Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ KỸ THUẬT CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ BỐNG DỪA (Oxyeleotris urophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN VÀ KỸ THUẬT CHO SINH
SẢN NHÂN TẠO CÁ BỐNG DỪA
(Oxyeleotris urophthalmus)

NGÀNH
: THỦY SẢN
KHÓA
: 2001 - 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒ THỊ TRƯỜNG THY
NGUYỄN QUỐC NGUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
KỸ THUẬT CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ BỐNG DỪA
(Oxyeleotris urophthalmus)

Thực hiện bởi

Hồ Thò Trường Thy
Nguyễn Quốc Nguyên



Luận văn được đề trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thò Bình
Ngô Văn Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh
2005
-i-


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật cho sinh sản
nhân tạo cá Bống Dừa (Oxyeleotris Urophthalmus)” được tiến hành từ tháng 3
đến tháng 7 năm 2005 tại trại thực nghiệm Thủy Sản trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM.
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài trên, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
Cá bống dừa là loài cá sống ở vùng nước ngọt và lợ, ở nước ta chúng phân bố
ở vùng ven sông đồng nội thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long như : Long An, Tiền
Giang, Bến Tre …
Chúng là loài ăn tạp thiên về động vật, chủ yếu là giáp xác nhỏ. Tỷ lệ chiều
dài ruột (Li)/chiều dài chuẩn (Lo) trung bình 0,39.
Mùa sinh sản của cá bống dừa tập trung vào những tháng mưa, từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm. Khi thời tiết bất lợi xảy ra ví dụ nhiệt độ quá cao, sự xâm nhập
mặn của nước biển sẽ dẫn đến rối loạn sự thành thục và sinh sản của cá. Hệ số thành
thục cao nhất là 7,518% vào tháng 6 và thấp nhất là 3,701% vào tháng 7. SSS tuyệt
đối trung bình tăng dần theo nhóm kích thước (4.417 – 23.745 hạt trứng). SSS tương

đối trung bình tăng dần từ nhóm kích thước 1 đến nhóm kích thước 3 (634 – 733 hạt
trứng/g thể trọng) và giảm ở nhóm kích thước 4 (724 hạt trứng/g thể trọng).
Trứng cá bống dừa thuộc loại trứng dính, có màu vàng cam và đường kính trứng
0,25mm.
Cá bống dừa được cho sinh sản theo hai phương pháp: sinh sản tự nhiên trong
bể bạt ngoài trời và gieo tinh nhân tạo.
Chất kích thích sinh sản được sử dụng là HCG cho sự sinh sản và rụng trứng
thành công với liều lượng 6500 IU/kg cá cái. Thời gian hiệu ứng từ 18 – 34 giờ ở
nhiệt độ 29 – 320 C.
Trứng ấp theo hai hình thức: trứng khử dính ấp trong bình weis và trứng dính
trên giá thể ấp trong bể composite. Thời gian trứng nở 32 – 35 giờ ở nhiệt độ 28 – 310
C. Trứng nở với tỷ lệ khá thấp, cao nhất 25%, nguyên nhân trứng bò nhiễm nấm thủy
mi. Sức sinh sản thực tế trung bình 44.570 trứng. Tỷ lệ thụ tinh cao nhất 85%, thấp
nhất 39%.
Ấu trùng mới nở có màu trong suốt, rất nhỏ có chiều dài từ 2,4 – 2,5mm. Ấu
trùng sau 3 ngày tuổi có thể ăn nguyên sinh động vật (Protozoa).

-ii-


ABSTRACT
A thesis “Study on Some Characteristics of Biological Reproduction and
Artificial Breeding Technique of Oxyeleotris urophthalmus” was carried out from
March to July, 2005 at Experimental Farm for Aquaculture, Nong Lam University in
HCM city.
The result of the study shows that:
Oxyeleotris urophthalmus is a brackish – freshwater species, distributing most
of Mekong Delta Basin in Vietnam such as Long An, Tien Giang, Ben Tre and so on.
Oxyeleotris urophthalmus is a carnivorous species, eating mostly small
crustaceans. Ratio of intestine length (Li) to standard length (Lo) is about 0.39.

Their breeding season is mainly rainy season, occurring from May to
November yearly. When living condition is not suitable such as extremely high
temperature, high salinity, their maturation and spawning are able to stagnate. The
highest gonado – somatic index (GSI) is 7.518% in June and the lowest is 3.701% in
May. An average absolute fecundity depends on body length, increasing from small
size group to large size group (4,417 – 23,745 eggs). An average relative fecundity
increases from size of group 1 to size of group 3 (634 – 733 eggs per gram of body
weight) and decreases in size of group 4 (724 eggs per gram of body weight).
Their eggs are adhesive, orange – yellow in color and 0.25mm in diameter.
Artificial breeding technique was carried out in two ways: natural spawning in
plastic tank and insemination. Using HCG to induce their spawning and ovulation of is
successful at 6,500 IU/kg of female. Latency time ranged from 18 to 34 hours at 29 –
320C.
Hatching time is 32 – 35 hours at 28 – 310C. Hatching ratio is very low; the
highest is 25%, because of Saprolegnia infection. An average real fecundity is 44,570
eggs per fish. Fertilization ratio oscillates from 39 to 85%.
The newly hatched larvae are transparent, very small with 2.4 – 2.5mm in
length. The three-day old fry is able to eat Protozoa.

