Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số phương pháp giải nhanh bài tập phản ứng oxi hóa khử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.26 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
1.MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..................3
2.3. Giải pháp thực hiện .......................................................................................4
2.3.1. Phương pháp bảo toàn electron...................................................................4
2.3.2. Phương pháp ion – electron................................................................10
2.3.3. Phương pháp quy
đổi.................................................................................12
2.3.4.
Bài
tập
tự
giải............................................................................................14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................17
3.1.Kết luận.........................................................................................................17
3.2.Kiến nghị.......................................................................................................18
Tài liệu tham khảo ......................................................................................19
Danh mục các SKKN đã được xếp loại........................................................20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong bối cảnh mới và xu thế mới của giáo dục hiện đại, tình hình kinh tếxã hội mới của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiên đại hóa, thực tiễn
của đời sống, đã đặt ra cho giáo dục THPT là đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường theo định hướng “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động sang tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động
đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh” và một
trong những điều mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học ở THPT là đổi
mới cách học của học sinh, cố gắng làm cho học sinh”được suy nghĩ nhiều hơn,
hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của
mình nhiều hơn”. Nên xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay là tăng
cường khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở cả 3 phương diện: lý thuyết, thực
hành và ứng dụng. Từ đó giáo viên phải biết lồng ghép các dạng bài tập phù hợp
vào bài giảng để học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức bài học.
Xu thế chung hiện nay và trong tương lai là việc kiểm tra đánh giá học sinh
bằng hình thức trắc nghiệm. Trong những năm gần đây, đối với môn hóa học, kỳ
thi THPT quốc gia với cấu trúc đề thi 100% là trắc nghiệm. Điều này đồi hỏi học
sinh phải tìm ra những cách giải nhanh nhất có thể.
Qua những buổi làm bài tập và kiểm tra cho thấy đa số học sinh chỉ biết
giải bài tập về phản ứng oxi hóa – khử theo cách thông thường (viết các phương
trình phản ứng, lập các phương trình đại số,…) với cách giải này, học sinh mất
nhiều thời gian, thậm chí có một số bài học sinh không thể tìm ra đáp số.
Trong nhiều năm qua, đề thi tuyển sinh các khối A, B luôn có sự hiện diện của
của các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử. Đề tài này đặc biệt phục vụ cho học
sinh ôn tập thi tuyển sinh, cũng có thể áp dụng để giải nhanh các bài tập đơn
giản trong kiểm tra định kỳ trên lớp.
- Với hình thức thi trắc nghiệm học sinh thường phải mất nhiều thời gian
khi giải những bài tập tính toán, đặc biệt là những bài tập về phản ứng oxi hóa khử. Nếu các em vẫn giải bài tập theo hướng trắc nghiệm tự luận như trước đây
thì thường không có đủ thời gian để hoàn thành một bài thi của mình. Để giải
quyết những vấn đề đó cần tìm ra những phương pháp giải nhanh nhằm tiết kiệm

thời gian.
Trong chương trình phổ thông, học sinh gặp không ít những bài tập về oxi
hóa - khử liên quan đến axit sunfuric đậm đặc, axit nitric, muối nitrat và các
phản ứng nhiệt luyện điều chế kim loại,… Với những bài tập này, việc áp dụng
các phương pháp giải đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn do các em chưa
nắm rõ các phương pháp giải và phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Giải
pháp đặt ra là giới thiệu cụ thể nội dung các phương pháp giải nhanh bài tập về
phản ứng oxi hóa – khử để học sinh có thể vận dụng các phương pháp đó một
cách có hiệu quả.
2


Đề tài này giới thiệu với học sinh ba phương pháp: phương pháp bảo toàn
electron, phương pháp ion – electron và phương pháp quy đổi. Các phương pháp
nêu trên sẽ giúp cho học sinh giải các bài tập về phản ứng oxi hóa khử một cách
dễ dàng, mất ít thời gian.
Xuất phát từ suy nghĩ đấy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp
giải nhanh bài tập phản ứng oxi hóa – khử”. Nhằm phục vụ cho công việc
giảng dạy, nâng cao phương pháp giảng dạy của mình, giúp học sinh có hướng
tư duy logic và làm tư liệu cho đồng nghiệp tham khảo.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm giúp cho giáo viên cải thiện phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng bài giảng.
- Giúp các em làm quen với một số dạng bài tập trong hóa học, cùng với cách
giải quyết vấn đề
- Nghiên cứu và đề cập một số phương pháp áp dụng bài tập vào bài giảng
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp giải nhanh bài tập phản ứng oxi hóa – khử được áp dụng
với bộ môn Hóa học từ học kì 2 lớp 10 đến hết lớp 12 trường THPT Trần Ân
Chiêm.

Năm học: 2015- 2016 các lớp 12A1, 12A2, 12A3
Năm học: 2016- 2017 các lớp 12B1, 12B2
Năm học: 2017- 2018 các lớp 12C1, 12C2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp: Đưa ra những bài tập cơ bản có tính khái quát
- Phương pháp thống kê: Thống kê những bài tập cùng dạng và có tính phân loại
trình độ học sinh cao
- Phương pháp nêu vấn đề: Đưa ra những dạng bài tập có “vấn đề”, từ đó giúp
học sinh giải quyết những vấn đề đó.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giáo dục phổ thông nước ta, đang thực hiện bước chuyển, từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định
hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện
mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận
dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng
lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này
nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Trong một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có: Cải tiến các
phương pháp dạy học truyền thống; Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học;
Vận dụng dạy học định hướng hành động; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy
học và công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học; Sử dụng các kĩ thuật dạy học
phát huy tính tích cực và sáng tạo …
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông và
đổi mới phương pháp dạy học do Bộ, Sở giáo dục và đào tạo triển khai thực
3



hiện. Trong những năm qua, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ vận dụng những
kinh nghiệm từ thực tiễn, phương pháp, cách thức để công việc giảng dạy đạt kết
quả cao nhất, đem lại hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp các em khắc sâu
kiến thức đã học và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống.
Qua thực tế quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ một số đồng nghiệp,
tôi thấy rằng, với các tiết học chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
và đồ dùng dạy học thông thường, có rất nhiều học sinh tỏ ra không mấy hứng
thú với bài học, từ đó các em thiếu sự tập trung, tìm tòi, sáng tạo và hiệu quả học
tập không cao, nội dung bài học đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển
năng lực cá nhân. Đầu năm học 2017 – 2018 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng
học tập của học sinh lớp 12C1, 12C2 và thu được kết quả như sau:
Lớp12C1
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
45HS
0 0%
7
15,6%
29
64,4%
9
20%
Lớp12C2
Giỏi
Khá
Tb
Yếu

