Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIÊU HÓA NGUYÊN LIỆU TRÊN CÁ RÔ PHI VÀ CÁ TRÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.25 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIÊU HÓA NGUYÊN
LIỆU TRÊN CÁ RÔ PHI VÀ CÁ TRÊ

Ngành
: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khóa
: 2003-2007
Sinh viên thực hiện : Dương Thị Mai Nở

Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIÊU
HOÁ NGUYÊN LIỆU TRÊN CÁ RÔ PHI VÀ CÁ TRÊ

Thực hiện bởi
DƯƠNG THỊ MAI NỞ

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: LÊ THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Năm 2007


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến độ tiêu hoá
nguyên liệu trên cá rô phi và cá trê” được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Thủy
sản trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Chúng tôi tiến hành hai thí nghiệm.
Thí nghiệm 1 trên cá rô phi với việc bổ sung enzyme ở ba mức độ (không bổ
sung enzyme, 0,02 và 0,05%) vào thức ăn chứa hai mức bột cá (5% và 15%). Kết
quả phân tích độ tiêu hóa cho thấy.
Bổ sung enzyme ở nồng độ 0,02% cho thấy độ tiêu hóa của protein, lipid và
năng lượng cao hơn đối với không sử dụng enzyme. Mức bổ sung 0,05% SSF cho
kết quả không cao hơn mức bổ sung 0,02%.
Thí nghiệm 2 đánh giá độ tiêu hóa của bã hèm ở hai chế độ sấy khô (sấy
chân không và sấy ở nhiệt độ cao) trên cá trê. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa protein,
lipid cao hơn ở bã hèm sấy chân không.

iii


ABSTRACT
The research topic: “Experiment some of effective for ingredient
disgestibility on tilapia and walking catfish” in experimental farm for Aquaculture
the Nong Lam University Ho Chi Minh city.
We had conducted two experimences.
First experimence was conducted in tilapia (Oreochromis niloticus). The
addtion enzyme SSF at three level (0; 0,02; 0,05%) in feed whose meal fish
concentrations are 5% and 15%. The result of digestibility analysis showed.
Digestibility of protein, lipid and gross energy of sample within addtion

enzyem SSF 0,02% concentration are higher than one without addtion enzyme SSF.
The result of addtion enzyme SSF in 0,05% concentration is the same as one of
addtion enzyme SSF on 0,02% concentration.
Second experimence was conducted to evaluate digestibility of dry – distiller
grain at two dried method (Heat dried – distillers grain and Freeze dried – distillers
grain) in walking catfish (Clarias macrocephalus). The result showed digestibility
of protein and lipid at Freeze dried – distillers grain is higher than the other.

iv


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành khóa học.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu của mình trong
suốt bốn năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn và tạo
nhiều điều kiện thuận tiện, giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn cô Trần Ngọc Thiên Kim cùng toàn thể các bạn trong cũng như
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi đến ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc đã tạo mọi điều kiện tốt để tôi hoàn
thành khoá học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể anh chị em
trong gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học Đại Học.
Do là lần đầu tiếp xúc và làm quen với quá trình nghiên cứu, kiến thức còn
hạn chế và thời gian ngắn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi
chân thành mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để
cuốn luận văn này được hoàn thiện hơn.


v


MỤC LỤC
Đề Mục
Trang
Trang tựa
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract ..................................................................................................................... iv
Lời cảm tạ.................................................................................................................. v
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ................................................................................................ viii
Danh sách các hình.................................................................................................... ix
I.
GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1.
Đặt Vấn Đề...................................................................................................1
1.2.
Mục Tiêu Đề Tài ..........................................................................................2
II.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1.
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Phi ............................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại .............................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố.............................................................................4
2.1.3. Đặc điểm hình thái .......................................................................................4
2.1.4. Đặc điểm sinh học........................................................................................5
2.1.5. Thức ăn của cá rô phi ...................................................................................6
2.1.6. Sinh trưởng...................................................................................................6
2.1.7. Sinh sản ........................................................................................................6

2.2.
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Trê ..................................................................7
2.2.1
Vị trí phân loại .............................................................................................7
2.2.2. Đặc điểm phân bố.........................................................................................8
2.2.3. Đặc điểm về hình thái ..................................................................................8
2.2.4. Các yếu tố môi trường..................................................................................8
2.2.5. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển .........................................................9
2.2.6. Đặc điểm sinh sản ......................................................................................10
2.3.
Cơ Sở Lý thuyết Để Thành Lập Thức Ăn Nuôi Cá ...................................10
2.3.1. Nhu cầu về năng lượng ..............................................................................10
2.3.2. Nhu cầu về protein và acid amin................................................................11
2.3.3. Nhu cầu lipid và acid béo...........................................................................11
2.3.4. Nhu cầu carbohydrate ................................................................................12
2.3.5. Muối khoáng ..............................................................................................12
2.3.6. Vitamin.......................................................................................................12
2.4.
Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Trên Động Vật
Thủy Sản ....................................................................................................13
2.5.
Khuynh Hướng Thay Đổi Trong Việc Sử Dụng Protein ...........................13
2.6.
Enzyme.......................................................................................................14
2.6.1. Định nghĩa..................................................................................................14
2.6.2. Vai trò của enzyme.....................................................................................14
2.7.
Enzyme SSF ...............................................................................................14
2.7.1. Protease ......................................................................................................15
vi



2.7.2
2.7.3.
2.7.4.
2.7.5.
2.7.6.
2.8.
2.8.1.
2.8.2.
III.
3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.
3.4.5.
IV.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.


