Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK BA THÁNG HAI VÀ SIÊU THỊ SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.56 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ
MAXIMARK BA THÁNG HAI VÀ SIÊU THỊ SÀI GỊN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : ĐẶNG NGUYỆT MINH
Ngành : CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa : 2005 – 2009

Tháng 9/2009


KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK BA THÁNG
HAI VÀ SIÊU THỊ SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

ĐẶNG NGUYỆT MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư chế biến thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC


Tháng 9 năm 2009
i


CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài: “Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng
trong nước đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark Ba Tháng Hai
và siêu thị Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh”, tơi xin chân thành biết ơn đến:
- Ban Giám Hiệu và tồn thể cơng nhân viên chức trường Đại học Nơng Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập tại trường.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng tất cả Quý thầy cô trong khoa và Quý
thầy cô các khoa khác đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tại
trường.
- Thầy Nguyễn Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
- Ban Giám đốc và các anh chị trong siêu thị Maximark Ba Tháng Hai và siêu
thị Sài Gịn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
- Các bạn lớp DH05CT và các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian
học tập tại trường.
Do bước đầu thực hiện đề tài và kiến thức cịn hạn chế, đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót nên mong Thầy Cơ và các bạn góp ý thêm cho đề tài này hoàn chỉnh
hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm thủy sản
đông lạnh tại siêu thị Maximark Ba Tháng Hai và siêu thị Sài Gịn, Thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện từ ngày 19/3/2009 đến ngày 14/9/2009 với 205 khách hàng

được phỏng vấn và quan sát 1564 khách hàng ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh,
kết quả khảo sát như sau:
- Tỷ lệ người mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi ghé xem quầy thủy sản
đông lạnh là 50%.
- Khách hàng thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh ở mức độ chưa cao. Tỷ lệ
khách hàng thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh là 38,26% ở Maximark và 52,22% ở
Sài Gịn.
- Ít tốn thời gian nấu nướng và đảm bảo vệ sinh là hai yếu tố được người tiêu
dùng thích nhất khi dùng sản phẩm thủy sản đơng lạnh.
- Tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản đông lạnh mà người mua thường quan
tâm nhất là: giá cả; sản phẩm nhìn ngon, hấp dẫn; cơng ty có uy tín; hạn sử dụng.
- Người tiêu dùng có xu hướng dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong tương
lai.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh của
người tiêu dùng là thu nhập, giá cả sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng
sản phẩm, bao gói sản phẩm, thơng tin sản phẩm.

iii


MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách hình ảnh và biểu đồ

viii

Danh sách các bảng

x

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu đề tài


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Tiêu thụ thủy sản thế giới

3

2.1.1. Sức tiêu thụ thủy sản trên thế giới

. 3

2.1.2. Thương mại thủy sản thế giới

4

2.1.3. Tiêu thụ thủy sản trong nước ở các quốc gia châu Á

5

2.1.4. Phân phối sản phẩm thủy sản qua chuỗi bán lẻ trên thế giới

6

2.2. Tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam

7


2.3. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

9

2.3.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

9

2.3.2. Cơ hội

11

2.3.3. Thách thức

11

2.3.4. Giải pháp

13

2.4. Kênh phân phối siêu thị

14

2.4.1. Kênh phân phối siêu thị tại Việt Nam

14

2.4.2. Giới thiệu siêu thị Maximark


15

2.4.3. Giới thiệu siêu thị Sài Gòn

17

2.5. Sản phẩm thủy sản đông lạnh và các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

18

iv


2.5.1. Khái niệm

18

2.5.2. Đặc điểm sản phẩm

18

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Thời gian và địa điểm

20


3.1.1. Thời gian thực hiện

20

3.1.2. Địa điểm

20

3.2. Nội dung và phương pháp thực hiện

20

3.2.1. Nội dung

20

3.2.2. Phương pháp thực hiện

21

3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

21

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu


21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Kết quả quan sát khách hàng

22

4.1.1. So sánh số người ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào
buổi sáng và buổi chiều tối

22

4.1.2. Tỷ lệ người mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi ghé xem quầy đông lạnh
23
4.2. Thông tin chung về các phiếu điều tra

26

4.3. Đánh giá mức độ thích của khách hàng đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh
27
4.3.1. Mức độ thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh

27

4.3.2. Giải thích sự lựa chọn mức độ thích hay khơng thích dùng sản phẩm thủy sản
đơng lạnh của khách hàng


28

4.3.2.1. Lý do thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh

28

4.3.2.2. Lý do khơng thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh

29

4.4. Hình thức biết đến sản phẩm thủy sản đông lạnh của người tiêu dùng

33

4.5. Tần suất sử dụng sản phẩm thủy sản đông lạnh

34

4.5.1. Tần suất dùng sản phẩm thủy sản đơng lạnh

34

4.5.2. Mối liên hệ giữa sự thích sản phẩm thủy sản đông lạnh và tần suất sử dụng
35
v


4.6. Dịp dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh

36


4.7. Nơi mua sản phẩm

38

4.8. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng

39

4.9. Các yếu tố khiến khách hàng quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh

42

4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh

44

4.10.1. Thu nhập của khách hàng

44

4.10.2. Giá cả sản phẩm thủy sản đơng lạnh

45

4.10.3. Vệ sinh an tồn thực phẩm

45

4.10.4. Chất lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh


46

4.10.5. Các yếu tố marketing

46

4.11. Xu hướng dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong tương lai

46

4.12. Ý kiến của người tiêu dùng về giá cả

48

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Đề nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
- CTCPXNK: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu.
- ĐVT: Đơn vị tính.
- FAO (Food and Agriculture Organization of The United Nations): Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc.
- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn
- ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa.
- VNĐ: Việt Nam đồng
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình
Trang
Hình 2.1

Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai.

16

Hình 2.2


Siêu thị Sài Gịn.

18

Biểu đồ 3.1

Thời gian thực hiện đề tài.

21

Biểu đồ 4.1

Số lượng người ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu

Biểu đồ

thị Maximark.
Biểu đồ 4.2

22

Số lượng người ghé xem sản phẩm thủy sản đơng lạnh tại siêu
thị Sài Gịn.

Biểu đồ 4.3

22

So sánh sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào

buổi sáng.

Biểu đồ 4.4

25

So sánh sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào
buổi chiều.

25

Biểu đồ 4.5

Mức độ thích dùng sản phẩm thủy sản đơng lạnh.

28

Biểu đồ 4.6

Lý do lựa chọn thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh.

29

Biểu đồ 4.7

Lý do lựa chọn khơng thích sản phẩm thủy sản đơng lạnh.

30

Biểu đồ 4.8


Hình thức biết đến sản phẩm thủy sản đông lạnh của người
tiêu dùng.

Biểu đồ 4.9

33

Tần suất dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh của tất cả khách
hàng được hỏi.

Biểu đồ 4.10

34

Tần suất dùng sản phẩm của khách hàng thích sản phẩm thủy sản
đơng lạnh.

Biểu đồ 4.11

36

Tần suất dùng sản phẩm của khách hàng khơng thích sản phẩm
thủy sản đơng lạnh.

36

Biểu đồ 4.12

Kết quả khảo sát dịp dùng sản phẩm của khách hàng.


37

Biểu đồ 4.13

Nơi mua sản phẩm thủy sản đông lạnh của khách hàng.

39

Biểu đồ 4.14

Những tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản đông lạnh của khách
viii


hàng.
Biểu đồ 4.15

40

Những yếu tố khiến người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm
thủy sản đông lạnh.

Biểu đồ 4.16

43

Thu nhập ảnh hưởng đến những yếu tố khiến khách hàng mua
sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark.


Biểu đồ 4.17

Thu nhập ảnh hưởng đến những yếu tố khiến khách hàng mua
sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Sài Gịn.

Biểu đồ 4.18

47

Lý do khách hàng có dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong
tương lai.

Biểu đồ 4.20

45

Xu hướng dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong tương lai của
người tiêu dùng.

Biểu đồ 4.19

44

47

Ý kiến của người tiêu dùng về giá cả sản phẩm thủy sản đông
lạnh.

49


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1

Tình hình tiêu thụ thủy sản tồn cầu.

4

Bảng 2.2

Tần suất tiêu thụ sản phẩm cá đơng lạnh ở dân cư thành thị.

7

Bảng 2.3

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm.

Bảng 4.1

Tỷ lệ người mua, không mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi ghé

10

xem.


23

Bảng 4.2

Số người mua/ghé xem trong 1 giờ.

24

Bảng 4.3

Thông tin chung của các khách hàng được khảo sát ở siêu thị
Maximark Ba Tháng Hai và siêu thị Sài Gòn.

Bảng 4.4

Tỷ lệ những lý do lựa chọn thích hoặc khơng thích sản phẩm
thủy sản đông lạnh của khách hàng.

