Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP CHÀM TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.83 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI
CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP
CHÀM TỈNH NINH THUẬN

HUỲNH VŨ THÙY NHI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA VIỆC KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI THÀNH PHỐ
PHAN RANG THÁP CHÀM TỈNH NINH THUẬN” do Huỳnh Vũ Thùy Nhi, sinh
viên khoá 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

LÊ VĂN LẠNG
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ kí họ tên)

(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

năm 2009

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã trải qua một quá trình học tập với biết
bao khó khăn và được sự động viên, ủng hộ của mọi người, tôi đã hoàn thành khoá
luận và chuẩn bị hành trang cho tôi ra đời, đó là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người tôi
mới có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Lời đầu tiên con xin gởi đến bố mẹ, anh chị với sự biết ơn sâu sắc đã động viên,

lo lắng, nuôi con trưởng thành đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô
khoa Kinh Tế truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi sau khi tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn thầy Lê Văn Lạng đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian tôi
hoàn thành khóa luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn quý cô chú, anh chị ở Cảng Cá Đông Hải đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá điều tra thực hiện khóa luận
Cảm ơn các bạn cùng lớp đã động viên, góp ý cho tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành khóa luận.
Gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, tháng 6 năm 2009
Sinh viên
Huỳnh Vũ Thùy Nhi


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH VŨ THÙY NHI. Tháng 6 năm 2009. “Hiệu Quả Kinh Tế của Việc
Khai Thác Hải Sản tại Cảng Cá Đông Hải Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm
Tỉnh Ninh Thuận”.
HUYNH VU THUY NHI. June 2009 “Economic Efficiency of Sea Product
Exploitation in Dong Hai fish harbour Phan Rang Thap Cham City – Ninh
Thuan Province”.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu và thông tin từ các phòng ban
tại Cảng, sở thủy sản và điều tra trực tiếp 60 hộ ngư dân đang khai thác hải sản trên địa
bàn Cảng Cá Đông Hải. Đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế của việc khai thác
hải sản từng ngành nghề theo nhóm công suất. Mỗi ngành nghề khác nhau thì sản xuất
những loại sản phẩm chủ yếu khác nhau, cho mức sản lượng, giá bán, doanh thu khác
nhau dù có công suất như nhau. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng tính toán và đưa ra được

sản lượng bình quân, giá bán bình quân từng ngành nghề theo từng nhóm công suất.
Từ đó, chúng tôi xác định hiệu quả dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau: NPV, IRR, BCR,
thời gian hoàn vốn.
Từ những kết quả tính toán nhìn nhận những mặt thuận lợi, hạn chế và trở ngại
đối với ngành đồng thời kết luận chương trình khai thác hải sản xa bờ của chính phủ là
hợp lý vì hiện nay nguồn lợi hải sản đang trên đà cạn kiệt.
Cuối đề tài là một số ý kiến giúp cho việc thực hiện các giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế, phát huy những ưu thế để giúp cho ngành thủy sản tại Cảng phát
triển nhanh.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. Mở đầu


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. Tổng quan

4


2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý - địa hình

4

2.1.2. Đặc điểm khí hậu

4

2.1.3. Khí tượng thủy văn

5

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.2.1. Dân số

7

2.2.2. Lao động

7

2.2.3. Y tế


8

2.2.4. Giáo dục

8

2.2.5. Kinh tế

9

2.2.6. Giao thông

10

2.3. Tổng quan về Cảng Cá Đông Hải

10

CHƯƠNG 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1. Các khái niệm

12

3.1.2. Ý nghĩa


13
v


3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác hải sản
3.2. Phương pháp nghiên cứu

14
15

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

15

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

15

3.2.3. Phương pháp thực hiện

15

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác

15

3.2.5. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế

17


CHƯƠNG 4. Kết quả và thảo luận

20

4.1. Hiện trạng khai thác hải sản tại Cảng Cá Đông Hải

20

4.1.1. Tình hình hoạt động của Cảng Cá

20

4.1.2. Năng lực khai thác tại Cảng

21

4.1.3. Mùa vụ khai thác

27

4.1.4. Sản lượng khai thác

28

4.1.5. Kinh tế xã hội nghề khai thác hải sản của hộ điều tra

31

4.2. Phân tích, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác chính

35

tại Cảng
4.2.1. Đối với nghề lưới rê (rê cước, rê nylon) theo công suất

36

4.2.2. Đối với nghề giã cào (lưới kéo) theo công suất

39

4.2.3. Đối với nghề pha xúc theo công suất

42

4.2.4. Đối với nghề mành theo công suất

45

4.2.5. Đánh giá hiệu quả một số nghề khai thác hải sản chính tại Cảng Cá theo
48

công suất

4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề khai thác hải sản tại Cảng 52
4.3.1. Thuận lợi

52

4.3.2. Khó khăn


52

4.4. Giải pháp về khai thác hải sản tại Cảng
CHƯƠNG 5. Kết luận và kiến nghị

53
56

5.1. Kết luận

56

5.2. Kiến nghị

57

5.2.1. Về công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản

57

5.2.2. Về vốn

58
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

59


PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX

Chi phí sản xuất.