α - Amylase (α - 1,4 – glucan – 4 - glucanhydrolase, 3.2.1.1)...................15
Phytase .......................................................................................................16
Xylanase .....................................................................................................16
Cellulase .....................................................................................................16
Glucanase ...................................................................................................17
Giới Thiệu Sơ Lược Về Bã Hèm Lên Men Rượu......................................17
Bã malt .......................................................................................................18
Mầm malt ...................................................................................................18
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................19
Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu ........................................................19
Vật Liệu Thí Nghiệm .................................................................................19
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................19
Hệ thống bể thí nghiệm ..............................................................................19
Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm ...........................................................20
Thức ăn.......................................................................................................22
Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm ..............................................................23
Bố trí thí nghiệm ........................................................................................23
Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................................26
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ...........................................................26
Phương pháp đo độ tiêu hóa.......................................................................27
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .....................................................28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................29
Thí Nghiệm 1: Tác dụng của enzyme SSF lên độ tiêu hóa trên cá rô phi. 29
Các thông số môi trường ............................................................................29
Thành phần sinh hóa của các tổ hợp thức ..................................................30
Thành phần sinh hóa của phân cá đối với công thức thức ăn ....................30
Độ tiêu hóa của các công thức thí nghiệm .................................................31
Thí Nghiệm 2: Đánh Giá Độ Tiêu Hóa Của Bã Hèm Lên Men Rượu ở Hai
Chế Độ Sấy Khác Nhau..............................................................................34

4.2.1. Các thông số môi trường ............................................................................34
4.2.2. Thành phần sinh hóa của các tổ hợp thức ăn .............................................35
4.2.3. Thành phần sinh hóa của phân cá đối các với nghiệm thức thức ăn..........35
4.2.4. Độ tiêu hóa của công thức thí nghiệm .......................................................36
V.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................38
5.1.
Kết Luận.....................................................................................................38
5.2.
Đề Nghị ......................................................................................................38
VI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................39
6.1.
Tài Liệu Tiếng Việt....................................................................................39
6.2.
Tài Liệu Nước Ngoài .................................................................................40
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 42

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần bã malt (%) (Densikow, M.T.,1963)..............................18
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của mầm malt (%) (Densikow, M.T.,1963)18
Bảng 3.1 Thành phần sinh hóa của các nguyên liệu..........................................22
Bảng 3.2 Công thức tổ hợp thức ăn ...................................................................24
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưõng tính toán. .....................................................24
Bảng 3.4 Công thức tổ hợp thức ăn ...................................................................25
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng tính toán. .....................................................25
Bảng 4.1 Các thông số môi trường ....................................................................29

Bảng 4.2 Thành phần sinh hóa thức ăn các công thức thí nghiệm ....................30
Bảng 4.3 Thành phần sinh hóa phân cá của các nghiệm thức ...........................31
Bảng 4.4 Độ tiêu hóa của các công thức thí nghiệm .........................................31
Bảng 4.5 Thông số môi trường..........................................................................34
Bảng 4.6 Thành phần sinh hóa thức ăn của các công thức................................35
Bảng 4.7 Thành phần sinh hóa phân cá của các nghiêm thức ăn ......................35
Bảng 4.8 Độ tiêu hóa của một số dưỡng chất....................................................36
Bảng 4.9 Độ tiêu hóa thành phần của từng nguyên liệu………………………37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá rô phi. .......................................................... 3
Hình 2.2 Hình dạng ngoài của cá trê ................................................................. 7
Hình 3.1 Hệ thống bình thu phân ......................................................................20
Hình 3.2 Tủ sấy thức ăn và phân cá...................................................................21
Hình 3.3 Máy ép viên thức ăn ...........................................................................21

ix


I.
1.1.

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Cùng với sự phát triển không ngừng của dân số, nhu cầu sử dụng thực phẩm

