Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris (Hamilton, 1822))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT
(Glossogobius giuris (Hamilton, 1822))

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG PHI LONG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 – 2009

TPHCM, Tháng 9/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT
(Glossogobius giuris (Hamilton 1822))

Tác giả

DƯƠNG PHI LONG
Khóa luận được trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ THỊ BÌNH

Tháng 9 năm 2009
i



CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Quý Thầy Cô, cán bộ công chức nhà trường đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức trong suốt quá trình học tập của chúng tôi.
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô:
Lê Thị Bình
Lê Thị Thanh Muốn
Đã tận tình hướng dẫn, lo lắng và chỉ dạy chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài cũng như trong quá trình học tập.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đang làm việc tại phòng Thí
Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, cùng các bạn trong và
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn này
không tránh khỏi sai sót, kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô và sự đóng góp ý kiến
của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT
(Glossogobius giuris (Hamilton, 1822))” được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm
2009 tại phòng Thí Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Cá bống cát là loài sống rộng muối, sống trong thủy vực có độ mặn dao động từ
0 – 20‰. Ở nước ta chúng phân bố chủ yếu ở các vùng như: Cần Giờ, Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, …

Chúng là loài ăn động vật, chủ yếu là giáp xác nhỏ. Tỷ lệ chiều dài ruột
(Li)/chiều dài chuẩn (Lo) trung bình 0,44.
Mùa vụ sinh sản cá bống cát tập trung từ tháng 8 đến tháng 11. Hệ số thành
thục cá cái thu được cao nhất ở tháng 8 là 7,66% và 0,366% đối với cá đực.
Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 240.506 trứng và đạt cao nhất là 576.587
trứng, sức sinh sản tương đối trung bình 5.420 trứng/g thể trọng và cao nhất là 15.482
trứng/g thể trọng.
Trứng cá bống cát thuộc loại trứng dính, hình trụ dài, kích thước trứng nhỏ, có
màu vàng, hơi hồng khi ở giai đoạn IV.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các đồ thị và hình ảnh

vii

Chương 1. GIỚI THIỆU

1

1.1

Đặt Vấn Đề

1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN


3

2.1

3

Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Cát

2.1.1 Phân Loại

3

2.1.2 Hình thái

3

2.1.3 Nguồn gốc phân bố

4

2.1.4 Dinh dưỡng

4

2.1.5 Đặc điểm sinh sản

4

2.2


5

Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục Cá

2.2.1 Noãn sào

5

2.2.2 Tinh sào

6

2.3

Tình Hình Nghiên Cứu Cá Bống Cát

8

2.4

Phương Pháp Làm Tiêu Bản Tuyến Sinh Dục

8

2.4.1 Mục đích

8

2.4.2 Các bước tiến hành


8

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1

10

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài

10

3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài

10
iv


3.2

Vật liệu thí nghiệm

10

3.3


Phương pháp thu mẫu

11

3.4

Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học

12

3.4.1 Các ký hiệu sử dụng trong đề tài

12

3.4.2 Mô tả hình thái và phân loại cá

12

3.4.3 Đặc điểm dinh dưỡng

13

3.4.4 Khảo sát đặc điểm sinh sản

13

3.4.5 Tương quan giữa kích thước và trọng lượng

15


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1

16

Đặc Điểm về Hình Thái Phân Loại và Phân Bố của Cá Bống Cát

4.1.1 Hình thái phân loại

16

4.1.2 Phân bố

16

4.2

18

Một Số Đặc Điểm Sinh Học và Sinh Sản Cá Bống Cát

4.2.1 Dinh dưỡng

18

4.2.2 Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài cá bống cát


21

4.2.3 Đặc điểm sinh sản cá bống cát

23

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

5.1

Kết luận

36

5.2

Đề nghị

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ LỤC

40


v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn

5

Bảng 2.2

Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn

7

Bảng 4.1

Tỉ lệ Li/Lo của một số loài cá

20

Bảng 4.2


Các dấu hiệu sinh dục phụ cá bống cát cái và đực

23

Bảng 4.3

Giai đoạn thành thục của cá bống cát qua các tháng khảo sát

33

Bảng 4.4

Sức sinh sản của cá bống cát

34

vi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị

Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1

Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá bống cát


22

Đồ thị 4.2

Giai đoạn thành thục cá bống cát qua các tháng khảo sát

33

Đồ thị 4.3

Hệ số thành thục cá bống cát theo thời gian

34

Đồ thị 4.4

Sức sinh sản của cá bống cát theo nhóm kích thước

35

Hình

Nội dung

Hình 3.1

Ngư cụ (lọp)

