Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIOMOS® LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.39 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN TĂNG
TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Họ và tên sinh viên: LÊ HỒNG NGỌC
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 09/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN
TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA
CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Tác giả

LÊ HỒNG NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ


Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, chúng con thành kính khắc ghi công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng
dục cũng như luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc, động viên và dõi theo chúng con từ
lúc bé thơ đến lúc trưởng thành. Xin cảm ơn anh chị, gia đình đã luôn ủng hộ, động
viên, góp ý cho chúng con trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng các quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng dạy
dỗ, truyền đạt kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện cho chúng em hoàn tất chương
trình học ở trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn
Như Trí, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cũng
như luôn quan tâm, lo lắng cho em trong từng bước tiến hành cho đến lúc hoàn thành
luận văn. Xin chân thành cảm ơn công ty Alltech đã cung cấp chế phẩm Bio-Mos® để
chúng tôi có thể thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người bạn đã chung vai sát cánh, giúp
đỡ và động viên tôi trong lúc học tập, đặc biệt trong quá trình làm luận văn.

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009
Lê Hồng Ngọc

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-Mos® lên tăng trưởng, tỷ lệ
sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)” được tiến

hành tại trại thực nghiệm thủy sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh từ ngày 12/5 đến ngày 16/7/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của Mannan
oligosaccharide có trong chế phẩm Bio-Mos® lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu
quả sử dụng thức ăn trên cá rô phi vằn.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các tỷ lệ bổ sung Bio-Mos® vào thức ăn
khác nhau: 0, 1, 2 và 4 ppt trong thời gian 10 tuần. Kết quả thu được như sau:
- Trọng lượng trung bình (TLTB): TLTB của cá rô phi lúc bố trí thí nghiệm là
6,4 gam. TLTB của các nghiệm thức (NT) khi kết thúc thí nghiệm: NT đối chứng
(không bổ sung Bio-Mos®) là 136,2 gam; NT I (bổ sung 1 ppt Bio-Mos®) là 126,5
gam; NT II (2 ppt Bio-Mos®) là 135,3 gam; NT III (4 ppt Bio-Mos®) là 131,3 gam. Sai
biệt về TLTB giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): FCR trung bình của các NT khi kết thúc thí
nghiệm: NT đối chứng là 1,25; NT I là 1,36; NT II là 1,31; NT III là 1,33. Sai biệt về
FCR giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Tỷ lệ sống sau 10 tuần giao động từ 95 % - 100 %. Sự khác biệt về tỷ lệ sống
giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa.......................................................................................................................i
Cảm tạ..........................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................iii

Mục lục .......................................................................................................................iv
Danh sách các bảng .....................................................................................................v
Danh sách các hình .....................................................................................................vi
Danh sách các biểu đồ ...............................................................................................vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 2
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô phi vằn ........................................................................... 2
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................. 2
2.1.2 Lịch sử và sự phân bố......................................................................................... 2
2.1.3 Đặc điểm hình thái.............................................................................................. 4
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống ................................................................................. 5
2.1.4.1 Độ mặn ............................................................................................................ 5
2.1.4.2 Nhiệt độ ........................................................................................................... 5
2.1.4.3 pH .................................................................................................................... 6
2.1.4.4 Oxygen hòa tan................................................................................................ 6
2.1.4.5 Ammonia (NH3) và nitrite (NO2−)................................................................... 6
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................................... 6
2.1.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi...................................................................... 7
2.1.6.1 Nhu cầu về protein và các amino acid............................................................. 7
2.1.6.2 Nhu cầu về lipid và các acid béo ..................................................................... 9
2.1.6.3 Nhu cầu về carbohydrate ................................................................................. 9
2.1.6.4 Nhu cầu về vitamin và khoáng chất .............................................................. 10
iv


2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 10
2.1.8 Đặc điểm sinh sản............................................................................................. 10
2.2 Tổng quan về prebiotic........................................................................................ 11