40HS
0 0%
5
12,5%
25
62,5%
10
25%
Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy: việc áp dụng các phương pháp giải đối
với học sinh còn gặp nhiều khó khăn do các em chưa nắm rõ các phương pháp
giải và phạm vi áp dụng của từng phương pháp…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp dạy học. Vì
vậy giới thiệu cụ thể nội dung các phương pháp giải nhanh bài tập về phản ứng
oxi hóa – khử để học sinh có thể vận dụng các phương pháp đó một cách có hiệu
quả và việc “làm mới” tiết học và tạo hứng thú cho học sinh là rất cần thiết.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Vận dụng các phương pháp: phương pháp bảo toàn electron, phương pháp
ion – electron và phương pháp quy đổi vào việc giải các bài tập về phản ứng oxi
hóa – khử.
2.3.1. Phương pháp bảo toàn electron: (Sử dụng tiện lợi cho các trường hợp
xảy ra nhiều phản ứng oxi hóa – khử hoặc thông qua nhiều giai đoạn)
a. Nội dung: “Trong phản ứng oxi hóa - khử thì tổng số mol electron do các chất
khử nhường bằng tổng số mol electron do các chất oxi hóa nhận”
Quy trình áp dụng phương pháp bảo toàn electron.
Bước 1: Xác định chất khử và chất oxi hóa (dựa vào số oxi hóa, nếu chất khử,
chất oxi hóa có nhiều trạng thái oxi hóa (ví dụ như sắt) chỉ cần quan tâm trạng
thái số oxi hóa đầu và trạng thái số oxi hóa cuối, thậm chí không cần quan tâm
đến việc cân bằng các phương trình phản ứng.
Bước 2: Viết các quá trình nhường và nhận electron. (kèm theo số mol tương
ứng của các chất trong mỗi quá trình.

Bước 3: Từ định luật bảo toàn electron suy ra phương trình liên hệ giữa số mol
electron nhường và số mol electron nhận.
*Lưu ý:
- Khi cần tìm số mol (khối lượng) của một chất nào đó, có thể áp dụng định
luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố để hỗ trợ.

4


- Một hỗn hợp gồm nhiều kim loại có hóa trị không đổi và có khối lượng
cho trước sẽ phải nhường một số mol electron không đổi cho bất kỳ tác nhân oxi
hóa nào. Và các tác nhân oxi hóa hỗn hợp đó sẽ nhận lượng số mol electron
bằng nhau.
*Cách tính số mol NO3- ; SO42- (trong axit HNO3 và H2SO4 đặc) tạo muối và
bị khử khi tham gia phản ứng với kim loại.
- Xét kim loại M có số oxi hóa khi tham gia phản ứng oxi hóa – khử với HNO 3
là +n (n>0)
- Gọi số mol của kim loại M là là a. Từ quá trình oxi hóa M → M +n + ne suy ra
số mol electron mà M nhường là n.a
- Giả sử N+5 (trong HNO3) bị khử xuống Nx. Theo phương pháp bảo toàn
electron thì số mol electron mà N+5 nhận bằng n.a
Quá trình khử
N+5 + (5-x) → Nx
mol:

na
5 x

← n.a→


na
5 x

(1)

- Trong phản ứng thu được muối M(NO 3)n nên số mol NO3- cần để tạo muối gấp
n lần số mol của kim loại M. Vậy nNO3- tạo muối bằng n.a (2)
- Từ (1) và (2) ta có mối liên hệ giữa số mol NO 3- tạo muối và số mol Nx (sản
phẩm khử thu được) được biểu thị bằng biểu thức sau:
nno 

3

nN x



n.a
5  x
n.a
5 x

- Hay nói cách khác, số mol NO3- tạo muối bằng số mol electron kim loại
nhường bằng số mol electron N+5 nhận.
- Từ đây, suy ra số mol HNO3 phản ứng bằng số mol NO3- tạo muối + số mol N+5
nhận electron.
- Tương tự đối với chất oxi hóa là H2SO4 đặc.
- Giả sử S+6 (trong H2SO4) bị khử xuống S+x. Theo phương pháp bảo toàn
electron thì số mol electron mà S+6 nhận bằng n.a
Quá trình khử

S+6 + (6-x) → S+x
mol:

na
6 x

← n.a→

na
6 x

(1’)

- Trong phản ứng thu được muối M 2(SO4)n nên số mol SO42- cần để tạo muối
bằng

na
2

(2’)

Từ (1’) và (2’) ta có mối liên hệ giữa số mol SO 42- tạo muối và số mol S+x (sản
phẩm khử thu được) được biểu thị bằng biểu thức sau:
n So 2 
4

nS x

na
6 x

 2 
n.a
2
6 x

- Hay nói cách khác, số mol SO42- tạo muối bằng
nhường bằng

1
số mol electron kim loại
2

1
số mol electron S+6 nhận.
2

5


- Từ đây, suy ra số mol H2SO4 phản ứng bằng số mol SO42- tạo muối + số mol S+6
nhận electron.
- Khối lượng muối của kim loại thu được sau phản ứng bằng khối lượng kim
loại phản ứng cộng với khối lượng NO3- (hoặc SO42-) tạo muối.
b. Các ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Cho 8,3 g hỗn hợp hai kim loại Al, Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4
đặc, nóng dư, thu được 6,72 lí khí SO2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 2,7g ; 5,6g
B. 5,4g ; 4,8g
C. 9,8g ; 3,6g

