Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI HUYỆN HÓC MÔN – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ
TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ ĐƠNG XN 2008 – 2009
TẠI HUYỆN HĨC MƠN – TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ NGỌC DIỄM
Ngành: NƠNG HỌC
Khoa: NƠNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ
TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009
TẠI HUYỆN HĨC MƠN – TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
LÊ NGỌC DIỄM

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 08 năm 2009


i


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khố. Em ln
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và sự động viên quý báo của gia đình, q thầy cơ
và cùng tồn thể bạn bè gần xa.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Nơng học cùng q thầy cơ đã tận tình và giảng dạy
trong suốt khố học.
- Thầy Nguyễn Hữu Trúc, giảng viên Khoa Nông học đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Anh Nguyễn Văn Minh, Khuyến nông xã Thới Tam Thôn.
- Công ty DOW AgroSciences đã tài trợ cho nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, thang 08 năm 2009
Sinh viên

Lê Ngọc Diễm

ii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh hiệu lực của các loại thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa sạ vụ Đông Xuân
2008 – 2009 tại huyện Hóc Mơn – Tp.HCM” được tiến hành tại Ấp Trung Đơng, xã
Thới Tam Thơn, huyện Hóc Mơn, TP. Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 12
năm 2008 đến thang 4 năm 2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD).
Kết quả thu được:

Tại ruộng thí nghiệm Ấp Trung Đơng, xã Thới Tam Thơn, huyện Hóc Mơn, TP.
Hồ Chí Minh hiện diện 4 loài cỏ. Cỏ chác, cỏ cháo, cỏ lồng vực, cỏ đi phụng. Các
lồi cỏ đều hiện diện ở mức độ phổ biến, trong đó cỏ chác chiếm tỷ lệ cao nhất 59,6%,
cỏ cháo, cỏ lồng vực có tỷ lệ 14,0%, thấp nhất là cỏ đuôi phụng 12,3%.
Các loại thuốc trừ cỏ tham gia thí nghiệm đều cho hiệu quả diệt trừ cỏ đối với các
loại cỏ dại. Đối với cỏ chác thì thuốc Nominee 10SC có hiệu lực cao nhất (trên 93%),
Clincher 10EC, Whip,S 6,9EW có hiệu lực thấp nhất (21,5 – 31,5%). Đối với cỏ cháo
thì thuốc Garlon 250EC, Nominee 10SC có hiệu lực cao nhất, Clincher 10EC, Whip,S
6,9EW có hiệu lực thấp nhất. Đối với cỏ lồng vực, các loại thuốc đều có hiệu lực rất
cao (từ 78% trở lên). Đặc biệt là khi kết hợp Nominee + Clincher 10EC (20 + 75-100g
a.i./ha) thì hiệu lực đạt 100%. Cỏ đuôi phụng, thuốc Garlon 250EC (250g a.i./ha) và
Nominee + Clincher 10EC (20 + 75g a.i./ha) có hiệu lực 100%.
Thuốc Garlon 250EC gây ngộ độc cho cây lúa. Ở nồng độ 125g a.i./ha gây ngộ độc
cấp 3, sau 9 ngày xử lý thì phục hồi, khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất
lúa. Ở nồng độ 250g a.i./ha gây ngộ độc cấp 6, 14 ngày sau xử lý thì hồi phục, ảnh
hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Các loại thuốc khác đều không gây ngộ độc
cho lúa.
Nghiệm thức đạt năng suất cao nhất là các nghiệm thức sử dụng thuốc TopShot
60OD, Nominee 10SC, Nominee + Clincher 10EC có năng suất cao nhất (5,8 – 6,2
tấn/ha). 2Nghiệm thức sử dụng Garlon 250EC (250g a.i./ha) thì năng suất thấp nhất,
thấp hơn cả đối chứng (3,9 – 4,2 tấn/ha).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa…………………………………………………………………………... i
Lời cảm tạ………………………………………………………………………….. ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….. iii

Mục lục……………………………………………………………………………..

iv

Chương 1: GIỚI THIỆU…………………………………………………………...

1

1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………...

1

1.2 Mục đích và yêu cầu…………………………………………………………...

2

1.2.1 Mục đích……………………………………………………………………..

2

1.2.2 Yêu cầu……………………………………………………………………….

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………...

3

2.1 Một số khái niệm về cỏ dại…………………………………………………….


3

2.1.1 Một số định nghĩa về cỏ dại………………………………………………….

3

2.1.2 Phân loại cỏ dại………………………………………………………………

3

2.1.2.1 Phân loại theo thời gian sống………………………………………………

3

2.1.2.2 Phân loại theo hình dạng bên ngồi………………………………………..

3

2.1.3 Vai trị của cỏ dại trong ruộng lúa……………………………………………

4

2.1.3.1 Tác hại của cỏ dại…………………………………………………………..

4

2.1.3.2 Lợi ích của cỏ dại…………………………………………………………..

5


2.1.4 Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa…………………………………………..

5

2.1.4.1 Có nhiều hình thức sinh sản………………………………………………..

5

2.1.4.2 Khả năng sinh sản nhanh và nhiều…………………………………………

5

2.1.4.3 Có nhiều hình thức tồn tại, phát tán và lan truyền…………………………

6

2.1.4.4 Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao……………………………………

6

2.1.4.5 Thời gian mọc mầm không đều…………………………………………….

6

2.2 Mối quan hệ giữa cỏ dại và cây trồng………………………………………….

7

2.2.1 Sự xâm nhập của cỏ dại……………………………………………………...


7

2.2.2 Sự cạnh tranh của cỏ dại……………………………………………………..

7

2.2.3 Cạnh tranh gay gắt giữa lúa và cỏ……………………………………………

8

iv


2.3 Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa……………………………….

8

2.3.1 Biện pháp canh tác…………………………………………………………...

8

2.3.2 Biện pháp vật lý cơ giới……………………………………………………...

8

2.3.3. Biện pháp hóa học…………………………………………………………...

9

2.3.3.1 Sơ lược lịch sử phát minh thuốc trừ cỏ…………………………………….


9

2.3.3.2 Đặc điểm chung về tính độc của thuốc trừ cỏ……………………………...

