Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MAGIÊ, KẼM ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ TB14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 153 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MAGIÊ, KẼM ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ TB14

Tác giả

NGUYỄN HÀ DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN

Tháng 08/2009


LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn:
Ban giám hiệu, quý Thầy Cô Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập;
Thầy Võ Thái Dân, phó trưởng khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm
luận văn tốt nghiệp
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ
thuật cây Công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài tại đơn vị;
Gia đình và bạn bè đã động viên tôi thực hiện tốt công việc học tập và thời gian
làm luận văn tốt nghiệp này.

Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, tháng 08 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hà Duy

i


TÓM TẮT
Nguyễn Hà Duy, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng
08/2009. “ẢNH HƯỞNG CỦA MAGIÊ VÀ KẼM ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ TB14”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng và hiệu quả của việc phun
các loại phân magiê và kẽm trên vườn chè kinh doanh TB14. Vườn chè khai thác từ
năm 1997 tại công ty cổ phần chè Minh Rồng, khu 1B thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo
Lâm, Lâm Đồng. Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2009.
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của magiê đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng
chè TB14. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ (Split-plot Design)
nhằm theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè TB14 khi phun
2 loại phân magiê sunfate và magiê clorua.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của kẽm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng
chè TB14. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố, theo dõi
các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè TB14 khi phun phân kẽm
sunfate ở các liều lượng khác nhau.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và MSTATC.
Kết quả thí nghiệm:
- Các liều lượng phun phân magiê làm tăng mật độ búp thu hái, giảm tỷ lệ búp
mù xòe làm tăng năng suất và chất lượng búp chè tươi. Trong đó, mức phun 15kg
MgO/ha cho năng suất và chất lượng cao nhất.
- Hai loại phân magiê không thấy có sự khác biệt về năng suất và chất lượng.
- Các liều lượng phun phân kẽm làm tăng chiều dài búp chè tuy nhiên chưa thấy

được tác động đến năng suất búp chè tươi. Phân kẽm làm tăng chất lượng của chè chế
biến.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài....................................................................................................2
1.3 Yêu cầu của đề tài......................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây chè.....................................................................................................3
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới ............................................................3
2.3 Tình hình sản xuất chè Việt Nam ..............................................................................5
2.4 Sơ lược về giống chè TB14 .......................................................................................6
2.5 Vai trò của Magiê ......................................................................................................7
2.5.1 Magiê trong đất.......................................................................................................7
2.5.2 Magiê trong cây ......................................................................................................8
2.5.3 Vai trò của magiê đối với chè.................................................................................8
2.5.4 Tình hình nghiên cứu magiê ở nước ngoài...........................................................10
2.5.5 Tình hình nghiên cứu magiê trên cây chè ở Viêt Nam.........................................12
2.6 Vai trò của kẽm .......................................................................................................12

2.6.1 Kẽm trong đất .......................................................................................................12
2.6.2 Kẽm trong cây ......................................................................................................13
2.6.3 Vai trò của kẽm đối với chè..................................................................................14
2.6.4 Tình hình nghiên cứu về kẽm trong nước và ngoài nước.....................................15
2.7 Tình hình nghiên cứu phân bón trên cây chè trong và ngoài nước .........................15
2.7.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................................15
2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................17
3.1 Nội dung ..................................................................................................................17
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................17
3.2.1 Thời gian thí nghiệm ............................................................................................17
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................17
3.2.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết tại khu vực thí nghiệm ...............................................17
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................18
3.3.1 Vườn chè TB14 giai đoạn kinh doanh..................................................................18
3.3.2 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm....................................................... 18
iii


3.4 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................19
3.4.1 Thí nghiệm 1.........................................................................................................19
3.4.2 Thí nghiệm 2.........................................................................................................20
3.5 Phương pháp tiến hành ............................................................................................21
3.5.1 Kỹ thuật canh tác ..................................................................................................21
3.5.2 Phương pháp bón phân cho thí nghiệm ................................................................21
3.5.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................................24
4.1 Thí nghiệm 1: xác định chủng loại, liều lượng phân magiê đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng giống chè TB14 ở Lâm Đồng..........................................................24
4.1.1 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân magiê đến thời gian sinh trưởng của

chè..................................................................................................................................24
4.1.2 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân magiê đến sinh trưởng, năng suất chè
.......................................................................................................................................25
4.1.3 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân magiê đến chất lượng chè xanh sau
chế biến..........................................................................................................................47
4.2 Thí nghiệm 2: xác định chủng loại, liều lượng phân kẽm đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng giống chè TB14 ở Lâm Đồng .................................................................51
4.2.1 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân kẽm đến thời gian sinh trưởng của
chè..................................................................................................................................51
4.2.2 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân kẽm đến sinh trưởng, năng suất chè
.......................................................................................................................................51
4.2.3 Ảnh hưởng của chủng loại, liều lượng phân kẽm đến chất lượng chè xanh sau
chế biến..........................................................................................................................61
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................64
5.1 Kết luận....................................................................................................................64
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................67
PHỤ LỤC CHO ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN ..................................................71
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ ................................................................................74

