Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY Ở VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009B TẠI XÃ TÂN HIỆP, HUYỆN HÓC MÔN, TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY Ở
VỤ ĐÔNG XUÂN 2008- 2009B TẠI XÃ TÂN HIỆP,
HUYỆN HÓC MÔN, TP. HCM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN THỪA
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009


KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA 7 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY Ở VỤ ĐÔNG XUÂN 2008- 2009
TẠI XÃ TÂN HIỆP, HUYỆN HÓC MÔN, TP. HCM

Tác giả

NGUYỄN VĂN THỪA

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ CAO XUÂN TÀI

TP. HỒ CHÍ MINH


Tháng 08/2009
i


CẢM TẠ
Đề hoàn thành đề tài tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Thầy Cao Xuân Tài đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt qua trình thực hiện
đề tài.

-

Ban giám hiệu trường, ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể quý thầy cô đã nhiệt
tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tại trường.

-

Quý thầy, cô, ở công ty cổ phần Hóc Môn.

-

Các bạn bè đã động viên và giúp đỡ trong thời gian làm thí nghiệm.

-

Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

TP.HCM, ngày … tháng …năm….


Nguyễn Văn Thừa

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của 7
giống lúa ngắn ngày trong vụ Đông Xuân 2008- 2009 tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc
Môn, Tp HCM ” Được thực hiện tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp HCM, từ ngày
19/01/2009 đến ngày 03/05/2009 nhằm lựa chọn ra giống tốt cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh tốt và thích hợp với điều kiện canh tác của địa
phương.
Thí nghiệm gồm 7 giống lúa: OM 4900, VND 99-3 (D/C), OM 6377, OM 4498,
OM 6561, OM 4088, OM 4218. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên đơn yếu tố với 21 ô thí nghiệm, mỗi ô có diện tích 4x5m = 20 m2 và được bố trí
3 lần lập lại.
Kết quả thu được:
+ Các giống có thời gian sinh trưởng biến thiên từ 95-101 NSKG, trong đó
giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống OM 6561 (101 NSKG), kế đó là giống
OM 6377 (100 NSKG) và giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống OM 4088
(95 NSKG). Nhìn chung các giống có dạng hình gọn, thấp cây kháng tính đổ ngã,
chiều cao biến động từ 92,13 cm đến 103,40 cm.
+ Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có tính kháng sâu đục thân, bệnh
vàng lá khá tốt, chỉ riêng giống OM 4498 là có tính kháng cấp 3 đối với bệnh vàng lá
và có tính kháng khá tốt với đạo ôn, sâu cuốn lá và rầy nâu, chỉ có giống VND 99-3 là
có tính kháng đạo ôn cấp 5, các giống còn lại trong thí nghiệm có tính kháng cấp 3 đối
với đạo ôn.
+ Năng suất của các giống biến thiên từ 5,40 tấn/ha đến 7,433 tấn/ha, trong đó
có 2 giống cho năng suất cao nhất là OM 6377 (7,433 tấn/ha) và giống OM 6561
(6,800 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng VND 99-3 (6,300 tấn/ha), đây là 2 giống có

triển vọng nhất trong 7 giống thí nghiệm.

iii


MỤC LỤC
Nội dung .............................................................................................................TRANG
Trang tựa..........................................................................................................................i
CẢM TẠ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... ..iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ và danh sách các hình ............................................................ viii
Danh sách các bảng số liệu và các bảng thống kê........................................................ ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. 1 Đặt vấn đề................................................................................................................1
1. 2 Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................2
1. 2. 1 Mục đích ..............................................................................................................2
1. 2. 2 Yêu cầu ................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2. 1 Nguồc gốc và phân loại ...........................................................................................3
2. 1. 1 Nguồn gốc ...........................................................................................................3
2. 1. 2 Phân loại ..............................................................................................................3
2. 2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới ....................................................................4
2. 3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong nước ............................................7
2. 3. 1 Tình hình sản xuất ...............................................................................................7
2. 3. 2 Những nghiên cứu trong nước.............................................................................7
2. 4 Tình hình huyện Hóc Môn .....................................................................................8
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU ................................11
3. 1. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................11

3. 1. 1 Yếu tố khí tượng thủy văn.................................................................................11
3. 1. 2 Yếu tố đất đai.....................................................................................................13
3. 1. 3 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................14
3. 2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................14
iv


3. 2. 1 Kiểu bố trí thí nghiệm........................................................................................14
3. 2. 2 Biện pháp kỹ thuật canh tác chính.....................................................................15
3. 2. 2. 1 Làm mạ và cấy...............................................................................................15
3. 2. 2. 2 Phân bón .......................................................................................................16
3. 2. 2. 3 Làm cỏ ..........................................................................................................16
3. 2. 2. 4 Phun thuốc .....................................................................................................16
3. 2. 2. 5 Thu hoạch ......................................................................................................16
3. 3 Chỉ tiêu theo dõi và Phương pháp thu thập số liệu................................................16
3. 3. 1 Các chỉ tiêu hình thái.........................................................................................16
3. 3. 1. 1 Thân lúa .........................................................................................................16
3. 3. 1. 2 Lá ...................................................................................................................17
3. 3. 1. 3 Bông...............................................................................................................17
3. 3. 1. 4 Hạt lúa............................................................................................................18
3. 3. 2 Các chỉ tiêu nông học ........................................................................................18
3. 3. 3 Chỉ tiêu sinh lý...................................................................................................18
3. 3. 3. 1 Chỉ số diện tích lá ..........................................................................................18
3. 3. 3. 2 Trọng lượng chất khô ....................................................................................19
3. 3. 3. 3 Hệ số kinh tế .................................................................................................19
3. 3. 4 Chỉ tiêu sâu bệnh hại .........................................................................................19
3. 3. 5 Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất .......................................21
3. 3. 6 Các chỉ tiêu về phẩm chất..................................................................................21
3. 4 Phương pháp xử lý thống kê..................................................................................21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................22

