Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà thương phẩm nuôi tại Trại gà Công ty Emivet xã Ngọc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.11 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN ĐÌNH SANG
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ
BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠI GÀ
CÔNG TY EMIVET – XÃ NGỌC LƢƠNG, HUYỆN YÊN THỦY,
TỈNH HÕA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN ĐÌNH SANG
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ
BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠI GÀ
CÔNG TY EMIVET – XÃ NGỌC LƢƠNG, HUYỆN YÊN THỦY,
TỈNH HÕA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn:

TS. Nguyễn Văn Quang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trƣờng và thực tập tại cơ sở,
nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đƣợc bản
khoá luận này, em đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn,
sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y của
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và trại gà của Công Ty EMIVETxã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Em cũng nhận đƣợc sự
cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của
ngƣời thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trƣớc hết em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hƣớng
dẫn tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Văn Quang đã trực tiếp
hƣớng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân tại trại gà của Công Ty
EMIVET- xã Ngọc Lƣơng , huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình đã tạo điều
kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017.
Sinh viên
Nguyễn Đình Sang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Quy trình chăm sóc,nuôi dƣỡng gà thƣơng phẩm .......................... 44
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng ......................... 45
Bảng 4.3. Quy trình sử dụng vắc xin .............................................................. 47
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi........................................ 48
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm .............. 49
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 51
Bảng 4.7. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 52


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CRD:

Chronic Respiratory Disease

MG:


Mycoplasma gallimarum

MS:

Mycoplasma synoviae

TĂ:

Thức ăn

tr:

Trang

TTTĂ:

Tiêu tốn thức ăn

TY:

Thú y

kg:

Kilogam

g:

Gram
Cs:Cộng sự



iv

MỤC LỤC
PHẦN 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 4
2.1.3. Tình hình sản xuất tại trại gà Công Ty Emivet ....................................... 6
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ..................................... 7
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 7
2.2.2. Một số bệnh thƣờng gặp ở gà............................................................... 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 28
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 28
2.2.4. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................... 33
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU37
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 37
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 37
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 37
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi .......................................... 37
3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 37
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................. 37
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 39
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 40
4.1. Kết quả nuôi dƣỡng và chăm sóc ............................................................. 40

4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 40
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 46


v

4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà ................................................... 47
4.2.Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng ............................................................... 48
2.7. kết quả điều trị 1 số bệnh trên gà thƣơng phẩm ....................................... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
5.3. Tồn tại ...................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông
thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó,
ngành chăn nuôi gia cầm đƣợc ƣu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp
ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp
một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nƣớc ta nhƣ công
nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Tập quán chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Ở nông
thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hầu nhƣ gia đình nào cũng có nuôi một vài
con. Trƣớc đây, chăn nuôi gia cầm thƣờng theo phƣơng thức quảng canh tận

dụng. Những năm gần đây, xu hƣớng phát triển ngành chăn nuôi nói chung đã
theo con đƣờng thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia
đình chăn nuôi với số lƣợng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn nuôi gà
công nghiệp đã khắc phục đƣợc nhiều đặc điểm của gà ta nhƣ về tốc độ sinh
trƣởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
nƣớc ta đã nhập nhiều giống gà mới nhƣ các giống chuyên dụng hƣớng trứng,
hƣớng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay đổi cơ cấu
đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, bƣớc đầu đạt
kết quả tốt.
Hiện nay, bên cạnh những giống gà hƣớng trứng, các giống gà hƣớng thịt
cũng ngày càng đƣợc quan tâm chú trọng đầu tƣ phát triển. Chăn nuôi gà
hƣớng thịt theo con đƣờng thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung ở
nƣớc ta đã trở thành một trong những nghề phát triểnkhá nhanh. Với những
thuận lợi có đƣợc nhƣ hiện nay về các giống gà chuyên dụng, những tiến bộ
của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng


2

hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra phƣơng thức nuôi phù hợp mà vẫn đảm
bảo khả năng sản xuất của giống.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp
dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà
thương phẩm nuôi tại Trại gà Công ty Emivet- xã Ngọc Lương, huyện Yên
Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
-Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà thƣơng phẩm.
- Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà thƣơng phẩm.
1.2.2. Yêu cầu

-Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà thƣơngphẩm.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
Trại gà Công ty Emivet đƣợc xây dựng trên địa bàn xã Ngọc Lƣơng
huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. Đây là xã phía nam huyện Yên Thủy có các
điều kiện nhƣ sau:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* vị trí địa lí
Xã Ngọc Lƣơng, Huyện Yên Thủy là một xã trung du miền núi của tỉnh
Hòa Bình,nằm ở phía nam của huyện, cách thành phố Hòa Bình 97km.Vị trí
địa lí xã nhƣ sau:


Phía đông giáp với 2 xã Thạch Bình và Phú Sơn của huyện Nho

Quan, Tỉnh Ninh Bình.


Phía tây giáp với Cúc Phƣơng của huyện Nho Quan.



