Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) TẠI THỊ XÃ BẠC LIÊU – TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
[\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus)
TẠI THỊ XÃ BẠC LIÊU – TỈNH BẠC LIÊU

NGÀNH:
NIÊN KHÓA:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2002 - 2006
HOÀNG TẤN HOÀI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2006


HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus)
TẠI THỊ XÃ BẠC LIÊU – TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện bởi

Hoàng Tấn Hoài



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn :

Phạm Văn Nhỏ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2006


TÓM TẮT
Đề tài “Hiện Trạng khai thác và nuôi cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus)
tại thò xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 03/2006 đến tháng
08/2006. Phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nuôi cá kèo thương phẩm và 31 hộ khai thác cá
kèo giống bằng phiếu điều tra sẵn tại thò xã Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi nhận
thấy rằng:
- Diện tích trung bình của các hộ nuôi cá kèo thương phẩm từ 3.000-5.000 m2.
Do đây là vùng mới bắt đầu nuôi cá kèo nên diện tích còn hạn chế. Các hộ nuôi
thường dùng ao nuôi tôm để nuôi cá kèo.
- Mật độ thả khoảng 3-60 con/m2.
- Nguồn thức ăn chủ yếu được sử dụng là các loại thức ăn viên của cá da trơn và
thức ăn do công ty thức ăn chăn nuôi Bạc Liêu sản xuất.
- Trong quá trình nuôi, nông dân thường gặp những khó khăn về vốn, con giống
và thu hoạch.
- Trình độ và kỹ thuật nuôi của các hộ còn hạn chế.
- Ngư dân sử dụng lưới đáy để khai thác cá kèo thương phẩm và lưới mùng để
khai thác cá kèo giống.
- Cá kèo thương phẩm được khai thác quanh năm và tập trung nhiều vào tháng
11 đến tháng 2 năm sau. Sản lượng khai thác trung bình là 51 kg/lưới đáy/tháng. Cá

kèo giống được khai thác từ tháng 05 đến tháng 11 với sản lượng trung bình 800.000
con/tháng.

-ii-


ABSTRACT
The study of “Situation of explotation and culture of mudskippers
(Pseudapocryptes lanceolatus) at Bac lieu town, Bac Lieu province” the research
was carried out at Bac Lieu province from 03/2006 to 08/2006. Relevant datas were
collected on a prepared-questionnaire from fourty families and thirty one families,
we have the conclusion as:
- Size ponds are ranged between 3.000-5.000 m2. These values have limitted
because this area as the new area for rising shrimp culture ponds for fish culture.
- Stocking density was 30-60 fish/m2 in pond.
- Feed was applied as pelleted feed for catfish, or supplied from Feed Bac
Lieu Company.
- The farmers have difficulties as: stocks, harvest, investment.
- Education level has been low and limitted on technical issues.
- Fishermen using large mesh size bag-net to catch adult fish and small size
bag - net to catch fingerling fish.
- The adult fish was exploited year-round, but fishing main season was from
December to February of the following year. Average catch per unit effort was
51kg/bag-net/month. The fingerling fish was caught from May to November with the
average catch per unit effort was 800.000 fish/month.

-iii-


CẢM TẠ


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian ở trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong việc điều tra nghiên cứu, tập hợp và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bạc
Liêu, Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, Sở Đòa chính tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ chúng tôi có
đầy đủ số liệu để hoàn thành đề tài và tạo điều kiện cho chúng tôi được nghiên cứu
trong quá trình thực tập tại đòa phương.
Cảm ơn anh Thái Hữu Thông tại Thò xã Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho chúng
tôi trong quá trình điều tra.
Xin cảm ơn các hộ nuôi và các hộ khai thác cá kèo tại thò xã Bạc Liêu đã
nhiệt tình cung cấp những thông tin quý báu trong thời gian qua.
Lần đầu tiên thực hiện đề tài, với trình độ và khả năng tiếp xúc thực tế còn
hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin trân trọng đón
nhận mọi đánh giá, góp ý từ quý thầy cô và các bạn để hoàn thành báo cáo tốt hơn.

-iv-


MỤC LỤC
PHẦN ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT

ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC HÌNH
I
1.1
1.2

II
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.3.1
2.2.2
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3

i

ii
iii
iv
v
vii
viii

GIỚI THIỆU

1

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

Sơ Lược về Cá Kèo
Phân loại và đặc điểm hình thái
Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Mùa vụ sinh sản
Giới Thiệu về Tỉnh Bạc Liêu.
Vò trí đòa lí
Đất đai thổ nhưỡng
Khí hậu – thời tiết
Hệ thống sông ngòi và luồng lạch

Thủy triều, độ mặn, pH
Biển và bờ biển
Nguồn Lợi Hải Sản
Nguồn lợi thủy sản
Nguồn thủy sản nội đòa
Tình Hình Phát Triển Ngành Thủy Sản của Tỉnh Bạc Liêu
Về nuôi trồng thủy sản
Về khai thác thủy sản
Về chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản

-v-

3
3
6
6
7
7
9
9
11
11
12
13
13
14
14
14
16
18



III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.4
3.4.1
3.4.2
IV

19

Thời Gian và Đòa Điểm
Phương Pháp Thu Thập Thông Tin và Số Liệu
Thu thập số liệu
Phương pháp phân tích và đánh giá
Đối Tượng Nghiên Cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Khảo sát kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai thác cá kèo
Đối với nuôi cá kèo
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1
4.1.1

