Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỘT VÀ CÁ CON TRÊN SÔNG TIỀN (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.31 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỘT VÀ CÁ CON
TRÊN SÔNG TIỀN (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6)

Họ và tên sinh viên: BÙI QUANG TRUNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khoá: 2005 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh 09/2009


XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỘT VÀ CÁ CON
TRÊN SÔNG TIỀN (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6)

Thực hiện bởi

BÙI QUANG TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHÚ HÒA
KS. NGUYỄN NGUYỄN DU

Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2009


i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Gia đình chúng tôi đã hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho chúng tôi trong 4 năm
học cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo
môi trường thuận lợi cho chúng tôi học tập.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã
tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt bốn năm học qua.
Chân thành cảm ơn các Anh trong Phòng Nguồn Lợi và Khai Thác Thủy Sản đã
tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Phòng Nguồn Lợi Và Khai Thác Thủy Sản thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Phú Hòa và anh Nguyễn Nguyễn Du đã tận tình hướng dẫn chúng
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình chú Phạm Văn Đa, và chú Năm ở ấp 1, xã Vĩnh Xương, Huyện Tân
Châu, Tỉnh An Giang đã tạo đều kiện thuận lợi cho chúng tôi sinh hoạt và thực hiện đề
tài.
Anh Nguyễn Văn Phụng và anh Lâm Ngọc Châu thuộc Phòng Nguồn Lợi Và
Khai Thác Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn lớp nuôi trồng thủy sản 31 đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Do kiến thức và thời gian hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những
sai sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn này
được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Nhiều loài cá di cư ở lưu vực sông Mekong tập trung sinh sản vào đầu mùa lũ,
trứng và cá bột được trôi dạt từ thượng nguồn hay các bãi đẻ theo dòng nước phân tán
vào các kênh rạch, ruộng đồng, vùng ngập lũ, … để ẩn náu, sinh trưởng và phát triển.
Đề tài “Xác định thành phần loài cá bột và cá con trên sông Tiền (từ tháng 4 đến
tháng 6)” nhằm cung cấp thông tin nguồn lợi thủy sản ở lưu vực và đưa ra những
thông tin có thể sử dụng để xây dựng những chính sách khai thác và bảo vệ nguồn lợi
hợp lý, đồng thời đánh giá những tác động của các hoạt động trong lưu vực ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản.
Đề tài được thực hiện từ 01/04/09 đến 15/08/09, thu mẫu tại trạm đầu nguồn
sông Tiền cách biên giới Campuchia 500 m thuộc huyện Tân Châu, tỉnh An Giang,
việc thu mẫu được thực hiện vào lúc con nước ròng hàng ngày, sử dụng ngư cụ đáy.
Mẫu được lưu trữ trong keo nhựa với nồng độ cồn 95% hoặc formaldehide 3%, sau đó
mẫu được phân tích tại phòng Thí nghiệm ngư loại, Bộ môn Nguồn lợi và Khai thác
thủy sản nội địa, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
Tổng cộng có 154 mẫu được thu, với số lượng cá thể là 35.897 cá thể, định loại
được 77 loài thuộc 24 họ của 9 bộ. Các họ có số loài chiếm ưu thế là Cyprinidae (19
loài), Pangasiidae (9 loài), Gobiidae (7 loài), Tetraodontidae, Bagridae, Clupeidae,
Cobitidae (4 loài). Các loài chiếm ưu thế là Clupeoides borneensis, ấu trùng
Pangasiidae, Corica laciniata.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách cá bảng