D. 1,35g ; 2,4g
Hướng dẫn giải:
6,72

Số mol của SO2 = 22,4 0,3mol
Gọi x là số mol của Al, Y là số mol của Fe.
*Quá trình khử:
S+6 + 2e → S+4
0,6mol ← 0,3mol
0
*Quá trình oxi hóa: Al → Al3+ + 3e Fe0 → Fe3+ + 3e
xmol →
3x
ymol →
3y mol
Theo phương pháp thăng bằng electron ta có: 3x + 3y = 0,6 (1)
Theo đề bài ra ta có: 27x + 56y = 8,3 (2)
Từ (1) và (2) ta tìm được x = 0,1 mol ; y = 0,1 mol
Khối lượng của mỗi kim loại:
mAl = 27x0,1 = 2,7g
;
mFe = 56x0,1 = 5,6g
*Cách 2: HS viết 2 phương trình phản ứng, dựa vào số liệu đề bài lập hệ hai
phương trình giải tìm được số mol của 2 kim loại. Từ đó suy ra khối lượng của 2
kim loại.
*Nhận xét: Với bài tập này HS có thể tìm theo hai cách tương đối dễ dàng, tuy
nhiên với những bài tập phức tạp hơn như những bài bên đưới thì việc giải theo
cách 2 sẽ gặp khó khăn.
Ví dụ 2: Khi cho 9,6g Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, thấy có
49g H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4, nước và sản phẩm khử X. X là:

A. SO2
B. H2S
C. S
D. SO2 và S
Hướng dẫn giải:
Dung dịch H2SO4 đậm đặc vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường. Gọi a là số oxi
hóa của S trong X.
*Quá trình oxi hóa
Mg0

Mg2+ +
2e
*Cách 1:

9,6
0,4 mol → 0,4 mol
24
49
0,5mol
Tổng số mol H2SO4 đã dùng là:
98

0,8 mol

Số mol H2SO4 đã dùng để tạo muối bằng số mol Mg2+ = 0,4 mol.
Vậy số mol H2SO4 đã dùng oxi hóa Mg là: 0,5 – 0,4 = 0,1 mol.
*Quá trình khử:
S+6
+ (6-a)e → Sa
0,1mol → (6-a).0,1 mol

Theo phương pháp bảo toàn electron ta có: (6-a).0,1 = 0,8 → a = -2
Vậy X là H2S.
6


*Nhận xét: Nếu học sinh giải theo cách thông thường thì phải chia ra 3 trường
hợp X là H2S, S, SO2.
Ví dụ 3: Cho 1,35g hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được
1,12 lít NO và NO2 có khối lượng mol trung bình là 42,8. Biết các khí đo ở đktc.
Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65
B. 7,28
C. 4,24
D. 5,69
Hướng dẫn giải:
Từ thể tích hỗn hợp NO ; NO 2 (1,12 lit) và khối lượng mol trung bình (42,8) ta
tìm được số mol của NO và NO2 lần lượt là 0,01 mol và 0,04 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Cu, Mg, Al trong 1,35g hỗn hợp.
*Quá trình khử:
N+5 + 3e
→ N+2 (NO)
0,03 mol ← 0,01 mol
+5
N
+ 1e
→ N+4 (NO2 )
0,04 mol ← 0,04 mol
0
*Quá trình oxi hóa:
Cu → Cu2+ + 2e

xmol → x
2x
0
2+
Mg → Mg
+ 2e
ymol →
y
2y
0
3+
Al → Al
+ 3e
z mol → z
3z
Theo phương pháp bảo toàn electron ta có: 2x + 2y + 3z = 0,03 + 0,04 = 0,07
Từ đây, ta suy ra được khối lượng muối nitrat sinh ra là:
m = mCu(NO3)2 + mMg(NO3)2 + mAl(NO3)3
= 1,35 + 62. (2x + 2y + 3z)
= 1,35 + 62.0,07 = 5,69 g
Ví dụ 4: (Theo câu 5/136 SGK lớp 10 nâng cao) Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi.
A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8g Mg và 8,1g Al tạo ra 37,05g hỗn
hợp các muối clorua và oxit của 2 kim loại. Xác định thành phần % theo khối
lượng và thể tích mỗi chất trong hỗn hợp A.
Hướng dẫn giải:
Từ đề bài tìm được số mol của Mg và Al lần lượt là 0,2 mol và 0,3 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol của Cl2 và O2
*Quá trình oxi hóa:
Al0 → Al3+ + 3e
0,3mol →

0,9 mol
0
2+
Mg → Mg
+ 2e
0,2mol →
0,4 mol
0
*Quá trình khử:
Cl2
+ 2e → 2Cl
x→
2x mol
0
2O2
+ 4e → 2O
y→
4y mol
Theo phương pháp bảo toàn electron: 2x + 4y = 0,9 + 0,4 = 1,3 (1)
Theo định luật bảo toàn khối lượng: 71x + 32y + 4,8 + 8,1 = 37,05 (2)
Từ (1)và (2) ta tìm được x, y và từ đó tìm được thành phần của các chất trong A.
Ví dụ 5: (TS ĐH A 2007) Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol
1:1)Bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 (đktc) và
7


dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá
trị của V là: A. 4,48
B. 5,6
C. 3,36

D. 2,24
Hướng dẫn giải:
Từ tỉ khối của X đối với H2 ta tính được tỉ lệ mol 2 khí là 1:1. Đặt số mol mỗi
khí là x.
Gọi số mol mỗi kim loại là y, ta có:
56y + 64 y = 12 → y = 0,1
0
*Quá trình oxi hóa
Cu → Cu2+ + 2e
0,1mol →
0,2
0
3+
Fe → Fe
+ 3e
0,1mol →
0,3
+5
*Quá trình khử
N
+ 3e
→ N+2 (NO)
3x mol ← x mol
+5
+4
N
+ 1e
→ N (NO2)
x mol ← x mol
Theo phương pháp bảo toàn electron: 3x + x = 0,2 + 0,3 → x = 0,125

Vậy, V = 0,125 x 22,.4 x 2 = 5,6 lit.
*Nhận xét: Đối với ví dụ 3 và ví dụ 4 nếu học sinh giải theo cách thông thường
thì học sinh phải viết rất nhiều phương trình phản ứng, đặt nhiều ẩn số. Từ giả
thuyết kết hợp với kỹ thuật ghếp ẩn số toán học để suy ra đáp số.
Ví dụ 6: (TSĐH B 2007) Nung m g bột sắt trong oxi, thu được 3 g hỗn hợp
chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 (dư), thoát ra 0,56 lit
NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,52
B. 2,22
C. 2,62
D. 2,32
Hướng dẫn giải: Trong bài toán này hỗn hợp X gồm Fe và các 3 oxit của sắt
nên ta chỉ cần chú ý đến trạng thái đầu và trạng thái cuối của sắt.
0,56

NNO = 22,4 0,025mol

nFe=

m
mol
56

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng ta có mO = 3 - m
Fe0

*Quá trình oxi hóa:




Fe3+

m
mol →
56

*Quá trình khử:

O0

3 m
mol
16

3e

3m
mol
56

+

3 m

16

+

→ nO =


2e
2.