Phía nam giáp với 2 xã Đồng Phong và Yên Quang của huyện Nho Quan.




Phía bắc giáp với 2 xã Yên Trị và Đoàn Kết, cùng huyện Yên Thủy.

* Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Ngọc Lƣơng cách thành phố Hòa Bình 97 km, nằm trong vùng khí
hậu chung của miền núi phía Bắc Việt Nam, nên xã chịu ảnh hƣởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông ngắn, lạnh, ít mƣa. Mùa hè khí hậu nóng ẩm
mƣa nhiều. Dao động nhiệt độ và độ ẩm trong năm tƣơng đối cao, thể hiện rõ
rệt là mùa mƣa và mùa khô.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 38°C, độ ẩm từ 80 - 86%, lƣợng mƣa trung bình 160 mm/tháng và tập trung
nhiều vào tháng 7, 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mƣa thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, trong chăn nuôi những tháng này cần phải chú ý đến


4

công tác tiêm phòng đề phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, gây
thiệt hại cho sản xuất.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí
hậu thƣờng lạnh, khô hanh, dao động nhiệt độ trong ngày lớn (từ 13,7°C –
24°C), có ngày giảm xuống còn 8 – 10°C, độ ẩm trung bình 76 - 78%. Ngoài
ra, mùa đông còn chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, giá rét và sƣơng
muối, gây ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và sức chống đỡ
bệnh của cây trồng, vật nuôi.
* Địa hình đất đai
Xã Ngọc Lƣơng có diện tích tƣơng đối lớn, diện tích toàn xã là 25,63
km2 (2,537ha). Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp là1474 ha.
- Diện tích đất ở là 526 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp là 617 ha.

- Ngoài ra trong xã còn có nhiều khu tiểu thủ công nghiệp. Còn lại là
diện tích đất chƣa sử dụng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình xã hội
- Về dân cư
Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã thì dân số của xã trong năm 1999
là 8219 với 3.259 hộ đƣợc chia làm 10 xóm, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống
là: Mƣờng, Kinh, Tày, …Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 60% dân số toàn xã.
Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân những năm gần đây đƣợc
nâng cao rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ:
đài, ti vi, sách báo. Đây là điều kiện để nhân dân trong xã nắm bắt kịp thời
đƣợc các chủ trƣơng của Đảng và Nhà Nƣớc, các thông tin khoa học kỹ thuật
để phục vụ đời sống hàng ngày.
- Về y tế


5

Trạm y tế xã luôn làm tốt các công tác dự phòng, các trƣơng trình y tế
Quốc gia, duy trì và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các dịch bệnh có nguy
cơ xảy ra trên địa bàn. Năm 2012, trạm xã đã khám và điều trị cho nhân dân
đƣợc 11.000/7.000 lƣợt ngƣời, duy trì công tác tiêm chủng và cho trẻ em
uống Vitamin đạt 100%. Tỷ lệ ngƣời sử dụng nƣớc sạch đạt 73%. Xã cũng tổ
chức khám sức khỏe cho các đối tƣơng chính sách, tổ chức tập huấn VSATTP
và khám định kỳ cho các đối tƣợng kinh doanh.
- Về giáo dục
Xã có nhiều cơ quan trƣờng học đóng trên địa bàn xã nhƣ: trƣờng Mầm
Non Ngọc Lƣơng, trƣờng Tiểu học Ngọc Lƣơng, trƣờng Trung học cơ sở
Ngọc Lƣơng, trƣờng Phổ thông trung học Yên Thủy. Các trƣờng luôn thực

hiện nghiêm túc quy định của ngành giáo dục, góp phần xây dựng nền giáo
dục lành mạnh, điều kiện học sinh học tập ngày càng tốt hơn, làm tốt công tác
khuyến học, khuyến tài.
- Về an ninh chính trị
Xã có đội ngũ dân quân, an ninh từng bƣớc nâng cao về chất lƣợng. Hai
lực lƣợng này luôn phối hợp trong việc tuần tra canh gác, đảm bảo an ninh trật
tự trên địa bàn, duy trì chế độ trực ban; lập và làm kế hoạch hoạt động, ký cám
kết giữa hai lực lƣợng về đảm bảo an ninh trật tự. Năm 2012, xã tổ chức tập
huấn dân quân cho58 đồng chí, tổ chức diễn tập đạt kết quả, phối hợp với các
đoàn thể ban Phòng chống tội phạm - Tệ nạn xã hội tổ chức 03 buổi tuyên
truyền tại xóm Đồi 1, Đồi 2 . Nói chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
* Tình hình kinh tế
Xã Ngọc Lƣơng có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế
cùng hoạt động: Nông - Công nghiệp, Lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan
hệ hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm


6

hơn 50% thu nhập, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đối với sản
xuất nông nghiệp năm 2012 năng suất lúa bình quân đạt: 51,7 tạ/ha. Tổng sản
phẩm lƣơng thực có hạt đạt: 2.652,6 tấn. Chăn nuôi phát triển với quy mô nhỏ
mang tính chất tận dụng là chủ yếu.
Trong những năm gần đây, cơ sơ hạ tầng của xã đƣợc chú ý đầu tƣ phát
triển, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi tạo điều kiện nhân dân đi lại,
làm ăn… thúc đẩy kinh tế của xã phát triển.
2.1.3. Tình hình sản xuất tại trại gà Công Ty Emivet
 Diện tích
Trại gà Cty Emivet thuộc địa bàn xã Ngọc Lƣơng. Đƣợc xây dựng năm

2012 trên diện tích 2,1 ha trong đó bao gồm:
- Diện tích cho xây dựng kho và nhà ở: 0,1 ha
- Diện tích cho chăn nuôi gà là: 1,5 ha
- Diện tích trồng cây ăn quả là: 0,5 ha
 Về trồng trọt
- Trong trại trồng chủ yếu cây ăn quả nhƣ mít, ổi, xoài ngoài ra còn
trồng thêm chanh bƣởi.
- Trồng rau để cung cấp thực phẩm cho trại.
 Về chăn nuôi
Chăn nuôi gà là chủ yếu, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi lợn với mục đích để cung cấp thịt cho trại.
 Công tác thú y của trại
Trại chú ý công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung sau:
Hạn chế cho ngƣời ngoài vào khu vực chăn nuôi, công nhân đƣợc trang
bị quần áo bảo hộ lao động đầy đủ.
Chuồng trại đƣợc quét dọn vệ sinh sạch sẽ.


7

Thƣờng xuyên phun sát trùng bằng haniodone 10% với tần suất
lần/tuần. Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin cho toàn bộ
đàn gà trong trại.
Nhờ vào tiến hành tốt phòng bệnh cho đàn vật nuôi, nên trong quá trình
chăn nuôi cũng hạn chế đƣợc phần nào dịch bệnh xẩy ra.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh giải phẫu, sinh lí của gia cầm
-bộ phận bên ngoài
Gà hƣớng thịt có đặc điểm chung là tầm vóc lớn, tốc độ sinh trƣởng

nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, bộ lông phát triển không ép sát vào
thân, đầu to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng, lƣng dài, rộng, phẳng, đùi
lƣờn phát triển, xƣơng thô, thành thục muộn, bản năng ấp bóng cao nên sản
lƣợng trứng thấp (150-170 trứng/năm), khối lƣợng trứng lớn (58–60g/quả),
thƣờng có bản năng ấp trứng cao. Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở thấp. Tính tình hiền
lành, chậm chạp. Gà hƣớng thịt thƣờng có hình dạng cân đối, ngực sâu, chắc,
tiết diện hình vuông hay hình chữ nhật.
Bộ lông của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của
môi trƣờng đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan cảm
giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên. Lông cũng nhƣ mào, móng,
tích tai là sản phẩm của da. Sự khác nhau về màu sắc của các sản phẩm phụ
của da này là do sự khác nhau về giống và giới tính của gia cầm. Tuỳ thuộc
vào loài, tuổi, giới tính mà bộ lông chiếm khoảng 4-9% khối lƣợng sống của
gia cầm. Lông gia cầm có cấu tạo khác nhau và đƣợc chia thành các loại chủ
yếu sau:
+Lông ống: Là phần cơ bản của bộ lông. Số lƣợng lớn lông ống là nằm
ở cánh (lông cánh) và đuôi (lông đuôi). Tuỳ theo hình dạng và độ lớn mà chia
lông cánh thành 2 loại là: Lông cánh loại I (còn gọi là lông cánh sơ cấp hay


8

lông cánh chính) và lông cánh loại II (còn gọi là lông cánh thứ cấp hay lông
cánh phụ). Lông cánh chính, mỗi bên cánh thƣờng có 10 cái, lông cánh phụ
thƣờng có 14- 16 chiếc, chúng xếp sát vào nhau rất dễ nhận biết nhƣng khi
khép lại thì khó phân biệt đâu là lông cánh chính, đâu là lông cánh phụ. Giữa
lông cánh chính và lông cánh phụ có một lông ngăn cách gọi là lông trục.
Lông trục nằm đối diện với góc cánh và phân chia ranh giới giữa 2 lớp lông
nói trên. Lông cánh nằm trên bề mặt và tạo nên lớp phủ ngoài giữ ấm cho cơ
thể. Nó có ý nghĩa trong điều hoà thân nhiệt ở gia cầm. Lông còn có ý nghĩa

kinh tế đặc biệt, nhất là ở thuỷ cầm. Từ 1 con vịt, ngỗng có thể nhận đƣợc 150
– 200 g lông
+Lông tơ: Có nhiều ở gà tây, vịt, ngỗng, thƣờng phân bố ở vùng ngực,
nằm sát dƣới da, dƣới lớp lông cánh chính và đuôi. Màu sắc của bộ lông Ở gia
cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu hiện dƣới
dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và dạng dịch của sắc tố
lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu càfê- vàng đến màu đen; còn
lipôcrôm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc
lông khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lông màu và lông trắng (vấn đề
màu sắc lông sẽ đƣợc thảo luận ở phần giống gia cầm). Chân của gia cầm
đƣợc bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng
là do sự có mặt của lipôcrôm đồng thời thiếu vắng mêlanin. Màu đen của
chân là do sự xuất hiện của mêlanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu
vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng
thời cả 2 màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cƣờng độ (độ
đậm nhạt) của màu vàng tuỳ thuộc vào hàm lƣợng xantôphin trong khẩu phần
+ Da: Bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trƣờng, nhất là ở gia cầm non. Da gồm 2
phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng
và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu nhƣ