4. 1 Đặc điểm hình thái.................................................................................................22
4. 1. 1 Thân lúa .............................................................................................................22
4. 1. 2 Lá lúa .................................................................................................................25
4. 1. 3 Bông lúa.............................................................................................................26
4. 1. 4 Hạt lúa ...............................................................................................................26
4. 1. 4. 1 Hình dạng hạt ................................................................................................26
4. 1. 4. 2 Màu sắc hạt lúa..............................................................................................27
4. 2 Các đặc tính nông học ...........................................................................................27
v


4. 2. 1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục ..............................................................27
4. 2. 2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao.......................................................28
4. 2. 3 Động thái và tốc độ đẻ nhánh ...........................................................................30
4.3 Các chỉ tiêu sinh lý .................................................................................................32
4. 3. 1 Động thái và tốc độ tích lũy chất khô ...............................................................32
4. 3. 2 Hệ số kinh tế ......................................................................................................35
4. 3. 3 Chỉ số diện tích lá ..............................................................................................35
4. 4 Tính chống chịu sâu bệnh......................................................................................36
4. 5 Chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất..................................................37
4. 5.1 Số bông/m2 .........................................................................................................37
4. 5. 2 Tổng số hạt/bông ..............................................................................................38
4. 5. 3 Tỷ lệ lép ............................................................................................................38
4. 5. 4 Số hạt chắc/bông................................................................................................39
4. 5. 5 Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................39
4. 5. 6 Năng suất lý thuyết............................................................................................39
4. 5. 7 Năng suất thực thu.............................................................................................40
4. 5. 8 Phẩm chất hạt gạo..............................................................................................40
4. 5. 9 các giống có triển vọng......................................................................................41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................42

5. 1 Kết luận..................................................................................................................42
5. 2 Đề nghị ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................44
PHỤ LỤC .....................................................................................................................45

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMS: Cytoplasmic male sterility (bất dục đực)
CV: Coefficient of variation
D/C: Đối chứng
FAO: Food and agriculture organization of the united nations
GA3: Gibbrelic acid
HI: Harvert index
IR: international Rice
IRRI: International Rice Research institute (viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế)
LAI: Leaf area index
NSC: Ngày sau cấy
NSKG: Ngày sau khi gieo
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Danh sách các biểu đồ ...............................................................................................42
Biểu đồ 4. 1: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm..................................31
Biểu đồ 4. 2: Động thái tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm .....................33

Biểu đồ 6. 1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm......................45

Biểu đồ 6. 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ..................45
Biểu đồ 6. 3: Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................................46
Biểu đồ 6. 4: Tốc độ tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm ..........................46
Bểu đồ 6. 5: Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm ....................................47
Biểu đồ 6. 6: Tương quan giữa năng suất thực tế và năng suất lý thuyết ....................47
Danh sách các hình ....................................................................................................46
Hình 4. 1: Giống OM 6377...........................................................................................22
Hình 4. 2: Giống OM 6561...........................................................................................25
Hình 6. 1: Giống OM 4900 .........................................................................................48
Hình 6. 2: Giống VND 99-3 .......................................................................................48
Hình 6. 3: Giống OM 4498 ..........................................................................................49
Hình 6. 4: Giống OM 4088...........................................................................................49
Hình 6. 5: Giống OM 4218 ..........................................................................................50

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
VÀ CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2. 1 Diễn biến ngành trồng trọt của xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn,Tp.HCM .......9
Bảng 3. 1: Số liệu khí tượng tháng 1- tháng 5 năm 2009 ở vùng Nam Bộ ..................11
Bảng 3. 2: Phân loại đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn Tp.HCM ..........................13
Bảng 4. 1: Đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm ......................................24
Bảng 4. 2: Giai đoạn sinh trưởng và phát dục của các giống lúa thí nghiệm...............27
Bảng 4. 3: Động thái tăng trưởng chiều cao cúa các giống lúa thí nghiệm (cm) .........28
Bảng 4. 4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm (cm/ngày)...........29
Bảng 4. 5: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ( nhánh/bụi ) ...............30
Bảng 4. 6: Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa (nhánh/bụi/ngày) ................................31

Bảng 4. 7: Động thái tích lũy chất khô (gram/bụi).......................................................32
Bảng 4. 8: Tốc độ tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm (gram/bụi/ngày) ...34
Bảng 4. 9: Hệ số kinh tế của các giống lúa thí nghiệm ................................................35
Bảng 4. 11: Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm . ....................................36
Bảng 4. 10: Tính chống chịu sâu bệnh của các giống thí nghiệm................................37
Bảng 4. 12: Kết quả thống kê của các giống lúa thí nghiệm........................................38
Bảng 4. 13: Chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của các giống thí nghiệm .............................40
Danh sách các bảng thống kê ....................................................................................51
Bảng 6. 1: Tổng số hạt/bông.........................................................................................51
Bảng 6. 2: Số bông/m2 ..................................................................................................51
Bảng 6. 3: Tỷ lệ lép ......................................................................................................52
Bảng 6. 4: Số hạt chắc/bông .........................................................................................53
Bảng 6. 5: Tỷ lệ chắc/bông...........................................................................................54
Bảng 6. 6: Trọng lượng 1000 hạt .................................................................................55
Bảng 6. 7: Năng suất lý thuyết .....................................................................................56
Bảng 6. 8: Năng suất thực thu ......................................................................................57