của con người ngày càng tăng cao. Từ đó đòi hỏi các nhà kinh tế kỹ thuật không
ngừng tìm ra các giải pháp để sản xuất ra một số lượng lớn các thực phẩm phục vụ
nhu cầu thiết yếu của con người.
So với lịch sử phát triển của các ngành chăn nuôi khác thì nuôi trồng thủy
sản là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công trong việc thuần hóa các đối
tượng nuôi cũng như các mô hình nuôi vừa đóng góp lớn về giá trị nuôi lại vừa làm
đa dạng các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng.
Ngày nay nhu cầu tiêu thụ cá trong nước và thế giới tăng cao đã mở ra một
tiềm năng mới cho ngành thủy sản, trong khi đó nguồn lợi thủy sản khai thác từ tự
nhiên ngày càng cạn kiệt. Khi tiến hành nuôi thủy sản lợi nhuận là yếu tố cần quan
tâm và chú ý hàng đầu. Trước đây bột cá được sử dụng phổ biến trong việc làm thức
ăn cho động vật thủy sản, gần đây lượng cá tạp trở nên khan hiếm khiến cho giá bột
cá tăng cao gây nhiều khó khăn cho người nuôi tức là làm tăng chi phí đầu vào và
làm giảm lợi nhụân đáng kể.
Trong quý 1 năm 2007 sản lượng đánh bắt cá nổi trên thế giới nhỏ làm
nguyên liệu cho sản xuất bột cá đạt rất thấp, chỉ 2,7 triệu tấn, giảm 20% so với cùng
kỳ năm ngoái và thấp hơn 14% mức trung bình của 5 năm trở lại đây (http: //
irv.moi.gov.vn).
Với những lý do như trên nên đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giảm
chi phí và tăng lợi nhuận cho người nuôi, đó là biện pháp sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ thực vật như bánh dầu đậu nành, cám gạo…được xem là giải pháp tối
ưu. Tuy nhiên các loài thủy sản có nhu cầu đối với protein từ động vật rất cao, khả
năng tiêu hóa protein thực vật thì thấp. Do đó đã đặt ra cho ngành nuôi thủy sản một
khó khăn mới cần phải giải quyết. Vì trong các protein thực vật như: bánh dầu đậu
nành, bánh dầu đậu phộng,… có độ tiêu hóa thấp hơn bột cá do có hàm lượng
cellulose, hemicellulose, pectin,…ngăn cản các enzyme nội sinh. Bên cạnh đó trong
các protein thực vật có khá nhiều phosphorus ở dạng không tiêu hóa và cả sự hiện
diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng ức chế hoạt động tiêu hóa của enzyme
pepsine, trypsine,… ở động vật. Ngoài ra một vài loại protein thực vật còn có những
hạn chế như sự cân bằng acid amin không thích hợp, sự có mặt của các enzyme ức

chế, sự khó tiêu hóa của các phân tử protein của chúng (Gallagher, 1998; trích bởi
Trần Ngọc Thiên Kim, 2005).


2

Để tăng độ tiêu hóa của các protein thực vật lên, việc bổ sung các enzyme
ngoại sinh cũng như các loại men vào thức ăn được sử dụng khá phổ biến và thành
công trên gia súc, ngày nay khuynh hướng thay thế bột cá bằng protein thực vật đã
và đang phát triển tất yếu trên động vật thủy sản.
Xuất phát từ những thực tế và những khó khăn nêu trên, đề tài nghiên cứu:
“Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến độ tiêu hóa nguyên liệu trên cá rô phi và cá
trê” được chúng tôi tiến hành ở khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh.
1.2.

Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát việc bổ sung enzyme ngoại sinh lên khả năng tiêu hóa của dưỡng

chất.
Ảnh hưởng của chế độ sấy khô trên độ tiêu hóa của bã lên men rượu.


3

II.
2.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Phi

2.1.1. Vị trí phân loại
Cá rô phi thuộc
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis, Sarotherodon, Tilapia
Loài:
O. niloticus, O. mossambicus, O. aureus
S. galileus, S. spilurus, S. esculentus
T. guinasana, T. zillii, T. rheiphila
(Trewavas, 1982; trích bởi Lê Sơn Nam, 1994)

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá rô phi.


4

2.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi. Cho đến năm 1964, người ta mới biết
khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100 loài trong đó khoảng 10
loài có trị kinh tế.
Những loài nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi
đen trong đó loài nuôi phổ biến nhất là rô phi vằn.
Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở châu Phi mà còn được nuôi
phát tán rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây chúng thực sự trở thành loài nuôi công

nghiệp với sản lượng lớn và có giá trị kinh tế cao.
Cá rô phi đen O. mossambicus được nhập vào nước ta năm 1951 từ
Indonesia, còn O. niloticus được đưa từ Đài Loan năm 1972 - 1973 (Mai Đình Yên,
1983).
Cá rô phi vằn (O. niloticus) là loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao,
nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Cá rô phi có khả năng chống
chịu tốt với các điều kiện môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.
Vùng phân bố của ba giống cá rô phi rất khác nhau: Tilapia phân bố rộng ở
Tây và Trung Phi, Sarotherdon có nhiều ở hồ Rift còn Oreochromis phân bố chính ở
khu vực tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Cá rô phi vằn (O. niloticus): toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám
nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 - 9 vạch chạy
từ phía lưng xuống bụng. Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn và lớn
nhanh. Đây cũng là loài được nuôi phổ biến nhất hiện nay.
Rô phi đen (O. mossambicus): toàn thân phủ vảy, vảy ở lưng có màu xám tro
hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Trên thân và
vây đuôi không có các sọc chạy từ phía lưng xuống bụng như ở cá rô phi vằn. Cá rô
phi đen là loài chậm lớn, đẻ mau, kích cỡ thương phẩm nhỏ nên không được ưa
chuộng nhiều
Ngoài ra còn có một số giống cá rô phi khác như cá rô phi đỏ cũng được nuôi
khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.


5

2.1.4. Đặc điểm sinh học
Nhiệt độ
Nhìn chung cá rô phi là những loài rộng nhiệt, cá có thể chịu đựng được
nhiệt độ xuống tới 8 - 10oC trong một thời gian ngắn mặc dù sự tăng trưởng và sinh

