Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bài 3 GDCD 10 cách thức vận động và phát triển của thế giới vật chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.2 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản
trở thành một nước công nghiệp, hội nhập cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng
và chất lượng trên mặt bằng dân trí cao.
Nghị quyết Đại hội VIII, về giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh với những
nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. Đó sẽ là những công dân tương lai, những
người lao động mới phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, my
dục, thể dục, lao động; những người đã xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh,
sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và
hạnh phúc.
Để hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường phổ thông
phải có chương trình và nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước,
con người Việt Nam đồng thời phải phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tất cả
yêu cầu đó phải được quán triệt trong tất cả các chương trình và nội dung học
tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung và trường phổ thông
trung học nói riêng. Vì vậy mỗi môn khoa học được giảng dạy trong trường phổ
thông đều có phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Môn giáo dục công
dân đã được xác định là một môn khoa học xã hội trong trường trung học phổ
thông, điều này nói lên vị trí quan trọng của môn giáo dục công dân vì nó góp
phần đào tạo những người lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức và
năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, vừa có ý
thức trách nhiệm với cộng đồng lại có ý thức trách nhiệm với gia đình và bản
thân. Hơn nữa môn giáo dục công dân không chỉ cung cấp cho những công dân
tương lai, những tri thức vừa khái quát hóa, mà còn trực tiếp giáo dục cho học


sinh những tri thức về thế giới quan một cách tương đối hệ thống toàn diện, giúp
cho học sinh hiểu đúng quy luât phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và của tư
duy; đồng thời cũng giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá
nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển lịch
sử xã hội, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn
1


có ý thức vươn tới cái cao đẹp. Chính trên cơ sở những tri thức đó học sinh sẽ
hình thành dần những quan điểm mới, khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ
hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, khi thế giới đang có biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, khi mọi mặt của cuộc
sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc mà trên đất nước ta đang có
những biến đổi toàn diện thì vị trí của môn giáo dục công dân lại càng trở nên
quan trọng. Đó là một tất yếu khách quan buộc người giáo viên phải nhận thức
đấy đủ và đúng đắn vị trí của bộ môn từ đó sửa chữa và tránh được những
khuynh hướng sai lầm để góp phần vào việc thực hiện “chiến lược con người”
mà chúng ta đang triển khai trong tư duy và hành động.
Các phương pháp giảng dạy cổ truyền chỉ làm cho học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ. Nghĩa là dùng mọi cách tác động vào đối tượng học sinh sao cho trong một
thời gian ngắn người học sinh thu được một khối lượng tri thức xác định. Với
phương pháp đó người học sẽ tiếp thu tri thức một cách thụ động, ít sáng tạo cần
thiết trong tư duy. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giáo
dục công dân đã kích thích được nhu cầu thu nhận tri thức của học sinh, từng
bước hình thành và phát triển năng lực tư duy khoa học, độc lập, sáng tạo, biết
tự mình đặt ra và giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong tương lai. Mà còn
thông qua đó xây dựng phương pháp tư duy khoa học, hình thành phát triển thói
quen cũng như năng lực nắm bắt những thành tựu mới của khoa học và vận
dụng tri thức đó vào thực tiễn đạt kết quả cao. Xuất phát từ những vấn đề cấp
thiết trên tôi chọn đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bài 3 giáo

dục công dân 10: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy bài 3 giáo dục công dân 10: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy
nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng.
Phân tích hiệu quả của phương pháp giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin
trong quá trình giảng dạy phần triết học nói chung và bài 3 lớp giáo dục công
dân lớp 10 nói riêng, để từ đó hướng cho học sinh khả năng lĩnh hội tri thức một
cách linh hoạt, phát huy được khả năng tự học, tự tư duy sáng tạo của học sinh,
nhất là học sinh lớp 10 bước đầu được tiếp cận với phần triết học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2