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề trồng lúa nước là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất của
nông dân Việt Nam nói riêng và của nông dân Châu Á nói chung. Ở Việt Nam cây lúa
là cây lương thực cung cấp sản phẩm chủ yếu cho cả nước, là sự sống của hơn nữa bộ
phận người dân trên thế giới, đồng thời là cây lương thực quan trọng nhất trong các
bữa ăn của hàng triệu người dân Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh sống ở trong
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Hiện nay tổng sản lượng lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam đang chiếm vị trí thứ 2

trên thế giới (theo IPSARD và SGTT, tháng 2 năm 2009), vẫn còn đứng sau Thái Lan.
Nguyên nhân là do: Thứ nhất là do diện tích canh tác bị thu hẹp do xu thế đô thị hóa
nông nghiệp nông thôn, ruộng đất canh tác lúa trước đây được quy hoạch đưa vào để
xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư. Thứ 2 là do tập quán canh tác của nông
dân, có những người dân sử dụng liên tục một giống canh tác trong nhiều năm do đó
dẫn đến tình trạng thoái hoá giống, làm giảm chất lượng của giống, giảm khả năng
kháng sâu bệnh, làm lạc mất nguồn gen tốt, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa như:
kỹ thuật canh tác.
Gần đây Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giớí WTO, sự kiện này đã mở ra cơ hội cũng như là thách thức
đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản suất lúa gạo nói riêng. Việt Nam
phải nắm bắt cơ hội vượt qua những thử thách để đứng vững trên thị trường lúa gạo
quốc tế thì ngành lúa gạo Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, chuyển giao nhanh những kỹ thuật mới đến
người nông dân; Trong đó ưu tiên trên hết đó là công việc chọn tạo giống mới cho
năng suất cao, phẩm chất tốt và kháng với một số sâu bệnh hại phổ biến.

1


Huyện Hóc Môn là 1 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh với diện
tích 10.943,38 ha. Trong đó diện tích chuyển mục đích sử dụng đất 1.454,08 ha bao
gồm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 939,81 ha, chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 239,83 ha, đất phi nông nghiệp không thu
tiền sử dụng chuyển sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng không phải đất ở
239,83 ha, đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở 34,61 ha. Ở vùng
này trồng lúa chủ yếu là 2 vụ trong năm chủ yếu là tự cung tự cấp. Hiện nay diện tích
đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm đi đồng thời dân số lại tăng dần lên. Do đó
sức ép đối với ngành trồng lúa ngày càng nặng, cho nên vùng này cần phải có biện
pháp để nâng cao năng suất, phẩm chất, tính kháng của các giống lúa lên hơn nữa thì

mới có thể đáp ứng được nhu cấu hiện nay. Mà biện pháp chọn tạo giống tốt là một
biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất.
Từ những yêu cầu nói trên, được sự đồng ý của khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm Tp.HCM và hội đồng hướng dẫn thực hiện đề tài :
“Khảo sát sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của 7 giống lúa ngắn ngày
trong vụ Đông Xuân 2008- 2009 tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp.HCM”.
1. 2 Mục đích và yêu cầu
1. 2. 1 Mục đích
- Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và các đặc tính nông sinh học của các
giống lúa thí nghiệm.
- Xác định giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh và thích
nghi với điều kiện sinh thái của địa phương.
1. 2. 2 Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các số liệu cần thiết cho từng giống ở các lần lập lại.
- Xử lý, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu thu thập được.
- Rút ra được ưu điểm, khuyết điểm của các giống lúa thí nghiệm và đề nghị
giống có triển vọng cho địa phương để đưa vào sản xuất.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2. 1 Nguồc gốc và phân loại
2. 1. 1 Nguồn gốc
Cây lúa có nguồn gốc lịch sử lâu đời, trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến
Đông Bắc Ân Độ (Vào khoảng 8000 năm trước đây).
Đa số các tài liệu nghiên cứu về cây lúa của thế giới đều thống nhất là nguồn
gốc của cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á cơ sở của ý kiến này là:
+ Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á.

+ Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng phát triển. Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện
nay đang có mặt trong các nước Đông Nam Á.
+ Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất
hiện ở các nước Đông Nam Á như ở Trung Quốc, từ năm 1742 đã có nói rằng nghề
trồng lúa đã có ở Trung Quốc từ 2800 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ nghề trồng
lúa có từ 1000 năm trước công nguyên và sau đó lan sang các nước Ai Cập, Châu Âu
Châu Phi, Châu Mỹ.
+ Về phương diện thực vật học lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua quá trình
chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một đặc
tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xoè, phân hoá phát dục
hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ rụng hạt, hạt nhỏ có râu, bông xoè (Lê Minh
Triết. 2006)
2. 1. 2 Phân loại
Cây lúa thuộc:
+ Họ: Graminae
+ Loại: Oryza
+ Loài:Oryza sativa
3


Hiện nay có hơn 28 loài hoang dại đã được định danh, có tổng nhiễm sắc thể là
từ 24 - 48n. Năm 1963, các nhà di truyền học đã công nhận còn 19 loài, trong đó loài
Oryza sativa và Oryza glaberrima là hai loài lúa trồng còn lại là lúa dại, phổ biến nhất
là loài Oryza sativacons, Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi và có
năng suất thấp (Lê Minh Triết, 2006).
2. 2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Cải tiến tiềm năng năng suất đây là một đặc điểm quan trọng nhất được chú ý
ngay trong những năm đầu. Tính đến những năm 60, trên thế giới đã đạt được những
thành tựu nổi bật trong việc lai tạo các giống lúa lai, cho năng suất cao, thấp cây,

không đổ ngã, mẫn cảm với phân bón. Nếu việc áp dụng thành công cải tiến, tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đều đó không chỉ đem lại lợi ích thiết thực trong sản xuất nông
nghiệp của nông dân mà ngay các nhà lãnh đạo cũng quan tâm để định hướng sản xuất
nông nghiệp cho từng vùng cho hợp lý. Gần đây thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới
đòi hỏi gắt gao về chất lượng gạo cho nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
về giống lúa cũng như về kỹ thuật canh tác là một yếu tố rất cần thiết để các nhà khoa
học quan tâm.
- Theo chương trình cải tiến giống lúa cho vùng thâm canh của IRRI gồm 3 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1: Phát triển những giống thấp cây, chịu phân đạm, có thân cứng,
đẻ nhánh cao và có lá xanh đậm.
+ Giai đoạn 2: Kết hợp với những gen kháng với nhiều loại sâu bệnh hại.
+ Giai đoạn 3: Kết hợp giống chín sớm với dạng cây thấp và kháng nhiều sâu
bệnh vào giống có dạng cây cải tiến.
- Sơ lược về lịch sử nghiên cứu lúa về phân loại.
+ Năm 1930, Kato đã phân biệt trong loài O.sativa hai nhóm chung lớn Oryza
sativa proles indica và Oryza sativa proles jabonica, có những đặc điểm khác nhau về
hình thái cây, kích thước hạt, thành phần hạt, sự phân bố địa lý của các giống trồng ở
mỗi nhóm và hiện tượng khó tạp giao của hai nhóm này.
+ Năm 1943 Gutschin trên cơ sở phân loại của Kato đã phân biệt thêm hai nhóm
phụ nữa: Nhóm communis có hạt thông thường và nhóm brevis có hạt ngắn.
4


- Các thành tựu của việc nghiên cứu lúa trên thế giới:
+ Cách mạng xanh nổ ra trong những thập niên 60 chủ yếu là lai tạo giống lúa tốt
cụ thể :
* Năm 1966 viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cho ra giống lúa tạp giao đầu
tiên IR8 là kết quả tạp giao giữa giống thấp cây của Đài Loan (Giống deo- geowogen) với giống lúa cao peta của Indonesia. Giống IR8 là giống thấp cây, dáng khoẻ,
chịu phân, không phản ứng ánh sáng và chống chịu cao hơn giống lúa thấp cây của

Đài Loan như: TN1 và nhất là cho năng suất cao ở nhiệt đới 5 - 6 tấn/ha vào mùa mưa
và 7 - 9 tấn/ha vào mùa khô. IR8 được nhập vào Ấn Độ, đưa cuộc cách mạng xanh
phát triển nhanh hơn, theo sau Ấn Độ các nước trồng lúa ở Nam Á và Đông Nam Á
cũng nhập vào sản xuất.
* Đến năm 1988 IRRI đã phổ biến giống IR đến IR74. Các nước cũng đã tạo ra
178 giống mới có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với mỗi địa phương. Tính
đến 1990, sản lượng thóc ở các vùng áp dụng cách mạng xanh đã tăng gấp đôi so với
năm trước, gần bắt kịp tốc độ tăng dân số của vùng này.
+ Lúa lai
Vào thập kỷ 70, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc sử dụng ưu thế lai F1
với lúa. Việc này cũng có tác dụng cụ thể đến năng suất lúa của Trung Quốc. Ngô lai
F1 và lúa lai F1 là hai thành tựu lớn về di truyền và chọn giống ở thế kỷ 20, do ngô và
lúa có diện tích cao trên thế giới chỉ kém lúa mì và là 2 cây cốc quan trọng dùng làm
lương thực cho người hay thức ăn gia súc (lúa 148,8 triệu ha, ngô 193,3 triệu ha, lúa
mì 601 triệu ha với năng suất bình quân thế giới: Ngô 40 tạ/ha, lúa 35tạ/ha, lúa mì
25tạ/ha).
Sau vài năm nghiên cứu, năm 1973 giống lúa lai F1 bắt đầu được phổ biến ở
Trung Quốc. Gọi là lai 3 dòng vì phải dùng 3 dòng lúa để tạo ra hạt lai. Lúa lai dựa
trên cơ sở tính bất dục của tế bào đực (Cytoplasmic male sterelity) (CMS).
* Dòng CMS(dòng A) làm mẹ.
* Dùng dòng phục hồi (dòng R) làm bố.
* Dùng dòng duy trì (dòng B) để duy trì hiệu lực của dòng bất dục.
Phối hợp các dòng này sẽ tạo ra được hạt lúa lai F1.