O2-

3 m
16

N+5 + 3e
→ N+2 (NO)
0,075 mol ← 0,025 mol
Theo phương pháp bảo toàn electron ta có:

3m
2(3  m)
0,075 
=> m = 2,52 g
56
16

Ví dụ 7: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2O3 ở nhiệt độ cao một
thời gian người ta thu được 6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa
tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí
B duy nhất có tỉ khối so với H2 bằng 15. Giá trị m là:
A. 5,56
B. 6,64
C. 7,2
D. 8,81

Hướng dẫn giải:
8


0,448

MB = 15.2 = 30 → B là NO có số mol = 22,4 0,02mol
Ở bài toán này, ta nhận thấy sắt không bị thay đổi trạng thái oxi hóa.(trạng thái
đầu và cuối sắt đều có số oxi hóa là +3). CO là chất khử, HNO 3 là chất oxi hóa.
Vì vậy đặt số mol của CO là x.
*Quá trình nhận electron:
N+5 + 3e
→ N+2 (NO)
0,06 mol ← 0,02 mol
+2
*Quá trình nhường electron:
C
→ C+4 + 2e
x mol →
x
2x
Theo phương pháp bảo toàn electron: 2x = 0,06 → x = 0,03 mol
Ta có sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + CO → A + CO2
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta suy ra được: m = 6,72 + mCO2 –mCO
→ m = 6,72 + 44.0,03 – 28.0,03 = 72 g
Ví dụ 8: Trộn 0,54g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng
nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch
HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là: 1:3. Thể
tích (đktc) của khí NO, NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lit và 0,672 lit

C. 2,24 lit và 6,72 lit
B. 0,672 lit và 0,224 lit
D. 6,72 lit và 2,24 lit
Hướng dẫn giải:
Xét trong cả quá trình, thực chất chỉ có Al thay đổi số oxi hóa nên ta có
*Quá trình oxi hóa
Al0 → Al3+ + 3e
0,02mol →
0,06 mol
Gọi x là số mol của NO → số mol NO2 là 3x mol.
*Quá trình khử:
N+5 + 3e
→ N+2 (NO)
3x mol ← x mol
+5
+4
N
+ 1e
→ N (NO2)
3x mol ← 3x mol
Theo phương pháp bảo toàn electron ta có 6x = 0,06 → x = 0,01
Vậy thể tích của NO và NO2 lần lượt là: 0,224 lit và 0,672 lit.
Ví dụ 9: Hòa tan hết 16,3g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe. Trong dung
dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 . Cô cạn dung dịch sau phản ứng,
khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 51,8g
B. 55,2g
C. 69,1g
D. 82,9g
Hướng dẫn giải:

Cách thông thường:
Chất khử Mg, Al, Fe
Mg0 → Mg2+ + 2e
xmol → x
2x
0
3+
Al → Al
+ 3e
ymol → y
3y
0
3+
Fe → Fe
+ 3e
zmol → z
3z
+6
Chất oxi hóa:
S
+ 2e → S+4
1,1 ← 0,55 mol
Theo phương pháp bảo toàn electron: 2x + 3y + 3z = 1,1 (1)
9


Theo đề bài: 24x + 27y + 56z = 16,3 (2)
Khối lượng muối khan thu được bao gồm MgSO4, Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3
m = 120x + 171y + 200z.
Để tính m ta lấy 48x (1) + ( 2) ta được m = 48.1,1 + 16,3 = 69,1 g

Cách tính nhanh: Áp dụng công thức tính số mol SO42- trong muối.
Số mol SO42- tạo muối =

1
số mol e S+6 nhận = 0,55 mol
2

Vậy khối lượng muối thu được là
m = mKL + mSO42- tạo muối = 16,3 + 96.0,55 = 69,1g.
Ví dụ 10: Cho 18,4g hỗn hợp kim loại A và B tan hết trong dung dịch hỗn hợp
gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 0,2 mol NO và 0,3 mol SO 2. cô
cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là:
A. 42,2g
B. 63,3g
C. 79,6g
D. 84,4g
Hướng dẫn giải:
Trong bài toán này, nguyên tử khối và hóa trị của A, B chưa biết, nếu sử dụng
các phương pháp thông thường sẽ gặp khó khăn trong việc đặt ẩn, giải hệ
phương trình để tìm đáp số.
Áp dụng công thức tính số mol nNO3-, nSO42- tạo muối chúng ta sẽ tìm kết quả
dễ dàng hơn.
Quá trình nhận electron.
S+6 + 2e → S+4
0,6 ← 0,3 mol
+5
N
+ 3e
→ N+2 (NO)
0,6 mol ← 0,2 mol

+5
Vậy nNO3 tạo muối = số mol e N nhận = 0,6 mol
nSO42- tạo muối =

1
số mol e S+6 nhận = 0,3 mol
2

Từ đó ta tính được khối lượng muối khan thu được:
m = mKL + mNO3- + mSO42- = 18,4 + 62.0,6 + 96.0,3 = 84,4 g
Ví dụ 11: Cho 1,24g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng
nhau.
-Phần 1: bị oxi hóa hoàn toàn thu được 0,78g hỗn hợp oxit.
-Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lit khí H2 ở
đktc. Giá trị V là:
A. 2,24 lit
B. 0,112 lit
C. 5,6 lit
D. 0,224 lit
Hướng dẫn giải:
Khối lượng mỗi phần 1,24 : 2 = 0,62g
Số mol O kết hợp với 0,62g kim loại:

0,78  0,62
0,01mol
16

O0
+
2e → O20,1 mol→ 0,2 mol

Ở phần 2 do cùng oxi hóa hỗn hợp kim loại như trên nên H + của axit cũng nhận
0,02 mol electron theo quá trình sau
2H+ + 2e → H2
0,02mol → 0,01 mol
Vậy thể tích H2 thu được là: 0,01 . 22,4 = 0,224 lit
Quá trình tạo oxit:

10


2.3.2. Phương pháp ion – electron
Ngoài việc cân bằng oxi hóa – khử còn áp dụng giải các bài toán phản ứng
oxi hóa khử có môi trường (axit, bazơ, nước), tính lượng môi trường H + tham
gia phản ứng. Chỉ áp dụng cho dạng toán kim loại hoặc hỗn hợp các kim loại tác
dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như H 2SO4 đặc hoặc HNO3. Nếu học sinh
không biết phương pháp này mà sử dụng phương pháp khác để giải thì sẽ mất
thời gian và có thể không tìm ra kết quả của bài toán.
Đối với bài toán oxit kim loại hoặc hỗn hợp các oxit kim loại tác dụng với
axit theo phản ứng oxi hóa khử, khi sử dụng phương pháp ion – electron thì
ngoài số mol H+ tính theo bán phản ứng ion – electron còn có số mol H + lấy oxi
của oxit để tạo nước.
a. Cách viết các bán phản ứng oxi hóa – khử (quá trình oxi hóa và hóa trình
khử)
* Nếu phản ứng có axit tham gia.
Vế nào thiếu bao nhiêu oxi O thì them bấy nhiêu H2O để tạo ra H+ ở vế kia và
ngược lại.
Ví dụ: NO3- → NO
Vế phải thiếu 2O, them vào vế phải 2H2O để tạo vế trái 4H+, sau đó cân bằng
điện tích của bán phản ứng.
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

* Nếu phản ứng có bazơ tham gia.
Vế nào thiếu bao nhiêu O thì thêm lượng OH - gấp đôi để tạo nước ở vế kia và
ngược lại.
Ví dụ: Cr2O3 → 2CrO42Vế trái thiếu 5O, thêm vào vế trái 10OH- để tạo 5H2O bên vế phải, sau đó cân
bằng điện tích bán phản ứng.
Cr2O3 + 10 OH- → 2CrO42- + 5H2O + 6e
Ngoài ra, học sinh cần linh hoạt trong các trường hợp ngoại lệ.
* Phản ứng có nước tham gia.
- Sản phẩm phản ứng tạo ra axit (viết như phản ứng có axit tham gia)
- Sản phẩm phản ứng tạo ra bazơ (viết như phản ứng tạo ra bazơ)
MnO4+ 2H2O + 3e → MnO2 + 4OH* Học sinh chú ý sự thay đổi số oxi hóa của KMnO4 theo môi trường.
- Trong môi trường kiềm: tạo K2MnO4
- Trong môi trường trung tính và kiềm yếu: tạoMnO2, KOH
- Trong môi trường axit: tạo Mn2+
b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại chưa biết hóa trị hòa tan vừa đủ vào 800ml
dung dịch HNO3 sinh ra hỗn hợp gồm 0,2 mol N2 và 0,1 mol NO.Nồng độ của
dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 1,5M
B. 2,5M
C. 3,5M
D. 4,5M
Hướng dẫn giải:
Ta có:
2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O
2,4 mol
← 0,2 mol
+
2NO3 + 4H + 3e → NO + 2H2O
11



0,4 mol
← 0,1 mol
Từ 2 bán phản ứng trên ta suy ra được nHNO3 = nH+ = 2,4 + 0,4 = 2,8 mol.





 HNO3 

2,8
3,5M
0,8

*Nhận xét: Học sinh có thể dựa vào phương pháp bảo toàn electron để tìm số
mol NO3- tạo muối và số mol NO 3- nhận electron (theo cách này học sinh sẽ mất
thời gian nhiều hơn)
Ví dụ 2: Cho m gam hỗn hợp X gôm Fe, Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư,
thu được 6,72 lit khí hidro ở đktc. Tính thể tích dung dịch HNO 3 2M cần dùng
để hòa tan hết cũng m gam hỗn hợp trên? Biết lượng HNO 3 đã dùng dư 20% so
với lượng cần thiết và NO là sản phẩm khử duy nhất.
Hướng dẫn giải:
Vì cùng lượng m g hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
HCl dư, HNO3 dư nên tổng số mol electron nhận trong hai trường hợp này phải
bằng nhau.
Ta có:
2H+ +
2e → H2

6,72

0,6mol ← 22,4 0,3
2NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
0,8 ← 0,6 mol
Vậy số mol HNO3 phản ứng = 0,8 mol.
Vì lượng HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết nên:
Số mol HNO3 đã dùng = 0,8 + 0,8x20% = 0,96 mol
Vdd HNO3 = 0,96/2 = 0,48 lit
Ví dụ 3: Hòa tan m gam hỗn hợp Y gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (với nFeO:nFe2O3 =
1: 1) cần dung 200ml dung dịch HNO3 1,5M thu được x lit khí NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị của m, x lần lượt là:
A. 7,46g ; 0,24 lit
C. 52g ; 0,07lit
B. 52,2g ; 1,68 lit
D. 51,2g ; 1,68 lit
Hướng dẫn giải:
Vì hỗn hợp Y gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (với nFeO:nFe2O3 =
1: 1) nên ta xem hỗn hợp Y chỉ có Fe3O4.
Số mol H+ = nHNO3 = 0,15.2 = 0,3 mol
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
0,3 mol
Từ phương trình trên ta tính được nFe3O4=

3.0,3
0,3
mol và số mol của NO =
mol
28
28


→ mFe3O4 = 7,46g ; VNO = 0,24 lit.
2.3.3. Phương pháp quy đổi:
Một số bài toàn hóa học có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn
electron, bảo toàn nguyên tử, bảo toàn khối lượng song phương pháp quy đổi
cũng tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt, có thể vận
dụng vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh.
a. Dấu hiệu nhận biết dạng toán vận dụng phương pháp quy đổi nguyên tử.
- Bài toán hỗn hợp, trong đó tổng số chất và hợp chất nhiều hơn tổng số
nguyên tố tạo thành hỗn hợp đó.