vi

Danh sách biểu đồ

vii

Dang sách cá hình

viii

Chương 1 GIỚI THIỆU


1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Giới thiệu sông Tiền

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Chế độ thủy triều

5

2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

6


2.1.4 Hiện trạng

6

2.2 Sự di cư của cá trên sông Tiền

7

2.3 Thành phần loài cá trên sông Tiền

8

2.3.1 Thành phần loài cá trên sông Tiền

8

2.3.2 Biến động thành phần loài cá bột và cá con theo mùa trên sông Tiền

9

2.4 Thành phần cá trên sông Tiền vào mùa khô

10

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

12

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài


12
iv


3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài

12

3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài

12

3.2 Địa điểm và dụng cụ thu mẫu

12

3.2.1 Địa điểm thu mẫu

12

3.2.2 Dụng cụ thu mẫu

13

3.2.3 Dụng cụ phân tích mẫu

13

3.3 Phương pháp thu mẫu


14

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

14

3.3.2 Thời gian và vị trí thu mẫu

14

3.3.3 Phương pháp thu, tách, bảo quản mẫu

15

3.4 Phương pháp phân tích mẫu

16

3.4.1 Phương pháp phân tích mẫu

16

3.4.2 Phân loại

16

3.4.3 Phương pháp mẫu phụ

18


3.4.4 Lưu trữ và phân tích dữ liệu

19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1 Thành phần loài cá trên sông Tiền

20

4.2 Sự phong phú cá thể của loài

26

4.3 Tần số xuất hiện của các loài cá

32

4.4 Sự khác biệt ngày đêm

33

4.5 So sánh thành phần loài năm 2009 với năm 2008 và 2007

34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


36

5.1 Kết luận

36

5.2 Đề nghị

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ LỤC

39

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TÊN BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1:


Số lượng cá thể của các họ

21

Bảng 4.2:

Danh sách các loài cá được định danh

22

Bảng 4.3:

Danh sách các loài cá xuất hiện với số lượng lớn

25

Bảng 4.4:

Các loài cá chỉ xuất hiện một lần

26

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG


TRANG

Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ các họ có số loài phong phú trong mẫu thu 2008

89

Biểu đồ 2.2

Tỷ lệ các họ có số cá thể phong phú trong mẫu thu 2008

11

Biểu đồ 4.1

Tỷ lệ các bộ có số cá thể phong phú trong mẫu thu

20

Biểu đồ 4.2

Tỷ lệ các họ có số loài phong phú trong mẫu thu

21

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ các họ có số cá thể phong phú


22

Biểu đồ 4.4

Các loài cá ưu thế trong mẫu thu

25

Biểu đồ 4.5

Biểu đồ tần số xuất hiện của loài

30

Biểu đồ 4.6

Biểu đồ so sánh số lượng cá thể ngày và đêm

31

Biểu đồ 4.7

Biểu đồ so sánh số lượng loài ngày và đêm

32

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TÊN HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1

Sông Mekong khi vào lãnh thổ Việt Nam

3

Hình 2.2

Sự di cư của cá theo mùa trong năm

8

Hình 3.1

Vị trí thu mẫu

12

Hình 3.2

Cấu trúc đáy thu mẫu

13


Hình 3.3

Thùng đục

14

Hình 3.4

Lựa mẫu để cố định

15

Hình 3.5

Keo nhựa cố định mẫu

15

Hình 3.6

Phân tích cá

17

Hình 3.7

Kính và cân để phân tích mẫu

18


Hình 4.1

Clupeoides borneensis

27

Hình 4.2

Corica laciniata

27

Hình 4.3

Stenogobius mekongensis

27

Hình 4.4

Brachirus panoides

27

Hình 4.5

Parambassis wolffii

27


Hình 4.6

Chonerhinos nefastus

27

Hình 4.7

Coilia macrognathos

28

Hình 4.8

Lycothrissa crocodilus

28

Hình 4.9

Ấu trùng Pangasiidae

28

Hình 4.12

Cynoglossus feldmanni

28


Hình 4.11

Notopterus notopterus

28

Hình 4.10

Pangasius larnaudii

28

Hình 4.13

Thryssocypris tonlesapensis

29

Hình 4.14

Acentrogobius caninus

29

Hình 4.15

Eleotris fusca

29


Hình 4.16

Pangasius siamensis

29

Hình 4.17

Labiobarbus lineatus

29
viii


Hình 4.18

Rasbora dusonensis

29

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Sông Mekong có khu hệ cá rất đa dạng và phong phú về thành phần loài, tạo
nên một nghề khai thác thủy sản nội địa đặc trưng trên thế giới. Tuy nhiên nghề khai
thác thủy sản nội địa này đang bị đe dọa do sự tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh
chóng trong lưu vực làm gia tăng áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiên như: phá hủy