9

không có tuyến ngoại tiết. Dƣới lớp biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống
nhƣ mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đặc điểm lớn nhất
của da gia cầm là mỏng, nghèo các tuyến dƣới da, không có tuyến mồ hôi.
Ngƣời ta cho rằng, cùng với việc phát triển của lớp da, khả năng điều chỉnh
nhiệt của nó dần dần thay đổi, cho phép cơ thể gia cầm thích nghi với sự thay
đổi nhiệt độ của môi trƣờng xung quanh. Trong những ngày đầu tiên sau khi

nở, việc thải nhiệt xảy ra trên toàn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của gà con
khoảng 38,7 - 38,9°C. Việc giữ nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả
năng thích nghi của cơ thể gà con với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi
trƣờng, vì vậy khi nuôi gà con, việc giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.
- Bộ phận bên trong
.Hệ Xương
Các phần của hệ xƣơng tƣơng ứng nhƣ ở động vật. Cánh gà tƣơng ứng
với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tƣơng
ứng cẳng và ngón chân ở động vật, xƣơng bàn chân của gà là sự nối tiếp và
kéo dài ra từ xƣơng chân của động vật
Hệ xƣơng gia cầm có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ (cứng). Hệ
xƣơng bao gồm xƣơng đầu, xƣơng sống, xƣơng ngực, xƣơng sƣờn và xƣơng
chi. Xƣơng đầu chia thành hai loại là xƣơng sọ và xƣơng mặt. Xƣơng sống
chia ra xƣơng sống cổ, xƣơng ngực, xƣơng hông (lƣng, khum) và xƣơng đuôi.
Bộ xƣơng chiếm khối lƣợng 7-8% khối lƣợng cơ thể.
Xƣơng sƣờn của gà là 7 đôi, của vịt, ngỗng là 9 đôi. Mỗi xƣơng sƣờn
tận cùng gắn với một đốt sống ngực, đầu kia gắn với xƣơng sống. Có 1-2
xƣơng sƣờn không gắn với xƣơng ngực mà thả trôi tự do gọi là xƣơng sƣờn
giả. Đốt sống cổ dài nhất trong toàn bộ cột sống, có dạng chữ S. Đốt đầu là
đốt Atlat (xƣơng nhỏ tròn) giúp gia cầm có thể quay đầu 180.
Xƣơng ngực ở gia cầm phát triển mạnh. Mỏm xƣơng ngực ở một số
giống gia cầm nhƣ gà Plymút, gà Corních, gà tây... phát triển rất mạnh. Phần


10

xƣơng này là nơi bám của những cơ có giá trị quí (cơ trắng). Ở ngỗng, vịt
mỏm xƣơng ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là ở hai phía của
xƣơng ngực. Các phần còn lại của bộ xƣơng nhƣ cánh, đùi, chân... đƣợc tạo
thành từ các xƣơng riêng biệt và có sự kết hợp hài hoà với nhau.

Hệ cơ
Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ cơ phụ
thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau của cơ thể gia cầm
hệ cơ phát triển ở mức độ khác nhau. Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động
của cánh và bảo vệ các cơ quan, bộ phận bên trong của ngực và bụng. Cơ có ý
nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm tỷ lệ lớn trong phần thịt
ăn đƣợc của gà. Ở một số giống gà tây cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,51,9 kg. Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc sẫm (đỏ sẫm). Khi luộc thì
cơ của gà và gà tây thì sáng hơn còn ở thuỷ cầm thì sẫm hơn. Tốc độ chảy của
máu qua cơ quy định màu của nó. Chân có thịt màu sẫm trong khi ngực có
thịt màu trắng. Gà, gà tây đi lại nhiều thì thịt có màu sáng hơn, trong khi thuỷ
cầm thịt có màu sẫm hơn. Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100, chiều dài
từ 6-12 cm. Các tế bào cơ chứa 70 -75% là nƣớc, 17 -19% protit, 1 -7% các
hợp chất không chứa nitơ, khoảng 1% chất khoáng và 3,9% mỡ. Ngày nay đã
xác định đƣợc mối tƣơng quan thuận giữa khối lƣợng cơ đùi, cơ lƣờn (ngực)
với khối lƣợng cơ thể gia cầm
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp ở gia cầm ngoài phổi còn có các túi khí. Phổi của gia cầm
nhỏ nên ngoài phổi ra, ở gia cầm còn có 7-9 túi khí tham gia vào quá trình hô
hấp. Đó là 1 túi cổ, 2 túi dƣới đòn, 2 túi ngực trƣớc, 2 túi ngực sau và 2 túi
bụng. Trong quá trình hô hấp, phổi thực hiện động tác chủ động còn các túi
khí thì bị động. Thể tích chung của các túi khí ở gà là 125- 160 cm3 , thể tích
khí ở phổi là 13-15 cm3 . Ở gia cầm không có hoành cách mô phân cách giữa
xoang ngực và xoang bụng nhƣ ở gia súc, vì vậy không có áp lực đặc biệt của