CV

Đơn vị công suất máy của thuyền.

đ

Đồng.

ĐTTT

Điều tra thực tế.

ĐVT

Đơn vị tính.

TP

Thành phố.


TSCĐ

Tài sản cố định.

TTTH

Tính toán tổng hợp.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phường Đông Hải

8

Bảng 4.1. Biến Động Tàu Thuyền Qua Các Năm 2005 - 2008

23

Bảng 4.2. Biến Động Công Suất Theo Từng Nhóm Qua Các Năm

25

Bảng 4.3. Cơ Cấu Thuyền Nghề Tại Cảng Năm 2008

26


Bảng 4.4. Sản Lượng Khai Thác tại Cảng Năm 2008

28

Bảng 4.5. Biến Động Sản Lượng theo Công Suất Qua Các Năm

29

Bảng 4.6. Độ Tuổi của Các Ngư Dân Khai Thác Hải Sản

31

Bảng 4.7. Trình Độ Học Vấn của Các Ngư Dân Ven Biển

31

Bảng 4.8. Ước Tính Giá Bán Hải Sản Bình Quân theo Từng Thuyền Nghề

32

Bảng 4.9. Ước Tính Sản Lượng Hải Sản Bình Quân Từng Thuyền Nghề theo Từng
Nhóm Công Suất

33

Bảng 4.10. Ước Tính Kết Quả - Hiệu Quả Nghề Lưới Rê theo Công Suất

37

Bảng 4.11. Ước Tính Kết Quả - Hiệu Quả Nghề Giã Cào theo Công Suất


40

Bảng 4.12. Ước Tính Kết Quả - Hiệu Quả Nghề Pha Xúc theo Công Suất

43

Bảng 4.13. Ước Tính Kết Quả - Hiệu Quả Nghề Mành theo Công Suất

46

Bảng 4.14. Ước Tính Thu Nhập của Mỗi Thuyền Viên theo Công Suất và Nghề Khai
Thác

47

Bảng 4.15. So Sánh NPV, IRR, BCR, Thời Gian Hoàn Vốn Nghề Lưới Rê

49

Bảng 4.16. So Sánh NPV, IRR, BCR, Thời Gian Hoàn Vốn Nghề Giã Cào

50

Bảng 4.17. So Sánh NPV, IRR, BCR, Thời Gian Hoàn Vốn Nghề Pha Xúc

50

Bảng 4.18. So Sánh NPV, IRR, BCR, Thời Gian Hoàn Vốn Nghề Mành


51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Trữ Lượng Cá và Lực Đánh Cá

14

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Tàu Thuyền theo Công Suất Qua Các Năm

21

Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Công Suất theo Từng Nhóm Qua Các Năm

24

Hình 4.3. Biểu Đồ Biến Động Sản Lượng theo Công Suất Qua Các Năm

30

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Hải Sản Khai Thác

34

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Lưới Rê Nhóm 20 – 39 CV
Phụ lục 2. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Lưới Rê Nhóm 40 – 89 CV
Phụ lục 3. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Lưới Rê Nhóm >=90 CV
Phụ lục 4. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề giã cào Nhóm 20-39 CV
Phụ lục 5. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề giã cào Nhóm 40-89 CV
Phụ lục 6. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Giã Cào Nhóm >=90 CV
Phụ lục 7. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Pha Xúc Nhóm 20-39 CV
Phụ lục 8. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Pha Xúc Nhóm 40-89 CV
Phụ lục 9. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Pha Xúc Nhóm >=90 CV
Phụ lục 10. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Mành Nhóm 20-39 CV
Phụ lục 11. Bảng Dự Trù Ngân Lưu Dự Án Nghề Mành Nhóm 40-89 CV
Phụ lục 12. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Miền Trung, diện tích tự nhiên của tỉnh là
3.360.06 km2 với 5 huyện và 1 thành phố. Bờ biển dài 105 km, diện tích vùng biển nội
thủy 1800 km2, vùng lãnh hải rộng 18.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2,
có điều kiện, tiềm năng và nguồn lợi để phát triển kinh tế thủy sản. Trong giai đoạn
2006 – 2010, tỉnh ta được xác định trong ngành mũi nhọn là kinh tế biển, là ngành có
vị trí thứ 2 trong cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất vật chất và chiếm vị trí số một về
giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thủy sản là ngành kinh tế đặc thù, bao gồm các
lĩnh vực: khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản. Trong đó khai
thác hải sản đã có từ rất lâu đời, truyền thống và cho đến bây giờ vẫn tiếp tục phát

