Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA ONG Arescon enocki (MYMARIDAE HYMENOPTERA) KÍ SINH TRỨNG RẦY XANH HAI CHẤM Amrasca devastans (CICADELLIDAE HOMOPTERA) HẠI RAU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA ONG
Arescon enocki (MYMARIDAE - HYMENOPTERA) KÍ SINH
TRỨNG RẦY XANH HAI CHẤM Amrasca devastans
(CICADELLIDAE - HOMOPTERA) HẠI RAU Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ KIM YẾN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 9/2009
i


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA ONG
Arescon enocki (MYMARIDAE - HYMENOPTERA)
KÍ SINH TRỨNG RẦY XANH HAI CHẤM Amrasca devastans
(CICADELLIDAE - HOMOPTERA) HẠI ĐẬU BẮP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN LÊ KIM YẾN

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kĩ sư nông nghiệp ngành
Nông Học



Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị Thiên An

Tháng 9/2009
ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi nhớ công ơn sinh thành, dạy dỗ của ông bà và cha mẹ đã cho
con chỗ dựa tinh thần vững chắc, là tấm gương cho con phấn đấu và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho con học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thiên An, người đã không quản khó khăn,
vất vả tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho em những lời khuyên vô cùng quí báu giúp em
hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em theo
học ở trường và thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Quí thầy, cô khoa Nông Học đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức quí
báu cho em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn đến anh Lê Đức Thương lớp NH30B, các bạn
Phạm Phan Yến Thơ, Hà Viết Văn lớp NH31B, bạn Nguyễn Thị Bé lớp NH31A và các
bạn cùng lớp đã động viên, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài và hoàn
thành khóa luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lê Kim Yến

iii


TÓM TẮT
Nguyễn Lê Kim Yến sinh viên lớp nông học DH05NHB, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, tháng 9/2009. Đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong
Arescon enocki (Mymaridae - Hymenoptera) kí sinh trứng rầy xanh hai chấm
Amrasca devastans (Cicadellidae - Homoptera) hại đậu bắp ở Thành phố Hồ Chí
Minh”.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thiên An
Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009 tại phòng nhiên cứu côn trùng, bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái chính của ong Arescon enocki
2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của ong Arescon enocki
- Thời gian phát dục các pha cơ thể, vòng đời và tập tính sinh sống của ong
A. enocki.
- Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ của ong A. enocki.
- Ảnh hưởng của sự kí sinh đến tuổi thọ ong A. enocki.
- Khả năng đẻ trứng kí sinh của ong A. enocki.
- Tuổi vật chủ ưa thích của ong A. enocki.
Kết quả đạt được:
1. Trứng ong A. enocki có hình quả chuối, dài 0,18 ± 0,04 mm, rộng 0,04 ± 0,01 mm, có
cuống ngắn ở đầu. Sâu non dạng túi, mảnh, màu xanh lá cây, sâu non 3 ngày tuổi kích
thước dài 0,48 ± 0,14 mm, rộng 0,19 ± 0,01 mm. Nhộng thuộc dạng nhộng trần, có màu
xanh đến xanh đen, dài 0,74 ± 0,05 mm, rộng 0,19 ± 0,02 mm.
Ong A. enocki có kích thước rất nhỏ, ong cái dài 0,73 ± 0,06 mm và rộng 0,18 ± 0,02
mm, râu ong cái hình chùy, màu vàng hơi nâu, dài 0,39 ± 0,06 mm. Cơ thể ong đực dài


iv


0,68 ± 0,01mm và rộng 0,17 ± 0,02 mm, râu ong đực hình sợi chỉ, màu nâu, dài
0,56 ± 0,12 mm.
2. Ở điều kiện nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, cường độ chiếu sáng L11:D13. Thời
gian phát dục của pha trứng 1,9 ± 0,32 ngày, sâu non 4,8 ± 0,79 ngày và nhộng 3 ± 0,67
ngày, thành trùng sống từ 1-3 ngày. Vòng đời ong A. enocki 11 ± 1,05 ngày.
3. Khi nuôi ong bằng mật ong 70% thì tuổi thọ ong đạt cao nhất đối với cả ong đực và
ong cái, ong đực sống 2,3 ± 0,35 ngày và ong cái sống 2,65 ± 0,85 ngày. Tuổi thọ của ong
cái có hoạt động kí sinh 1,7 ± 0,45 thấp hơn tuổi thọ ong cái không hoạt động kí sinh là
3,4 ± 0,65 ngày.
4. Khả năng đẻ trứng kí sinh của ong A. enocki thấp 5,35 ± 0,81 trứng, ong đẻ chưa hết số
trứng trong buồng trứng của chúng, số trứng chưa đẻ còn lại 6 ± 1,49 trứng trong tổng số
trứng/ong cái là 11,35 ±1,14 trứng ở điều kiện phòng thí nghiệm.
5. Tuổi trứng rầy thích hợp cho sự đẻ trứng kí sinh của ong A. enocki là trứng rầy 1 và 2
ngày tuổi, tỉ lệ trứng rầy bị kí sinh cao nhất là 47,96 ± 12,1% ở trứng rầy 1 ngày tuổi và
thấp nhất là 29,49 ± 8,00 % ở trứng rầy 4 ngày tuổi.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa.................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Tóm tắt.....................................................................................................................iii

Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ................................................................................................vii
Danh sách các hình ................................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 2
1.3 Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1 Tổng quan về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans........................................ 3
2.1.1 Những nghiên cứu về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans trên thế giới .. 3
2.1.1.1 Phân bố, kí chủ và tác hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans........ 3
2.1.1.2 Thành phần thiên địch của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ............. 5
2.1.1.3 Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans....................... 7
2.1.1.3.1 Biện pháp canh tác..................................................................................... 7
2.1.1.3.2 Biện pháp sinh học phòng trừ rầy xanh hai chấm ..................................... 8
2.1.1.3.3 Biện pháp hóa học phòng trừ rầy xanh hai chấm ...................................... 8
2.1.2 Những nghiên cứu về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ở Việt Nam ... 9
2.1.2.1 Phân bố, kí chủ và tác hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans........ 9
2.1.2.2 Thành phần thiên địch của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ............. 9
2.1.2.3 Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans..................... 10
2.2 Kết quả nghiên cứu trên thế giới về 1 số loài ong kí sinh trong họ ong
vi


Mymaridae ..................................................................................................... 10
2.2.1 Một số đặc điểm hình thái của một vài loài ong trong họ ong Mymaridae .. 10
2.2.2 Sự phân bố của họ ong Mymaridae............................................................... 11
2.2.3 Phổ kí chủ của một số loài ong trong họ ong Mymaridae............................. 11

2.2.4 Vai trò quản lí sâu hại của một số loài ong trong họ ong Mymaridae ......... 12
2.2.5 Một số đặc điểm sinh học của một vài loài ong trong họ ong Mymaridae ... 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 15
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 15
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm......................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16
3.4.1 Nhân nuôi vật chủ (trứng rầy) cho ong kí sinh.............................................. 16
3.4.2 Nhân nuôi ong kí sinh Arescon enocki ......................................................... 16
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của ong
Arescon enocki................................................................................................ 18
3.4.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ong Arescon enocki ................... 18
3.4.4.1 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong
Arescon enocki............................................................................................ 18
3.4.4.2 Nghiên cứu tuổi thọ của ong Arescon enocki............................................. 18
3.4.4.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ của ong Arescon enocki ................ 18
3.4.4.2.2 Ảnh hưởng của sự kí sinh đến tuổi thọ ong Arescon enocki ................... 19
3.4.4.3 Nghiên cứu khả năng đẻ trứng của ong Arescon. enocki ........................... 19
3.4.4.4 Nghiên cứu tuổi vật chủ thích hợp cho sự kí sinh của ong
Arescon enocki............................................................................................ 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 21
4.1 Đặc điểm hình thái ong Arescon enocki........................................................... 21
4.1.1 Trứng ............................................................................................................. 22
4.1.2 Sâu non .......................................................................................................... 22
vii


4.1.3 Nhộng ............................................................................................................ 22
4.1.4 Trưởng thành ................................................................................................. 22
4.2 Tập tính sinh sống và đẻ trứng của ong Arescon enocki .................................. 26

4.3 Đặc điểm sinh học của ong Arescon enocki ..................................................... 27
4.3.1 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ong Arescon enocki ................ 27
4.3.2 Tuổi thọ của ong Arescon enocki ................................................................. 30
4.3.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ của ong Arescon enocki .................. 30
4.3.2.2 Ảnh hưởng của sự kí sinh đến tuổi thọ của ong Arescon enocki ............... 31
4.3.3 Khả năng đẻ trứng của ong Arescon enocki ................................................. 32
4.3.4 Tuổi vật chủ thích hợp cho sự đẻ trứng của ong Arescon enocki ................. 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 35
5.1 Kết luận............................................................................................................. 35
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 40

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

4.1 Kích thước các pha cơ thể của ong Arescon enocki ......................................... 21
4.2 Kích thước râu và sãi cánh của ong Arescon enocki đực và cái..................... 21
4.3 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời ong Arescon enocki ............. 28
4.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong Arescon enocki .............................. 30
4.5 Ảnh hưởng của sự kí sinh đến tuổi thọ ong Arescon enocki .......................... 31
4.6 Khả năng đẻ trứng của ong Arescon enocki ................................................... 32
4.7 Khả năng kí sinh của ong Arescon enocki trên các tuổi vật chủ thí nghiệm.... 33

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

2.1 Rầy xanh hai chấm bị nấm kí sinh...................................................................... 6
3.1 Các pha phát dục của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ......................... 17
3.2 Lồng nhân nuôi rầy........................................................................................... 17
3.3 Lồng thu trứng rầy............................................................................................ 17
3.4 Lồng thu ong kí sinh và lọ thủy tinh nuôi ong ................................................. 17
4.1 Trưởng thành ong Arescon enocki cái và đực ............................................... 23
4.2 Trứng của ong Arescon enocki ....................................................................... 24
4.3 Sâu non của ong Arescon enocki 3 ngày tuổi .................................................. 24
4.4 Nhộng của ong Arescon enocki lúc mới hóa nhộng và sắp vũ hóa ................. 24
4.5 Râu của ong Arescon enocki cái và đực ......................................................... 25
4.6 Cánh trước của ong Arescon enocki và cánh sau ............................................. 25
4.7 Chân ong của Arescon enocki ......................................................................... 25
4.8 Ong Arescon enocki đang chui ra khỏi gân lá .................................................. 26
4.8 Ong Arescon enocki đang giao phối và đẻ trứng............................................. 26
4.9 Thời gian phát triển vòng đời ong Arescon enocki ........................................ 39