9

2.3.3.3 Phân loại thuốc trừ cỏ……………………………………………………...

9

2.3.3.3.1 Theo tác dụng của thuốc trừ cỏ…………………………………………..

9

2.3.3.3.2 Theo con đường tác động………………………………………………...

9

2.3.3.3.3 Theo cơ chế tác động…………………………………………………….

10

2.3.3.3.4 Theo phương thức áp dụng………………………………………………

10

2.3.3.3.5 Theo giai đoạn ( thời gian ) áp dụng……………………………………..

10


2.3.3.3.6 Theo nhóm hóa chất……………………………………………………...

10

2.4 Kết quả nghiên cứu các thuốc diệt cỏ………………………………………….

10

2.5 Tính kháng của cỏ dại………………………………………………………….

11

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………

13

3.1 Điều kiện thí nghiệm…………………………………………………………...

13

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm………………………………………………………….

13

3.1.2 Thời gian thực hiện thí nghiệm………………………………………………

13

3.1.3 Điều kiên thời tiết khí hậu……………………………………………………


13

3.2 Vật liệu thí nghiệm……………………………………………………………..

13

3.2.1 Giống………………………………………………………………………… 13
3.2.2 Phân bón……………………………………………………………………...

13

3.2.3 Thuốc trừ cỏ………………………………………………………………….

14

3.2.3.1 Clincher 10EC……………………………………………………………... 14
3.2.3.2 Whip,S 6,9EW……………………………………………………………... 14
3.2.3.3 Nominee 10SC…………………………………………………………….. 14
3.2.3.4 Garlon 250EC……………………………………………………………… 14
3.2.3.5 TopShot 60OD…………………………………………………………….. 14
3.3 Phương pháp thí nghiệm……………………………………………………….

14

3.3.1 Bố trí thí nghiệm……………………………………………………………..

14

v



3.3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm…………………………………………………

15

3.3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm………………………………………………………. 16
3.3.4 Phương pháp xử lý thuốc…………………………………………………….

16

3.3.5 Kỹ thuật canh tác…………………………………………………………….. 16
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi về cỏ…………………………………………………….. 17
3.4.1 Xác định thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các lồi cỏ dại trong
ruộng thí nghiệm…………………………………………………………………... 17
3.4.2 Xác định hiệu lực diệt cỏ dại của các loại thuốc thí nghiệm trên ruộng lúa… 17
3.4.2.1 Hiệu lực tính theo quan sát bằng mắt thường……………………………...

17

3.4.2.2 Hiệu lực tính theo trọng lượng cỏ tươi…………………………………….

17

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi về lúa……………………………………………………. 18
3.5.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đối với lúa……………………………………..

18

3.5.2 Chiều cao cây lúa……………………………………………………………. 18

3.5.3 Đếm số nhánh/m2............................................................................................. 19
3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất……………………………………………… 19
3.3.7 Xử lý số liệu…………………………………………………………………. 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………………

20

4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các lồi cỏ dại hiện diện trên
ruộng thí nghiệm…………………………………………………………………... 20
4.2 Đặc điểm hình thái của các lồi cỏ trong khu thí nghiệm……………………... 21
4.2.1 Cỏ chác (Fimbristylis miliacea)……………………………………………... 21
4.2.2 Cỏ cháo (Cyperus diformis)…………………………………………………. 22
4.2.3 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)……………………………………….. 23
4.2.4 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)………………………………………

24

4.3 Đánh giá hiệu lực của các loại hóa học………………………………………... 26
4.3.1 Hiệu lực theo quan sát bằng mắt thường…………………………………….. 26
4.3.1.1 Hiệu lực trừ cỏ chác của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo
dõi………………………………………………………………………………….. 26
4.3.1.2 Hiệu lực trừ cỏ cháo của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo dõi... 27
4.3.1.3 Hiệu lực trừ cỏ lồng vực của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo
dõi………………………………………………………………………………….. 28
vi


4.3.1.4 Hiệu lực trừ cỏ đuôi phụng của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm
theo dõi…………………………………………………………………………….. 30
4.3.2 Hiệu lực tính theo mật số và trọng lượng cỏ tươi ở 56 ngày sau xử lý……… 31

4.3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số của các loài cỏ ở thời điểm 56
ngày sau xử lý……………………………………………………………………...

31

4.3.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đến trọng lượng cỏ tươi các loài cỏ
dại ở thời điểm 56 ngày sau xử lý…………………………………………………. 33
4.3.2.3 Hiệu lực diệt cỏ từng loài của các loại thuốc hóa học ở 56 ngày sau xử lý
tính theo trọng lượng cỏ tươi………………………………………………………. 36
4.3.2.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số các nhóm cỏ ở thời điểm 56
ngày sau xử lý……………………………………………………………………...

38

4.3.2.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến trọng lượng cỏ tươi các nhóm cỏ ở thời
điểm 56 ngày sau xử lý…………………………………………………………….

39

4.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa….. 40
4.4.1 Độc tính của thuốc đối với cây lúa…………………………………………... 40
4.4.2 Ảnh hưởng của thuốc đến sự sinh trưởng của cây lúa……………………….

50

4.4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của lúa………………………………………………………………………… 51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………

54


5.1 Kết luận………………………………………………………………………... 54
5.2 Kiến nghị………………………………………………………………………. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………. 56

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
1

IRRI: International Rice Rasaearch Institute

2

FAO: Food and Agriculture Organization

3

NSXL: Ngày sau xử lý

4

NT: Nghiệm thức

5

NSS: Ngày sau sạ


6

EC: Thuốc dạng nhũ dầu

7

OD: Thuốc dạng dầu khuếch tán

10

WP: Thuốc dạng bột thấm nước

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm……………………………………………..

15

Bảng 3.2 Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc đối với lúa……………………….

18

Bảng 4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các lồi cỏ dại hiện diện
trên ruộng thí nghiệm………………………………………………………………

20

Bảng 4.2 Hiệu lực trừ cỏ chác của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo

dõi…………………………………………………………………………………..

26

Bảng 4.3 Hiệu lực trừ cỏ cháo của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo
dõi…………………………………………………………………………………..

28

Bảng 4.4 Hiệu lực trừ cỏ lồng vực của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm theo
dõi……………………………………………………………………………..