- Học sinh khối 10 (gồm 3 lớp từ A1 đến A3 )Trường trung học phổ thông Đặng
Thai Mai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp.
- Qua các kênh thông tin: Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
- Qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp
giảng dạy môn Giáo dục công dân.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết để có thế hòa nhập vào xu thế phát triển chung của
thế giới thì đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục ở trung học phổ thông gắn
bó chặt chẽ và thực chất là nằm trong khuôn khổ giáo dục phổ thông nói chung.
Như vậy, đổi mới chương trình phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục
tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo

dục kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình.
Nghị quyết số 40/2000/QH10 quốc hội khóa 9 đã khẳng định mục tiêu của
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là: Xây dựng nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển trong khu vực và thế giới.Văn bản đồng thời yêu cầu: Đôi mới chương
trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương
pháp giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa,
tăng cường tính thực tiễn ky năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến
thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự truyền thống
kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học,
thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ
cấu nguồn nhân lực, bảo đảm sự thống nhất về kiến thức và ky năng, có phương
án vận dụng chương trình sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
của các địa bàn khác nhau.

3


Để thực hiện tốt nội dung giảng dạy và hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn
học, người giáo viên phải tuân theo những yêu cầu thiết yếu trong việc truyền
thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh vì bản chất của quá trình dạy học là
quá trình giảng dạy của thầy và học tập của học sinh, là quá trình xử lí thông tin,
chuyển giao thông tin của thầy giáo và thu nhận thông tin, xử lí thông tin của
học sinh. Căn cứ vào mục đích và nội dung của môn học, kết cấu các loại tri
thức, thầy giáo cần có phương pháp giáo dục và giáo dưỡng thích hợp. Để xây
dựng và phát triển một phương pháp giảng dạy cho môn học phải căn cứ vào

nhiều yếu tố, trong đó mục đích và nội dung của môn học giữ vai trò quan trọng.
Mỗi một môn học có một phương pháp giảng dạy nhất định, không thể dùng
phuơng pháp giảng dạy của môn này thay cho phương pháp giảng dạy của môn
khác. Vì vậy căn cứ vào đặc trưng của bộ môn giáo dục công dân với những tri
thức mang tính chất tổng hợp, khái quát về triết học, kinh tế chính trị học, chủ
nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật, đường lối xây dựng đất nước theo
một hệ thống tri thức xác định. Đồng thời để có được phương pháp chuyển giao
và giúp học sinh tiếp nhận, xử lý thông tin đúng đắn, đòi hỏi giáo viên phải có
được một phương pháp dạy học vừa đảm bảo sao cho nội dung khoa học của bộ
môn được học sinh tiếp nhận một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, mặt khác
phải phản ánh đúng sự phát triển của đất nước con người Việt Nam. Do đó để
phát huy trí lực học sinh bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
giáo dục công dân là một trong những phương pháp hình thành tri thức học sinh,
phát triển tư duy sáng tạo, thế giới quan khoa học, niềm tin của học sinh từ đó
sáng tạo ra mục đích hoạt động xã hội xác định.
2.2. Thực trạng dạy và học môn GDCD
Cùng với sự vận động và phát triển liên tục của nhà trường. Trong quá
trình giảng dạy các môn học nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng,
giáo viên đã không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương
pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng
học tập của học sinh. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của
nước ta hiện nay thì trên thực tế cho đến nay vẫn chưa khắc phục được căn bản
tình trạng yếu kém về cả mặt nội dung và phương pháp giảng dạy nên hiệu quả
giảng dạy và học tập môn học này chưa đáp ứng dược yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt với bộ môn giáo dục công dân 10 có phần triết

4


học, đây là phần học thiên về lý luận. Nếu giáo viên không biết vận dụng linh

hoạt phương pháp dạy thì kết quả sẽ không cao.
Qua thống kê số liệu đã được điều tra và nghiên cứu từ các thông tin
ngược của học sinh về thực trạng giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân
của trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai, với tổng số học sinh 135 em
được điều tra tại 3 lớp 10A1, 10A2, và 10A3 đã thu được kết quả như sau:

STT Ý kiến đánh giá
1
2
3

SL(HS)