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với nền nông nghiệp là chủ yếu. Điều

kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta thuận lợi cho sự đa dạng và phát triển của nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là cây rau. Rau là loại cây ngắn ngày, dễ trồng và còn là nguồn thực phẩm
quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, cũng như trong việc cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết trong cuộc sống con người. Nhưng điều kiện trên cũng là môi
trường thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển. Đặc biệt là rầy xanh, loại côn trùng gây hại phổ
biến và thường gây thành dịch phá hại trên các vùng trồng rau ở nước ta, trong đó có các
vùng trồng đậu bắp.
Khi gây hại trên cây, rầy xanh chích hút nhựa cây làm lá bị xoăn vàng, cây cằn cỗi
không phát triển được và chúng là một trong những nhân tố chính làm giảm năng suất ở
một vài cây rau phổ biến như đậu bắp, cà tím. Ngoài ra chúng còn là Vector truyền bệnh
virus gây bệnh nguy hiểm cho cây trồng. Hiện nay để phòng từ loài sâu hại này, người
nông dân chỉ sử dụng thuốc hóa học nhưng sự lạm dụng thuốc trừ sâu đã làm tăng tính
kháng thuốc ở rầy, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để khắc phục những hạn chế ở trên thì công tác phòng trừ rầy xanh cần phải chú trọng
tới vấn đề bảo vệ và phát huy vai trò quản lí rầy xanh của thiên địch trên đồng ruộng.
Nhưng hiện nay, những nghiên cứu về rầy xanh hai chấm và thành phần thiên địch của
chúng ở nước ta chưa nhiều (Trần Thế Lâm, 2005). Để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc
xây dựng biện pháp phòng trừ sinh học đối với rầy xanh hai chấm Amrasca devastans có
hiệu quả, góp phần làm giảm việc sử dụng thuốc hóa học, bảo vệ môi trường, được sự
đồng ý của bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại Học Nông Lâm Thành
1


phố Hồ Chí Minh, đề tài “Một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Arescon enocki
(Mymaride - Hymenoptera) kí sinh trứng rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
(Cicadellidae - Homoptera) hại đậu bắp ở Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của ong Arescon enocki (Mymaridae Hymenoptera) kí sinh trứng rầy xanh hai chấm để làm cơ sở thực tiễn góp phần xây dựng
biện pháp sinh học phòng trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans, một loài sâu hại

quan trọng trên cây đậu bắp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu:
1. Mô tả được đặc điểm hình thái các pha cơ thể của ong Arescon enocki.
2. Xác định được thời gian phát triển các pha và vòng đời của ong Arescon enocki.
3. Xác định được ảnh hưởng của thức ăn và sự kí sinh đến tuổi thọ của ong Arescon
enocki.
4. Xác định được khả năng đẻ trứng của ong Arescon enocki.
5. Xác định được tuổi vật chủ ưa thích của ong Arescon enocki.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Arescon enocki ở
điều kiện phòng thí nghiệm, tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 12/1 đến 12/6/2009.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
2.1.1 Những nghiên cứu về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans trên thế giới
2.1.1.1 Phân bố, kí chủ và tác hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Phân bố
Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans (Empoasca devastans, Amrasca biguttula
biguttula) (Cicadellidae – Homoptera) còn được gọi là rầy Ấn Độ. Chúng phân bố rộng
khắp thế giới từ Châu Phi, Châu Úc, Châu Đại Dương, Châu Âu đến Bắc Châu Á, Nam
Châu Á và Đông Nam Châu Á.
Ở Châu Á, rầy xanh hai chấm phân bố rộng và gây hại nghiêm trọng trên cây bông
vải ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Myanma, Philippin, Indonesia và Thái Lan (FAO,
1991; Zahoo, 1991; Uthamasamy, 1994; CABI, 2002). Ngoài ra chúng còn được tìm thấy
trên một số nước khác như Afghanistan (Dworakowska, 1982), Trung Quốc (Yang, 1985;

APPC, 1987; Chen et al., 1987), Đài Loan (Ho và Chen, 1992), Nhật (Dworakowska,
1982), Lào (Waterhouse, 1993), Việt Nam (Dworakowska, 1977; Waterhouse, 1993).
Kí chủ
Theo Robert (2001) đã ghi nhận kí chủ chính của rầy xanh hai chấm là cây đậu bắp
(Hibiscus esculentus L. (Abelmochus esculentus)), cây cà tím (Solanum melongena), cây
bông vải (Gossypium), cây hướng dương (Helianthus annuus), cây lạc (Anachis
hypogaea), cây đay (Corchorus), cây đậu tương (Glycine max), cây khoai tây (Solanum
tuberosum), cây củ cải đường (Beta vulgaris var. sacharifera), cây đậu thiều (Cajanus
cajan), cây cúc xu xi (Calendura), cây muồng (Cassia), cây kê náp (Hisbiscus canabinus)
và cây cải củ (Raphanus sativus). Ở Ấn Độ, ngoài cây bông vải rầy xanh hai chấm còn
được tìm thấy trên cây thầu dầu (Ricinus communis), cây thục quì (Althaea rosea), cây cà
3


gai (Solanum melongena), cây khoai tây (Solanum tuberosưum), cây kê náp (Hisbiscus
canabinus), cây đậu bắp (Abellmoschus esculentus), cây hoa hướng dương (Helianthus
annuus). Trong đó cây đậu bắp và cây kê náp được xem là những cây kí chủ chính của rầy
xanh hai chấm A. devastans (Husain và Lal, 1940; Atwal, 1960). Theo Ali (1989), cây
đậu bắp và các loại cây họ cà là cây kí chủ ưa thích của rầy xanh hai chấm ở Pakistan. Từ
những kết quả nghiên cứu trong điều kiện nhà lưới của Bernado và Taylo năm 1990 cho
thấy rầy xanh hai chấm cái thường thích đẻ trứng trên lá đậu bắp hơn lá cà, vì vậy cây đậu
bắp được khuyến cáo làm cây dẫn dụ rầy xanh hai chấm.
Tác hại
Rầy xanh hai chấm là loại sâu hại chích hút nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng. Cả
rầy non và rầy trưởng thành đều sống ở mặt dưới lá, chích hút nhựa cây làm lá xoăn lại,
mép lá bị vàng, cây phát triển chậm. Khi cây bị rầy xanh hai chấm chích hút thì lá bị tái
xanh sau đó chuyển sang vàng và cuối cùng là nâu đỏ, không thể hồi phục được, lá khô và
rụng đi (hiện tượng cháy rầy), cây còi cọc và không phát triển. Trong quá trình gây hại,
rầy xanh hai chấm tiết ra một loại độc tố làm suy giảm năng quang hợp của cây, làm rìa lá
vàng và cong xuống cản trở việc vận chuyển dinh dưỡng đến mép lá. Rầy xanh hai chấm