các vùng cư trú tự nhiên của cá, sử dụng nguồn nước trong nông nghiệp và thủy điện.
Nguồn lợi cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long có liên quan mật thiết đến
các khu vực cư trú cũng như các bãi đẻ của chúng thuộc lưu vực sông Mekong trên
lãnh thổ Campuchia: Stung Treng, Kratie, Prey Veng, Tonle Sap, … đặc biệt là các
vùng cư trú của chúng thuộc lưu vực sông Mekong vùng đồng bằng Campuchia tiếp
giáp với Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2005)
Hàng năm vào đầu mùa lũ, khi nước thượng nguồn sông Mekong chảy về hạ
lưu sắp vào lãnh thổ Việt Nam và mức nước bắt đầu dâng lên, cũng là mùa sinh sản
tập trung của các loài cá trên thượng nguồn, cá bột và cá con di cư bị động theo dòng
nước về phía hạ lưu. Sau đó đàn cá con phân tán vào các kênh rạch, ruộng đồng, vùng
ngập lũ, … để sinh trưởng và phát triển. Nguồn lợi cá con này có ý nghĩa rất lớn trong
việc phục hồi và duy trì nguồn lợi cá tự nhiên hàng năm cho Đồng bằng sông Cửu
Long.
Rất nhiều loài cá ở sông Mekong di cư lên thượng nguồn để sinh sản vào đầu
mùa lũ, nhưng vị trí của các bãi đẻ gần như chưa được biết chính xác. Nhiều loài cá
thuộc họ Pangasiidae như: cá tra, cá basa, … được phán đoán chúng đẻ trứng tại các
vùng ngập ven dòng chính nhưng cũng rất khó kiểm chứng vì nước chảy mạnh và rất
1


đục vào đầu mùa lũ. Từ các bãi đẻ này, ấu trùng trôi theo dòng nước vào các vùng
ngập lụt ven hạ lưu sông, ở đó cá bột sẽ phát triển trong các vùng trũng và đầm lầy
ngập nước cho đến cuối mùa lũ thì di cư trở về dòng chính qua các kênh rạch. (Nguyễn
Nguyễn Du và ctv, 2005)
Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu về nguồn lợi cá bột này vì phân loại
cá bột gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tài liệu chuyên môn. Những nghiên cứu trước
đây về phân loại cá ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung vào các loài cá
trưởng thành (Mai Đình Yên và ctv, 1985, 1979; Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Hương, 1993). Chỉ có nghiên cứu về cá bột trên sông Tiền và sông Hậu của Nguyễn
Thanh Tùng và ctv từ 1999 đến 2003, kết quả nghiên cứu chỉ ra 130 loài (130 loài ở

sông Tiền và 84 loài ở sông Hậu) cá bột và cá con được tìm thấy thuộc 31 họ, 11 bộ.
Chế độ dòng chảy, mực nước lũ, quy luật ngày đêm có liên quan đến mật độ cá bột và
cá con.
Nguồn lợi cá bột ở Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên nguồn lợi này đang ngày một suy giảm do khai thác quá mức. Việc bảo vệ
nguồn lợi cá tự nhiên cũng chính là việc bảo vệ tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Vì vậy, “Xác định thành phần loài cá bột và cá con trên sông
Tiền (từ tháng 4 đến tháng 6)” là điều rất quan trọng để đánh giá nguồn lợi cá tự nhiên
ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó có thể đưa ra những quy định khai thác và bảo vệ
đúng đắn.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá sự đa dạng thành phần loài và mật độ của các loài cá.
Đánh giá sự thay đổi về thành phần loài các mẫu cá so với các năm trước.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sông Tiền
2.1.1 Vị trí địa lý