Hình 4.1


Cấu tạo ngoài của cá bống cát (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị

12

Thu Hương, 1993)

17

Hình 4.2

Sinh cảnh nơi cá bống cát phân bố

18

Hình 4.3

Nội tạng cá bống cát

19

Hình 4.4

Hàm răng cá bống cát

20

Hình 4.5

Thức ăn cá bống cát


21

Hình 4.6

Dấu hiệu sinh dục phụ của cá bống cát cái và đực

24

Hình 4.7

Hình dạng ngoài buồng trứng cá bống cát

24

Hình 4.8

Hình dạng trứng cá bống cát

25

Hình 4.9

Hình dạng ngoài buồng tinh cá bống cát

25

Hình 4.10

Vị trí cơ quan sinh dục cá bống cát


26

Hình 4.11

Tinh sào cá bống cát giai đoạn III (10 x 10)

27

Hình 4.12

Tinh sào cá bống cát giai đoạn IV (10 x 40)

28

Hình 4.13

Tinh sào cá bống cát giai đoạn V (10 x 40)

28

Hình 4.14

Noãn sào cá bống cát giai đoạn I, (10 x 40)

31

Hình 4.15

Noãn sào cá bống cát giai đoạn III (10 x 10)


31

Hình 4.16

Noãn sào cá bống cát giai đoạn IV (40 x 40)

31

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
2.1

Đặt Vấn Đề
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là hoạt động không thể thiếu đối với nước ta hiện

nay. Trước hết NTTS mang lại GDP cho đất nước, sau đó là nguồn thực phẩm giàu
đạm. Mặc dù vậy, do nền kinh tế phát triển nên nhu cầu thực phẩm thủy sản của con
người cũng tăng theo không chỉ về thực phẩm giàu dinh dưỡng, vệ sinh mà còn phải
mới lạ.
Xu hướng hiện nay của nhiều nhà khoa học là tập trung nghiên cứu những đối
tượng mới, đặc biệt là nhóm cá bản địa có giá trị kinh tế nhằm mục đích đa dạng hóa
giống loài nuôi, bảo tồn giống loài tự nhiên, đề ra những biện pháp đánh bắt hợp lý,
thậm chí tiến đến sinh sản nhân tạo, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
Trong nhóm cá tự nhiên, cá bống cát là một trong những đối tượng được
người dân ưa chuộng cho bữa ăn hàng ngày. Do dân số nước ta ngày một gia tăng
đáng kể, ngoài việc cung ứng một số lượng lớn nguồn hàng xuất khẩu tập trung ở một
số đối tượng thủy sản như cá tra, tôm, mực, … thì vấn đề giải quyết thực phẩm cho nội

địa không phải là nhỏ. Vì vậy, ngày càng xuất hiện nhiều ngư dân khai thác thủy sản
tự nhiên với quy mô và các hình thức đánh bắt hủy diệt như ghe cào, chích điện, … đã
làm cho nguồn lợi thủy sản ngày một giảm sút đáng kể không những về mặt số lượng
mà còn về mặt kích cỡ.
Để góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, vấn đề tìm hiểu đặc
điểm sinh học, sinh sản, vùng phân bố, mùa vụ đánh bắt, … là một việc làm thiết thực.
Xuất phát từ tình hình trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT” (Glossogobius
giuris (Hamilton, 1822)).