còn là môi giới truyền một số bệnh virus trên cà tím và truyền bệnh khô đầu lá cho bông
vải (Matthews, 1960; Pyke và Brown, 1966), làm rụng nụ, hoa và quả non ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng của cây (Uthamasamy, 1944; Atwal, 1960; Cauquil, 1988; Rafiq,
2003).
Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là loài sâu hại chích hút nguy hiểm trên cây
bông vải và là nhân tố quan trọng làm giảm năng suất (100 – 140 kg vải sợi/ha) (Sukhija
et al., 1987; Dhawan et al., 1988).
Ở Bắc Ấn Độ, theo Sing j. và CTV (1999) cho biết trong số các loài sâu hại bông vải
thì rầy xanh hai chấm A. devastans là loài gây hại nghiêm trọng trong suốt cả vụ bông.
Ở Pakistan và Thái Lan, rầy xanh hai chấm được ghi nhận là loài sâu hại chính trên
bông vải do việc sử dụng thuốc hóa học ngày càng tăng (Pieter, 1987, Renou, 1995).

4


Ở Bangladesh, rầy hại bông vải có nhiều loại nhưng loài rầy xanh hai chấm A.
devastans là gây hại nặng ở các vùng trồng bông vải (Bindra, 1986; Pyke và CTV, 1996).
Ở Trung Quốc, rầy xanh hai chấm chỉ gây hại ở những vùng trồng bông ở phía Nam
(Lý Văn Bính và Phan Đại Lục, 1991).
Ở Australia, ngoài bông vải, rầy xanh hai chấm còn gây hại nặng trên đậu nành,
hướng dương (Helianthus annuus), khoai tây (Solanum tuberosưum), bắp (Zea mays), đậu
thiều (Cazanus cajan) (Dr Robert K. Mensah, 2001).
2.1.1.2 Thành phần thiên địch của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Trong tự nhiên, rầy xanh hai chấm chủ yếu bị các loài bắt mồi tấn công.
Các loài thiên địch bắt mồi rầy xanh hai chấm gồm có Aranaus inustus,
Cheilomenes sexmaculata, Chrysoperla carnea, Euborellia pallipes, Hippasa holmerae,
Orius albidipennis, Mallada boninensis (Dr Robert K. Mensah, 2001).
Ở Ấn Độ có 6 loài bắt mồi rầy xanh hai chấm đã được phát hiện là Geocoris
orchropterus Slater, Coranus aegupticus Fabrricus, Coranus sp., Paederus fuscipes
Curtis, Cerceris sp., Zelus sp. (Salim và CTV, 1987). Theo Matthews (1960), ông đã quan

sát được 3 loài bọ mắt vàng ăn rầy xanh hai chấm là Chrysopa cymbele, Chrysopa
fasciata, Chrysopa afasciata, trong đó Chrysopa cymbele có khả năng ăn mồi rất lớn.
Nhện lớn bắt mồi Distina albida và kiến cũng có khả năng ăn rầy xanh hai chấm nhưng
vai trò không lớn (Nangpal, 1948). Theo Subba Rao và CTV (1981) các loài nhện
Thomisus katrajghatus, Neoscona sp., Oxyopes javanus, Plexippus paykulli, Thomisus sp.,
Cheiracanthium malanostomum, Oxyopes sp. và Peucetia viridana cũng được ghi nhận là
thiên địch ăn mồi của rầy xanh hai chấm. Ngoài ra ở Ấn Độ còn ghi nhận được 6 loài kí
sinh trứng của rầy xanh hai chấm, đó là Anagrus empoascae Dozier, Stethynium
empoascae (Subba Rao), Arescon enocki (Subba Rao và Kaur), Erythmelus empoascae
(Subba Rao), Lymaenon empoascae (Subba Rao) và Oligosita sp (Subba Rao và CTV,
1948).

5


Ở Trung Quốc phát hiện có 81 loài thiên địch của rầy xanh hai chấm A. devastans
trên cây bông vải trong đó có một loài kí sinh, 27 loài bắt mồi, 52 loài nhện lớn bắt mồi
(Yang, 1986).
Ở Pakistan, theo Barrion và Litsinger (1981) loài bọ xít Orius albidipennis
(Anthocoridae - Hemiptera) là loài bắt mồi của rầy xanh hai chấm hại bông.
Ở Philippines, loài nhện Hippasa holmerae được ghi nhận là loài ăn ấu trùng rầy
xanh hai chấm trên đậu (Barrion và Litsinger, 1981)
Theo Ghai và Ahmed (1975), ấu trùng của Bocharita cũng kí sinh ấu trùng rầy xanh
hai chấm A. devastans. Trên cây đậu bắp các loài kí sinh trứng của rầy xanh hai chấm A.
devastans được phát hiện là Anagrus flaveolus, Stethynium triclavatum, Arescon enocki.
Loài S. triclavatum còn kí sinh trứng rầy xanh hai chấm trên bông vải (Subba Rao, 1983;
Nair, 1986; Singh et al., 1993).
Ngoài ra, một số loài Anagrus empoascae, Gonatocerus ater, Oligosita sp. cũng
được ghi nhận là những loài kí sinh trứng của rầy xanh hai chấm A. devastans.
Theo Ghai và Ahmed (1975) khi thu thập rầy non và rầy trưởng thành từ cây cà

Solannum melongena không phun thuốc ở Ấn Độ cho thấy rầy xanh hai chấm cũng bị kí
sinh bởi Bocharita thuộc họ Erythlaridae.
Ngoài ra rầy xanh hai chấm còn bị các vi khuẩn Bacillus thuringiensis thuringiensis
Kurstaki, Bacillus thuringiensis thuringiensis kí sinh gây bệnh trên ấu trùng và trưởng
thành (Robert, 2001).