2.3 Saccharomyces cerevisiae ................................................................................... 12
2.4 Mannan oligosaccharide...................................................................................... 14
2.4.1 Tác dụng kết dính mầm bệnh của mannan oligosaccharide............................. 14
2.4.2 Ðiều chỉnh đáp ứng miễn dịch.......................................................................... 15
2.4.3 Nâng cao hệ nhung mao đường ruột ................................................................ 15
2.5 Chế phẩm Bio-Mos®............................................................................................ 16
2.5.1 Thành phần của Bio-Mos® ............................................................................... 16
2.5.2 Tác dụng của Bio-Mos® ................................................................................... 16
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 19
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 19
3.3 Vật liệu ................................................................................................................ 19
3.2.1 Đối tượng.......................................................................................................... 19
3.3.2 Thức ăn khảo nghiệm ....................................................................................... 19
3.3.3 Dụng cụ và hóa chất sử dụng ........................................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................................... 20
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 22
3.4.3 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 24
4.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian tiến hành thí nghiệm .............................. 24
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan .................................................................................... 25
4.1.2 Độ pH ............................................................................................................... 26
4.1.3 Nhiệt độ ............................................................................................................ 27
4.1.4 Ammonia và nitrite........................................................................................... 28
4.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá rô phi vằn.................................................................................................. 29
4.2.1 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên tỷ lệ sống.......................................................... 29
v



4.2.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên trọng lượng trung bình..................................... 31
4.2.3 Ảnh hưởng của Bio-Mos® lên hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ...................... 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 37
5.1 Kết luận................................................................................................................ 37
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 38
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1 Nhu cầu protein điển hình của cá rô phi..................................................... 8
Bảng 2.2 Nhu cầu định lượng các AA thiết yếu của cá rô phi................................... 8
Bảng 2.3 Nhu cầu vitamin cho tăng trưởng cá rô phi (mg/kg thức ăn) ................... 10
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của
Saccharomyces cerevisiae ........................................................................ 13
Bảng 4.1 Biên độ dao động của các yếu tố môi trường trong thời gian
tiến hành thí nghiệm ................................................................................. 24
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức trong quá trình
thí nghiệm................................................................................................. 30
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình của cá rô phi ở các nghiệm thức
trong quá trình thí nghiệm ........................................................................ 31

Bảng 4.2 FCR của các nghiệm thức qua các tuần thí nghiệm ................................. 36

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1 Bản đồ vùng phân bố chính sản lượng cá rô phi vằn...................................3
Hình 2.2 Cá rô phi vằn................................................................................................5
Hình 2.3 Nấm men Saccharomyces cerevisiae.........................................................12
Hình 2.4 Cấu trúc vách tế bào Saccharomyces cerevisiae .......................................13
Hình 2.5 Cách thức kết dính mầm bệnh của Mannan Oligosaccharide....................14
Hình 2.6 Mannan Oligosaccharide giúp đào thải mầm bệnh khỏi ruột....................15
Hình 2.7 Chế phẩm Bio-Mos® ..................................................................................16
Hình 3.1 Các giai thí nghiệm được bố trí trong ao đất .............................................10
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong ao đất ..........................................................21
Hình 4.1 Cá rô phi lúc bố trí thí nghiệm...................................................................32
Hình 4.2 Cá rô phi sau 2 tuần thí nghiệm .................................................................33
Hình 4.3 Cá rô phi sau 4 tuần thí nghiệm .................................................................33
Hình 4.4 Cá rô phi sau 6 tuần thí nghiệm .................................................................34
Hình 4.5 Cá rô phi sau 8 tuần thí nghiệm .................................................................34
Hình 4.6 Cá rô phi sau 10 tuần thí nghiệm ...............................................................35

viii



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1 Sản lượng cá rô phi vằn từ 1950 đến 2007............................................. 3
Biểu đồ 4.1 Sự biến động của DO trong thời gian thí nghiệm ................................ 25
Biểu đồ 4.2 Sự biến động của pH trong thời gian thí nghiệm ................................. 27
Biểu đồ 4.3 Sự biến động của nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm ......................... 28
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức
khi kết thúc thí nghiệm ......................................................................... 30
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng trung bình của cá rô phi ở các nghiệm thức
qua các tuần thí nghiệm........................................................................ 31
Biểu đồ 4.6 FCR của cá rô phi ở các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm ............ 35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cá rô phi, đặc biệt là rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đang được nuôi rộng
rãi trên thế giới, sản lượng hiện nay đã vượt lên trên 2 triệu tấn. Ở Việt Nam, rô phi
được nuôi phổ biến ở ba hình thức quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Để đa
dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, hình thức nuôi thâm canh mới được phát triển
gần đây vì vậy nhu cầu đặt ra là phải cải thiện khả năng tăng trưởng, giảm chi phí thức
ăn đồng thời giảm tỷ lệ chết để người nuôi thu lợi nhuận cao.