29

Bảng 4.5 Hiệu lực trừ cỏ đuôi phụng của các loại thuốc hóa học ở các thời điểm
theo dõi……………………………………………………………………………..

30

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số của các loài………………….

33

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đến trọng lượng cỏ tươi các lồi
cỏ…………………………………………………………………………………… 34
Bảng 4.8 Hiệu lực diệt cỏ từng lồi tính theo trọng lượng cỏ tươi ở 56 ngày sau xử
lý………………………………………………………………………………...

37


Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số các nhóm cỏ ở thời điểm 56
ngày sau xử lý……………………………………………………………………… 38
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến trọng lượng cỏ tươi các nhóm cỏ ở
thời điểm 56 ngày sau xử lý………………………………………………………... 40
Bảng 4.11 Cấp độ ngộ độc của cây lúa quan sát bằng mắt thường vào các thời
điểm………………………………………………………………………………… 41
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của các thuốc trừ cỏ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
lúa…………………………………………………………………………………... 51
Bảng 4.13 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa……………………….

ix

53


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm…………………………………………………... 15
Hình 4.1 Cỏ chác (Fimbristylis miliacea)…………………………………………. 21
Hình 4.2 Cỏ cháo (Cyperus diformis)……………………………………………... 22
Hình 4.3 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)…………………………………… 23
Hình 4.4 Cỏ đi phụng (Leptochloa chinensis)…………………………………..

24

Hình 4.5 Độ ẩm của đất khi xử lý thuốc…………………………………………...

25

Hình 4.6 Tồn cảnh khu thí nghiêm 3 ngày sau xử lý thuốc………………………


25

Hình 4.7 Nghiệm thức đối chứng sau 3 ngày xử lý………………………………..

42

Hình 4.8 Triệu chứng ngộ độc của NT4 sau 3 ngày xử lý ………………………... 43
Hình 4.9 Triệu chứng ngộ độc của NT10 sau 3 ngày xử lý……………………….. 43
Hình 4.10 Triệu chứng ngộ độc của NT5 sau 3 ngày xử lý……………………….. 44
Hình 4.11 Triệu chứng ngộ độc của NT11 sau 3 ngày xử lý ……………………... 44
Hình 4.12 Triệu chứng ngộ độc của NT5 sau 7 ngày xử lý……………….............. 45
Hình 4.13 Triệu chứng ngộ độc của NT11 sau 7 ngày xử lý………………............ 45
Hình 4.14 Triệu chứng ngộ độc của NT4 sau 7 ngày xử lý……………….............. 46
Hình 4.15 Triệu chứng ngộ độc của NT4 sau 7 ngày xử lý ………………………. 46
Hình 4.16 Triệu chứng ngộ độc của NT5 sau 9 ngày xử lý ………………………. 47
Hình 4.17 Triệu chứng ngộ độc của NT11 sau 9 ngày xử lý…………………….... 47
Hình 4.18 Hình ảnh phục hồi của NT4 sau 9 ngày xử lý………………………….. 48
Hình 4.19 Hình ảnh phục hồi của NT10 sau 9 ngày xử lý………………………… 48
Hình 4.20 Hình ảnh phục hồi của NT5 sau 14 ngày xử lý………………………… 49
Hình 4.21 Hình ảnh phục hồi của NT11 sau 14 ngày xử lý……………………….. 49

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa có tên khoa học là Oryza sativa, là một loại cây lương thực quan trọng trên
thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Lúa là loại cây lương thực đứng vị trí
hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng và nhiều cơng dụng quan trọng. Lúa có nguồn gốc

trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến Đơng Bắc Ấn Độ ( vào khoảng 8000 năm trước
đây ).
Nước ta là nước xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Theo báo cáo của Cục Trồng
trọt, vụ Đông – Xuân 2008-2009, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
đã xuống giống được 1.544.702 ha, đạt 102,3% so với kế hoạch, tăng 18.000 ha so với
vụ Đông - Xuân năm 2007-2008. Tính đến ngày 20/03/2009, tồn vùng đã thu hoạch
được 700.000 ha. Dự báo sản lượng toàn vùng sẽ đạt 9,6-9,8 triệu tấn.
Nhưng hiện nay, diện tích lúa nước ta đang bị thu hẹp, trong khi dân số mỗi năm
tăng nhanh mà năng suất lúa tăng chậm, có năm bị thiên tai mất mùa, và gần đây diện
tích bị giảm do đơ thị hố. Do vậy, để đảm bảo cho việc cung cấp đủ nhu cầu lương
thực trong nước đồng thời phục vụ cho xuất khẩu thì chúng ta cần làm tốt các khâu kỹ
thuật như: công tác chọn giống, kỹ thuật trồng, biện pháp chăm sóc kết hợp. Trong đó,
có biện pháp chăm sóc kết hợp mà cụ thể là việc phòng trừ cỏ dại là khâu kỹ thuật rất
quan trọng, phòng trừ cỏ dại tốt sẽ giúp giữ năng suất lúa. Cỏ dại thật sự là mối đe doạ
chính cho việc phát triển của ngành trồng lúa hiện nay, do đó phịng trừ cỏ dại là một
yếu tố cần thiết được chú trọng và quan tâm. Theo thống kê ở các nước trồng lúa Châu
Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ cói lác chiếm trên
50% thiệt hại. Theo Holm L.G (1977), cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli



E.colona đứng hàng thứ ba và bốn trong số các loài cỏ gây hại lớn nhất trên thế giới,
sự giảm sút năng suất lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17%
năng suất, từ 100-200 cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%.
1