-iii-


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Quý Thầy Cô, cán bộ công chức của trường đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức trong suốt quá trình học tập của chúng tôi.
Đặt biệt chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô Lê Thò Bình

Thầy Ngô Văn Ngọc
Đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành luận
văn này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chò của trại Thực Nghiệm
Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, cùng các bạn trong và ngoài lớp đã
động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tập đề tài ngắn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn này
không tránh khỏi những sai sót , kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô và sự đóng
góp ý kiến của các bạn.

-iv-


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ ĐÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv

v
ix
x

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4

2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
2.5

Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Dừa
Phân loại
Hình thái
Nguồn gốc phân bố
Môi trường sống
Dinh Dưỡng
Đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh sản
Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục
Noãn sào
Tinh sào
Phương Pháp Làm Tiêu Bản Tuyến Sinh Dục
Mục đích
Các bước tiến hành

Chất Kích Thích Sinh Sản
GtH (Gonadotropin hormone, hormone kích dục) ngoại sinh
GnRH (Hormon kích thích tiết KDT – GnRH) hay LH – RH tổng hợp
GRIF (Gonadotropin Release Inhibitory Factor)
Cơ chế tác động của hormone kích dục
Tình Hình Nghiên Cứu

2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
5
5
5
7
8
8
9
9
10

III.


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1
3.2

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu
Vật Liệu Thí Nghiệm

12
12

-v-


3.3
3.4
3.4.1
3.4.2
3.4.3
3.4.4
3.5
3.5.1
3.5.2
3.5.3
3.5.4
3.5.5
3.5.6
3.6


Phương Pháp Thu Mẫu
Phương Pháp Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Sinh Học
Mô tả hình dạng bên ngoài
Đặc điểm dinh dưỡng
Khảo sát đặc điểm sinh sản
Phương pháp đo đạc
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống
Chọn cá bố mẹ
Nuôi vỗ
Kiểm tra độ thành thục cá
Kỹ thuật cho cá sinh sản
Kỹ thuật ấp trứng
Ương cá bột
Phân Tích Thống Kê

12
12
12
13
13
14
14
14
14
14
14
16
16
17


IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1
4.2
4.3
4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.5
4.6
4.6.1
4.6.2
4.6.3
4.6.4
4.6.5
4.7
4.7.1
4.7.2
4.7.3
4.7.4
4.7.5
4.7.6
4.7.7
4.7.8


Phân Bố
Hình Thái
Phân Loại
Đặc Điểm Dinh Dưỡng
Cấu tạo ngoài hệ thống tiêu hóa
Tập tính dinh dưỡng
Thành phần thức ăn
Tương Quan Giữa Trọng Lượng Và Chiều Dài
Đặc Điểm Sinh Sản
Phân biệt giới tính
Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá bống dừa
Mùa vụ sinh sản cá bống dừa
Hệ số thành thục cá bống dừa
Sức sinh sản cá bống dừa
Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Bống Dừa
Chế độ nuôi vỗ và sự thành thục
Thí nghiệm cho cá sinh sản
Kết quả sinh sản bằng hình thức sinh sản tự nhiên
Kết quả sinh sản bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo
Kết quả tỷ lệ thụ tinh ở các lần gieo tinh
Kết quả ấp trứng
Sự phát triển của phôi
Kết quả ương nuôi cá bột

18
18
19
20
20

20
21
21
22
22
25
33
34
36
40
40
41
46
46
48
48
51
51

-vi-


V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

5.1
5.2


Kết Luận
Đề Nghò

53
54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

-vii-


PHỤ LỤC
Phụ Lục 1:
Phụ Lục 2:
Phụ Lục 3:
Phụ Lục 4:
Phụ Lục 5:
Phụ Lục 6:
Phụ Lục 7:
Phụ Lục 8:
Phụ Lục 9:
Phụ Lục 10:
Phụ Lục 11:
Phụ Lục 12:
Phụ Lục 13:

Tỷ Lệ Chiều Cao Thân Trên Chiều Dài Chuẩn (H/Lo)

Tỷ Lệ Chiều Dài Đầu Trên Chiều Dài Chuẩn (T/Lo)
Tỷ Lệ Chiều Dài Ruột Trên Chiều Dài Chuẩn (Li/Lo)
Hệ Số Thành Thục Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Tháng 3
Hệ Số Thành Thục Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Tháng 4
Hệ Số Thành Thục Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Tháng 5
Hệ Số Thành Thục Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Tháng 6
Hệ Số Thành Thục Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Tháng 7
Sức Sinh Sản Của Cá Bống Dừa Khảo Sát Qua Các Tháng Thu Mẫu
Sức Sinh Sản Của Cá Bống Dừa Theo Nhóm Kích Thước
Kết Quả Xử Lý Thống Kê
Kết Quả Kích Thích Cá Bống Dừa Sinh Sản Bằng HCG
Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi của cá bống dừa