sản giảm đi rất nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 20oC. Cá rô phi cũng có thể chịu
được nhiệt độ cao tới 35oC, cá chết ở nhiệt độ 39 - 42oC (Balarin và Haller, 1982).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của loài O. mosambicus là 20 - 35oC và
loài O. niloticus là 31 - 36oC (Balarin và Haller, 1982).
Ôxy hòa tan (DO)
Cá rô phi có sức chịu đựng rất cao đối với sự thiếu hụt ôxy hòa tan trong môi
trường nước. O. niloticus có thể sống sót ở hàm lượng ôxy hòa tan là 1,2 mgO2/l ở
trong ao và trao đổi chất sẽ giảm đi khi ôxy hòa tan từ 2,5 - 3 mgO2/l.
Độ pH
Theo Balarin và Haller (1982) thì loài O. niloticus sống được ở pH: 4 - 11
nhưng cá sẽ chết sau 2 - 6 giờ nếu pH nằm ngoài giới hạn này.
pH thấp có ảnh hưởng tới ái lực của máu cá đối với oxygen, do đó khi pH <
5 ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cá (Bardach và ctv, 1972; Pruginin, 1975; trích
bởi Trần Công Danh, 1996).
pH cao có khuynh hướng làm gia tăng sự dinh dưỡng của cá trong điều kiện
ao nuôi (Gruber, 1962; trích bởi Trần Công Danh, 1996). pH thích hợp cho sự phát
triển của cá rô phi là 6,5 - 8,5 (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994).
Độ mặn
Theo Balarin và Haller (1982) cá rô phi bắt nguồn từ loài tổ tiên sống ở biển,
do đó chúng có khuynh hướng sống ở những vùng nước mặn và là những loài rộng
muối. Một số loài có thể sống ở những vùng có độ mặn cao như T. zilii ở 40 –
45ppt. O. mossambicus ở 75ppt (Chan, 1976) tuy nhiên cá ngừng đẻ khi độ mặn lên
đến 30 – 35ppt (Brock, 1954; Canagaratnam, 1966; Vass và Hofstede, 1952; trích
bởi Trần Công Danh, 1996).
Nhìn chung độ mặn cao gây cản trở và làm giảm sự dinh dưỡng ở cá. Độ
mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của O. mossambicus là 8,5 – 17ppt, còn loài O.
niloticus thì phát triển nhanh và có thể sinh sản ở độ mặn 13,5 – 29ppt và có thể
sống sót khi độ mặn lên đến 35ppt (Balarin và Haller, 1982).



6

2.1.5. Thức ăn của cá rô phi
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi.
Cá rô phi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật. Thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu
cơ, các loài tảo, phiêu sinh động, vi khuẩn, ấu trùng của côn trùng có trong
nước,…dưới những kích thước khác nhau (Diana và ctv, 1985; trích bởi Trần Công
Danh, 1996).
Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương thức ăn chủ yếu là động vật phù du
và một ít thực vật phù du. Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ
yếu là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Cá rô phi có khả năng tiêu hóa các loài
tảo xanh, tảo lục mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hóa. Ngoài ra cá rô
phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, và các loại phụ phẩm nông
nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi còn có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn tinh như:
cám gạo, khô đậu lạc, bột cá…trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn có hàm lượng
đạm cao 25 – 35% protein.
2.1.6. Sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ
thả và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn so với nuôi bán
thâm canh hay nuôi ghép. Do tính ăn tạp và khả năng bắt mồi lớn nên cá rô phi có
tốc độ tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi bình thường. Nuôi trong ao, sau 4
tháng nuôi cá đực đạt 30 – 40 gram, cá cái đạt 25 - 30 gram (Trần Văn Quỳnh,
1980; trích bởi Trần Công Danh, 1996). Loài O. mossambicus có thể đạt 150 – 300
gram/con trong một năm nuôi ở nước ngọt và lên tới 45 gram/con ở nước mặn. Còn
loài O. niloticus có thể đạt 120 – 200 gram/con trong 4 tháng nuôi lồng. Cá đực lớn
hơn cá cái 2 - 5 lần (Balarin và Haller, 1982).
Cá rô phi vằn có thể đạt trọng lượng bình quân trên 500 gram/con sau 5 - 6
tháng nuôi.
2.1.7. Sinh sản
Thành thục sinh dục

Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3 - 4, đối
với cá cái có trọng lượng thông thường 100 – 15 gram/con. Tuy nhiên kích thước
thành thục sinh dục của cá phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và
độ tuổi.


7

Chu kỳ sinh sản
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Oreochromis đều tham gia sinh sản
nhiều lần trong một năm. Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng
trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng
rụng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta bắt gặp nhiều cá
con ở các cỡ khác nhau. Số lượng mỗi lần đẻ khoảng 2000 trứng, chu kỳ sinh sản
của cá thường kéo dài 3 - 4 tuần.
Tập tính sinh sản
Đến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của
cá xuất hiện rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực,
vây lưng và vây đuôi. Trong khi đó con cái có màu hơi vàng, ngoài ra con cái có
xoang miệng hơi trễ xuống.
2.2.

Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Trê

2.2.1. Vị trí phân loại
Cá trê thuộc
Bộ: Siluriformes
Họ: Claridae
Giống: Clarias
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài.

C. macrocephalus Gunther (trê vàng).
C. batrachus Linaeus (trê trắng).
C. gariepinus C & V (trê phi).
C. fucus Lacepede (Trê đen).