1


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu:
- Đặc điểm hình thái phân loại, tập tính sống, phân bố của cá bống cát trong

tự nhiên.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học: dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản để
làm tiền đề nghiên cứu sâu hơn đối tượng này.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1


Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Cát

2.1.6

Phân loại
Dựa vào tài liệu phân loại của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương

(1993), cá bống cát được xếp loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Gobiidae
Họ phụ: Gobiinae
Giống: Glossogobius
Loài: Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Tên Việt Nam: cá bống cát
Tên theo FAO: Gangetic tank goby
2.1.7

Hình thái
Theo mô tả của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá bống

cát có đầu to, dẹp bằng. Chiều rộng đầu tương đương chiều cao thân. Mõm dài nhọn,
hướng lên. Miệng rộng, xiên, rộng miệng tương đương với chiều cao vòng miệng.
Rạch miệng xiên, kéo dài tới đường thẳng đứng kẻ qua bờ trước mắt. Xương hàm
cứng, mỗi hàm có hai hàng răng nhọn, có dạng răng chó, mọc thưa. Lưỡi rất phát triển,
phần tự do của lưỡi rất phát triển và chia làm hai thùy. Không có râu. Mắt to nằm lệch
về phía lưng của đầu, đường kính nối 2 mắt tương đương 1/2 chiều dài mõm. Hai lỗ

mũi gần nhau, lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn, nằm cạnh viền sau của xương
trước hàm. Phần trán giữa hai mắt hẹp, tương đương 1/3 – 1/4 đường kính mắt. Lỗ
mang rộng, màng mang phát triển, phần giữa dính với eo mang.

3


Phần trước thân cá có tiết diện tròn, phần sau dẹp bên, lưng rộng, phẳng,
cuống đuôi thon dài.
Phần trước của thân phủ vẩy tròn, phần sau phủ vẩy lược, vẩy phủ đến sau
mắt. Đầu trần, chỉ có một ít vẩy trên xương nắp mang. Có vẩy phủ lên gốc vây ngực và
gốc vây đuôi.
Khoảng cách giữa hai vây lưng nhỏ hơn chiều dài gốc vây lưng thứ nhất, khởi
điểm vây lưng thứ nhất ngang với vảy đường dọc thứ 3 – 4. Khởi điểm vây hậu môn
sau vây lưng thứ hai, nhưng điểm kết thúc lại ở phía trước điểm kết thúc của vây lưng
thứ hai. Cơ gốc vây ngực phát triển, hai vây bụng dính nhau thành hình phểu, miệng
phểu hình bầu dục, vây đuôi không chẻ hai.
Mặt lưng màu xám, mặt bụng màu vàng nhạt. Dọc theo sóng lưng có sáu đốm
màu xám đậm và đường kính lớn hơn khoảng cách giữa hai đốm. Dọc trục giữa thân
có năm đốm đen nằm xen kẻ với các đốm ở lưng. Khoảng cách giữa các đốm này rộng
hơn bề rộng giữa các đốm. Cạnh dưới mắt có một vệt đen chạy thẳng ra phía sau ra
nắp mang và một vệt đen khác chạy từ trước mắt đến miệng.
Vây lưng màu vàng, có bốn hàng chấm đen nằm vắt ngang các tia vây. Vây
ngực và vây hậu môn màu vàng xám. Vây bụng màu trắng. vây đuôi màu vàng có
nhiều hàng trắng đen.
Trên má có năm đường cảm giác chạy song song (Mai Đình Yên và ctv.
1992).
2.1.8

Nguồn gốc phân bố

Cá bống cát sống ở nước ngọt, lợ. Vùng phân bố rất rộng, là loài cá đặc trưng

của vùng nhiệt đới.
Ở nước ta chúng chỉ sinh sống ở miền Nam như:
Tây Nam Bộ: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, …
Đông Nam Bộ: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, …
Trên thế giới chúng phân bố tập trung ở các nước như: Ấn Độ, Thái Lan, Mã
Lai, Úc Châu, Philippin, Trung Quốc.

4


2.1.9

Dinh dưỡng
Cá bống cát trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá ăn động

vật. Miệng rộng, hàm trên có răng và sắc. Thức ăn chủ yếu là cá con, tép con, giáp xác,
côn trùng, …
2.1.10 Đặc điểm sinh sản
Cá sinh sản quanh năm. Cá bống cát là loài đẻ trứng dính, bải đẻ của cá ở ven
bờ, gốc cây, các hang hốc. Vào những tháng mùa mưa là điều kiện môi trường lý
tưởng để cá sinh sản và phát triển.
2.2

Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục Cá
Theo Xakun & Buskaia (1968), sự phát triển của tuyến sinh dục cá chia làm 6

giai đoạn.
2.2.3


Noãn sào
Trong quá trình thành thục cũng như tái phát dục trong mỗi chu kỳ sinh sản

của cá thì hình dạng bên ngoài của tuyến sinh dục thay đổi một cách rõ ràng. Điều này
tạo cơ sở để sắp xếp các biểu mẫu, nhờ vậy ta có thể xác định mức độ thành thục tuyến
sinh dục. Tuy nhiên, chúng ta căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài để phản ánh mức độ
chính xác quá trình phát triển tế bào thì chưa đủ, nhất thiết phải căn cứ vào các dấu
hiệu bên trong mà mắt thường không thể thấy được.
Bảng 2.1 Sự phát triển của noãn sào qua các giai đoạn
Giai đoạn

Hình thái

Tổ chức học

- Tuyến sinh dục có dạng sợi - Các nguyên bào và noãn bào
mảnh và trong, đôi khi có màu trong thời kỳ
I

tăng trưởng

vàng hoặc màu hồng, không thể nguyên sinh.
phân biệt được tế bào sinh dục
bằng mắt thường.
- Buồng trứng vẫn trong suốt và - Các nguyên bào, một số noãn

II

hầu như không màu, có thể quan bào ở thời kỳ đầu của thời kỳ

sát dưới kính hiển vi.

lớn nguyên sinh và một số đã
hết thời kỳ lớn nguyên sinh.

5


- Sự tăng kích thước đáng kể của - Các nguyên bào và noãn bào ở
III

noãn bào và noãn sào. Noãn sào thời kỳ lớn nguyên sinh. Các
có màu sắc đặc trưng của từng noãn bào sinh trưởng và hình
loài.

thành vỏ trứng.

- Noãn sào lớn chiếm phần lớn - Các noãn bào kết thúc thời kỳ
IV

xoang bụng, các noãn bào đạt lớn nguyên sinh noãn hoàng,
kích thước tối đa với mỗi loài, có chuẩn bị cho thời kỳ sắp đẻ tới.
màu sắc đặc trưng

Ngoài ra, còn cá các nguyên bào
và noãn bào ở thời kỳ lớn
nguyên sinh.

- Buồng trứng hơi mềm vuốt nhẹ - Trứng thoát ra khỏi nang và
V


có trứng chảy ra.

mô liên kết.

- Noãn sào có kích thước không
VI

- Các nang đã vỡ, các tế bào

lớn, nhão và thường có màu hồng. trứng ở giai đoạn II hoặc III tùy
loài.

2.2.2

Tinh sào
Để phân biệt được các giai đoạn thành thục khác nhau ra sao và như thế nào là

tốt nhất, chúng ta cần phải biết cấu tạo tinh sào và các quá trình phát triển của tế bào
sinh dục đực xảy ra trong noãn sào. Tuy nhiên, do kích thước tuyến sinh dục cá đực
nhỏ, việc quan sát tuyến sinh dục qua hình thái ngoài không cho kết quả hoàn toàn
chính xác về các giai đoạn thành thục của cá, mà phải quan sát bằng kính hiển vi mới
có thể xác định quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá.

6


Bảng 2.2 Sự phát triển của tinh sào qua các giai đoạn

Giai đoạn


Hình thái

Tổ chức học

I

- Tuyến sinh dục là 2 sợi mảnh

- Nhiều nguyên tinh bào nằm

trong suốt chưa phân biệt được

riêng biệt nên tinh bào trở nên

giới tính.

trong suốt.

- Tinh sào tăng về kích thước có

- Các nguyên tinh bào trong

màu trắng hơi đục.

trạng thái sinh sản tạo tinh

II

trùng.

III

IV

- Khối lượng tinh sào tăng

- Có sự tạo tinh trùng vào cuối

nhanh có màu trắng hơi vàng

giai đoạn, tinh tử chiếm đa số.

- Tinh sào có màu trắng sữa,

- Kết thúc quá trình tạo tinh

đặc, số lượng tinh trùng lớn.

trùng, tinh trùng rơi vào tinh
nang, có nguyên tinh bào lớn
dự trữ cho quá trình tạo tinh
trùng lần sau

V

VI

- Tinh sào cá màu trắng sữa,

- Đặc trưng cho trạng thái sinh


mềm, loãng, kích thước của tinh

sản của cá. Tinh dịch được tạo

sào giảm dần do sự chảy của

ra hòa loãng với tinh trùng và

tinh dịch.

gây hiện tượng chảy sẹ.