Trình độ thâm canh ngày càng cao, mặt khác xu hướng hiện nay là hạn chế sử
dụng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy việc sử dụng các chế
phẩm sinh học như các probiotic, prebiotic, chất chiết xuất từ thực vật… ngày càng
được chú trọng. Việc sử dụng probiotic đã trở nên phổ biến ở nước ta trong nhiều năm
trở lại đây và mang lại hiệu quả tốt trong khi đó prebiotic vẫn còn mới mẻ, do đó hiệu
quả sử dụng còn chưa được rõ ràng. Việc thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc bổ
sung prebiotic vào thức ăn là rất cần thiết.
Mannan oligosaccharide có trong chế phẩm Bio-Mos® là một loại prebiotic đã
được sử dụng rộng rãi trên thế giới và hiện nay đã có trên thị trường Việt Nam. Xuất
phát từ nhu cầu tăng năng suất cá rô phi nuôi thâm canh và kiểm nghiệm tác dụng của
prebiotic hiện diện trong chế phẩm Bio-Mos® chúng tôi đã thực hiện đề tài “ẢNH
HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tác dụng của chế phẩm Bio-Mos® ở các tỷ lệ bổ sung khác nhau lên sự
tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô phi vằn
2.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus
Tên Việt Nam: Cá rô phi vằn

Tên tiếng Anh: Nile tilapia
2.1.2 Lịch sử và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Cho đến năm 1964, người ta mới biết
khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài
có giá trị kinh tế. Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi
đỏ và rô phi đen trong đó loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn. (Phạm Ngọc Tịnh,
2005).
Rô phi vằn là một trong những loài được nuôi đầu tiên của con người. Việc
nuôi cá rô phi vằn được tìm thấy dấu vết ở thời Ai Cập cổ đại. Trên những tấm phù
điêu cổ trong những hầm mộ của người Ai Cập cổ cho thấy chúng được nuôi cách đây
khoảng 4000 năm (FAO, 2008).
Trong những thập niên 40 và 50 của thế kỷ 19 cá rô phi đã phân bố khắp thế
giới, chủ yếu là cá rô phi đen Oreochromis mossambicus, sau đó cá rô phi vằn mới
được phân bố rộng rãi trong những năm 1960 đến 1980. Cá rô phi vằn từ Nhật Bản
được đưa vào Thái lan năm 1965, và từ Thái Lan chúng được gửi qua Philippine. Năm
1971 chúng được đưa vào Braxin và từ Braxin chúng được gửi qua Mỹ 1974. Đến năm
1978 rô phi vằn được đưa vào Trung Quốc, nước dẫn đầu thế giới về cá rô phi nuôi
2


với hơn một nửa sản lượng thế giới từ năm 1993 đến 2003 (FAO, 2008). Vùng phân
bố chính và sản lượng cá rô phi vằn của các quốc gia trên thế giới được trình bày trong
hình 2.1 và biểu đồ 2.1.

Hình 2.1 Bản đồ vùng phân bố chính sản lượng cá rô phi vằn.
(Nguồn: FAO Fishery Statistics, 2006)

.
Biểu đồ 2.1 Sản lượng cá rô phi vằn từ 1950 đến 2007.
(Nguồn: FAO Fishery Statistics, 2006)

Việc không kiểm soát được sự sinh sản của cá rô phi trong ao nuôi, sự tạp lai đã
dẫn tới sự thoái hóa giống, giảm tỉ lệ cá lớn trong đàn. Vì vậy thị hiếu về cá rô phi
giảm so với ban đầu. Sự phát triển của kỹ thuật chuyển đổi giới tính trong thập kỷ
1970 thực sự là một sự đột phá, cho phép sản xuất cá rô phi toàn đực. Nếu trong ao
nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng từ thức ăn đều dùng cho mục đích tăng
trưởng, không dùng cho sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ, tăng kích cỡ thương
3


phẩm. Từ đó các nghiên cứu về dinh dưỡng, hệ thống nuôi tăng theo cấp số cộng cùng
với sự phát triển thương mại và phương pháp chế biến cá rô phi từ giữa thập niên 1980
(FAO, 2008). Cá rô phi được di nhập vào nước ta có rất nhiều dòng và thời gian du
nhập khác nhau. Cá rô phi vằn được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan và trở
thành loài nuôi phổ biến, tuy nhiên việc quản lý, lưu giữ giống thuần của các dòng cá
khác nhau đã không được quan tâm đúng mức. Việc tạp giao giữa cá rô phi đen và cá
rô phi vằn đã dẫn đến suy thoái chất lượng giống nghiêm trọng. Từ 1993 đến 1997
thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và các chương trình hợp tác quốc tế, viện
Nghiên cứu NTTS I đã nhập một số giống cá rô phi vằn chất lượng cao như cá rô phi
vằn dòng Thái Lan, cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ năm từ Philipine và cá rô phi
đỏ (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001). Để đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất
khẩu nên rô phi vằn đang được chú trọng phát triển, ngoài ra rô phi còn được xác định
là loài nuôi xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá rô phi vằn có thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn, miệng rộng
hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng
nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của
đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang
với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây
bụng to cứng, kéo dài tới lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám
nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch chạy từ

phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất
rõ (Hình 2.2).