-viii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Bảng 4.6

Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn
Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn
Đặc điểm phân biệt giữa cá đực và cá cái bống dừa
Giai đoạn thành thục của cá bống dừa qua các tháng khảo sát
Sức sinh sản cá bống dừa theo tháng thu mẫu
Kết quả sử dụng HCG qua các đợt gieo tinh
Kết quả về sức sinh sản qua các lần gieo tinh
Kết quả ấp trứng cá bống dừa

-ix-

4
5
23
33
38
46
47
50


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ NỘI DUNG

TRANG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2

Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5

Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá bống dừa
Tỷ lệ xuất hiện các giai đoạn thành thục của cá
Hệ số thành thục của cá bống dừa theo thời gian
Sức sinh sản cá bống dừa theo thời gian
Sức sinh sản của cá bống dừa theo nhóm kích thước

HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1
Hình 4.1

Sơ đồ tác động của hormone lên sự phát triển tuyến sinh dục
Cồn Tàu – lưu vực sông Tiền, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại,
tỉnh Bến Tre – một trong những nơi sinh sống của cá bống dừa
Hình dạng ngoài của cá bống dừa
Dấuhiệu sinh dục phụ của cá đực và cá cái bống dừa
Hình dạng ngoài buồng tinh cá bống dừa
Hình dạng ngoài buồng trứng cá bống dừa
Vò trí cơ quan sinh dục cá bống dừa
Tinh sào cá bống dừa giai đoạn I, II (X = 10 × 10)
Tinh sào cá bống dừa giai đoạn III (X = 10 ×10)
Tinh sào cá bống dừa giai đoạn IV (X = 10 ×40)
Tinh sào cá bống dừa giai đoạn V (X = 10 × 4)
Tinh sào cá bống dừa giai đoạn VI (X = 10 × 40)

Noãn sào cá bống dừa giai đoạn II, III ( X = 10 ×10)
Noãn sào cá bống dừa giai đoạn IV (X = 10 × 10)
Sự phát triển không đồng bộ của noãn sào cá bống dừa (X = 10 × 4)
Noãn sào cá bống dừa giai đoạn V (X = 10 × 4)
Noãn sào cá bống dừa giai đoạn VI (X = 10 × 10)
Đặt bẫy Lộp bắt cá bống dừa ngoài tự nhiên
Cá cái được chọn cho sinh sản
Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá bống dừa
Bố trí cho cá bống dừa sinh sản tự nhiên trong bể bạt
Vuốt trứng cá bống dừa
Khử dính trứng cá bống dừa sau khi gieo tinh
Ấp trứng trong bình weis
Ấp trứng bằng bể composite

Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17

Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24

22
33
35
36
37

TRANG

-x-

10
18
19
23
24
24
25
26
27
27
28
28

30
31
31
32
32
40
42
43
43
45
45
49
49


-1-

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Trong các sản phẩm thủy sản, cá là nguồn thực phẩm không những ngon dễ
chấp nhận mà còn là nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn của người dân.
Trong thò trường cá thương phẩm, bên cạnh những loài cá nuôi còn có các
loài cá được khai thác chủ yếu từ tự nhiên, trong đó có loài cá bống dừa. Loài này
tuy kích cỡ nhỏ nhưng chất lượng thòt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Chúng
phân bố chủ yếu ở vùng nước ngọt ven sông, cá có màu đen thường sống ở kẹt cây
dừa nước, loài thực vật có nhiều ở miền sông rạch Nam Bộ, có lẽ vì thế mà người
dân thường gọi là cá bống dừa.

Cho đến nay nguồn cung cấp cá này phần lớn chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên,
do đó trong tương lai sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn giống thiên nhiên. Để góp phần trong
việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước ta nói chung, cá bống dừa nói riêng, việc
tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản và nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá bống
dừa là một việc làm có ý nghóa thực tiễn cần được quan tâm.
Trước tình hình trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại học
Nông Lâm Tp. HCM, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ KỸ THUẬT CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ
BỐNG DỪA (Oxyeleotris urophthalmus)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Khảo sát một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống dừa để áp dụng vào
quy trình sản xuất giống nhân tạo.
Nghiên cứu cho cá bống dừa sinh sản nhân tạo nhằm đáp ứng nguồn giống,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời phát triển nghề nuôi cá bống dừa.


-2-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Dừa

2.1.1

Phân loại
Bộ: Perciformes

Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống : Oxyeleotris
Loài : O. urophthalmus (Bleeker, 1851)
Tên Việt Nam: cá bống dừa, cá bống đen
Tên tiếng Anh: Smooth-scaled Gudgeon

2.1.2

Hình thái

Cá bống dừa có đầu dẹp bên, mõm tù hướng lên. Miệng trên rộng, rộng
miệng tương đương chiều dài xương hàm trên. Rạch miệng xiên, kéo dài đến đường
thẳng đứng kẽ qua giữa mắt. Răng nhọn, mòn, xếp thành nhiều hàng trên mỗi hàm.
Lưỡi rất phát triển, dài, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn, không có râu. Mắt tròn, nhỏ, đường
kính mắt tương đương phân nửa chiều dài mõm, mắt lệch về nửa trên của đầu, phần
trán giữa hai mắt rộng, tương đương với hai lần đường kính của mắt và hơi cong lồi.
Phần trước của thân có tiết diện tròn, phần sau dẹp bên. Cuống đuôi thon dài.
Vảy rất nhỏ phủ khắp cơ thể, nhiều vảy nhỏ phủ lên gốc vi ngực và quá một nửa gốc
đuôi.
Cá có màu nâu đỏ đến nâu tối, có khi đen bóng. Cạnh trên gốc vi đuôi có
một đốm đen to với một đốm vàng nằm ở trước, có khi đốm vàng bao xung quanh
đốm đen, bụng cá có nhiều đốm đen nhỏ li ti hoặc trắng.
2.1.3