Trong các biện pháp phịng trừ cỏ dại thì biện pháp hóa học sử dụng đúng phương
pháp: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng lúc sẽ nâng cao sản lượng,
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm sức lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, tăng hiệu

quả kỹ thuật kinh tế. Ở Nhật nhờ dùng thuốc hóa học trên ruộng lúa cấy mà cơng làm
cỏ bình qn trên ha giảm từ 506 lao động xuống 100 giờ (Masukana, 1976).
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ ĐƠNG – XN 2008-2009 TẠI HUYỆN
HĨC MƠN – TP. HỒ CHÍ MINH” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và u cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra một số loại thuốc diệt cỏ sử dụng trên ruộng lúa sạ tại TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định thành phần, mật số, và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại hiện diện
trên ruộng lúa sạ tại Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Mơn, TP. Hồ Chí Minh.
- So sánh hiệu lực diệt cỏ dại trên ruộng lúa của các loại thuốc.
- Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm về cỏ dại
2.1.1 Một số định nghĩa về cỏ dại
Cỏ dại là tất cả những cây không được trồng mà lại có trên ruộng. “Dại”ở đây
khơng có nghĩa là độc hay nguy hiểm cho người mà có nghĩa là mọc bừa bãi, mọc ở
những nơi mà người ta khơng muốn nó mọc.
Cỏ dại trong ruộng lúa là những cây không được người trồng mà tự mọc xen vào
ruộng lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Cỏ dại thường có sức sống
mạnh hơn, phát triển dễ và nhanh hơn cây lúa.
Cỏ dại là cây mọc không đúng chỗ hoặc mọc ở chỗ không mong muốn, là cây mọc
lên không do gieo trồng mà gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi, là cây hoặc bộ phận của
cây tác hại đến những mục tiêu của con người.

2.1.2 Phân loại cỏ dại
2.1.2.1 Phân loại theo thời gian sống:
Chia ra 2 nhóm chính:
- Nhóm cỏ hàng niên ( hàng năm): thời gian chu kỳ đời sống trong vòng 1 năm ( từ
khi nảy mầm đến khi ra hạt rồi chết). Trong ruộng lúa, cỏ hàng niên thường có chu kỳ
sống đồng thời với 1 vụ lúa. Hạt của chúng thường mọc ngay sau khi làm đất gieo cấy
lúa, ra hoa và kết hạt cùng thời gian khi lúa trỗ chín.
- Nhóm cỏ đa niên ( nhiều năm): chu kỳ sống trên 1 năm. Ngồi sinh sản bằng hạt,
nhiều loại cỏ đa niên cịn sinh sản bằng các phần của cơ quan dinh dưỡng được tách
rời khỏi cây mẹ như một đoạn thân hoặc một khúc rễ.
2.1.2.2 Phân loại theo hình dạng bên ngồi:
Chia ra làm 3 nhóm:
- Cỏ hịa bản: thân thường có hình trụ trịn rỗng, có lóng, đốt đặc; bẹ lá ôm lấy
thân, phiên lá dài, hẹp, mọc đứng hoặc hơi xiên theo trục thân theo hai hàng dọc; gân
lá song song, cấu trúc mặt trên và dưới giống nhau; bẹ và phiến lá phân biệt rõ ràng;
3


hạt đóng khít, phát hoa thường kiểu gié; rễ chùm. Vd: cỏ lồng vực, cỏ đi phụng, cỏ
túc hình.
- Cỏ chác lác: thân cứng xốp, có nhiều cạnh; bẹ và phiến lá đồng nhất, phiến lá dài,
hẹp, gân lá song song; lá mọc thành ba hàng xoắn ốc dọc theo trục thân; hạt rời, phát
hoa thường kiểu chùm, chùm tụ tán, quả bì; rễ chùm. Vd: cỏ chác, cỏ cháo, lác rận…
- Cỏ lá rộng: thân thường hình trụ trịn hoặc hơi vuông cạnh, phân nhánh; lá rộng,
đa dạng, mặt trên và dưới có cấu trúc khác nhau; gân xếp theo hình lơng chim như cỏ
xà bơng, rau dền; gân song song xếp theo hình rẽ quạt như rau mác bao, rau bợ; hoa rất
phát triển, nhiều cánh rõ rệt; kiểu phát hoa đa dạng.
2.1.3 Vai trò của cỏ dại trong ruộng lúa
2.1.3.1 Tác hại của cỏ dại
Theo tài liệu của FAO, cỏ dại gây ra thiệt hại 11,5% tổng sản lượng nơng nghiệp

trên tồn thế giới, tổng thất thu là 287.500.000 tấn sản phẩm. Tùy ở mức độ phát triển
của nông nghiệp, con số thiệt hại ở các nước khác nhau ( nước rất phát triển 5%; nước
phát triển trung bình 10%; nước kém phát triển 25% ).
Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu đô la Mỹ cho thuốc trừ cỏ lúa, bình qn 265
đơ la/ ha.
Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, phân bón và nước của cây lúa: do đặc điểm sinh
trưởng phát triển nhanh, các loài cỏ dại trong ruộng lúa sẽ che bớt ánh sáng của cây,
đồng thời tiêu thụ rất mạnh phân bón và nước trong ruộng, nhất là khi ruộng thiếu
phân bón và nước thì sự cạnh tranh càng gay gắt, cây lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn (
Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Theo Sharma (1977), thời gian
cạnh tranh mạnh nhất của cỏ dại đối với lúa gieo thẳng là từ 10 đến 20 ngày sau gieo,
với lúa cấy là từ 28 đến 42 ngày sau cấy.
Cỏ dại là nơi tồn tại và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh và chuột chuyển sang phá
hại lúa: nhiều loại sâu bệnh hại lúa quan trọng sinh sống phát triển được trên cỏ dại,
lấy cỏ dại làm ký chủ trung gian để từ đó truyền sang lúa. Theo Iwata và các CTV
(1956) phát hiện thấy có 13 lồi cây mắc bệnh đạo ơn ngồi đồng ruộng, cịn kết quả
lây bệnh nhân tạo cho thấy có 38 lồi cỏ hịa bản tỏ ra mẫn cảm với nấm đạo ôn. Ở
nước ta, nhiều người đã xác nhận bèo lục bình là nơi tồn tại lan truyền nấm bệnh khô
vằn. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn rất tốt của chuột.
4


Cỏ dại làm giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo: không những làm giảm năng
suất mà cỏ dại còn làm giảm chất lượng của lúa gạo như làm hạt lúa bị lem vỏ, không
mẩy, hạt gạo bị đục và gãy. Hạt cỏ lẫn trong lúa làm giảm giá trị của lúa gạo, nhất là
đối với lúa làm giống. Gạo xuất khẩu không thể để lẫn hạt cỏ (Nguyễn Mạnh Chinh và
Mai Thành Phụng, 1999).
Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp trên đây, cỏ dại còn làm giảm độ màu mỡ của đất
trồng, làm tăng chi phí sản xuất lên rất nhiều.
2.1.3.2 Lợi ích của cỏ dại