5


Lúa lai được mở rộng diện tích gieo trồng khá nhanh ở Trung Quốc sau khi
được đưa vào sản xuất. Năm 1973 mới có 373 ha trồng lúa lai. Năm 1988 lúa lai đã
được trồng trên 11 triệu ha, chiếm khoảng 33% diện tích lúa cả nước. Năm 1991, diện

tích lúa lai đã là 14 triệu ha. Năm 1993 diện tích lúa lai đã lên tới 19 triệu ha, chiếm
65% diện tích lúa của Trung Quốc. Với ưu thế lai, lúa lai sinh trưởng mạnh, tích lũy
nhiều chất khô, có chỉ số thóc/rơm rạ cao. Nó còn chịu phân đạm, phản ứng tốt với
thâm canh và cho năng suất cao hơn 20% so với các giống lúa tốt khác. So với các
giống lúa thấp cây mà viện lúa quốc tế đã rạo ra trong những điều kiện bình thường,
lúa lai cho năng suất cao hơn 1 tấn/ha, có nơi cao hơn 1,5 - 2 tấn/ha. Hiệu quả của lúa
lai càng rõ ở các vùng có năng suất lúa thấp. Lúa lai đã góp phần tăng năng suất bình
quân của Trung Quốc vốn đã khá cao. Năng suất này là 32 tạ/ha năm 1971; 42 tạ/ha
năm 1981 và 57 tạ/ha năm 1991. Như vậy là với lúa lai, năng suất lúa của Trung Quốc
đã bắt kịp năng suất của Nhật Bản, của Hàn Quốc và của Mỹ (từ 55 - 60 tạ/ha) nhưng
trên diện tích rộng hơn nhiều, rộng hơn đến hàng chục lần. Trung Quốc cũng đã có
tiến bộ rõ trong việc sản xuất hạt lai. Những năm đầu sản xuất hạt lai F1 chỉ đạt 1 - 1,5
tấn/ha. Năm 1980 đã tăng lên 2,3tấn và năm 1993 đạt 4,5 tấn với đỉnh cao là 6,5 tấn.
Sản xuất hạt lai trước kia có năng suất thấp nên giá thành hạt lai thường cao. Lúa lai
do vậy thường dùng để cấy. Với hạt lai có năng suất cao hơn và giá rẻ hơn có ý kiến đề
xuất là có thể phấn đấu đưa diện tích trồng lúa lai trên thế giới lên tới 70 triệu, bằng
nữa diện tích lúa thế giới để tăng sản lượng lúa toàn cầu. Lại cũng có khả năng dùng
hạt lúa lai để gieo thẳng, tiến tới công nghệ trồng lúa hiện đại mà viện lúa quốc tế
(IRRI) đã đề xuất cho thế kỷ 21: Chuyển cấy sang sạ thẳng, vừa đỡ tốn công, vừa tăng
năng suất (Bùi Huy Đáp, 2006).
+ Kiểu hình mới của cây siêu lúa
Vào tháng 10 năm 1994, viện lúa IRRI đã tuyên bố sẽ hoàn tất giống siêu lúa
qua 3 tờ báo New york time, international herald tribune và tạp chí tham. Viện đã đưa
ra chiến lược tạo ra siêu lúa gồm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Tạo ra giống lúa có năng suất từ 12 - 13 tấn/ha bằng cách lai
tạo giữa loài lúa Indica và lúa Japonica nhiệt đới có tính chất di truyền khác xa nhau.
* Giai đoạn 2: Tạo ra tổ hợp lúa lai của siêu lúa hay “Siêu lúa lai” để đưa
năng suất từ 12 - 13 tấn/ha lên 15 tấn/ha nhờ tính chất ưu thế lai.
6



Viện lúa IRRI đã tạo ra rất nhiều dạng siêu lúa và đã được đem ra thử nghiệm ở
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên đặc điểm của siêu lúa còn mắc một số nhược điểm:
* Số nhánh hữu hiệu ít, biến động từ 6 - 11 nhánh/bụi so với 20 - 25 nhánh
đối với giống lúa cải tiến hiện nay.
* Siêu lúa chưa thành công ở các vùng nhiệt đới và còn gặp 3 trở ngại lớn
khác là nhiều lép, chất lượng gạo kém và bị sâu bệnh nhiều, nhất là rầy nâu (Trần văn
Đạt, 2005).
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong nước
2.3.1 Tình hình sản xuất
Việt Nam nằm từ vĩ tuyến 80 đến 230 Nam, có dân số trên 82 triệu người với
dân sản xuất nông nghiệp chiếm 66%. Lúa gạo là thức ăn chính của người dân Việt
Nam, đồng thời nước ta còn nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát dục của cây lúa. Vì vậy hầu hết các địa phương đều có trồng lúa, trừ
những vùng cao không có hệ thống thủy lợi, người ta phải làm lúa cạn. Và do vị trí địa
lý ở nước ta chạy dọc theo bờ biển, địa hình và địa thế cao thấp khác nhau có điều kiện
khí tượng thủy văn khác nhau, nên hình thành các vụ lúa và các vùng trồng lúa khác
nhau. Nhìn chung vùng trồng lúa nước ta có thể chia làm 3 vùng lớn là:
* Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
* Vùng lúa ở Trung và Nam Trung Bộ (Duyên Hải Miền Trung).
* Vùng lúa ở miền Nam (Lê Minh Triết, 2006).
Nước ta sản xuất lúa lai đứng vào hàng thứ 2 sau Trung Quốc, với 0,5 triệu ha
trong năm 2003 và năng suất bình quân 6,5 tấn/ha. Việt Nam có 3 mùa lúa: Lúa mùa,
lúa Đông - Xuân, lúa Hè - Thu (Trần Văn Đạt, 2005).
2.3.2 Những nghiên cứu trong nước
Việt Nam cũng là 1 trong những quốc gia được thừa hưởng thành tựu của cách
mạng xanh để lại. Trước tiên là miền Nam và sau là miền Bắc. Miền Bắc đã tiếp thu
khá mau lẹ với lúa thần nông ở miền Bắc và lúa NN8 cùng các giống NN khác từ IRRI
nhập về (IR36, IR20). Ở miền Bắc, cùng với một số dòng mới được tách ra và nhân
lên từ IR8 và một số giống thấp cây do cán bộ ta lai tạo. Việc này càng được đẩy mạnh

