Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY É (Salvia hispanica L.) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY É (Salvia hispanica L.) TẠI VÙNG ĐẤT
XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KIM KHÔI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 07/2009

i


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY É (Salvia hispanica L.) TẠI VÙNG ĐẤT
XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN KIM KHÔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN CHÂU NIÊN


Tháng 07/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc Ths. Nguyễn Châu Niên đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đang giảng dạy tại khoa Nông Học nói riêng
và trường Đại học Nông Lâm nói chung đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt thời gian học tập.
Con xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ
cho đến ngày hôm nay.
Cảm ơn tập thể lớp Nông Học 31B, các anh chị cùng các bạn sinh viên khoa Nông
Học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên
Nguyễn Kim Khôi

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY É (Salvia hispanica L.) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM
BẠC MÀU THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH” được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa
Nông Học, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 23/2/2009 đến ngày
5/6/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) 2 yếu tố với
3 lần lặp lại và 12NT.
Kết quả đạt được:
- Giống é nhập nội chưa thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết trong vụ xuân hè từ

tháng 3 đến tháng 6 và điều kiện đất đai tại Thủ Đức.
- Giống é địa phương sinh trưởng tốt trong điều kiện đất đai, thời tiết khu thí nghiệm
và hầu như là không bị sâu bệnh gây hại.
- Đối với cả 2 giống é, các mật độ trồng khác nhau được bố trí trong phạm vi thí
nghiệm không có sự tác động đến chiều cao cây, khả năng phân nhánh cấp I cũng
như là góc phân nhánh cấp I.
- Đối với chiều dài bông của giống é địa phương, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê giữa các mật độ trồng khác nhau. Trong đó khoảng cách trồng 40 x 30cm
là cho chiều dài bông dài nhất (32,44cm) và khoảng cách trồng 30 x 25cm cho
chiều dài bông ngắn nhất (27,88cm).
- Đối với chỉ tiêu về năng suất thực thu giống é địa phương: có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê giữa các NT. Trong đó khoảng cách trồng 30 x 25cm cho
năng suất cao nhất (0,73tấn/ha) và khoảng cách trồng 40 x 30cm cho năng suất thấp
nhất (0,63tấn/ha).
Xét về đặc điểm hình thái:
- Thân cây: giống é địa phương có tiết diện ngang là hình tròn và đặc trong khi giống
é nhập nội có tiết diện ngang của thân cây hình vuông và thân rỗng.

iii


- Phiến lá: giống é nhập nội nhám, mép lá có nhiều răng cưa lớn và kích thước lá gấp
đôi so với giống địa phương, trong khi é địa phương có phiến lá trơn, ít răng cưa và
nhỏ.
- Rễ: giống nhập nội có rễ phụ phát triển mạnh, nhiều rễ bất định phát triển trên các
đốt thân gần gốc rễ. Giống é địa phương có rễ phụ ít phát triển, không có hoặc rất ít
rễ bất định.
- Hoa: giống é nhập nội có hoa màu tím, mang một nhụy và hai nhị. Đối với giống é
địa phương thì hoa có màu trắng, hoa mang một nhụy và bốn nhị. Các chỉ nhị và
vòi nhụy của giống é địa phương dài hơn so với chỉ nhị và vòi nhụy của giống é

nhập nội khoảng 1mm.
- Hạt: giống é nhập nội có màu sắc khác nhau gồm nâu, xám, trắng sữa, bề mặt hạt
bóng láng có nhiều vệt dài màu đen cắt ngang, trọng lượng 1000 hạt là 1,2333g.
Trong khi hạt của giống é địa phương có màu đen nhánh, bề mặt hạt khô nhám,
trọng lượng 1000 hạt là 1,2225g.