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng chè của thế giới và một số nước
sản xuất chè .....................................................................................................................4
Bảng 2.2 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2000 - 2007
.........................................................................................................................................5
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của cây phân xanh đến độ chua của đất và hàm lượng dinh dưỡng

của lá chè .........................................................................................................................9
Bảng 2.4 Hàm lượng chlorophyll ở các cấp vàng lá chè.................................................9
Bảng 2.5 Hàm lượng magiê và một số nguyên tố khoáng trong chè ............................10
Bảng 2.6 Hàm lượng chất dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) để sản xuất được 100 kg
chè thương phẩm ...........................................................................................................11
Bảng 2.7 Một số loại phân kẽm được sử dụng trên cây trồng (Martens và Westerman,
1991)..............................................................................................................................13
Bảng 3.1 Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2009....................................................................................................18
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của mầm nách, mầm đỉnh và đợt búp ........................24
Bảng 4.2 Chiều cao tán chè theo từng đợt hái...............................................................25
Bảng 4.3 Chiều dài tán chè theo từng đợt hái ...............................................................26
Bảng 4.4 Chiều rộng tán chè theo từng đợt hái .............................................................27
Bảng 4.5 Chiều dài lá ....................................................................................................29
Bảng 4.6 Chiều rộng lá..................................................................................................30
Bảng 4.7 Chiều dài búp .................................................................................................32
Bảng 4.8 Trọng lượng búp 100 búp tươi.......................................................................34
Bảng 4.9 Trọng lượng búp 100 búp khô .......................................................................35
Bảng 4.10 Mật độ búp ..................................................................................................38
Bảng 4.11 Tỷ lệ búp mù ................................................................................................39
Bảng 4.12 Năng suất lý thuyết theo từng đợt hái ..........................................................43
Bảng 4.13 Năng suất búp chè tươi ................................................................................44
Bảng 4.14 Tổng thu chè trung bình của từng đợt hái....................................................45
Bảng 4.15 Lợi nhuận kinh tế do sử dụng phân magiê..................................................46
v


Bảng 4.16 Hàm lượng tanin...........................................................................................47
Bảng 4.17 Hàm lượng nước trong búp chè theo từng đợt hái .......................................48
Bảng 4.18 Hàm lượng chất hòa tan ...............................................................................49

Bảng 4.19 Kết quả chấm điểm nếm thử cảm quan........................................................50
Bảng 4.20 Thời gian sinh trưởng của mầm nách, mầm đỉnh và đợt búp ......................51
Bảng 4.21 Kích thước tán..............................................................................................52
Bảng 4.22 Chiều dài lá ..................................................................................................53
Bảng 4.23 Chiều rộng lá................................................................................................53
Bảng 4.24 Chiều dài búp ...............................................................................................54
Bảng 4.25 Mật độ búp ...................................................................................................55
Bảng 4.26 Tỷ lệ búp mù ................................................................................................56
Bảng 4.27 Trọng lượng 100 búp tươi ............................................................................56
Bảng 4.38 Trọng lượng 100 búp khô ............................................................................57
Bảng 4.30 Năng suất thực thu búp chè tươi ..................................................................58
Bảng 4.31 Tổng thu chè từng đợt hái ............................................................................59
Bảng 4.32 Lợi nhuận kinh tế do sử dụng phân kẽm sunfate .........................................60
Bảng 4.33 Hàm lượng tanin...........................................................................................61
Bảng 4.34 Hàm lượng nước trong búp chè ...................................................................61
Bảng 4.35 Hàm lượng chất hòa tan ...............................................................................62
Bảng 4.36 Kết quả chấm điểm nếm thử cảm quan........................................................62

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây chè TB14 ...................................................................................................6
Hình 3.1 Lô thí nghiệm phun phân magiê.....................................................................19
Hình 3.2 Lô thí nghiệm phun phân kẽm........................................................................20
Hình 2.2 Vườn chè tại địa điểm thí nghiệm ..................................................................67
Hình 3.3 Lò vi sóng hiệu Sanyo EMG4655 ..................................................................67
Hinh 3.4 Héo chè tự nhiên.............................................................................................68
Hình 3.5 Diệt men chè bằng lò vi sóng .........................................................................68
Hình 3.6 Vò chè.............................................................................................................69

Hình 3.7 Sấy chè bằng lò vi sóng ..................................................................................69

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đơn vị đo lường:
cm

centimet

mm

milimet

g

gram

kg

kilogram

Chữ viết tắt:
đ/c

đối chứng

KCS


Kiểm tra chất lượng

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) được trồng kinh doanh khoảng trên
20 nước ở cả 5 châu lục, từ 300 vĩ nam (cao nguyên Natal, châu Phi) đến 450 vĩ bắc
(vùng chè Gruzia). Theo thống kê diện tích chè thế giới khoảng 2.805.502 ha, năng
suất bình quân 1.386 kg chè khô/ha, sản lượng khoảng 3.887.308 tấn (FAO, 2007).
Trong đó, sản lượng chè Trung Quốc cao nhất đạt 1.183.502 tấn, Ấn Độ 949.220 tấn,
Kenya 369.300 tấn, Sri Lanka 305.220 tấn, Indonesia 150.224 tấn (FAO,2007).
Ở Việt Nam, cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống
của người dân. Hiện nay, cây chè được trồng nhiều ở các vùng đồi núi, trung du, tây
nguyên, có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Tổng diện tích chè cả nước đạt 106.500 ha (2007), trong đó Lâm Đồng là tỉnh có diện
tích trồng chè lớn nhất nước. Cơ cấu giống chè ở tỉnh Lâm Đồng rất đa dạng, trong
những năm gần đây Lâm Đồng đã chuyển đổi các giống chè hạt già cỗi sang những
giống có năng suất, chất lượng tốt như TB14, LD97, và một số giống chè nhập từ Đài
Loan như Kim Tuyên, Ngọc Thuý, Tứ Quý.
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý dự án phát triển chè Lâm Đồng trong
năm 2003, diện tích chè đã tăng lên 25.000 ha, trong đó cơ cấu chè cành khoảng 17
%, trung bình năng suất chè hạt 5 tấn/ha/năm, chè cành 10,2 tấn /ha/năm.
Theo Quyết định số 96/2001/QĐ – UB ngày 18/10/2001 của UBND tỉnh Lâm
Đồng v/v Phê duyệt và rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn
tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010. Diện tích chè được quy hoạch là 28.000 ha; năng suất
bình quân 80,7 tạ/ha, sản lượng 225.800 tấn. Trong đó diện tích chè cành đạt 12.000
ha năng suất bình quân 120 tạ/ha sản lượng 144.000 tấn.

