Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ GIAI ĐOẠN METACERTARIAE TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KH ÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM ẤU
TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ GIAI ĐOẠN METACERTARIAE
TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ KIM GƯƠNG
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM
ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ GIAI ĐOẠN METACERCARIAE
TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tác giả

LÊ THỊ KIM GƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
Nuôi Trồng Thủy Sản Chuyên Ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn


Th.S PHẠM DUY TÂN
Th.S PHẠM CỬ THIỆN

Tháng 8 năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Cha mẹ đã giúp đỡ và động viên tôi suốt thời gian học tập và tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý thầy, cô đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Lòng biết ơn gởi đến Thầy Phạm Duy Tân đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn thầy Anh Phạm Cử Thiện, bộ môn Môi Trường và Bệnh Học Thủy
Sản, cùng toàn thể anh chị công nhân viên đang công tác tại Trung Tâm Quốc Gia
Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt công
việc và bài viết này.
Các anh, chị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tiền Giang,
Cần Thơ, Đồng Tháp.
Các bạn bè thân yêu của lớp Ngư Y 31 đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
học và thực tập.
Do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được
hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát kỹ thuật ương nuôi và mức độ nhiễm ấu trùng sán
lá song chủ giai đoạn Metacercariae trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được tiến hành tại 3 tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ và Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ, thời gian từ tháng
4 đến tháng 8 năm 2009.
Kết quả thu được như sau:
Ao ương cá tra giống từ giai đoạn bột lên giống, 80% diện tích ao trên 1000 m2,
độ sâu trung bình là 1,55 ± 0,48 m; 63,33% mật độ ương cá 500 – 1000 con/m2. Nguồn
nước chủ yếu lấy từ kênh, 90% hộ nuôi bón vôi với lượng vôi bón trung bình 4,67 ±
4,77 kg/100m2, phơi đáy ao trung bình 5,77 ± 4,63 ngày. 80% cá bột có nguồn gốc từ
Đồng Tháp.
Tại mỗi tỉnh chọn 10 nông hộ đang ương nuôi cá tra giống trong giai đoạn trên
4 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành điều tra và thu 30 mẫu cá tại mỗi hộ. Trong 30 hộ
nghiên cứu thì có 24 hộ nhiễm ấu trùng Metacercariae (chiếm 80% tổng số hộ điều
tra), trong đó cao nhất là tại Cần Thơ có 10/10 hộ nhiễm. Trong tổng số 900 mẫu cá
nghiên cứu có 75 mẫu cá nhiễm ấu trùng Metacercariae chiếm 8,33 ± 2,55% và cường
độ nhiễm trung bình trên cá là 4,75 ± 4,76 Metacercariae/cá. Loài Metacercariae gây
nhiễm nhiều nhất trên cá khảo sát là sán lá ruột thuộc giống Haplorchis, loài
Haplorchis pumilio.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa


i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách hình ảnh và biểu đồ

ix

Chương I GIỚI THIỆU

10


1.1 Đặt Vấn Đề

10

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

11

Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

12

2.1 Sơ Lược Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Tra

12

2.2 Sơ lược đặc điểm sinh học cá tra

14

2.2.1 Đặc điểm phân loại

14

2.2.2 Đặc điểm phân bố

14

2.2.3 Đặc điểm hình thái


14

2.2.4 Đặc điểm môi trường sống

15

2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

15

2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng

15

2.2.7 Đặc điểm sinh sản

16

2.3 Qui Trình Ương Cá Tra Từ Cá Bột Lên Cá Giống

17

2.3.1 Chuẩn bị ao ương

17

2.3.2 Cá bột

17


2.3.3 Thả cá bột

17

2.3.4 Mật độ cá thả ương

18

2.3.5 Cho ăn

18

2.3.6 Quản lí ao nuôi

18

2.4 Sơ Lược Sán Lá Song Chủ

19
iv


2.4.1 Phân loại

19

2.4.1.1 Phân loại sán lá gan

19


2.4.1.2 Phân loại sán lá phổi

19

2.4.1.3 Phân loại sán lá ruột

20

2.4.2 Vòng đời

21

2.4.3 Giai đoạn ấu trùng Metacercariae

23

2.4.4 Bất hoạt Metacercariae

25

2.5 Bệnh Sán Lá Gan Trên Người

27

2.5.1 Tình hình nghiên cứu sán lá

27

2.5.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới


27

2.5.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

28

2.5.2 Con đường lây nhiễm sán

30

2.5.3 Tác hại của sán lá song chủ

31

2.5.3.1 Tác hại của sán lá song chủ đối với cá

31

Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

36

3.1.1 Thời gian

36


3.1.2 Địa điểm

36

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

36

3.2.1 Đối tượng

36

3.2.2 Vật liệu

36

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

37

3.3.1 Phương pháp điều tra kĩ thuật nuôi

37

3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu

38

3.3.2.1 Phương pháp tiêu cơ


38

3.3.2.2 Các bước thực hiện

38

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

39

Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

4.1 Kỹ Thuật Ương Nuôi

40

4.1.1 Điều kiện ao ương

40

4.1.2 Nguồn giống

42
v


4.1.3 Tẩy dọn và cải tạo ao


43

4.1.4 Thức ăn và cách cho ăn

44

4.1.5 Chăm sóc và quản lí

45

4.2 Tình Hình Nhiễm ấu Trùng Metacercariae Trên Cá Tra Giống

45

4.2.1 Tỉ lệ nhiễm theo nhóm tuổi

45

4.2.2 Tỉ lệ nhiễm ấu trùng Metacercariae trên cá tại 3 tỉnh

47

4.2.3 Thành phần giống loài Metacercariae cảm nhiễm trên cá

48

4.2.4 Cường độ cảm nhiễm Metacercariae trên cá

50


4.2.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi đến tỉ lệ nhiễm Metacercaria trên cá

51

Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

5.1 Kết Luận

53

5.2 Đề Nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SR – KST – CTTƯ

: Sốt Rét – Kí Sinh Trùng – Côn Trùng Trung Ương

WHO


: The World Health Organization

TLCN

: Tỉ lệ cảm nhiễm

CĐCN

: Cường độ cảm nhiễm

FIBOZOPA

: Fish Borne Zoonotic Parasites

ctv

: cộng tác viên

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Sản lượng cá tra bột và giống hàng năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 13
Bảng 2.2: Thành phần giống loài sán lá ruột trên cá nước ngọt


20

Bảng 2.3: Bất hoạt Metacercariae bằng nhiệt độ

26

Bảng 4.1: Diện tích ao nuôi

40

Bảng 4.2: Mật độ ao nuôi

41

Bảng 4.3: Độ sâu ao ương

41

Bảng 4.4: Nguồn nước cấp cho ao ương

42

Bảng 4.5: Nơi cung cấp giống cho các nông hộ

42

Bảng 4.6: Lượng vôi bón khi cải tạo ao

43


Bảng 4.7: Ngày phơi đáy ao

44

Bảng 4.8: Thuốc và hóa chất các nông hộ sử dụng

45

Bảng 4.9: Tỉ lệ nhiễm Metacercariae của cá theo nhóm tuổi

46

Bảng 4.10: Tình hình nhiễm Metacercariae tại các tỉnh

48

Bảng 4.11: Tình hình nhiễm Metacercariae theo nhóm ấu trùng sán song chủ

48

Bảng 4.12: Cường độ nhiễm Metacercariae trên cá tra giống (Metacercariae/cá) 51

viii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình và biểu đồ

Nội dung


Trang

Hình 2.1: Ốc kí chủ trung gian của sán lá gan và sán lá ruột

21

Hình 2.2: Vòng đời của sán lá song chủ

23

Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của Cercariae thành Metacercariae

25

Hình 2.4: Phân bố sán lá gan do Viện SR – KST – CTTƯ lập năm 2006

33

Hình 2.5: Bảng đồ phân bố của sán lá ruột nhỏ trên cả nước năm 2006

34

Hình 2.6: Phòng thí nghiệm

28

Hình 2.7: Dụng cụ thí nghiệm

37


Hình 2.8: Hóa chất sử dụng

28

Hình 2.9: Mẫu cá sau khi nghiền

37

Hình 2.10: Tủ ủ

28

Hình 2.11: Kính sôi nổi

37

Hình 2.12: Ấu trùng Metacercariae của Haplorchis pumilio

49

Hình 2.13: Cấu tạo Metacercariae của Haplorchis pumilio

49

Hình 2.14: Loài Metacercariae chưa xác định

50

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ nhiễm ấu trùng Metacercariae của cá theo ngày tuổi


47

ix


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay, bệnh kí sinh trùng trên người đang xảy ra ngày càng phức tạp trên thế
giới và cả Việt Nam. Con người có thể bị nhiễm kí sinh trùng có nguồn gốc từ việc ăn
thủy hải sản tươi sống hoặc nấu chưa chín. Theo WHO (1995), số người nhiễm kí sinh
trùng có nguồn gốc thủy sản khoảng 18 triệu người, hơn 1/2 tỉ người trên thế giới có
nguy cơ bị nhiễm kí sinh trùng từ thủy sản bao gồm cả những nước phát triển và đang
phát. Bệnh kí sinh trùng nói chung và bệnh do sán lá song chủ nói riêng đang phát
triển mạnh tại các nước đang phát triển. Bệnh trên cá làm cá gầy, tắc mạch máu, rối
loạn hệ tuần hoàn – trao đổi chất, chết và giảm chất lượng của sản phẩm thủy sản. Trên
người, sán lá song chủ có thể gây ung thư đường mật và ống tụy, tổn thương gan – lách
– tụy, viêm ruột, viêm phổi,…
Dân số thế giới ngày một tăng cao, nhu cầu về thực phẩm nói chung và đối với
thủy sản nói riêng cũng tăng lên. Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh để
đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Nhu cầu người dân ngày càng tăng cao về lượng
cũng như về chất của sản phẩm để đảm bảo an toàn. Bệnh càng được quan tâm đối với
các nước nhập khẩu thủy sản cùng với các chỉ tiêu khác như dư lượng thuốc, kháng
sinh, vi khuẩn,… cho vấn đề an toàn lương thực thực phẩm. Yêu cầu của các nước
nhập khẩu thủy sản ngày càng nâng cao, đó cũng là rào cản cho các nước xuất khẩu
thủy sản.
Bệnh kí sinh trùng càng trở nên phức tạp trong điều kiện của Việt Nam bởi đặc
điểm khí hậu và kinh tế xã hội thích hợp cho sự phát triển và lây truyền bệnh. Hầu hết
các loài kí sinh trùng gây bệnh cho người đều là giun sán chủ yếu là sán kí sinh ở gan