triển. Nó cung cấp thực phẩm, là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như cung cấp
năng lượng, giàu chất đạm, vitamin, thuốc men và nguyên liêu cho công nghiệp chế
biến. Và khai thác hải sản cũng đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động,
góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Gần đây nhiều gia đình
làm nghề đánh bắt hải sản đã đầu tư với hàng tỷ đồng để trang bị tàu, thuyền máy,
những thiết bị định vị cá, thiết bị liên lạc để kéo dài thời gian đánh bắt xa bờ và tăng
sản lượng, dẫn đến đời sống người dân dần dần được cải thiện do nguồn thu từ việc
đánh bắt đem lại. Từ đó tìm ra các tìm năng của đất nước và có kế hoạch khai thác các
tìm năng đó một cách có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, lĩnh vực khai thác hải sản đang phải đối mặt với những thách thức
lớn như: nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị khai thác quá mức cho phép, cơ cấu nghề
nghiệp phân bố chưa hợp lý, rủi ro cao trong quá trình lao động sản xuất trên biển, sự
cạnh tranh giữa các tàu khai thác hải sản ngày càng tăng nên thu nhập của các tàu đánh
cá ngày một suy giảm,…Trong khi đó nghề cá xa bờ đang gặp những khó khăn về


trình độ khoa học công nghệ và hiểu biết về ngư trường khai thác còn hạn chế, nên
hiệu quả mang lại chưa cao.
Để hiểu rõ vấn đề kinh tế của việc khai thác hải sản hiện nay như thế nào, từ đó
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và duy tri nguồn hải sản cho tương lai.
Được sự đồng ý của khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, dưới sự
hướng dẫn của thầy Lê Văn Lạng, sự giúp đỡ của Cảng Cá Đông Hải , sở Thủy Sản
tỉnh Ninh Thuận tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Hiệu Quả Kinh Tế Của Việc Khai
Thác Hải Sản Tại Cảng Cá Đông Hải Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm Tỉnh Ninh
Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Hiệu quả kinh tế của việc khai thác hải sản tại Cảng Cá Đông Hải Thành Phố
Phan Rang Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-

Tìm hiểu thực trạng khai thác hải sản của ngư dân tại Cảng Cá.

-

Đánh giá hiệu quả của việc khai thác hải sản tại Cảng Cá theo từng nhóm
công suất và so sánh hiệu quả các nhóm công suất.

-

Đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả
của việc việc khai thác và duy trì nguồn hải sản trong tương lai ở Cảng Cá
Đông Hải Thành Phố Phan Rang Tỉnh Ninh Thuận.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian

Tiến hành điều tra các ngư dân đánh bắt hải sản vùng biển Cảng Cá Đông Hải
TP Phan Rang Tháp Chàm Tỉnh Ninh Thuận.
-

Về nội dung

Thu thập số liệu thực tế của địa phương đó, từ đó nghiên cứu hiệu quả của việc
khai thác hải sản thông qua các chỉ tiêu đã học. Từ những khó khăn trong việc khai
thác hải sản, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc khai thác.
-


Về thời gian

Tiến hành nghiên cứu từ ngày 03/2009 đến ngày 05/2009.

2


1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương
-

Chương 1: Đặt vấn đề

Chương này giới thiệu sơ về đề tài như: lý do chọn đề tài và mục đích của đề tài
đã chọn.
-

Chương 2: Tổng quan

Trình bày về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của phường Đông
Hải, tổng quan về hoạt động của Cảng Cá Đông Hải.
-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đây là chương lý thuyết, nêu lên các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản
xuất của việc khai thác hải sản.
-


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Cũng dựa vào số liệu thu thập thực tế tại Cảng từ đó xử lý, đánh giá kết quả và
hiệu quả thông qua các chỉ tiêu đã nêu ở chương 3. Đồng thời nêu ra được những
thuận lợi và khó khăn tồn tại tại Cảng Cá. Từ đó đề xuất những giải pháp để khắc phục
những khó khăn và cũng cố phát triển dựa trên một số thuận lợi của Cảng.
-

Chương 5. Kết luận và kiến nghị

Chương này nêu lên những kết luận chính, những vấn đề còn tồn tại để từ đó
đưa ra những kiến nghị thích hợp.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý - địa hình
a). Vị trí địa lý
Đông Hải là một phường đồng bằng ven biển có tổng diện tích tự nhiên 211,71
ha, với chiều dài ráp danh 4,5 km và đường bờ biển dài 3,5 km cách phía Đông Thành
Phố Phan Rang – Tháp Chàm 04 km. Chính vì thế phường Đông Hải được xem như
một địa bàn trọng điểm của Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm. Phường Đông Hải
hiện nay có 1 thôn (Phú Thọ) và 11 khu phố theo thứ tự từ 1 đến 11, nằm trong tọa độ
địa lý với kinh độ đông từ 108o39’30” đến 109o14’00” và vĩ độ bắc từ 11o18’14” đến
12o09’15”.
Ranh giới phường được xác định như sau:

-

Phía Đông giáp biển Đông.