Tổng công ty chè Việt Nam (2005) cho biết: ” Nhìn chung chè của Việt Nam có
chất lượng tổng hợp còn thấp hơn chè của nhiều nước, nhất là hương vị và các chất
hữu cơ có trong chè”.
1


Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh tế 40 – 50 năm. Việc đánh
giá, chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, đầu tư phân bón gốc, phân vi lượng, phân bón
qua lá sao cho hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong canh tác cây chè.
Ở Lâm Đồng, việc sử dụng các loại phân bón trên chè rất đa dạng, với các liều
lượng khác nhau. Các nông hộ chủ yếu sử dụng 3 loại phân vô cơ đạm, lân, kali và các
loại phân bón lá. Phân bón vi lượng trên chè cũng đã được áp dụng tuy nhiên vẫn còn
hạn chế, phân vi lượng hiện nay hầu hết được bón vào gốc nên hiệu quả sử dụng phân
bón không cao. Việc nghiên cứu, ứng dụng các loại phân bón vi lượng phun lên lá là
vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè trong nước nói chung và tỉnh Lâm
Đồng nói riêng, một trong những yếu tố quan trọng là cung cấp đầy đủ và cân đối các
yếu tố dinh dưỡng trong canh tác cây chè.
Được sự đồng ý của khoa Nông học, với sự hướng dẫn của TS. Võ Thái Dân,
đề tài: “Ảnh hưởng của magiê và kẽm đến sinh trưởng năng suất, chất lượng chè TB14
ở Lâm Đồng” đã được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2009.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm xác định chủng loại, liều lượng phân magiê, kẽm
thích hợp cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng của chè TB14.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Trong thời gian tiến hành đề tài từ tháng 3 đến tháng 6/2009, theo dõi và đánh
giá được các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng dưới tác dụng của các loại
phân vi lượng. Qua đó xác định được loại phân, liều lượng thích hợp đối với chè TB14
ở Bảo Lâm, Lâm Đồng.
1.4 Giới hạn đề tài

Do thời gian tiến hành đề tài trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 – tháng 6/2009),
cây chè cho sản lượng trong thời gian dài hơn, nên kết quả thí nghiệm chỉ đánh giá
được phần nào hiệu quả của các loại phân, chưa đánh giá được hiệu quả thực tế khi sử
dụng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinesis (L.) O. Kuntze hay Thea sinensis L.
thuộc ngành thực vật hạt kín Angiospermae, lớp song tử diệp Dicotyledome, bộ chè
Theales, họ chè Theacea, chi Camellia (Thea), loài sinensis. Trong các tài liệu đã phổ
biến, hầu như chưa có sự thống nhất chắc chắn nào về nguồn gốc cây chè. Tuy nhiên,
giả thiết hiện nay được nhiều người công nhận: cây chè có nguồn gốc ở cao nguyên
bao gồm vùng phía bắc Myanmer, vùng cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) và vùng
rừng rậm Tây bắc Việt Nam, nơi có khí hậu ấm và ẩm.
Từ Trung Quốc, cùng với sự giao thương của người xưa, cây chè đựơc phát tán ra
khắp thế giới. Cây chè được tìm thấy ở vùng gần đường giao thương giữa Trung Quốc
và Ấn Độ. Cây chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên khác xa
nhau, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác với vùng nguyên sản từ 30 vĩ độ nam
đến 45 vĩ độ Bắc.
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Ngày nay trên thế giới có khoảng 20 nước trồng và chế biến chè, trong đó tập
trung chủ yếu ở châu Á (88,23 %) và châu Phi (9,48 %). Một số nước tiêu thụ, nhập
khẩu chè nhiều như Anh, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Ai Cập, Pakistan.
Diện tích chè trên thế giới hiện nay đạt 2.805.502 ha; Trong đó, Trung Quốc là
nước có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới (1.165.732 ha), đạt sản lượng 1.183.502
tấn/năm; kế đến là Ấn Độ 949.220 tấn/năm; Kenya 369.600 tấn/ha; Sri Lanka 305220

tấn/năm; Indonesia 150.224 tấn/năm (FAO, 2007).
Theo FAO (2007) dự kiến trong 10 năm tới sản lượng chè đen thế giới sẽ tăng 1,9
%/năm đạt 3,1 triệu tấn vào năm 2017 trong khi sản lượng chè xanh thế giới dự kiến
tăng 4,5 %/năm đạt 1,57 triệu tấn.

3


Hiện nay trên thế giới có 159 nước uống chè. Trong đó, 25 nước tiêu thụ chè lớn
nhất, ở Châu Á 11 nước, Châu Phi 6 nước, Châu Âu 5 nước, Châu Mỹ 3 nước. Nước
Anh bình quân sử dụng chè khô đứng đầu thế giới với 4,4 kg/người/năm, kế đến là
Australia 2,7 kg/người/năm. Về sản lượng tiêu thụ, cao nhất thế giới là nước Anh với
650.000 tấn chè khô/năm, Trung Quốc đứng thứ hai 450.000 tấn chè khô/năm kế đến
là Nga và Pakistan.
Bảng 2.1 Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng chè của thế giới và một số nước
sản xuất chè (2007)
Diện tích thu hoạch

Sản lượng

Năng suất

(ha)

(tấn)

(kg chè khô/ha)

Thế giới


2.805.502

3.887.308

1.386

Trung Quốc

1.165732

1.183.502

1.011

Ấn Độ

558.000

949.220

1.701

Sri Lanka

212.720

305.220

1.435


Kenya

110.524

369.600

2.477

Indonesia

149.190

150.224

1.359
(nguồn: FAO)

Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt
2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50 % tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới. So với
năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89 %. Năm nước
có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la),
Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đôla), Đức (181,4
triệu đô la).
Tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô la
Mỹ, tăng 18,8 % so với năm 2007. Danh sách các nước trong bảng xếp hạng top 10
nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm
2007 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô
la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la).
Theo FAO năm 2009 nguồn cung chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008
do ảnh hưởng của thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất

chè. Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm
4


2009 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh.
Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50 % so với
cùng kỳ năm 2008. Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản lượng chè
của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008.
2.3 Tình hình sản xuất chè Việt Nam
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như nhiệt độ, lượng mưa, đất đai, độ cao. Cây
chè ở Việt Nam đã được trồng từ Hà Giang đến Lâm Đồng với tổng diện tích 106.500
ha (2007) và được phân thành các vùng:
- Vùng chè Tây Bắc gồm 2 tỉnh Mộc Châu, Sơn La
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, nam Yên Bái, bắc Hà
Nội.
- Vùng chè Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Nghệ An.
- Vùng chè Tây Nguyên gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
- Vùng chè duyên hải miền Trung gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Bảng 2.2 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2000 - 2007
Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(ha)

(tấn/năm)


(kg chè khô/ha)

2000

70.300

69.900

994,3

2001

80.000

75.500

946,2

2002

98.000

94.200

961,2

2003

86.100


104.300

1.211

2004

120.800

119.500

989,2

2005

122.500

132.525

1.082

2006

102.100

151.000

1.479

2007


106.500

164.000

1.539
(Nguồn: FAO)

Diện tích trồng chè của Việt Nam có nhiều biến động. Hiện nay đạt khoảng
106.000 ha đạt sản lượng 164.000 tấn/năm tăng so với sản lượng các năm trước. Sản
lượng chè tăng là do năng suất chè được đầu tư nghiên cứu để cải thiện.
5


Tại thị trường trong nước tiêu thụ chủ yếu là chè ướp hương, các chuyên gia
cho rằng nên chế biến chè dưới dạng tinh chế, các sản phẩm đặc sản để phục vụ nhu
cầu nội địa.
Theo báo cáo quí 1- 2009 ngành hàng chè Việt Nam của AGROINFO (Trung
tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp Nông thôn), xuất khẩu chè của Việt Nam trong
năm 2008 tăng về giá trị so với năm 2007. Việt Nam đã xuất khẩu chè đến hơn 70
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các thị trường lớn là Pakistan, Đài Loan,
Nga, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Trung Quốc. Năm 2008, tổng kim
ngạch xuất khẩu chè sang 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 111,9 triệu đô
la Mỹ, chiếm gần 78,85 % tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. So với năm
2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng trung bình 43,69 %.
Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2008, đạt 37,8
triệu đô la. Quí 1-2009, Pakistan vẫn là nước có khối lượng và kim ngạch nhập khẩu
chè lớn nhất từ Việt Nam, với 6.700 tấn, trị giá 9,3 triệu đô la, chiếm 39 % tổng lượng
chè xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu nhiều chè tiếp theo từ Việt
Nam là Nga (19 %), Đài Loan (16 %).

2.4 Sơ lược về giống chè TB14
Giống TB14 là giống chè
Shan Trấn Ninh được tuyển
B’Lao là một trong những giống
chè tối ưu chọn trong tập đoàn so
sánh giống của Trung tâm Thực
nghiệm nông nghiệp Bảo Lộc
(thời Pháp thuộc 1952). Chất
lượng chè phù hợp với chế biến
chè hương nội tiêu và chè đen.
Hình 2.1 Cây chè TB14
Tán chè phát triển khá rộng, chiều cao cây đạt từ 97 – 110 cm, lá hình mũi mác,
màu xanh nhạt, đỉnh lá nhọn, có 12 đôi gân lá, có khoảng 21 đôi răng cưa nhỏ.
Búp xanh nhạt, có nhiều lông tơ trên tôm.

6


Năng suất cao khoảng 15 – 20 tấn/ha/năm (năm thứ 5 -7). Hiện nay, diện tích chè
TB14 ở Lâm Đồng khoảng 21.000 ha chiếm 80 % diện tích trồng chè toàn tỉnh.
2.5 Vai trò của Magiê
2.5.1 Magiê trong đất
Trong vỏ quả đất, Magiê chiếm 1,93 %. Tuy nhiên hàm lượng Mg2+ trong đất rất
biến đổi, từ 0,1 % trong đất cát có sa cấu thô trong các vùng khí hậu ẩm cho đến 4 %
trong đất có sa cấu mịn trong vùng khô hạn hoặc bán khô hạn được hình thành từ các
mẫu chất có chứa MgO cao.
Trong đất Magiê thường tồn tại dưới dạng khó tan trong nước như silicat
(Mg6(OH)8(Si4O16), secpentin Mg3(OH)2(Si4O10), Dolomit CaMg(CO3)2 nên cây trồng
khó sử dụng.
Ion Mg2+ trao đổi ở đất đồi núi thì thấp hơn đất đồng bằng. Đất còn rừng ion

Mg2+ trao đổi tới 5 – 6 lđl/100 g đất, đất xói mòn chỉ còn 1 – 2 lđl/ 100 g đất. Kết quả
phân tích của mạng lưới FADINAP phát hiện rằng trong 122 mẫu phân tích đất của
nước ta có đến 48 % mẫu thiếu magiê (hội khoa học đất, 2000).
Theo Dobermann và Fairhurst (2000) đất được coi là thiếu magiê khi hàm lượng
ion Mg2+ thấp hơn 1 lđl/100 g đất.
Martin và Pag (1965) khi nghiên cứu ảnh hưởng của magiê trên đát trồng cam, họ
thấy rằng khi hàm lượng magiê trao đổi từ 5 – 10 % thì cây cam có triệu chứng thiếu
magiê.
Hàm lượng magiê trong đất giảm từ 8 – 10 lđl/100 gam đất khai hoang của vùng
Á nhiệt đới thì triệu chứng thiếu magiê ở cây xuất hiện (Đatuaze, 1976).
Theo Partt và Harding (1957) sự giảm magiê trao đổi trong đất có liên quan chặt
chẽ với số lượng muối đã bón giống như phân bón. Bón phân hóa học làm tăng thêm
sự rửa trôi magiê từ đất.
Hàm lượng magiê trong đất có giá trị đối với cây trồng phụ thuộc vào tỷ lệ K/ Mg
ở vùng rễ của cây. Tỷ lệ này giảm dần với sự tăng lên độ sâug của đất (Pratt và ctv,
1957).
Tait (1936) sử dụng magiê sunfate bón cho cây có thể khắc phục được triệu
chứng thiếu nhưng không hiệu quả bằng phun qua lá.