Tỷ lệ
%
96
74
22

Giáo viên giảng dạy nhiệt tình
130
Giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình 100
Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
30
Giáo viên có kết hợp phương pháp thuyết trình với
4
20
14
công nghệ thông tin
Từ kết quả thống kê trên, tôi nhận thấy: các giáo viên dạy môn giáo dục

công dân của trường đều nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao với nghề
nghiệp.
Có 130/135 học sinh được điều tra (chiếm tỷ lệ 96%) đã đánh giá các thầy
cô là những giáo viên giảng dạy nhiệt tình.
Có 100/135 học sinh được điều tra (chiếm tỷ lệ 74%) cho rằng giáo viên
giảng dạy sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, ít vận dụng thực tiễn,
thậm chí vẫn còn tình trạng đọc cho học sinh chép.
Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, có 30/135 (chiếm tỷ lệ 22%)
nhận xét rằng giáo viên chưa sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, vẫn còn
nặng về phương pháp thuyết trình cô đọc- trò chép như vậy làm cho giờ học
nhàm chán kém hấp dẫn và không hiệu quả.
Việc sử dụng phương pháp thuyết trình với công nghệ thông tin trong
giảng dạy có 20/135 (chiếm tỷ lệ 14%). Hầu như giáo viên ít sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ trong bài giảng nên dẫn đến kết quả đánh giá của học sinh là
đúng.
Nhìn vào kết qua tôi nhận thấy thực trạng giảng dạy môn giáo dục công
dân ở trường phổ thông nói chung là: giáo viên chưa có sự đổi mới phương pháp
dạy học, vẫn dạy học theo phương pháp truyền thống, phương pháp thuyết trình
là chủ yếu. Quá trình giảng dạy vẫn mang nặng truyền thụ mặt lý thuyết nhằm

5


cung cấp khái niệm, phạm trù, quy luật. Vấn đề vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
giảng dạy môn giáo dục công dân hoặc đưa những vấn đề mang tính thực tiễn
vào làm sáng tỏ lý thuyết còn hạn chế.
Song song với việc dạy của thầy cô bộ môn giáo dục công dân là việc tiếp
thu kiến thức của trò. Trên thực tế các thầy cô sử dụng phương pháp cổ truyền
chưa áp dụng công nghệ thông tin vào bải giảng dẫn đến học sinh không phát
huy được năng lực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức trên lớp, cũng

như năng lực tự học ở nhà. Theo thói quen ỷ lại thầy đọc trò chép, kiến thức là
của thầy, trò chờ sẵn chép. Qua khảo sát kết quả như sau:
TT
1
2
3
4
5

Xếp loại
SL (HS)
Tỷ lệ %
Giỏi
20
14
Khá
40
29
Trung bình
65
48
Yếu
10
9
Kém
0
0
Kết quả trên phản ánh thực trạng học tập của học sinh chưa cao, tỷ lệ khá,
giỏi còn thấp, đặc biệt tỷ yếu còn 9%. Điều này phản ánh phần nào thực trạng
dạy học môn giáo dục công dân chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển

giáo dục. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học,
một mặt vừa nâng cao chất lượng dạy học, mặt khác, sẽ đạt kế quả cao về chất
lượng môn học, tạo hứng thú học tập của học sinh đối với môn học.
Bên cạnh việc điều tra thông qua ý kiến của học sinh, để có cái nhìn toàn
diện, tôi còn trưng cầu ý kiến của 10 giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn và
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân về thực trạng sử dụng các
phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân ở Trường trung học phổ thông
Đặng Thai Mai và kết quả như sau:
STT
Đánh giá của giáo viên
SL(GV)
Tỷ lệ %
1
Thuyết trình
7
70
2
Vấn đáp, đàm thoại
6
60
3
Trực quan
3
30
4
Sử dụng phương pháp dạy học hiện đại
3
30
Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng
5