11

ngực khi hô hấp mà chỉ có áp lực của phổi. Một lần thực hiện động tác hô
hấp, dung lƣợng của phổi và khí trong đƣờng hô hấp khoảng 45 cm3 ở gà, 38
cm3 ở vịt, 4,7-5,2 cm3 ở bồ câu. Hàm lƣợng ôxy trong khí hít vào là 20,94%

và trong khí thở ra là 17,00%.
Ngoài chức năng hô hấp, túi khí còn có tác dụng nhƣ sau: làm mát tinh
hoàn, tim và các nội quan khác; làm giảm khối lƣợng tƣơng đối của gia cầm
giúp gia cầm bay và bơi đƣợc tốt; tăng độ ẩm của không khí hít vào; giúp cho
việc giữ cân bằng khi các cơ quan bên trong thay đổi vị trí tƣơng đối của nó...
Hệ tiêu hoá
Cấu tạo hệ tiêu hóa ở gia cầm:
Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển
qua đƣờng tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16-26 giờ. Do vậy cấu tạo ống
tiêu hoá ở gia cầm có khác với gia súc. Trong quá trình phát triển của phôi,
ban đầu hệ tiêu hoá chỉ là một ống thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng,
thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là
hậu môn.Gia cầm có mỏ (thay cho môi ở gia súc), phần sừng của mỏ khá phát
triển. Tác dụng của mỏ là để lấy thức ăn. Lƣỡi của gia cầm khá phát triển và
có dạng nhƣ mỏ của nó. Ở gà, phần gốc lƣỡi hơi rộng, đầu lƣỡi nhọn còn ở
thuỷ cầm gốc lƣỡi và đầu lƣỡi có độ rộng nhƣ nhau. Ở xoang miệng không
diễn ra quá trình tiêu hoá, không có răng. Sau khi vào xoang miệng thức ăn
đƣợc chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây, bồ câu...) thực
quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm (vịt, ngỗng)
sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác về giải
phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm đƣợc. Diều là một
túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100-200g. Thức ăn đƣợc giữ
ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn
cứng khoảng 10-15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3-4 giờ. Thức ăn từ diều
đƣợc chuyển dần xuống dạ dày tuyến. Dạ dày tuyến có dạng hình chai. Trong


12

dạ dày tuyến có chất tiết chứa men pepxin và axít HCl. Thức ăn đƣợc giữ lại

trong dạ dày tuyến là không lâu, sức tiêu hoá tại đây là không đáng kể. Tại dạ
dày tuyến có sự phân giải prôtit và đồng hoá chất khoáng. Dạ dày cơ có dạng
hình tròn hoặc ô van, có hai thành cứng, phía trong đƣợc phủ lớp niêm mạc
dày, cứng. Chất tiết trong dạ dày cơ có dạng lỏng, có pH= 3-4,5. Thành phần
dịch dạ dày gồm nƣớc, HCl, men pepxin. Dạ dày cơ có khối lƣợng 50g,
nhƣng do lớp cơ dày nên sức co bóp lên tới 100-150 mmHg ở gà, 180 mmHg
ở vịt, 260-280 mmHg ở ngỗng. Trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ
cho sự tiêu hoá. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon đƣợc cắt ngắn, chia nhỏ ra, protit
phân giải thành các peptit và axit amin tuy chƣa thật triệt để.
Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống,
cá thể, tuổi, phƣơng thức nuôi, loại thức ăn... Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp
giáp với dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già
bắt đầu từ chỗ tiếp giáp ruột non đến hậu môn. Tiêu hoá và hấp thu các chất
dinh dƣỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó
giúp cho việc lên men và tiêu hoá xenlulo, chất không đƣợc tiêu hoá đƣợc bài
tiết qua hậu môn (ổ nhớp) phần tận cùng của ống tiêu hoá.
Quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm
- Tiêu hoá ở miệng:
Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ. Hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài
gia cầm rất khác nhau. Gà, gà tây và chim bồ câu có mỏ ngắn, nhọn và cứng,
hơi cong. Thuỷ cầm có mỏ dài và bẹt, đoạn cuối của nó cong tròn và có một
mẩu cong về phía dƣới. Đƣờng vành mỏ trên có thêm những răng nhỏ bằng
sừng dùng dể lọc nƣớc và cắn rau, cỏ. Trong chất sừng của mỏ có rất nhiều
các đầu dây thần kinh, có chạc ba đƣợc gọi là các tiểu thể xúc giác. Dây thần
kinh còn có ở trên vòm miệng cứng và dƣới lớp sừng biểu bì của lƣỡi. Ở thuỷ
cầm mái, phần sừng ở mỏ trên thƣờng có màu sắc rực rỡ hơn ở con trống.