sau khi đất nước thồng nhất, với việc đổi các vụ lúa tháng 3 và tháng 8 ở Trung và
7


Nam Trung Bộ thành các vụ lúa Đông-Xuân và lúa Hè-Thu và thay đổi chế độ canh
tác lúa một vụ mùa ở Đồng Bằng Sông Cữu Long (DBSCL) bằng chế độ hai vụ lúa vụ
Đông - Xuân và vụ Hè - Thu. Các vụ lúa mới đều trồng các lúa mới thấp cây, thích
hợp với điều kiện sinh thái ở từng nơi. Do đó mà sản lượng thóc từ 10,8 triệu tấn năm
1976 đã tăng lên 62,3 triệu tấn năm 1996 trong cả nước, với năng suất từ 22,3 tạ/ha
năm 1976 tăng lên 38 tạ/ha năm 1996. Riêng Đồng Bằng Sông Cữu Long có sự
chuyển biến khá rõ. Đồng Tháp Mười năm 1987 có 312.887 ha trồng lúa quảng canh
với giống lúa nổi. Đến 1990 với Cách Mạng Xanh đã làm hai vụ lúa Đông - Xuân và
Hè - Thu với các giống lúa mới thấp cây đã đạt diện tích trồng lúa 635.333 ha, với sự
đầu tư của nhà nước hàng trăm tỷ đồng làm thủy lợi và kênh mương nội đồng, chưa kể
công sức của nông dân bỏ ra. Sản lượng thóc của cả Đồng Bằng Sông Cữu Long từ
6,98 triệu tấn năm 1976 đã tăng lên 9,6 triệu tấn năm 1985, 13 triệu tấn năm 1990 và
15 triệu tấn năm 1996 (Bùi Huy Đáp, 1999), 17,5 triệu tấn 2003 và đạt 18,5 triệu tấn
2005 (Lê Minh Triết. 2006). Ngoài việc áp dụng những thành tựu Cánh Mạng Xanh, ở
nước ta còn đẫy mạnh nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất, sau đây là một số nghiên
cứu chủ yếu:
+ Năm 1990 thành tựu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, viện lúa Đồng
Bằng Sông Cữu Long đã triển khai chương trình nghiên cứu cải thiện cơ cấu cây trồng
ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau với 2 địa điểm Thốt Nốt và Vĩnh
Châu chọn cho mỗi vùng. Nội dung nghiên cứu của chương trình gồm:
* Phát triển các giống lúa và vụ mùa thích hợp.
* Xác định cây màu có hiệu quả kinh tế cao.
* Nghiên cứu hệ thống luân canh lúa - màu.
* Xây dựng cơ cấu cây trồng trong hệ thống nông trại (Nghiên cứu lúa, 2002)
+ Kỹ thuật gia tăng năng suất hạt lúa lai F1.
Hiện nay mặc dù lúa lai đã được trồng trên khoảng 13 triệu ha ở Trung Quốc

nhưng kỹ thuật vẫn chưa được áp dụng rộng rải ở các quốc gia khác. Một trong những
khó khăn còn tồn tại là do năng suất hạt lai vẫn còn rất thấp. Để tạo điều kiện cho việc
phát triển trồng lúa lai trên diện rộng, cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất hạt lai
hữu hiệu, giá thành hạ.