4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.1.7

19
19
19
19
19
20
20
20
22

Hiện Trạng Khai Thác Cá Kèo
Ngư cụ khai thác cá kèo
Mùa vụ và năm khai thác
Sản lượng khai thác
Thu nhập của người dân từ khai thác cá kèo
Kích thước và sự khác nhau giữa cá kèo giống và các loài cá tương tự
Những khó khăn trong quá trình khai thác cá kèo
Nỗi trăn trở và đề xuất của người dân

22
22
27
28

30
32
34
35

4.2

Hiện Trạng Nuôi Cá Kèo tại Thò Xã Bạc Liêu

35

4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.2.9
4.2.10
4.2.11

Diện tích
Mùa vụ
Mật độ thả nuôi
Kinh nghiệm nuôi của người dân
Điều tra về kỹ thuật nuôi
Chọn giống và thả giống
Thức ăn

Chăm sóc và quản lý
Thu hoạch
Những khó khăn của người dân
Hướng phát triển trong tương lai

35
36
36
37
38
39
40
41
44
45
46

V
5.1
5.2

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

Kết Luận
Đề Nghò

47
48


TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC
-vi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10

Các nhóm đất chính của vùng
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Lượng mưa các tháng trong năm
Diện tích nuôi thủy sản của các huyện
Thống kê các loại tàu thuyền năm 2001 đến tháng 06/2005
Sản lượng khai thác của tỉnh năm 2002-2004
Kích thước trung bình của các bộ phận của lưới
Kích thước và kích cỡ trung bình của lưới mùng
Sản lượng và số ngày trung bình khai thác cá kèo thương phẩm
Sản lượng và số ngày khai thác cá kèo giống
Thu nhập từ khai thác của người dân
Tình hình diện tích ao nuôi
Mật độ nuôi của cá kèo
Kinh nghiệm nuôi của các hộ dân
Thức ăn sử dụng cho cá kèo
Những khó khăn thường gặp

-vii-

9
10
11
15
16
17
22

25
28
29
31
35
36
37
41
45


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5

Số hộ khai thác cá kèo thương phẩm theo thời gian
Số hộ khai thác cá kèo giống theo thời gian
Thu nhập của người dân từ khai thác cá kèo giống
Mật độ thả
Kinh nghiệm nuôi của người dân


27
28
31
36
37

Cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus)
Cá kèo vẩy lớn (Parapocryptes serperaster)
Bản đồ hành chính thò xã Bạc Liêu
Bảng đđồ hành chính thò xã Bạc Liêu
Đáy sông khai thác cá kèo thương phẩm
Ngư cụ lưới đáy được phơi
Ngư trường khai thác cá kèo giống
Phương tiện đi khai thác của ngư dân
Đặt lú đánh bắt cá kèo giống
Giai ương cá kèo giống của trại cá kèo giống Huỳnh Chiến
Cá kèo vớt ngoài tự nhiên
Ao nuôi cá kèo
Quá trình phơi ao
Ly đong cá kèo giống
Thức ăn dùng cho cá kèo
Kiểm tra cá và thức ăn trong sàn ăn
Cá kèo chết do bệnh đường ruột
Thu hoạch cá kèo bằng lú
Cá kèo được trữ trong giai chuẩn bò bán

4
5
8

21
24
25
26
26
27
32
33
38
39
40
41
42
43
44
45

Hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8

Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15

-viii-


I. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ nói riêng đã
và đang đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Ở nước ta, việc sản xuất một số loài cá
nùc lợ chỉ mới bắt đầu trong một vài năm gần đây và vẫn còn ở mức nghiên cứu cơ
bản. Trong thực tế chưa có trại sản xuất giống cá nuôi đại trà để cung cấp đầy đủ cho
nghề nuôi thủy sản nước lợ. Bên cạnh các đối tượng khác như; tôm biển, cua biển, cá
chẽm, cá măng, …thì hiện nay cá kèo cũng là đối tượng đang được quan tâm đến.
Cá kèo là tên gọi chung của các loài thuộc họ Gobiidae. Theo Trương Thủ
Khoa và Trần Thò Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có hai loài là cá kèo vẩy nhỏ
(Pseudapocryptes lanceolatus) và cá kèo vẩy to (Paradapocryptes serperatus). Cũng
theo các tác giả này thì loài Pseudapocryptes elongatus sống chủ yếu ở các vùng nước
lợ và mặn, nhưng cũng có thể sống ở các vùng nước ngọt. Đây là một trong những đối
tượng phân bố phổ biến trong các đầm nước lợ, ruộng muối, vùng ngập mặn và khu
vực bãi bồi. Chúng làm hang ở các bãi mùn và có thể trườn lên các bãi này. Loài này
phân bố từ Ấn Độ, Thái Lan đến Malaysia, từ quần đảo Ấn đến Châu Úc, Trung
Quốc và các khu vực thuộc ĐBSCL Việt Nam. Đây là một loài có sản lượng và giá trò
kinh tế cao.