S
ông
Mekong
bắt
nguồn
từ miền
núi cao
ở Trung

Quốc,
chảy
qua
nhiều
quốc

Hình 2.1 Sông Mekong khi vào lãnh thổ Việt Nam
Nguồn: 14H />
gia
Đông Nam Á, đoạn hạ lưu chảy vào Việt Nam trước khi ra biển. Trên lãnh thổ Việt
Nam, sông chia thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển bằng 9 cửa (nay
chỉ còn 8 cửa) nên có tên gọi là Cửu Long.
3


Sông Mekong theo ngôn ngữ Lào có nghĩa là sông Mẹ, bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng dài 4.880 km, là con sông lớn nhất Đông Nam Á, và là con sông dài
thứ 12 trên thế giới chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam. Sông còn có nhiều tên khác là Dza Chu, Lạn Thương Giang,
Mea Nam Không, Tonlé Thom, Cửu Long, ....theo cách gọi của cư dân các quốc gia
mà nó đi qua. (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2005)
Lưu vực sông Mekong có diện tích 795.000 km2 gồm lãnh thổ 6 quốc gia:
Trung Quốc 21%, Myanmar 3%, Thái Lan 23%, Lào 25%, Campuchia 20% và Việt
Nam 8%. Hạ lưu sông Mekong, từ Chiang Saen Campuchia đến biển có chiều dài
2.400 km và diện tích 600.000 km2. Nước ta nằm ở cuối lưu vực sông Mekong có diện
tích 65.170 km2 (chiếm 8% toàn lưu vực và 10,7% hạ lưu vực gồm 40.000 km2 ở
Đồng bằng sông Cửu Long và 25.170 km2 thuộc lưu vực các sông Saen, Se Repok ở
Tây Nguyên). (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2005)
Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Mekong chảy thành hai nhánh song song: sông
Tiền và sông Hậu, dài khoảng 230 km từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến cửa

biển.
Sông Tiền đi vào phần giáp ranh giữa huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và
huyện Tân Châu của tỉnh An Giang. Đến huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lại chia
thành 4 nhánh sông nhỏ và đổ ra biển bằng 6 cửa gồm: sông Mỹ Tho ra biển bằng cửa
Tiểu và cửa Đại; sông Ba Lai ra biển bằng cửa Ba Lai; sông Hàm Luông ra biển bằng
cửa Hàm Luông; sông Cổ Chiên ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. (Đoàn
Văn Tiến và ctv, 2005)
2.1.2 Chế độ thủy triều
Theo Ngô Trọng Thuận (2007), chế độ triều của sông Tiền là chế độ bán nhật
triều không đều, trong một ngày – đêm có hai lần mực nước lên và hai lần mực nước
xuống. Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6 giờ và thời gian triều xuống khoảng 6 giờ
45 phút đến 7 giờ. Biên độ triều lớn nhất trong chu kỳ 18 năm đạt trên 4,0 m, mực
nước trung bình nhiều năm Htb = 2,59 m.
4