Bảng 4.5

35

Tỷ lệ những tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản đơng lạnh của
khách hàng.

Bảng 4.7

30

Tần suất sử dụng của những người thích hoặc khơng thích

sản phẩm thủy sản đơng lạnh.

Bảng 4.6

26

40

Tỷ lệ những yếu tố khách hàng quyết định mua sản phẩm thủy sản
đông lạnh.

43

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Từ rất xa xưa loài người đã biết sử dụng thủy sản như nguồn cung cấp thức ăn,
dinh dưỡng. Trải qua thời gian dài, thủy sản không chỉ đơn thuần là chế biến tươi
sống. Con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau với mong muốn tạo
được hương vị riêng và bảo quản lâu. Nhược điểm của thủy sản tươi sống là khó bảo
quản, dễ bị hư hỏng, mất chất lượng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ
chế biến thủy sản đã tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh không những bảo quản
được thời gian dài mà còn đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng
về chất lượng lẫn mức độ an toàn của các sản phẩm này khi mà hàng loạt các hệ thống
về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP, … được các doanh
nghiệp thủy sản áp dụng cho sản phẩm của mình.
Theo xu hướng của thời đại mới, con người càng làm việc bận rộn, càng ít có

thời gian cho việc nấu nướng. Điều này càng đúng ở các quốc gia phát triển. Nắm bắt
được xu hướng đó, các doanh nghiệp thủy sản đã nhanh chóng tạo ra những mặt hàng
chế biến sẵn, rất tiện dụng cho người tiêu dùng. Việc làm này không những đã thể hiện
sự sáng tạo của nhà chế biến mà cịn mang lại nhiều lợi ích thiết thực: đa dạng hóa sản
phẩm tạo sự phong phú về mặt hàng, mang lại giá trị gia tăng cho nguyên liệu, lợi
nhuận doanh nghiệp tăng cao, …
Theo Nguyễn Minh Đức (2009), trong nhiều năm qua, thị trường thủy sản trong
nước của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát triển xứng với tiềm
năng của chúng. Hiện nay, nhu cầu về thủy sản trong nước ngày càng tăng. Người dân
không chỉ đơn thuần ăn thủy sản như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà
cịn quan tâm nhiều đến chất lượng dinh dưỡng, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm. Ở
các đơ thị, thị xã, cuộc sống con người ngày càng tất bật thì việc ra chợ để mua con
1


tôm, con cá tươi về chế biến hàng ngày là điều khó khăn. Sản phẩm thủy sản đơng
lạnh và chế biến sẵn như là một giải pháp đối với người nội trợ ít thời gian. Với dân số
hơn 86 triệu người, thị trường trong nước là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh
nghiệp. Hàng thủy sản đông lạnh đã có mặt ở nhiều nơi, góp phần làm đa dạng thêm
nguồn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng
này chỉ xuất hiện chủ yếu ở các hệ thống siêu thị trên toàn quốc và các cửa hàng
chuyên dụng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn, với dân cư đông đúc
thành phố là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Xuất phát từ thực trạng sản phẩm thủy
sản đông lạnh chưa chiếm lĩnh ở thị trường nội địa và chưa có một nghiên cứu nào để
đánh giá sự tiêu thụ cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đối với sản
phẩm thủy sản đông lạnh, trong phạm vi nhỏ hẹp, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát
thị hiếu người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu
thị Maximark Ba Tháng Hai và Siêu thị Sài Gịn, Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm
hiểu những ý kiến của khách hàng về các sản phẩm thủy sản đơng lạnh.

1.2. Mục tiêu đề tài
¾ Xác định tỷ lệ người mua hàng thủy sản đông lạnh sau khi lựa chọn.
¾ Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh và các
sản phẩm giá trị gia tăng đơng lạnh.
¾ Xác định xu hướng của người tiêu dùng trong tương lai đối với sản phẩm thủy
sản đơng lạnh.
¾ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông
lạnh của người tiêu dùng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tiêu thụ thủy sản thế giới
2.1.1. Sức tiêu thụ thủy sản trên thế giới
Theo FAO (2004), dự báo tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên
thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999 – 2000 sẽ đạt 183 triệu tấn
vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1 %/năm. Nhu cầu thủy sản dùng
làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên tồn
cầu sẽ tăng bình quân 0,8 %/năm. Đến năm 2010, trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ
18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999 – 2000.
Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010
và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thủy sản có vỏ và các sản phẩm nuôi
khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người (Bảng 2.1).
Theo FAO (2004), trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực
phẩm (khoảng 50 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do
kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức
tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3 %/năm, trong
khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người

bình qn giảm 0,2 %/năm. Tiêu thụ thủy sản của các nước đang phát triển tăng với
nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước
phát triển những yếu tố hạn chế tăng tiêu thụ thủy sản chính là sự tăng dân số thấp hơn
và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã ở mức cao.

