Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT 5 GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN THUỘC HUYỆNTUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT 5 GIỐNG
ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN THUỘC
HUYỆNTUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN XUÂN HUYỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2004 – 2009

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009


KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT 5 GIỐNG
ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN THUỘC HUYỆN
TUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG

Tác giả
NGUYỄN XUÂN HUYỀN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giảng viên hướng dẫn
PGS. TS : LÊ QUANG HƯNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009



LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các quý Thầy cô, chính quyền địa phương nơi em
thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn. Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em thực
hiện đề tài.
-

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học, Quý thầy cô Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn:
-

Tất cả bạn bè, trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
TP.HCM ngày 2 tháng 08 năm 2009

SV Nguyễn Xuân Huyền

i


TÓM TẮT

Đề tài: Khảo sát cường lực của hạt, năng suất của năm giống đậu phộng trên vùng
đất đỏ Bazan thuộc Huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông.
Thực hiện đề tài từ ngày 02/2/2009 đến 17/5/2009.
Phương pháp bố trí thí nghiệm theo kiểu: Khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một

yếu tố với ba lần lặp lại, năm nghiệm thức tương ứng với năm giống đậu phộng VD1,
VD2, VD992, VD996, Đậu giấy ( giống đối chứng).
Kết quả cho thấy:
Cường lực của hạt và các chỉ tiêu sinh trưởng của năm giống đậu phộng thí
nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Ảnh hưởng lớn nhất lớn nhất đến năng suất
trong thí nghiệm là yếu tố nảy mầm ngoài đồng ruộng và nảy mầm trong phòng thí
nghiệm, giống có tỉ lệ nảy mầm cao thì cho năng suất cao.
Giống đậu giấy (đối chứng) có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm 99 %,ở
ngoài đồng 95,66 % và năng suất ở 20 m2 là 4,96 kg, quy đổi/ha 2,23 tấn, đạt lợi nhuận
cao nhất 20.630.000 đồng. Kế đến giống VD2 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm
92 %, ở ngoài đồng 86,67 % năng suất 20 m2 là 4,29 kg, quy đổi /ha 2,15 tấn,đạt lợi
nhuận 18.410.000 đồng. Giống VD99-6 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm 89 %, ở
ngoài đồng 72,33 % năng suất 20 m2 là 4,02 kg, quy đổi /ha 2,01 tấn,đạt lợi nhuận
14.580.000 đồng. Giống VD99-2 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm 85,5 %,ở
ngoài đồng 71 % năng suất 20 m2 là 3,55 kg, quy đổi /ha đạt 1,78 tấn,đạt lợi nhuận
8.000.000 đồng. Thấp nhất là giống VD1 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm
85,5 %, ngoài đồng 62,5 % và đạt năng suất 20 m2 là 2,99 kg, quy đổi/ ha 1,49 tấn,đạt lợi
nhuận 115.000 đồng.
Giống VD1 có hàm lượng cao nhất, với đạm là 4,65 % và lipid 49,6 %. Thấp nhất
là giống đậu giấy (đối chứng) đạm 3,6 %, lipid 46,1 %.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn...............………………………………………………………….....................i
Tóm tắt……………………………………………………………….…............................ii
Mục lục ...............................................................................................................................iii
Danh sách các bảng………………………………………………………. ........................v
Danh sách các hình ...…………………………………… ………………….. ..................vi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề ………………………………………………………………………….....1
1.2 Mục đích yêu cầu và giới hạn đề tài .……… …………….………………… ..............2
1.2.1 Mục đích .……………………………………………………………...… ...............2
1.2.2 Yêu cầu………………………………………………………………..... ..................2
1.2.3 Giới hạn đề tài …………………………………………………………… ...............2
CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố ……………………………………………. .......................3
2.1.1 Nguồn gốc …………………………..………………………....................................3
2.1.2 Phạm vi phân bố ………………………...…………………......... ...........................3
2.2 Đặc điểm thực vật học……………………………...………………………………… 4
2.3 Tiến trình nảy mầm........................................................................................................4
2.4 Chỉ tiêu đánh giá cây con mọc mầm. ………................................................................5
2.5 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam những năm gần đây. ……. ........................5
2.6 Đặc điểm về đất, khí hậu ..............................................................................................6
CHƯƠNG 3 : VẬT LIỆU, THỜI GIAN,ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP CÁC BƯỚC
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.
3.1 Sử dụng vật liệu tiến hành nghiên cứu thí nghiệm …… ...............................................7
3.2 Thời gian, địa điểm tiến hành thí nghiệm ............................................................... .....7
3.3 Đặc điểm nơi thí nghiệm .................................................................. ...........................8
3.4 Nội dung, phương pháp tiến hành nghiên cứu.............................................................10

iii


3.4.1 Nội dung tiến hành nghiên cứu ………………………………………………........10
3.4.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu..........................................................................10
3.5 Phương pháp so sánh ……………………………………………….…… .................14
CHƯƠNG 4 : K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 So sánh tỉ lệ nảy mầm của năm giống đậu phộng .....................................................15