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn...........................................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................................iii
Muc lục ................................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..........................................................................................................viii
Danh sách các hình .............................................................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu – yêu cầu.................................................................................................................3

1.2.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 3
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................... 4
2.1 Giới thiệu về cây é.................................................................................................................4

2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ ............................................................................................. 4
2.1.2 Những nghiên cứu về cây é ................................................................................. 5
2.2 Giá trị và công dụng của cây é ..............................................................................................7


2.2.1 Giá trị dinh dưỡng............................................................................................... 7
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong 1 muỗng canh hạt é ....................................... 7
2.2.3 Công dụng của hạt é ........................................................................................... 8
2.2.4 Các món ăn cho người được chế biến từ hạt é ................................................... 8
2.3 Những lợi ích cho sức khỏe từ việc dùng hạt é .....................................................................9
2.4 Kinh doanh hạt é trên thị trường thế giới ............................................................................10

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................................13
3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm ...............................................................................13

3.2.1 Tính chất lý hóa của khu đất tiến hành thí nghiệm.......................................... 13
3.2.2 Diễn biến điều kiện thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm ................. 14
v


3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ...................................................................................14

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 16
3.2.4 Quy trình kĩ thuật trồng cây é ........................................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 20
4.1 Thời gian sinh trưởng và tỉ lệ nảy mầm...............................................................................21
4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................................................22

4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................... 22
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây..................................................................... 24
4.3 Khả năng phân nhánh và tốc độ phân nhánh cấp I ..............................................................25


4.3.1 Khả năng phân nhánh cấp I .............................................................................. 25
4.3.2 Tốc độ phân nhánh cấp I................................................................................... 27
4.4 Góc phân nhánh cấp I ..........................................................................................................29
4.5 Đường kính thân cây của các NT ........................................................................................30
4.6 Chiều dài bông của các NT..................................................................................................31
4.7 Tỉ lệ cây bị chết của giống é nhập nội sau khi trồng ra ruộng thí nghiệm...........................32
4.8 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng chết cây của giống é nhập nội ..............33

4.8.1 Một số nguyên nhân gây chết cây của giống é nhập nội .................................. 33
4.8.2 Đề xuất một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế hiên tượng chết cây của
giống é nhập nội......................................................................................................... 33
4.9 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các nghiệm thức.........................................34
4.10 Mô tả đặc điểm hình thái của 2 giống é.............................................................................35

4.10.1 Giống é nhập nội............................................................................................. 36
4.10.2 Giống é địa phương......................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 39
5.1. Kết luận...............................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 41
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 43
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐP

: Địa phương


NSG

: Ngày sau gieo

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NST

: Ngày sau trồng

NSTT

: Năng suất thực thu

NT

: Nghiệm thức

PC

: Phân cành

PH

: Phân hóa

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm.................................................... 13
Bảng 3.2 Điều kiện khí hậu từ tháng 3 đến tháng 5/2009 khu vực Tp. Hồ Chí Minh...... 14
Bảng 4.1 So sánh về thời gian sinh trưởng và tỉ lệ nảy mầm của 2 giống é ..................... 21
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các NT (cm) ..................................... 23
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các NT (cm).......................................... 24
Bảng 4.4 Khả năng phân nhánh cấp I của các NT (nhánh/cây)........................................ 26
Bảng 4.5 Tốc độ phân nhánh cấp I của các NT (nhánh/cây) ............................................ 28
Bảng 4.6 Góc phân nhánh cấp I của các NT..................................................................... 29
Bảng 4.7 Đường kính thân cây của các NT lúc cây trưởng thành (mm) .......................... 30
Bảng 4.8 Chiều dài phát hoa của các NT (cm) ................................................................. 31
Bảng 4.9 Tỉ lệ cây chết của giống é nhập nội (%) ............................................................ 32
Bảng 4.10 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các NT ................................... 34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Hình ảnh mô tả hoạt động trồng trọt của người Aztec cổ xưa............................. 5
Hình 2.2 Giao diện website của công ty CICH……. ....................................................... 11
Hình 2.3 (a) Cây é ngoài đồng; (b) Cách thức thu hoạch hạt é ........................................ 11
Hình 2.4 Hạt é được vô hộp với trọng lượng 1pound....................................................... 12
Hình 2.5 (a) Hạt é được đóng gói với khối lượng 1 pound ; (b) Bột hạt é ....................... 12
Hình 4.1 Toàn cảnh 1 lần lặp lại của khu thí nghiệm ....................................................... 20
Hình 4.2 (a) Dạng rễ; (b) Dạng thân; (c) Dạng lá; (d) Hoa; (e) Hạt giống é nhập nội ..... 36
Hình 4.3 (a) Dạng rễ; (b) Dạng thân; (c) Dạng lá; (d) Hoa; (e) Hạt giống é địa phương. 38
Hình P.1 Bệnh héo xanh gây hại trên giống é nhập nội ................................................... 43