3


Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ thủy sản tồn cầu (Ðơn vị: kg/người).
Nhóm
lồi

1961 – 1965

1981 – 1985


Lồi khác
Tổng

8,2
1,3
9,5

9,9
2,2
12,1

Năm
1991 – 1995 2001

10,6
3,2
13,8

12,1
4,2
16,3

2010
(ước)
13,7
4,7
18,4

2015
(ước)
14,3
4,8
19,1

(Nguồn: FAO, 2004.)
2.1.2. Thương mại thủy sản thế giới
Theo FAO (2008), thương mại thủy sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với
38% sản lượng thủy sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng
9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỷ USD. Trung Quốc là
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD.
Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thủy sản, năm 2007, Trung Quốc đã
chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thủy sản cho mục đích tái xuất khẩu.
Theo FAO (2008), các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình
trong ngành thủy sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm 27%

giá trị, tương đương 25 tỷ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thủy
sản toàn cầu.
Theo FAO (2008) dự báo, mức xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản
của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống
còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Châu Mỹ sẽ
tiếp tục là khu vực xuất siêu về thủy sản lớn nhất. Châu Phi, khu vực nhập siêu về thủy
sản sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thủy sản và các sản phẩm thủy sản vào năm
2010.
Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thủy sản, tuy nhiên mức nhập siêu sẽ giảm
đi do Trung Quốc, vốn là nước nhập siêu thủy sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về
thủy sản, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu thủy sản vào châu
Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999 – 2000 còn 4,8 triệu tấn vào năm 2015.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thủy sản và các sản phẩm thủy sản
xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm
4


2015, nguyên nhân do tiêu thụ thủy sản ở các nước này giảm đi. Xét theo khu vực, Bắc
Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập thủy sản từ 1,7 triệu tấn năm 2008 lên 2,4 triệu tấn
vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu thủy sản, các nước phát triển
khác, đáng chú ý là Nhật Bản sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay.
2.1.3. Tiêu thụ thủy sản trong nước ở các quốc gia châu Á
Nhiều quốc gia trong khu vực châu Á và trên thế giới coi chỉ tiêu về mức tiêu
thụ trung bình thủy sản của mỗi người trong một năm là mục tiêu lớn và rất quan trọng
của quốc gia trong chương trình an ninh lương thực thực phẩm và cải thiện chế độ
dinh dưỡng cho dân tộc. Nhiều nước lấy mục tiêu sản xuất thủy sản, phục vụ nhu cầu
tiêu thụ trong nước là chủ yếu, thứ đến mới là xuất khẩu, nếu sản xuất chưa đáp ứng
được nhu cầu thì phải nhập khẩu các sản phẩm thủy sản.
- Trung Quốc với 1,21 tỷ người, mặc dù đang là nước xuất khẩu thủy sản lớn
nhất nhì thế giới, nhưng họ ln ln đặt mục tiêu chính cho phát triển nghề cá là đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao về thủy sản cho nhân dân. Họ luôn đặt trọng tâm vào phát
triển thị trường thủy sản trong nước là chính. Trung Quốc đã nâng chỉ tiêu tiêu thụ
thủy sản trung bình từ 9,4 kg/người/năm 1990 lên 26 kg/người/năm vào năm 2006.
Ðây là thành tích to lớn của Trung Quốc và được đánh giá là đóng góp quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm không chỉ cho Trung Quốc mà còn
cho thế giới (Fistenet, 2006).
- Ở Malaysia, nhu cầu của nhân dân về thủy sản là rất cao. Malaysia đặt mục
tiêu chủ yếu của nghề cá là phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với số dân 20,5 triệu
người, tổng sản lượng thủy sản là 1,7 triệu tấn/năm, hằng năm họ phải nhập khẩu từ
350 – 400 nghìn tấn thủy sản để phục vụ nhu cầu trong nước (Fistenet, 2006).
- Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, nhưng họ rất coi trọng
phát triển thị trường thủy sản trong nước để đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng cao
của nhân dân (Fistenet, 2006).
- Singapo chỉ với số dân 3,4 triệu người, nhưng lại có nền thương mại thủy sản
rất phát triển. Mặc dù không tự sản xuất được thủy sản (tổng sản lượng rất nhỏ bé
khoảng 13 nghìn tấn/năm), phải nhập khẩu 270 nghìn tấn thủy sản và xuất khẩu 110
nghìn tấn nhưng tiêu thụ thủy sản bình quân rất cao là 32,5 kg/người/năm (Fistenet,
2006).
5