4


Hình 2.2 Cá rô phi vằn.
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống
Rô phi vằn là loài cá nhiệt đới và thích sống ở những nơi có mực nước cạn. Rô
phi có khả năng chịu đựng tốt hơn so với các loài nuôi nước ngọt phổ biến khác về độ
mặn, nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hòa tan thấp và nồng độ NH3 cao.
2.1.4.1 Độ mặn
Tất cả các loài cá rô phi đều có khả năng sống được ở môi trường nước lợ. Rô
phi vằn là loài có khả năng chịu đựng độ mặn kém nhất so với các loài rô phi quan
trọng khác. Tuy nhiên rô phi vằn vẫn tăng trưởng tốt khi độ mặn lên đến 15 ‰. Trong
khi đó, cá rô xanh phát triển tốt ở độ mặn nhỏ hơn 15 ‰, cá rô phi đen phát triển tốt ở
độ mặn bằng hay gần bằng độ mặn của nước biển. Cá rô phi vằn và rô phi xanh có thể
sinh sản ở độ mặn 15 ‰ nhưng tốt nhất là dưới 5 ‰, số lượng cá con giảm khi độ mặn
vượt quá 10 ‰ (Popma và Masser, 1999).
2.1.4.2 Nhiệt độ
Ngưỡng nhiệt độ thấp nhất và cao nhất gây chết cá rô phi là 11 – 12oC và 42oC.
Nhiệt độ tối ưu để phát triển là 31 đến 36oC. Phần lớn các loài cá rô phi sẽ ngừng ăn
hay sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 16 - 17oC và không sinh sản ở nhiệt độ dưới 20oC.
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh sản của hầu hết các loài cá rô phi là từ 26 - 29oC
(Popma và Masser, 1999).

5


2.1.4.3 pH

Nhìn chung cá rô phi có thể chịu đựng được pH từ 5 – 10. pH nhỏ hơn 5 tác
động xấu đến sự kết hợp của oxygen vào máu, cá bỏ ăn. Cá phát triển tốt nhất ở pH từ
6 – 9 (Popma và Masser, 1999).
2.1.4.4 Oxy hòa tan
Cá rô phi có thể chịu đựng được hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp, nhỏ hơn
hoặc bằng 0,3 mg/L vào buổi sáng sớm. Ngưỡng gây chết cá là 0,1 mg/L, cá phát triển
tốt trong khoảng 2 – 5 mg/L. Chúng có khả năng chịu đựng tốt hơn so với nhiều loài
nuôi nước ngọt khác. Hàm lượng oxy thấp nhất mà cá có thể tồn tại là 0,1 mg/L, được
ghi nhận cho cả cá rô phi đen và cá rô phi vằn. Theo một số nghiên cứu cho thấy cá
phát triển tốt hơn nếu có sục khí để giữ DO ở trên mức 0,8 mg/L vào buổi sáng sớm
(Popma và Masser, 1999). Mặc dù rô phi có thể chịu đựng được mức DO thấp trong
nhiều giờ nhưng trong ao nuôi nên điều chỉnh DO luôn ở trên mức 1 mg/L để duy trì
tốc độ phát triển và ngăn ngừa bệnh tật.
2.1.4.5 Ammonia (NH3) và nitrite (NO2-)
Ammonia rất độc cho cá. Một lượng lớn cá sẽ chết trong thời gian ngắn khi
hàm lượng ammonia tăng đột ngột lên 2 mg/L. Tuy nhiên nếu hàm lượng ammonia
tăng từ từ trong vòng 3 đến 4 ngày thì lượng cá chết sẽ giảm đi một nửa ở nồng độ
3 mg/L. Hiện tượng cá chết có thể bắt đầu khi hàm lượng ammonia bằng 0,2 mg/L.
Hàm lượng ammonia bắt đầu gây bỏ ăn ở cá là rô phi là 0,08 mg/L (Popma và Masser,
1999).
Nitrite là chất độc đối với nhiều loài cá bởi vì nó làm giảm khả năng vận
chuyển oxygen của hemoglobin. Cá rô phi có khả năng chịu đựng tốt hơn các loài cá
nước ngọt khác đối với nitrite (Popma và Masser, 1999). Trong hệ thống tuần hoàn cá
rô phi vằn có thể tồn tại 0,6 mg/L nitrite (Phạm Ngọc Tịnh, 2005).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Rô phi vằn ăn tạp thiên về động vật. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du
(tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18 mm). Khi cá
trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn xác tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực
vật thuỷ sinh, động vật không xương sống nhỏ. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự
nhiên được cung cấp trong ao là rất quan trọng, đặc biệt là trong những môi trường