Tuy cỏ dại gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mặt khác chúng
cũng có một số lợi ích như:
- Chống xói mịn.
- Làm thức ăn hoặc che chở cho gia súc, cho con người.
- Làm thuốc chữa bệnh.
- Làm nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ.
- Tăng cường nguồn hữu cơ trong đất.
- Ký chủ của những côn trùng có ích và làm tăng mỹ quan của cảnh vật.
2.1.4 Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa
2.1.4.1 Có nhiều hình thức sinh sản
Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Càng có
nhiều hình thức sinh sản thì khả năng tồn tại khi điều kiện tự nhiên thay đổi càng cao
và lan truyền càng mạnh.
Các hình thức sinh sản của cỏ dại:
- Sinh sản hữu tính: các lồi cỏ dại trong ruộng lúa đều sinh sản chủ yếu bằng hạt
giống, hạt là bộ phận chính để sinh tồn và phát triển.
- Sinh sản vơ tính: thân bị (đoạn thân nhỏ, dài phát triển bò trên mặt đất tạo ra rễ
và cây con mới); thân ngầm (thân phát triển dưới mặt đất sinh ra rễ và mầm hình thành
cây con mới); củ; thân và rễ. Vd: cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ cú….
2.1.4.2 Khả năng sinh sản nhanh và nhiều
Nhìn chung số hạt của một cây cỏ dại thường lớn hơn hạt của một cây trồng rất
nhiều. Từ một hạt cỏ lồng vực mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra từ 200 đến
300 hạt cỏ mới. Một cây rau dền có thể sinh ra hàng triệu hạt. Steven (1932) điều tra
5


101 cây cỏ hàng niên sản sinh 20.832 hạt (trung bình 206 hạt/ cây), 61 cây cỏ đa niên
sản sinh 16.629 hạt (trung bình 272 hạt/ cây ).
2.1.4.3 Có nhiều hình thức tồn tại, phát tán và lan truyền
Hạt cỏ sau khi hình thành, phần lớn rơi xuống đất, tích tụ nhiều nhất ở lớp đất mặt

1 - 2 cm, càng xuống sâu mật độ hạt cỏ giảm dần, ở mức sâu trên 20 cm hầu như
khơng có hạt cỏ.
Một số hạt cỏ lẫn trong hạt giống lúa, sau đó cùng hạt giống được gieo xuống
ruộng, từ đó tiếp tục phát triển.
Nhiều loại cỏ tồn tại bằng đốt thân hoặc củ có mầm ở trong đất.
Hạt cỏ có thể được phát tán lan truyền qua nhiều con đường như qua gió, nước,
sinh vật, kể cả con người.
Trên ruộng lúa, các hạt cỏ nhỏ như cỏ đuôi phụng, cỏ túc sau khi chín được gió đẩy
đi xa khắp ruộng hoặc trong cánh đồng.
Nước là tác nhân lan truyền cỏ dại trên ruộng lúa quan trọng nhất. Nước mang hạt
cỏ từ kênh mương vào ruộng và từ ruộng này sang ruộng khác.
Hạt cỏ cũng được người và súc vật mang đi phát tán một cách vơ tình từ nơi này
sang nơi khác. Trong phân chuồng bón vào ruộng nếu chưa ủ hoai kỹ thường mang
theo hạt cỏ. Theo Harmon và Keim, tỉ lệ hạt cỏ còn khả năng nẩy mầm trong phân bò
là 9,6%, trong phân ngựa là 8,7%.
2.1.4.4 Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao
Cây cỏ có khả năng chịu đựng và thích ứng cao với các điều kiện ngoại cảnh bất
lợi. Ở nhiệt độ 10 – 12oC cây lúa có thể bị chết nhưng cây cỏ ít bị ảnh hưởng.
Khả năng tồn tại của hạt cỏ trong đất cũng rất cao. Hạt cỏ bị chôn vùi trong đất có
thể sống lâu từ vài năm đến vài chục năm tùy theo loài. Trong đất ruộng lúa, hạt cỏ chỉ
nước bị chôn dưới sâu, sau 3 – 5 năm nếu được đưa lên phía trên vẫn có thể nẩy mầm.
2.1.4.5 Thời gian mọc mầm không đều
Sau khi làm đất gieo cấy, gặp điều kiện ánh sáng và nước đầy đủ, một số hạt cỏ bắt
đầu mọc và thường sau 7 – 10 ngày phần lớn mới mọc hết, còn lại một số ít tiếp tục
mọc về sau, chậm nhất là 15 ngày.
Thời gian mọc mầm không đều do một số ngun nhân:
- Do hạt cỏ chín khơng đều, hạt chín trước sẽ nẩy mầm trước.
6



- Thời gian ngủ nghỉ (miên trạng ) của các hạt cỏ khác nhau. Có hạt nẩy mầm sớm,
có hạt sau khi chín bắt buộc phải có thêm một thời gian ngủ nghỉ để nẩy mầm.
- Độ sâu chôn vùi của hạt cỏ: các hạt cỏ ở phía trên mặt đất thường nẩy mầm sớm
hơn các hạt cỏ bị vùi sâu.
2.2 Mối quan hệ giữa cỏ dại và cây trồng
Có thể nói bất kỳ cây trồng nào, từ lúc mọc cho đến khi đạt chiều cao tối đa cũng
đều bị cỏ dại tranh cướp ánh sáng. Không chỉ vậy, cỏ dại còn tranh cướp nước và các
chất dinh dưỡng của cây trồng. Cỏ dại dù sinh trưởng nhanh hay chậm, có cường độ
hút nước và chất dinh dưỡng cao hay thấp….thì khi đã xuất hiện trên đồng ruộng,
chúng đều thu hút một số lượng đáng kể nước, muối khoáng trong đất, làm cây trồng
thiếu nước và dinh dưỡng. Nếu mật độ cỏ dại lớn, khối lượng sinh trưởng trong một
đơn vị diện tích cao, cỏ dại sẽ áp đảo cây trồng, khiến cây trồng sinh trưởng chậm,
năng suất kém.
2.2.1 Sự xâm nhập của cỏ dại
Cùng với sự thay đổi trình độ thâm canh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì
sự biến động về thành phần lồi cỏ dại trên cây lúa nước cũng có những biểu hiện rõ
rệt. Số lượng loại cỏ cũng như họ thực vật ngày càng có xu hướng đa dạng hơn, mức
độ phổ biến tăng dần đối với các loại cỏ khó trị.
Trên ruộng lúa sạ, cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) là loại cỏ nguy hiểm kế
đến là cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) ngày càng trở nên phổ biến và khó phịng
trị.
Lúa cỏ (Oryza sativa) còn gọi là lúa hoang. Từ lâu, lúa cỏ đã gây thiệt hại trên
ruộng lúa ở Châu Mỹ và Châu Âu, hiện nay đã xuất hiện khá phổ biến ở Đông Nam Á
và ở nước ta. Lúa cỏ được phát sinh từ lúa trồng, có nhiều đặc điểm giống lúa trồng
nên việc phịng trừ tương đối khó khăn. Theo Dương Văn Chính và CTV (1996), mức
độ giảm năng suất của lúa cỏ đối với lúa trồng là 22,5% với lúa sạ khô, 5,2% với lúa sạ
ướt.
2.2.2 Sự cạnh tranh của cỏ dại
Các thí nghiệm của Chang (1970) cho rằng cỏ lồng vực và cỏ lác làm giảm sản
lường lúa nhiều hơn khi tăng lượng phân đạm sử dụng, càng tăng lượng phân đạm cỏ