4.2 So sánh hệ số đồng ruộng của năm giống đậu phộng thí nghiệm ……….…… .........16
4.3 Thời gian sinh trưởng phát triển của năm giống đậu phộng ...........................................17
4.4 So sánh chiều cao của năm giống đậu phộng thí nghiệm ................................. .........18
4.5 So sánh khả năng phân cành, cành hữu hiệu và cành vô hiệu ..................... ...............19
4.6 So sánh tổng số lá của năm giống đậu phộng thí nghiệm ................................. .........20
4.7 So sánh tổng số nốt sần của năm giống đậu phộng thí nghiệm................................ .. 21
4.8 So sánh khả năng ra trái, tỷ lệ trái trắc, trái lép, trái non của năm giống đậu phộng..…… .22
4.9 So sánh trọng lượng 100 trái, 100 hạt và tỷ lệ hạt trên trái của năm giống đậu
phộng thí nghiệm .............................................................................................................22
4.10 Bảng năng suất toàn cây của năm giống đậu phộng thí nghiệm ..............................23
4.11 Bảng năng suất trái tươi, trái khô và hạt khô thực thu trên 1 ô 20m2 …............ ....24
4.12 Năng suất hạt năm giống đậu phộng quy đổi ở độ ẩm 9% .............................. .........25
4.13 Ma trận tương quan đến tỉ lệ nảy mầm của hạt và năng suất của năm giống đậu
phộng thí nghiệm …………………………………...................... .................................26
4.14 Chỉ tiêu chất lượng năm giống đậu phộng thí nghiệm ..................................... ....................30

4.15 Tính chi phí trên diện tích thí nghiệm. ......................................................................31
4.16 Tình hình sâu bệnh hại ………………………………………….……….................32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận .....................................................................................................…..............33
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... ..............33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................34
PHỤ LỤC ........................................................................................................... .............35

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Kết quả phân tích đất ........................................................................ ...............7
Bảng 3.3 : Các yếu tố khí hậu tại vùng khảo sát ........................................... ....................8

Bảng 4.1 : Tỉ lệ nảy mầm của năm giống đậu phộng thí nghiệm ............... ......................14
Bảng 4.2 : So sánh tỉ lệ nảy mầm, hệ số đồng ruộng, tỉ lệ hạt giốnghao hụt ngoài đồng
của năm giống đậu phộng thí nghiệm ...............................................................................15
Bảng 4.3 : Thời gian sinh trưởng phát triển của năm giống đậu phộng thí nghiệm....16
Bảng 4.4 : Chiều cao (cm) cây của năm giống đậu phộng thí nghiệm ...... ......................17
Bảng 4.5 : Tổng số cành, cành hữu hiệu, cành vô hiệu của năm giống đậu phộng thí
nghiệm ...............................................................................................................................18
Bảng 4.6 : Tổng số lá của năm giống đậu phộng thí nghiệm ............ ...............................19
Bảng 4.7 : Tổng số nốt sần của năm giống đậu phộng thí nghiệm .................................. 20
Bảng 4.8 : Tổng số trái, trái chắc, trái lép và trái non của năm giống đậu phộng thí
nghiệm .............................................................................. ................................................21
Bảng 4.9 : Trọng lượng 100 trái, trọng lượng 100 hạt và tỉ lệ hạt trên trái của năm giống
đậu phộng thí nghiệm ...................................... ................................................................22
Bảng 4.10 : Năng suất toàn cây của năm giống đậu phộng thí nghiệm ............................23
Bảng 4.11 Năng suất trái tươi, năng suất trái khô và hạt khô thực thu trên 1 ô 20 m2 ...........24
Bảng 4.12: Năng suất hạt của năm giống đậu phộng quy đổi ở độ ẩm 9% ... ..................25
Bảng 4.13: Số liệu tương quan đến tỉ lệ nảy mầm và các thành phần năng suất………...27
Bảng 4.14: Ma trận tương quan đến thành phần năng suất ..................... ........................29
Bảng 4.15 : Hàm lượng đạm và li pid của năm giống đậu phộng thí nghiệm...................30
Bảng 4.16: Tính chi phí trên diện tích thí nghiệm…………...………………………….. 31
Bảng 4.17: Lợi nhuận của 20 m2 và tính quy đổi trên 1 ha đậu phộng thí nghiệm…… ...32

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 : Biểu đồ Năng suất (tấn/ ha) của năm giống đậu phộng thí nghiệm .................26
Hình 4.2 : Biểu đồ tương quan tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm, ngoài đồng ,năng
suất của năm giống đậu phộng thí nghiệm ………………………………. .....................28
Hình 1a, 1b : Thử nảy mầm trong phòng thí nghiệm ........................................................35

Hình 2a,2b Hình ảnh hạt đậu phộng nảy mầm .................................................................35
Hình 3: Khu đất làm thí nghiệm................................................ ........................................36
Hình 4a, 4b 4c, 4d: Đo chiều cao cây của năm giống đậu phộng thí nghiệm................... 36
Hình 5a: Giống đậu VD1...................................................................................................37
Hình 6: Giống đậu VD2 và VD992............................................................. ......................38
Hình 7a,7b: Giống đậu VD996 và Đậu giấy.................................................................. ...39
Hình 8a : Bệnh đốm nâu ở cây đậu phộng …………………………………………........39
Hình 8b: Giống đậu VD 1 và hạt đậu VD1 khi thu hoạch ......................................... .....40
Hình 9: Hình ảnh toàn cảnh khu thí nghiệm ................................................... .................40