-

Phía Tây giáp phường Mỹ Đông.

-

Phía Nam giáp Sông Dinh và xã An Hải huyện Ninh Phước.

-

Phía Bắc giáp xã Mỹ Hải.

b). Địa hình
Địa hình chủ yếu là đất cát ven biển và đất mặn , nhóm đất mặn chiếm 37,98%
tổng diện tích đất trong khu vực, nhóm đất cát ven biển chiếm 38,97% diện tích, còn
lại chiếm 23,23% là đất sông suối, không thích hợp để sản xuất nông nghiệp. Loại hình
này thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế, hầu hết các
hộ ngư dân ở đây sống bằng nghề khai thác tài nguyên biển là chủ yếu.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Phường Đông hải nằm trong đới khí hậu khô nóng nhất nước ta nói riêng và
tỉnh Ninh Thuận nói chung, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu Đại Dương và mang


đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, gió mùa, mưa nhiều theo
mùa. Khí hậu trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, có mưa lớn gây bảo và lũ lụt chiếm 58,4%

lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm/năm, lượng
mưa hàng năm 731,6 mm và tăng dần theo độ cao trên 1100 mm ở vùng núi.
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 của năm sau với đặc điểm khô nóng
và ít mưa.
Cụ thể các đặc trung chủ yếu của khí hậu như sau:
• Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình năm: Tbq = 27,10C
Nhiệt độ cao nhất: Tmax = 380C
Nhiệt độ thấp nhất: Tmin = 14,20C
• Độ ẩm không khí trung bình: 77%
• Hàng năm có khoảng 8.000 – 10.000 giờ nắng với lượng bức xạ nhiệt
trung bình 130 kcalo / cm3 /năm.
• Gió chủ đạo theo hai hướng chính:
Gió hướng Đông Bắc: Vmax =20 m/s
Gió hướng Tây Nam: Vmax = 15 m/s
Nhìn chung phường Đông Hải nằm trong khí hậu khô nóng và mùa khô kéo dài.
Đây là khu vực khô hạn và thiếu nước.
2.1.3. Khí tượng thủy văn
2.1.3.1. Đặc điểm thủy văn
Sông ngòi
Do điều kiện địa hình, hầu hết các sông suối vừa nhỏ ở phường Đông Hải đều
ngắn, dốc và nằm trong hệ thống của lưu vực sông Dinh. Những sông suối nhỏ còn lại
chỉ tồn tại dòng chảy trong mùa mưa, hầu hết mùa mưa là hết nước. Một số sông suối
chưa xây dựng được các đập hồ chứa nên chưa tận dụng được nguồn nước, nguồn
nước mặt trước hết đủ dùng nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời
gian, chưa có hệ thống thủy lợi đầy đủ để đảm bảo nhu cầu nước tiêu dùng cho nông
nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác.

5



2.1.3.2. Đặc điểm hải văn
a). Gió
Do ảnh hưởng các dãy núi bao quanh, từ tháng 10 đến tháng 2 của năm sau, tại
Ninh Thuận nói chung và Đông Hải nói riêng có gió Đông Bắc vào ban ngày và gió
Tây Bắc vào ban đêm. Từ tháng 3 trở đi, ban ngày gió Đông Nam dần thay thế cho gió
Đông Bắc, còn về đêm gió Tây Bắc từ thung lũng vẫn ngự trị. Vì vậy, mặc dù ban
ngày nắng nóng nhưng ban đêm ở Đông Hải khá dịu mát.
b). Bảo lụt và áp thấp nhiệt đới
Ở vùng biển Ninh Thuận ít khi xuất hiện bão lớn, nó thường đổ bộ vào miền
Trung và Vịnh Bắc Bộ nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp bão lớn bất ngờ và
thường vào cuối gió mùa Tây Nam (từ tháng 9 đến tháng 12). Do vậy tàu thuyền nên
cẩn thận, theo dõi tin tức trên đài để có biện pháp phong tránh kịp thời.
c). Sóng biển
Hướng và cường độ sóng biển phụ thuộc vào gió mùa. Hướng sóng thịnh hành
ở vùng biển Đông Hải là sóng Đông Nam, với vận tốc là 25 m/s, tại cao độ mực nước
0m/0MN. Sóng vào cửa biển Đông Hải có độ cao 2 – 3 m, chu ky 7 giây. Vì vậy, trong
một năm có 6 tháng thuận lợi cho hoạt động đánh bắt trên biển (từ tháng 5 – 10), các
tháng còn lại ít thuận lợi hơn, khả năng tạo sóng nhiều hơn.
d). Thủy triều
Thủy triều là dạng chuyển động có chu kỳ của nước biển, do tổ hợp các lực hấp
dẫn vũ trụ gây ra, trong đó chủ yếu là tổ hợp sức hút của mặt trăng và mặt trời. Vùng
biển Đông Hải là vùng biển chuyển đổi từ bán nhật triều sang nhật triều, nhật triều ở
đây không đồng đều. Các tháng dao động triều cực đại là tháng 6, 7 và tháng 11, 12.
Số ngày nhật triều khống chế khoảng từ 8 – 20 ngày và bán nhật triều từ 10 – 12 ngày
trong một tháng. Kỳ nước cường dao động 1,2 – 2,3 m. Các tháng dao động mực nước
cực tiểu là tháng 3 – 4 và 8 – 9. Sóng nhật triều chuyển động tịnh tiến băng qua vùng
biển theo hướng đông bắc xuống tây nam.
Mực nước thiết kế các hạng mục được chọn theo tần suất như sau:
- MNCTK:


+ 0,8m/OMN.

- MNTTK:

- 0,6m/OMN.

- MNTB :

+0,2m/OMN.
6


e). Dòng triều
Khi triều lên dòng triều đi theo hướng bắc, còn khi triều xuống dòng triều đi
theo hướng nam. Dòng triều ở tầng đáy ngược pha với dòng triều tầng mặt. Tốc độ
dòng triều trung bình 20 – 30 cm/s.
f). Dòng chảy và hoàn lưu biển
Hệ thống dòng chày ở vùng này theo nhiều phương hướng khác nhau. Nó vừa
có tính chất của dòng chảy bên trên sông với vận tốc (Vmax) chưa đến 1 m/s lại vừa có
tính chất của dòng chảy ra biển tại cửa sông Dinh với vận tốc dòng chảy Vmax = 2 – 4
m/s, lại có tính chất của dòng chảy ngược từ biển vào, vận tốc Vmax = 1 – 1,2 m/s xuất
hiện sau đỉnh triều từ 1 – 2 giờ, là nời giao lưu của những dòng chảy. Nơi đây sẽ tập
trung các sinh vật biển từ ngoài vào trong.
g). Hiện tượng đặc trưng – nước trồi
Vùng biển Ninh Thuận nói chung và Đông Hải nói riêng nằm trong khu vực
nước trồi mạnh nhất. Nước trồi là thành phần chuyển động thẳng đứng của nước biển
mang tốc độ âm, trong hệ sinh thái nước trồi thường là vùng nước giàu có và phong
phú sinh vật phù du, động vật và thực vật làm thức ăn cho nhuyển thể, động vật cấp
thấp, cấp cao có giá trị kinh tế. Bởi vậy, vùng nước trồi thường có ngư trường lớn với

nhiều đối tượng nguồn lợi hải sản khai thác có giá trị kinh tế cao.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số
Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là 211,71 ha, với tổng dân số là 22.880
nhân khẩu trên tổng số 3.449 hộ. Trong đó, có 3.407 hộ thường trú với 22.550 nhân
khẩu. Nhìn chung mật độ dân số bình quân là 108 người/ha. Chủ yếu là người dân tộc
kinh chiếm đa số, bên cạnh đó cũng có một số hộ gia đình người chăm, người hoa.
2.2.2. Lao động
Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Do đó
phần lớn thành phần người dân sống chủ yếu vào nghề khai thác tài nguyên biển. Theo
thống kê của phường Đông Hải thì có đến 59,58% số dân trong khu vực sinh sống
bằng nghề khai thác hải sản là chính, số dân sinh sống bằng việc làm thuê và buôn bán
nhỏ chiếm 31,08%; 9,34% còn lại là kinh doanh các ngành dịch vụ như ăn uống, vận

7


tải, chế biến nước mắm,…Đây cũng chính là nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh
tế của phường nói riêng và của tỉnh nói chung.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phường Đông Hải
Loại hình

Số hộ

Tỉ lệ(%)

Ngư nghiệp

2.055


59,58

322

9,34

4

0,12

135

3,91

- Ăn uống

11

0,32

- Dịch vụ

51

1,48

- Vận tải

23


0,67

- Chế biến nước mắm

98

2,84

Làm thuê và buôn bán nhỏ khác

1.072

31,08

Tổng

3.449

100

Kinh doanh dịch vụ
- Hộ sản xuất
- Thương nghiệp

Nguồn: Phòng thống kê phường Đông Hải 2007.
2.2.3. Y tế
Hiện nay ở phường có một trạm y tế, công tác y tế dự phòng thực hiện tốt các
trường hợp dịch bệnh xãy ra, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không để lây lan, tổng số
khám chữa bệnh là 16.966 trường hợp, số bệnh nhân được điều trị nội trú 7.121 trường
hợp, điều trị ngoại trú 9.845 trường hợp. Chương trình y tế quốc gia về tiêm chủng mở