Hình P.2 Sùng phá hại rễ cây é nhập nội………….......................................................... 44
Hình P.3 Bệnh vi rút trên cây é……………………. ....................................................... 44
Biểu đồ P.2.1 Tỉ lệ chết của giống é nhập nội qua từng giai đoạn ................................... 45
Biểu đồ P.2.2 Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của giống é địa phương .......... 45

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây é, một loại cây hàng niên có tên khoa học Salvia hispanica L. thuộc họ
Lamiaceae, là loại cây trồng cổ xưa phổ biến tại Mexico và Guatemala. Vào thời tiền
Columbo tại Trung Mỹ, cây É là một trong bốn loại thực phẩm cơ bản của nền văn minh
Trung Mỹ. Nó chỉ đứng sau bắp và đậu đỗ. Hạt é là sản phẩm cống nạp cho vua chúa và
làm lễ vật dâng lên Thần Thánh.
Trong bài viết “Giá trị thực vật dân tộc học của cây é” Cahill (2003) viết: Cây é
(Salvia hispanica L.) là một trong những loại thực phẩm quan trọng của người dân khu
vực Trung Mỹ, vào giai đoạn tiền Columbo cây é được sử dụng như một loại dược liệu.
Một phân tích so sánh về giá trị sử dụng của cây é trong cuốn sách chép tay của người
Mexico và những ấn phẩm khác cho thấy có nhiều thay đổi trong việc sử dụng về phương
diện dược liệu, thực phẩm, mỹ thuật và tín ngưỡng, điều đó minh chứng cho việc thuần
hoá, phát triển và đánh giá các nguồn thu thập thực vật dân tộc tại vùng cao nguyên Nam
Mexico và Guatemala. Sự mai một những kiến thức về thực vật dân tộc đi kèm với việc
phát triển của các quần thể cây hoang dại và việc mất đi môi trường sống của chúng đã
làm thoái hoá nghiêm trọng nguồn đa dạng di truyền và kiến thức quý báu về loài, kèm
theo đó là sự mất mát lớn về tiềm năng kinh tế.
Ngày nay cây é được dùng như một loại thực phẩm chức năng và thực phẩm ăn
kiêng, ngoài ra chúng còn được sử dụng cho mục đích y học. Đã có những chứng cứ khoa
học chứng minh một cách mạnh mẽ cây é là một nguồn cung cấp Omega-3 cực kì hiệu

quả để làm phong phú thêm nguồn thực phẩm. Sử dụng é làm thực phẩm chức năng đã
không mắc phải một số vấn đề so với việc sử dụng các loại hải sản khác như vấn đề về
mùi tanh, làm giảm sinh khối động vật hoặc mắt một số vấn đề về tiêu chảy, tiêu hóa hay
1


dị ứng thức ăn. Với mức sống của con người ngày càng cao như hiện nay thì vấn đề sức
khỏe được đặt lên hàng đầu, và lượng tinh dầu Omega-3 từ hạt é với những lợi ích từ việc
dùng nó là 1giải pháp để nâng cao sức khỏe của con người chúng ta.
Hiện nay, cây é với hàm lượng Omega-3 đang được phục tráng và được trồng làm
hàng hóa ở Châu Mỹ và một số quốc gia Châu Phi, theo thông tin từ nhà cung cấp giống
thì thu nhập từ việc trồng giống é này cao hơn rất nhiều lần so với một số cây trồng truyền
thống như bắp, đậu nành. Giống é nhập này lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và với
mục đích làm phong phú thêm giống cây trồng tại một số địa phương, chúng tôi tiến hành
khảo sát sự thích nghi của giống é nhập nội với đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY É (Salvia
hispanica L.) TRỒNG TẠI KHU VỰC ĐẤT XÁM BẠC MÀU QUẬN THỦ ĐỨC TP.
HỒ CHÍ MINH”.