vi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là cây hàng năm, loại cây có dầu và là cây thực
phẩm quan trọng. Hiện nay có hơn 22,23 triệu ha đậu phụng được trồng trên toàn thế giới
với sản lượng 22,29 triệu tấn đậu vỏ. Khoảng13,69 triệu ha được trồng ở châu Á trong đó
Ấn Độ trồng 8 triệu ha, Trung Quốc trồng 3,84 triệu ha; 7,39 triệu ha nằm ở vùng lân cận
sa mạc Sahara, Châu phi 0,7 triệu ha được trồng ở vùng nam trung Mỹ. Nhìn chung 70%
đậu phộng được sản xuất trên toàn cầu nằm ở vùng nhiệt đới bán khô hạn. đậu phộng
được xem là loại có dầu quan trọng đứng thứ 3 sau đậu nành và bông vải ( FAO, 1990).
Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là những nước sản xuất đậu phộng dẫn đầu thế giới hơn 35
năm qua. Cả 3 cường quốc về đậu phộng này đã sản xuất khoảng 70% đậu phộng trên
toàn thế giới. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất khoảng 10 triệu tấn đậu vỏ (năng suất
khoảng 2,5 tấn đậu vỏ trên ha). Ấn Độ khoảng 8,3 triệu tấn, Mỹ 1,6 triệu tấn, Indonesia
khoảng 1,1 triệu tấn. Sản lượng đậu phộng hàng năm của thế giới khoảng 4,5 triệu tấn,
khô dầu khoảng 6 triệu tấn, ngoài các chất dinh dưỡng chính như Lipid, Protein, còn có
nhiều nguyên tố khoáng như P, Ca, K và Vitamin A, E, K, B. Cây đậu phộng có vai trò

quan trọng trong đời sống con người nên cần phải đẩy mạnh và phát triển trồng đậu
phộng ở Việt Nam. Việc tăng năng suất giảm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích gieo
trồng để đem lại lợi nhuận tối ưu cho người lao động nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong
nước, chế biến và xuất khẩu là việc làm cần thiết. Để đạt được năng suất cao cần phải
tuyển chọn giống, lai tạo giống, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến phù hợp với từng
giống đậu, điều kiện thổ nhưỡng đất đai khí hậu của từng địa phương. Được sự phân công
của khoa Nông học trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, tôi xin thực hiện đề tài
“Khảo sát cường lực hạt, năng suất năm giống đậu phộng thí nghiệm trên vùng đất
đỏ Bazan tại Trung đoàn 720 xã Đắk Ngo, Huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông”.

1


1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn trong thực hiện đề tài.
1.2.1 Mục đích
- Xác định cường lực của hạt ảnh hưởng tới năng suất của năm giống đậu phộng trong
thí nghiệm.
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng có ảnh hưởng đến năng suất của năm giống đậu
phộng thí nghiệm, từ đó chọn ra giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai,
khí hậu thời tiết nơi thí nghiệm qua đó khuyến cáo nông dân sản xuất đại trà.
1.2.2 Yêu cầu
- So sánh sự nảy mầm của năm giống đậu phộng trước khi trồng .
- So sánh sự nảy mầm của năm giống đậu phộng thí nghiệm ngoài đồng .
- Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển , năng suất của năm giống
đậu phộng trong thí nghiệm.
- Xem xét tình hình sâu, bệnh của năm giống đậu phộng thí nghiệm.
- Tính hiệu quả kinh tế của năm giống đậu thí nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
- Gieo hạt từ ngày 17/02 đến ngày 25/02/2009 chưa có mưa, ẩm độ không khí
thấp. Do vậy trước khi gieo hạt cần tưới nước cho đất ngấm đều, thường xuyên theo dõi

ẩm độ của đất để tưới bổ sung nước kịp thời cho cây mọc mầm và phát triển đặc biệt là ở
giai đoạn cây con.
- Thời gian thực hiện chỉ trên 1 vụ do đó việc đánh giá quá trình sinh trưởng phát
triển cũng như phản ánh về năng suất chưa được chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố
2.1.1 Nguồn gốc.
Cây đậu phộng có tên khoa học là Arachis hypogaea L.
Họ: Leguminosae.
Giống Arachis.
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) Có nguồn gốc ở phía Nam Boli via và tây
bắc Argentia , Nam Mỹ. Cùng với việc làm đồ gốm( Khoảng 3.500 năm trước).Người ta
biết làm ra những chiếc lọ có hình dáng như quả đậu phộng.
Đậu phộng được trồng ở phía Bắc Mêxicô vào thời điểm người Tây Ban Nha bắt
đầu khám phá thế giới mới. Các nhà thám hiểm đã mang đậu phộng về trồng ở Tây Ban
Nha. Từ nơi này các nhà thám hiểm cùng với các thương buôn đã mang đậu phộng đến
Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và các vùng đảo Thái Bình Dương. Ở Châu Phi đậu phộng
đã trở nên phổ biến ở vùng nhiệt đới phía Tây.
Những ghi nhận cho thấy đậu phộng được trồng thương mại hoá ở phía Nam
Carolina và được dùng lấy dầu, làm thực phẩm thay thế cocoa. Tuy nhiên, cho đến
những năm đầu thế kỷ XX, đậu phộng vẫn chưa được trồng rộng rãi bởi vì chúng vẫn
được xem là loại thực phẩm cho người nghèo.
Ở Việt Nam đậu phộng được nhập và trồng từ bao giờ chưa rõ, nhưng tài liệu cổ nhất nói
về đậu phộng Việt Nam có thể du nhập từ Trung Quốc.
2.1.2 Phạm vi phân bố.