hay ruột. Theo thống kê năm 2006 của Viện Sốt Rét – Kí Sinh Trùng – Côn Trùng

10


Trung Ương (SR – KST – CTTƯ), cả nước có 45 tỉnh thành nhiễm sán lá gan và 18
tỉnh thành nhiễm sán lá ruột và đang tiếp tục phát triển mạnh.
Trong các loài thủy sản được nuôi hiện nay, cá tra là loài có giá trị kinh tế cao
và là đối tượng nuôi truyền thống của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là
đối tượng chính, chủ lực trong nuôi nước ngọt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thủy sản
trong nước cũng như xuất khẩu. Viện SR – KST – CTTƯ đã điều tra và xác định các
loài như cá mè, cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá trắm, cá trôi, cá sặc,… đều bị nhiễm ấu
trùng sán lá gan và sán lá ruột.
Do đó, vấn đề nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây nhiễm sán lá song chủ cũng
như phòng và chữa bệnh trên cá là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
sản phẩm thủy sản. Qua đó, ta còn hạn chế và phòng ngừa được bệnh kí sinh trùng trên
người có nguồn gốc từ thủy sản.
Để góp phần vào cái nhìn chung về kí sinh trùng nói chung và sán lá song chủ
nói riêng và được sự đồng ý và giúp đỡ của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát kỹ thuật ương nuôi và
mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ giai đoạn Metacercariae trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
ƒ Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi cá tra giống tại các nông hộ.
ƒ Khảo sát tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ấu trùng sán lá song chủ
Metacercariae trên cá tra giống.
ƒ Xác định thành phần loài của ấu trùng sán song chủ trên cá tra trong giai đoạn cá
giống.

11



Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Tra
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy
sản hàng đầu thế giới. Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu, nghề nuôi trồng thủy sản
trở thành nguồn hàng xuất khẩu mang về ngoại tệ lớn. Trong đó, thị phần xuất khẩu
của mặt hàng cá tra và ba sa là quan trọng nhất.
Năm 2008 được coi là một thành công với ngành xuất khẩu cá tra, cá basa Việt
Nam. Sản phẩm cá tra và cá ba sa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thủy
sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ
với tổng sản lượng trên 640000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD, tăng khoảng
45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỉ
USD. Các thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, Châu
Âu, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Úc, Canada, Mexico,… chiếm hơn 50%
tổng kim ngạch xuất khẩu (Nguồn: , truy cập ngày 15/4/2009).
Định hướng cho xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam năm 2009 và các
năm tiếp theo là giữ nguyên sản lượng và nâng cao chất lượng cho cá tra, cá basa xuất
khẩu. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2009 đạt 1,05 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ
năm 2008. Đây là năm đầu tiên trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá
ba sa có tốc độ tăng trưởng âm (Nguồn: www.vietlinh.com.vn, truy cập ngày
12/7/2009).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), tình hình sản xuất giống cá
tra tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như sau:
Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra tăng nhanh liên tục trong
giai đoạn 2001 – 2007, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5171 cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần;
12



tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 80,76%/năm. Trong đó, tăng đáng kể nhất
là tỉnh Đồng Tháp, năm 2001 có 52 cơ sở đến năm 2007 lên đến 3842 cơ sở; tiếp đó là
tỉnh An Giang số lượng cơ sở tăng từ 3 cơ sở (2001) tăng lên 1031 cơ sở (2007). Đến
tháng 7/2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5633 cơ sở; tăng 1,09 lần so với cả năm
2007; trong đó tỉnh Đồng Tháp là 4300 cơ sở. Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống
cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm đến 94,24% tổng số cơ sở trong vùng.
Một số tỉnh còn lại như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ chủ
yếu là cơ sở ương dưỡng cá từ giai đoạn bột lên giống.
Các cơ sở sản xuất giống có sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệu
con/năm; 10 – 15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao
động từ 3000 – 5000 m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm. Sản lượng cá bột cũng
tăng lên rất nhanh theo tốc độ tăng nhanh số cơ sở sản xuất giống, từ 466 triệu cá bột
(năm 2000) tăng lên gấp 25,33 lần là 11805 triệu (năm 2007). Trong đó, sản lượng cá
bột tại 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm gần như tuyệt đối của toàn vùng.
Tỷ lệ sống trung bình từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là
tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay.
Bảng 2.1: Sản lượng cá tra bột và giống hàng năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
2005
TT