Hình 2.2 Hình dạng ngoài của cá trê


8

2.2.2. Đặc điểm phân bố
Cá trê vàng phân bố ở Philippine, Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt
Nam.
Cá trê trắng phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, miền Nam Việt Nam,…
Cá trê phi phân bố ở nhiều nước châu Phi và được nhập sang nuôi ở nhiều
nước. Vào năm 1975 cá trê phi được nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.
Cá trê đen phân bố ở Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam,…
2.2.3. Đặc điểm về hình thái
Hầu hết tất cả các loài cá trê giống có da trơn láng, đầu dẹp theo chiều thẳng
đứng, thân hình trụ tròn, càng về phía đuôi càng dẹp ngang.
Cá trê vàng có thân màu vàng và nhạt dần về phía bụng, mấu xương chẩm
tròn (Ngô Thị Phương Thủy và Phan Thị Thanh Tuyền, 1994).
Cá trê trắng mặt lưng của đầu màu xám nhạt và lợt dần về phía bụng, gốc
xương chẩm có hình tam giác ( Lê Sơn Nam, 1994).
Cá trê phi thân màu xám lục, dưới bụng có màu trắng sữa (Nguyễn Gia Ban
và ctv, 1989; trích bởi Ngô Thị Phương Thủy và Phan Thị Thanh Tuyền, 1994).
Cá trê lai có 7 - 10 sọc sắc tố. Các sắc tố trên thân có màu sắc thiên về cá trê
vàng, các chấm sắc tố phân bố từ lưng đến bụng thành từng hàng dọc hai bên thân
(Trần Hoàng Phúc, 1994; trích bởi Nguyễn Ngọc Minh, 1999).
2.2.4. Các yếu tố môi trường

Ôxy hòa tan (DO)
Cá trê có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường sống. Do cá có
cơ quan hô hấp phụ có thể sống trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được cả những khi
hàm lưọng ôxy trong nước xuống thấp (Bạch Thị Quỳnh Mai, 1994; trích bởi Trần
Quang Hinh, 1996)
Cá trê còn có khả năng di chuyển trên bùn đất ẩm hoặc nền xi măng một
khoảng khá xa nhờ có sự kết hợp giữa ngạnh và cơ quan hô hấp phụ (Hồng Thông
Hà và Vũ Thị Bích, 1980; trích bởi Nguyễn Ngọc Minh,1999).


9

Nhiệt độ
Cá trê là loài có khả năng thích ứng với sự biến thiên của nhiệt độ khá cao.
Cá trê phi có khả năng thích ứng ở nhiệt độ 10oC - 40oC (Duy Khoát,1983;
trích bởi Nguyễn Ngọc Minh, 1999).
Cá trê vàng có khả năng thích ứng ở nhiệt độ 12 - 39oC (Nguyễn Văn Kiệm,
1993; trích bởi Ngô Thị Phương Thủy và Phan Thị Thanh Tuyền, 1994 ).
Cá trê lai có khả năng thích nghi ở nhiệt độ 8 - 39,5oC (Duy Khoát, 1983;
trích bởi Nguyễn Ngọc Minh, 1999).
pH
Hầu hết các loài cá trê có khả năng thích ứng trong môi trường nước có pH
dao động từ 4,5 - 10, pH thích hợp cho sự phát triển từ 6,5 - 8,5 (Tonguthai và ctv,
1975; trích bởi Nguyễn Ngọc Minh, 1999).
Độ mặn
Cá trê phi có thể sống ở độ mặn 10‰, khi độ mặn tăng chậm trong phòng thí
nghiệm cá có thể chịu được độ mặn đến 29‰ (Naire, 1996; trích bởi Nguyễn Thị
Thuỳ Trang, 1993).
Cá trê vàng có thể sống được trong môi trường có độ mặn từ 0‰ đến 10‰
(Nguyễn Văn Kiệm, 1993; trích bởi Ngô Thị Phương Thủy và Phan Thị Thanh

Tuyền, 1994).
Cá trê lai có thể sống ở độ mặn 1 – 39‰ (Trần Hoàng Phúc, 1994; trích bởi
Nguyễn Ngọc Minh, 1999).
2.2.5. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển
Trong các loài cá trê hiện đang nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long, cá trê phi
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và cũng là loài có kích thước lớn nhất, kế đến là
cá trê lai rồi cá trê vàng.
Sự sinh trưởng của cá phụ thuộc vào mật độ, thức ăn, phương thức quản lý
và chất lượng nước. Trong điều kiện nuôi tốt sau 4 - 7 tháng cá có thể đạt 0,3- 1
kg/con (Lê Sơn Nam, 1994).
Cá trê lai tăng trưởng rất nhanh. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt cỡ cá 2 – 3
cm sau 2,5 - 3 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con với sản
lượng từ 50 - 70 tấn/ha (Tonguthai và ctv, 1975; trích bởi Nguyễn Ngọc Minh,
1999).


10

2.2.6. Đặc điểm sinh sản
Hầu hết các loài cá trê sinh sản ở các thủy vực mà nó sinh sống, bãi đẻ
thường là nơi nước cạn ven bờ có cây cỏ thủy sinh phát triển.
Nhìn chung các loài cá trê thành thục rất sớm, sau một năm cá sinh sản lần
đầu, nếu nuôi dưỡng tốt cá có thể đẻ sớm hơn khoảng 7 tháng tuổi.
Mùa vụ sinh sản của cá trê từ tháng 5 - 8, vào đầu mùa mưa cá di cư lên
thượng nguồn hay sự gia tăng mực nước trong hồ cũng kích thích cá sinh sản. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới và nuôi vỗ tốt cho cá đẻ quanh năm. Cá trê lai là loài bất
thụ. (Nguyễn Gia Ban và ctv, 1989; trích bởi Ngô Thị Phương Thủy và Phan Thị
Thanh Tuyền, 1994).
2.3.