Đậu phộng được trồng khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 40 vĩ độ Bắc đến
40 vĩ độ Nam ở những nơi có lượng mưa trong mùa gieo trồng hơn 500mm.Cây đậu
phộng rất quan trọng ở vùng nhiệt đới bán khô hạn nơi có khoảng 2/3 sản lượng đậu
phộng thế giới đã được sản xuất ra. Đậu phộng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở
những vùng có điều kiện khí hậu khô và nhiệt độ biến động từ 24 -33 0 C, nhưng cây đậu
3


phộng cũng có thể sống được khi nhiệt độ tới 45 0 C trong điều kiện ẩm độ đất thích hợp
được duy trì.Những loại đất phù hợp nhất cho việc trồng đậu phộng là đất cát pha, kết cấu
nhẹ và thoát nước tốt. Cây đậu phộng không chịu được điều kiện ngập nước và việc thu
hoạch cũng rất khó khăn nếu được trồng trên loại đất nặng với kỹ thuật làm đất không
phù hợp. Nhìn chung đậu phộng được xem là loại cây có phản ứng chung tính đối với độ
dài ngày. Diện tích đậu phộng được trồng trên thế giới khoảng 22,23 triệu ha, sản lượng
khoảng 4,5 triệu tấn. Ở Trung Quốc sản xuất khoảng 10 triệu tấn đậu vỏ, năng suất
khoảng 2,5 tấn/ ha. Ở Ấn Độ khoảng 8,3 triệu tấn, Mĩ 1,6 triệu tấn. Ở Việt Nam đậu
phộng được trồng trên khắp cả nước, chủ yếu được trồng phổ biến nhất đó là
- Trung du phía Bắc (Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc)
- Khu Bốn cũ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)
- Vùng miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai)
- Đồng bằng sông Cửu Long (Long An)
Năng suất đậu phộng bình quân cả nước đạt 1,74 tấn./ ha.
2.2 Đặc điểm thực vật học.
Đậu phộng cũng như cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm nhất là thời kỳ cây
con. Nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ tiếp xúc với vi khuẩn Rhizobium ở trong đất, các nốt
sần này có thể cố định Nitơ của khí quyển để cố dịnh đạm cho cây, nốt sần chỉ hình thành
khi cây con mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kỳ cây con cây chỉ cần một lượng
đạm nhất định; lượng đạm tuỳ thuộc vào độ phì của đất. Hơn nữa hệ vi sinh vật trong nốt
sần có nhu cầu số đông phần đạm đã phát triển. Nên cần bón lót, bón thúc đạm sớm để
cây phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu,

nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh cộng sinh nốt sần phát triển
kém. Nếu thiếu đạm, thân, lá có màu xanh vàng, lá nhỏ khả năng vươn cao đâm cành
kém. Thiếu đạm cây con còi cọc tỉ lệ nốt sần hữu hiệu thấp.
2.3 Tiến trình nảy mầm của hạt
Hạt giống không nảy mầm được là hạt giống đang ngủ vì các cơ quan của hạt
không hoạt động ở điều kiện ẩm độ từ 5 – 10 độ C.

4


Hạt giống nảy mầm xảy ra khi bắt đầu hấp thụ nước và kết thúc với sự kéo dài trục
phôi. Quá trình nảy mầm gồm nhiều giai đoạn như sự Hydrate hoá Protein, sự thay đổi
cấu trúc của màng tế bào, sự hô hấp, sự tổng hợp những phân tử vĩ mô và sự kéo dài của
tế bào.
2.4 Chỉ tiêu đánh giá cây con mọc mầm.
Tỉ lệ nảy mầm cao hay thấp đều phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống, do vậy khâu
tuyển chọn hạt giống hết sức quan trọng. Chất lương hạt giống được đánh giá trên các chỉ
tiêu, hạt thu hoạch đúng thời vụ, không mang mầm bệnh, hạt to đều, bảo quản tốt.
+ Cường lực của hạt giống thông qua thí nghiệm thử tỷ lệ nảy mầm được đánh giá
trên các chỉ tiêu.
- Cường lực của hạt cao thì thời gian nảy mầm trung bình của hạt ngắn.
- Cường lực của hạt cao thì biến lượng nảy mầm nhỏ.
- Cường lực của hạt cao thì tốc độ nảy mầm của hạt cao.
- Cường lực của hạt cao thì tỷ lệ nảy mầm cao.
- Cường lực của hạt cao thì thể hiện sự nảy mầm đồng đều của hạt.
+ Tiêu chuẩn đánh giá hạt mọc mầm:
- cây con phát triển bình thường, cây còn nguyên vẹn mầm mọc thẳng khỏe mạnh
phát triển cân đối.
- Mầm được nhú ra khỏi vỏ đúng thời hạn được gọi là mọc mầm.
- Mầm bất thường là hạt mọc quá thời hạn, hạt bị nứt, bị dị tật,ngọn bị xoăn, hạt bị

tách, hạt bị nhũn. Rễ mầm còi cọc, chùn ngắn hoặc do bi bệnh.
+ Những nguyên nhân dẫn đến các yếu tố hạn chế sự nảy mầm của hạt.
- Hạt không được bảo quản đúng tiêu chuẩn về ẩm độ, nhiệt độ hoặc thời gian tồn
trữ quá lâu.
- Công tác lựa chọn hạt giống không đúng kỹ thuật, sàng lọc xử lý hạt giống
không đảm bảo.
- Khi thu hoạch trong điều kiện không thuận lợi do thời tiết hoặc ẩm độ quá cao