2


1.2 Mục tiêu – yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Mô tả đặc điểm nông học, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển để đánh giá khả
năng thích nghi của giống é nhập nội trồng tại vùng đất xám thuộc quận Thủ Đức.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng, theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái nhằm mô
tả đặc điểm nông học. Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, và năng suất của giống é
nhập so với giống địa phương để từ đó xác định khả năng thích nghi của giống.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây é
Vị trí phân loại:
Tên phổ thông Chia
Bộ: Lamiales
Họ: Lamiaceae
Chi: Salvia
Loài: Salvia hispanica
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ
Cây é là một loài cây có nguồn gốc lâu đời. Vào thời kì xâm chiếm thuộc địa của
người Tây Ban Nha thì trung Mỹ đã có ít nhất là 29 loài thực vật được thuần hóa, mỗi loài
được sử dụng khác nhau. Có 4 loại thực vật được sử dụng phổ biến vào bữa ăn hàng ngày
là: rau dền, đậu, é, và bắp.
Đã có những chứng tích chứng minh rằng hạt é được dùng làm thực phẩm lần đầu
tiên rất sớm, khoảng 3500 năm trước Công Nguyên và được đưa vào canh tác ở miền
trung Mexico khoảng từ năm 1500-900 trước Công Nguyên. Người ta có thể ăn hạt é
riêng hoặc trộn với các loại hạt khác, sử dụng làm thức uống bằng cách ngâm cho nở ra
trong nước, hoặc xay thành bột, kể cả có thể sử dụng làm dược phẩm, ép lấy dầu. Người
cai trị của dân Aztec nhận hạt é như một loại phẩm vật triều cống của các nước thuộc địa
và sử dụng để dâng lên thần linh trong các nghi lễ tôn giáo.
Những người Aztec đã có những tiến bộ to lớn trong nông nghiệp. Họ đã sử dụng
những gì học được từ những người đi trước, họ có khả năng cải tạo những đầm lầy, nơi họ
sống thành những mảnh đất canh tác bền vững. Họ dệt sợi thành những tấm thảm lớn, gìn

4



giữ những thành quả họ có được, trồng cây é, rau, đậu, và bắp trên hòn đảo nhân tạo của
họ, còn được gọi là “chinampas” hoặc “hanging gardens”.

Hình 2.1 Hình ảnh mô tả hoạt động trồng trọt của người Aztec cổ xưa

(Nguồn: Latin American Studies Program, Rose-Hulman Institute of Technology)
Trước đây, vì những giới hạn về kiến thức mà con người đã quên đi giá trị cây é.
Nhưng ngày nay, hạt é đã được chứng minh là một loại thực phẩm mới, mang lại cơ hội
lớn để cải thiện vấn đề dinh dưỡng cho con người trên phương diện là nguồn cung cấp
Omega-3, chống ôxi hóa và là nguyên liệu để chế biến thức ăn.
2.1.2 Những nghiên cứu về cây é
Vào thời tiền Columbo, tại Trung Mỹ cây é là cây trồng hàng niên và là mặt hàng
chính. Hạt của nó dùng làm thực phẩm, thuốc men và lấy dầu (Sahagun 1950 – 1982).
Các nhà nghiên cứu về lịch sử nền kinh tế cho rằng cây é giữ vai trò quan trọng tương
đương với cây bắp tại Mexico ở giai đoạn tiền Columbo và ở một số nơi thì vai trò của
cây é vượt hơn cả cây bắp (Harvey 1991; Rojas – Rabiela 1988). Sau khi người Tây Ban
Nha xâm chiếm và thuộc địa hoá vùng đất này, việc canh tác cây é bị đình trệ, tuy nhiên
những giống cho sản lượng cao vẫn được trồng rải rác một vài nơi.

5


2.1.2.1 Kiến thức về sinh vật học
Do áp lực về an toàn lương thực của các quốc gia Tây Nam Mỹ nên cây é quý giá
xa xưa bị lãng quên. Vì vậy, kiến thức về sinh vật học của loại cây này rất hạn chế và
những ấn bản về thông tin di truyền chỉ dừng lại ở số lượng nhiễm sắc thể, 2n = 12
(Haque và Ghoshal 1980). Ở miền Tây Nam nước Mỹ, những cánh đồng trồng thử
nghiệm chứng tỏ tiềm năng rất lớn của cây trồng này trong tương lai. Những nghiên cứu