- Tinh sào giảm về kích thước,

- Tinh trùng đã chảy ra hết, chỉ

có dạng sợi mềm, có màu hồng

còn một ít chất lỏng hơi vàng.

hoặc hơi nâu.

Tinh sào lại bắt đầu thời kỳ
sinh sản nguyên tinh bào.

7


2.3


Tình Hình Nghiên Cứu Cá Bống Cát
Hiện nay ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về cá bống cát, chỉ có

một số tác giả đã công bố nhưng chủ yếu về hình thái phân loại như Mai Đình Yên và
ctv. (1992), Mai Đình Yên và Vũ Trung Tạng (1979), Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương (1993), …
2.4

Phương Pháp Làm Tiêu Bản Tuyến Sinh Dục

2.4.3

Mục đích
Quan sát cấu trúc vi thể của tuyến sinh dục.

2.4.4

Các bước tiến hành
Gồm 6 bước:
- Lấy mẫu.
- Cố định mẫu.
- Đúc bloc (paraffin).
- Cắt tiêu bản.
- Nhuộm.
- Quan sát kết quả.

2.4.2.1 Lấy mẫu
- Mẫu được lấy ở vị trí đầu, giữa và cuối tuyến sinh dục.
- Mẫu tươi nguyên không bị dập nát.

- Kích thước mẫu 3 – 5 mm.
2.4.2.2 Cố định mẫu
a. Nguyên tắc
- Đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Vận tốc siêu thấm cao, ngấm nhanh vào tổ chức, giết nhanh tế bào.
- Bảo toàn hoặc thay đổi không đáng kể cấu trúc cơ bản của tổ chức.
- Chống nhiễm khuẩn.
- Không hòa tan những chất và cấu trúc cần tìm.
- Tôn trọng những đặc điểm vật lý cơ bản.
- Bắt màu tốt.
b. Dung dịch cố định mẫu
- Formol 10%.
8


2.4.2.3 Đúc bloc (đúc paraffin)
- Rửa nước nhiều lần để loại dung dịch cố định.
- Rút nước (khử nước).
Mục đích: loại nước chứa trong mẫu vì parafin không tan trong nước.
- Dùng cồn ethylic tuyệt đối khử 4 lần:
+ Lần 1 và 2: 4 giờ/lần.
+ Lần 3 và 4: 6 giờ/lần.
- Tẩm parafin có điểm nóng chảy 50 – 60oC, thuần nhất, trắng đục, rắn chắc.
- Parafin ngấm vào mẫu, loại ethylic khi ở tinh thể lỏng. Do đó cần thao tác
trong tủ ấm.
Tẩm 3 bước:
+ Parafin 1: 6 giờ.
+ Parafin 2: 6 giờ.
+ Parafin 3: 12 giờ.
- Đúc bloc.

Mẫu đúc trong khuôn được cho vào tủ lạnh, sau 20 – 30 phút, bloc sẽ cứng và
chắc. Tách khuôn, gọt rửa bloc sao cho mẫu nằm ở trung tâm bloc. Kích cỡ mẫu
khoảng 2 mm.
2.4.2.4 Cắt tiêu bản
- Bloc được cắt mỏng bằng microtome thành dây ruban, mẫu dày 3 – 4 µm.
- Chọn mẫu đẹp đặt trên lame, hơ ấm kéo dây ruban thẳng (mẫu thẳng) và
dán bằng keo albumin hoặc bom canada.
2.4.2.5 Nhộm tiêu bản 2 màu
- Hematoxylin – Eosin.
2.4.2.6 Kết quả
- Nhân bắt màu tím đậm (màu của hematoxylin).
- Tế bào bắt màu tím nhạt (màu của hematoxylin).
- Noãn hoàng bắt màu hồng cam (màu của eosin).
- Tinh tử và tinh trùng bắt màu tím đậm (màu của hematoxylin).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5

Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

3.1.3

Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được tiến hành từ ngày 01/05/2009 đến ngày 01/09/2009.