5


2.5 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam những năm gần đây.
Trong mười năm qua (giai đoạn 1995 – 2004) sản xuất đậu phộng ở Việt Nam có
những thay đổi rõ rệt, nhất là về năng suất và sản lượng trong khi diện tích gieo trồng hầu
như không thay đổi. Năng suất đậu phộng bình quân cả nước đạt 1,74 tấn/ ha (2004), tăng
gấp 0,5 tấn/ ha so với năm 1995 đã đưa đến sản lượng đạt 451.100 tấn, tăng hơn 1.000
tấn so với năm 1995. Năng suất đâụ phộng gia tăng rõ rệt chủ yếu do việc chuyển giao và
ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đối với các tỉnh miền
Bắc (số liệu thống kê Nông lâm thuỷ sản Việt Nam 1990 – 1998 và niên giám thống kê
năm 2004).
Các giống đậu VD1, VD2, VD5 đã được Bộ Nông Nghiệp và PTNT cho phép đưa
ra sản xuất. Cả 3 giống dều ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 90 ngày. Năng suất cao từ 35 tấn/ ha trong vụ Đông Xuân. Giống hạt lớn VD2, hàm lượng dầu cao ( VD2,VD5), có
khả năng thích ứng rộng (VD1).
Đậu phộng có thể trồng được 2 vụ trong năm, ở vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên, thời vụ trồng chủ yếu phụ thuộc vào mùa mưa. Mật độ gieo trồng cũng phụ
thuộc vào giống và thời vụ. Mật độ phù hợp đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông cửu Long khoảng 30 – 35 cây/m2 .
2.6 Đặc điểm về đất, khí hậu tại khu vực thí nghiệm.
-Đất: Là đất đỏ BAZAN có hàm lượng pH thấp, địa hình đồi dốc khó canh tác.
-Khí hậu: Huyện Tuy Đức chịu ảnh hưởng của vùng đông Nam Bộ, có 2 mùa.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa
phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào giữa mùa, lượng mưa chiếm khoảng
90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô mưa ít chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.

6


Chương 3
VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁPCÁC
BƯỚC TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.1 Sử dụng vật liệu tiến hành nghiên cứu thí nghiệm.
- Giống VD1, VD2, VD992, VD996 mua tại viện cây có dầu Miền Nam. Giống
đậu giấy (Giống đối chứng), mua tại xã Đắk Ngo- Huyện Tuy Đức- Tỉnh Đắk Nông
Thí nghiệm được thực hiện với năm giống tương ứng với năm nghiệm thức được đánh
số từ số 1 đến 5.
1, VD1
2, VD2
3, VD99-2
4, VD99-6
5, Đậu giấy địa phương (Giống đối chứng)
+ Vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm
- Đĩa petri , giấy thấm, tủ nảy nầm để xác định tỷ lệ nảy mầm.
- Chén nhôm, cân điện tử, tủ xấy để xác định độ ẩm bảo quản của hạt giống .
+ Vật liệu dùng ngoài đồng
Phân bón theo công thức: 30 kg N - 90kg P2O5 - 90 kg K2O trên 1 ha
- Phân Urê: 2 kg (65,2 kg/ ha)
- Phân lân (P): 16,9 kg (562,5 kg/ ha)
- Kali ( K): 4,5 kg (150 kg/ ha)
- Phân hữu cơ 300 kg/300 m2.
- Vôi (CaO) 30 kg/300 m2.

- Thuốc bảo vệ thực vật ( sử dụng thuốc Anvil 5SC điều trị bệnh đốm nâu, thuốc
Bi58 điều trị sâu. )
- Dụng cụ: máy bơm, ống tưới.
3.2 Thời gian, địa điểm tiến hành thí nghiệm.
Thí nghịêm được tiến hành từ ngày 02/02/2009 – 17/05/2009.Qua 2 giai đoạn:
7


- Giai đoạn 1: trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm hạt
giống của khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ngày 10/02/2009
đến 12/02/2009
- Giai đoạn 2: ngoài đồng bố trí thí nghiệm được thực hiện tại Trung Đoàn 720 xã
Đăk Ngo, Huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông ngày 02/02/2009 đến 16/02/2009 làm đất,
ngày 17/02/2009 đến 17/05/2009 gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch.
3.3 Đặc điểm nơi thí nghiệm.
- Điều kiện đất đai: là đất đỏ Bazan, địa hình dốc, độ cao trung bình 400-450m so
với mặt nước biển, thời tiết khí hậu chia hai mùa. Mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời gian thí nghiệm ngoài đồng vào cuối mùa khô
đầu mùa mưa. Tưới nước vào thời gian đầu chưa có mưa, tính từ lúc gieo 17/02/2009 đến
10/03/2009 .Thời gian thu hoạch là mùa mưa nên việc thu hoạch, phơi và bảo quản sản
phẩm khó khăn.Tốn nhân công, chi phí cao và tăng giá thành sản phẩm.
Bảng 3.1 kết quả phân tích mẫu đất khu tiến hành thí nghiệm.
Chỉ tiêu phân tích

Kếtquả

pH H O

5,1


pHKCl

4,3

N ts ( %)

0,21

Pts(%)

0,16

P dễ tiêu( mg P2 O5 /100g)

10,5

K (meq /100g)

0,08

Ca(meq /100g)

0,04

Mg(meq /100g)

0,05

Na(meq /100g)


0,01

Mùn (%)

4,12

2

* Thành phần cơ giới
Cát (%)

20,5

Thịt (%)

4,7

Sét (%)