13


Lƣỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có hình dạng và kích thƣớc
tƣơng ứng với mỏ. Bề mặt phía trên của lƣỡi có những gai rất nhỏ hoá sừng
hƣớng về cổ họng, có tác dụng giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về
phía thực quản. Ở thuỷ cầm, theo mép viền của lƣỡi có những gai cứng bằng
sừng, cùng với những tấm nhỏ bên cạnh nằm ngang ở mỏ, chúng có tác dụng
giữ thức ăn lại khi lọc nƣớc.
Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn. Đối với
gà và gà tây, các cơ quan vị giác và khứu giác rất kém phát triển. Khi không
đủ ánh sáng, gà và gà tây sẽ ăn kém. Gia cầm thực hiện mổ và nuốt thức ăn
nhờ các động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu. Gà thực hiện từ 180 240 động tác mổ trong 1 phút, gà tây 60. Số lƣợng thức ăn mà gia cầm ăn
đƣợc trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài
và tuổi của gia cầm. Khi gia cầm đói, nó mổ nhanh và ăn nhiều. Gia cầm tiếp
nhận thức ăn lỏng và nƣớc bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để
nuốt. Riêng chim bồ câu uống nƣớc bằng cách thả mỏ, hút nƣớc vào nhờ áp
lực âm trong xoang miệng.
Việc điều khiển lƣợng thức ăn ở gia cầm đƣợc thực hiện bởi các trung
tâm thần kinh của vùng dƣới đồi thị. Các trung tâm này bị kích thích hoặc ức
chế do ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại sinh (thành phần và tính chất của thức
ăn, tần số và thời gian cho ăn) và nội sinh (mức độ của các quá trình trao đổi).
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó đƣợc thấm ƣớt nƣớc bọt đẻ dễ
nuốt. Các tuyến nƣớc bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia
cầm đƣợc thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lƣỡi, khi đó thức ăn đƣợc
chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản đƣợc
nâng lên phía trƣớc và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xƣơng
dƣới lƣỡi và gốc lƣỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đƣờng hô hấp. Viên
thức ăn thu nhận đƣợc ở cuống lƣỡi đƣợc đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do
những co bóp nhu động của thành thực quản, nó đƣợc đẩy vào diều. Ở gia


14


cầm đói, thức ăn đƣợc đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều. Trong thành
thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm
ƣớt và trơn thức ăn khi nuốt.
- Tiêu hoá ở diều:
Diều là là bộ phậnphình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa ngực và
cổ, ở dƣới da mặt trƣớc cổ. Diều gà rất phát triển hình thành một túi chứ thức
ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần phình to của thực quản. Diều
không có tuyến tiết dịch tiêu hoá, nó chỉ có tác dụng dự trữ, thấm ƣớt và làm
mềm thức ăn nhờ niêm dịch. Tuy vậy, thức ăn trong diều vẫn đƣợc tiêu hoá
một phần nhờ men amylaza của nƣớc bọt xuống và hoạt động của vi sinh vật,
mặc dầu không đáng kể. Khi gia cầm ăn, một phần thức ăn dừng lại ở diều,
phần khác thì đi thẳng xuống dạ dày. Thời gian thức ăn dừng lại ở diều
khoảng3-4 giờ đến 16-18 giờ. Diều co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày nhƣng
khi dạ dày đầy thức ăn thì diều ngừng co bóp. Hoạt động của diều do dây thần
kinh mê tẩu chi phối, nếu cắt bỏ dây mê tẩu hai bên cổ làm co bóp của diều
dừng lại. Gà bị cắt diều sẽ mất tính thèm ăn, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn giảm rõ rệt.
Bồ câu cả trống và mái, khi mớm thức ăn cho con trong diều sản sinh ra một
loại dịch thể màu trắng sữa (gọi là sữa diều). Nó chứa protein, lipit, muối
khoáng, men amylaza, sarcaraza (từ màng niêm dịch của diều bị biến chất và
rụng ra). Dịch này đƣợc bồ câu ợ lên miệng để mớm cho con trong vòng 20
ngày đầu sau khi nở.
-Tiêu hoá ở dạ dày tuyến:
Dạ dày tuyến có dung tích nhỏ, nhƣng thành của nó dày. Trong thành
niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị (khoảng 30-40 tuyến). Dịch vị do
tuyến tiết ra chứa men pepxin và axit chlohydric (HCl), độ pH là 3,1-4,5
Lƣợng dịch vị tiết ra sau 30 phút của gà là 11,3 ml, nhiều nhất là một
giờ sau khi ăn. Nếu cho thức ăn giàu protein thì dịch vị tiết ra nhiều hơn so
với cho ăn thức ăn thực vật. Trong khẩu phần chứa 15-20% protein tiêu hoá