8


Đáp ứng yêu cầu trên, một số biện pháp kỹ thuật nhằm gia tăng năng suất hạt
lúa lai đã được nghiên cứu, gồm có: Cắt lá cờ, kéo dây, xử lý chất kích thích sinh
trưởng, xác định tỉ lệ thích hợp giữa các hàng cây cha và cây mẹ.
Kết quả cho thấy biện pháp cắt lá cờ làm tăng tỷ lệ thụ phấn trung bình 43,2%
và tăng năng suất hạt lai F1 38,7%. Kéo dây 3- 4% tăng năng suất lên 60,8%, phun
Gibbrellic acid (GA3) ở mức 60ppm lúc lúa trổ 2% làm tăng tỉ lệ thụ phấn 60,5% và
tăng năng suất 60,8%. Phun urea (1%) lúc lúa trổ 2% cho hiệu quả thấp hơn so với phun
GA3. Hiệu quả của các biện pháp áp dụng riêng lẻ có thể được xếp hạng như sau: Phun
GA3 = kéo dây > urea = cắt lá cờ (Nghiên cứu lúa, 1992).
+ Phân hữu cơ cho lúa cao sản
Hơn 40 năm qua, nhờ hiệu quả nhanh và rõ, phân hóa học đã trở nên thông
dụng và làm phai nhạt giá trị của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện
nay phân hữu cơ đang được chú ý lại vì nó có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì
nhiêu của đất, thúc đẩy sự sống của các loài vi sinh vật trong đất. Phân hữu cơ góp
phần cải thiện điều kiện nước và không khí trong đất cho cây trồng, giúp cây tăng
cường sức đề kháng sâu bệnh do đó tăng chất lượng nông sản và tăng giá trị nông sản
hàng hoá.
Kết quả nghiên cứu phân hữu cơ cho lúa ở viện lúa Đồng Bằng Sông Cữu Long
từ 1985 đến nay cho thấy phân bón hữu cơ làm tăng năng suất lúa rõ rệt. Mỗi tấn phân
chuồng cho tăng 100 - 150 kg lúa/ha. Bón 6 tấn phân chuồng phối hợp với 60 kgN/ha
cho năng suất lúa cao và ổn định. Bón phân xanh cũng có hiệu quả rõ, mỗi tấn phân
xanh làm tăng từ 150 - 200 kg lúa/ha. Bón từ 3 - 6 tấn phân xanh phối hợp với 60

kgN/ha cho năng suất cao và ổn định rơm rạ sau khi thu được dùng làm nấm, bón vào
ruộng cũng làm tăng năng suất thấy khá rõ. Mỗi tấn rơm rạ làm tăng 50 - 60 kg lúa/ha.
Phân hữu cơ là nguồn phân tại chỗ, biết sử dụng tốt sẽ tiết kiệm được một phần
ngoại tệ nhập phân hoá học, hạn chế được sự nghèo kiệt dinh dưỡng đất do sử dụng
phân hoá học liên tục.
2.4 Tình hình huyện Hóc Môn
Huyên Hóc Môn là 1 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh với diện
tích 10.943,38 ha. Trong đó diện tích chuyển mục đích sử dụng đất 1.454,08 ha bao
9


gồm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 939,81 ha, chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 239,83 ha, đất phi nông nghiệp không thu
tiền sử dụng chuyển sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng không phải đất ở
239,83 ha, đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở 34,61 ha.
Qua bảng 2.1: Cho thấy đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp không nhiều và
đang có xu hướng giảm từ 2001 đến 2005.
Bảng 2.1 Diễn biến ngành trồng trọt qua các năm của xã Tân Hiệp, huyện Hóc
Môn, Tp. HCM.

Cây
trồng

2001

2002

2003

2004


2005

ha

%

ha

%

ha

%

ha

%

ha

%

Lúa

1079

95,57

1006


93,58

1043

95,08

968

93.08

928

94,98

Băp

19

1,68

33

3.07

5

0,46

7


0,67

3

0,31

25

2,21

25

2,33

35

3,19

49

4,71

32

3,28

2

0,18


1

0,09

0

0,00

2

0,19

0

0,00

Mía

4

0,35

10

0,93

14

1,28


14

1,35

14

1,43

Tổng
cộng

1129

100

1075

100

1079

100

1040

100

977.


100

Rau
đậu
Đậu
phộng

(Nguồn: UBND xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn)

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU
3.1. Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Yếu tố khí tượng thủy văn
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng tháng 1 - tháng 5 năm 2009 ở vùng Nam Bộ

Tháng

Nhiệt độ

Lượng

Độ Bốc

mưa

ẩm hơi


Ttb Txtb Tx Tmtb Tm R Rx N Utb
-

1

Thời tiết

Nắng

e

S

đặc biệt
GL Dông MP
0

0

0

167 11

3

0

72 138 237 15

6


0

187 13

23

10

150

19

0

1

25,9 31,5 33,5 22,4 19,4 -

70 119 176

2

27,7 33,5 36,7 24,7 21,8 13 13 4

73

3

29,3 34,8 36,8 26,3 24,4 58 13 6


4

29,5 35,1 37,2 26,4 24,5 187 49 21 76

10

5

28,5 34,2 36,2 25,7 22,5 319 71 20 81

83

11

3

(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn tp HCM)

Chú thích:
Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
Txtb: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng (oC)
Tx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (oC)
Tmtb: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng (oC)
Tm: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (oC)
R: Tổng lượng mưa tháng (mm)
Rx: Lượng mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)
N: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)
Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)
e: Tổng lượng bốc hơi tháng (mm)