12


- Bài toán hỗn hợp các oxit, sunfua của kim loại ; Xác định thành phần các
nguyên tố trong hỗn hợp phức tạp ; Các hợp chất khó xác định số oxi hóa
Cu2FeS2, Cu2FeS4,…
b. Các bước giải theo phương pháp quy dổi nguyên tử.
- Bước 1: Quy hỗn hợp chất về các nguyên tố tạo thành hỗn hợp. Đặt ẩn số
thích hợp cho số mol nguyên tử các nguyên tố trong hỗn hợp.
- Bước 2: Lập các phương trình dựa vào các định luật bảo toàn khối lương,
bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron và dựa vào các dữ kiện khác của đề bài
nếu có.
- Bước 3: Giải các phương trình và tính toán các kết quả bài toán yêu cầu.
c. Yêu cầu đối với học sinh khi giải bài tập bằng phương pháp quy dổi
nguyên tử.
Phương pháp quy đổi nguyên tử là phương pháp kết hợp những ưu điểm
của việc vận dụng các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố và bảo
toàn electron. Vì vậy để áp dụng có hiệu quả phương pháp này học sinh phải
thành thạo kỹ năng vận dụng các định luật bảo toàn trên.

d. Các chú ý khi sử dụng phương pháp quy đổi.
- Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) – (từ 3 chất trở lên) thành
hỗn hợp 2 chất hay chỉ còn 1 chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn
khối lượng của hỗn hợp.
- Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy dổi về 1
chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hóa – khử
nhất để đơn giản việc tính toán.
- Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm
đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này
ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn.
- Đối với hỗn hợp các oxit của sắt, khi quy đổi hỗn hợp về 1 chất là Fe xOy
thì oxit FexOy tìm được chỉ là oxit giả định không có thực.
e. Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: (TSĐH A 2008) Cho 11,36g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4
phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lit (đktc) NO (là
sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối
khan. Giá trị m là:
A. 49,09
B. 34,36
C. 35,5
D. 38,72
Hướng dẫn giải:
*Bước 1: Coi 11,36g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 là hỗn hợp của
xmol Fe và ymol O.
*Bước 2: →mhh = 56x + 16y = 11,36 (1)
Các quá trình oxi hóa khử.
Fe0 → Fe3+ + 3e
x mol →
3x
0

O
+
2e → O2ymol →
2y
+5
N
+ 3e
→ N+2 (NO)
0,18 mol ← 0,06 mol
13


Áp dụng phương pháp bảo toàn electron: 3x = 2y + 0,18 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được x = 0,16 mol và y = 0,15 mol.
Ta có: nFe(NO3)3 = nFe = 0,16 mol
Vậy: m Fe(NO3)3 = 0,16.242 = 38,72 g.
Ví dụ 2: (TSĐH B 2007) Nung m g bột sắt trong oxi, thu được 3 g hỗn hợp
chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 (dư), thoát ra 0,56 lit
NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,52
B. 2,22
C. 2,62
D. 2,32
Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp chất rắn X về 2 chất Fe, Fe 2O3 (chọn Fe2O3 vì khi tác dụng với
HNO3 số oxi hóa của Fe không thay đổi)
-Quá trình nhường electron:
Fe0 → Fe3+ + 3e
xmol →
3x

+5
-Quá trình nhận electron:
N
+ 3e
→ N+2 (NO)
0,075 mol ← 0,025 mol
Theo phương pháp bảo toàn electron: 3x = 0,075 → x = 0,025 mol
→ mFe2O3 = 3 – 56.0,025 = 1,6 gam
→ nFe (Trong Fe2O3) =

2.1,6
0,02mol
160

Vậy, m = (0,02 + 0,025).56 = 2,52 gam
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) với số mol mỗi chất là 0,1
mol, hòa tan hết vào dung dịch Y dư (gồm HCl và H 2SO4 loãng) thu được dung
dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO 3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngưng
thoát khí. Thể tích dung dịch Cu(NO 3)2 cần dung và thể tích khí thoát ra ở đktc
là:
A. 25ml ; 1,12 lit
B. 0,5 lit ; 22,4 lit
C. 50ml ; 2,24 lit
D. 50ml ; 1,12 lit
Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol FeO thành 0,1 mol Fe3O4.
Hỗn hợp X gồm: 0,2 mol Fe3O4 và 0,1 mol Fe tác dụng với dung dịch Y.
Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
0,2 mol →
0,2

0,4
+
2+
Fe + 2H → Fe + H2
0,1 mol →
0,1
Dung dịch Z gồm 0,3 mol Fe2+ và 0,4 mol Fe3+ tác dụng với Cu(NO3)2
3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,3 mol → 0,1
0,1
→ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lit
nCu(NO3)2 = ½ nNO3- = 0,05 mol.
→ Thể tích Cu(NO3)2 cần dùng: 0,05/1 = 0,05 lit = 50 ml.
2.3.4. Bài tập tự giải
Bài 1: Để 9,94 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thu được a gam hỗn
hợp các chất rắn FeO, Fe2O3, Fe, Fe3O4 . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng
dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị a gam
là: A: 11,8 gam
B: 16,2 gam
C: 23,2 gam
D: 13,6 gam

14


Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,74 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung
dịch HCl thấy thoát ra 1,344 lít khí, nếu cho một lượng gấp đôi hỗn hợp trên tác
dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng
tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư, thu được V lít khí NO2 đktc. Giá trị V là:
A. 16,128 lit

B. 26,88 lít
C. 53.76 lít
D. 8,046 lít.
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại Cu vào dung dịch HNO 3 loãng dư, tất
cả khí NO thu được đem ôxi hoá thành NO 2 rồi sục vào nước có dòng 7,56 lít
oxi để chuyển hết thành dung dịch HNO3 . Giá trị m là:
A. 42,624
B: 43,2 gamC: 38,72 gam
D: 38,4 gam
Bài 4: Cho luồng khí CO qua 16,4 gam bột Fe 2O3 nung nóng thu được m gam
hỗn hợp X gồm 4 chất rắn gồm FeO, Fe 2O3, Fe, Fe3O4 . Cho hỗn hợp X hòa tan
hoàn toàn bằng HNO3 dư, thu được 2.24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy
nhất. Giá trị m là:
A. 3,04 gam.
B. 8,0 gam.
C. 14,0 gam
D. 16,0 gam.
Bài 5: Cho tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch
HNO3 loãng nóng thu được dung dich Y và hỗn hợp khí gồm: 3,36 lít khí NO và
1,12 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dich Y khối lượng muối khan thu được là
116 gam. Giá trị m gam là:
A. 48,3 gam
B. 58,9 gam
C. 78,3 gam
D. 23,2 gam.
Bài 6: Cho luồng khí H2 qua m gam bột Fe2O3 nung nóng thu được X gồm 4
chất rắn gồm FeO, Fe2O3, Fe, Fe3O4. chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 hoà tan bằng HNO3 dư, thu được 0.15 mol khí NO và 0.05 mol N2O.
- Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong dd H 2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc).
Giá trị V là: A. 4,48 lít