càng cạnh tranh gay gắt hơn, làm giảm năng suất của lúa từ 70 - 87%.
7


Nếu chỉ dựa vào số lượng cỏ, thì chưa đủ để đánh giá tác hại của cỏ. Nhiều trường
hợp, số lượng cỏ ít nhưng chúng sinh trưởng mạnh và khỏe, tích lũy chất khơ lớn, thì
tác hại lại lớn hơn số lượng cỏ nhiều mà cây nhỏ bé. Zakharencô đề nghị: khi có 200g
cỏ/m2 thì cần thiết phải trừ cỏ.
Tại các vùng lúa sạ ở đồng bằng Sông Cửu Long, năng suất lúa có thể giảm đến
46% nếu để cỏ dại mọc tự nhiên và cạnh tranh suốt vụ (Chín và Sadohara, 1994). Các
nghiên cứu của Viện lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho thấy năng suất cỏ dại gây nên rất lớn
nếu khơng phịng trừ, 48% đối với lúa cấy, 55% với lúa sạ.
2.2.3 Cạnh tranh gay gắt giữa lúa và cỏ
Theo Moody (1993), thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa lúa và cỏ xảy ra vào một số
giai đoạn sau:
- Vào lúc kết thúc thời kỳ ổn định cây trồng
- Vào giai đoạn đẻ nhánh cây trồng.
- Vào lúc bắt đầu làm hạt.
- Vào lúc hạt bắt đầu chín.
Cho nên, làm cỏ tốt nhất là trước khi lúa đẻ nhánh, để đảm bảo điều kiện tốt cho
lúa đẻ nhiều, tăng số bông, không ảnh hưởng đến số lượng hạt và trọng lượng hạt sau
này.
2.3 Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa
2.3.1 Biện pháp canh tác
Làm đất kỹ: dọn cỏ mặt ruộng trước khi làm đất. Sau khi thu hoạch, áp dụng biện
pháp dùng rơm rạ để đốt ruộng cũng có hiệu quả phịng trừ cỏ tốt.
Chọn hạt giống lúa sạch cỏ: trước khi ngâm ủ hạt giống cần sàn sẩy lại hạt giống,
lọc bỏ hạt cỏ. Chú ý chọn giống sạch cỏ ngay từ vụ trước như khử bỏ các bông cỏ
trước khi thu hoạch.
Gieo cấy mật độ dày thích hợp: qua nghiên cứu và tổng kết thực tế ở Đồng Bằng

Sông Cửu Long nên gieo sạ từ 150 – 170 kg giống cho 1 ha là vừa.
Luân canh: luân canh lúa nước với cây trồng cạn.
2.3.2 Biện pháp vật lý cơ giới
Nhổ cỏ bằng tay: tuy là biện pháp thô sơ nhưng vẫn được nhiều nông dân áp dụng,
đặc biệt là ở những nơi diện tích canh tác ít.
8


Dùng dụng cụ làm cỏ.
2.3.3. Biện pháp hóa học
2.3.3.1 Sơ lược lịch sử phát minh thuốc trừ cỏ
Trong lịch sử thuốc hóa học trừ cỏ có ghi nhận một phát hiện tình cờ đầu tiên vào
năm 1896 khi có một số nơng dân Pháp dùng dung dịch Booc-đơ để phịng trừ bệnh
mốc xám cho cây nho, thấy dung dịch này diệt được một số cỏ lá rộng.
Năm 1945, hai nhà khoa học nước Anh là W.G.Templeman và W.A.Sexlon đã phát
minh ra chất diệt cỏ 2,4 D và MCPA với đặc tính chọn lọc cao trên cây hịa bản, ít gây
độc.
Vào những năm 1970, bắt đầu đưa vào sử dụng các hợp chất atrazin.
Năm 1971, khám phá các hợp chất glyphosat có tính chất trừ cỏ.
Ngày nay đa số các thuốc trừ cỏ đều là các thuốc có tính chất chọn lọc, không ảnh
hưởng tới sự phát triển của mầm và cây con.
2.3.3.2 Đặc điểm chung về tính độc của thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ là một loại thuốc BVTV, được dùng để diệt các lồi cỏ khơng mong
muốn. Các thuốc trừ cỏ có những đặc điểm chung sau:
- Độ độc với người và động vật máu nóng nói chung thấp so với các thuốc BVTV
khác.
- Cơ chế tác động của chúng rất đa dạng.
- Do đa số các thuốc trừ cỏ là những axit mạnh, amin, este….nên thường gây ảnh
hưởng xấu tới da.
2.3.3.3 Phân loại thuốc trừ cỏ

2.3.3.3.1 Theo tác dụng của thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc: chỉ diệt những đối tượng cỏ dại nhất định.
Thuốc trừ cỏ không chọn lọc: diệt tất cả các loài thực vật khi tiếp xúc với chúng.
2.3.3.3.2 Theo con đường tác động
Thuốc trừ cỏ có tác dụng tiếp xúc: chỉ có các mơ thực vật tiếp xúc với thuốc hoặc
gần chỗ đó bị phá hủy.
Thuốc trừ cỏ có tác dụng nội hấp: thuốc được truyền dẫn đến tất cả các bộ phận
trong cây cỏ, từ rễ đến lá, không phụ thuộc vào vị trí áp dụng của thuốc.