rộng và vệ sinh phòng dịch đều đạt kế hoạch, tiêm ngừa đủ 6 bệnh 356/360 đạt 98 %,
viêm gan siêu vi 347/360 đạt 99%, viêm não nhật bản 312/360 đạt 86 %, tiêm chủng
thương hàn 357/360 dạt 99 %...thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực
phẩm đều đạt và vượt chỉ tiêu.
2.2.4. Giáo dục
Tổng số học sinh ra lớp năm 2007 – 2008: 2.319 học sinh, trong đó nữ 974 học
sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 98,9%.
Công tác phổ cập giáo dục: huy động học viên ra lớp cấp tiểu học và xóa mù
chữ có 27/27 học sinh, duy trì 4 lớp phổ cập trung học cơ sở 56 học sinh. Bên cạnh đó
công tác khuyến học cũng có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp giáo dục đào
tạo, động viên khuyến khích các em nghèo hiếu học. Năm qua địa phương có 3 trường
8


đạt trường tiên tiến. Nhìn chung, chất lượng dạy và học của các trường tiểu học đều
đạt theo kế hoạch.
2.2.5. Kinh tế
Trong năm qua nền kinh tế của địa phương có tốc độ tăng trưởng chậm, tổng
sản phẩm nội phường ướt đạt 147.312 triệu đồng, tăng 3,7% so với năm 2007, trong
đó giá trị gia tăng của các ngành: nông nghiệp – thủy sản 5,8%, công nghiệp – xây
dựng 97,9%, dịch vụ 0,3%. Cơ cấu kinh tế của địa phương: ngành nông nghiệp – thủy
sản chiếm 51,3%, công nghiệp – xây dựng chiếm 31,3%, dịch vụ chiếm 17,4% trên
tổng sản phẩm nội phường.
2.2.5.1. Nông nghiệp
Trong nông nghiệp, phường đã phát huy thế mạnh phát triển chăn nuôi, đặc biệt
là chăn nuôi gia súc. Trong 6 tháng đầu năm 2008, qua thống kê số lượng gia súc, gia
cầm hiện nay có khoảng 6.612 con (Ngang, Ngỗng 250 con, vịt 300 con, gà 5.500 con,
heo 550 con, bò 12 con), tình hình hình dịch bệnh không có diễn biến thất thường nào.
Toàn phường đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc đạt 90%, đồng thời phối
hợp với các ban ngành chức năng của phường thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, môi

trường xung quanh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
2.2.5.2. Thủy sản
Năng suất tàu thuyền hiện có trên toàn phường là 437 chiếc/21.106 CV, bình
quân 48,29 CV/ thuyền, đóng mới 7 chiếc/722 CV, so với năm 2007 tăng 40 chiếc.
+ Thuyền có công suất từ 90 CV trở lên: 53 chiếc/10.966 CV.
+ Thuyền có công suất từ 40 – 90 CV: 117 chiếc/4.610 CV.
+ Thuyền có công suất từ 20 - <40 CV: 150 chiếc/3.652 CV.
+ Thuyền có công suất dưới 20 CV: 117 chiếc/1.878 CV.
Về khai thác: Năm qua do giá xăng dầu tăng cao và thời tiết ngư trường không
thuận lợi, tỷ lệ tàu thuyền phải nằm bờ nhiều, mặt khác tàu thuyền có công suất nhỏ
của địa phương còn nhiều nên sản lượng khai thác trong năm qua ướt đạt 7.115
tấn/9000 tấn, đạt 79,05 % cá mực các loại, tôm hùm con 67.800 con/35.000 con.
Chế biến: Sản lượng chế biến ướt đạt 425 tấn khoảng 21,25 %
Nuôi trồng: Nghề nuôi tôm hùm tiếp tục được mở rộng, thị trường ổn định, nên
trong năm qua số lượng thả nuôi là 50.800 con/ 15 hộ với 103 lồng tăng 34.445 con so
9


với năm 2007, đã tiến hành thu hoạch 24.990 con, nuôi tôm thương phẩm là 18.000
con.
Nhìn chung hầu hết người dân ở đây đi biển, đánh cá ven bờ là chủ yếu trên
những chiếc thuyền có công suất nhỏ, do đó thu nhập không ổn định theo mùa biển.
Mức sống của dân cư không cao, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới hiện nay còn khá
cao chiếm tỉ lệ 12,3% tương đương với 424 hộ.
2.2.5.3. Công nghiệp – xây dựng
Tại phường có nhiều cơ sở sản xuất ra đời như công ty may Tiến Thuận và công
ty xuất khẩu Nông Sản hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao
động. Ngoài ra biển Đông Hải còn là một “kho muối” vô tận, là thế mạnh mà thiên
nhiên đã ban tặng. Cùng với muối công nghiệp, sản phẩm sau muối như thạch cao,
nước ót, muối tinh cũng được khai thác, hình thành tổ hợp muối công nghiệp. Các

ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, vật liệu
xây dựng, sản xuất muối được tập trung đầu tư tăng năng lực sản xuất, tạo thêm sản
phẩm mới; khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đa dạng các sản
phẩm truyền thống như: gốm mỹ nghệ, thêu ren, mành trúc, các ngành nghề chế biến
thủy sản, đan lưới v.v.., hệ thống lưới điện đã được đầu tư đến 100% số thôn trong
tỉnh.
2.2.6. Giao thông
Hiện nay, toàn phường hầu hết đã có đường nhựa vào trong các khu phố, tuy
nhiên chỉ có một trục đường chính vào trong các khu phố còn có một mạng lưới đường
đất, đường đá và trong các hẽm. Tuy chưa được phát triển lắm nhưng cũng một phần
đáp ứng được nhu cầu đi lại và nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân.
2.3. Tổng quan về Cảng Cá Đông Hải
Cảng cá Đông Hải nằm trên bờ Bắc Sông Dinh được khởi công xây dựng vào
năm 1995, hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 1997. Với tổng giá trị đầu tư là 36,4
tỉ đồng bằng nguồn vốn tập trung. Cảng có tổng diện tích trên 2 ha, trong đó diện tích
trụ sở làm việc chiếm 2.000 m2, diện tích mặt bằng được sử dụng vào mục đích cho
thuê 6.412.17m2, đường nội bộ trong cảng chiếm 7.500 m2 và chiều dài cầu cảng để
tàu thuyền neo đậu khi cập cảng để bốc dỡ sản phẩm hàng hóa là 265m, chiều dài

10


luồng chạy tàu khoảng 2,9m, diện tích vũng đậu tàu chiếm 15900m2 và các hệ thống
kè bảo vệ, kè khóa, kè hướng dòng.
Quy mô công suất cảng phục vụ 336 - 400 chiếc tàu cá loại dưới 140CV. Thực
tế có khoảng 500 - 600 chiếc tàu cá trong và ngoài tỉnh thường xuyên ra vào neo đậu.
Tuy nhiên hiện nay Cảng đang trong tình trạng quá tải vì số tàu thuyền trong và ngoài
tỉnh thường xuyên ra vào neo đậu quá cao và ngày một gia tăng.
Bên cạnh đó, Cảng cá Đông Hải nằm ở cửa biển sông Dinh nên hằng năm chịu
ảnh hưởng trực tiếp rất lớn của lũ lụt, mặt khác do nhiều năm trước đây tình trạng lấn

chiếm lòng sông làm đìa nuôi tôm đã dẫn đến tốc độ bồi lắng nhanh và nghiêm trọng
hơn là làm biến động luồng lạch cửa biển và khu vực dân cư. Mặc dù trong những năm
qua đã được Nhà nước quan tâm đầu tư khắc phục các sự cố bằng các dự án: kè bảo vệ
cồn Tân Thành (gò Đông Ba), kè chống xói lở tại khu vực Đông Hải, kè chống xói lở
D3, kè khoá K1, cầu Tân Thành, … và hằng năm phải chi phí khoảng 600 - 800 triệu
đồng để duy tu nạo vét luồng, vũng chạy tàu với khối lượng 30.000 - 40.000m3
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và xã hội của phường Đông Hải nói chung và
Cảng nói riêng là một trong những vùng có tiềm năng phát triển nghề cá (Vì nằm trong
khu vực nước trồi, tài nguyên phong phú). Hơn nữa, lao động dồi dào cũng tạo điều
kiện không nhỏ để giúp cho ngành thủy sản tại Cảng phát triển nhanh.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm
a). Chủ tàu: là người sở hữu hợp pháp con tàu, được các cơ quan nhà nước thừa
nhận và được đăng ký vào sổ đăng ký tàu đặt tại các cơ quan đăng ký
b). Thuyền trưởng: là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Mọi người ở
trên tàu đều phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng. Chức danh thuyền trưởng
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp bằng trên cơ sỏ đào tạo và sát
hạch chuyên môn, nghiệp vụ. Chủ tàu có thể là thuyền trưởng nếu được cấp bằng.
Thuyền trưởng có thể do chủ tàu thuê điều hành con tàu theo hợp đồng. Thuyền trưởng
có các quyền và nghĩa vụ do luật định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c). Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật, có khả năng tái tạo, có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Nguồn lợi thủy sản
liên quan đến trữ lượng và khả năng khai thác.

- Trữ lượng của một loài là khả năng tiềm tàng hay có thể nói là tổng sản lượng
của loài đó tại một vùng nước nhất định.
- Khả năng cho phép khai thác là giới hạn sản lượng cho phép khai thác hàng
năm mà không gây ảnh hưởng đến việc tái tạo duy trì ổn định nguồn lợi. Điều này có
nghĩa là sản lượng khai thác năm này không quá mức giới hạn làm ảnh hưởng giảm sút
sản lượng của năm sau. Khai thác hải sản thực chất là mô tả những hoạt động đánh bắt
các tài nguyên sinh vất có ở biển. Tùy theo độ sâu của biển mà ta phân theo hai loại
khai thác hải sản:
¾ Khai thác hải sản gần bờ: là những hoạt động đánh bắt hải sản ở độ sâu mực
nước biển < 50 m. Thông thường các tàu tham gia đánh bắt là những loại tàu có công
suất nhỏ (< 90 CV).