7


Khi nghiên cứu phân có chứa magiê từ các dạng khác nhau như magiê trong nước
biển, dolomite, phân khoáng bón cho cam Valencia và cam dứa trưởng thành thấy
khong có sự khác biệt của các loại có nguồn gốc khác nhau (Spencer và Wander,
1969).
2.5.2 Magiê trong cây
Magiê là một thành phần khá ổn định của cơ thể mặc dù với một hàm lượng
không lơn lắm; trong cây magiê thường ở ba trạng thái: dạng liên kết với chất nguyên
sinh; tham gia vào thành phần của phân tử diệp lục; dạng tự do (khoảng 20 %) hay ở

dạng muối vô cơ trong dịch bào. Magiê bị rửa trôi nhanh trong đất, còn nước mưa
cuốn trôi 70 % magiê từ lá cây (Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976).
Hàm lượng magiê trong cây thấp hơn 0,5 % chất khô chính, thấp hơn nhiều Ca2+
hoặc K+. Magiê lien kết với các cation vô cơ và anion hữu cơ, một vài hợp chất trong
cây là magiê – malate, citrate, oxalate, pectate (Mulder, 1956).
Magiê tham gia vào cấu tạo diệp lục tố trong lá do đó nó có vai trò quan trọng
trong quá trình quang hợp và tổng hợp các chất gluxit trong cây.
Magiê cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, tham gia vào thành phần của một
số men đặc biệt là các men của quá trình chuyển hóa năng lượng và đồng hóa lân của
cây.
Bón magiê với lượng 10 – 20 kg MgO/ha làm tăng năng suất và phẩm chất búp
chè (Đường Hồng Duật, 2002).
Koto và Takeshita (1957) khi nghiên cứu lá cây cam quýt, họ thấy rằng hàm
lượng magiê giới hạn ở lá là 0,3 %. Hàm lượng này giảm xuống dưới 0,3 % thì lá cây
xuất hiện triệu chứng thiếu magiê.
Theo Datuadze (1976) hàm lượng magiê ở lá cam giảm xuống 0,18 % - 0,06 %
hàm lượng chất khô thì triệu chứng thiếu magiê xuất hiện.
Camp (1947) sau nhiều năm nghiên cứu đã tổng kết rằng sự thiếu magiê đãn đến
hiện tượng lá bị vàng (màu đồng); hiệu suất quang hợp của lá giảm; lá cây rụng sớm;
tính chịu lạnh kém; cành bị chết khô; rễ phát triển yếu; làm giảm năng suất và chất
lượng quả.
2.5.3 Vai trò của magiê đối với chè

8


Nhu cầu cần thiết magiê của cây chè cũng như các cây trồng khác. Hiện tượng
thiếu magiê thường thấy ở đất trồng chè không được bón bổ sung hoặc đất bị rửa trôi,
xói mòn và đất có pH thấp. Hàm lượng magiê trong lá bình thường là 0,3 – 0,5 % chất
khô.

Theo Grice (1984) vườn chè được trồng cây phân xanh phủ đất trong thời kỳ kiến
thiết cơ bản cho năng suất 15 – 25 tấn/ ha sẽ góp phần cải thiện độ chua của đất và
hàm lượng dinh dưỡng của lá chè, trong đó hàm lượng magiê tăng đáng kể.
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của cây phân xanh đến độ chua của đất và hàm lượng dinh
dưỡng của lá chè (%)
Chỉ tiêu
phân tích
pH đất

Không trồng cây
phân xanh
4,00

Trồng cây
phân xanh
4,30

Đạm

2,96

3,69

Lân

0,28

0,23

Kali


1,00

1,51

Magiê

0,08

0,12
(Nguồn: Grice, 1984)

Triệu chứng cây chè bị thiếu magiê: lá già bị vàng và hình thành những vết đốm
nâu vàng giữa các gân lá. Gân lá có màu xanh. Số lá non không giảm nhưng trở nên
mất màu sau một thời gian nhất định.
Ở lá chè bình thường hàm lượng chlorophyll tổng số là 4,111; trong đó
chlorophyll a là 2,659 và chlorophyll b là 1,452. Khi thiếu magiê lá chè bị vàng, hàm
lượng chlorophyll đều giảm và dẫn đến giảm năng suất ( Lê Văn Đức và ctv, 2003).
Bảng 2.4 Hàm lượng chlorophyll ở các cấp vàng lá chè (%)
Cấp vàng

Hàm lượng chlorophyll

Trong đó

lá chè

Tổng số

%


Chlorophyll a

Chlorophyll b

Lá bình thường

4,111

100,00

2,659

1,452

Vàng lá cấp 1

3,899

94,84

2,532

1,367

Vàng lá cấp 2

3,577

87,01


2,236

1,341

Vàng lá cấp 3

3,001

72,99

1,687

1,314

Vàng lá cấp 4

2,465

59,96

1,151

1,314

(Nguồn: Lê Văn Đức và ctv, 2003)
9


Wichremsingghe và ctv (1986) phân tích lá chè sấy khô cho thấy hàm lượng

magiê trong lá thay đổi cũng khác nhau ở một số quốc gia như ở Indonesia là 1,58 %;
Sri Lanka 0,22 – 0,63 %; Đông Phi 0,56 %.
Hàm lượng magiê tổng số cũng như hàm lượng các nguyên tố khoáng có trong
các sản phẩm chè ở một số quốc gia khác nhau cũng khác nhau (Giáo trình cây chè,
1979).
Bảng 2.5 Hàm lượng magiê và một số nguyên tố khoáng trong chè ( % chất tro)
Loại sản phẩm chè