74,8
8


Nguồn: Phòng phân tích BM Thuỷ Nông Trường Đại Học Nông Lâm TP- HCM.
(Ngày 29/5/2009)
Đánh giá:
- Thành phần cơ giới: Đất sét, đất chua, Đạm tổng số, Mùn trung bình, Lân rễ tiêu
thấp, Lân tổng số cao, Ca, Mg, K, thấp.
Khí hậu nơi thí nghiệm:
- Là Huyện cuối của tỉnh Đắk Nông nằm giáp với Tỉnh Bình Phước, nên chịu ảnh

hưởng của khí hậu của khu vực miền đông Nam Bộ.Thời tiết phân thành 2 mùa là mùa
mưa và mùa khô.
Lượng mưa trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 là: 233,25 mm
Nhiệt độ trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 là:23,6 o C
Ẩm độ trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 là: 82,5 %
Số giờ nắng trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 là: 192,25 giờ
Bảng 3.3 Các yếu tố khí hậu tại vùng khảo sát.
Nhiệt độ
Tháng

TB (ºc)

Ẩm độ

Lượng mưa

TB (%)

(mm/tháng)

Giờ nắng/tháng
(giờ)

1

19,6

74

0


244

2

22,9

76

40

196

3

23,8

80

170

248

4

24,0

86

343


177

5

23,7

88

380

148

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Đăk Nông năm 2009
Nhiệt độ biến động từ 19,6 – 24,0 oC
Ẩm độ biến động từ 74 – 88%
Lượng mưa biến động từ 0 – 380 mm/tháng
Số giờ nắng biến động từ 148 – 248 giờ/ngày
Nhìn chung khí hậu khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu
phộng trong thí nghiệm.
9


3.4 Nội dung, phương pháp tiến hành nghiên cứu
3.4.1 Nội dung tiến hành nghiên cứu
- Tính tỷ lệ nẩy mầm của các giống đậu phộng trước khi gieo trồng.
- Tính tỷ lệ nẩy mầm ngoài đồng của các giống đậu phộng .
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của năm giống đậu phộng trong quá
trình thí nghiệm.
- So sánh năng suất năm giống đậu phộng thí nghiệm.

- Tính hiệu quả kinh tế của năm giống đậu phộng thí nghiệm.
- Ghi nhận tình hình sâu, bệnh trên cây đậu phộng trong thời gian thí nghiệm.
3.4.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu.
Thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: (phòng thí nghiệm) Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt đậu phộng trước khi
gieo trồng. Tiến hành từ ngày 10/02/2009 đến ngày 12/02/2009. Thực hiện với nănm
giống tương ứng với năm nghiệm thức được đánh số từ một đến năm (trong tổng số năm
giống), bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 25 hạt đựng trong đĩa petri cho nước vào
khoảng 8 – 12 cc phủ giấy thấm và đậy nắp lại buộc kín bịch nylon, đánh dấu các giống
bằng bút lông đưa vào tủ nảy mầm và điều chỉnh ở 2 chế độ:
- Chế độ 1: Ở 20°C trong 8 giờ.
- Chế độ 2: Ở 30°C trong 16 giờ.
Theo dõi và đếm số hạt vừa nảy mầm, đếm 3 lần xác định tỷ lệ nảy mầm của năm
giống đậu phộng thí nghiệm.
Giống VD1: 86%
Giống VD2: 92%
Giống VD99-2: 86%
Giống VD99-6: 87%
Giống Đậu giấy: 99%
Cường lực được tính bằng công thức:
- Thời gian nẩy mầm trung bình: D=∑ (Di x n)/ ∑ n (ngày)
Trong đó:
10


- D là thời gian nẩy mầm trung bình.
- Di là số ngày từ khi bắt đầu nảy mầm, n là số hạt nảy mầm vào ngày Di .
Giai đoạn 2: Từ ngày 02/02/2009 đến 17/05/2009. Thí nghiệm ngoài đồng bố trí kiểu
khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD:Randomized Complete Block Design).Trong
đó các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

Thí nghiệm có tất cả 5 x3 = 15 ô
Diện tích một ô thí nghiệm 4m x 5m = 20m2
Tổng diện tích thí nghiệm 20 x15 = 300m2
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 30cm.
Khoảng cách giữa các lần lặp lại là 30 cm.
Khoảng cách gieo 20 cm x 25 cm/ hốc/ 2 hạt tương đương với 400.000 cây/ ha.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng:
Rep1

Rep2

Rep3

1

3

4

3

4

1

5

2

3


2

1

5

4

5

2

Hướng dốc

a) Chuẩn bị đất
Đất được làm cỏ, dọn sạch khu đất thí nghiệm nhằm hạn chế mầm bệnh phát sinh,
cuốc đất và sử lí bằng vôi bột trước lúc gieo 13 ngày, cuốc đất 2 lần, độ sâu từ 25-30cm.
11


Bón lót 1/2 vôi 15 kg, phân hữu cơ 300kg, phân lân 16,9 kg (15 ngày trước khi gieo Từ
ngày 02/02/2009 đến ngày 17/02/2009 ). Phân lô bố trí theo sơ đồ thí nghiệm. Xới lại đất
bằng cuốc ở độ sâu 20- 25 cm cho đất tơi xốp, lên líp chuẩn bị cho gieo hạt. Tưới nước
cho ẩm đất trước lúc gieo hạt 1 ngày.
b) Chuẩn bị hạt giống và gieo hạt.
Tách vỏ bằng tay, trong khi tách không làm ảnh hưởng đến lớp vỏ lụa sẽ làm ảnh
hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.Thử tỉ lệ nảy mầm của hạt trước khi gieo để đánh
giá chất lượng hạt giống từ đó tính lượng hạt cần bổ sung cho việc trồng dặm.
- Thời gian gieo hạt : Ngày 17/02/2009.