Mùa cạn ở hạ lưu sông Cửu Long có thể tính từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Tuy nhiên, trong tháng 12 lượng dòng chảy còn tương đối cao do ảnh hưởng kéo dài
của lũ, nhất là những năm lũ rút muộn. Trong tháng 6, do ảnh hưởng của những trận
mưa sớm đầu mùa, lượng dòng chảy trong sông cũng đã được nâng lên rõ rệt. Vì vậy,
có thể cho rằng, thời kỳ mùa cạn thực thụ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng 12
được xem như tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và tháng 6 là tháng chuyển
tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ.
Mực nước và lưu lượng (chảy xuôi) trung bình tháng giảm dần từ đầu mùa cạn
và giá trị thấp nhất thường trong tháng 4, sau đó tăng dần. Vì vậy, tháng 4 được xem là
tháng cạn nhất trong năm. Theo Ngô Trọng Thuận mực nước trung bình tháng nhỏ
nhất trung bình nhiều năm tại Tân Châu là 0,42 m. Mực nước trung bình tháng nhỏ
nhất trong chuỗi số liệu quan trắc tại Tân Châu là 0,25 m (năm 1989).
Theo số liệu đo đạc chi tiết trong các tháng mùa cạn từ năm 1997 đến năm 2005
do Ban Thư ký Uỷ hội Mekong Việt Nam tổ chức, lưu lượng trung bình tháng nhỏ

nhất tại Tân Châu thường xuất hiện vào tháng 4 hàng năm. Duy nhất, trong năm 2005,
lưu lượng trung bình tháng nhỏ nhất tại Tân Châu xuất hiện vào tháng 3 là 1940 m3/s.
Mực nước thấp nhất trong năm (Hmin) tại Tân Châu cũng thường xuất hiện trong
tháng 4 (với tần suất khoảng 50 – 52%) và xảy ra đồng thời trong ngày. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp Hmin xuất hiện trong tháng 3 hoặc tháng 5, thậm chí vào tháng 6
(năm 1983). (Ngô Trọng Thuận, 2007)
Lượng nước của sông Mekong đổ ra biển trung bình hàng năm khoảng
47,5 X 1010 m3. Sự thay đổi mực nước trên sông rất đáng kể theo mùa. Theo Nguyễn
Thanh Tùng và ctv, 2005, từ mực nước thấp nhất vào mùa khô có thể tăng lên 15 m
vào đỉnh lũ, mùa mưa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm đến 90% tổng lượng nước
hàng năm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5
chiếm 10% tổng lượng nước còn lại. (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2005)
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

5


Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long thật sự đã và sẽ mang lại lợi ích to lớn, hàng
năm lũ mang lại lượng phù sa bổ sung cho đất đai, lũ còn giúp tháo phèn, rửa chua,
đặc biệt lũ mang lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt phong phú. Hàng triệu người dân
vùng lũ đã sinh sống nhờ nguồn lợi này. Lũ lụt còn mở rộng môi trường sống và phát
triển cho thủy sinh vật, tạo nên các bãi đẻ mới cho tôm cá ở các vùng ngập kế cận,
cùng với thủy triều tạo nên sinh cảnh vùng cửa sông ven biển, nơi có sức sản xuất của
thủy sinh vật vào loại cao nhất với nhiều tôm cá nước lợ có giá trị kinh tế cao. Chế độ
lũ hàng năm quyết định đến sự phân bố, đa dạng thành phần loài thủy sinh vật cũng
như những biến động của chúng. (Nguyễn Nguyễn Du và ctv, 2005)
Nguồn lợi thủy sản ở hạ lưu sông Mekong rất đa dạng về thành phần loài cũng
như phong phú về số lượng. Hơn 236 loài cá đã được tìm thấy ở hạ lưu sông Mekong.
Có nhiều loài cá khác nhau nhưng thường gặp nhất là nhóm cá nước ngọt (bao gồm
nhóm cá sông và nhóm cá đồng), kế tiếp là nhóm cá đặc trưng cho vùng nước lợ.