Hình 2.1 Rầy xanh hai chấm bị nấm kí sinh

6


2.1.1.3 Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
2.1.1.3.1 Biện pháp canh tác
Thời vụ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát sinh và gây hại của rầy xanh hai chấm.
Để hạn chế sự gây hại của rầy xanh hai chấm ở mức thấp nhất, ở miền bắc Ấn Độ thường
gieo bông từ giữa tháng 4 đến tháng 6 (Joginder Singh và CTV, 1987). Ở Thái Lan, trong
chương trình phòng trừ tổng hợp rầy xanh hai chấm hại bông vải thì việc trồng bông sớm
được coi là biện pháp hàng đầu làm giảm tác hại của rầy xanh hai chấm (Bindra, 1986;
Rnou, 1995).
Việc trồng xen cũng làm giảm áp lực gây hại của rầy xanh hai chấm. Theo
Venkatesan và CTV (1987) tỷ lệ gây hại của rầy xanh hai chấm giảm hơn khi trồng xen
bông vải với hướng dương, đậu xanh hoặc đậu đen so với chỉ trồng thuần bông vải. Theo
Bernardo và Taylo (1990) thì cây đậu bắp được khuyến cáo là cây bẫy rầy xanh hai chấm
nhưng theo những nghiên cứu của Ali và Karim (1989) thì không nên chọn cây đậu bắp
để trồng xen với cây bông trong chương trình phòng trừ tổng hợp sâu hại bông ở
Pakistans.
Theo Paul và CTV (1993) việc xử lí chất điều hòa sinh trưởng PIX (Mepiquat
Chlorid) trên cây bông vải đã làm tăng được độ dày của lá bông, cản trở sự phát triển và
gia tăng số lượng rầy xanh hai chấm A. devastans.
Biện pháp sử dụng giống kháng

Sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp phổ biến và được sử dụng rộng
rãi trên thế giới để phòng trừ rầy xanh hai chấm.
Theo Husain và Lal (1940), đặc tính cơ bản của giống kháng là ngăn cản sự đẻ trứng
của trưởng thành, ngăn cản khả năng ăn và phát triển của ấu trùng. Những đặc điểm hình
thái quan trọng như mật độ lông trên lá, mức độ dẻo của gân lá, độ dày của phiến lá, chỗ
đính của lông đều có liên quan đến tính kháng rầy xanh hai chấm. Mật độ lông và chiều
dài lông trên lá cản trở rầy xanh hai chấm hút dịch trên lá và đẻ trứng, đặc biệt trên những
giống mà chiều dài lông dài hơn ống đẻ trứng. Lông sắc nhọn còn có thể làm cho ấu trùng

7


bị thương. Giống bông có nhiều lông thì mức độ gây hại của rầy xanh hai chấm thấp hơn
do lượng trứng đẻ ít và khó khăn cho rầy non di chuyển (Pearson, 1958; Renou, 1995).
Sử dụng giống kháng rầy xanh hai chấm sẽ làm chậm lần phun thuốc đầu tiên trên
bông, phát huy vai trò thiên địch trong việc kìm hãm sâu hại ở giai đoạn đầu của cây và
giúp làm giảm số lần phun thuốc trừ sâu xanh cũng như các loài sâu khác (Renou, 1995;
Agra và CTV, 1999).
2.1.1.3.2 Biện pháp sinh học phòng trừ rầy xanh hai chấm
Các nghiên cứu về thiên địch của rầy xanh hai chấm đều cho rằng thiên địch không
có hiệu quả cao trong việc kìm hãm quần thể quẩn thể rầy xanh hai chấm trên cây bông
vải (Nangpal, 1948; Subba, 1966; Rosenhaim và CTV, 1993).
Theo những nghiên cứu của Matthews (1960) về thiên địch của rầy xanh hai chấm
cho thấy rầy xanh hai chấm hầu như không bị hoặc rất ít bị các loài kí sinh tấn công. Cho
nên các loài kí sinh tự nhiên không có hiệu quả hạn chế rầy xanh hai chấm.
2.1.1.3.3 Biện pháp hóa học phòng trừ rầy xanh hai chấm
Trên bông vải, biện pháp hóa học là biện pháp phổ biến nhất để phòng trừ rầy xanh
hai chấm khi mật độ đến ngưỡng gây hại (Anon, 1985; Mabbett, 1994). Kết quả nghiên
cứu của của Ali và Treen (1993) cho rằng nếu phun theo ngưỡng mật độ rầy xanh hai
chấm là 1 con/lá thì chỉ cần phun 2 - 4 lần/vụ và cho lợi nhuận cao nhất trên cây bông vải.