Danh mục

2006

2007

7T/2008


















bột

giống

bột

giống

bột

giống

bột

giống


4500

720

1

An Giang

715

103

2480

79

2730

270

2

Đồng Tháp

4681

1744

5000


957

9000

1149

3

Cần Thơ

50

100

350

4

Vĩnh Long

6

29

54

5

Tiền Giang


1

6

Bến Tre

7
8

25

60

20

5

20

76

40

Hậu Giang

40

50


Trà Vinh

5

8

Tổng (triệu con)
Tỷ lệ giống/bột (%)

596

1904

74

7554

35,29

24

1239 11805 1926
16,4

13

75

79


16,32

64
18

10

4654

933
20,05


Sản lượng cá giống cũng liên tục tăng từ 32 triệu cá giống (năm 2000) lên 1926
triệu cá giống (năm 2007), tăng gần 60 lần. Trong 7 tháng đầu năm 2008, sản lượng cá
giống đạt 933 triệu con. Sản lượng cá giống tăng là điều đáng khích lệ. Song, chất
lượng cá giống ngày càng có xu hướng giảm là do việc kiểm tra, kiểm dịch còn lỏng
lẻo, thiếu khâu tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ. Cá giống được chia làm 2 loại, đối
với giống nhỏ 1,2 – 1,3 cm/con thì cung cấp cho các hộ nuôi ao, đối với loại có kích
thước lớn hơn từ 2,5 – 3,5 cm/con thì phục vụ cho nuôi đăng quầng và nuôi lồng bè.
Từ đầu tháng 9/2008 khi cá tra nguyên liệu tăng giá trở lại, so với tháng 8 và
cùng kỳ năm 2007, cá tra giống đang tăng giá mạnh mẽ. Loại cá giống cỡ 1,5 cm giá
320 – 350 đồng, tăng hơn 100 đồng/con. Cá 2 cm từ 650 – 680 đồng, tăng 80
đồng/con. Cá trên 2,5 cm từ 1000 – 1200 đồng, tăng 350 đồng/con
(Nguồn:www.hoinongdan.org, truy cập ngày 12/8/2009).
2.2 Sơ lược đặc điểm sinh học cá tra
2.2.1 Đặc điểm phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes

Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus
2.2.2 Đặc điểm phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan (VINAFIS, 2004).
2.2.3 Đặc điểm hình thái
Cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, miệng rộng, lưng xám đen,
bụng hơi bạc. Khi cá còn nhỏ, phần lưng của đầu và thân màu xanh lục và 2 sọc màu
xanh lục chạy dài theo chiều dài thân, sọc này lợt dần và biến mất khi cá lớn.
Có 2 đôi râu trong đó đôi râu hàm trên ngắn hơn 1/2 chiều dài đầu, râu hàm
dưới ngắn hơn 1/4 chiều dài đầu.

14


Vây mỡ nhỏ và vây hậu môn tương đối dài. Số tia vây bụng cá tra V = 8 – 9,
vây hậu môn A = 31 – 33, lược mang 28 – 38 (Nguồn: www.pangasius-vietnam.com,
truy cập ngày 15/4/2009).
2.2.4 Đặc điểm môi trường sống
Cá tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể sống được trong vùng
nước hơi lợ (độ mặn 7 – 10‰).
Có thể chịu đựng được nước phèn với pH > 5 nếu pH < 5 cá bị sốc, bỏ ăn.
Dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C nhưng chịu nóng tới 390C. Nhiệt độ thích
hợp: 22 – 360C, tốt nhất là 26 – 320C.
Cá có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí và da nên chịu được môi trường thiếu
oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác (1,69.106 tế bào/ml
máu). Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp là 3 – 6 mg/L. Cá có thể sống tốt ở nơi có

nhiều chất hữu cơ (COD khoảng 20 mg/L, DO thấp 2 mg/L) (Nguồn: www.pangasiusvietnam.com, truy cập ngày 15/4/2009).
2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi nở được 36 giờ, miệng cá đã có răng, hàm đã có thể cử động được.
Khối noãn hoàng đã sử dụng gần hết và cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài. Thức ăn của
cá bây giờ là động vật phù du trong nước có kích thước nhỏ như luân trùng, trứng
nước,… Cá hoạt động liên tục và rất hung dữ, chúng ăn tất cả những gì chúng bắt gặp
trên đường bơi lội, kể cả thức ăn có kích thước lớn hơn miệng của chúng (như cá bột
đồng loại,…).
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được. Ruột cá ngắn, không gấp
khúc lên nhau mà treo vào màng ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau
như thức ăn bắt buộc, mùn bã hữu cơ, phân hữu cơ, cám, rau, động vật đáy,… (Nguồn:
www.pangasius-vietnam.com, truy cập ngày 15/4/2009).
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Ở 10 ngày đầu, những biến đổi
về mặt hình thái rất nhanh, tốc độ tăng trưởng của cá khá cao, cá tăng nhanh về chiều

