møc
díi TB
(%)

3


10.4
1
4.44

§C
5
TN

3
6

Møc
trung
b×nh
(%)
37.5
28.8
9

Møc
kh¸
(%
)
45.8
4
55.5
5

Møc

giái
(%
)
6.25
11.1
2

Biểu đồ .1.
Đường biểu
diễn tần
suất kết quả
bài kiểm tra
của lớp TN
và ĐC
*Nhận
xét:
Qua
bảng 1 biểu
đồ 1 cho thấy, tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm đạt điểm 7 trở lên cao hơn lớp đối
chứng.
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2
Bµi
KT sè
2

Nhã
m

Sè bµi Møc díi
(n)

TB ( % )

Møc TB
(%)

§C

35

6.25

Møc
kh¸
(%)
35.42
50

Møc
giái
(%)
8.3
3
62.
8.8
22
9

TN

36


4.44

24.45

*Nhận xét:
19


Qua bảng 2 cho thấy, đường tần suất của lớp thực nghiệm điểm trên 7 luôn
cao hơn và nằm bên phải so với đối chứng và có sự tịnh tiến về bên phải so với
lần kiểm tra 2.

Biểu đồ .2. Đường biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra số 2 của lớp TN và ĐC
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở các lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm
khá giỏi đều cao hơn các lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và
dưới trung bình của các lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy
học sinh các lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong
những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học
sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động “đóng vai”, số lượng học sinh tham
gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo,
chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.
Trong chương trình trung học phổ thông, quá trình đổi mới phương pháp
dạy học, cũng như kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh là dựa trên nền sách giáo khoa hiện hành. Vì vậy, quá trình đổi mới phải
tiến hành từ từ, có thể áp dụng cho từng phần nhỏ trong bài dạy hoặc trong các
bài kiểm tra sao cho vừa đảm bảo kiến thức, kĩ năng cho học sinh theo chuẩn
kiến thức kĩ năng vừa phát triển được các năng lực của học sinh.
+ Đa số HS đã thể hiện được sự tự tin khi trình bày ý kiến, suy nghĩ, ý
tưởng trước nhóm, tổ, lớp.

+ Rèn được cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin.
+ Rèn cho HS kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác
trong hoạt động nhóm.
+ Với HS lớp 11 A3, các em đã có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy
của trường, lớp, có ý thức học tập tốt hơn. Các em có thêm được các KNS cơ
bản như KN giao tiếp, ứng xử với thầy cô và bạn bè, biết quan tâm tới các vấn
đề xã hội…
20


+ Với HS lớp 11A1, các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, các em đã
mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, các em tích cực
tham gia các hoạt động nhóm nhiều hơn…

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trước những nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo,
biết làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi nền giáo dục nước ta
phải cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương pháp
dạy học, phương pháp đánh giá. Với phương pháp dạy được tôi thể hiện trong
đề tài này, tôi cảm thấy rất tâm đắc, các em học sinh tỏ ra rất hứng thú và các em
còn đề nghị tôi cho các em làm nhiều bài như thế nữa.
Việc áp dụng đề tài trong thực tiễn dạy học đã và sẽ đem lại những ý nghĩa
thực tiễn sau;
21


- Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục
của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị,

trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học lí
thuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, hài hòa và lành mạnh.
- Rèn cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổ
chức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm
thông chia sẻ...
* Triển vọng vận dụng và phát triển
- Đề tài có thể áp dụng cho chương trình môn sinh ở mọi cấp học, không chỉ
trong môn sinh học mà còn có thể ứng dụng sang các môn học khác.
- Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh.
- Đề tài này mới chỉ đề cập đến một chủ đề trong chương trình sinh học 11, vì
vậy cần thiết kế và ứng dụng vào các bài dạy, các chủ đề trong chương trình
sinh học phổ thông để có thể áp dụng rộng rãi.
3.2. Kiến nghị
Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối, mà giáo viên phải biết
tìm tòi, học hỏi, thực hiện, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm, phối hợp nhiều
phương pháp tích cực để việc giảng dạy được nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Hàng năm, Sở đều có tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên,
nên tôi rất mong muốn các sáng kiến kinh nghiệm được giải sẽ được phổ biến
rộng rãi đến các nhà trường để tất cả giáo viên được học hỏi kinh nghiệm.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi không thể tránh khỏi những sai
sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và đồng nghiệp!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá ; ngày 20 tháng 4 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY

Người viết

Nguyễn Thị Hạnh

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đức Kiên, Nguyễn Thị Thu Huyền - “Sinh học 11” - NXB giáo dục
Việt Nam - 2011.
2. Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu
Phương, Lê Thị Tâm, Trần Quý Thắng, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi - “Giáo
dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường Trung học phổ thông” - NXB
giáo dục Việt Nam - 2010
3. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên. “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11”. - NXB
giáo dục Việt Nam. - Tái bản lần thứ nhất.
4. Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương,
Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi – “Giáo dục
kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp ở trường THPT”.
5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học phổ thông
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
23


7. Nguồn internet với các trang web: www.google.com.vn,
www.youtube.com.vn

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong giờ học


24


×