- Gieo hạt trong mùa khô nên tưới nước cho đất đủ độ ẩm.
- Cuốc lỗ gieo hạt theo hàng với khoảng cách 20cm x 25cm/ lỗ/ 2 hạt, độ sâu 35cm, gieo đến đâu lấp hạt đến đó. Mỗi giống 9 luống cho 3 lần lặp lại.
c) Chăm sóc
Do thời gian thực hiện đề tài vào mùa khô nên phải tưới nước để giữ độ ẩm cho
hạt nhanh mọc mầm, cứ 3 ngày tưới 1 lần. Tưới 7 lần (từ ngày 20/02/2009 – 10/03/2009).
- Gieo hạt ngày 17/02/2009 đến ngày 03/03/2009 ( 15 ngày) tiến hành làm cỏ, xới
xáo, vun gốc kết hợp với bón thúc lần 1 lượng phân 3/5 Urê là 1,2 kg / tổng 2kg; Lượng
phân 2/5 K2O là1,8 kg/ tổng 4,5 kg.
- Bón phân lần 2 ( số phân còn lại ) kết hợp với vun gốc thời điểm 30 ngày sau
gieo (17/03/2009): Ure 0,8 kg, K2O là 2,7 kg, vôi 15 kg
d) Thu hoạch.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của năm giống là 90 ngày, tiến hành nhổ thử và
bóc vỏ thấy hạt cứng chắc, vỏ lụa có màu hồng hoặc nâu sẫm là biểu hiện đậu phộng đã
già, tiến hành thu hoạch. Thời gian trồng của năm loại giống thí nghiệm là 90 ngày, ngày
thu hoạch 17/05/2009.
Phương pháp thu hoạch: Nhổ bằng tay, vặt trái thu gom và phơi khô thời gian phơi
từ ngày 19/5/2009 đến ngày 24 tháng 5/2009.

12


e) Các chỉ tiêu theo dõi
Mỗi ô thí nghiệm được theo dõi và thu thập số liệu trên 8 cây theo đường ziczac
(24 cây cho 3 lần lặp lại). Bằng cách cắm cọc và buộc dây vào cây chính để theo dõi
trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Thời gian sinh trưởng : Tính từ lúc gieo đến lúc thu hoạch là 90 ngày . Tính thời
gian mọc mầm, ngày ra lá thật.
- Chiều cao tính từ nách 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng, số lá thật tính từ 10 ngày
sau gieo đến ngày thứ 60. Cứ 10 ngày đo một lần. Số lần đo 6 lần : Lần 1 đo ngày 27/2,
lần 2 đo ngày 07/3, lần 3 đo ngày 17/3, lần 4 đo ngày 27/3, lần 5 đo ngày 7/4, lần 6 đo

ngày 17/4 /2009.
- Ngày mọc mầm : 8 ngày sau gieo
- Ngày bắt đầu ra hoa: 23 ngày được tính từ khi thấy có hoa xuất hiện.
- Ngày bắt đầu đâm tia:34 ngày được tính khi tia xuất hiện
- Tổng số cành/ cây khi thu hoạch vào ngày 17/05/2009
- Cành hữu hiện và cành vô hiệu/ cây: Cành hữu hiệu cho quả, cành vô hiệu không
cho quả.
- Tống số nốt sần trên cây (nhổ cây đếm vào thời gian thu hoạch).
- Thời gian sinh trưởng của năm giống là 90 ngày (Từ ngày 17/2/2009 đến
17/5/2009)
f) Chỉ tiêu năng suất:
- Năng suất toàn cây .(tính trên 8 cây theo dõi của năm giống cho 3 lần lặp lại)
- Năng suất thân lá xanh. (tính trên 8 cât theo dõi của năm giống cho 3 lần lập lại)
- Năng suất trái tươi thực thu trên một ô 20 m2 của từng giống.
- Năng suất trái khô thực thu trên một ô 20 m2.
-Tính số trái chắc trên 1 cây.
-Tính số trái lép trên 1 cây.
-Tính số trái non trên 1 cây.
- Năng suất hạt thực thu trên một ô 20 m2.
- Năng suất hạt quy đổi ẩm độ 9% trên một ô 20 m2.
13


g) Các chỉ tiêu khác:
- Hiệu quả kinh tế tính trên một ô 20m2 của năm giống.
- Tình hình sâu bệnh : Bệnh đốn nâu và sâu xanh : Đã sử dụng biện pháp phun
thuốc. (An vil 5SC, Bi 58).
3.5 Phương pháp so sánh :
Sử dụng phần mềm ứng dụng SAS 8, Excel, Minitab.


14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 So sánh tỉ lệ nảy mầm của năm giống đậu phộng
Thử tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm từ đó dự đoán kết quả nảy mầm ngoài
đồng. Kết quả thử tỉ lệ nảy mầm trong phòng cho thấy tỉ lệ nảy mầm của các giống đạt
trên 85%. Giống nảy mầm thấp nhất VD1và VD992 đạt 85,5 % .Giống có tỉ lệ nảy mầm
cao nhất là giống đậu giấy 99%.
Thời gian nảy mầm trung bình của các giống từ 1,5 ngày đến 1,96 ngày. Giống có
thời gian nảy mầm trung bình ngắn nhất là VD2 đạt 1,5 ngày. Giống có thời gian nảy
mấm trung bình dài nhất là VD996 đạt 1,96 ngày.
Bảng 4.1: Tỉ lệ nảy mầm của năm giống đậu phộng thí nghiệm.
Giống