15


dài. Cá ương trong ao 2 tháng đạt chiều dài 10 – 12 cm (khoảng 14 – 15 g/con). Từ
khoảng 2,5 tháng trở đi mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con những năm về sau cá tăng trọng
nhanh hơn, có khi đạt tới 5 – 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức
ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo của cá tăng dần theo
trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái
và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản.
Cỡ cá 10 tuổi trong tự nhiên tăng trọng rất ít và có thể sống trên 20 năm. Đã gặp
cỡ cá trong tự nhiên nặng 18 kg hoặc cá dài tới 1,8 m. (Nguồn: www.pangasiusvietnam.com, truy cập ngày 15/4/2009).
2.2.7 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái Lan.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì
khó phân biệt được cá đực và cá cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục cá đực phát
triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào.
Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đoạn II tuy màu sắc
chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng
màu vàng; tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang trắng sữa.
Sức sinh sản cá tra là 139000 – 150000 trứng/kg cá cái. Hệ số thành thục của cá
cái ngoài tự nhiên là 1,76 – 12,94% và cá đực là 0,83 – 2,1%. Trong ao nuôi vỗ, hệ số
thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá
có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi cá thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 – 3
lần/năm.
Cá đẻ trứng dính nở sau 17 – 21 giờ ở 25 – 300C, nếu thấp hơn 240C thì trứng
khó nở do phôi không phát triển hay trên 320C thì trứng hỏng hoàn toàn. Trứng mới
16


đẻ có đường kính 1 – 1,1 mm, khi trương nước 1,5 – 1,6 mm. Khi nở cá bột dài 2,98
mm. (Nguồn: www.pangasius-vietnam.com, truy cập ngày 15/4/2009).
2.3 Qui Trình Ương Cá Tra Từ Cá Bột Lên Cá Giống
2.3.1 Chuẩn bị ao ương
Theo Ngô Trọng Lư và ctv. (2001), diện tích ao ương thích hợp từ 500 – 1000
m2, độ sâu từ 1 – 1,5 m. Bờ ao phải chắc chắn, không bị rò rỉ, xung quanh bờ ao cần
thoáng mát không bị cây cối che khuất. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng.

Cải tạo ao ương là bước quan trọng nhất trong quá trình ương nuôi cá tra vì nó
tiêu diệt mầm bệnh, địch hại, tạo nền đáy tốt.
Ao trước khi cải tạo tiến hành tháo nước, diệt hết cá tạp, cá dữ; giữ mực nước
0,9 – 1,2 m nhằm tiện cho việc hút bùn đáy ao. Hút bùn thật kĩ nhưng giữ lại lớp bùn
mỏng khoảng 3 – 5 cm để gây nuôi thức ăn tự nhiên trong tuần đầu tiên khi ương. Hút
bùn xong tháo cạn nước trong ao. Bón vôi công nghiệp với liều lượng 10 – 15
kg/100m2 hay các loại hóa chất khác để cải tạo ao. Phơi ao 5 – 7 ngày (có thể 2 – 3
ngày). Dọn cỏ xung quanh ao. Cấp nước từ ao lắng đã qua xử lí vào ao ương với mức
nước 0,8 – 1 m và cấp thêm nước trong quá trình ương.
2.3.2 Cá bột
Chọn mua cá bột từ những trại sản xuất giống có công bố chất lượng, nguồn
gốc rõ ràng để nâng cao hiệu quả trong quá trình ương nuôi.
Chọn cá có kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh,
không dị tật, không sây sát.
Cá phải đạt 18 – 22 giờ tuổi, cá còn noãn hoàng, miệng chưa mở to do đó sẽ giảm
tỉ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển. Cá bột thường vận chuyển trong bao nilon 4
lít nước có bơm oxygen với mật độ 50000 cá bột/bao cỡ 100 x 60 cm.
2.3.3 Thả cá bột
Thời gian thả tốt nhất là sáng sớm hoặc là chiều mát. Trước khi thả cần kiểm tra
các yếu tố môi trường như: nhiệt độ 30 – 320C; DO 5 – 6 mg/L; pH 7,9 – 8; NH3 0
mg/L, độ trong 42 – 50 cm (Nguồn: www.pangasius-vietnam.com, truy cập ngày
15/4/2009).
Ngâm bao đựng cá bột trong nước khoảng 10 phút, mở miệng bao, rồi thả từ từ
cá bột ra ngoài.
17