Nghề nuôi cá kèo hiện nay chủ yếu lấy nước vào ao đầm và con giống vào
theo nguồn nước hay được thu gom cá giống trên các sông, rạch, bãi biển thả trực tiếp
vào ao đầm để nuôi. Ở ĐBSCL, nghề nuôi cá kèo đã xuất hiện ở một số nơi và có
khuynh hướng phát triển tốt.
Đây là loài cá bản đòa, chúng chỉ hiện diện ở vùng ĐBSCL và ngày càng trở
nên hiếm do việc lạm thác của ngư dân.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ nội đòa chủ yếu phụ thuộc vào thời vụ đánh bắt
ngoài tự nhiên dẫn đến nguồn nguyên liệu cá kèo không đủ cung cấp cho thò trường.
Vì vậy, việc nuôi cá bống kèo trong ao đất sẽ vô cùng cần thiết trong việc nuôi trồng
thủy sản nhằm cung cấp chủ động cho thò trường cũng như bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.


-2-

Để đánh giá tiềm năng cũng như tìm hiểu về vấn đề ương nuôi và những khó
khăn trong khai thác, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại hoc Nông
Lâm TP. HCM, chúng tôi thực hiện đề tài “Hiện Trạng Khai Thác và Nuôi Cá Kèo
tại Thò Xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá kèo và khai thác nguồn giống cá kèo tại thò xã
Bạc Liêu.
- Tìm hiểu những khó khăn trong kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm của các
nông hộ. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ thuật nuôi trong quá
trình nuôi của người dân tại thò xã Bạc Liêu theo hướng bền vững.



-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Sơ Lược về Cá Kèo

2.1.1 Phân loại và đặc điểm hình thái
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo tác giả Trương Thủ Khoa và
Trần Thò Thu Hương (1993) cá bống kèo có 2 giống và 2 loài là cá bống kèo vẩy to
và cá bống kèo vẩy nhỏ.
2.1.1.1 Phân loại
Bộ: Perciformes
Họ: Apocrypteidae
Giống: Paradapocryptes
Pseudapocryptes
Loài: Paradapocryptes serperaster (cá kèo vẩy to)
Pseudapocryptes lanceolatus (cá kèo vẩy nhỏ). (Bloch,1081)

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái
a/ Cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus).
Cá kèo vẩy nhỏ có đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống, miệng trước
hẹp, rạch miệng ngang kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua cạnh sau mắt. Răng
hàm trên một hàng, đỉnh tà răng trong mòn. Răng hàm dưới một hàng mọc xiên thưa,
đỉnh tà và một đôi răng chó ở sau mấu tiếp hợp của hai xương răng, không có râu,
dưới mõm có mép râu nhỏ phủ lên môi trên. Mắt tròn nằm phía lưng của đầu gần
chóp mõm hơn gần nắp mang, khoảng cách giữa hai mắt hẹp, lổ mang hẹp, màng
mang phát triển, phần dưới dính với cơ mang.
Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách giữa hai vi lưng này lớn hơn chiều dài của

gốc vây lưng thứ nhất, khởi điểm vây hậu môn sau khởi điểm vây lưng thứ 2 nhưng
điểm kết thúc ngang nhau, hai vây bụng dính vào nhau tạo thành giác bám dạng hình
phễu, miệng hình phễu có hình bầu dục, vi đuôi dài và nhọn.


-4-

Cá có màu xám ửng vàng, nửa thân trên có 7-8 sọc đen hướng xéo về phía
trước, các sọc này thường thấy rõ về phía đuôi. Bụng cá có màu vàng nhạt, các vi
ngực, vi bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm, vi lưng và vi đuôi có màu xanh xám
vàng và có nhiều hàng xám đen vắt ngang các vi đuôi.
Cá kèo vẩy nhỏ cũng được tác giả Larson (2000) xác đònh và có tên là
Pseudapocryptes elongatus. Đồng thời theo Ferraris (1995) và Eshmeyer (1997) thì
cá kèo vẩy nhỏ còn có tên gọi khác là Gobius elongatus, Cuvier (1916). Loài
Pseudapocryptes elongatus có tên đồng danh là Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch
Schneider, 1801 và Rian Both, 1996).

Hình 2.1 Cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus)
b/ Cá kèo vẩy to (Paradapocryptes serperaster)
Cá kèo vẩy to có đầu tròn, mõm tù hướng xuống, trước mõm có lớp da phủ lên
môi trên, miệng dưới rộng, xương hàm cứng. Răng hàm trên có một hàng, 6 răng
trước có dạng răng chó, các răng khác nhỏ và nhọn. Răng hàm dưới có một hàng
ngang, mọc xiên nằm khít nhau, sau chỗ khớp có một đôi răng chó. Lưỡi dính liền với
sàn miệng, đầu lưỡi tròn hoặc chia hai thùy. Mắt nhỏ hình bầu dục, lệch về nữa trên
của đầu và gần chóp mõm hơn gần điểm cuối nắp mang, không có râu, lổ mang hẹp,
màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang.
Thân hình trụ, phần sau hẹp bên. Sau xương chân có một đường sóng nối dài,
cuống đuôi ngắn. Vẩy tròn, phần trước thân vẩy nhỏ, phần sau thân vẩy to. Gốc vi
ngực và gốc vi đuôi có mang vẩy, đầu phủ vẩy.