Nguồn gốc phân bố

Cá bống dừa là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, tập trung ở vùng Đông
Nam Á như : Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Ở nước ta cá sinh sống nhiều
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như : Bến Tre, Tiền Giang, Long An, …



-3-

2.1.4

Môi trường sống

Môi trường sống thích hợp cho cá bống dừa là nước ngọt và nước lợ. Trong tự
nhiên, cá phân bố ở các thủy vực sông rạch. Cá thích hợp ở môi trường nước có nhiệt
độ 25 – 280C. Cá có thể sống ở môi trường có dưỡng khí thấp (Trương Thủ Khoa và
Trần Thò Thu Hương, 1993). Môi trường nước yên tónh, có cây cỏ thủy sinh là nơi lưu
trú lý tưởng cho chúng.
2.1.5

Dinh dưỡng

Cá trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá ăn tạp thiên về
động vật. Miệng rộng, trên hàm có răng. Cá bống dừa ăn động vật chủ yếu là côn
trùng, giáp xác, phiêu sinh vật, cá con, tép con, ...
2.1.6

Đặc điểm sinh trưởng

Cá bống dừa tăng trưởng sau 4 – 6 tháng, đạt kích cỡ trung bình 7 – 9cm,
tương đương trọng lượng 5 – 10g. Cá có thể đạt kích cỡ lớn hơn tùy thuộc vào chế độ
dinh dưỡng và điều kiện sinh thái.
2.1.7

Đặc điểm sinh sản


Cá sinh sản lần đầu khi đạt kích cỡ 6 – 8cm, khoảng 5 – 6 tháng. Mùa sinh
sản tự nhiên kéo dài từ tháng năm đến tháng mười. Cá sinh sản quanh năm. Bãi đẻ
của cá nằm ở ven bờ, nơi có cây cỏ thủy sinh và gốc thân cây chìm trong nước. Cá
bống dừa là loài cá đẻ trứng dính. Vào những tháng mưa là điều kiện môi trường lý
tưởng để cá sinh sản và phát triển.
2.2

Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục

2.2.1

Noãn sào

Theo Xakun & Buskaia (1968), sự phát triển của buồng trứng chia làm 6 giai
đoạn như sau:


-4-

Bảng 2.1 Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn
Giai đoạn

I

II

III

IV


V

VI

2.2.2

Hình thái

Tổ chức học

- Tuyến sinh dục có dạng sợi - Các nguyên bào và noãn bào
mảnh và trong, không thể phân trong thời kỳ tăng trưởng nguyên
biệt được tế bào sinh dục bằng sinh.
mắt thường.
- Buồng trứng vẫn trong suốt và - Các nguyên bào, một số noãn
hầu như không màu, có thể quan bào ở đầu thời kỳ lớn nguyên sinh
và một số đã hết thời kỳ lớn
sát trứng dưới kính hiển vi.
nguyên sinh.
- Sự tăng kích thước đáng kể của
noãn bào và noãn sào. Noãn sào
có màu sắc đặc trưng của từng
loài.

- Các nguyên bào và noãn bào ở
thời kỳ lớn nguyên sinh. Các noãn
bào sinh trưởng và hình thành vỏ
trứng.


- Noãn sào lớn chiếm phần lớn - Các nguyên bào và noãn bào ở
xoang bụng, các noãn bào đạt thời kỳ lớn nguyên sinh. Các noãn
bào kết thúc thời kỳ lớn nguyên
kích thước tối đa với mỗi loài.
sinh noãn hoàng.

- Buồng trứng hơi mềm vuốt nhẹ
có trứng chảy ra.

- Trứng thoát khỏi nang và vỏ mô
liên kết.

- Noãn sào có kích thước không
lớn, nhão và thường có màu
hồng.

- Các nang đã vỡ, các tế bào trứng
ở giai đoạn II hoặc III tùy loài.

Tinh sào
Theo Xakun & Buskaia (1968), tinh sào phát triển qua các giai đoạn sau:


-5-

Bảng 2.2 Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn
Giai đoạn
I

Hình thái


Tổ chức học

- Tuyến sinh dục là hai sợi mảnh - Nhiều nguyên tinh bào nằm
trong suốt chưa phân biệt được giới riêng biệt nên tinh sào trở nên
trong suốt.
tính.

II

- Tinh sào tăng về kích thước có - Các nguyên tinh bào trong trạng
màu trắng hơi đục.
thái sinh sản tạo tinh trùng.

III

- Khối lượng tinh sào tăng nhanh - Có sự tạo tinh trùng vào cuối
có màu trắng hơi vàng.
giai đoạn khi cắt ngang tinh sào.