2.3.4 Mật độ cá thả ương
Mật độ thả ương cá tra là 500 – 1000 con/m2 (Ngô Trọng Lư và ctv., 2001).
Mực nước trước khi thả là 1 – 1,2 m. Đây là mực nước thích hợp cho việc thả

cá bột vì vừa thuận tiện cho việc gây nuôi thức ăn tự nhiên vừa thích hợp cho việc bắt
mồi của cá và hạn chế sự ăn nhau của cá để giảm tỉ lệ hao hụt.
2.3.5 Cho ăn
Theo Lê Thanh Hùng (2002), trong tuần đầu thức ăn ưa thích của cá bột là các
loài động vật phù du có kích thước nhỏ như Rotifera, Cladocera và các dạng Nauplii.
Trong đó, giống Moina và Bosinia là được cá ưa chuộng nhất. Về thành phần thức ăn,
Cladocera chiếm 99,6%, Rotifera chiếm 0,4% trong hệ tiêu hóa cá bột. Khi khâu chuẩn
bị ao tốt, cá bột sẽ có sẵn một lượng thức ăn tự nhiên trong ao. Trong tuần đầu tiên có
thể bổ sung thêm trứng gà hay trứng vịt, bột đậu nành, bột sữa, bột cá,… Mỗi ngày
cho ăn 2 – 4 lần.
Cá lên đớp móng 7 – 9 ngày tuổi. Ngày thứ 8 cá ăn được ấu trùng muỗi đỏ, trùn
chỉ và mùn bã hữu cơ. Cá bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11. Tập cho cá ăn
tập trung một chỗ để dễ kiểm tra tình trạng sức khỏe và bắt mồi của cá.
Ngày thứ 13 thay dần thức ăn công nghiệp. Kể từ ngày tuổi thứ 28 – 30, cá đã
chuyển sang ăn tạp và tính ăn của cá giống như cá trưởng thành nên sử dụng thức ăn
dạng miếng lớn. Thức ăn để ương cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuổi cần phải có hàm
lượng đạm khoảng 28 – 30%, lượng thức ăn cho cá dao động từ 10 – 20 kg/100kg cá.
Sau 2 tháng ương, cá đạt kích cỡ 8 – 10 cm.
2.3.6 Quản lí ao nuôi
Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, điều này rất
dễ quan sát vì cá ăn tập trung một chỗ khi đã no chúng sẽ tản ra xa do đó có thể tính
toán được lượng thức ăn cần thiết cho cá.
Mặc dù cá tra có sức chịu đựng cao và thích ứng tốt với sự thay đổi của môi
trường nuôi, nhưng nuôi với mật độ rất cao việc theo dõi hoạt động của cá phải được
thực hiện thường xuyên.
Cá có biểu hiện bất thường như: nổi đầu, bơi lờ đờ, bỏ ăn, có biểu hiện bệnh,
chết phải được xử lí với những biện pháp thích hợp. Luôn giữ nguồn nước trong ao
sạch và ổn định.
18



Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra vì thuốc làm giảm
tốc độ tăng trưởng của cá và làm tăng giá thành giá thành sản phẩm.
2.4 Sơ Lược Sán Lá Song Chủ
2.4.1 Phân loại
Trong quá trình ương nuôi, cá bệnh kí sinh trùng do nguyên sinh động vật và
giun sán thường thấy xuất hiện. Bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành nuôi trồng
thủy sản nước ta trong thời gian qua, bệnh làm giảm chất lượng thịt cá và nhất là giun
sán từ cá có thể lây nhiễm và gây bệnh cho con người.
Tùy theo nơi định vị của sán song chủ trưởng thành trong cơ thể mà chia ra
thành:


Sán lá gan (liver fluke): sán lá họ Fasciolidae.



Sán lá phổi (lung fluke): sán lá họ Troglotrematidae.



Sán lá ruột (intestinal fluke): sán lá họ Heterophyidae.
Sau đây là phân loại các loài sán lá song chủ được phát hiện trên cá và các loài

động vật thủy sản kể cả người ở nước ta trong các năm gần đây:
2.4.1.1 Phân loại sán lá gan
Ngành: Plathelminthes
Lớp: Trematoda
Bộ: Opisthorchiida
Họ: Opithorchiidae

Giống: Clonorchis
Loài: Clonorchis sinensis
Sán dài 10 – 25 mm, rộng 3 – 5 mm. Sán định vị trong gan, hệ thống ống mật
và trong ống dẫn của tuyến tụy. Sán trưởng thành có thể sống 25 năm trong gan của
con người.
Giống: Opisthorchis
Loài: Opithorchis viverrini
Người bị nhiễm từ cá. Sán định vị trong hệ thống mật.
2.4.1.2 Phân loại sán lá phổi
Ngành: Plathelminthes
Lớp: Trematoda
19


Bộ: Opisthorchiida
Họ: Troglotrematidae
Giống: Paragonimus
Loài: Paragonimus sp.
Người bị nhiễm bị nhiễm từ cua và tôm nước ngọt. Sán định vị trong phổi và
màng phổi, đôi khi vào trong não.
2.4.1.3 Phân loại sán lá ruột
Ngành: Plathelminthes
Lớp: Trematoda
Bộ: Opisthorchiida
Họ: Heterophyidae
Bảng 2.2: Thành phần giống loài sán lá ruột trên cá nước ngọt
Giống
Haplorchis

Loài

Haplorchis taichui
Haplorchis pumilio
Haplorchis yokogawai
Haplorchis pleurolophocerca
Haplorchis vanissimus

Metagominus

Metagominus sp.