Tại Pakistans, Pieter (1987) khuyến cáo nên phòng trừ rầy xanh hai chấm trước khi mật
độ đạt 2 con/lá. Việc phun thuốc trừ rầy xanh hai chấm trên bông vải thường được thực
hiện khi thấy lá hơi cong, bị nhăn và vàng hoặc khi mật số rầy non đạt 3,5 – 5,2 con/lá
(Rote và CTV,1985). Theo Dorshan Singh và CTV (1982) ước tính ngưỡng gây hại kinh
tế của rầy xanh trên bông là 5 rầy non/lá thì cần thiết phải có sự can thiệp của thuốc hóa
học.
Ở Ấn Độ thường sử dụng các nhóm thuốc hóa học gốc clo hữu cơ, lân hữu cơ,
carbamate và gốc cúc tổng hợp để phòng trừ rầy xanh hai chấm trên một số cây trồng.
Việc bọc hạt giống bằng các loại thuốc nội hấp như Disulfoton, Monocrotophos, Phorate,
Acephate và nhất là Imidachloprid có thể bảo vệ được cây bông khỏi sâu chích hút trong
8


vài tuần lễ đầu cây mới mọc và giảm khoảng 62 – 72% mật độ rầy xanh mà không ảnh
hưởng đến các loài bọ rùa bắt mồi (Surulunelu và CTV, 1998). Theo Munir và CTV
(2001) phun thuốc Methamidophos 60SL liều lượng 1000ml/ha và Monocrotophos
40WSC 1500 ml/ha có hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm đến mười ngày sau phun .
Trên đậu bắp, theo Kurnar và CTV (2001) xử lí hạt giống bằng thiamethosan và
carbosulfan 2 g/kg hạt giống giúp bảo vệ cây chống lại các côn trùng chích hút như rầy
non A. devastans và giảm việc phun thuốc hóa học. Theo Narottam (2006), phun
Endosulfan 35EC kết hợp với B.t 8L theo tỷ lệ 0,05 : 0,006 trừ rầy xanh hai chấm có hiệu
quả và năng suất đậu bắp cao.
2.1.2 Những nghiên cứu về rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ở Việt Nam
2.1.2.1 Phân bố, kí chủ và tác hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Ở nước ta rầy xanh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như đậu bắp, cà, ớt,
dâm bụt, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc. Trên cây bông vải, rầy xanh
hai chấm phát sinh và gây hại nặng ở những chân bông thiếu nước hoặc khô hạn.
Theo những nghiên cứu của Trần Thế Lâm (2005) ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã ghi
nhận được 9 loại cây trồng và cây dại là kí chủ của rầy xanh hai chấm đó là cây đậu bắp
(Abellmoschus esculentus), cây cà pháo (Solanum minimum), cây ké hao đào (Urena

lotaba), cây bịp giấm (Hisbiscus sabdariffa), cây cà gai (Solanum melongena), cây thầu
dầu (Ricinus communis), cây cối xay (Abutilon indicum), cây bông dại (Thespesia) và cây
hoa hướng dương (Helianthus annuus).
Ở Việt Nam, theo những nghiên cứu của Tôn Thất Trình (1974) trên bông vải, cho
thấy khi chích hút nhựa cây rầy xanh đã tiết ra chất độc làm lá uốn cong xuống dưới, rìa
lá bị đỏ và khô đi, lá rụng và làm giảm năng suất. Những thời kì cây bị rầy xanh hai chấm
gây hại nặng, tỷ lệ lá bị hại có thể lên đến 100% (Lương Minh Khôi, 1980).
Ở Miền Bắc Việt Nam, theo Vũ Công Hậu (1978) nhiều giống bông sẽ không trồng
được vào mùa mưa nếu không phun thuốc trừ rầy xanh hai chấm.

9


2.1.2.2 Thành phần thiên địch của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Ở nước ta thành phần thiên địch của rầy xanh hai chấm hầu như chưa được nghiên
cứu nhiều. Trên bông vải đã phát hiện 14 loài thiên địch của rầy xanh hai chấm, trong đó
nhóm nhện lớn bắt mồi là nhóm thường xuyên có mặt trên đồng, chưa phát hiện rầy xanh
hai chấm bị côn trùng kí sinh (Trần Thế Lâm, 2001).
Theo Nguyễn Thị Hai (1996) cho rằng thiên địch của rầy xanh hai chấm rất ít chỉ có
các loài bắt mồi như nhện lớn, bọ mắt vàng và bọ rùa.
2.1.2.3 Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Biện pháp canh tác
Trên bông vải, thời vụ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện và gây hại của rầy xanh hai
chấm A. devastans. Do đó gieo bông sớm và gieo tập trung khi rầy xanh hai chấm xuất
hiện thì cây bông đã lớn thì tác hại sẽ nhẹ hơn (Nguyễn Thị Toàn, 1989). Bên cạnh đó
việc sử dụng giống bông kháng là một trong những biện pháp quan trọng trong chương
trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bông ở Việt Nam. Theo Nguyễn Thơ và CTV
(1986) và Nguyễn Minh Tuyên (2001), sử dụng giống kháng rầy xanh hai chấm đã tránh
được việc phun thuốc hóa học sớm do đó bảo tồn được thiên địch trên ruộng bông, góp
phần khống chế sâu xanh phát triển thành dịch.

Biện pháp hóa học
Trên bông vải, xử lí hạt giống bằng thuốc Ghaucho 600 FS 3,6 g ai/ha có hiệu quả
tương đương với Ghaucho 70WS 3,5 g ai/ha trong điều kiện mùa mưa có hiệu lực trừ rầy
xanh hai chấm rất cao đạt 64 – 87%. Hiệu lực lực này kéo dài đến 75 ngày sau gieo
(Nguyễn Thơ và CTV, 1996). Các loại thuốc Karate 2,5EC với liều lượng 0,5 lít/ha,
Trebon 10 EC liều lượng 0,5 lít/ha có hiệu lực trừ rầy cao. Việc sử dụng thuốc trừ rầy
xanh hai chấm vào thời điểm cây bông được 80 ngày là cần thiết để bảo vệ năng suất
bông và không làm bùng phát sâu xanh.(Trần Thế Lâm, 2001).