2
20
dạy

6


Theo thống kê trên tôi nhận thấy:
- Có 7/10 chiếm 70% ý kiến giáo viên đánh giá chỉ sử dụng phương pháp thuyết
trình.
- Có 6/10 chiếm 60% ý kiến giáo viên kết hợp vấn đáp đàm thoại do đặc trưng
môn học giáo viên phải giải thích những khái niệm, quy luật trừu tượng.
- Có 3/10 chiếm 30% ý kiến giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan.
- Có 3/10 chiếm 30% ý kiến giáo viên đánh giá là có sử sụng các phương pháp
dạy học hiện đại.
- Có 2/10 chiếm 20% ý kiến giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
Theo tôi tỉ lệ này mới phản ánh có mức độ có sử dụng chứ chưa thường
xuyên vì :
Thứ nhất, việc sử dụng phương tiện dạy học như máy chiếu Overhead,
máy chiếu Projector chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, do việc các phương tiện dạy học còn hạn chế, trường chỉ có 2
phòng máy, trong khi đó chương trình của trung học phổ thông có tới 12 môn
học lý thuyết cần sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Với những lý do
trên dẫn đến giáo viên ít sử dụng các phương tiện dạy học, trừ những lúc thao
giảng, hoặc dự giờ thường xuyên.
Có 20% ý kiến đánh giá của giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin
trong giờ dạy giáo dục công dân.
Kết quả cho thấy giáo viên chưa kết hợp thường xuyên các công nghệ mới
đặc biệt là công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu thực trạng dạy môn giáo dục công dân ở
trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy rằng: giáo viên tổ bộ môn ở trường
trung học phổ thông đều nhiệt tình, yêu nghề, có nhiều cố gắng trong dạy học bộ
môn, có kết hợp các phương pháp dạy học nhằm đạt kết quả dạy học cao. Nhưng
do đặc thù của môn học nên chủ yếu vẫn chưa sử dụng phương pháp ứng dụng
công nghệ thông tin dẫn tới hoạt động học và dạy vẫn còn hạn chế, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì thế chất lượng và kết
quả học tập của học sinh chưa cao.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Từ nghiên cứu thực trạng dạy và học môn giáo dục công dân tại trường
trung học phổ thông tôi thấy: Cần phải đổi mới phương pháp dạy học truyền
thống, khắc phục những hạn chế của nó, có sự kết hợp các phương pháp và
7


phương tiện dạy học khác, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông sẽ làm cho việc dạy và học trở nên tích cực hơn. Đặc biệt với phần triết
học giáo dục công dân lớp 10 lại càng cần phải sử dụng công nghệ thông tin
thường xuyên trong giảng dạy.
Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là sự đan xen của
phương pháp thuyết trình với phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy
học hiện đại một cách phù hợp trong từng đơn vị kiến thức bài giảng.
Để làm cho tri thức triết học tại bài 3: Sự vận động và phát triển của thế
giới vật chất bớt tính trừu tượng, gắn với thực tiễn, bằng sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin, tôi áp dụng như sau
Thứ nhất, tôi lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim, thiết kế sơ đồ phù
hợp với nội dung tri thức môn học cũng như điều kiện dạy học.
lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài học có tính thiết
thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin,
phim, ảnh không phù hợp,không chuyển tải được nội dung bài học dẫn đến làm

giảm hiệu quả bài dạy.
Thiết kế sơ đồ qua phần mềm Microsoft PowerPoint và sử dụng máy
chiếu, những nội dung cơ bản đã được mô hình hóa lần lượt theo thứ tự trong
thuyết trình để học sinh theo dõi và làm sáng tỏ thêm vấn đề trình bày.
Thứ hai, tôi lựa chọn cách trình bày nội dung bài học phù hợp với sơ đồ,
hình ảnh, video đã định.
Trong bước này, tôi chú ý cách đưa sơ đồ, hình ảnh, đoạn phim thích hợp
với nội dung bài học, phát huy cao nhất kích thích tư duy cảm hứng của người
học làm hoạt động dạy và học trở nên tích cực có hiệu quả.
Từ những nội dung và yêu cầu trên tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng
công nghệ thông tin vào thực dạy Bài 3 giáo dục công dân 10 phần triết: Sự vận
động và phát triển của thế giới vật chất.
Bài 3 - SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng.