-5-

Khoảng cách giữa hai vây lưng nhỏ hơn nhiều chiều dài gốc vây lưng thứ
nhất, khởi điểm vây hậu môn sau khởi điểm vây lưng, những điểm kết thúc ngang
nhau tạo thành giác bám hình phễu, miệng phễu tròn, vây đuôi dài.
Cá có màu xám vàng, dọc trục giữa thân có 4 đốm màu xám và sống lưng có 5
hay 6 đốm, khoảng cách giữa hai đốm rộng hơn bề mặt của đốm, các vây ngực, vây
bụng và vây hậu môn có màu cam, vây lưng và vây đuôi có màu xám.
Tuy nhiên, theo Mai Đình Yên (1992) mô tả loại này như sau:
Thân hình trụ dài, phía sau dẹp ngang, đầu tròn hơi dẹp ngang, mõm trần. Mắt
nằm sát nhau trên đỉnh đầu. Miệng ngang, rạch miệng kéo dài đến sau của ổ mắt.
Răng phía trước hàm trên có dạng răng chó, to hơn răng hai bên, có một cặp răng chó
sau tiếp hợp ở hàm dưới. Toàn thân vẩy phủ tròn to dần về phía đuôi, vùng trước vây
lưng có vẩy lẻ to.
Vây lưng thứ hai và vây hậu môn dài, vây đuôi dài nhọn nhất là ở con đực.
Lưng và hông có màu nâu xám, bụng nhạt hơn có năm đốm đen hình yên ngựa ở trên
lưng, có 4-6 đốm đen tròn sọc bên hông xen kẽ với các đốm trên lưng. Vây lưng có
sọc đen, vây hậu môn màu đen sẫm, vây đuôi có màu đen nhất là ở phần rìa đuôi.

Hình 2.2 Cá kèo vẩy lớn (Paradapocryptes serperaster)


-6-

2.1.2

Đặc điểm phân bố và tập tính sống

2.1.2.1 Phân bố

a/ Cá kèo vẩy nhỏ
Cá sống ở vùng nước lợ, mặn và cũng có thể sống ở vùng nước ngọt. Vùng
phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan đến Malaysia, quần đảo Ấn Độ và ĐBSCL Việt
Nam (Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thò Thu Hương, 1993).
b/ Cá kéo vẩy to
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thò Thu Hương (1993), loài cá này sống ở
vùng nước lợ, ít tìm thấy ở nước ngọt, vùng phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung
Quốc đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
2.1.2.2 Tập tính sống
a/ Cá bống kèo vẩy nhỏ
Cá kèo vẩy nhỏ có tập tính sống đáy, chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể
trườn lên bãi này để đi lại và tìm kiếm thức ăn (Bloch & Schneider,1801). Cá sống
được ở cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và cả môi trường nước ngọt. Nhiệt độ thích
hợp cho cá kèo sinh trưởng và phát triển là 23-280C (Kottelat và Whitten, 1996).
b/ Cá bống kèo vẩy to
Cá kèo vẩy to có tập tính sống đáy và sống cả ba môi trường nước ngọt, nước
mặn, nước lợ. Nhiệt độ thích hợp cho cá là 23-28oC (Kottelat và Whitten, 1996).
2.1.3 Mùa vụ sinh sản
Trần Đắc Đònh và ctv, (2002) đã nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục của
cá kèo dựa theo tháng thành thục của một số loài cá được nghiên cứu bởi Honden &
Raitt (1997) và thấy rằng tuyến sinh dục đạt cao nhất ở giai đoạn III từ tháng 12 đến
tháng 02 năm sau, các tháng sau đó chỉ phát triển đến giai đoạn II, cao nhất từ tháng
05 đến tháng 08, tháng 03 và tháng 04 không thấy loại này xuất hiện nên không phát
hiện được giai đoạn phát triển tuyến sinh dục.


-7-

Theo Lê Thò Xuân Thắm (2004) sự phát triển tuyến sinh dục của loài
Pseudapocryptes elongatus ở Bạc Liêu trong tháng 12 đến tháng 01 năm sau đạt tỷ lệ

cao nhất ở giai đoạn III, kế đến là giai đoạn II và không phát triển giai đoạn I.
Khi phân tích sự phát triển tuyến sinh dục của cá kèo ở vùng bãi bồi của tỉnh
Cà Mau, Lê Thò Xuân Thắm (2004) cho thấy vào tháng 11 tuyến sinh dục của cá kèo
xuất hiện ở ba giai đoạn I, II và III. Trong khi giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất
(70,06%). Tháng 12 không phát hiện giai đoạn I, nhưng đến tháng 01 cá đạt thành
thục ở giai đoạn III (100%) và tác giả này cho thấy sự phát triển tuyến sinh dục của
loài cá này đạt đến giai đoạn III tập trung vào các tháng 01, 02, 11 và 12.
2.2

Giới Thiệu Sơ Lược về Tỉnh Bạc Liêu

2.2.1

Vò trí đòa lý

Bạc Liêu nằm ở hướng Đông của bán đảo Cà Mau và giới hạn bởi: 09o00’32”
đến 09o38’09” vó độ Bắc và 105o15’15” đến 105o51’54” độ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông Nam giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Bạc Liêu có tổng diện tích là 254.190 ha, gồm 7 đơn vò hành chánh cấp
huyện, thò xã: Đông Hải, Giá Rai, Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình, Vónh Lợi và thò
xã Bạc Liêu. Với vò trí đòa lí vừa có biển vừa nội đòa tạo nên thế mạnh cho phát triển
ngành thủy sản ở Bạc Liêu.