10


2.2 Kết quả nghiên cứu trên thế giới về 1 số loài ong kí sinh trong họ ong Mymaridae
2.2.1 Một số đặc điểm hình thái của 1 vài loài ong trong họ ong Mymaridae
Họ ong Mymaridae bao gồm những loại côn trùng có ích, có kích thước nhỏ thường
chỉ dài 1mm, có râu rất dài, cánh dài, hẹp, có nhiều tua dài (Clausen 1940/1962). Bàn
chân có 4-5 đốt, phần bụng rộng được gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với thân thông qua eo
nhỏ hoặc cuống thân nhỏ dạng vòi (Gibson, 1993).
Họ ong Mymaridae được phân biệt với các họ ong kí sinh khác ở những đặc điểm
hình thái sau:
1. Kích thước cơ thể rất nhỏ, chiều dài cơ thể từ 0, 35 – 1, 8 mm.
2. Đầu có một đường khớp ngang dạng màng ở phía trước dưới hốc mắt và dọc theo
mí mắt.
3. Râu con cái thường hình chùy, con đực dạng sợi chỉ, gốc râu thường nằm gần mắt
khoảng giữa miệng và đỉnh đầu. Đốt cuối của râu thường được phân thùy làm đôi.
4. Cánh sau dạng thìa, nhỏ, hẹp phía trước và sau mép cánh có nhiều lông dài. Sự
phân bố gân cánh không rõ ở khoảng 1/3 cánh (ngoại trừ giống Arescon và Krokella).
5. Đốt bàn chân có 4-5 đốt.
2.2.2 Sự phân bố của họ ong Mymaridae
Họ ong Mymaridae phân bố rộng ở mọi vùng nhiệt đới (Gibson, 1993) với hơn 100

giống và 1400 loài đã được xác định.
Hubber đã công bố lịch sử phân loại với những đặc điểm sinh học và phổ kí chủ của
họ Mymaridae năm 1986, mỗi một giống trong họ Mymaridae có những khu vực phân bố
khác nhau.
Một số giống ở Bắc Cực đã được Schauff công bố năm 1984. Noyes và Valentin đã
thống kê các giống ở New Zealand năm 1989, Yoshimoto thống kê các giống ở New
World năm 1990.
Ở Bắc châu Mỹ đã ghi nhận được các giống sau Gonatocerus và Anaphes (Hubber,
1988, 1992), Acmopolynema (Schauff, 1981), Omyomymar (Schauff, 1983), Anagrus
(Gordh và Dunbar, 1977).
11


Ở Ấn Độ có khoảng 20 giống và 67 loài đã được ghi nhận (Mani, 1939; Narayaman,
Subba Rao và Kaur, Subba Rao và Mani và Saraswat, Subba Rao và Hayat, 1983).
Ở khu vực Bắc Phi có khoảng 20 giống đã được phát hiện, chúng thuộc hai họ phụ
Mymarinae và Aptinae (Annecke và Doutt, 1961).
Có khoảng 23 giống và 200 loài đã được ghi nhận ở Châu Âu.
2.2.3 Phổ kí chủ của một số loài ong trong họ ong Mymaridae
Các loài ong trong họ Mymaridae đều kí sinh trứng của các loài côn trùng khác,
trong đó có trứng của một số loài thuộc bộ cánh nửa cứng Hemiptera, bộ cánh đều
Homoptera, bộ cánh cứng Coleoptera, bộ hai cánh Diptera, bộ cánh thẳng Orthoptera và
bộ cánh vảy Lepidoptera. Ngoài ra một vài loài trong họ ong Mymaridae còn kí sinh trứng
của côn trùng sống trong dưới nước. Phổ kí chủ của họ ong Mymaridae đã được Hubber
công bố năm 1986, các loài trong họ ong Mymaridae được xem là những loài kí sinh
trứng của nhiều loài côn trùng phổ biến trên một số cây trồng nông nghiệp. Một vài loài
của giống Litus và Erythmelus được ghi nhận là kí sinh trứng của họ rầy xanh
Cicadellidae (Homoptera), họ bù lạch Thripidae, họ Tingidae và họ Miridae (Yoshimoto,
1984). Theo nghiên cứu của Subba Rao và CTV (1968) đã xác định được hai loài kí sinh
trứng rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là Anagrus empoasca và Arescon enocki.

Hầu hết các loài ong trong họ Mymaridae đều kí sinh trứng của những loài côn trùng
đẻ ở trong tế bào của cây, trong mô lá, phía dưới lớp vảy bảo vệ và trong đất (Gibbson,
1993). Loài Anagrus atomus L. là kí sinh trứng rầy xanh Empoasca dicipien (Cicadellidae
– Homoptera) (Komi Agboka và CTV, 2003). Loài ong Anagrus nilaparvata kí sinh trứng
rầy nâu Nilaparvata lugens (Delphacidae – Hemiptera) (Huai Yin Wang và CTV, 2008).
2.2.4 Vai trò quản lí sâu hại của một số loài ong trong họ ong Mymaridae
Một vài loài trong họ ong Mymaridae đã được nghiên cứu và sử dụng thành công
trong chương trình phòng trừ sinh học đối với một số loại côn trùng gây hại trên thế giới.
Phổ biến nhất là ong Anaphes nitens dùng để kiểm soát bọ đầu dài Gonipterus
scutellatus (Curculionidae – Coleoptera), một loại côn trùng gây hại nghiêm trọng trên