8


- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất và phát triển là khuynh
hướng chung của quá trình vận động của sự vật hiện tượng trong thế giới khách
quan.
2. Về kĩ năng.
- Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- So sách được sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển
3. Về thái độ.
Xem xét SVHT trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

II. Các năng lực hình thành ở học sinh:
Thông qua bài học này nhằm phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy phê phán
ở học sinh.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
- GV sử dụng phương pháp dạy hoc:
- phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại, đọc hợp tác.
- Ky thuật dạy học: Hợp tác , ky thuật thảo luận nhóm…
IV. Phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin, bài tập tình huống giáo dục công dân 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
- Tranh ảnh, phiếu học tập
V. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy giải thích tại sao con người có thể nhận thức và cải tạo được thế
giới khách quan?
3. Học bài mới.
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1. Khởi động:
* Mục tiêu
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về vận
động và phát triển.
- Rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức cho học sinh.
* Cách tiến hành
- Bằng việc sử dụng công nghệ thông tin như dùng máy chiếu,
giáo viên đưa ra một số hình ảnh cho học sinh nhận thức như
sau:


9

5. Xã hội nguyên
thủy


1. xe chạy

2.Quạt đang quay

3. nước bốc hơi

4.cây xanh quang hợp

5. Xã hội nguyên thủy

6. xã hội phong kiến
1
0


- Giáo viên đặt câu hỏi: Từ những ví dụ trên em hãy chỉ ra
đâu là vận động đâu là phát triển?
- Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
* Giáo viên chốt lại: các hình ảnh trên đều là vận động , vận
động diễn ra phổ biến đối với tất cả các sự vật hiện tượng và
được chia thành 5 hình thức cơ bản; đặc biệt có những vận
động được coi là sự phát triển ( như ở ví dụ 5 và 6- sự vận

động tiến lên từ thấp đến cao, từ xã hội nguyên thủy lên xã
hội phong kiến). Vậy vận động là gì có những hình thức nào,
như thế nào là sự phát triển chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội
dung bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm vận động.
* Mục tiêu
- HS nêu được khái niệm vận động, lấy được ví dụ về vận
động
- rèn luyện năng lực tư duy nhận thức cho học sinh
* Cách tiến hành
Giáo viên chiếu lên màn hình VD (phần in nghiêng trang 19
SGK). cho học sinh nghiên cứu. Sau đó đăt câu hỏi:
? Em hãy quan sát xung quanh em có SVHT nào không
vận động không? có ý kiến: “Con tàu thì vận động còn đường
tàu thì không” em có suy nghĩ gì?
1. Thế giới vật chất
luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận
động.

- Gv gọi 3 học sinh trả lời
- GV đặt câu hỏi: Theo em có sự vật, hiện tượng nào không
vận động không? Cho ví dụ
- Giáo viên nhận xét: Quan sát các sự vật hiện tượng trong
thế giới khách quan, ta thấy chúng có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, chúng luôn luôn vận động và biến đổi, có những biến
1
1



đổi chuyển hóa ta có thể quan sát được và có những biến đổi
chuyển hóa mà ta không nhìn thấy được, nhưng thực ra nó
đang vận động, như cái bảng, cái bàn, chậu nước, nhìn thấy
nó đứng im nhưng nó vẫn đang vận động vì cấu tạo nên
chúng là các nguyên tử, các phân tử, các hạt cơ bản; hơn nữa
trái đất luôn quay… Vì vậy tất cả đều vận động.
-Khái niệm: Vận động
- Theo nghĩa triết học thế nào là vận động?
là sự biến đổi nói
chung của các sự vật
hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội.
Hoạt động 2: Trên cơ sở các hình ảnh, video qua màn hình,
học sinh thảo luận lớp các hình thức vận động cơ bản của
thế giới vật chất.
* Mục tiêu
- Học sinh nêu được 5 hình thức vận động , lấy được ví dụ
- rèn luyện năng lự tự học, tự khám phá của học sinh
* Cách tiến hành: Dùng máy chiếu các hình thức vận động
- Gv gọi học sinh đọc lần lượt từng hình thức vận động và lấy
ví dụ
- GV hỏi Các hình thức vận động có mối quan hệ với nhau
không? theo chiều hướng nào? Hình thức nào là cao nhất.
- Gv nhận xét kết luận: Có 5 hình thức vận động cơ bản, theo
chiều hướng từ thấp đến cao, trong đó vận động xã hội là cao
nhất, có thể bao hàm các hình thức trên
- Ví dụ vận động cơ học: Dùng máy chiếu một hình ảnh
vận động viên thể thao đang chạy từ A sang B