Cơ Sở Lý thuyết Để Thành Lập Thức Ăn Nuôi Cá

Để thành lập thức ăn cho cá nuôi trước tiên phải hiểu rõ về đặc điểm sinh học
cũng như yêu cầu dinh dưõng của chúng. Thành phần hóa học của thức ăn gồm ba
nhóm chất cơ bản: protein, lipid, glucid và các chất vô cơ khác, ngoài ra còn có các
vitamin và các khoáng chất.
Thức ăn chứa nguồn dinh dưỡng và năng lượng cung cấp cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cá.
2.3.1. Nhu cầu về năng lượng
Theo Lê Thanh Hùng (2000), năng lượng là một dạng của vật chất khi hấp
thụ vào cơ thể sẽ được sử dụng cho các hoạt động sống, được tích lũy và thải loại
một phần ra ngoài cơ thể.
Năng lượng không là chất dinh dưỡng nhưng rất cần thiết cho mọi hoạt động
của cơ thể (Jérome Lazard, 1993; trích bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều
Trang, 1998).
Năng lượng chứa trong khẩu phần tùy thuộc vào thành phần hóa học, theo lý
thuyết cứ 1 gram glucid cho 4,1 Kcal, 1 gram lipid cho 9,1 Kcal và 1 gram protein
cho 5,65 Kcal.
Năng lượng trong thức ăn tôm cá chỉ sử dụng một phần vì khả năng tiêu hóa
các chất không bao giờ hoàn toàn (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai,
1996; trích bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
Protein và lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao cho cá (Smith, 1976;
Popma,1982; trích bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).


11

2.3.2. Nhu cầu về protein và acid amin
Protein ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của cá, thiếu
protein làm cho cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh.

Protid là nguồn năng lượng dự trữ, là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất
và được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thức ăn (Võ Thị Cúc Hoa, 1977).
Nhu cầu về hàm lượng đạm trong thức ăn của động vật thủy sản cao hơn hàm
lượng đạm trong thức ăn của động vật máu nóng trên cạn, đó là đặc điểm nổi bật về
dinh dưỡng của động vật thủy sản (Jérome Lazard, 1993; trích bởi Nguyễn Hồng
Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
Giá trị dinh dưỡng của protid trong thức ăn khác nhau tùy thuộc vào sự hiện
diện về số lượng và chất lượng của các acid amin, sự cân đối về thành phần acid
amin trong khẩu phần thì thức ăn càng có giá trị. Để cá sử dụng thức ăn có hiệu quả
thì trong thức ăn phải có đủ năng lượng, vitamin và các muối khoáng.
Protid trong thành phần càng cao thì càng kích thích sự tăng trưởng nhưng
trong giới hạn nhu cầu dinh dưỡng của cá. Nếu cung cấp vượt quá nhu cầu thì
protein không tích lũy ở dạng protid mà sẽ được ưu tiên tích lũy trong cơ thể ở dạng
năng lượng so với lipid và carbohydrate (Jérome Lazard, 1993; trích bởi Nguyễn
Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
2.3.3. Nhu cầu lipid và acid béo
Lipid là vật chất hữu cơ nhiều năng lượng gấp 2,25 lần glucid và protid, là
dung môi tốt cho vitamin tan trong dầu (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh
Mai, 1996; trích bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
Mỡ là phần tăng trọng lượng cơ thể, nếu tăng thêm một lượng mỡ thích hợp
trong khẩu phần thì sẽ nâng cao khả năng tiêu hóa, tăng năng lượng, tiết kiệm đạm.
Tuy nhiên động vật thủy sản không thể sử dụng trực tiếp mỡ trong thức ăn mà phải
qua men phân giải thành các acid béo mới có thể hấp thụ được (Võ Thị Cúc Hoa,
1977).
Tỉ lệ bổ sung lipid tối đa là 20% trong khẩu phần (Jérome Lazard, 1993; trích
bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
Tuy nhiên lipid bổ sung quá nhiều trong khẩu phần có thể dẫn đến kết quả
tôm cá tích lũy nhiều mỡ gây bệnh béo phì làm cho chất lượng sản phẩm giảm,
lượng lipid bổ sung phù hợp là 4 – 10% (Võ Thị Cúc Hoa, 1977).



12

2.3.4. Nhu cầu carbohydrate
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho cá. Các nguyên liệu
giàu carbohydrate thường rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên, khả năng sử dụng
carbohydrate của động vật thủy sản rất kém nên thức ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ
làm giảm tỉ lệ tiêu hóa của đạm trong thức ăn, giảm tính thèm ăn ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng,…(Võ Thị Cúc Hoa, 1977).
Mức độ sử dụng carbohydrate ở động vật thủy sản tùy thuộc vào mỗi loài.
2.3.5. Muối khoáng
Lượng chất khoáng chiếm khoảng 2 – 4% trọng lượng cơ thể của tôm cá, cơ
thể tôm cá không thể sản xuất các chất khoáng, vì vậy tất cả các chất khoáng rất cần
thiết và bắt buộc phải có trong khẩu phần thức ăn. Chất khoáng tham gia vào quá
trình hình thành vỏ, xương, vây, duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể trong
điều kiện thành phần thức ăn khác nhau, điều hòa chuyển hóa nước, tăng sức chịu
đựng của cá tôm với môi trường (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai, 1996;
Trích bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
2.3.6. Vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ phức tạp, chất hữu cơ này không phải là các
amino acid hay acid béo thiết yếu, chúng giữ một vai trò rất quan trọng trong dinh
dưỡng và sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến sự xuất hiện các triệu
chứng bệnh (Lê Thanh Hùng, 2000).
Vitamin tham gia vào những hệ thống enzyme xúc tác cho những nhiệm vụ
khác nhau của cơ thể và giúp cơ thể kháng bệnh.
Nhu cầu vitamin tùy thuộc vào kích cỡ, tỉ lệ tăng trưởng cũng như mối quan
hệ giữa sự thay đổi về yếu tố môi trường và dinh dưỡng (Jérome Lazard, 1993; trích
bởi Nguyễn Hồng Hải và Nguyễn Thị Kiều Trang, 1998).
Tóm lại, tất cả các thành phần dinh dưỡng nói trên cấu thành trong thức ăn,
có mối tương quan chặt chẽ với nhau và được cơ thể sử dụng đồng thời. Muốn cá