đã được tiến hành tập trung vào lượng dầu trong hạt (Ayerza 1995), chất nhầy (Lin và ctv.
1994), tinh dầu trong lá (Ting và ctv. 1996) và thành phần dinh dưỡng dùng làm thức ăn
cho người và động vật (Weber và ctv. 1991). Những nghiên cứu gần đây đối với loại cây
trồng này gồm việc chọn lọc từ các giống thuần (Coates và Ayerza 1996; Estilai và ctv.
1990), không tiến hành tạo giống mới. Phân tích so sánh về hình thái học hoa của loài
Salvia cho thấy rằng kích thước hoa nhỏ 3 – 4mm (giống S. hispanica) và khả năng tự thụ
phấn của loài rất cao (Haque và Ghoshal, 1981). Đài hoa nhỏ, những cánh hoa dính liền
nhau tạo thành tràng hoa và tính tự thụ cao là trở ngại cho các chương trình chọn giống.
Việc phân tích tính kế thừa ở thế hệ sau về các tính trạng định tính của các giống thuần
cung cấp cơ sở di truyền cho các chương trình chọn giống đang được thực hiện tại Đại
học California, Riverside và những nơi khác.
2.1.2.2 Di truyền tính trạng chất lượng của giống é
Với cây é, một vài thay đổi về đặc tính chất lượng, gồm màu sắc vỏ hạt, màu sắc
thân và tính rụng hạt liên quan đến việc canh tác và thuần hoá. Ba thế hệ F2 chọn tạo từ
dòng hoang dại và dòng thuần được đánh giá dựa trên ba tính trạng chất lượng. Gen lặn,
kí hiệu SCC, quy định tính trạng màu sắc hạt được xác định. Gen trội, kí hiệu SPP, khiểm
soát tính trạng có sọc trên thân được xác định. Gen trội hoàn toàn điều kiển tính trạng mở
đài hoa được xác định ở thế hệ F1 và một số ít các cây có gen quy định tính đóng của đài
hoa được tìm thấy ở thế hệ F2 không tuân theo quy luận Mendel. Xét về tính trạng không
rụng hạt, một thí nghiệm bổ sung được thực hiện giữa 2 dòng khác biệt về vị trí địa lí và
kiểu hình. Ở thế hệ F1, chưa xác định được tác động tương hỗ của gen và ở tất cả cây thế
hệ F2 thì đồng nhất về tính trạng, điều này cho thấy có sự giống nhau về di truyền kiểm

6


soát tính trạng rụng hạt ở các giống trồng. Một phân tích về tính liên kết giữa SSP và SCC
cho thấy 2 gen nằm ở 2 locus hoàn toàn độc lập
2.2 Giá trị và công dụng của cây é
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng

Hạt é được đánh giá là có chất omega-3 và omega-6 cực kỳ cao, bên cạnh đó còn
có các chất chống oxi hoá, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trong dầu được làm từ hạt é,
có 30% chất Omega-3, hơn 10% là chất Omega-6, đây là thành phần dinh dưỡng hoàn
hảo để cân bằng acid béo cần thiết cho cơ thể người.
Hạt é là thức uống rất tốt cho các vận động viên vì hạt có thành phần hydrophilic cao,
giúp giữ nước cho cơ thể. Một số nghiên cứu đã cho thấy hạt é giúp làm chậm quá trình
chuyển hoá carbohydrate sang các dạng đường đơn, vì vậy hạt é là loại thực phẩm rất hữu
ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Trong thế giới thực vật, tính tới thời điểm này thì cây é là loài cây có hàm lượng
acid béo Omega-3 cao nhất (nguồn: Latin American Studies Program, Rose-Hulman
Institute of Technology). Nó cung cấp một lượng phong phú acid béo Omega-3 cho con
người và động vật. Quan trọng hơn hết là thành phần acid béo trong hạt é không có chứa
cholesterol, đây là điều khác biệt lớn so với thịt cá, dầu cá và bột cá. Lượng acid béo
Omega-3 mà hạt é sản xuất ra tương đương với lượng Omega-3 có trong sữa mẹ. Trong
thành phần dinh dưỡng của hạt é thì không có độc tố hoặc các nhân tố đối kháng với các
chất dinh dưỡng. Lượng axid béo bão hòa chứa trong hạt é thì rất thấp mà điều này rất có
ý nghĩa vì loại bỏ được acid béo bão hòa gắn liền với việc phòng trừ các bệnh về tim
mạch. Ngoài ra hạt é có thể bảo quản lâu mà không làm giảm mùi vị hương thơm và giá
trị dinh dưỡng.
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong 1 muỗng canh hạt é
Calo