b.Vận
động

phương thức tồn tại
của thế giới vật chất.
( giảm tải)
c. Các hình thức vận
động cơ bản của thế
giới vật chất.
- Vận động cơ học: là
sự di chuyển vị trí của
các vật thể trong
không gian
- Vận động vật lý: sự
vận động của các phân
tử, hạt cơ bản...
– cho ví dụ
- Vận động hóa học:
quá trình hóa hợp và
phân giải các chất –
cho ví dụ
- Vận động sinh học:
1
2


- Vận động cơ học

sự trao đổi chất giữa
cơ thể sống với môi

trường – cho ví dụ
- Vận động xã hội: sự
biến đổi thay thế các
xã hội trong lịch sử –
cho ví dụ
* Mối quan hệ giữa
các hình thức vận
động
- Có mối quan hệ chặt
chẽ
- Dạng vận động sau
bao giờ cũng cao hơn
và bao hàm vận động
trước.

- Vận động vật lý

1
3


- Vận động hóa học

2. Thế giới vật chất
luôn luôn phát triển.
a. Thế nào là phát
triển.

- Vận động sinh học


- Phát triển là khái
niệm dùng để khái
quát những vận động
theo chiều hướng tiến
Hoạt động 3: Học sinh xử lý các thông tin tìm hiểu vấn đề lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản dến phức tạp,
phát triển:
từ kém hoàn thiện
* Mục tiêu:
đến hoàn thiện hơn.
- Học sinh nêu được khái niệm phát triển.
- Hình thành cho học sinh năng lực tư duy nhận thức, phán Cái mới ra đời thay thế
cái cũ, cái tiến bộ thay
đoán.
thế cho cái lạc hậu.
* Cách tiến hành
- Gv đưa ra các ví dụ:
VD 1: Sự biến hóa của sinh vật từ vô bào, đến đơn bào rồi
đến đa bào.
VD2: Sự thoái hóa của một loài động vật
VD3: Nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp
1
4


lạnh ngưng tụ thành nước.
VD 4: Học sinh từ lớp 9 lên lớp 10
- GV hỏi:
Câu hỏi 1: Trong các ví dụ trên ví dụ nào được coi là sự phát
triển? Hãy giải thích.

Câu hỏi 2: Theo em tất cả mọi sự vận động có phải đều là
phát triển không? vì sao?
Câu hỏi 3: Sự biến đổi như thế nào của SVHT được gọi là sự
phát triển?
- Gv gọi 3- 4 học sinh trả lời,
- Gv nhận xét và kết luận
Sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng có quan hệ
mật thiết với nhau, không có vận động thì không có sự phát
triển, song không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát
triển mà chỉ có những sự vận động theo chiều hướng tiến lên
từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mới
được coi là sự phát triển.
- GV giải thích cho học sinh phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời lấy ví dụ chứng minh.
Hoạt động 4: Đàm thoại tìm hiểu vấn đề phát triển là khuynh
hướng tất yếu của thế giới vật chất.
* Mục tiêu :
- Học sinh nắm được phát triển là khuynh hướng tất yếu của
thế giới vật chất
- rèn luyện kĩ năng nói , kĩ năng tự tin cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi : Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa vận
động và phát triển?
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức của
nhiều môn học để làm sáng tỏ vấn đề này?
Tổ chức cho học sinh cả lớp đọc, phân tích phần in
nghiêng trong sách giáo khoa trang 22. phân tích cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong giai đoạn 1954
- 1975.
? Giai đoạn cách mạng này diễn ra đơn giản hay phức tạp?