12


cây bạch đàn ở miền nam Châu Âu, Nam Phi, New Zealand và Nam Mỹ (Tài liệu
internet).
Năm 1904, một số lượng lớn các loài Anagrus frequens Perk, Paranagyrus optabilis
Perk và P. perforator Perk đã được đưa từ Hawaii sang Châu úc để thiết chương trình
phòng trừ sinh học kiểm soát rầy xanh trên mía (Tài liệu internet).
Ở Australia, New Zealand và Nam Phi, loài Anaphoidae nitens Gir. là một trong
những đối tượng phòng trừ sinh học có hiệu quả đối với bọ đầu dài Gonipterus
scutellarus Gyll.. Ở Argentia loài này cũng được dùng để kiểm soát bọ đầu dài
G. gibberus Bsd. trên cây bạch đàn (Tài liệu internet).
Ở Nam Phi, theo Tooke (1955) loài Patasson nitens (Girault) được biết đến nhiều
nhất có nguồn gốc từ Châu Úc dùng để kiểm soát bọ cánh cứng trên cây bạch đàn đạt hiệu
quả cao.
2.2.4 Một số đặc điểm sinh học của một vài loài ong trong họ ong Mymaridae
ÖChu kì sống của một số loài ong trong họ Mymaridae
Hầu hết các loài ong trong họ Mymaridae đều có chu kì sống ngắn. Loài Anaphes
nipponicus vòng đời từ 8 - 13 ngày phát sinh 5 - 6 thế hệ mỗi năm, loài Anagrus atomus

L. 16 ngày và loài Anaphoidae nitens 17 – 22 ngày (Clausen 1940 -1962).
Đặc điểm sinh học giai đoạn ấu trùng của họ Mymaridae đã được Granin nghiên cứu
năm 1869.
Theo Jackson (1961), trứng của các loài ong trong họ Mymaridae có nhiều hình
dạng hình oval dài, hình elip, dạng thoi, có cuống ngắn, thon hẹp dần ở một đầu. Trứng
thường rất nhỏ, đồng đều nhau, chiều dài 0,06 mm (trứng của loài Anagrus atomus) đến
0,25 mm (trứng của loài Prestwichia striaticorne). Thời gian phát dục của trứng thường
rất ngắn, ở loài Anaphoidae calendrae chỉ có 6 giờ và loài A. nitens chỉ từ 1-2 ngày.
Sâu non tuổi 1 thường có hai dạng: thứ nhất dạng túi thường gặp ở Anagrus và
Prestwichia aquatica, cơ thể có nhiều mấu, chỏm, và không có lông, thứ hai là dạng
mymariform thường gặp ở Polynema, Anaphes, Ooctomus và Anaphoidae, cơ thể thường
cong với một mấu chỏm ở đầu, có đuôi và nhiều lông cứng dài, đầu rộng và có nhiều
13


đường cong dạng nón có phần phía sau nhỏ hơn phần phía trước tượng trưng cho miệng,
phần ngực và bụng chia làm 6 - 8 đoạn khó phân biệt với những vòng ngang, có nhiều
lông dài trên lưng. Kích thước sâu non tuổi 1 từ 0,1- 0,3 mm.
Sâu non tuổi 2 có dạng “histriobdellid” (Dumbleton, 1934; Jackson, 1961), thường
gặp ở Anagrus, không có chức năng khí quản hay lỗ thở ở mọi tuổi của sâu non.
Đặc điểm sâu non ở giai đoạn trung gian có thể nhận biết được nhờ màu sắc
(Clausen, 1940). Sâu non Anaphoidae nitens 3 - 4 ngày tuổi có màu hơi vàng. Vật chủ
chứa sâu non và nhộng của Anagrus có màu đỏ sáng hoặc vàng. Màu sắc của sâu non
Polynema striaticorne trong trứng của Coresa là kết quả lắng đọng các sắc tố trên mặt
lưng của noãn hoàng. Thời gian phát dục của sâu non thường ngắn, ở loài Anaphoidae
nitens chỉ từ 6-8 ngày.
Ö Tập tính tìm kiếm và đẻ trứng của một số loài ong trong họ Mymaridae
Theo những ghi nhận của Clausen (1940 - 1962) thời gian sống của các con trưởng
thành trong họ Mymaridae thường ngắn, ở một vài loài con cái có thể đẻ ngay sau khi vũ
hóa . Do đó khả năng tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng là tập tính quan trọng để thích nghi ở

hầu hết các loài ong trong họ Mymaridae. Hiệu quả tìm kiếm vật chủ càng cao thì khả
năng đẻ trứng kí sinh càng lớn (Komi Agbeboka và CTV, 2003).
Theo nghiên cứu của Komi Agbeboka và CTV (2003) về ong Anagrus nigriventri kí
sinh trứng rầy xanh (Cicadellidae – Homoptera) cho thấy ong cái A. nigriventris có khả
năng phân biệt một cách nhanh chóng các cây có chứa trứng của C. tenellus, chúng dùng
râu dò tìm trên thân cây ở những vết nứt hay vết sẹo do quá trình đẻ trứng của rây cái
Circulifer tenellus để lại và đẻ trứng vào đó. Sự tìm kiếm thường rất nhanh và chính xác.
Đa số các ong cái trong họ Mymaridae đều thích đẻ trứng vào vật chủ còn ít tuổi, sâu
non của ong kí sinh thường không phát triển được nếu vật chủ quá lớn (Strand, 1986).
Hầu hết các loài trong họ Mymaridae đều kí sinh đơn tính nhưng kí sinh theo đàn
cũng xảy ra ở một vài loài (Jackson, 1956).
Một số loài trong họ ong Mymaridae còn kí sinh trứng của côn trùng sống trong
nước (các giống Anagrus, Caraphractus, Prestwichia).
14


Khả năng đẻ trứng của các loài ong trong họ Mymaridae thường thấp. Loài
Prestwichia striaticorne đẻ từ 18 – 20 trứng, loài Anaphes nipponicus đẻ 26 trứng, số
lượng trứng ở hầu hết các loài thường không vượt quá 100 (Clausen, 1940 - 1962).

15


×