81

Calo từ chất béo

45

Tổng chất béo


4,9g

Chất béo bão hoà

0,5g

Omega-3 (alpha-linolenic acid)

3,1g
7


Omega 6 (linolenic acid)

1g

Cholesterol

0g

Natri

< 3mg

Tổng lượng carbohydrate

6,6g

Chất xơ (thuộc chế độ ăn kiêng) 4,2g
Đường


0g

Protein

2,5g

2.2.3 Công dụng của hạt é
Hạt é có thể vừa làm thực phẩm chức năng và thực phẩm ăn kiêng. Dầu của hạt é
được dùng như một loại thuốc trừ côn trùng vô cùng hiệu quả. Việc sử dụng Omega -3 từ
cây é sẽ ngăn chặn sự cạn kiệt nguồn cá trong tự nhiên. Khi sử dụng hạt é để làm thực
phẩm thì không cần phải sử dụng chất bảo quản và đây là một lợi thế của cây é, giống như
khi người ta sử dụng tảo biển.
2.2.4 Các món ăn cho người được chế biến từ hạt é
Các món ăn chế biến từ hạt é rất tốt cho sức khoẻ, dinh dưỡng trong hạt làm cân
bằng các acid béo thiết yếu cho cơ thể con người. Một số món ăn chế biến từ hạt é như:
Gum làm từ hạt é
Sử dụng hạt é để làm kẹo gum, loại gum này dẻo, chứa ít nước. Trong hạt chứa
35% dầu chất lượng cao và 25% protein. Hạt é rang là loại thực phẩm phổ biến của những
thổ dân Mexico. ( />Sinh tố hạt é:
Cách làm: Cho 1-2 muỗng canh hạt é vào máy xay (loại dùng để xay cà phê hoặc
hạt cứng) xay nhuyễn. Cho khoảng 30ml nước vào bình đựng, bỏ bột hạt é vào và khuấy
đều, có thể thêm vào các bột ngũ cốc hoặc các hương vị tuỳ thích.
Mứt hạt é:
Cách làm: Cho nước ấm vào một bình chứa, cho hạt é khô vào, lắc khoảng 15 giây,
để đứng bình trong 1 phút, tiếp tục lắc sau đó cho vào tủ lạnh để 2 tuần. Sản phẩm có thể
thêm vào nước chấm, uống, ăn chung với yogurt, làm món salad, thêm vào các món kem.
8



Món salad:
Công thức chế biến: 3 chén cơm nấu từ gạo lứt; 2 muỗng dầu olive; 2 muỗng nước
chanh vắt; 3 tép tỏi; 1/2 muỗng cà phê muối ăn; 1/2-1 muỗng cà phê hương thảo (tươi
hoặc khô); 1/2-1 muỗng cà phê gia vị (tươi hoặc khô); 1/8 muỗng cà phê tiêu; 1/2 chén
hạt é ngâm nước; 1 trái bí ngồi (zuchini); 1 trái cà chua; 2 muỗng canh phó mát
Ngoài ra còn có các món khác như: Món Pudding, món rau trộn dầu olive hạt é, món soup
hạt é nấu với nấm, món cà ri khoai tây bổ sung hạt é, mứt chế biến từ hạt é ăn với bánh mì
nướng kiểu Pháp.
2.3 Những lợi ích cho sức khỏe từ việc dùng hạt é
Hạt é là lọai thực phẩm chức năng tốt nhất trên thị trường ngày nay.
Có 4 loại thực phẩm chức năng
- Thực phẩm cơ bản – loại thực phẩm thô, tự nhiên không được bổ sung thêm bất cứ
thứ gì. (vd: hạt é)
- Thực phẩm chế biến được bổ sung vào các thành phần khác (vd: một loại nước ép
có bổ sung canxi)
- Thực phẩm được tăng thêm những chức năng đặc trưng – khi cung cấp sản phẩm có
chức năng của cây trồng vào khẩu phần ăn của động vật với khẩu phần đặc biệt
hoặc bằng kĩ thuật di truyền. (vd: cho gà ăn thức ăn có hạt é để cải thiện chất lượng
trứng hoặc/và thịt gà).
- Chất được tinh chế hoặc được tách riêng ra từ thực phẩm (vd: dầu cá chứa omega 3).
Hạt é trở thành hai loại trong nhóm 4 loại thực phẩm chức năng trên. Nó không
chỉ là loại thực phẩm chức năng ở dạng nguyên liệu thô mà còn có thể làm thức ăn cho
động vật để tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
FDA đã chính thức xem hạt é là một loại thực phẩm mà không có gì giới hạn sự
tiêu thụ của nó. Có nghĩa là người ta có thể sử dụng é tự do mà không phải lo lắng gì. Nó
không giống với những thực phẩm chức năng khác có thể bị biến tính hoặc có thể gây hại
nếu ăn quá nhiều.