- Philippines cũng đặt mục tiêu chính của nghề cá là phục vụ nhu cầu trong
nước. Với số dân gần 70 triệu người, thị trường trong nước tiêu thụ 2,2 triệu tấn thủy
sản và đạt chỉ tiêu 31 kg thủy sản/người/năm (Fistenet, 2006).
2.1.4. Phân phối sản phẩm thủy sản qua chuỗi bán lẻ trên thế giới
Theo Globefish (2008), từ ba thập kỷ qua, đã chứng kiến sự ra đời và lớn mạnh
của nhiều tập đồn bán lẻ với vai trị là nhà phân phối thực phẩm ở nhiều nước phát
triển. Quá trình này cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia đang phát triển. Nhiều tập
đoàn bán lẻ ở Mỹ và Châu Âu mở rộng phạm vi hoạt động của họ sang các nền kinh tế
có tốc độ phát triển nhanh chóng ở Châu Á, Mỹ La tinh và Châu Phi.

Vai trị của các tập đồn bán lẻ trong việc phân phối thực phẩm trên toàn cầu rất
quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất của những nước đang phát triển.
Theo Vietfish (2007), thị trường bán lẻ thủy sản tươi ở Pháp hiện do các siêu
thị thống lĩnh. Từ giữa những năm 1980, khi nhận thấy lợi thế của việc bán thủy sản
tươi, thị phần của các nhà bán lẻ lớn này đã không ngừng tăng, chiếm tới 69% lượng
thủy sản tươi, 76% thủy sản hun khói, ướp muối và 78% thủy sản đông lạnh tiêu thụ
trên thị trường. Trong đó, riêng 2 chuỗi siêu thị lớn nhất là Carrefour và Auchan đã
chiếm tới 40% thị phần, phần còn lại dành cho các siêu thị khác và số ít các cửa hàng
nhỏ.
Từ điều tra của Globefish (2008) tiến hành tại các địa điểm bán lẻ như chợ, siêu
thị, các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng giảm giá tại hai thị trường thủy sản trọng điểm ở
châu Âu là Pháp (thành phố Paris, Marseilles) và Ý (thành phố Rome, Milan), các
chuyên gia đưa ra một số kết luận tham khảo nhằm giúp ích cho các nhà xuất khẩu
thủy sản ở những nước đang phát triển:
- Số lượng các sản phẩm giá trị gia tăng từ những nước đang phát triển trên thị
trường Pháp cịn q ít ỏi, nhất là các sản phẩm dùng cho bữa ăn hàng ngày. Chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm là hai nhân tố chính khiến các nhà sản xuất hạn chế gia
tăng giá trị cho sản phẩm.
- Có q ít sản phẩm mang nhãn hiệu của các nhà sản xuất ở những nước đang
phát triển trên thị trường Pháp, nếu có thì đại đa số được bán với nhãn hiệu của các
công ty đặt tại những nước phát triển. Đối với nhiều nhà xuất khẩu, đặc biệt là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cung ứng cho một thị trường dưới nhãn hiệu của nhà
6


bán lẻ, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu nội địa có thể là cách tiết kiệm chi phí hiệu
quả nhất.
2.2. Tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam
Theo Vietlinh (2008), tại Việt Nam, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đối với
thành thị là 18 kg/người/năm, đối với nông thôn là 10 – 12 kg/người/năm.

Theo FAO (2005), ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ thủy sản cao nhất là
các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thủy sản đông lạnh khoảng 18,4%,
các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4%. Ngược lại, ở các nước
phát triển, mức tiêu thụ các thủy sản đơng lạnh cao nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm
đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm bảo quản chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại
là sản phẩm tươi (6,2%).
Theo cuộc điều tra của FAO (2004) tại Việt Nam trên cả nước về tiếp thị và tín
dụng thủy sản, tần suất tiêu thụ cá đông lạnh của dân cư thành thị là chưa cao. Tỷ lệ
người luôn luôn và thường xuyên sử dụng cá đông lạnh rất thấp (4,7%), tỷ lệ người
chưa bao giờ sử dụng cá đông lạnh lên đến 23,1% (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tần suất tiêu thụ sản phẩm cá đông lạnh ở dân cư thành thị
Dân cư thành phố
Tỷ lệ
23,1%