9


2.3.3.3.3 Theo cơ chế tác động
Thuốc trừ cỏ tác động lên q trình quan hợp của cây.
Thuốc trừ cỏ có tác động điều hòa sinh trưởng ( auxin ).
Thuốc trừ cỏ ức chế quá trình tạo thành axit amin.
Thuốc trừ cỏ vi dẫn ( microtubule ).
Thuốc trừ cỏ tác động lên sự chuyển hóa lipid.
2.3.3.3.4 Theo phương thức áp dụng
Thuốc trừ cỏ phun trực tiếp lên lá ( foliar ).
Thuốc trừ cỏ áp dụng dưới đất ( thông qua rễ ): thuốc có tác động lên hạt cỏ, nếu ở
liều lượng cao nó tác động lên cả cây cỏ đã lớn theo cơ chế nội hấp là chính.
2.3.3.3.5 Theo giai đoạn ( thời gian ) áp dụng
Thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt (pre – sowing ).
Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm (pre – emergence ).
Thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (post – emergence ).
2.3.3.3.6 Theo nhóm hóa chất
Thuốc trừ cỏ vơ cơ.
Thuốc trừ cỏ hữu cơ.
Thuốc trừ cỏ có nguồn gốc tự nhiên.

Phổ tác dụng: là số lượng các loài cỏ dại gây hại mà khả năng của thuốc có thể
phịng trừ được, thuốc trừ được ít loại cỏ gọi là thuốc có phổ tác dụng hẹp (thuốc chọn
lọc, chuyên trị ), thuốc trừ nhiều loại cỏ gây hại gọi là thuốc có phổ tác dụng rộng.
2.4 Kết quả nghiên cứu các thuốc diệt cỏ
Việc nghiên cứu phòng trừ cỏ dại cho lúa nước được tập trung vào khảo nghiệm
của các loại thuốc diệt cỏ lúa ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Sau giai đoạn khảo
nghiệm các hóa chất diệt cỏ được chính thức cho phép sử dụng.
Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật, năm 2008, về thuốc diệt cỏ, nước ta có 130 hoạt chất
với 400 tên thương phẩm.
Các loại thuốc hiện đang phổ biến trong sản xuất bao gồm: 2,4D, Butachlo,
Fenoxaprop-p-ethyl, Oxadiazon, Pyrazosulfuron ethyl, Thiobencarb, Pretilachlo +
Fenclorim, Cyhalofop – Butyl, Ethoxysulfuron, Bensulfon methyl.

10


Một trong những số này sử dụng một liều có thể diệt được một hoặc nhiều loại cỏ
thuộc ba nhóm. 2,4D, Fenoxaprop, Cyhalofop là loại thuốc phải dùng nhiều lần vì mỗi
loại thuốc chỉ diệt được từng nhóm cỏ riêng biệt. 2,4D là nhóm thuốc cỏ có khoảng 35
tên thương mại chiếm 16%. Tuy nhiên cho đến nay, người ta khuyến cáo nên sử dụng
hạn chế 2,4D và nếu có sử dụng phải sử dụng hàm lượng thấp, kèm theo những điều
kiện sử dụng nghiêm ngặt trên từng loại cây trồng và mùa vụ xác định, lấy thuốc khác
thay thế và tiến tới loại bỏ.
Ngày 25/2/2009, Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long cho biết cơ quan này vừa
sản xuất thành cơng một loại hóa chất mới giúp diệt cỏ dại trên ruộng mang tên
Imidazolinone. Với loại hóa chất này, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, lúa
cỏ…..đều được kiểm sốt thành cơng. Năng suất lúa cao, chất lượng gạo tăng do
không lẫn tạp với lúa cỏ.
Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 Trung Ương đã nghiên cứu loại thuốc trừ cỏ
thân thiện với môi trường Prefit 300EC. Thành phần: Pretilachlor (C17H26ClNO2)

300g/l + Fenclorim (C10H6Cl2N2) 100g/l. Pretilachlor (C17H26ClNO2) có đặc tính kiềm
hãm khơng cho tế bào cây cỏ phân chia, làm cho cây cỏ ngừng sinh trưởng và chết. Có
đến hơn 20 lồi cỏ dại trong ruộng lúa bị Prefit 300 EC tiêu diệt. Fenclorim
(C10H6Cl2N2) là chất bảo vệ an tồn cho cây lúa. Chỉ có lúa mới hấp thu được, cịn các
lồi cỏ dại thì khơng. Chất này được cây lúa hấp thu qua rễ mầm và chất này liên hợp
với chất glutathion có trong cây lúa và nhờ đó chất Pretilachlor khơng tác hại đến
mầm non cây lúa, chính điều này đã tạo cho Prefit 300EC có tính diệt cỏ chọn lọc.
Ngày 4/5, đại diện cơng ty Bayer CropScience Việt Nam cho biết chính thức tung
ra thị trường loại thuốc trừ cỏ mới nhất mang nhãn hiệu Merlin R chứa hoạt chất
Isoxaflutole có tác dụng trừ cỏ ngay từ giai đoạn tiền nẩy mầm. Là sản phẩm đột phá,
có tác dụng trừ cỏ vượt trội, diệt nhiều loại cỏ, ức chế sinh trưởng cỏ đã mọc.
Nhìn chung hiện nay các loại thuốc đưa ra thị trường đều có tính diệt cỏ cao, phổ
tác dụng rộng, an toàn cho cây trồng. Xu thế sử dụng thuốc trừ cỏ có phổ tác dụng
rộng, thời gian xử lý sớm đang được nông dân áp dụng chiếm tỷ lệ lớn.
2.5 Tính kháng của cỏ dại
Là khả năng của cỏ dại ngày càng chịu đựng được những lượng thuốc lớn hơn, do
việc sử dụng liên tục nhiều lần một loại thuốc. Khi cỏ dại đã kháng thuốc phải dùng
11


lượng thuốc cao hơn hoặc thay bằng các loại thuốc khác sẽ gây độc hại cho môi trường
và tốn kém hơn.
Các nước trồng lúa tại Châu Á đã bắt đầu báo động về sự xuất hiện của các dòng
cỏ kháng thuốc đó là lồi Monochoria vaginalis và Lindermia sp kháng các thuốc
thuộc nhóm Sulfonyl urea tại Nhật Bản. Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) kháng 2,4D
tại Malaysia. Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) kháng thuốc Butachlor tại Trung
Quốc. Quá trình đột biến trong quần thể các lồi ln ln xảy ra trong tự nhiên. Tuy
nhiên nếu sử dụng một loại hoạt chất trên một mảnh ruộng trong một thời gian dài tạo
một áp lực chọn lọc lớn trong qua trình hình thành các dòng kháng thuốc (Tài liệu tập
huấn Quản lý tổng hợp dịch hại, Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2001).