hấp thụ tốt các thành phần dinh dưỡng thì việc bổ sung thêm enzyme hoặc men tiêu
hóa là biện pháp góp phần đáng kể.


13

2.4.
Sản

Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Trên Động Vật Thủy

Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây. Những nghiên
cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ), vào
những năm 1940 và từ thập niên 60 trở lại đây các nghiên cứu về thủy sản phát triển
rất nhanh. Thức ăn nhân tạo thủy sản đầu tiên do sự phối trộn các thành phần
nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50, cho đến cuối thập niên 50 các loại thức ăn
viên được dùng phổ biến ở Mỹ và châu Âu (Lê Thanh Hùng, 2000).
2.5.

Khuynh Hướng Thay Đổi Trong Việc Sử Dụng Protein

Nuôi trồng thủy sản được công nhận trên toàn cầu như một ngành sản xuất
thực phẩm phát triển nhanh nhất (NACA/FAO, 2000), đóng vai trò quan trọng trong
việc thỏa mãn nhu cầu về cá trên thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã dẫn đến một số hệ quả là cần
phải nhắm đến khả năng chịu đựng của ngành công nghiệp này. Lúc này một trong
những giải pháp đưa ra là cần phải phát triển đa dạng thức ăn cho cá với chất lượng
cao từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền, tất nhiên nguồn thức ăn này không bị giảm
giá trị bởi những yếu tố kháng dinh dưỡng.
Trước đây bột cá được dùng nhiều trong việc làm thức ăn cho động vật thủy

sản nhờ nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và là nguồn nguyên liệu dễ tìm, nhưng
ngày nay lượng bột cá giảm đi rất nhiều do nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Nếu như năm
1990 ngành thủy sản chỉ sử dụng 10% lượng bột cá sản xuất thì trong năm 2000 lên
đến 34% và dự kiến đến năm 2010 con số này sẽ lên đến 60% (Hertrampf và ctv,
2000). Điều này thực sự là một trở ngại lớn cho nghề nuôi cá. Bởi vì bột cá không
còn là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, cũng không còn là nguồn cung cấp ổn định và giá
cả tăng lên do nhu cầu tiêu thụ cao (Lê Thanh Hùng, 2000).
Chính vì thế khuynh hướng thay thế bột cá bằng các sản phẩm từ protein
thực vật hoặc từ ngũ cốc được đề cập. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm từ thực
vật cho động vật thủy sản gặp nhiều khó khăn do trong sản phẩm từ thực vật hiện
diện các thành phần dinh dưỡng khó tiêu hóa như cellulose, xylan ở thành tế bào,
ngoài ra chúng còn chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng như acid phytic.
Theo Lê Thanh Hùng (2000), nếu ta sử dụng protein thực vật với tỉ lệ cao
trong khẩu phần ăn thường gây tình trạng thiếu các amino acid thiết yếu chứa S,
thiếu muối khoáng như Ca, P, thiếu các acid béo không no như HUFA và PUFA ,
đặc biệt là làm giảm tính thèm ăn của cá, tôm.


14

Do đó nếu giải quyết được những khó khăn trên thì việc sử dụng thực vật
làm thức ăn cho động vật thủy sản là giải pháp tối ưu nhất. Lúc này vai trò của
enzyme rất quan trọng góp phần làm tăng độ tiêu hóa trên động vật thủy sản vào
việc tiêu hóa thức ăn.
2.6.

Enzyme

2.6.1. Định nghĩa
Theo Tôn Thất Sơn (2005) enzyme là các protein tự nhiên có hoạt tính

enzyme, các enzyme được tạo ra từ các cơ thể sống. Trong công nghiệp enzyme
được sản xuất từ các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men) bằng cách lên men hoặc chiết
từ tụy và các mô động vật khác.
2.6.2. Vai trò của enzyme
Enzyme hoạt động như là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa, chúng
giúp cho các phản ứng xảy ra nhanh hơn, đặc biệt enzyme khi xúc tác là chúng có
thể làm tăng tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cơ thể và pH trung tính (Tôn Thất Sơn,
2005).
Việc bổ sung enzyme có tiềm năng cải thiện dinh dưỡng của nguyên liệu
thức ăn và làm tăng trọng lượng vật nuôi vì nó góp phần quan trọng vào sự tiêu hóa
của vật nuôi.
2.7.