Tần suất mua
Chưa bao giờ
Luôn luôn

1,9%

Phần lớn thời gian

2,8%

Thỉnh thoảng

20,3%

Không thường xuyên


22,5%

Hiếm khi

29,4%

Tổng cộng

100,0%
(Nguồn: FAO, 2004)

Với số dân hơn 86 triệu người, doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam
không thể đánh giá thấp tiềm năng của thị trường nội địa. Thế nhưng thực tế cho thấy,
các doanh nghiệp thủy sản vẫn chú trọng vào xuất khẩu hơn là khai thác thị trường nội
7


địa. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh và giá trị gia tăng chưa xuất hiện nhiều, hầu như
chỉ thấy ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm chuyên dụng. Có thể nhận thấy thực
trạng trên xuất phát từ cả hai nhân tố là người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến thủy
sản.
Người tiêu dùng Việt Nam thường ưa thích thủy sản ở dạng tươi sống và ướp
lạnh. Với truyền thống của người phụ nữ Việt Nam coi gia đình làm trọng. Họ thích
chăm sóc gia đình với bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng nên khi mua thủy sản
người nội trợ ln có khuynh hướng lựa chọn thủy sản tươi sống hơn. Bên cạnh đó,
sản phẩm thủy sản đông lạnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở kênh phân phối siêu thị và hạn
chế ở kênh phân phối truyền thống (chợ). Trong khi “đi chợ” đã trở thành thói quen
của người dân cịn khái niệm “đi siêu thị” chỉ xuất hiện ở những thành phố và thị xã
mà thôi. Điều này làm hạn chế sức mua sản phẩm thủy sản đơng lạnh của người dân.

Về phía doanh nghiệp thủy sản ngại khai thác thị trường nội địa là do phải mất
khá nhiều thời gian và tốn kém, trong khi họ đã mất nhiều công sức khai mở thị trường
ngoại. Các doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, tiền của để điều tra thị trường, thiết
lập hệ thống phân phối, để làm được việc này không đơn giản, có khi phải mất vài
năm mới mang lại kết quả. Trong khi đó, với tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay,
các doanh nghiệp khó có nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh
phân phối trong nước. Giá cả cũng là một trong những lý do khiến sản phẩm thủy, hải
sản xuất khẩu khó chuyển sang tiêu thụ ở thị trường nội địa. Theo đại diện Cơng ty cổ
phần Vĩnh Hồn (2009), tỉnh Đồng Tháp, giá bán lẻ các mặt hàng thủy sản đông lạnh
đắt hơn sản phẩm tươi sống, nên khó thu hút khách hàng. Bởi vậy, để tiêu thụ được ở
thị trường nội địa, địi hịi doanh nghiệp phải thay đổi kiểu dáng, kích cỡ bao bì, cũng
như quy trình chế biến để giảm giá sản phẩm.
Theo Vietbao (2005), đánh giá các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, sức tiêu
thụ sản phẩm chế biến thủy sản đang tăng lên nhanh chóng. Chỉ cần 10.000 – 12.000
đồng, các bà nội trợ đã có thể mua được một khay cá basa cuộn lá chanh hoặc cuốn
bắp cải, xúc xích basa hay basa xiên que, một lúc có 4 đầu cá basa nấu lẩu, ... để có
một bữa ăn gia đình. Thị trường sản phẩm chế biến thủy sản, đặc biệt từ cá tra, basa
nhộn nhịp hơn, có hơn 100 mặt hàng chế biến thủy sản đang có mặt tại quầy đơng lạnh
của các siêu thị, trong đó có hơn 30 mặt hàng chế biến từ cá basa.
8


Nếu chiếm lĩnh thị trường nội địa chậm, các doanh nghiệp có nguy cơ bị chiếm
thị trường. Bởi vì hiện có khá nhiều sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu từ Thái Lan
đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc khơng có chiến lược khai thác thị trường
nội địa, rõ ràng đang khiến các doanh nghiệp bỏ phí cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm.
2.3. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Theo Vietlinh (2009), năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỷ USD với sản
lượng trên 4,5 triệu tấn. Trong cả nước có khoảng 120.000 tàu thuyền nghề cá. Tổng