Centrocestus

Centrocestus formosanus
Centrocestus sp.

Stellantchasmus

Stellantchasmus falcatus

Procerovum

Procerovum varium

Echinochamus

Echinochamus sp.

Theo Murrell và ctv. (2004), giống Haplorchis chỉ có một tinh hoàn hay còn gọi
là tinh hoàn đơn, giác bụng tương đối đồng đều với giác miệng và được bảo vệ bởi các
móc. Chúng đều có lây nhiễm trên người, với 3 loài quan trọng nhất là: Haplorchis

taichui, Haplorchis pumilio và Haplorchis yokogawai.
Haplorchis pumilio được phát hiện từ chim và động vật có vú tại Ai Cập và
cũng được tìm thấy tại châu Á. Ấu trùng Haplorchis pumilio có dạng hình elip, kích cỡ
20


0,16 – 0,19 x 0,14 – 0,16 mm, có 36 – 42 răng nhỏ xếp thành 1 – 2 hàng quanh vòi
sinh dục bụng hoàn chỉnh, tuyến bài tiết hình chữ O chiếm phần lớn cơ thể phía sau.
Dạng trưởng thành của ấu trùng kí sinh trên chó, mèo, cáo, sói, bồ nông,… Địa điểm
phát hiện tại châu Á như Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Việt Nam.
2.4.2 Vòng đời
Cơ thể sán lá song chủ trưởng thành hình trứng, hình lá và thường đối xứng 2
bên. Kích thước cơ thể sai khác rất lớn, thường lưỡng tính, giao phối trên cùng 1 cơ
thể, đẻ trứng. Trứng nhỏ và số lượng nhiều. Từ trứng phát triển thành cơ thể trưởng
thành sán lá song chủ phải trải qua 1 quá trình phức tạp, đòi hỏi trải qua 2 kí chủ là kí
chủ trung gian và kí chủ cuối cùng (Đỗ Thị Hòa, 2004).
9

Kí chủ trung gian: ốc nước ngọt Lymnaea viridis, Melanoides tuberculata,

Bithynia fuchsiana,… và 29 loài ốc nước ngọt khác. Mỗi một loài sán phát triển trong
một loại ốc đặc trưng.
9

Kí chủ cuối cùng: động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, ngựa,…), chó, mèo, heo,

thỏ, động vật hoang dã,… và cả con người.

( http:rydberg.biology.colostate.edu)


(www.impe-qn.org.vn)

Hình 2.1: Ốc kí chủ trung gian của sán lá gan và sán lá ruột
Sán trưởng thành kí sinh trong nội tạng của vật chủ. Trứng sán theo phân ra
ngoài môi trường nước và nở ra ấu trùng đầu tiên là mao ấu trùng.
Theo Đỗ Thị Hoà (2004), chu kì phát triển chung của sán lá song chủ trải qua
các giai đoạn như sau:
Giai đoạn ấu trùng Miracidium: Trứng rơi vào nước và nở ra ấu trùng
Miracidium có lông tơ và điểm mắt. Miracidium không lấy thức ăn từ môi trường
ngoài, sống tự do trong nước nhờ glycogen dự trữ, nên chỉ bơi một thời gian, rồi nhờ
tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô và chui vào tổ chức gan của kí chủ trung gian
21


thứ nhất là ốc. Trong cơ thể ốc, ấu trùng Miracidium mất lông tơ, điểm mắt và ruột
biến thành bào nang Sporocyste sau 3 – 7 ngày.
Giai đoạn ấu trùng Sporocyste: Ấu trùng tồn tại dạng bào nang, bề mặt có khả
năng thẩm thấu dinh dưỡng. Bào nang Sporocyste có thể xoang lớn, chúng tham gia
sinh sản vô tính và cho ra nhiều Rediae (khoảng 5 – 10 Rediae trong 8 – 11 ngày).
Giai đoạn ấu trùng Rediae: Ấu trùng Rediae lớn lên, phá màng của bào nang để
ra khỏi tổ chức gan rồi vào cơ quan tiêu hóa của ốc. Rediae có thể di động, cơ thể dạng
hình túi, cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn, 2 ống bài tiết, phía sau cơ
thể có một đám tế bào mầm tiến hành sinh sản vô tính cho ra nhiều Cercariae. Một
Mediae sinh sản vô tính ra 3 – 6 (có thể 15 – 20) Cercariae hoặc cho ra Rediae thế hệ
thứ 2 trong 13 – 14 ngày. Thời gian hoàn thành các giai đoạn trong ốc 50 – 60 ngày.
Do đó, có 1 số chủng loại sán lá song chủ không qua giai đoạn ấu trùng Rediae mà
phát triển trực tiếp qua Cercariae.
Giai đoạn ấu trùng Cercariae: Cercariae sống tạm thời trong cơ thể ốc sau đó
các tuyến đơn bào tiết enzyme phá tổ chức cơ thể ốc để ra nước hoạt động một thời
gian ngắn (10 – 24 giờ) mất đuôi biến thành ấu trùng có vỏ bọc Metacercariae (sau 2 –