Để giảm tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ dại trong ruộng lúa ở mức thấp nhất, điều
cơ bản là tránh việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ có cùng các tác động, thường các
loại thuốc có cùng một cách tác động có nguy cơ kháng cao hơn là ức chế tổng hợp
aminoacid (Nicofuzon, Imazapyr, Metsulfurol-methyl), ức chế tổng hợp lipid
(Quizalofop, Fenoxaprop-ethyl, Sethoxydim), phá vỡ màng tế bào (Fmoesafen,
Acifluorfen – sodium).
Nhóm có nguy cơ kháng thuốc trung bình đó là các loại thuốc có cùng một cách tác
động: ức chế quang hợp tiếp xúc (Bentazone, Bromoxynil), ức chế sắc tố
(Clomazone), ức chế sự tăng trưởng bộ rễ (Bennefin), ức chế quang hợp lưu dẫn
(Atrazine, Ametryl).
Nhóm có nguy cơ kháng thuốc thấp là các loại thuốc có cùng một cách tác động: sự
chuyển hóa aminoacid (Roundup), điều hịa sinh trưởng (MCPA, MCPB, 2,4D,
Picliram), ức chế tăng trưởng chồi (Alachlor, Propaclor). Biện pháp kế là chỉ sử dụng
thuốc trừ cỏ khi cần thiết, chọn loại thuốc trừ cỏ có sử dụng theo chủng loại cỏ hiện
diện. Sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ, không được sử dụng quá hai lần liên tiếp với
loại thuốc trừ cỏ có cùng tính năng diệt cỏ giống nhau, luân canh cây trồng có chu kỳ
khác nhau. Áp dụng biện pháp cơ học, trước khi sử dụng thuốc cỏ cần kiểm tra chắc
chắn về 1 – 2 lần phun trước đó khơng có loại thuốc có cùng một cách tác động (Tạp
chí Bảo Vệ Thực Vật, tháng 2, 1999).

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại Ấp Trung Đơng, Xã Thới Tam Thơn, Huyện Hóc Mơn,
TP. Hồ Chí Minh.
3.1.2 Thời gian thực hiện thí nghiệm

Từ tháng 12/2008 đến tháng 04/2009
3.1.3 Điều kiên thời tiết khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng mang nét đặc trưng của chế độ khí hậu
bán khơ hạn vùng Nam Bộ, tuy nhiên do phân bố về địa hình nên xã có ảnh hưởng khí
hậu vùng đồng bằng. Trong năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình từ 30oC đến 31oC, cao nhất là tháng 2 – 4 là 32oC –35oC, thấp
nhất là tháng 8 – 10 là 24oC – 28oC.
Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1300 mm đạt mức trung bình của cả nước.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 74,04%.
Hướng gió có 2 hướng chính: Tây – Tây Nam và Đông – Đông Bắc, tốc độ gió
trung bình khoảng 2 – 3 m/s, ít bị ảnh hưởng của gió bão.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Giống: OM5650
3.2.2 Phân bón
Theo tập quán canh tác của địa phương, nơng dân chỉ sử dụng phân hóa học, khơng
sử dụng phân hữu cơ.
Lượng phân sử dụng theo công thức: 150 kg Ure/ha, 70 kg DAP/ha, 30 kg KCl/ha.

13


3.2.3 Thuốc trừ cỏ
3.2.3.1 Clincher 10EC
Tên hóa học: Butyl (R) - 2-[4(4- Cyano-2-flophenoxy)phenoxy]- propionat.
Tính chất: Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nẩy mầm, tác động với cỏ từ khi nẩy mầm
đến khi có 5-6 lá. Trừ cỏ hịa bản cho ruộng lúa. Ít có hiệu lực đối với cỏ năn lác và cỏ
lá rộng. Nhóm độc IV.
3.2.3.2 Whip,S 6,9EW

Tên hóa học: (R)-2-[4-(6-chloro-1,3-benzoxazol-2-yloxy)phenoxyl] propionic acid.
Tính chất: Thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, tác động hậu nẩy mầm, có hiệu quả cao
đối với các loại cỏ hịa bản, ít tác dụng với cỏ năn lác và cỏ lá rộng. Nhóm độc III.
3.2.3.3 Nominee 10SC
Tên hóa học: Sodium- 2,6- bis
Tính chất: thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, tác động trừ cỏ khi hạt cỏ đang mọc và
đã mọc còn nhỏ. Diệt trừ nhiều loại cỏ năn lác, cỏ lá rộng, hiệu quả trung bình với cỏ
lồng vực, ít hiệu quả với cỏ đi phụng và một số cỏ hịa bản khác.
3.2.3.4 Garlon 250EC
3.2.3.5 TopShot 60OD
Hoạt chất: Penoxulam……10g/lít, Cyhalofop butyl…………50g/lít.
Là thuốc trừ cỏ lưu dẫn, hậu nẩy mầm, diệt hầu hết các loại cỏ trong ruộng lúa
như: lồng vực, đuôi phụng, chác lác, lá rộng…
3.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hồn toàn ngẫu nhiên ( RCBD)
Số lần lập lại: 4.
Số nghiệm thức: 13.
Số ơ cơ sở: 52.
Diện tích ơ cơ sở: 20 m2 ( 4x5m ).
Tổng diện tích khu thí nghiệm: 1500 m2.

14


×