9



É chứa cả hai loại chất xơ hòa tan được và không hòa tan được, với cả 2 thành
phần khác nhau phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi trồng nó trong suốt chu kì sinh
trưởng. Thông thường, chất xơ chiếm khoảng 28-32% , trong đó, loại không hòa tan được
chiếm 3,5-4,5%.
- Loại không hòa tan được – làm giảm nguy cơ ung thư vú và ruột kết.
- Loại hòa tan được – làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Một cách rõ ràng hơn
- Chất xơ quan trọng đối với sức khỏe của ruột – dạ dày và giữ vai trò quan trọng
trong vấn đề nhuận tràng.
- Sử dụng thực phẩm có chứa chất xơ có thể làm giảm rủi ro bệnh đái đường. Các
axít béo tác động làm bình thường hóa phản ứng glucozo và giảm sự tập trung
insulin.
- Thức ăn giàu chất xơ được cơ thể tiêu hóa chậm hơn, cung cấp thêm một ít calo.
Thêm vào đó, thực phẩm giàu chất xơ đòi hỏi phải nhai kĩ và mất nhiều thời gian để
ăn, như vậy có thể giới hạn được năng lượng thu vào. Tất cả những đặc tính này kết
hợp lại sẽ giúp chúng ta kiểm soát được cân nặng của mình.
- Bằng chứng cho vai trò của chất xơ trong việc làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

đã được xác minh và nó đủ thuyết phục để khuyến cáo người ta nên tiếp nhận chất
xơ. Một nghiên cứu khác đã tuyên bố rằng loại chất xơ sền sệt, như loại chất xơ có
thể hòa tan được trong hạt é là loại chất xơ có hiệu quả tốt nhất trong việc làm giảm
nồng độ cholesterol trong máu.
2.4 Kinh doanh hạt é trên thị trường thế giới
Một số mẫu sản phẩm của Công ty CICH (Corporacions Internacional CHIA S.A.),
công ty có 3 trụ sở chính đặt ở 3 quốc gia Argentiana, Ecuador và Uruguay. Công ty đã
thương mại hoá cây é hơn 20 năm, có 30 trang trại với diện tích 6.500ha. Sản phẩm được
bán tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Tây Á. Trên website chính thức của công ty, 4 ngôn
ngữ khác nhau gồm tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Trung Quốc được sử dụng.


10


Giá chào bán hạt é đóng hộp hoặc đóng gói (hình 2.4 và 2.5) trên thị trường hiện
nay: 1pound (453,6g) = 6,95USD.

Hình 2.2 Giao diện website của công ty CICH

(a)

(b)

Hình 2.3 (a) Cây é ngoài đồng; (b) Cách thức thu hoạch hạt é
11


Hình 2.4 Hạt é được vô hộp với trọng lượng 1pound
(nguồn: Công ty Nuchia Foods)

(a)

( b)

Hình 2.5 (a) Hạt é được đóng gói với khối lượng 1 pound ; (b) Bột hạt é
(nguồn: Công ty Nuchia Foods)

12


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 23/2/2009 đến ngày 5/6/2009 tại trại thực
nghiệm khoa Nông Học, đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm
3.2.1 Tính chất lý hóa của khu đất tiến hành thí nghiệm
Bảng 3.1 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm
Sa cấu

pH

CHC Mùn
(%)

(%)
S T C H2O KCl
6 8 86 6,2

5,9

Chất tổng số

Chất dễ tiêu

Cation trao đổi

(%)

(%)


(ldl/100g)