3.1.4


Địa điểm thực hiện đề tài
Địa điểm thu mẫu được tiến hành ở các nơi như: huyện Cần Giờ, chợ Văn

Thánh.
Sau khi thu mẫu xong chúng tôi đem cá về và tiến hành phân tích mẫu tại
phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Một số mẫu vừa đánh bắt tại ấp Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh được giải phẫu tại chỗ, cố định ruột cá bằng formol 10% để
khảo sát loại thức ăn của cá.
Tiêu bản tuyến sinh dục được thực hiện ở phòng Giải Phẫu Bệnh Lý của bệnh
viện Từ Dũ.
3.6

Vật Liệu Thí Nghiệm
Đối tượng nghiên cứu là cá bống cát (Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)).
Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu:
- Cân điện tử, kính hiển vi, kính lúp cầm tay.
- Thước đo, giấy kẻ ô li, giấy thấm.
- Dụng cụ giải phẫu: kéo, khay, kim nhọn, dao mổ.
- Xô, thau, vợt.
- Máy ảnh.
- Máy sục khí di động (RS electrical RS – 312).
- Khúc xạ kế (đo độ mặn nước).

10


- Formol nguyên chất dùng để tiêm vào cơ, xoang bụng, rưới vào miệng, nắp

mang. Formol đã pha loãng (5%) dùng để ngâm mẫu. Formol đã pha loãng
(10%) dùng để ngâm trứng và tinh sào làm tiêu bản tuyến sinh dục.
3.7

Phương Pháp Thu Mẫu
Thời gian thu mẫu: Chúng tôi tiến hành thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 8 năm

2009. Mẫu được thu định kỳ qua hàng tháng, thường là giữa tháng.
Điểm thu mẫu: huyện Cần Giờ, chợ Văn Thánh.
Phương pháp thu mẫu: tại ấp Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ
chúng tôi trực tiếp xuống đặt lọp và thu mua cá của ngư dân tại đó. Tiến hành cân, giải
phẫu và đo đếm các chỉ tiêu chiều dài và trọng lượng, lập phiếu ghi mẫu và cố định
bằng formol.
Tại chợ Văn Thánh chúng tôi đặt mua cá sống từ những người bán lẻ trong
chợ và chuyển về phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản. Sau đó, chúng tôi tiến hành giải
phẫu và đo các chỉ tiêu như: chiều dài, trọng lượng, chiều cao. Nguồn cá này được các
thương lái thu mua từ Cát Lái.
Cố định mẫu: dùng formol nguyên chất tiêm vào lỗ hậu môn, xoang bụng, cơ
lưng, rưới formol vào xoang miệng và nắp mang. Đặt mẫu lên khay vuốt các vây cho
thẳng. Ngâm cá vào lọ thủy tinh có chứa formol 5%.

Hình 3.1 Ngư cụ (lọp)

11


Xử lý mẫu chia theo nhóm kích thước để khảo sát sức sinh sản của cá.
Chia làm 4 nhóm:
Nhóm 1: 8 – 11,9 cm.
Nhóm 2: 12 – 15,9 cm.

Nhóm 3: 16 – 19,9 cm.
Nhóm 4: 20 – 23,9 cm.
3.8

Phương Pháp Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Sinh Học

3.4.6

Các ký hiệu sử dụng trong đề tài
D: Vây lưng (Pinna dorsalis).

L: Chiều dài tổng.

C: Vây đuôi (Pinna caudalis).

L0: Chiều dài chuẩn.

P: Vây Ngực (Pinna pectoralis).

H: Chiều dài đầu.

A: Vây hậu môn (Pinna analis).

Li: Chiều dài ruột.

V: vây bụng (Pinna ventralis).

T: Chiều cao thân.

P: Trọng lượng toàn thân.


Ptsd: Trọng lượng tuyến sinh dục.