6


không có sự thay nước. Thức ăn tự nhiên có thể cung cấp 30 – 50% tổng dinh dưỡng
cho sự phát triển của cá (Popma và Masser, 1999).
Ngoài ra, cá rô phi cũng có khả năng thích nghi cao đối với những loại thức ăn
chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa,
cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có
hàm lượng đạm cao từ 25 – 40%.
Mang cá rô phi không lọc thức ăn trong nước hiệu quả bằng các loài ăn lọc thật
sự như cá mè trắng, tuy nhiên chúng vẫn ăn được các phiêu sinh vật. Mang cá rô phi
tiết ra chất nhầy để bẫy phiêu sinh thực vật. Những phiêu sinh thực vật bị dính vào
chất nhầy tạo thành cục và được cá rô phi nuốt vào bụng. Sự tiêu hóa thực vật xảy ra
dọc theo chiều dài của ống tiêu hóa (thường mất ít nhất là 6 giờ để tiêu hóa hết thức
ăn) (Popma và Masser, 1999). Cá rô phi đen có khả năng sử dụng phiêu sinh thực vật
kém hiệu quả hơn so với cá rô phi vằn và cá rô phi xanh. Hai cơ quan giúp cá rô phi
tiêu hóa những mảnh vụn hữu cơ, tảo và những thủy sinh thực vật là hầu và dạ dày.
Thức ăn được cắt và nghiền ở giữa hai miếng hầu và những cái răng sắc, sau đó được
đưa đến dạ dày, nơi có pH < 2 sẽ làm vỡ những tế bào thực vật (tảo lục được tiêu hóa
tốt hơn những loài tảo khác) (Popma và Masser, 1999).
2.1.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
2.1.6.1 Nhu cầu về protein và các amino acid
Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn yêu
cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993; trích bởi Lê thanh Hùng,
2008).
Protein là thành phần chính cấu tạo của các cơ quan và phần mềm cơ thể động
vật. Protein được hấp thụ, chuyển hóa thành các acid amin và được sử dụng bởi các
mô, cơ quan để đảm bảo sự tăng trưởng và thay thế các mô già. Ngoài ra, protein còn
được sử dụng để cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể cá hoạt động.
Protein chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các thành phần thức ăn. Nhiều nghiên cứu

đã chỉ ra khẩu phần cho cá rô phi vằn khoảng 30% trong ao nuôi cá thịt và hơn 45%
trong ao nuôi cá hương lên cá giống. Ngoài ra, những cá trong thời kỳ sinh sản đòi hỏi
một hàm lượng protein cao để tăng quá trình tái sản xuất có hiệu quả (Santiago và ctv,
1985; Chang và ctv, 1988; trích bởi Phạm Ngọc Tịnh, 2005).
7


Bảng 2.1. Nhu cầu protein điển hình của cá rô phi.
Giai đoạn

Nhu cầu

< 0,02 gam

45 – 50%

0,02 – 2,00 gam

40%

2,0 – 35 gam

35%

> 35 gam

30 – 32%

(Nguồn: Fitzsimmons, 2004; trích bởi Phạm Ngọc Tịnh, 2005)
Nhu cầu protein thật sự là nhu cầu về các acid amin. Trong khoảng 20 acid

amin thì có 10 acid amin thiết yếu, là những acid amin không thể tự tổng hợp được hay
không thể tổng hợp đủ để đáp ứng nhu cầu của cá. Cá rô phi cũng có nhu cầu về 10
acid amin như các loài khác (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Nhu cầu định lượng các AA thiết yếu của cá rô phi.
Amino acid thiết yếu