24 giờ).
Giai đoạn ấu trùng Metacercariae: Metacercariae bám vào cỏ rác thủy sinh,
nếu cá ăn phải Metacercariae vào ruột sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Cũng có
giống loài ấu trùng Cercariae ra môi trường nước đã trực tiếp xâm nhập vào da, mang,
mắt của kí chủ trung gian thứ 2 là cá, sau đó phát triển thành ấu trùng dạng bào nang
Metacercariae. Các loài động vật ăn cá sống, Metacercariae vào cơ thể kí chủ cuối
cùng sẽ phát triển thành ấu trùng trưởng thành.
Khi vật chủ cuối cùng ăn phải kén Metacercariae, ấu trùng sán xâm nhập vào
ruột non qua 2 đường: Một là, ấu trùng chui qua màng ruột đi vào xoang bụng về gan,
mật sau đó chui qua tế bào gan và mật. Hai là, ấu trùng đi theo mạch máu về tĩnh mạch
cữa gan, chui qua tĩnh mạch về ống dẫn mật và túi mật và phát triển thành sán trưởng
thành.

22


Hình 2.2: Vòng đời của sán lá song chủ
(Nguồn: , truy cập ngày 15/4/2009)
Như vậy, quá trình phát triển của sán lá song chủ khá phức tạp, kí chủ trung
gian thứ nhất là ốc và một số động vật không xương sống, kí chủ trung gian thứ hai
thường là cá, động vật thân mềm, giáp xác và kí chủ cuối cùng thường là động vật có
xương sống như: cá, bò sát, chim và động vật có vú. Thời gian khi vật chủ cuối cùng
nuốt phải Metacercariae cho đến khi phát triển thành con trưởng thành 2 – 3 tháng.
2.4.3 Giai đoạn ấu trùng Metacercariae
Theo Murrell và ctv. (2004), giai đoạn ấu trùng Metacercariae tồn tại dưới dạng
bào nang, ấu trùng nằm trong bào nang nên chỉ vận động nhẹ nhàng. Hầu hết có dạng
hình cầu hoặc elip, cấu tạo cơ thể phát triển gần với trưởng thành, gồm có các đặc
điểm như sau:
Thành nang (Cyst wall): phần bao quanh bên ngoài Metacercariae, thành dày có
1 hoặc 2 lớp trong suốt như thủy tinh, một số ít có 3 lớp.

Giác bám (Sucker): thường có 2 giác bám, giác miệng (đằng trước) và giác
bụng ở giữa cơ thể, được sử dụng để bám chắc, nhưng giác miệng mở vào bên trong
miệng dẫn tới hệ tiêu hóa.

23


Hầu, thực quản và ruột (Pharynx, Esophagus, Ceca): đường dẫn thức ăn bắt
đầu từ hầu (cơ quan nghiền) đi vào thực quản rồi vào ruột. Ở thực quản và ruột, thức
ăn được tiêu hóa và ngấm vào thành ruột.
Mầm sinh dục (Genital primosdium): là cơ quan sinh dục đang phát triển (tinh
hoàn, buồng trứng), các tổ chức thường được thấy trong giai đoạn ấu trùng
Metacercariae, nhưng nó ở trong trạng thái không xác định.
Gonotyl: một phần cơ thể phát triển ra ngoài gần với lỗ sinh dục, thông thường
ăn sâu vào cơ thể bên trong khoang, túi sinh dục bụng mở tách biệt nhưng gần với giác
miệng. Chức năng của nó là giao phối và chuyển tinh dịch.
Gai miệng (Oral spines): gai lớn xung quanh giác miệng.
Lỗ sinh dục và cơ quan tiếp nhận (Seminal vesicle and receptacle): là phần cuối
của ống dẫn tinh, lỗ có thể ngụy trang với các răng nhỏ (gọi là gai xương hay móc).
Túi bài tiết (Excretory vesicle : một bong bóng hay phần túi sau của cơ thể tập
trung các chất bài tiết tập trung từ các ống bài tiết. Có thể được dồn đầy các hạt đặc
trưng hoặc các túi nhỏ mà thường có ích trong việc phân biệt các loài.
Tế bào lửa (Flame cells): một hệ thống song song của các tế bào chứa lông đặc
biệt có chức năng tập trung tế bào chất thải bài tiết hình thành qua cơ thể. Làm thông
ống mao mạch dẫn tới ống bài tiết. Tế bào lửa có thể được thể hiện bằng một công
thức, sử dụng trong phân loại.
Noãn hoàng (Vitellaria): là các tuyến bao quang buồng trứng mà tiết ra nguyên
liệu vỏ trứng.

24



×