Thành phần một số nguyên tố khoáng ( % chất tro)
CaO

MgO

K2O

P2O5

Chè của Sri Lanka

7,8

7,2

31,7

13,5

Chè của Trung Quốc

8,9


6,0

30,3

13,7

Chè của Liên Xô

8,1

7,7

30,6

14,5

Lá chè tươi của Liên Xô

9,7

8,7

38,9

19,9

2.5.4 Tình hình nghiên cứu magiê ở nước ngoài
Theo Wuxu (1995) trong 100 kg chè khô có 4,5 kg N; 0,65 kg P2O5; 1,75 kg K2O
và 0,15 kg MgO. Nếu cộng thêm phần tiêu hao cho sinh trưởng thân, rễ, lá, hoa quả

mà cây chè hấp thu dinh dưỡng từ đất để sản xuất 100 kg chè khô thì lượng chất dinh
dưỡng cây chè lấy đi còn cao hơn nhiều so với lượng mang đi trong sản phẩm thu
hoạch, thứ tự là: 18 kg N; 2,6 kg P2O5; 7 kg K2O; 1 kg MgO.
Kết quả nghiên cứu từ những vùng chè ở Trung Quốc cho thấy nếu không bón đủ
kali và magiê sẽ làm cho đất bị suy kiệt nghiêm trọng đối với cả hai loại dinh dưỡng
này. Bón phân kali và magiê đầy đủ làm tăng năng suất và chất lượng chè, đồng thời
tăng tính chịu hạn và giảm sự gây hại của nấm bệnh (Ruan và ctv, 1999).
Obatolu (1999) đã sử dụng magiê ở các nồng độ 0 %; 5 %; 10 %; 20 %; 30 %
MgO để phun cho chè có triệu chứng thiếu magiê ở Nambilla Plateau (Nigeria). Kết
quả cho thấy ở nồng độ phun 30 % MgO có thể khắc phục sự thiếu magiê ở cây chè
sau 14 ngày phun và tỷ lệ phát mầm đã tăng 34,5 %. Với nồng độ phun 20 % MgO chỉ
khắc phục sự thiếu magiê sau 2 lần phun; còn ở những nồng độ phun thấp hơn có tăng
cường sự phát triển của cây nhưng không giải quyết sự thiếu magiê. Tác giả cho biết
nếu phun 2 lần magiê ở nồng độ 30 % đã gây ngộ độc cho cây chè.

10


Lượng chè thu hoạch chỉ bằng 8 – 13 % tổng lượng chất khô, tức 13 – 17 %
lượng chất khô của các bộ phận mọc trên mặt đấtvà bằng 18 – 35 % của các bộ phận
cây được tạo ra sau cắt tỉa. Tổng lượng chất dinh dưỡng cần thiết để có được mức sản
lượng chè thương phẩm có thể tính toán được dựa trên thành phần hoá học của các bộ
phận cây trong tổng lượng chất khô dưới đây:
Bảng 2.6 Hàm lượng chất dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) để sản xuất được 100 kg
chè thương phẩm
Bộ phận

Tỷ lệ chất

cây


khô
Kg

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây
Tính theo số kg

%

N

P2O

Tính theo số g

K2O

MgO

CaO Al (c)

Cl

Na

5

1. Búp ngọn (chè

100


12,5

4,0

1,15

2,4

0,42

0,8

100

6

8

2. Lá trên chồi

120

15,0

3,9

0,98

1,1


0,60

2,1

120

15

9

3. Lá rụng (tỉa)

80

10,0

2,6

0,66

0,7

0,40

1,4

80

10


6

4. Thân / cành

320

40,0

2,6

1,90

0,7

0,80

1,1

160

10

24

5. Rễ

180

22,5


3,2

0,98

3,8

0,71

1,3

411

NA

27

Tổng cộng

800

100

16,9

5,68

8,8

2,92


6,7

871

-

74

420

100

7,2

3,05

3,1

1,22

1,9

260

16

32

thương phẩm) (a)


1 và 4 hấp thụ đi
(b)

Nguồn: Magambo và Othieno, 1977; Ranganathan và Natesan, 1988; Ling,
Harding và Ranganathan, 1989; Natesan và Ranganathan, 1990; Báo cáo hàng năm từ
1968 đến 1989 của viện nghiên cứu chè UPASI, vùng Coonoor (Ấn Độ).
Ghi chú:
(a) Trị số 12,5 % là đối với hệ thống thâm canh tốt, trường hợp sản lượng thấp
hoặc trung bình trị số này biến động trong khoảng 8 – 10 %.
(b) (1) là do búp ngọn hấp thụ và (4) là thân cành bị đốn.
(c) Hàm lượng Al trong lá già có thể lớn hơn các số liệu này ( có thể hơn 20 lần).
NA: not available (không có số liệu).

11


2.5.5 Tình hình nghiên cứu magiê trên cây chè ở Viêt Nam
Để vườn chè đạt 2 tấn chè khô/ha/năm, cây chè lấy đi từ đất trung bình 80 kg N;
23 kg P2O5; 8 kg MgO; 48 kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên, ngoài lượng chè búp hái
hàng năm, chè còn được đốn và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh
dưỡng chè lấy đi là 144 kg N; 71 kg P2O5; 62 kg K2O; 24 kg MgO và 40 kg CaO
(Đướng Hồng Dật, 2002).
Viện nghiên cứu chè Việt Nam đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và chất lượng của giống chè LDP1 sau đốn 2 lần, kết quả cho thấy:
- Bón phân NPK tỷ lệ 80 : 40 : 60 bổ sung 20 kg MgSO4 hoặc 20 kg MgSO4 + 6
kg Bo đã làm tăng hệ số diện tích lá 25 %, tăng mật độ búp 17,61 % và tăng năng suất
từ 10,5 đến 12,57 % so với đối chứng, tương đương công thức bón NPK tỷ lệ 120 : 40
: 60.
- Bón bổ sung magiê và Bo đã làm giảm tỷ lệ búp mù xoè nhiều nhất còn 6,72 %