Nhu cầu*

Arginine

1,18

Histidine

0,48

Isoleucine

0,87

Leucine

0,95

Lysine

1,43

Methionine


0,75a

Phenylalanine

1,05b

Threonine

1,05

Tryptophan

0,28

Valine

0,78

* Nhu cầu tính theo % vật chất khô thức ăn
a

có cystein = 0,15% thức ăn

b

có tyrosine = 0,5% thức ăn

(Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2008)
Nhu cầu protein của cá phụ thuộc nhiều yếu tố như: năng lượng trong thức ăn,
chất lượng và loại thức ăn sử dụng, trạng thái sinh lý cá, môi trường nuôi dưỡng và

lượng thức ăn hằng ngày của cá. Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong
thức ăn của cá rô phi, ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như thịt gia cầm, bột tôm,
8


nhuyễn thể... Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cá rô phi
là đỗ tương, lạc, hạt bông, hạt hướng dương, hạt cải dầu (Lê Thanh Hùng 2008).
Tuy nhiên, những protein động vật và thực vật trên chỉ có thể thay thế một phần
bột cá trong thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự thiếu cân bằng của các chất
dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng chất, do sự hiện diện của các
nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức ăn, giảm tính ổn định của thức
ăn trong nước và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với chế độ ăn không có bột cá, để đạt
được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu chuẩn, phải bổ sung thêm 3% đicanxi
phosphat và 2% lipid (Lê Thanh Hùng 2008).
2.1.6.2 Nhu cầu về lipid và các acid béo
Lipid trong cơ thể sinh vật có hai chức năng chính: thứ nhất là cung cấp và dự
trữ năng lượng; thứ hai là tham gia vào cấu trúc màng tế bào và giữa cho các màng cơ
bản bền vững và ổn định. Ngoài ra, lipid còn tham gia vào các biến dưỡng trung gian
trong cơ thể sinh vật (Lê Thanh Hùng, 2008).
Các acid béo thiết yếu rất cần thiết cho động vật thủy sản. Đây là những acid cơ
thể sinh vật không tổng hợp được và phải lấy từ thức ăn. Cá rô phi có nhu cầu 1% của
18:2n6. Thí nghiệm trên cá rô phi cho thấy khi thức ăn chỉ chứa oleic acid hay lauric
acid (acid béo no), cá tăng trưởng thấp hơn đối chứng. Cá tăng trưởng tốt nhất khi bổ
sung 0,5 – 1% linoleic acid. Có thể thấy ở cá rô phi, acid béo 18:2n6 tác động đến tăng
trưởng nhiều hơn acid béo 18:3n3. Mặc dù cá rô phi cần cả acid béo loại n3 và n6,
nhưng cần nhiều n6 hơn, với nhu cầu khoảng 0,5% (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nhu cầu lipid của cá dưới 2 gam là khoảng 10% khẩu phần thức ăn và giảm còn
6 – 8% cho cá trọng lượng từ 2 gam đến giai đoạn cá giống. Do cá rô phi sử dụng hiệu
quả tinh bột để cung cấp năng lượng, mức lipid đề nghị tối đa cho cá rô phi khoảng
10%, với tỉ lệ cao dầu thực vật. Nguồn chất béo từ dầu thực vật tỏ ra thích hợp hơn cá

loại dầu động vật (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.1.6.3 Nhu cầu về carbohydrate
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thức ăn đáng kể cho các loài cá ăn
tạp và ăn thực vật. Carbohydrate không phải là thành phần dinh dưỡng cần thiết trong
thức ăn thủy sản và động vật thủy sản không có nhu cầu carbohydrate trong thức ăn
như acid amin hay acid béo thiết yếu. Tuy nhiên, carbohydrate là nguồn thức ăn cung
9


cấp năng lượng rẻ tiền. Khi thiếu nguồn năng lượng này trong thức ăn, cá sẽ sử dụng
protein và lipid làm nguồn năng lượng (Lê Thanh Hùng, 2008). Tỉ lệ phần trăm tinh
bột sử dung tối đa trong thức ăn cho cá rô phi khoảng 35 – 40% (Guillaume, 1999;
trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
2.1.6.4 Nhu cầu về vitamin và khoáng chất
Vitamin là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏ mà
cơ thể sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu. Chất hữu cơ
này không phải là các acid amin hay acid béo thiết yếu, chúng giữ một vai trò rất quan
trọng trong dinh dưỡng và sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến sự xuất
hiện các triệu chứng bệnh lý. Hầu hết, các vitamin có vai trò như một coenzyme hay
tác nhân hỗ trợ các enzyme, thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật.
Nhìn chung nhu cầu vitamin của cá rô phi gần giống những loài cá nước ngọt sống ở
vùng nhiệt đới. Sau đây là nhu cầu định lượng một số vitamin của cá rô phi (Bảng 2.3)
Bảng 2.3. Nhu cầu vitamin cho tăng trưởng cá rô phi (mg/kg thức ăn).
Vitamin