-8-


Hỡnh 2.3 Baỷn ủo haứnh chớnh tổnh Baùc Lieõu


-9-

2.2.2 Đất đai thổ nhưỡng
Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các
cửa biển tạo nên, đặc biệt là đòa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây
Nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần biển.
Theo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam năm 19992000 tỉnh Bạc Liêu có 4 nhóm đất chính.
Bảng 2.1 Các nhóm đất chính của vùng
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)

Đất phèn
128.804

Đất mặn
95.698

Đất cát
452

Phù sa
5.064

Khác
18.909


Tổng
248.927

51,74

38,44

0,18

2,03

7,6

100

(Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu)
- Vùng đất phèn: Phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân, Phước Long
65.728 ha; huyện Giá Rai, Đông Hải 45.155 ha; Vónh Lợi, Hòa Bình 16.184 ha và thò
xã Bạc Liêu 1.737 ha. Đặc trưng của của tỉnh có tầng pyrite màu xanh xám, đất chua
xuất hiện ở độ sâu khác nhau, được sử dụng vào mục đích nuôi tôm với diện tích lớn.
- Vùng đất mặn: Chủ yếu tập trung ở các xã ven biển vùng Nam quốc lộ 1A,
chạy dài từ thò xã Bạc Liêu đến huyện Đông Hải .
- Đất cát: phần lớn diện tích nhóm đất này được phân bố ở thò xã Bạc Liêu và
huyện Đông Hải. Đây là dạng đất giồng cát điển hình của ĐBSCL.
- Đất phù sa: Nhóm đất này được hình thành do sự bồi lắng của một lượng lớn
phù sa từ thượng nguồn con sông đổ về, thường xuyên có nước ngọt và rất ít khi bò
nhiễm mặn. Phân bố chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long. Ngoài ra còn có
18.909 ha diện tích đất tự nhiên là đất nhân tác và diện tích sông, kênh rạch của tỉnh.
2.2.3 Khí hậu – thời tiết
2.2.3.1 Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình 27oC cao nhất vào thàng 04 và 05, thấp nhất vào tháng
01. Độ chênh lệch nhiệt độ không khí giữa các tháng cao nhất và thấp nhất khoảng
2,8 - 3oC . Nhờ đặc điểm này nghề nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra quanh năm.


- 10 -

Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
o

Cả năm ( C)
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004


27,2
25,1
25,7
27,0
28,9
28,8
27,8
28,0
26,8
27,0
26,9
26,9
26,9

27,0
25,1
26,4
27,6
29,0
28,1
28,3
27,0
27,5
26,9
26,5
26,9
25

27,0
25,7

25,5
27.2
29,1
28,7
27,4
27,2
27,0
27,1
26,8
27,4
25,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bạc Liêu)
2.2.3.2 Chế độ gió
Tỉnh Bạc Liêu chòu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa
mưa nắng rõ rệt:
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, tương ứng với hướng chính gió
mùa Đông Bắc và hướng gió và hướng gió thònh hành là hướng gió Đông Bắc.
+ Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11 tương ứng với hướng chính gió
Tây-Tây Nam; từ tháng 06 đến tháng 09, hai hướng gió này chiếm ưu thế tuyệt đối.
Tốc độ trung bình của gió là 7,6 m/s, cường độ gió là cấp 1-2 ít khi có gió cấp 4-5.
Gió mùa Đông - Đông Bắc xuất hiện từ cuối tháng 11 đến tháng 04 năm sau với
hướng gió Đông xen kẽ hướng gió Đông Bắc. Chính hướng gió này góp phần trong
việc đưa nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào các sông rạch trong các tháng
mùa khô, cũng như tác động thẳng vào bờ biển Đông Nam Bộ làm vùng này bò xói lở
mạnh. Việc xác đònh hướng gió giúp công tác ban đầu xây dựng công trình nuôi và bố
trí ao nuôi hợp lý sẽ thuận lợi cho sự phát triển các đối tượng nuôi.
2.2.3.3 Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh Bạc Liêu 1.882,9 mm, một
năm có khoảng 170-200 ngày mưa. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 08 và tháng 09,

thấp nhất là tháng 01 và tháng 02.


- 11 -

Bảng 2.3 Lượng mưa các tháng trong năm
Cả năm (mm)
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Năm 2002
1.630,6
_
_
_
17,5
92,2
217,8
195,9
419,2

181,7
198,4
306,5
1,6

Năm 2003
2.185,1
_
_
2,6
39,8
260,1
258,7
381,6
323,9
351,1
375,2
182,6
9,5

Năm 2004
1.727,6
_
_
0,4
5,5
172,7
356,6
251,5
342,8

308,8
234,7
21,6
33,0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bạc Liêu)
2.2.4 Hệ thống sông ngòi và luồng lạch
Sông rạch tỉnh Bạc Liêu có mật độ phân bố khá dày được nối với nhau thành
mạng lưới chằng chòt đổ ra biển Đông. Các sông rạch chòu ảnh hưởng mực nước thủy
triều, hệ thống sông rạch đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông
đường thủy của tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống sông rạch còn đóng một vai trò quan trọng
trong việc cung cấp và tiêu thoát nước cho Nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Ngoài
hệ thống sông rạch còn có hệ thống kênh đào thông thương với sông mới nhằm mục
đích chống ngập úng và cung cấp nước biển vào mùa khô để phục vụ cho việc nuôi
trồng thủy sản.
Trên đòa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng
Hiệp, kênh Canh Điều, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch
của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa sông Gành Hào, cửa Nhà Mát (Kênh 30-4) và
cửa Cái Cùng.
2.2.5