P0: Trọng lượng sau khi bỏ nội tạng.
3.4.7

Mô tả hình thái và phân loại cá

3.4.2.1 Tài liệu chính
Chủ yếu dựa vào tài liệu nghiên cứu cá của Pravdin (1973), định danh các loại
cá của Mai Đình Yên và ctv. (1992), của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993) và phân loại học của một số tác giả khác.
3.4.2.2 Mô tả hình thái
Mô tả hình dạng cơ thể, vị trí các vây, các đốm trên thân, màu sắc tự nhiên
của cá.
3.4.2.3 Phương pháp phân loại cá
Dựa vào các chỉ tiêu đo, vị trí của vây lưng, vây hậu môn, vây ngực và số tia
của các vây. Xác lập các tỉ lệ: T/L0, H/L0. Từ đó mô tả và định danh cá.
3.4.8

Đặc điểm dinh dưỡng
Được khảo sát theo các bước sau:
- Mô tả cơ quan bắt mồi.
- Giải phẫu khảo sát bộ máy tiêu hóa.
- Xác định tỉ lệ chiều dài ruột / chiều dài chuẩn (Li/L0).
12


+ Chiều dài ruột (Li): được tính từ phần cuối thực quản đến phần cuối
của ruột, đơn vị cm.

+ Chiều dài chuẩn (L0): được tính từ đầu mõm đến đuôi (phần hết vảy),
đơn vị cm.
- Lập tỉ lệ (Li/L0) theo Nicolski (1963) qua đó xác định tính ăn của cá.
+ Li/L0 <1: Cá ăn động vật
+ 1 < Li/L0 <3: Cá ăn tạp
+ Li/L0 >3: Cá ăn thực vật
Giải phẫu cá vừa mới đánh bắt lên ngoài tự nhiên, từ đó xác định thành phần
thức ăn trong ống tiêu hóa bằng phương pháp định tính. Nếu như thức ăn là một khối
nhão, khó phân biệt loại thức ăn, chúng tôi lấy mẫu hòa tan và phân tích dưới kính
hiển vi, sử dụng độ bội giác 10 và 40 để xác định thành phần thức ăn.
3.4.9

Khảo sát đặc điểm sinh sản

3.4.4.1 Phân biệt đực cái
Khảo sát hình thái ngoài và các dấu hiệu sinh dục thứ cấp như: kích thước,
màu sắc, gai sinh dục.
3.4.4.2 Mùa vụ sinh sản
Tiến hành thu mẫu trên 30 con mỗi tháng một lần tại nơi bắt. Giải phẫu lấy
tuyến sinh dục, dựa theo sự phân chia và mô tả cấu trúc tuyến sinh dục của Xakun &
Buskaia (1968) để xác định các giai đoạn phát triển noãn sào và tinh sào cá bống cát,
quan sát các giai đoạn thành thục của cá bống cát bằng mắt thường.
Tiến hành điều tra 10 hộ ngư dân về mùa vụ sinh sản của cá bống cát trong
năm tại ấp Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh để
xác định rõ hơn về mùa vụ sinh sản cá bống cát ngoài tự nhiên.
3.4.4.3 Xác định tổ chức học của noãn sào và tinh sào
Giải phẫu lấy tuyến sinh dục, quan sát hình thái ngoài bằng mắt thường, đồng
thời cố định mẫu gửi đến Phòng Giải Phẫu Bệnh Lý của Bệnh Viện Từ Dũ làm tiêu
bản, để xác định các giai đoạn thành thục của cá dưới kính hiển vi.