- Bón phân NPK tỷ lệ 80 : 40 : 60 kết hợp 20 kg MgSO4 + 6 kg Bo, hàm lượng
đường khử tăng và đạm tổng số giảm có lợi cho chất lượng chè. Bón lượng đạm cao
NPK tỷ lệ 120 : 40 : 60 đã làm cho hàm lượng đường khử giảm, đạm tổng số tăng
không có lợi cho chất lưọng chè.
2.6 Vai trò của kẽm
2.6.1 Kẽm trong đất
Kẽm là một chất khá phổ biến trong tự nhiên, thường gặp trong đất dưới dạng
quặng như Sfalevit (ZnOS), Zinkit (ZnO), Smitzonit (ZnOCO3), Vinlemit (ZnOSiO2)
Lượng kẽm trung bình trong đất là 10-300 mg/kg (Swaine, 1955).
Kẽm tồn tại trong đất dưới 2 dạng: ZnO2+ trong dung dịch và ZnO2+ hấp phụ trên
bề mặt các khoáng sét, trong chất hữu cơ, carbonate, và các khoáng oxit, các phức
ZnO2+ nguyên thủy và ZnO2+ thay thế magiê trong các mạng lưới tinh thể của các
khoáng sét.
Sự thiếu kẽm trên cây trồng rất phổ biến trên nhiều loại đất trên thế giới, đặc biệt
là lúa cạn châu Á. Một số loại đất thường hay bị thiếu kẽm: đất cát chua, đất trung
tính, kiềm hoặc đá vôi, đất có sa cấu mịn, đất có phospho hữu dụng cao, một số đất
hữu cơ và các tầng bên dưới của đất phơi bày trên mặt do xói mòn hay do đào đắp.

12


Lượng kẽm trong đất và lượng kẽm cây hút vào bị tác động rất lớn bởi các yếu tố
như độ pH, P, CaCO3, phân vô cơ và các yếu tố dinh dưỡng khác tác động (Mortvedt
và cộng sự, 1991).
Theo thí nghiệm của Tsurbarov (1959) bón vôi vào đất làm giảm sự hút kẽm của
cây.
Lượng P hữu hiệu trong đất cao có thể làm làm hạn chế sự có mặt của kẽm
(Lonegaran và Webb,1993).
Trong phạm vi pH từ 5 – 7, khi tăng một đơn vị pH thì nồng độ kẽm giảm 30 lần.
Nhưng khả năng hữu dụng của ZnO2+ tăng khi pH tăng.

Có thế khắc phục tình trạng thiếu kẽm bằng cách bón phân kẽm vào đất hoặc
phun lên lá.
Bảng 2.7 Một số loại phân kẽm được sử dụng trên cây trồng
Loại phân

Công thức hóa học

Hàm lượng Kẽm (%)

Zinc sunphate (monohydrate)

ZnOSO4.H2O

36-37

Zinc sunfate (heptahydrate)

ZnOSO4.7H2O

22-23

Zinc oxysunphate

xZnOSO4.xZnO

40-55

Basic zinc sunphate

ZnOSO4.4ZnO(OH)2


Zinc oxide

ZnO

50-80

Zinc carbonate

ZnOCO3

50-56

Zinc nitrate

ZnO(NO3)2.3H2O

23

Ammoniated zinc sunphate solution

ZnO(NH3)4(SO4)

10

Disodium zinc EDTA

Na2ZnOEDTA

8-14


Sodium zinc HEDTA

NaZnOHEDTA

9-13

Zinc polyflavonoid

-

5-10

Zinc lignosulphonate

-

5-8

55

(Nguồn: Martens và Westerman, 1991)
2.6.2 Kẽm trong cây
Trong cây kẽm tham gia vào hầu hết các thành phần của cây, tập trung nhiều nhất
ở lá, ít trong thân, vỏ quả và ít nhất ở hạt.

13


Kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất diệp lục và có ảnh hưởng đến

quá trình quang hợp và trao đổi hydratcarbon trong cây. Khi cải thiện điều kiện dinh
dưỡng nguyên tố này cho cây, cường độ quang hợp tăng (Skolnik và cộng sự, 1959).
Kẽm làm tăng khả năng tổng hợp protid, các acid nucleic, thúc đẩy và chuyển
hóa sử dụng đạm trong cây.
Cây bị thiếu kẽm có thể bị giảm 50 % năng suất mặc dù cây không có biểu hiện
ra bên ngoài.
Bón kẽm sunfat liều lượng 1 – 4 mg cho 1kg đất làm tăng năng suất xà lách 16 %
– 47 % (Rinke, 1954).
Trong thí nghiệm của Nuinova (1956) làm trong nhà ấm, xử lý hạt cà chua trước
khi gieo bằng dung dịch 0,05 % ZnOSO4 kết hợp với bón thúc ngoài rễ bằng dung dịch
0,2 % – 0,3 % ZnOSO4, kết quả năng suất tăng 56 %. Đồng thời tỷ lệ đường quả tăng
0,6 %, tỷ lệ vitamin C tăng 3,2 %.
Ở Trung Quốc, ZnOSO4, ZnO và ZnOCl2 và các chelate được sử dụng rộng rãi
trên nhiều loại cây trồng như lúa, đậu lăng, đậu nành, bông vải, táo, đào (Zou và cộng
sự, chương 5).
Triệu chứng thiếu kẽm ở cây táo tây xuất hiện khi lượng kẽm dễ tiêu trong đất
dưới 10 mg/ kg. Phân tích lá cũng thấy có những triệu chứng thiếu kẽm bắt đầu xuất
hiện khi lượng kẽm dưới 10 mg/ kg chất khô của lá (Bould và cộng tác, 1953).
2.6.3 Vai trò của kẽm đối với chè
Nhu cầu cần thiết kẽm trên chè cũng như các loại nguyên tố dinh dưỡng khác.
Kẽm có vai trò trong việc tăng chiều dài lóng chè, ảnh hưởng đến màu sắc búp.
Cây chè thiếu kẽm, đốt chè bị teo lại, hình thành nhiều các chồi phụ. Cây con
trong vườn ươm nếu thiếu kẽm lóng ngắn, thời gian mầm ngủ kéo dài, lá xoăn và nhỏ,
chồi nách mọc yếu, đợt sinh trưởng ngắn, chóng mù.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hóc môn và Indoaxetic là
những chất kiểm soát sự phát triển của rễ tơ.
Kẽm là thành phần chính của một số enzim quan trọng trong việc tổng hợp axit
nucleic và protein, là chất xúc tác quá trình hấp thu đạm, lân trên cây chè.