Thủy triều, độ mặn, pH

™
Thủy triều: Vùng biển tỉnh Bạc Liêu có chế độ bán nhật triều không
đều, đặc biệt là biên độ triều lớn đã đưa nước biển theo các con sông vào sâu trong
nội đòa tạo thành những vùng sinh thái đặc trưng. Do nằm trong vùng có chế độ triều
là bán nhật triều, mỗi tháng có 2 lần triều cường, biên độ triều lớn nhất 2,5-4 m



- 12 -

(khoảng 1-2 ngày, sau ngày 15 và mùng 01 Âm lòch) và đồng thời có 2 lần triều kém,
biên độ triều 1,5-2 m (khoảng 1-2 ngày sau ngày mùng 07 và ngày 23 Âm lòch). Chu
trình triều cường và triều kém diễn ra không đồng đều, mỗi kì kéo dài 3-4 ngày.
Trong năm biên độ triều cũng có chu kỳ rõ rệt, biên độ triều cường cực đại tại
cửa sông Gành Hào lên tới 4,1m vào tháng 12 đến tháng 01 năm sau và giảm xuống
còn 2,5 m vào tháng 3-4 trong năm, rồi lớn lên 3,5 m vào tháng 06-07 và nhỏ lại con
3 m vào tháng 09-10.
Mực nước đỉnh triều xuống thấp nhất vào tháng 07-08 và lên cao nhất vào
tháng 12 đến tháng 01 năm sau, chênh lệch khoảng 0,5 m. Mực nước chân triều có 2
lần xuống thấp nhất vào tháng 06-07 và tháng 12 đến tháng 01 năm sau.
Thường mùa gió chướng (từ tháng 10-03 năm sau) làm cho biển động, gió
chướng kết hợp với thủy triều đẩy nước mặn vào nội đòa làm cho một số vùng bò ngập
mặn. Vùng này chủ yếu nằm giáp với quốc lộ 1A như Giá Rai, Vónh Lợi và phía Bắc
của tỉnh như huyện Hồng Dân và Phước Long.
™
Độ pH: Độ pH nước sông chính của tỉnh Bạc Liêu dao động từ 7,3-7,9,
sự chênh lệch chỉ số pH giữa các trạm trong khu vực, giữa các đỉnh và chân triều
cường không đáng kể (≤ 0,6). Độ pH nước mặt từ trung tính đến kiềm yếu và diễn ra
phức tạp theo không gian và thời gian trong năm.
™
Độ mặn: Độ mặn có liên quan trực tiếp đến nghề nuôi tôm và
Artermia, độ mặn vùng ven bờ giảm từ tháng 03 đến tháng 08, sau đó tăng dần đến
tháng 12. Độ mặn vào mùa mưa ở các tháng 05, 06, 07 độ mặn còn khoảng 10-20‰
và ở những tháng mưa nhiều như tháng 07, 08, 09 độ mặn có thể xuống 5-15‰,
những nơi gần cửa sông lớn hay cửa biển độ mặn có khi lên đến 20‰. Về mùa khô,
độ mặn tương đối ổn đònh. Vùng sát cửa sông hay cửa biển độ mặn từ 26-32‰ và
giảm dần vào trong nội đòa.
2.2.6 Biển và bờ biển

2.2.6.1 Đặc điểm ngư trường
Bạc Liêu có hai ngư trường chính: ngư trường Nam Côn Sơn từ Hòn Nhàn đến
cửa Gành Hào (bãi trên); ngư trường Hòn Khoai từ cửa Gành Hào đến Nam Hòn
Khoai (bãi dưới). Các ngư trường này có khả năng khai thác quanh năm. Mùa vụ có 2
mùa rõ rệt: vụ Nam từ tháng 04 đến tháng 09; vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 03 năm
sau.


- 13 -

2.2.6.2 Đòa hình biển và bờ biển
Bờ biển Bạc Liêu ít lồi lõm và có 3 cửa đổ ra biển gồm: Cửa Kênh 30-4, cửa
sông Cái Cùng và cửa sông Gành Hào. Trong mùa hè do mưa nhiều, lượng nước của
các thuộc hệ thống sông Cửu Long rất lớn tạo thành một nhánh dòng chảy sát bờ biển
Bạc Liêu theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Trong mùa đông cũng có một dòng chảy
sát bờ theo hướng trên với vận tốc lớn. Do tác động của dòng chảy này nên bờ biển
Bạc Liêu không ổn đònh, đoạn từ Gò Cát đến Gành Hào bờ biển bò xói lở mạnh, đoạn
từ Gò Cát đến thò xã Bạc Liêu bồi thêm.
2.2.6.3 Đòa hình dải đất ven biển
Dải đất phía Nam quốc lộ 1A có xu hướng thấp dần từ biển vào lục đòa. Khu
vực gần biển do có các giồng cát nên tương đối cao, độ cao biến thiên từ
1,4-2 m.Với độ cao này, nếu xây dựng các ao nuôi tôm-cá thì sẽ thuận lợi cho việc
tiêu nước.
Khu vực phía trong lục đòa thấp dần, đặc điểm đòa hình này tạo điều kiện
thuận lợi để đưa nước biển vào nội đồng mà không cần nhiều đến hệ thống bơm và
việc nuôi trồng thủy sản nước lợ có thể thực hiện ở những vùng rộng lớn, nằm sâu
trong đất liền.
2.3