Ngoài ra còn có thêm một số loài tôm, cua, ốc. (Đoàn Văn Tiến và ctv, 2005)
2.1.4 Hiện trạng
Khai thác: Việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên ngày càng triệt để
hơn. Hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện một số loại ngư cụ khai thác khá
tinh vi ở mức cao như nghề lưới rùng (lưới cước), nghề cào điện, nghề đáy và đăng
cũng được cải tiến với mắt lưới nhỏ, … (Nguyễn Nguyễn Du và ctv, 2005)
Sử dụng nguồn lợi thủy sản: Ngư dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở bất
kỳ độ tuổi nào cũng có thể đánh bắt được cá. Phần lớn các ngư dân đánh bắt nhỏ, họ sử
dụng sản lượng khai thác này cho việc tiêu dùng trong gia đình hay đem bán ở làng
hay chợ. (Nguyễn Nguyễn Du và ctv, 2005)

2.2 Sự Di Cư Của Cá Trên sông Tiền
Di cư của cá bao hàm những di chuyển diễn ra giữa hai hay nhiều nơi cư trú
riêng lẽ mang tính chu kỳ nhất định của một bộ phận lớn trong đàn cá.
6


Cá di cư có thể chia thành 3 nhóm chủ yếu:
- Cá di cư ngược sông: Cá trưởng thành sống ở biển nhưng ngược sông vào
nước ngọt để đẻ.
- Cá di cư biển: Ngược lại với nhóm trên, nghĩa là chúng được sinh ra ở biển
nhưng di cư vào sông để sống cho đến khi trưởng thành mới quay ra biển để đẻ.
- Cá di cư nội sông: Là nhóm cá quan trọng nhất của sông Tiền. Những loài cá
này chủ yếu sống ở sông nhưng vẫn di cư, thông thường với cự ly dài dọc sông để đẻ
trứng, kiếm ăn hoặc tìm nơi cư trú. Di cư nội sông có thể di cư theo chiều dọc hoặc
chiều ngang. Di cư theo chiều dọc có nghĩa là di cư dọc theo dòng sông, còn di cư theo
chiều ngang có nghĩa là di cư từ sông vào các vùng ngập. (Báo Cáo Chuyên Đề của Ủy
Hội sông Mekong, 2005)
Đặc điểm di cư của các loài cá trên dòng chính sông Mekong là thay đổi theo
mùa của môi trường nơi sinh sản và nơi chúng có thể cư trú, các loài cá di cư ở sông

Mekong thường sống trên dòng chính vào mùa khô, nơi có những vịnh, trũng sâu, mức
nước sông dâng lên vào đầu mùa mưa là tín hiêu cho cá di cư đến bãi đẻ hoặc nơi kiếm
mồi ở những vùng ngập. Sau nhiều tháng sống ở vùng ngập, khi mực nước hạ xuống
vào cuối mùa lũ là tín hiệu cho cá trở về nơi an toàn trước khi vùng ngập trở nên khô
hạn.

7


Hình 2.2 Sự di cư của cá theo mùa trong năm
Nguồn: Báo Cáo Chuyên Đề của Ủy Hội sông Mekong, 2005
2.3 Thành Phần Loài Cá Trên Sông Tiền
2.3.1 Thành phần loài cá trên sông Tiền
Theo quan trắc sản lượng cá đánh bắt ở Đồng bằng sông Cửu Long của Đoàn
Văn Tiến và ctv (2005) thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có 193 loài thuộc 40 họ. Đa số
thuộc 3 bộ Cypriniformes, Perciformes, Siluriformes được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm cá sông chủ yếu sống nước ngọt có các họ Cyprinidae, Siluridae,
Pangasiidae, Lobotidae, Bagridae, …
Nhóm cá đồng sống chủ yếu ở đồng ruộng thỉnh thoảng bắt gặp ở kinh mương
như Clariidae, Chanidae, Belontiidae, Synbranchidae, …
Nhóm cá nước lợ sống chủ yếu vùng cửa sông di cư ngược về vùng nước ngọt
để tìm mồi hoặc sinh sản như Eleotridae, Gobiidae, Mugilidae, …
8