Nhu cầu

Thiamin

2,5


Riboflavin

5–6

Pyridoxine

3–9

Pantothenate

6 – 10

Choline

1.000

Biotin

0,06

Vitamin C

50 – 100

Vitamin E

50 – 100

(Nguồn: Shiau, 2002; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008)

Các khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong thành phần cơ thể của cá,
chẳng hạn như xương, vảy và răng, trong sự thẩm thấu, trong sự điều khiển các chức
năng và trong việc duy trì pH của máu. Một vài khoáng chất còn lại là chất cấu thành
của các mô, ezyme, vitamin và hormone nhất là các nguyên tố khoáng như: calcium,
phosphorus, magnesium, sodium, potassium và chloride (Lê Thanh Hùng, 2008).

10


2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và
mật độ thả. Rô phi vằn có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể đạt trọng lượng trung
bình 500 – 600 g trong 5 – 6 tháng nuôi.
2.1.8 Đặc điểm sinh sản
Thời kỳ thành thục của cá rô phi phụ thuộc vào tuổi, kích thước và điều kiện
môi trường nuôi. Ở các tỉnh phía Nam O.niloticus có thể sinh đẻ 11 - 12 lần/năm, còn
ở phía Bắc, cá chỉ đẻ 5 - 6 lần/năm. Con đực làm tổ sẵn trên nền đáy ao (đường kính tổ
từ 20 – 30 cm) và chờ con cái đến đẻ. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng.
Tuỳ theo cỡ cá, số lượng trứng giao động từ 200 - 500 trứng/1 cá mẹ/1 lần đẻ. Sau khi
đẻ xong, cá mẹ hút trứng vào miệng và ấp trong miệng. Trong suốt thời gian ấp trứng
cá mẹ không bắt mồi. Ở nhiệt độ nước từ 25 - 30oC trứng nở sau 4 - 6 ngày. Cá bột
mới nở (có chiều dài 4-5 mm) vẫn được giữ trong miệng cá mẹ, sau 3 - 4 ngày tiêu hết
noãn hoàng, chúng được thả ra khỏi miệng cá mẹ và bơi theo mẹ kiếm ăn (cá có chiều
dài 8 mm). Mỗi khi gặp nguy hiểm (gặp cá lóc, rắn nước hoặc tiếng động lạ...) cá mẹ
liền phát ra tín hiệu rồi há miệng thu cả đàn con vào miệng để bơi đi ẩn nấp. Chỉ khi
thật yên tĩnh và an toàn, cá mẹ mới há miệng cho đàn con bơi ra ngoài (Phạm Ngọc
Tịnh, 2005).
2.2 Tổng quan về prebiotic
Prebiotic được định nghĩa là những thành phần thức ăn không tiêu hóa được
nhưng có tác dụng kích thích sự phát triển hoặc tăng cường hoạt động của các vi

khuẩn có ích trong đường ruột và từ đó cải thiện đường tiêu hóa của vật nuôi (Gibson
và Roberfroid, 1995; trích bởi Delbert Gatlin, 2008). Một số prebiotic thường gặp là
Fructooligosaccharide

(FOS),

Mannanoligosaccharide

(MOS),

Transgalacto-

oligosaccharide (TOS) và inulin (Vulevic Rastall và Gibson, 2004; trích bởi Gatlin,
2008).
Ở động vật trên cạn prebiotic có tác dụng: Kích thích vi khuẩn Lactobacillus
spp. và Bifidobacter spp.; Ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như
Salmonella, Listeria, Escherichia…; tăng cường dinh dưỡng và năng lượng trong khẩu
phần ăn. Trên động vật thủy sản chúng có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng

11


cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, tăng khả năng phòng bệnh… (Mahious và
ctv, 2006).
2.3 Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae là một trong những loài nấm quan trọng nhất trong
lịch sử loài người. Chúng được dùng để sản xuất đồ uống có chứa cồn và bánh mì do
đó tên thông dụng của chúng là “men bia” hay “men bánh mỳ”. Chúng là một trong
những loài nấm được thương mại hóa nhiều nhất (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn
Trọng Nhân, 2008).


Hình 2.3. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
Saccharomyces cerevisiae được dùng như một loại probiotic bổ sung vào để
tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho cả người và động vật. Chiết xuất từ nấm men
rất giàu acid amin, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chúng còn là một trong những
nguồn cung cấp vitamin B lớn. Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của
Saccharomyces cerevisiae được trình bày trong bảng 2.4.