Nguồn Lợi Hải Sản


2.3.1

Nguồn lợi thủy sản

Bạc Liêu nằm trong ngư trường Đông Nam Bộ có trên 2.000 loài cá, trong đó:
trên 130 loài có giá trò kinh tế và phân bố 80% và cá nổi chiếm 20%, cá sống vùng
gần biển chiếm 80% và vùng xa biển chiếm 20%. Các đàn cá phân bố chủ yếu ở
vùng biển có độ sâu từ 20 m nước trở ra, số đàn cá nhỏ chiếm 84,2%, đàn cá vừa là
15,0% và đàn cá lớn là 0,8% trong tổng số đàn cá. Trong khi đó tiềm năng thủy sản
vùng biển xa bờ còn rất lớn chưa khai thác hết, vùng biển này có khả năng khai thác
chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước.
Cá: vùng biển tỉnh Bạc Liêu có trữ lượng cá nổi và cá đáy khá lớn. Có khoảng
661 loài thuộc 319 giống và trong 138 họ. Một số loài cá có giá trò kinh tế cao và sản
lượng lớn nhất tỉnh là: cá hồng, cá gộc, cá sạo, cá thu, cá đường, cá sửu,…
Vùng ven biển tỉnh Bạc liêu bò thâm nhập mặn thường xuyên nên thủy sinh
vật làm thức ăn cho tôm-cá phong phú về thành phần loài. Có 133 loài thực vật nổi
(Phytoplankton), 24 loài động vật nổi (Zooplankton) và 61 loài động vật đáy
(Zoobenthos).


- 14 -

Tôm: Do diện tích tiếp giáp với biển rộng, hàng năm nguồn lợi tôm tự nhiên
cung cấp khoảng vài tỉ con giống các loại. Theo thống kê đã tìm thấy khoảng 33 loài
tôm ở các thủy vực tỉnh Bạc Liêu, trong đó có nhiều loài có giá trò kinh tế cao như:
tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, tôm chì, tôm sắt, …
Mực: Ở vùng biển Bạc Liêu đã phát hiện được 23 loài trong số 53 loài có ở
Việt Nam như: mực ống, mực lá, mực gai, bạch tuộc,…
Ngoài cá, tôm, mực những đặc sản khác của vùng biển như ruốc, rắn biển,

cua, ghẹ, sò, … là những sản phẩm q cần được quan tâm.
2.3.2 Nguồn thủy sản nội đòa
Mặt nước có vai trò quan trọng để duy trì phát triển nguồn lợi và nuôi trồng
thủy sản nội đòa. Để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bạc Liêu đã và đang tiến
hành mở rộng các kênh rạch nhằm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích
kênh rạch của tỉnh tính đến năm1999-2000 là 7.579 ha.
Tổng sản phẩm thủy sản nội đòa tối đa khai thác hàng năm là 3.079 tấn. Việc
khuyến cáo ở mức 2.500 tấn/năm sẽ góp phần bảo vệ tốt nguồn lợi phục vụ cho sản
xuất theo hướng bền vững.
2.4

Tình Hình Phát Triển Ngành Thủy Sản của Tỉnh Bạc Liêu

2.4.1

Về nuôi trồng thủy sản

2.4.1.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 118.712 ha, bằng 46,7% diện
tích tự nhiên của tỉnh.
Trong đó, các mô hình nuôi công nghiệp-bán công nghiệp (CN-BCN) 10.929
ha, quảng canh cải tiến (QCCT) chuyên tôm 26.483 ha, tôm-lúa 16.507 ha và diện
tích nuôi QCCT kết hợp 60.554 ha. Diện tích nuôi cá có 2.160 ha bằng 1,82%, trong
đó nuôi cá nước ngọt 1.921 ha và cá nước mặn 239 ha (nuôi ao, mương vườn là chủ
yếu). Ngoài ra còn có 79 ha nuôi các loại thủy sản khác (ba ba, cá sấu, ếch,…) chiếm
0,06% chủ yếu ở các huyện Đông Hải và Hòa Bình.