Theo Nguyễn Thanh Tùng và ctv, từ năm 1999 đến năm 2003 đã thu 3.501 mẫu
trên sông Tiền, xác định được 130 loài cá thuộc 31 họ của 11 bộ. Năm 2000 số lượng
cá nhiều nhất 130 loài, 1999 125 loài, năm 2003 có 92 loài, năm 2001 ít nhất có 67
loài và năm 2002 với 77 loài được xác định.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Nguyễn Du và ctv trên sông Tiền vào năm 2008

có 139 loài được định danh thuộc 32 họ của 11 bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bộ
chiếm ưu thế lần lượt là Cypriniformes (40%), Siluriformes (24,24%), Perciformes
(17,85%).
Tương tự, họ có loài phong phú nhất là Cyprinidae (54 loài), Gobiidae (14 loài),
Siluridae (12 loài), Pangasidae (11 loài), Cobitidae (10 loài), Bagridae (8 loài).

Biểu đồ 2.1 Phần trăm các họ có số loài phong phú trong mẫu 2008
Nguồn: Nguyễn Nguyễn Du, 2008
2.3.2 Biến động thành thần loài cá bột và cá con theo mùa trên sông Tiền
Theo Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2005, thành phần loài cá bột và cá con biến
động theo mùa rõ rệt. Đầu mùa lũ, nhiều loài cá tham gia sinh sản cùng lúc nên thành
phần loài phong phú, sau đó giảm dần khi nước lũ đã đạt mức đỉnh. Lúc này nước lũ
và nước mưa làm ngập các vùng ngập, bãi cỏ ven sông, ruộng trũng tạo thành những
vùng ngập rất rộng lớn. Cá bột và cá con từ các dòng chính trôi dạt đến các vùng ngập
nước phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của chúng. Cuối mùa lũ chúng lại di
cư ngược lại xuống các kênh và sông.
9


Những loài cá thường xuyên xuất hiện vào đầu mùa lũ với mật độ cao như: cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá cơm trích (Clupeoides borneensis), …
Những loài cá xuất hiện giữa vụ gồm: cá linh ống (Henicorhynchus siamensis),
cá thiểu nam (Paralaubuca riveroi), …
Những loài cá xuất hiện ở cuối vụ gồm: cá lòng tong (Rasbora daniconius), cá
sát xiêm (Pangasius siamensis). Các loài cá thường xuyên xuất hiện trong suốt quá
trình nghiên cứu thuộc nhóm cá linh, điển hình là cá linh ống (Henicorhynchus
siamensis).
2.4 Thành Phần Cá Trên Sông Tiền Vào Mùa Khô
Theo số liệu nghiên cứu của Nguyễn Nguyễn Du và ctv thì mùa khô năm 2008
(mẫu thu từ 09/04/08 đến 30/06/08, ngư cụ thu mẫu là đáy, thu vào lúc con nước ròng)

thì mùa khô 2008 có 55 loài thuộc 20 họ, trong đó họ có số loài xuất hiện nhiều là:
Cyprinidae (14 loài), Pangasiidae (6 loài), Gobiidae (6 loài), Mastacembelidae,
Engraulidae, Chandidae (4 loài).
Theo số liệu nghiên cứu này thì có 27.744 cá thể được định danh. Nếu tính theo
số lượng cá thể thì các họ có số cá thể nhiều nhất là: Clupeidae 17.621 cá thể (chiếm
65,51%), Cyprinidae 8.687 cá thể (chiếm 31,31 %), Pangasiidae 1.031 cá thể (chiếm
3,72%), các họ khác 405 cá thể (chiếm 1,46%).
Cũng theo số liệu này thì mùa khô năm 2008 các loài cá xuất hiện với số lượng
lớn là: Clupeoides borneensis (Bleeker 1851) với 11.179 cá thể, Corica laciniata
(Fowler, 1935) với 3.942 cá thể, Coilia macrognathos (Bleeker, 1852) với 117 cá thể,
Pangasius siamensis (Steindachner, 1879) với 106 cá thể, Parambassis wolffii
(Bleeker, 1851) với 191 cá thể.