IV

V

VI

- Tinh sào có màu trắng sữa, số - Kết thúc quá trình tạo tinh trùng,
lượng tinh trùng lớn.
tinh trùng rơi vào tinh nang, có
nguyên tinh bào lớn dự trữ cho

quá trình tạo tinh trùng lần sau.
- Tinh sào có màu trắng sữa, mềm, - Tinh dòch được tạo ra hòa loãng
kích thước giảm dần do sự chảy với tinh trùng và gây hiện tượng
chảy sẹ.
của tinh dòch.
- Tinh sào giảm về kích thước, có - Tinh trùng đã chảy ra hết chỉ
dạng sợi mềm, có màu hồng hoặc còn một ít chất lỏng hơi vàng.
hơi nâu.

2.3

Phương Pháp Làm Tiêu Bản Tuyến Sinh Dục Cá

2.3.1

Mục đích
Quan sát cấu trúc vi thể của tế bào sinh dục.

2.3.2

Các bước tiến hành
Gồm 6 bước
− Lấy mẫu
− Cố đònh mẫu
− Đúc bloc (parafin)
− Cắt tiêu bản


-6-


− Nhuộm
− Quan sát kết quả
2.3.2.1 Lấy mẫu
− Mẫu được lấy ở vò trí đầu, giữa và cuối của tuyến sinh dục.
− Mẫu tươi nguyên không bò dập nát.
− Kích thước mẫu 3 – 5mm.
2.3.2.2 Cố đònh mẫu
a/ Nguyên tắc
Đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
− Vận tốc xuyên thấm cao, ngấm nhanh vào tổ chức, giết nhanh tế bào.
− Bảo toàn hoặc thay đổi không đáng kể cấu trúc cơ bản của tổ chức.
− Chống nhiễm khuẩn.
− Không hòa tan những chất và cấu trúc cần tìm.
− Tôn trọng những đặc điểm vật lý cơ bản.
− Nhuộm màu tốt.
b/ Dung dòch cố đònh mẫu
− Formol 10%.
2.3.2.3 Đúc bloc (Đúc parafin)
− Rửa nước nhiều lần để loại dung dòch cố đònh.
− Rút nước (khử nước).
Mục đích: loại nước chứa trong mẫu vì parafin không tan trong nước.
− Dùng cồn Ethylic tuyệt đối khử 4 lần:
+ Lần 1 và 2: 4 giờ/lần
+ Lần 3 và 4: 6 giờ/ lần


-7-

− Tẩm parafin có điểm nóng chảy 50 – 600C, thuần nhất, trắng đục, rắn
chắc.

− Parafin ngấm vào mẫu, loại Ethylic khi ở tinh thể lỏng. Do đó cần thao
tác trong tủ ấm.
Tẩm 3 bước:
+ Parafin 1: 6 giờ
+ Parafin 2: 6 giờ
+ Parafin 3: 12 giờ
− Đúc bloc
Mẫu đúc trong khuôn được cho vào tủ lạnh, sau 20 – 30 phút, bloc sẽ cứng và
chắc. Tách khuôn, gọt rửa bloc sao cho mẫu nằm ở trung tâm bloc. Kích cỡ mẫu
khoảng 2mm.
2.3.2.4 Cắt tiêu bản
− Bloc được cắt mỏng bằng microtome thành dây ruban, mẫu dày 3 – 4µm.
− Chọn mẫu đẹp đặt trên lame, hơ ấm kéo dây ruban thẳng (mẫu thẳng) và
dán bằng keo Albumin hoặc Bon Canada.
2.3.2.5 Nhuộm tiêu bản hai màu
− Hematoxylin – Eosin.
2.3.2.6 Kết quả
− Nhân bắt màu tím đậm (màu của Hematoxylin).
− Tế bào bắt màu tím nhạt (màu của Hematoxylin).
− Noãn hoàng bắt màu hồng cam (màu của Eosin).
− Tinh tử và tinh trùng bắt màu tím đậm (màu của Hematoxylin).
2.4

Chất Kích Thích Sinh Sản Trên Cá
Về mặt lý thuyết có thể sử dụng các nguồn sau để kích thích cá sinh sản.