15

thì dịch vị tiết ra nhiều nhất. Nếu lƣợng protein tăng lên quá mức thì quá trình
tiết dịch giảm xuống. Khi gia cầm ở giai đoạn đẻ trứng với cƣờng độ cao thì
dịch vị tiết ra nhiều, còn khi thay lông thì ngƣợc lại. Thức ăn chỉ ở lại dạ dày
tuyến một thời gian ngắn nên không đƣợc tiêu hoá ở đây. Dịch vị do dạ dày
tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn xuống dạ dày cơ.
- Tiêu hoá ở dạ dày cơ:
Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó có hình
tròn, dẹt nhƣ hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày, rắn tạo thành. Nó
có thể xem nhƣ hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt. Lớp
trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ. Chúng tiết ra chất keo dính
phủ lên lớp biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ một lớp màng sừng dai cứng gọi
là mô sừng (cutin), có tác dụng bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi bị tổn
thƣơng khi nghiền nát thức ăn cứng nhƣ thóc, sạn sỏi. Màng sừng này luôn
luôn bị bong ra do cọ xát khi hoạt động và cũng luôn đƣợc bổ sung do sản
phẩm của tuyến tiết ra. Chức năng chủ yếu của dạ dày cơ là nghiền nát thức
ăn ngũ cốc. Trong dạ dày cơ thƣờng có một số lƣơng nhất định các hạt cát,
sạn, sỏi nhỏ. Những hạt này giúp cho việc nghiền nát thức ăn ngũ cốc dễ dàng
khi dạ dày cơ co bóp. Sự co bóp của dạ dày cơ diễn ra có chu kỳ, bình quân
cứ 20 - 30 giây co bóp một lần. Khi đói nhịp co bóp chậm, khi no co bóp tăng
lên. Áp lực xoang dạ dày cơ khi co bóp tăng lên rất cao, đạt tới 140 mmHg ở
gà, 100 mmHg ở vịt, 265 mmHg ở ngỗng, tạo thuận lợi cho việc nghiền nát
thức ăn cứng. Dạ dày cơ không có tuyến dịch vị, sự tiêu hoá hoá học ở đây do
tác dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dƣới tác dụng của axit HCl trong
dạ dày cơ, các tế bào thực vật bị phá huỷ, protein phồng và xốp lên. Dƣới tác
dụng của men pepxin, protein phân giải thành pepton. Trong dạ dày cơ còn có
quá trình phân giải hydratcacbon dƣới ảnh hƣởng của vi khuẩn có trong thức ăn.



16

-Tiêu hoá ở ruột:
Ruột noncủa gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dƣới giáp với
manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn
và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Thành ruột cũng có lớp
nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc
ruột. Riêng gà và gà tây khôngcó tuyến tá tràng. Ngƣợc lại, tuyến tuỵ của gia
cầm rất phát triển. Ở tá tràng, các chất đƣợc tiêu hoá và hấp thu với tốc độ
mạnh dƣới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật đƣợc tiết ra từ
gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Dịch mật chứa 78-80% nƣớc, 20-22%
chất đặc, trong đó có axit mật, keo, cholesterin, muối vô cơ và sắc tố mật
(bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm khác với gia súc là trong thành
phần của nó chứa axit clohidric. Axit HCl cùng với nhũ chấp đƣợc chuyển từ
dạ dày vào tá tràng, dƣới tác dụng của HCl, hocmon dịch tràng đƣợc hình
thành ở màng nhầy tá tràng và theo máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuyến tuỵ
tiết dịch tuỵ. Dịch tuỵ lỏng, trong suốt có phản ứng kiềm yếu, pH = 7,2-7,5.
Trong dịch tuỵ có nhiều men tripxin, erepxin, amylaza, mantaza, lipaza.
Thông qua kích thích cơ học vào màng nhầy, tuyến ruột tiết ra dịch ruột. Dịch
ruột có tỉ trọng 1,076; phản ứng kiềm pH = 7,42 màu đục. Trong dịch ruột có
chứa men enterpkinaza, erepxin, amylaza, mantaza. Tiêu hoá ở ruột già cũng
có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối
rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men
tƣơng đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột
của gia cầm nói chung tƣơng đối ngắn, thức ăn lƣu lại không quá một ngày
đêm. Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu
sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với
bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đƣờng phân (A), tiếp theo về sau gọi là ngăn
bài tiết chung (B), ống dẫn tinh (hoặc ống dẫn trứng) và ống dẫn nƣớc tiểu