B. 21,28 lít
C. 14,56 lít
D. 12,32 lít.
Bài 7: Nung Al trong oxi thu được chất rắn X. Chia hỗn hợp X thành 2 phần
bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng NaOH dư thu được 6,72 lít khí không màu (đktc).
- Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được V lít khí N2O duy nhất
và dung dịch muối. Giá trị V là:
A. 1,68 lít
B. 1,568 lít
C. 1,344 lít
D. 6,72 lít.
Bài 8: Chia hỗn hợp m gam gồm Al và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng HNO3 dư thu được 1,68 lít khí N2O duy nhất (đktc).
- Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH thu được V lít khí H 2 duy nhất
(đktc). Giá trị của V là:
A. 1,568 lít
B. 6,72 lít
C. 8,96 lít
D. 3,36 lít.
Bài 9: Cho 3,6 gam một ôxit sắt tan hoàn toàn trong HNO 3 thu được 1,12 lít khí
màu nâu duy nhất (đktc) . Công thức phân tử của ôxit sắt là:
A. FeO,
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. không xác. định được.
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 1,92 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu
được 896 ml (đktc) hỗn hợp khí NO và NO 2 có tỉ lệ về thể tích 1:3, và dung dịch
muối, cô cạn dung dịch muối thu được khối lượng là:
A. 3,76 gam

B. 9,4 gam
C. 7,52 gam
D. 5,64 gam.
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 6,72
lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm NO và NO2 với tỉ lệ mol là 1: 1. Giá trị m gam là:
A: 5,6 gạm
B. 11,2 gam
C. 16,8 gam
D: 19,6 gam.
15


Bài 12: Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp HNO 3 0.2
M và H2SO4 0.05 M. Sau khi các phản ứng xẫy ra hoàn toàn sinh ra V lít khí NO
(đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V lít là:
A. 1,12 lít
B. 1,344 lít.
C. 9,68 lít D. 0,672 lít.
Bài 13: Hoà tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch
X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,05 M.
Giá trị V lít là: A. 0,4 lít
B. 0,6 lít
C. 0,8 lít
D. 0,2 lít.
Bài 14. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO 3
thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 (đktc) và dung dịch Y ( chỉ
chứa 2 muối và axit dư ). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị m gam là:
A. 12 gam
B. 16 gam C. 18 gam
D. 22 gam.

Bài 15: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 bằng HNO3
thu được 2.24 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được 96.8 gam muối khan. Giá trị m là:
A. 55.2 gam.
B. 31.2 gam.
C. 23.2 gam
D. 46.4 gam.
Bài 16: Hoà tan 52.2 gam hh X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc,
nóng thu được 3.36 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng được m gam
muối khan. Giá trị m là:
A. 36.3 gam.
B. 161.535 gam.
C. 46.4 gam
D. 72.6 gam.
Bài 17: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 bằng HNO3
thu được 2.24 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được 96.8 gam muối khan. Giá trị m là:
A. 55.2 gam.
B. 31.2 gam.
C. 23.2 gam
D. 46.4 gam.
Bài 18: Hoà tan 52.2 gam hh X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc,
nóng thu được 3.36 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng được m gam
muối khan. Giá trị m là:
A. 36.3 gam.
B. 161.535 gam.
C. 46.4 gam
D. 72.6 gam.
Bài 19: Vào thế kỷ XVII các nhà khoa học đã lấy được một mẩu sắt nguyên chất
từ các mảnh vỡ của thiên thạch. Sau khi đem về phòng thí nghiệm do bảo quản

không tốt nên nó bị oxi hóa thành m gam chất rắn X gồm Fe và các ôxit của nó.
Để xác định khối lượng của mẩu sắt thì các nhà khoa học đã cho m gam chất rắn
X trên vào vào dung dịch HNO3 loãng thu được khí NO duy nhất và dung dịch
muối Y, cô cạn dung dịch muối Y cân nặng 48,4 gam chất rắn khan. Mẩu thiên
thạch bằng sắt nguyên chất đó có khối lượng là:
A. 11,2gam.
B. 5,6 gam
C. 16,8 gam
D. 8,4 gam
Bài 20: Vào thế kỷ XIX các nhà khoa học đã lấy được một mẩu sắt nguyên chất
từ các mảnh vỡ của thiên thạch. Sau khi đem về phòng thí nghiệm các nhà khoa
học đã lấy 2,8 gam Fe để trong ống thí nghiệm không đậy nắp kín nó bị ôxi hóa
thành m gam chất rắn X gồm Fe và các ôxit của nó. Cho m 1 gam chất rắn X trên
vào vào dung dịch HNO3 loãng thu được 896 ml khí NO duy nhất (đktc) và dung
dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y cân nặng m2 gam chất rắn khan.
a. giá trị của m2 là:
A. 72,6 gam
B. 12,1 gam.
C. 16,8 gam
D. 72,6 gam
b. giá trị của m1 là:
A. 6,2gam.
B. 3,04 gam.
C. 6,68 gam
D. 8,04 gam
16


Bài 21: một chiếc kim bằng sắt lâu ngày bị oxi hóa, sau đó người ta cân được
8,2 gam sắt và các ôxit sắt cho toàn bộ vào dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được