12


Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces cerevisiae.
Thành phần

Tên chất

Hàm lượng

Protein (%)

40

Carbohydrate (%)

34

Lipid (%)

4


Vitamin (mg/100g)

Muối khoáng (mg/100g)

Thiamine (B1)

15

Riboflavin (B2)

3

Nicotinamide (B3)

40

Pantothenic acid(B5)

4

Pyridoxin (B6)

3

Folic

0.7

Calcium


150

Magnesium

250

Phosphorus

1800

Potassium

2000

Iron

10

Sodium

140

Zinc

9

Copper

<1


Iodine

<0.1

Manganese

0.40

Cobalt

<0.05

(Nguồn: )
Saccharomyces cerevisiae có một lớp vỏ carbohydrate bao bọc, chứa hầu hết là
β-glucan và mannan, là những cấu trúc đường đa giống tinh bột và cellulose (Hình
2.4).

Hình 2.4. Cấu trúc vách tế bào Saccharomyces cerevisiae.
13


Vách tế bào Saccharomyces cerevisiae có khả năng hấp thụ hoặc kết dính các
độc tố, các tác nhân kháng vitamin, virus, vi khuẩn có hại nên được chiết xuất để bảo
vệ môi trường đường ruột (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).
2.4 Mannan Oligosaccharide
Mannan oligosaccharide được chiết xuất từ tế bào Saccharomyces cerevisiae
bằng phương pháp ly tâm. Những phương thức hoạt động chủ yếu của mannan
oligosaccharide (MOS) đã được nghiên cứu trên gia súc và gia cầm là sự kết dính với
những vi khuẩn gây bệnh, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch của cơ thể ký chủ, tăng mật
độ và độ dài nhung mao đường ruột.

2.4.1 Tác dụng kết dính mầm bệnh của mannan oligosaccharide
Tác dụng của MOS là sự kết dính vi khuẩn. Lectins (protein liên kết
carbonhydrate) kết dính phân tử carbonhydrate được bổ sung trên bề mặt của tế bào
biểu mô của ký chủ và từ đó sẽ gắn kết với những tế bào vi khuẩn để thải bỏ ra ngoài.
Ngoài ra, người ta ghi nhận rằng những mầm bệnh sẽ kết dính với những thụ
thể tiếp nhận trên tế bào biểu mô bằng cách tạo ra các “đoạn mồi oligosaccharide”
được biết như những tác nhân chống nhiễm trùng, trong khẩu phần thức ăn chủ yếu là
manno và polymanno (Dawson và ctv, 2002) (Hình 2.5 và Hình 2.6).

Hình 2.5. Cách thức kết dính mầm bệnh của mannan oligosaccharide.

14


Hình 2.6. Mannan oligosaccharide giúp đào thải mầm bệnh khỏi ruột.
2.4.2 Ðiều chỉnh đáp ứng miễn dịch
Nhiều nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng của MOS đến đặc tính miễn dịch và tế
bào miễn dịch trên động vật nuôi. MOS có khả năng điều chỉnh miễn dịch như trong
khẩu phần ăn có chứa MOS cho thấy cơ thể tăng cường lượng kháng thể IgG trong
huyết tương và kháng thể IgA trong mật của gà con (Savage, 1996).
Một nghiên cứu khác, ở heo nái nuôi, ăn thức ăn có bổ sung MOS 14 ngày
trước khi sinh và trong suốt thời gian nuôi con cho một lượng kháng thể IgG và IgM
trong sữa đầu cao hơn so với những heo nái không bổ sung MOS (Savage, 1996).
2.4.3 Tăng mật độ và chiều dài của nhung mao đường ruột
Nghiên cứu ở gà tây, khi bổ sung hàm lượng 0,1 % MOS vào thức ăn của gà
con trong suốt 8 tuần tuổi, cho thấy độ cao nhung mao ruột có sự khác nhau với lô
không bổ sung MOS trên 3 đoạn ruột: đoạn giữa tá tràng, ruột thừa Meckel và van hồi
manh tràng; sự tiết chất nhầy trong ruột non của gà con giữa các lô khác nhau rất có ý
nghĩa (P < 0,01) (Savage, 1996).
Nghiên cứu khác cho thấy việc bổ sung MOS vào trong khẩu phần thức ăn của

gà con đã có ảnh hưởng lên sự tổng hợp và tiết chất nhầy trong ruột non như bổ sung
MOS vào thức ăn làm gia tăng kích thước của các tế bào hình ly, tăng sản xuất chất
nhầy và lớp chất nhầy dày hơn khi so sánh với khẩu phần đối chứng không có MOS.

15


×