17

đều đổ chung vào đây; tiếp theo là hậu môn (C), và bộ phận thứ tƣ là túi
phabuli (D).
Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nƣớc đƣợc hấp thu mạnh,
phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn
hợp với nƣớc tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một
màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric). Cấu tạo
xoang tiết niệu sinh dục của gia cầm
Sự hấp thu các chất dinh dƣỡng ở gia cầm cơ bản giống loài có vú, chủ
yếu ở đoạn ruột non nhờ các nhung mao tăng diện tích hấp thu. Manh tràng
ruột già có thể hấp thu nƣớc, muối khoáng, các chất chứa nitơ, các sản phẩm
lên men các axit béo bay hơi. Xoang tiết niệu sinh dục hấp thu nƣớc. Quá
trình hấp thu ở ruột diễn ra chậm, nhƣng do diện tích bề mặt lớn cho nên vẫn
đảm bảo các chất dinh dƣỡng cho cơ thể. Diện tích màng nhầy (tính theo cm2)
của toàn bộ ruột của gà là 1600- 2400, của vịt là 1200 -1800, của ngỗng là
5500-6000, của gà tây là 5000 - 9000.
Hệ tuần hoàn
Nhƣ các loài động vật khác, hệ tuần hoàn của gia cầm gồm tim và mạch
quản. Trung tâm của hệ tuần hoàn là tim. Tim có dạng hình nón. Khối lƣợng
của tim ở gia cầm khác nhau tuỳ thuộc vào loài. Ở gà tim có khối lƣợng là
4,4g/1kg khối lƣợng sống, ở ngỗng là 8g/kg, còn ở vịt là 7,44g/kg khối lƣợng
sống. Tần số tim đập ở gia cầm trƣởng thành 200-300 lần/phút, ở gia cầm non
là 400-500 lần/phút. Máu là tổ chức lỏng, là môi trƣờng bên trong của cơ thể
(nội môi) tạo môi trƣờng sống cho tế bào cũng nhƣ cung cấp dinh dƣỡng và
ôxy cho tế bào, mô và toàn cơ thể. Máu gia cầm chiếm 8,5-9% khối lƣợng cơ
thể, có pH là 7,42-7,48. Trong máu có hồng cầu. Hồng cầu gia cầm khác với
hồng cầu gia súc là chúng có dạng ô van dài, có nhân. Thời gian sống của

hồng cầu là 90-120 ngày. Phần lớn nitơ và axít amin trong tế bào nằm trong
nhân của nó. Số lƣợng hồng cầu phụ thuộc tuổi, giống, trạng thái khi nghiên


18

cứu máu. Trong 1 mm3 máu có chứa 3,3-3,6 triệu hồng cầu (ở gà mái là 2,53,0 triệu, trên 3 triệu ở gà trống). Bạch cầu chia 2 nhóm là nhóm có bắt màu
và nhóm không bắt màu. Trong 1 mm3 máu có chứa 20-34 triệu bạch cầu. Số
lƣợng phụ thuộc giống, tuổi, cá thể... Trong huyết tƣơng máu của gia cầm
không có kháng thể mà kháng thể chỉ có trong bạch cầu. Trong bạch cầu đã
xác định có 63 loại kháng thể khác nhau. Kháng thể đƣợc di truyền và không
thay đổi trong suốt quá trình sống của gia cầm. Do vậy, nhóm kháng thể ở
mỗi loại gia cầm là đặc trƣng cho cá thể và có thể sử dụng trong công tác
chọn giống.
Hấp thu dinh dưỡng:
Ở gia cầm, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non. Ở đây các
sản phẩm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit, nƣớc, các chất khoáng,
các vitamin đƣợc hấp thu.
-Hấp thu chất chứa nitơ:
Đƣợc hấp thu dƣới dạng các các axit amin. Cƣờng độ hấp thu các axit
amin riêng biệt không phụ thuộc vào khối lƣợng phân tử của chúng. Ở gà thấy
có sự hấp thu một cách cạnh tranh giữa một số axit amin. Gluxit đƣợc hấp thu
dƣới dạng các đƣờng đơn (monosacarit) và đƣờng đôi (disacarit). Khả năng
hấp thu đƣờng ở gà đƣợc phát triển trong 14 ngày tuổi. Glucoza và galactoza
đƣợc hấp thu nhanh hơn một cách đáng kể so với fructoza và mantoza.
-Hấp thu mỡ:
Trong ruột, dƣới tác động của men lipaza, mỡ đƣợc phân giải đến
glyserin và axit béo. Các sản phẩm của sự phân giải mỡ, về cơ bản đƣợc hấp
thu trong phần mỏng của ruột. Glyserin đƣợc hoà tan rất tốt trong nƣớc và
đƣợc hấp thu rất nhanh. Các axit béo kết hợp với các axit mật, kali và natri tạo

thành các hợp chất hoà tan đƣợc trong nƣớc sau mới đƣợc hấp thu. Ngƣời ta
cho rằng một phần nhỏ của lipit dƣới dạng các nhũ tƣơng có thể đƣợc hấp thu
trực tiếp.


×