-8-

2.4.1


GtH (Gonadotropin Hormone, hormone kích dục) ngoại sinh

2.4.1.1 Não thùy (pituitary)
Trong não thùy cá xương hiện diện đồng thời cả hai yếu tố tương tự như FSH
(Follicle Stimulating Hormone, hormone kích thích nang) và LH (Luteinizing
Hormone, hormone hoàng thể hóa) của động vật có vú. FSH thúc đẩy noãn bào lớn
lên và kích thích nang trứng hoạt động. Còn LH kích thích tố sinh sản hoàng thể hóa
gây ra sự rụng trứng và biến nang trứng thành thể vàng (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Tiêm não thùy là tiêm chất chiết thô của não thùy cá vào cơ hay xoang thân
cá được kích thích sinh sản.
Não thùy được lấy từ những cá thuộc các loài: chép, trắm, mè, ... đã thành
thục còn tươi sống. Não thùy cá chép được coi là chế phẩm kích dục tố (KDT) mạnh
cho nhiều loài cá, kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá biển (Blanc và
Abraham, 1968 – trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999).
Hoạt tính của não thùy phụ thuộc tuổi, phái tính, tình trạng thành thục của cá,
phương pháp thu và cách bảo quản. Hàm lượng não thùy cá thay đổi theo mức độ
thành thục của tuyến sinh dục (Burlacov và Zolotrillski, 1977). Theo Eskin (1968) thì
ở động vật có vú hàm lượng FSH chiếm đa số còn LH chỉ hiện diện một phần nhỏ
trong tuyến yên. Đối với cá thì ngược lại (Hoar, 1965 – trích bởi Lê Đức Lợi, 1993).
2.4.1.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG có tên gọi kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai, đã được
Zondec và Aschheim phát hiện vào năm 1927 trong nước tiểu phụ nữ mang thai hoặc
nhau thai. HCG được đo bằng đơn vò quốc tế (IU), HCG có thể sử dụng đơn độc đối
với nhiều loài cá để gây rụng trứng và tạo tinh. HCG thường được pha với nước cất
hoặc nước muối sinh lý để tiêm cho cá như: các loài thuộc họ cá chép, cá trê, cá
vược. Liều lượng HCG được sử dụng gây rụng trứng và tạo tinh cho một số loài
khoảng 1000 IU/kg trọng lượng, có thể tiêm một liều hoặc một liều sơ bộ và một liều
quyết đònh (Nguyễn Tường Anh, 1999).
HCG là một glycoprotein tan trong nước. HCG thường được dùng do tác động

giống LH và FSH – KDT của động vật hữu nhủ.
Ngày nay, HCG đã được sử dụng rộng rãi để kích thích các loài cá sinh sản
nhân tạo.
2.4.2

GnRH (Hormone kích thích tiết KDT – GnRH) hay LH-RH tổng hợp

GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) được sản xuất ra từ vùng dưới đồi
thò (Hypothalamus). Tác động của GnRH là kích thích sự sản sinh hormone kích dục


-9-

hay KDT (Gonadotropin Hormone, GtH). Đó là một decapeptide (10 acid amin) còn
gọi là LH-RH (Luteinizing Hormone-Releasing Hormone).
Từ các GnRH tự nhiên, người ta có thể tổng hợp những chất tương tự
(GnRHa, a – analog) có hoạt tính cao để dùng trong thực tiễn sản xuất. GnRHa tổng
hợp có thành phần các acid amin trong chuỗi peptide được thay đổi. Các chất tổng
hợp này thường chỉ có 9 acid amin. Nhờ sự thay thế các acid amin tại một số vò trí mà
phân tử GnRH ít bò phân giải bởi các enzym, nên hoạt tính được tăng lên gấp bội.
Chất đồng dạng siêu hoạt (Superactive Analogue) des-Gly10 {D-Ala6}LH-RH
ethylamide hay LH-RHa có hoạt tính cao hơn và có tác động kéo dài hơn trong việc
kích thích giải phóng KDT so với LH-RH, dùng để tiêm một lần hay hai lần để kích
thích sự rụng trứng và sinh sản ở cá.
2.4.3

GRIF (Gonadotropin Release Inhibitory Factor)

Ở cá, GRIF có thể là Dopamine. Dopamine hoạt động như một chất ức chế
giải phóng KDT mà sự giải phóng này được kích thích bởi GnRH và dường như tác

động trực tiếp lên não thùy. Do đó, khi sử dụng LH-RHa đơn độc để kích thích cá
sinh sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp Linpe: tiêm kết hợp GnRH với chất kháng Dopamine vào cơ
hay xoang thân cá được kích thích sinh sản.
Các chất kháng Dopamine (Domperidone, Pimozide, Reserpine) có tác động
ngăn chặn sự tổng hợp Dopamine, ngăn chặn sự tổng hợp Dopamine với chất tiếp
nhận nó (D-2 type Dopamine Receptors) hay ngăn chặn tác động ức chế của
Dopamine với sự giải phóng KDT.
Theo Lin và ctv.,1988 cho rằng Domperidone (DOM) là một chất đối kháng
mạnh của Dopamine (DA) đã gây được cả sự rụng trứng ở cá chép (trích bởi Nguyễn
Tường Anh, 1999). Hiệu quả của việc tiêm LH-RHa kết hợp DOM được xem là tối
hảo khi áp dụng trên cá vì không gây ảnh hưởng phụ và giảm tỷ lệ chết cá khi sinh
sản.
2.4.4

Cơ chế tác động của hormone kích dục

KDT được vận chuyển đến cơ quan đích, tuyến sinh dục. Ở đây, đến lượt nó
lại kích thích sự sản xuất các hormone sinh dục (Gonadal Hormone, Sexual Hormone)
có bản chất steroid. Các hormone này, ở cá đực là Androgens (Testosterone), ở cá cái
là Estrogens và Progesterone, là các chất trung gian (Mediators) của sự phát triển
tuyến sinh dục (TSD).
Ở cá cái, hai giai đoạn của quá trình phát triển TSD chòu sự kiểm soát của
hormone là giai đoạn phát sinh noãn hoàng, thành thục và đẻ của cá.