¾ Khai thác hải sản xa bờ: là những hoạt đánh bắt hải sản ở độ sâu mực nước
biển > 50 m. Thông thường các tàu tham gia đánh bắt là những loại tàu có công suất
lớn (> 90 CV). Nhưng hiện trạng hiện nay tàu thuyền của ngư dân có công suất từ 45 –
90 CV cũng được dùng để đánh bắt xa bờ và gần bờ.
e). Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng vận chuyển thuỷ
sản khai thác chế biến mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong thuỷ
sản: điều tra bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
f). “Ngư trường” là vùng có nguồn lợi thuỷ sản tập trung được xác định để tàu
cá có thể đến khai thác.
g). Hiệu quả kinh tế là gì?
Trong sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ với hình thức nào thì vốn và tư liệu
sản xuất là hai yếu tố cơ bản, bên cạnh đó cũng phản ánh được quy mô sản xuất của
mỗi đơn vị kinh doanh. Khi nào đáp ứng được 2 nhu cầu trên, hiệu quả kinh tế mới
được đề cập vì nó là một phạm trù kinh tế xác định qua việc so sánh kết quả đạt được
với những chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
h). Hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất
- Kinh tế hộ: là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế hộ

có vững chắc thì nền kinh tế quốc dân mới được bền vững.
- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh hộ gia đình: được thể hiện qua
việc biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, nguồn vốn và lao động tự
có của hộ trong việc sản xuất kinh doanh giúp đem lại lợi nhuận và thu nhập cao nhất
trên đồng vốn đầu tư. Khi hiệu quả sản xuất trong hộ được tăng lên, cuộc sống của
người dân được cải thiện thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa – xã hội của từng thành
viên trong gia đình, đời sống không chỉ được nâng cao mà còn góp phần làm giàu cho
địa phương và cho xã hôi vì kinh tế hộ vững chắc thì kinh tế quốc dân mới hùng mạnh
với phương châm “ dân giàu nước mạnh”.
3.1.2. Ý nghĩa
Khai thác hải sản là một trong những cách thức phát hiện tiềm năng hải sản ở
nước ta rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho sản phẩm hải sản hội nhập thị
trường khu vực và thế giới. Đông thời đẩy mạnh khoa học công nghệ trong việc đánh
bắt hải sản đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững.
13


Khai thác hải sản làm cơ sở để nhà quản lý nhìn nhận nguồn lợi hải sản trong
vùng. Tầm quan trọng của nguồn lợi hải sản là nguồn thức ăn dinh dưỡng, nguồn thu
nhập của bà con ngư dân, là sản phẩm trong chế biến thức ăn, là nguồn thu ngân sách
của nhà nước…
Khai thác hải sản để lựa chọn một cách hợp lý với sản lượng hải sản của vùng
nhằm phát triển lâu dài.
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác hải sản
Không một ngành sản xuất kinh doanh nào mà không có những yếu tố ảnh
hưởng của nó. Nhưng mỗi ngành có những yếu tố ảnh hưởng riêng, cụ thể ngành khai
thác hải sản có những yếu tố sau đây:
Thời tiết, khoa học kỹ thuật, vốn…những yếu tố này thuận lợi thì sản lượng
đánh bắt được sẽ nhiều hơn còn những yếu tố này không thuận lợi thì ngược lại.
Ngoài ra khai thác hải sản còn có những yếu tố ảnh hưởng khác:

¾ Sự hạn chế vè nguồn cá
¾ Vào nghề tự do: Vì có cùng vùng biển chung nên họ không thể cấm cản
người khai thác đến đánh cá . Ngay cả khi họ có quyền cấm người khác đến đánh ở
vùng biển của họ thì họ cũng không thể cản được luồn cá di cư từ vùng này đến vùng
khác. Chính vì lẽ đó rất nhiều người tham gia vào đánh bắt hải sản làm lực đánh bắt
tăng lên làm cho trữ lượng cá sẽ giảm từ đó sản lượng cá đánh bắt sẽ giảm đi.
Hình 3.1. Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Trữ Lượng Cá và Lực Đánh Cá.
T

L

T: Trữ lượng cá

L: Lực đánh cá

Từ biểu bồ trên ta có thể nhận thấy được trữ lượng cá và và lực đánh cá có quan hệ
nghịch nhau. Lực đánh bắt quá lớn sẽ làm cho trữ lượng cá giảm và ngược lại.
14


×