Enzyme SSF

SSF là một sản phẩm của tập đoàn Altech (Mỹ) được chiết suất từ tế bào của
dòng Aspergilus niger bao gồm hỗn hợp 06 enzyme: Phytase, Protease, α-Amylase,
β-Glucanase, Cellulase và Xylanase.
Enzyme SSF có tác dụng làm tăng sự hấp thu các protein có nguồn gốc thực
vật có trong khẩu phần ăn.


15

2.7.1. Protease
Protease là một trong những enzyme được sản xuất nhiều và được ứng dụng
rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, đó là những enzyme cần thiết cho sự sống, chúng cắt
những chuỗi amino acid dài (được gọi là peptide) thành nhiều đoạn protein ngắn.
Protease xúc tác phản ứng thủy phân thành acid amin, các peptid và các
polypeptide chuỗi ngắn… Dưới tác dụng của protease các liên kết peptid sẽ bị thủy

phân
R
-NH

R

R

CH - C-NH-CH- C- +


O
O

H2O

R

-NH-CH-COOH + NH2-CH- C║
O

Enzyme protease có nhiều nguồn gốc khác nhau như: từ động vật, từ thực vật
và vi sinh vật, trong đó protease vi sinh vật được dùng nhiều nhất.
2.7.2. α - Amylase (α - 1,4 – glucan – 4 - glucanhydrolase, 3.2.1.1)
Amylase là một enzyme thủy phân tinh bột thành các glucose, được tìm thấy
trong hầu hết các loài cá ăn tạp và cá ăn thực vật (Lê Thanh Hùng, 2000).
α - Amylase là một enzyme có khả năng phân cắt tinh bột, trước tiên thành
các oligosaccharide và sau đó chuyển thành maltose và glucose bằng sự thủy phân
liên kết α - 1,4 - Glucan, chúng tồn tại ở 2 dạng là α-Amylase và β - Amylase. Cả
hai dạng này đều có khả năng thủy phân mối liên kết α - 1,4 - glucozit trong chuỗi

polysaccharide của tinh bột nên chúng tạo thành dextrin có phân tử lượng thấp và
một ít maltose. Nếu cả hai cùng hiện diện thì tinh bột được thủy phân đến 95%
(Lượng Đức Phẩm, 1998; trích bởi Lê Thị Tố Nga, 2006)
Sơ đồ thủy phân tinh bột bằng α-Amylase

Tinh bột
(Glycogen)

α- Amylase
+H2O

α-dextrin + Maltose + Glucose
(nhiều)
(ít)


16

2.7.3. Phytase
Phytase là một enzyme có công thức myo-inositol hexaphosphate
phosphohydrolase được tạo ra do vi sinh vật hoặc hiện diện tự nhiên trong thành
phần thực vật (Baruah và ctv, 2000).
Thức ăn có nguồn gốc thực vật chứa 50 – 80% phosphor tồn tại ở dạng
phytate hay phytic acid. Cơ thể sinh vật hấp thu nguồn dưỡng chất này rất kém do
hệ enzyme phytase không phát triển mạnh. Phytate cũng hình thành phức hợp với
protein, các enzyme tiêu hóa và khoáng chất để tạo nên các yếu tố kháng dinh
dưỡng. Trong khi đó phytase lại phóng thích được P trong hạt ngũ cốc và các hạt
dầu bằng cách phá vỡ cấu trúc phytate, phóng thích khoáng chất như Ca, Mg, cũng
như acid amin liên kết với phytate. Do vậy khi phóng thích P từ thực vật phytase
cung cấp nhiều P có lợi cho sự phát triển của xương và giảm lượng bài tiết vào môi

trường.
Chính vì vậy mà việc bổ sung một lượng phytase vào trong khẩu phần ăn sẽ
làm tăng sự hấp thụ dinh dưỡng trong nguồn cung cấp thức ăn có nguồn gốc từ thực
vật.
2.7.4. Xylanase
Xylanase là tên lớp enzyme làm phân cắt đường thẳng polysaccharide β - 1,4
- xylan thành xylose, do đó phá vỡ cấu trúc hemicellulaze một thành phần chính của
thành tế bào thực vật (http:// en. Wikipedia. Org/wiki/Xylase).
Việc bổ sung Xylanase vào thức ăn sẽ kích thích được sự tăng trưởng bằng
cách cải thiện độ tiêu hóa, làm tăng sự hấp thụ dinh dưỡng, Xylanase cũng có khả
năng biến đổi hemicelluloza thành đường do đó những chất dinh dưỡng được giữ lại
trước đây trong thành tế bào được phóng thích (atvista
chemical.com/bio chemical/ xylanase.html).
2.7.5. Cellulase
Cellulose là thành phần cấu tạo nên vách tế bào thực vật, có trọng lượng
phân tử 2000-28000 đơn vị glucose nối nhau qua mối nối β - 1,4 (Lê Thanh Hùng,
2000).
Chất xơ có tác dụng làm gia tăng tốc độ thức ăn qua đường tiêu hóa nên nó
có tác dụng làm tăng lượng thức ăn cá ăn vào. Ở trong ruột cá hầu như chất xơ
không được tiêu hóa. Cá và hầu hết động vật thủy sản không có hệ enzyme thủy
phân nối β - 1,4 nên việc bổ sung cellulase vào khẩu phần ăn sẽ giúp cá tiêu hóa tốt
cellulose và chitin (Lê Thanh Hùng, 2000).


×