13


3.4.4.4 Xác định hệ số thành thục (HSTT)
HSTT là một trong những chỉ tiêu thiết yếu để giải thích mức độ chín muồi
của các sản phẩm sinh dục. Hệ số này là tỉ lệ phần trăm của tuyến sinh dục trên khối
lượng thân cá.
Định kỳ mỗi tháng thu khoảng 30 mẫu trở lên, trước và sau khi giải phẫu lấy
tuyến sinh dục cân trọng lượng cá và trọng lượng tuyến sinh dục. Đơn vị g.
Cân trọng lượng cá sau khi bỏ nội quan (P0). Đơn vị g.
Áp dụng công thức tính HSTT:
HSTT (%) = (Ptsd/P0) x 100
Ptsd: trọng lượng tuyến sinh dục (g)
P0: trọng lượng cá bố mẹ bỏ nội tạng (g)
3.4.4.5 Xác định sức sinh sản (SSS)
Với 25 – 30 mẫu trên chọn lấy buồng trứng.
a. SSS tuyệt đối
Chúng tôi kết hợp với việc xác định HSTT, lấy noãn sào cân tổng trọng
lượng. Sau đó, lấy ba mẫu trên ba vị trí khác nhau trên buồng trứng đem cân và đếm
toàn bộ số trứng trong mỗi mẫu. Kế tiếp cộng số trứng đếm được trên mỗi mẫu chia
bình quân ra được số trứng trên một mẫu. Từ đây xác định sức sinh sản tuyệt đối của
cá bống cát.
SSS tuyệt đối (trứng) = (Số lượng trứng trong mẫu x trọng lượng buồng
trứng)/trọng lượng mẫu trứng.
b. Sức sinh sản tương đối
SSS tương đối là số trứng trong noãn sào trên một đơn vị trọng lượng cá.
SSS tương đối (trứng/g thể trọng) = SSS tuyệt đối / Trọng lượng cá
3.4.10 Tương quan giữa kích thước và trọng lượng
Áp dụng công thức liên quan giữa chiều dài và khối lượng của Le Cren
(1951):

P = a x Ln
Trong đó a, n là những thông số.
P: Trọng lượng cá (gam).
L: Chiều dài (cm).
14


Lấy log P và L: Y = log P; X = log L
n = (∑XY – X∑Y)/ (∑X2 – X∑X)
A = Y – nX với A = log a => a = 10A

15


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2

Đặc Điểm về Hình Thái Phân Loại và Phân Bố của Cá Bống Cát

4.1.3

Hình thái phân loại

4.1.1.1 Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm hình thái ngoài, các chỉ tiêu đo đếm, đối chiếu với một
số tài liệu tham khảo như của Mai Đình Yên và ctv. (1992), Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương (1993), chúng tôi phân loại cá bống cát như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Gobiidae
Họ phụ: Gobiinae
Giống: Glossogobius
Loài: Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Tên Việt Nam: cá bống cát
Tên theo FAO: Gangetic tank goby
4.1.1.2 Hình thái cá bống cát
Cá có màu trắng hơi tối, mặt lưng cá hơi đen, mặt dưới bụng cá màu trắng.
Mặt bên có 5 đốm đen tròn to, đốm ở cuống đuôi rõ nhất. Đầu to, môi dưới dài hơn
môi trên, có 2 hàng răng dạng răng chó, nhọn. Hai mắt nằm gần trên đỉnh đầu, lớn.
Nắp mang của cá lớn, bên trong có 4 đôi cung mang lớn dạng hình vòng cung, mỗi
cung mang có 60 lược mang. Trên nắp mang có 5 đường cảm giác kéo dài từ miệng
đến cuối nắp mang, phần dư của nắp mang có 4 xương. Lưỡi cá trắng, chẽ thùy.
Thân cá hình trụ thon dài, chiều dài đầu bằng 28 – 35% chiều dài cơ thể. Vảy
lớn phủ kín khắp cơ thể. Vây bụng (V) biến thành giác bám dạng hình phểu, vây lưng
16


1 (D1) có 6 tia vây, vây lưng 2 (D2) có 10 tia vây, vây hậu môn (A) có 9 tia vây, vây
ngực (P) có 18 – 21 tia vây. Trong đó: V = I/5, D1 = VI, D2 = I/9, A = I/8, P = 18 – 21.
Khi cá đến giai đoạn thành thục phần bụng của cá cái có màu vàng rõ rệt,
bụng lớn, mấu gai sinh dục tù. Phần bụng cá đực trắng, chỉ hơi vàng do có lá gan, cơ
thể thon dài, mấu gai sinh dục hình chóp nhọn.
L
L0
D1

H


D2
C

P
A

V
Các đường cảm giác

Hình 4.1 Cấu tạo ngoài của cá bống cát (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993)
4.1.4

Phân bố
Qua kết quả điều tra và tham khảo tài liệu của Mai Đình Yên và ctv. (1992),

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), chúng tôi nhận thấy cá bống cát
phân bố ở các khu vực nước ngọt, lợ. Đặc biệt là các lưu vực đồng bằng sông Cửu
Long. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, cá bống cát phân bố chủ yếu ở hạ lưu sông
Đồng Nai như Cần Giờ, Quận 9.

17


×