- 15 -


Bảng 2.4 Diện tích (ha) nuôi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu năm 2005
Toàn
tỉnh

Thò xã
Bạc
Liêu

Huyện
Vónh
Lợi

Huyện
Hòa
Bình

Huyện
Giá
Rai

Huyện
Đông
Hải

Huyện
Phước
Long

Huyện
Hồng

Dân

116.473
10.929
28.483
77.061

6.693
5.572
1.121
0

2.846
117
2.292
0

15.563
4.265
11.298
0

19.942
195
5.870
13.800

38.388
780
1.329

36.279

17.086
4.539
9.347

16.392
2.034
1.128

Nuôi cá
Nước ngọt
Nước mặn

2.160
1.921
239

289
150
139

437
437
-

183
183
-


353
253
100

0
-

498
498
-

400
400
-

Tổng cộng

118.712

6.982

2.846

15.796

20.295

38.417

17.584


16.792

Mô hình nuôi
Nuôi tôm
CN - BCN
QCCT (C/tôm)
QCCT kết hợp

(Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2005)
Qua Bảng trên ta thấy: diện tích nuôi tôm của huyện Đông Hải là 38.388 ha
chiếm tỉ lệ lớn nhất (38%) so với diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Trong đó tôm chỉ nuôi
chủ yếu theo mô hình quảng canh cải tiến kết hợp: chiếm diện tích 36.279 ha chiếm
94,5% so với tổng diện tích nuôi tôm toàn huyện.
Diện tích nuôi cá 2.160 ha chiếm 1,8% so với diện tích nuôi trồng thủy sản
toàn tỉnh. Trong đó, diện tích nuôi cá nước ngọt chiếm 88,9%. Điều này cho thấy
tiềm năng cá nước ngọt của tỉnh là khá lớn.
2.4.1.2 Các mô hình nuôi thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Nuôi nước ngọt: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt gồm 3 mô hình: nuôi cá ao,
mương vườn; mô hình nuôi cá xen canh với ruộng lúa; nuôi cá xen canh trong rừng.
Nuôi cá đạt năng suất từ 0,3-0,5 tấn/ha/năm.
Đối tượng nuôi chủ yếu trong ba mô hình nuôi cá trên là cá trắng (trắm cỏ) và
có ít diện tích nuôi cá đen, do giá trò sản lượng của cá nuôi chưa cao do nguồn giống
còn hạn chế. Tỉnh Bạc Liêu đang hướng tới nghiên cứu sản xuất giống cá đen tại đòa
phương để đưa vào sản xuất.
Nuôi nước mặn, lợ: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, lợ gồm có các mô
hình sau: nuôi tôm biển lợ mặn quản canh truyền thống, nuôi tôm biển QCCT, nuôi
tôm sú bán thâm canh và thâm canh, nuôi tôm sú QCCT luân canh, nuôi tôm kết hợp
với cua trong rừng, nuôi cá nước mặn lợ, nuôi sò huyết và nuôi Artemia. Năng suất
nuôi tôm đạt bình quân 1,6-3 tấn/ha. Trong đó nuôi cua kết hợp nuôi tôm đạt năng

suất từ 0,5-0,8 tấn/ha/năm (năm 2000) và nuôi Artemia đạt 60-80 kg/ha quy mô
không lớn chủ yếu kết hợp sản xuất muối.


- 16 -

2.4.1.3 Tình hình sản xuất giống thủy sản
Tính đến hết năm 2005 tỉnh Bạc Liêu có 543 cơ sở sản xuất, ương nuôi và
thuần hóa giống thủy sản. Trong đó có 175 cơ sở sản xuất, 43 cơ sở ương nuôi và
385 cơ sở thuần hóa giống thủy sản; một năm sản xuất trên 1,4 tỷ con giống và tập
trung nhiều nhất là huyện Đông Hải và thò xã Bạc Liêu, còn lại phân bố rãi rác
khắp các huyện trong tỉnh. Giống tôm sú đã nhập vào tỉnh được kiểm dòch gần 900
triệu con post và hơn 170 ngàn cá giống các loại mỗi năm.
2.4.1.4 Hoạt động sản xuất thủy sản trên đòa bàn tỉnh Bạc Liêu
Nuôi trồng thủy sản phân bố khắp các huyện thò trong tỉnh, nuôi nước lợ tập
trung chủ yếu ở thò xã Bạc Liêu, Vónh Lợi và Đông Hải. Có một số diện tích nuôi ở
Giá Rai và nuôi nước ngọt tập trung ở Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai là chủ yếu.
Có 4 huyện thò khai thác thủy sản biển (huyện Đông Hải, thò xã Bạc Liêu,
huyện Vónh Lợi và huyện Giá Rai). Năng lực khai thác tập trung nhất ở huyện Đông
Hải và kế tiếp là thò xã Bạc Liêu.
2.4.2 Về khai thác thủy sản
2.4.2.1 Sự biến động tàu thuyền đánh cá trong tỉnh
Năm 2001, tỉnh Bạc Liêu có 1.160 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất
100.182 cv, đứng thứ 5 trong 7 tỉnh có biển của vùng ĐBSCL, chiếm 6,7% số lượng,
6,6% tổng công suất tàu thuyền khai thác của vùng. Công suất bình quân đạt 86,4
cv/chiếc cao gấp 1,84 lần mức bình quân chung của cả nước (47 cv/chiếc).
Theo thống kê mới nhất của Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản đến tháng
06/2005 số lượng tàu là 829 chiếc với tổng công suất là 106.217 cv. Công suất bình
quân 128,1 cv/chiếc.
Bảng 2.5 Thống kê các loại tàu thuyền năm 2001 đến tháng 6/2005

Năm

Tổng phương tiện
(chiếc)

Tổng công suất
(CV)

Công suất bình quân
CV/phương tiện

2001
2002
2003
2004
6/2005

1.160
1.037
852
832
829

100,182
112,888
106,757
108,919
106,217

86,4

108,8
125,9
130,9
128,1

Tàu có công
suất >90 CV
(chiếc)
344
364
349
356
353

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản năm 2005-2006)


×