10


Các họ khác,
1.46%
Pangasiidae, 3.72%

Cyprinidae, 31.31%

Clupeidae, 65.51%

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ các họ có số cá thể phong phú trong mẫu thu 2008
Nguồn: Nguyễn Nguyễn Du, 2008
Cũng theo số liệu nghiên cứu của Nguyễn Nguyễn Du và ctv, mùa khô năm
2007 (21/06/07 đến 30/06/07) có 62 loài với các họ chiếm ưu thế như năm 2008 như:
Cyprinidae, Pangasiidae, Clupeidae, …


11


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ 01/04/09 đến ngày 15/08/09.
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài
Quá trình thu mẫu được thực hiện tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu,
tỉnh An Giang, cách biên giới Campuchia 500 m.
Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại phòng Phân Tích Ngư Loại, Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
3.2 Vị Trí Và Dụng Cụ Thu Mẫu
3.2.1 Vị trí thu mẫu
Mẫu được thu tại trạm đầu nguồn sông Tiền gần biên giới Campuchia, thuộc xã
Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, với tọa độ 105010’52,4’’ Đông và
10054’11,9” Bắc.

12


Vị trí thu mẫu (Vĩnh Xương)
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu
3.2.2 Dụng cụ thu mẫu
Đáy là loại ngư cụ truyền thống của ngư dân dùng để khai thác cá tra bột. Cấu
trúc của đáy: dài 45 m, rộng 13 – 14 m, đáy được làm bằng lưới mùng có mắc lưới
1 – 1,5 mm, cuối túi đáy có gắn một thùng đục bằng kim loại có kích thước
1,25 X 0,25 X 0,25 m, là nơi để thu cá bằng vợt tay có kích thước tương ứng.

Đáy được cố định bằng một cây neo trong bờ và một cây neo ngoài sông. Trên
miệng có gắn một thùng phuy cho mỗi bên, trên thùng phuy có gắn đèn báo hiệu.
Dụng cụ thu mẫu hàng ngày: ghe (xuồng), vợt, thau (chậu).
Dụng cụ tách và cố định mẫu: nhíp y tế, cồn 95%, formaldehide 3%, keo nhựa.

13


Neo ngoài sông

Thùng phuy

Thùng đục

Lưới
Neo trong bờ
Hình 3.2 Cấu trúc đáy thu mẫu

Hình 3.3 Thùng đục
3.2.3 Dụng cụ phân tích mẫu
Nhíp y tế, khay, cân diện tử hiệu CPA224S, kính hiển vi hiệu LEICA MS5,
thước đo, sách phân loại, …

14


3.3 Phương Pháp Thu Mẫu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá bột và cá con
3.3.2 Thời gian và vị trí thu mẫu

Bắt đầu thu mẫu từ ngày 01/04/09 đến ngày 21/06/09. Đáy được đặt cách bờ
50 m, miệng đáy hướng về đầu nguồn. Mẫu được thu liên tục hàng ngày vào lúc con
nước ròng, mỗi ngày có 2 con nước ròng nên thu mẫu 2 lần: lúc triều thấp nhất ở con
nước ròng thứ nhất và lúc triều thấp nhất ở con nước ròng thứ hai. Thời gian thu mẫu
là 150 phút (khoảng thời gian thích hợp nhất để thu được một số lượng cá tương đối
cao và lượng rác bả không nhiều).
3.3.3 Phương pháp thu, tách, bảo quản mẫu
Hàng ngày, khi con nước lớn thì phần miệng đáy ở dưới được kéo lên và khóa
lại (không mở miệng đáy để không cho cá và rác vào). Đến con nước ròng thì dùng
ghe bơi ra mở miệng đáy để thu cá đồng thời ghi thời gian mở miệng đáy.
Sau khi miệng đáy được mở 150 phút thì lại tiếp tục bơi ra để khóa miệng đáy
lại, sau đó dùng vợt thu cá ở thùng đục, cá được cho vào thau và vào bờ cố định mẫu.

Hình 3.4 Lựa mẫu để cố định

Hình 3.5 Keo nhựa cố định mẫu
15


×