11


S: Tổng số giờ nắng tháng (giờ)
GL: Số ngày có gió tây khô nóng (ngày)
MP: số ngày mưa phùn (ngày)
Qua bảng 3.1 số liệu khí tượng thủy văn ta có nhận xét sau:
- Nhiệt độ không khí trung bình qua các tháng
+ Tháng có nhiệt độ không khí cao nhất là tháng 4 với nhiệt độ khoảng 29,5 0C
+ Tháng có nhiệt độ không khí thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ khoảng 25,90C
- Lượng mưa:
+ Tháng có mưa cao nhất là tháng 5 (319 mm)
+ Tháng có mưa thấp nhất là tháng 1 (không mưa)
- Số ngày mưa trong tháng:
+ Tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 4 (21 ngày mưa)
+ Tháng có số ngày mưa thấp nhất là tháng 1 (1 ngày mưa)
- Ẩm độ trung bình tháng:
+ Tháng 5 là có ẩm độ cao nhất (80 %)
+ Tháng 1 là có ẩm độ thấp nhất (70%)
- Bốc hơi:
+ Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 3 (138 mm)
+ Tháng có lượng bốc hơi thấp nhất 4 (10 mm)
- Tổng số giờ nắng trong các tháng:
+ Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (237 giờ nắng)
+ Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 5 (150 giờ nắng)
- Thời tiết đặc biệt:
+ Tháng có số ngày có gió tây nóng khô cao nhất là tháng 3 và thấp nhất là
tháng 1 (không có giờ nóng khô)
+ Tháng có số ngày dông cao nhất là tháng 4 (23 ngày) và thấp nhất là tháng 1
(không có)

+ Tháng có số ngày mưa phùn cao nhất là tháng 4 (10 ngày) và các tháng còn
lại đều không có mưa phùn

12


3.1.2 Yếu tố đất đai
Bảng 3.2 Phân loại đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn Tp. HCM.

Tên đất

Diện tích đất

Thứ tự
Phân loại đất theo việt nam

2

3
4

loại

theo

FAO-

(Ha)

(%)


Acrisols

434,30

36,28

+ Đất xám có tầng loang lỗ

Plinthic- acrrisols

418,22

34,94

+ Đất xám điển hình

Haplic- acrrisols

16,08

1,34

- Nhóm đất phèn tiềm tàng

Hyper proto- Thinonic gleysol

663,65

55,44


+ Đất phèn tiềm tàng, phèn trung bình

Eutri proto- Thinonic gleysol

604,49

42,15

+ Đất phèn tiệm tàng, phèn nhiều

Huper proto- Thinonic gleysol

159,16

13,29

99,03

8,28

1196,98

100

- Nhóm đất Xám

1

Phân


- Nhóm đất nâu vàng
Ferralit/phù sa cổ

UNESCO

Ferrali- xanthic
Ferralosols

Tổng cộng

(Nguồn: UBND xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn,Tp. HCM)

Qua bảng phân loại đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn cho thấy phần lớn diện
tích tại xã Tân Hiệp thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng. Với tổng diện tích đất phèn tiềm
tàng là 663,65 ha chiếm 55,44 % tổng diện tích đất tại xã Tân Hiệp. Còn lại là hai
nhóm khác là: Nhóm đất xám (acrrisols) với tổng diện tích là 434,3 ha chiếm 36,28 %
điện tích xã và nhóm đất nâu vàng (Ferralic- Xanthic) với diện tích 99,03 ha chiếm
8,28 % tổng diện tích xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. HCM

13


3. 1. 3 Vật liệu thí nghiệm
- Gồm 7 giống lúa ngắn ngày

Stt

Giống


Nguồn gốc

1

OM 4900

C53/Jecmin85MarketRG28

2

VND 99-3 (D/C) Nàng hương đột biến

3

OM 6377

Viện lúa Ô Môn, Cần Thơ

4

OM 4498

IR46/OMCS2000/IR46/Mar

5

OM 6561

LTcủa Mỹ/M12


6

OM 4088

OM 997/OM 3576

7

OM 4218.

OM 2031/MTL 250

- Vật liệu thí nghiệm khác như: Thước, tập, viết, bao đựng mẫu, cân, máy đo ẩm
độ…
3. 2 Phương pháp thí nghiệm
3. 2. 1 Kiểu bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 3 lần lập
lại (3 khối, số nghiệm thức 7), diện tích ô (4x5m = 20 m2), trồng bảo vệ 1m, khoảng
cách khối 50 cm, khoảng cách ô 30 cm.
- Khi hạt lúa nảy mầm sử dụng phương pháp làm mạ ruộng. Sau khi mạ được 18
ngày tuổi đưa ra ruộng cấy.

14


Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bảo
vệ


Rep 1

Rep 2

Rep 3

2(d/c)

6

1

7

6

3

3

2(d/c)

5

6

3

6


4

1

2(d/c)

1

5

7

5

7

4

Bảo
vệ

Bảo vệ

Chiều biến thiên

Ghi chú: Các mã số trong ô tương ứng với các giống thí nghiệm

3. 2. 2 Biện pháp kỹ thuật canh tác chính
3. 2. 2. 1 Làm mạ và cấy
- Chuẩn bị hạt giống: Giống được phơi lại một nắng nhẹ, sau đó đem thử tỷ lệ

nảy mầm trước khí ngâm ủ thấy tỷ lệ nảy mầm đều trên 85%, cho từng giống vào từng
túi riêng và ghi tên giống sau đó đem ngâm 24 giờ, vớt ra đem ủ 36 giờ, khi hạt nảy
mầm đạt tiêu chuẩn (rễ dài ½ hạt ) rồi đem gieo trên ruộng đã chuẩn bị trước.
- Làm đất mạ: Đất gieo mạ phải bằng phẳng, được dọn sạch cỏ và đất phải có
độ ẩm thích hợp cho mạ phát triển.
- Kỹ thuật gieo và chăm sóc: Mạ được gieo ở từng ô riêng và có làm dấu.
- Cấy: Khi mạ được 18 ngày tuổi thì được nhổ lên và đem cấy, được cấy với
mật độ 15x20 cm và tất cả đều được cấy 1 tep/bụi.

15


×