-10-

Trong giai đoạn phát sinh noãn hoàng, KDT tác động lên các mô nội tiết của
buồng trứng để tổng hợp và tiết ra Estrogen. Estrogen kích thích sự tổng hợp chất

noãn hoàng hay tiền chất của nó trong gan. Các chất này được đưa vào tuần hoàn
máu để sau đó được hấp phụ một cách đặc hiệu bởi các noãn bào.
Trong giai đoạn thành thục, KDT của não thùy tác động lên các tế bào nang
trứng để tổng hợp nên các hormone tương tự Progesterone là các steroid gây chín
(Maturation Inducing Steroids, MIS), hormone này tác động lên bề mặt noãn bào để
hoạt hóa yếu tố gây chín (Maturation Promoting Factor, MPF), có tác động làm tan
túi mầm (tan màng nhân) và phân chia giảm nhiễm cho ra noãn bào thành thục sẵn
sàng cho sự thụ tinh.
Các kích thích môi trường
Hypothalamus

Các hormone giải phóng
Não thùy

Các kích dục tố
Mô buồn g
trứn g tiết
steroids

Các hormone tuyến giáp ?
Estrogens

Các tiền chất noãn hoàng

Gan

Progesterone

Sự phát sinh noãn hoàng


Trứn g chín

Trứn g rụn g

Hình 2.1 Sơ đồ tác động của hormone lên sự phát triển tuyến sinh dục (Nguyễn Văn
Tư, 2002)
2.5

Tình Hình Nghiên Cứu

Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về cá bống dừa, chỉ có một số tác
giả đã công bố nhưng chủ yếu về hình thái phân loại như Mai đình Yên và ctv.
(1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thò Thu Hương (1993). Ngoài ra còn có Đoàn
Giang Sen (2000), Kiều Văn Dầy và Diệp Tú Tâm (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh
học và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá bống dừa.


-11-

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu

Đề tài được tiến hành từ ngày 15/03/2005 đến ngày 15/07/2005 tại Trại Thực
Nghiệm và phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm, Tp. HCM.
3.2

Vật Liệu Thí Nghiệm
− Kính hiển vi, kính lúp, lam, đóa petri, lọ thủy tinh, kim tiêm, kéo, …

− Giấy kẻ ô li, cân điện, cân tiểu li của Trung Quốc với độ chính xác mg.
− Formol, hóa chất cố đònh tuyến sinh dục.
− Giai, bể xi-măng, …

3.3

Phương Pháp Thu Mẫu

Đònh kỳ mỗi tháng thu mẫu ngẫu nhiên 1 lần, tại các đòa điểm nơi cá sinh
sống tự nhiên thông qua ngư dân đánh bắt ở Tiền Giang, Bến Tre và tại chợ đầu mối
ở TPHCM.
Mỗi đợt thu từ 20 – 30 cá sống.
Xử lý mẫu chia theo nhóm kích thước để khảo sát sức sinh sản của cá.
Chia làm 4 nhóm:
− Nhóm 1: 8,0 – 9,9cm
− Nhóm 2: 10,0 – 11,9cm
− Nhóm 3: 12,0 – 13,9cm
− Nhóm 4: 14,0 – 15,9cm
3.4

Phương Pháp Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Sinh Học

3.4.1

Mô tả hình dạng bên ngoài cá
Quan sát về màu sắc, đầu, mõm, vây, vẩy.


-12-


Xác đònh các kích cỡ (cm):

3.4.2

+ L: chiều dài tổng cộng

+ T: chiều cao thân

+ H: chiều cao thân lớn nhất

+ Lo: chiều dài chuẩn

Đặc điểm dinh dưỡng
Tiến hành khảo sát hệ thống tiêu hóa của 30 mẫu cá:
− Cơ quan bắt mồi: xem hình thái bên ngoài miệng, răng, lưỡi cá.

− Bộ máy tiêu hoá: giải phẫu tại nơi đánh bắt thu mua, lấy mẫu ruột và dạ
dày cá mang về phòng thí nghiệm quan sát.
− Xác đònh tỷ lệ chiều dài ruột (Li)/ chiều dài chuẩn (Lo).
+ Chiều dài ruột (Li): được tính từ phần đầu thực quản đến phần cuối của
ruột, đơn vò cm.
+ Chiều dài chuẩn (Lo): được tính từ đầu mõm đến đuôi (phần hết vảy),
đơn vò cm.
− Lập tỷ số Li/Lo để xếp loại tính ăn của cá:
+ Nếu Li/Lo <1: cá ăn động vật.
+ Nếu Li/Lo> 3: cá ăn thực vật.
+ Nếu 1< Li/Lo<1,5: cá ăn tạp thiên về động vật.
+ Nếu 1,5
  • hiển vi.
    3.4.3


    − Xác đònh thành phần thức ăn trong dạ dày bằng mắt thường, kính lúp, kính
    Khảo sát đặc điểm sinh sản

    3.4.3.1 Xác đònh tổ chức học của noãn sào và tinh sào
    − Tiến hành thu mẫu 25 – 30 con mỗi tháng một lần tại nơi đánh bắt.
    − Giải phẫu lấy tuyến sinh dục, quan sát hình thái bên ngoài bằng mắt
    thường.
    − Gửi mẫu tuyến sinh dục đến phòng Giải Phẫu Bệnh Lý của bệnh viện Từ
    Dũ làm tiêu bản, để xác đònh các giai đoạn thành thục của cá dưới kính hiển vi.