4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch
muối Y thu được m gam muối khan.
1. khối lượng chiếc kim bằng sắt là:
A. 6,86 gam.
B. 3,43 gam.
C. 2,42 gam
D. 6.26 gam
2. giá trị của m gam muối là:
A. 29,645 gam. B. 29,5724 gam. C. 31,46 gam
D. 29,04 gam
Bài 22: Các nhà khoa học đã lấy m1 gam một mảnh vỡ thiên thach bằng sắt
nguyên chất do bảo quản không tốt nên nó bị oxi hóa thành m 2 gam chất rắn X
gồm Fe và các ôxit của nó. Để xác định khối lượng của mẩu sắt thì các nhà khoa
học đã cho m2 gam chất rắn X trên vào vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được
6,72 lít khí NO duy nhất(đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y
cân nặng 121 gam chất rắn khan.
a. giá trị của là: m1
A. 28 gam
B. 56 gam.
C. 84 gam
D. 16,8 gam
b. giá trị của m2 là:
A. 32,8 gam.
B. 65,6 gam.
C. 42,8 gam
D. 58,6 gam
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi áp dụng chuyên đề này vào giảng dạy ở các lớp ở trường THPT Trần Ân
Chiêm thì thấy học sinh nắm bắt và vận dụng phương pháp rất nhanh vào giải
bài tập, hoặc đã biết cách nhận dạng và nhẩm nhanh được kết quả một số bài

toán, từ đó số học sinh ham thích làm các bài tập và có hứng thú bộ môn hóa
học nhiều hơn, tiết học sinh động và có chất lượng cao hơn, nhất là khi triển
khai với các lớp nguồn và luyện thi đại học cho học sinh rất hiệu qủa.
Năm học: 2017- 2018 các lớp 12C1, 12C2
1. Khi chưa đưa ra chuyên đề trên :
Lớp12C1
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
45HS
0 0%
7
15,6%
29
64,4%
9
20%
Lớp12C2
40HS

Giỏi
0 0%

Khá
5
12,5%

Tb
25


Yếu
62,5%

10

25%

2. Khi đưa ra chuyên đề trên vào vận dụng:

Lớp12C1
45HS

Giỏi
5
11,1%

Khá
16 35,6%

Lớp12C2
40HS

Giỏi
4 10%

Khá
10
25%


Tb
20

44,4%

Yếu
4
8,9%

50%

Yếu
6
13,3%

Tb
20

3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Như vậy, qua bảng kết quả thực nghiệm sư phạm ở trên, tôi rút ra một số kết
luận như sau:

17


-Các đồng nghiệp, nhà quản lí, học sinh đều nhận thấy việc áp dụng một số
phương pháp giải nhanh bài tập phản ứng oxi hóa – khử là có hiệu quả. Phương
pháp này đã tiếp cận, phát huy được năng lực học sinh. Kiến thức hình thành
cho học sinh đạt được ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận

dụng cao.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá: Những lớp dạy áp dụng phương pháp giải nhanh
bài tập phản ứng oxi hóa – khử có kết quả cao hơn những lớp dạy không áp
dụng phương pháp giải.
- Trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, thói quen học tập của học
sinh, cách kiểm tra đánh giá … như hiện nay. Các nhà trường trung học phổ
thông, các giáo viên dạy môn Hóa Học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp
giải nhanh bài tập phản ứng oxi hóa – khử vào trong bài giảng cũng như ôn tập,
giải các bài tập oxi hóa – khử.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để vận dụng thành thạo, linh hoạt các phương pháp giải bài tập Hóa Học
nhanh chóng, đạt kết quả cao, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với người dạy: sau khi đã nắm vững phương pháp, họ cần chủ động
trong việc sắp xếp lại nội dung, cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp với đối
tượng người học, trên cơ sở đó giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc
vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Như vậy, với người giáo viên, trước hết họ có
quyền sở hữu việc dạy học của mình, sau đó người giáo viên hãy làm cho bài
học trở nên đơn giản và dễ hiểu.
Đối với người học: Cần vượt qua mọi khó khăn về hoàn cảnh, sự tự ti mặc
cảm và cùng với sự cố gắng nổ lực không mệt mỏi. Xem mỗi giờ học là sự tìm
tòi khám phá, tiếp thu kiến thức một cách chủ động có sáng tạo trong học tập có
như vậy mới đạt kết quả cao.
Cùng với xu thế thực hiện vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa
mà nghành giáo dục phổ thông đang làm thì đổi mới phương pháp dạy học là
vấn đề cần thiết nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, giúp học sinh có phương
thức học chủ động và tích cực. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng với kinh
nghiệm còn ít ỏi, quá trình giảng dạy còn chưa nhiều nên tôi chỉ trình bày được
một số khía cạnh về vấn đề “Một số phương pháp giải nhanh bài tập phản
ứng oxi hóa – khử” và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của đồng nghiệp hội đồng sư phạm nhà

trường để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết SKKN

Cao Xuân Thống
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng
2. Các bài toán hóa học chọn lọc trung học phổ thông chuyên đề “Phản ứng
oxi hóa – khử và sự điện phân” – Nhà xuất bản giáo dục.
3. Tạp chí hóa học & Ứng dụng các số 9/2007; 10/2007; 12/2007; 2/2008;
3/2008; 10/2008; 11/2008; 12/2008; 3/2009–Tạp chí của Hội háo học Việt Nam.
4. Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A, B các năm 2006, 2007, 2008, 2009 và
2010
5. Thông tin trên internet: www.violet.vn
6. Tạp chí hóa học và ứng dụng – Hội hóa học Việt Nam
7. Các dạng đề thi trắc nghiệm – Tác giả Cao Cự Giác.
8. Phương pháp giải hóa vô cơ – Tác giả Nguyễn Thanh Khuyến.
9.
Phân dạng và phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học – Cao
Thị Thiên An
10. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học – Đỗ Xuân
Hưng

11. 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh BT trắc nghiệm hóa học- Phạm
Ngọc Bằng

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ,TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cao Xuân Thống
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó CM , Tổ Toán – Hóa – Tin , Trường THPT
Trần Ân Chiêm

TT

1.

2.
3.

Tên đề tài SKKN

Một số phương pháp giải
toán hữu cơ, vô cơ và một
số lưu ý về hợp chất hữu

Phương pháp giải nhanh
bài toán hóa học, phương
pháp bảo toàn electron

Phương pháp giải nhanh
bài toán hóa học, phương

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Được hội đồng
khoa học ngành

xếp loại B

2008-2009

Được hội đồng
khoa học ngành

xếp loại C

2011-2012


Được hội đồng
khoa học ngành

xếp loại C

2014- 2015

pháp quy đổi

20



×