? Có lúc nào quanh co hay thụt lùi không? kết quả cuối
cùng là gì?
GV nhận xét và đưa ra kết luận?
Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra một
cách đơn giản, thẳng tắp, mà quanh co phức tạp đôi khi có
bước thụt lùi, song khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là
cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
? Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân?

b.Phát triển là khuynh
hướng tất yếu của thế
giới vật chất.
- Vận động có nhiều
khuynh hứớng, trong
đó vận động tiến lên
(phát triển) là khuynh
hướng tất yếu của thế
giới vật chất.
* Bài học:
- Luôn luôn nhìn nhận
sự vật hiện tượng trong
trạng thái vận động
- Tuân theo sự vận
động của quy luật tự
nhiên và xã hội.
- Luôn ủng hộ cái mới,
cái tiến bộ.

1
5



3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về vận động
và phát triển
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Cách tiến hành:
- GV ra bài tập cho học sinh
Bài tập 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng
Những sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên sau đây không
vận động, biến đổi( Hiểu theo nghĩa Triết hoc)
A. Đường ray tàu hỏa
B. Hòn đá
C Người đang chạy xe trên đường
D. Không tìm thấy SVHT nào không vận động
Bài tập 2. Học sinh làm bài tập 6 sgk trang 23
Bài tập 3.Theo em một học sinh chuyển từ cấp trung học cơ
sở lên trung học phổ thông có được coi là sự phát triển
không? Vì sao
4. Hoạt động vận dụng.
* Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được từ việc tiếp thu
nội dung vận động và phát triển vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực nhận thức, năng lực hợp tác cho học sinh.
* Cách tiến hành
1) Giáo viên yêu cầu :
a. Tự liên hệ :
1. Em hãy chỉ ra những hình thức vận động trong lớp học 10A1.
2. Chỉ ra quá trình phát triển của bản thân em( từ khi ra đời đến hiện tại – học

sinh lớp 10)
Ví dụ phát triển về thể chất( chiều cao , cân nặng) ; phát triển về tư duy nhận
thức.
b. Nhận diện xung quanh
Hãy nêu nhận xét của em về sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.
c. Giáo viên định hướng cho học sinh
- Học sinh tôn trọng quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan.
5. Hoạt động mở rộng
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu sự vận động phát triển của giới tự nhiên ;
Sự vận động phát triển của các chế độ xã hội trong lịch sử ở Việt Nam
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1
6


Kết quả của việc sử dụng công nghệ thông tin trong bài giảng giáo dục
công dân được thể hiện thông qua phiếu điều tra học sinh. Tôi đã tiến hành điều
tra 135 học sinh lớp 10 ( 3 lớp ) và kết quả đạt được như sau :
Bảng thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra.
SL
Tỷ lệ
Nội dung câu hỏi
Các phương án trả lời
(HS)
%
(1) Bài học hôm nay có đem lại bổ a. Rất bổ ích
110
81
ích cho bạn không ?

b. Bổ ích
20
15
c. Ít bổ ích
5
4
d. Không bổ ích
0
0
(2) Các phương tiện dạy học của a. Rất hứng thú
120
88
giáo viên có đem lại hứng thú cho b. Hứng thú
11
8
bạn không ?
c. Bình thường
4
4
d. Chán và mệt mỏi
0
0
(3) Theo em việc sử dụng phương a. Bài giảng sinh động
5
4
tiện dạy học hiện đại trong dạy b. Thu hút sự chú ý của 70
52
học môn GDCD có ưu điểm gì ?
người học
c. tăng khả năng lĩnh 50

37
hội tri thức
d. Kích thích tư duy và 10
7
hứng thú học tập
e. Gây mất tập trung 0
0
chú ý
(4) Bạn thích môn học GCD a. Rất thích
60
44
không ?
b. Thích
70
52
c. Không thích
0
0
d. Bình thường
5
4
(5) Bạn có kiến nghị gì về cách a. Không có ý kiến
80
59
dạy của giáo viên ?
b. Giảng ky hơn
20
15
c. Tăng nhiều câu hỏi,
so sánh phân tích