    -13-

    3.4.3.2 Theo dõi sự phát triển của phôi
    Ngay sau khi gieo tinh nhân tạo cho cá, chúng tôi thu trứng để theo dõi sự
    phát triển của phôi. Chúng tôi dùng kính hiển vi để quan sát. Thời gian giữa hai lần
    quan sát cách nhau hai giờ. Xác đònh thời gian nở của trứng được tính từ khi trứng thụ
    tinh đến khi trứng nở đồng loạt.
    3.4.3.3 Xác đònh hệ số thành thục (HSTT)
    Khối lượng tuyến sinh dục là một trong những chỉ tiêu thiết yếu để giải thích
    mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục thường được sử
    dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Hệ số này là tỷ lệ phần trăm
    của tuyến sinh dục trên khối lượng thân cá.
    Mỗi tháng thu 25 – 30 mẫu, giải phẫu lấy tuyến sinh dục cân trọng lượng.
    Đơn vò g.
    Cân trọng lượng cá sau khi đã bỏ nội quan (Po). Đơn vò g.
    Áp dụng công thức tính HSTT:
    HSTT (%) = (Ptsd/Po) ×100
    Ptsd: trọng lượng tuyến sinh dục (g).

    Po: trọng lượng cá bố mẹ bỏ nội tạng (g).
    3.4.3.4 Xác đònh sức sinh sản (SSS)
    Với 25 – 30 mẫu cá trên chọn lấy buồng trứng.
    a/ SSS tuyệt đối
    SSS tuyệt đối là số trứng có trong noãn sào. Xác đònh theo phương pháp của
    Driadin (1939) (trích bởi Pravdin, 1963) cho cá đẻ trứng nhiều lần trong năm như sau:
    “SSS tuyệt đối có thể xác đònh được khi cá bắt đầu đẻ lần thứ nhất, theo tổng tất cả
    các trứng bao gồm trứng lớn và tất cả trứng nhỏ. Ở những cá thể đã đẻ, nghóa là sắp
    đẻ đợt hai, đợt ba thì chỉ có thể xác đònh theo số trứng lớn và trứng nhỏ chưa đẻ ra mà
    thôi”.
    Để tính được SSS tuyệt đối chúng tôi tiến hành giải phẫu cá, đếm trứng. Lấy
    ngẫu nhiên một mẫu trên bất kỳ vò trí nào đó của buồng trứng và đếm số trứng trong
    mẫu bằng kính lúp.
    +

    SSS tuyệt đối (trứng) = Số lượng trứng trong mẫu × trọng lượng buồng trứng.


    -14-

    b/ SSS tương đối
    SSS tương đối là số trứng trong noãn sào trên một đơn vò trọng lượng.
    SSS tuyệt đối
    +

    3.4.4

    SSS tương đối (trứng/g thể trọng) =

    Trọng lượng cá


    Phương pháp đo đạc

    Sử dụng giấy kẻ ô li để đo các chỉ tiêu độ dài (cm) như: chiều dài tổng cộng
    (L), chiều dài chuẩn (Lo), chiều cao thân (H), chiều dài đầu (T), chiều dài ruột (Li).
    3.5

    Kỹ Thuật Sản Xuất Giống

    3.5.1

    Chọn cá bố mẹ

    Chọn những con khỏe mạnh, không bò dò hình, dò tật hoặc sây sát, bụng cá to
    chứa đầy trứng. Sau đó vận chuyển cá từ nơi thu mua về trại Thực Nghiệm Thủy Sản.
    3.5.2

    Nuôi vỗ

    Cá sau khi vận chuyển về cho vào giai nuôi vỗ. Giai được đặt trong ao đất, có
    kích thước 2m × 2m. Trong giai nuôi được thả lục bình, ống nhựa tạo chỗ trú cho cá.
    Thức ăn: tôm, cua, cá tạp băm nhỏ cho vào máng ăn đặt dưới nước. Khẩu
    phần ăn 5 – 7% trọng lượng thân mỗi ngày.
    3.5.3

    Kiểm tra độ thành thục của cá

    Công việc kiểm tra được thực hiện đònh kỳ 2 – 3 tuần/lần thông qua biểu hiện
    hình dạng bên ngoài gai sinh dục, bụng cá căng to ửng vàng, ...
    3.5.4


    Kỹ thuật cho cá sinh sản

    3.5.4.1 Chọn cá sinh sản
    Khi cho cá sinh sản nên chọn những cá bố mẹ thành thục tốt, cá khỏe mạnh,
    không bò bệnh tật.
    − Cá cái: chọn cá bụng to, mềm, da bụng mỏng, đặc biệt màu sắc bụng cá
    ửng vàng cam của trứng. Gai sinh dục sưng to và ửng hồng.


    Cá đực: chọn cá to khỏe, gai sinh dục to và nhọn, có màu hồng đỏ.


  • ×