diện tích sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản tồn quốc khoảng 1,1 triệu ha, với
sản lượng (năm 2008) đạt 2,3 triệu tấn, trong đó cá tra, ba sa chiếm 1,3 triệu tấn,
450.000 tấn là tơm nước ngọt và lợ, cịn lại là các mặt hàng thủy, hải sản khác. Trong
các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước
có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai
đoạn 1998 - 2008 đạt 18 %/năm. Kể từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10
nước có xuất khẩu thủy sản mạnh nhất trên thế giới.
Năm 2009, hàng thủy sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3%
tổng kim ngạch của toàn thế giới. Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới
phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ, ... (Vietlinh, 2009).
Tôm đông lạnh và phi lê cá tra, ba sa đông lạnh là hai mặt hàng thủy sản xuất
khẩu chủ lực. Năm 2008, khối lượng của hai mặt hàng này là 832.382 tấn, chiếm
67,33% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch đạt 3.078 triệu USD,
chiếm 75,84%. Trong đó, tơm đơng lạnh đạt 191.553 tấn, trị giá hơn 1,6 tỷ USD, tăng
18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007, chiếm 31,6% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng tơm là Nhật Bản, Mỹ
và EU. Năm 2008, Nhật Bản nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng 58.533 tấn,
chiếm 30,56% với trị giá gần 499 triệu USD. Tuy sau vụ kiện chống bán phá giá tôm,
thị phần tại Mỹ đã bị thu hẹp, nhưng thị trường này vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong các
nhà nhập khẩu tơm. Năm 2008, thị trường này đã nhập khẩu 46.829 tấn (14,45%), trị
giá 467,279 triệu USD (Vietlinh, 2009).
9


Tiếp đến là cá, đây là nhóm sản phẩm nhiều năm nay trở thành thế mạnh trong
xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt, với sản phẩm cá tra và cá ba sa đã được người tiêu dùng
không chỉ tại Mỹ ưa chuộng, mà ngày càng thể hiện rõ ưu thế tại thị trường các nước
trong khối EU. Trong năm 2008, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng 65,6% so

với năm 2007, đạt hơn 640 tấn, trị giá trên 1,4 tỷ USD (Vietlinh, 2009).
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2008, EU là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản. Thị trường này mua của Việt Nam 350.000 tấn thủy sản với kim ngạch
1,14 tỷ USD. Năm 2009, 26 trong 27 quốc gia thuộc EU có mua thủy sản của Việt
Nam. Vượt được hàng rào EU cũng là cơ hội cho thủy sản Việt Nam vươn xa hơn nữa.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm.
2009
(ước)

Năm

2000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu USD)

1479

1778 2023 2200 2397 2650 3345 3750 4500 4000

% tăng so
với năm
trước

57,5


20,2

13,8

8,7

8,98

10,6

26

12

20

(Nguồn: Fistenet, 2005, có bổ sung.)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn tăng qua các năm. Theo Bộ
Nông nghiệp và phát triển nơng thơn (2009), dự đốn kim ngạch xuất khẩu năm 2009
chỉ khoảng 4 tỷ USD. Điều này cho thấy thủy sản Việt Nam đang gặp khơng ít những
khó khăn. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho
thấy năm tháng đầu năm 2009 xuất khẩu thủy sản giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008,
chỉ đạt 1,3 tỷ USD. Do tình hình khó khăn nên ngành thủy sản đưa chỉ tiêu giá trị xuất
khẩu trong năm 2009 đạt khoảng 4 tỷ USD, so với năm 2008 là 4,5 tỷ USD.
Theo Vietlinh (2009), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố dự
thảo chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chiến
lược đặt ra đến năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 7 tỷ USD. Để đạt được
mục tiêu này sẽ cần khoản vốn đầu tư khoảng 67.345 tỷ đồng. Dự kiến có khoảng 20
chương trình và đề án được đầu tư, trong đó có chương trình phát triển khai thác hải
10



sản bền vững, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chương trình đảm
bảo an tồn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, chương trình phát triển khoa học
công nghệ phục vụ phát triển thủy sản, …
2.3.2. Cơ hội
Theo Tinkinhte (2009), thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim
ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (2008), hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới. Sau
khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, mặt hàng thủy sản càng có
điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong
việc thâm nhập thị trường thế giới với những lý do sau:
- Các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn
đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.
- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và
những lợi ích về đối xử cơng bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt
Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước
thành viên, Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn đã khơng ngừng điều chỉnh cơ chế
chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.
- Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư
vào phát triển thủy sản tại Việt Nam.
2.3.3. Thách thức
- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
thủy sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp
dụng các quy định của WTO. Khi gia nhập, sự cạnh tranh về giá sản phẩm giữa các
doanh nghiệp thủy sản khác trên thế giới là đều tất nhiên. Việt Nam là nước đang phát
triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý cịn nhiều
bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước

thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe. Sự hiểu biết của các doanh
nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại
11


còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
- Thách thức chủ yếu hiện nay là nhiều nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ
thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các
tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như trường hợp Bộ Nơng nghiệp Mỹ đang trong q trình triển khai dự luật nơng
nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra
của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa “catfish” và đưa cá tra của Việt Nam
vào danh sách, để chuyển đối tượng này từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ
sang Bộ nông nghiệp Mỹ quản lý.
- Các doanh nghiệp thủy sản đều bị thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất
xuất khẩu, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản ở mức cao 10 – 20%. Hiện
nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất
do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến thủy hải sản không ngừng tăng lên
trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, do đó cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều
doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Năng lực, kinh nghiệm
quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng
thủy sản nhập khẩu còn hạn chế. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao, … Chỉ
riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các
nước châu Âu. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), để
đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ 2008 đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản
của Việt Nam sẽ tăng từ 8,1 – 10 %/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm.
- Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơng nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng
và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn
mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ nước ngoài. Việc tiếp cận nguồn vốn
vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn.
- Con giống khơng đảm bảo, chất lượng thấp, nguyên liệu sản xuất thiếu trong
khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản
12


xuất với chế biến. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong khâu marketing và thiếu đội ngũ các
nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản.
- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm
nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số
lượng và chất lượng.
- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức
lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà
nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau.
2.3.4. Giải pháp
- Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường
các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân,
từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.
- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm
sốt an tồn vệ sinh chất lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng nguyên liệu thủy sản đến
thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thủy sản của Việt Nam, cũng như đáp ứng được
yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiên cứu và lai tạo các giống thủy sản mới có
chất lượng cao.
- Chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư
lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ
chế, sản xuất và xuất khẩu).
- Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0 – 0,5%. Theo

Vietlinh (2009), những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, các nước
ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản bằng 0 – 0,2%. Trong khi
đó mức thuế 10 – 20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao. Mặt khác
khi thuế nhập khẩu nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm
giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh.
- Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thủy sản đối với người dân và
chế biến thủy sản đối với doanh nghiêp.

13


- Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn ni trồng thủy sản có chất lượng cao,
giá thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành
chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.
2.4. Kênh phân phối siêu thị
2.4.1. Kênh phân phối siêu thị tại Việt Nam
Theo Saigontimes (2009), kết quả xếp hạng mới nhất năm 2009 của tập đoàn tư
vấn AT Kearney về 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, Việt
Nam xếp thứ 6, tuột khỏi vị trí thứ nhất vào năm 2008. Mặc dù vậy, sức hút của thị
trường bán lẻ Việt Nam đối với các nhà đầu tư vẫn lớn do mức độ bão hòa của thị
trường còn rất xa và áp lực mở cửa thị trường đang mạnh.
Theo nhận định của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen - thành viên của tập
đồn Nielsen tại Mỹ (2008), sau khi cơng ty này tiến hành các nghiên cứu, khảo sát thị
trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2006 đến 2008 thì thị trường phân phối Việt Nam
đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của siêu thị, các chuỗi cửa hàng bán lẻ trong
thời gian qua, với mức tăng trưởng là 47% trong năm 2007.
Cũng theo Nielsen (2008), doanh thu của kênh phân phối siêu thị và các chuỗi
cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam đã tăng trưởng 47% trong năm 2007, so với mức 10%
trong năm 2006. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự bùng nổ của các siêu thị

trên tồn quốc. Tính đến năm 2008, tổng số siêu thị trên cả nước là 394 siêu thị, tăng
22% so với năm 2007.
Theo Saigontimes (2009), các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản
phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị
không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi
chợ hàng ngày. Hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng đang chiếm thị phần bán lẻ ước
tính dưới 20% nhưng đang có khuynh hướng tăng nhanh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là
mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên
hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân. Siêu
thị là một kênh phân phối quan trọng khi mặt hàng chăm sóc cá nhân và mặt hàng tiêu
dùng giành cho gia đình chiếm 40 – 45% tổng số hàng được phân phối.
Cùng với việc nhiều siêu thị ra đời, lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị
cũng tăng lên trong thời gian qua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối
14


×