30
21
d. Liên hệ lý luận với 5
5
thực tiễn
e. Giảng thật hay để háp 0
0

1
7


dẫn
Với kết quả điều tra như trên cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và bài 3 lớp 10 nói riêng đã
đem lại cho học sinh hứng thú tham gia vào bài học một cách chủ động, tích cực
hơn, bài học đạt hiệu quả cao hơn.
Kết quả thu được tại 3 lớp thực dạy như sau

Lớp

SS

Tỉ lệ giỏi

Tỉ lệ khá

Tỉ lệ TB

10A1


45

35%

60%

5%

10A2

45

20%

65%

15%

10A3

45

15%

67%

18%

3. Kết luận và kiến nghị

3.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, các giải pháp
thực hiện tại trường trung học phổ thông, tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Áp dụng phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã ít
nhiều được thực hiện trong hệ thống nhà trường. Nhưng mỗi phương pháp,
phương tiện có ưu điểm, nhược điểm riêng. Để khắc phục những hạn chế và
phát huy được những ưu điểm các phương pháp thì việc kết hợp sử dụng công
nghệ thông tin trong bài giảng là rất cần thiết đối với bộ môn giáo dục công dân.
Hơn nữa đối với học sinh trường trung học phổ thông tôi thực dạy thì điều kiện
học tập còn hạn chế, một số em còn thụ động trong học tập, chưa tích cực, chưa
nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tác dụng của môn giáo dục công dân. Mặt
khác phương pháp dạy học của giáo viên còn chưa có sự đổi mới vì vậy học sinh
ít có điều kiện phát huy tính tích cực học tập, độc lập, tự giác, sáng tạo của
mình. Do đó chỉ giảng dạy bằng phương pháp thuần túy cổ truyền sẽ không tạo
được tính tích cực học tập của học sinh.
Sử dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giáo dục công dân đã phát
huy được tính tích cực của học sinh. Song để việc giảng dạy có hiệu quả cao cần
phải tuân thủ những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải thực hiện đúng quy trình đối với giáo viên như quy trình
thiết kế bài giảng kết hợp công nghệ thông tin, lựa chọn đơn vị kiến thức trong
chương trình giáo dục công dân phù hợp với từng hình ảnh, video, hay âm thanh
gắn với thực tiễn
Thứ hai, là phải thực hiện đúng quy trình đối với học sinh: Học sinh nắm
kiến thức, ghi nhớ kiến thức, biết liên hệ lý luận với thực tiễn…

1
8


Ngoài việc thực hiện đúng quy trình, cần quan tâm tới những điều kiện cần

thiết với giáo viên, đối với học sinh, đối với nhà trường.
3.2.Kiến nghị
Để hầu hết các giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn giáo dục công
dân nói riêng thực hiện một cách đồng bộ phương pháp sử dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh,
nghĩa là đề tài trên được thiết thực, tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau:
Nhà trường cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất như phòng máy, phòng
học đặc thù, tài liệu giáo trình phục vụ cho việc dạy và học, cần tạo điều kiện
cho thư viện cung cấp đầy đủ tài liệu, sách sách giáo khoa cho học sinh.
Giáo viên cần chú ý nâng cao nhận thức tự học, tự bồi dưỡng trình độ
chuyên môn và sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại.
Học sinh cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn học để có ý
thức vươn lên trong học tập.
Trên đây là một kinh nghiệm mà tôi đã trực tiếp áp dụng trong thực dạy
những năm học qua nói chung và năm học 2017 -2018 nói riêng. Tôi xin được
đưa ra để bạn bè đồng nghiệp tham khảo, bổ sung cho bài dạy đi đến hoàn thiện
và nhờ đó nâng cao dần vị thế của bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC
1
9


Trang
1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài

1


1.2.Mục đích nghiên cứu

2

1.3.Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2.Thực trạng dạy và học môn GDCD

4

2.3.Các giải pháp thực hiện

7

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

3. Kết luận, kiến nghị

3.1.Kết luận

18

3.2.Kiến nghị

19

Tài liệu tham khảo

20

2
0


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10
2. Hướng dẫn giảng dạy chuẩn môn giáo dục công dân lớp 10
3. Sách giáo viên môn giáo dục công dân lớp 10

2
1



×