(%)
N

0,8

P2O5 K2O NH+ P2O5 K+

K+ Ca2+ Mg2+

1,37 0,09 0,05 0,09 6,46 5,10 0,38 0,38 0,13 0,07

Nguồn: Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng, khoa Nông Học, Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Qua bảng 3.1 cho thấy thành phần cơ giới của khu đất thí nghiệm chủ yếu là cát,
pH trung tính, hàm lượng chất hữu cơ và mùn thấp. Trong các chất tổng số thì lân tổng số
có hàm lượng thấp còn đạm tổng số và kali tổng số có hàm lượng trung bình. Đạm dễ tiêu
và lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu nghèo. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi thấp. Như
vậy muốn cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao cần tăng cường bón phân hữu
cơ cho đất để tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và góp phần cải thiện cấu trúc đất.
Bên cạnh đó cần bón thêm phân đạm, lân và kali để tăng hàm lượng N-P-K tổng số và dễ
tiêu tạo điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển.

13


3.2.2 Diễn biến điều kiện thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Bảng 3.2 Điều kiện khí hậu từ tháng 3 đến tháng 5/2009 khu vực Tp. Hồ Chí Minh.

TB


Thấp nhất

Cao nhất

Số giờ
Nắng
(giờ)

3

29,3

24,4

36,8

237

72

58

4

29,5

24,5

37,2


187

76

187

5

28,5

22,5

36,2

150

81

319

Tháng

Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ Lượng mưa
không khí tb tb tháng
(%)
(mm)


(Nguồn: Viện Khí tượng Thuỷ văn, 2009).
Qua bảng 2.2 cho ta thấy nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 6 biết động từ
28,5 đến 29,5oC, cao nhất là tháng 4 (29,5oC), thấp nhất là tháng 5 (28,5oC). Nhiệt độ này
thích hợp cho sự phát triển của cây é.
Ẩm độ trung bình không khí từ tháng 3 đến tháng 6 biến động từ 72% đến 81%,
cao nhất là tháng 5 (81%), thấp nhất là tháng 3 (72%). Ẩm độ này là tương đối cao và
giống é Việt Nam thì thích nghi tốt nhưng đối với giống é nhập nội thì lại nhạy cảm với
bệnh héo xanh.
Lượng mưa cao nhất là vào tháng 5 (319mm), thấp nhất là vào tháng 3 (58mm),
lượng mưa tháng 5 là quá cao và ảnh hưởng đến khả năng chín của hạt, gây ra sự đổ ngã
cây cũng như là làm tăng khả năng rụng hạt dẫn đến tỉ lệ thất thoát cao làm giảm năng
suất thu hạt.
Số giờ nắng giảm từ tháng 3 (237giờ) đến tháng 5 (150giờ). Số giờ nắng giảm sẽ
ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu hạt, làm hạt khó chín và chín không đồng bộ.
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành với 2 giống é, giống nhập nội được tập đoàn Global
Commerce Links Inc. cung cấp và giống địa phương được trồng ở miền Đông Nam Bộ.

14


3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định khả năng thích nghi của giống é nhập
nội. Do đây là lần đầu tiên giống é nhập nội được trồng khảo nghiệm, vì vậy các nghiệm
thức được xây dựng dựa trên cơ sở mật độ trồng khác nhau trên cùng đơn vị diện tích,
giống é địa phương đưa vào thí nghiệm nhằm làm đối chứng.
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố (yếu tố A là yếu
tố giống, yếu tố B là yếu tố mật độ trồng) với 3 lần lặp lại và 12 nghiệm thức lần lượt là:

Các nghiệm thức:

Khoảng cách

Giống é nhập nội

Giống é địa phương

NT1

NT7

30 x 30

NT2

NT8

35 x 25

NT3

NT9

35 x 30

NT4

NT10


40 x 25

NT5

NT11

40 x 30

NT6

NT12

trồng(cm)
30 x 25

Trong đó:
- Với khoảng cách 30 x 25cm tương ứng với mật độ cây là 133.333 cây/ha
- Với khoảng cách 30 x 30cm tương ứng với mật độ cây là 111.111 cây/ha
- Với khoảng cách 35 x 25cm tương ứng với mật độ cây là 114.285 cây/ha
- Với khoảng cách 35 x 30cm tương ứng với mật độ cây là 95.238 cây/ha
- Với khoảng cách 40 x 25cm tương ứng với mật độ cây là 100.000 cây/ha
- Với khoảng cách 40 x 30cm tương ứng với mật độ cây là 83.333 cây/ha

15


×