14



2.6.4 Tình hình nghiên cứu về kẽm trong nước và ngoài nước
Trong bài giảng tổng hợp của các nhà khoa học Ấn Độ - Kal, Subba Rao
(1954), người ta thấy kẽm có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và lượng chứa
saccharoza, tinh bột, đạm đồng hóa, các phospholipids, các acid amin hữu cơ, men
oxydaza, catalaza, hexokinaza, cacboanhydraza, dehydroginaza, các oxin, trytophan,
vitamin C, các phenol, phytosterol, loxitin, tannin.
Phun dung dịch kẽm sunfate lên lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất
búp chè (Đường Hồng Dật, 2002).
2.7 Tình hình nghiên cứu phân bón trên cây chè trong và ngoài nước
2.7.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua nhiều công trình nghiên cứu cơ sở bón phân cho chè ở nhiều nước trên thế
giới. Ở hầu hết các nước đã cho rằng hiệu quả của việc bón phân cho chè chiếm 60 %
tổng hiệu quả của tất cả các biện pháp nông học giúp cây sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả
sản xuất.
Theo kết quả nghiên cứu ở Liên Xô: bón N ở mức 300kg/ha sẽ làm tăng hàm
lượng tanin, cafein và chất hòa tan. Nếu bón ở mức >300kg N/ha làm giảm chất lượng
chè do hàm lượng nước và ankaloit trong búp tăng cao, chè có vị chát đắng không
ngon.
Với dòng chè thuần ở vùng khí hậu ẩm năng suất chè có tương quan đơn thuần
với lượng bón N. Ở các vùng có điều kiện tự nhiên biến thiên nhiều, đồng thời có cây
che bóng cho chè thì mối tương quan phức tạp hơn (Eden).
Theo Harisson (1940) đạm bón nhiều sẽ làm giảm chất lượng. Tuy nhiên, nếu
bón ở mức vừa phải giá trị chè thành phẩm bị giảm sẽ được bù đầy đủ bằng sản lượng
chè tăng.
Khi bón lân ở mức 130 – 900 kg/ha/năm làm tăng sản lượng chè 5 – 30 % ở 3
năm đầu, sau 21 năm sản lượng tăng 60 – 79 % (Fteurasatze).
Theo Viện nghiên cứu chè và cây Á nhiệt đới của Liên Xô, phân lân có tác
dụng tăng năng suất và hiệu lực bằng ½ phân đạm. Phân lân có tác dụng lâu dài nên

phải bón liều lượng cao và tập trung.
Khi nghiên cứu Kali trên chè các nhà nghiên cứu ở Liên Xô cho rằng phân Kali
chỉ có tác dụng khi lượng Kali trao đổi trong đất >10mg/100g đất khô.
15


Theo Portmoth (1959) trên đất mẹ giàu Kali nhưng không được bổ sung Kali,
năm thứ 12 chè bị thoái hóa, đốt cành chè ngắn, lá nhỏ đi.
Kết quả nghiên cứu Kali trên chè ở Sri Lanka cho thấy bón Kali trong 10 - 12
năm đầu không thấy có hiệu quả.
2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu ở Việt Nam nếu sử dụng thuốc trừ sâu Wofatox, Bi58 với
urê, B, ZnO sẽ làm tăng sản lượng chè 12 – 52 %.
Nghiên cứu ở vùng chè Hoàng Liên Sơn cho thấy lân tổng số là yếu tố dinh
dưỡng hạn chế có liên quan chặt chẽ với năng suất, hàm lượng nhôm, tanin.
Khi nghiên cứu phân bón đối với chè LDP1 đang kinh doanh tại viện nghiên
cứu chè (2004) cho thấy:
- Bón hàm lượng đạm từ 30 đến 35kg N cho 1 tấn sản phẩm đã làm năng suất
chè tăng 10,1 đến 12,26 %, hệ số diện tích lá tăng cao nhất 30,9 % so với đối chứng
bón 20kg N/tấn búp chè tươi.
- Bón đạm tăng dần ở mức cao hơn 35kg N trên 1 tấn chè búp làm cho hàm
lượng đạm tổng số tăng, hàm lượng đường khử, axit amin, caffein có chiều hướng
giảm ảnh hưởng đến chất lượng chè nhất là chè xanh.
Bón lượng đạm cao cà tập trung hoặc bón đạm ở mức trung bình có phun phân
qua lá thì chất lượng chè giảm (Viện nghiên cứu chè, 2004).
Huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc là 2 đơn vị có diện tích trồng chè nhiều nhất
tỉnh Lâm Đồng. Theo kết quả của trung tâm nghiên cứu đất phân (Viện nông hóa thổ
nhưỡng) năm 1997 – 1998 cho thấy đất trồng chè vùng này bị chua hóa mạnh, pH thấp
hơn mức yêu cầu tối thích của cây chè (pHKCl=3,89). Hàm lượng lân và kali trong đất
nghèo. Đất quá suy kiệt về cation kiềm và kiềm thổ. Độ no bazơ quá thấp, trung bình

8,61 % (Lê Xuân Đính, 1998).

16


×