Tỉ lệ nảy mầm phòng thí

Thời gian nảy mầm trung

nghiệm (% )

bình( ngày)

VD1

85,5

b


1,79 a

VD2

92

ab

1,55 ab

VD99-2

85,5

b

1,83 a

VD99-6

89

b

1,92 a

Đậu giấy( đối chứng)

99


a

1,70 ab

CV %

4,33

6,30

LSD

8,43

0,24

P

0,01

0,01

Ghi chú : Các giá trị trung bình có cùng ký tự (a,b) thì không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 4.1 Cho thấy tỉ lệ nảy mầm cao nhất là giống đậu giấy ( đối chứng ) đạt
99%, thời gian nảy mầm cũng thấp 1,70 ngày có sự khác biệt có ý nghĩa với giống VD2
và có sự khác biệt rất có ý nghĩa với giống VD1, VD992 và giống VD996.

15



Thời gian nảy mầm trung bình của hạt cho biết sự nảy mầm nhanh hay chậm của hạt
giống, thời gian nảy mầm của hạt càng nhỏ thì hạt giống đó nảy mầm càng nhanh .
- Kết quả thử tỉ lệ nảy mầm trong phòng cao hay thấp từ đó dự đoán được năng
suất và tỉ lệ hạt giống cần mua cho việc trồng dặm .
Thời gian nảy mầm trung bình của giống VD2 và đậu giấy ngắn nhất đạt 1,55 và
1,7 ngày thể hiện tỉ lệ nảy mầm tương đối đồng đều, chúng có sự khác biệt rất có ý nghĩa
với các giống còn lại.
4.2 So sánh hệ số đồng ruộng của năm giống đậu phộng thí nghiệm
Hệ số đồng ruộng phản ánh sự chênh lệch giữa tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng so với tỉ
lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm.
Hệ số đồng ruộng còn phản ánh sức sống của hạt giống, hệ số đồng ruộng lớn thì tỉ
lệ nảy mầm cao, sức sống của hạt cũng cao.
Bảng 4.2 : Tỉ lệ nảy mầm, hệ số đồng ruộng,tỉ lệ hạt giống hao hụt ngoài đồng của
năm giống đậu phộng thí nghiệm.

Giống

Tỷ lệ nảy

Tỉ lệ nảy

Hệ số đồng

Tỉ lệ hạt giống

mầm ngoài

mầm phòng


ruộng f (%)

hao hụt ngoài

đồng (E) %

thí nghiệm (

đồng (1-E) %

%)
VD1

62,5

85

73,5

37,5

VD2

86,67

92

94,2

13,33


VD99-2

71

86

82,56

29

VD99-6

72,33

87

83,14

27,67

Đậu giấy

95,66

99

96,63

4,34


(đối chứng)
Giống có hệ số đồng ruộng cao thì khả năng nảy mầm ngoài đồng cũng cao tương
ứng với tỷ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy sự hao hụt hạt giống
thấp khi gieo ngoài đồng và có thể đảm bảo được mật độ và năng suất, chi phí của việc
dặm tỉa sẽ giảm đi .Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng cao thì năng suất sẽ cao và ngược lại .

16


Hệ số đồng ruộng f của giống đậu giấy là cao nhất đạt 96,63%,nghĩa là sự chênh
lệch giữa tỉ lệ nảy mầm trong phòng và ngoài đồng ruộng thấp nhất tỷ lệ hạt giống hao
hụt ít nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống VD2 và có sự khác biệt rất
có ý nghĩa thống kê với 3 giống còn lại.
Tỉ lệ hao hụt hạt giống khi gieo ngoài đồng bằng (100% - tỉ lệ nảy mầm ngoài
đồng %.) Chỉ số này cho ta biết được lượng hạt giống hao hụt cần phải mua nhiều hơn
khi gieo trồng. Ta có thể dự đoán được chỉ số hao hụt ngoài đồng khi biết được tỉ lệ nảy
mầm trong phòng thí nghiệm và hệ số đồng ruộng của từng giống.
Giống VD1 có tỉ lệ hao hụt cao nhất 37,5% do đó lượng hạt giống cần để gieo
trồng đúng mật độ cho một diện tích nhất định lớn hơn các giống khác.
4.3 Tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng phát triển của năm giống đậu phộng .
Tỉ lệ nảy mầm cao ngoài đồng sẽ đảm bảo độ đồng đều của đồng ruộng, chi phí
đầu tư sẽ thấp và đạt được năng suất mong muốn. Nếu tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng thấp thì
năng suất thấp, tốn chi phí trồng dặm.
Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng phát triển của năm giống đậu phộng thí nghiệm,
từ ngày 17/3 -17/5/2009.

Giống

Ngày mọc


Ngày

Ngày

Ngày

Thời gian

mầm

ra lá

Ra

đâm

sinh

(NSG)

thật

Hoa

tia

trưởng

(NSG)


(NRH)

(NSG)

(ngày)

VD1

9

10

26

36

90

VD2

8

8

25

35

90


VD99-2

9

9

24

35

90

VD99-6

9

9

24

35

90

Đậu giấy(đối chứng)

8

8


23

34

90

Báng 4.3 : Kết quả trên cho thấy Đậu giấy có ngày mọc mầm, ngày ra lá thật,
ngày ra hoa, ngày đâm tia ít nhất so với bốn giống còn lại. Giữa bốn giống có sự phát
triển tương đối đều nhau. Điều đó cho thấy giống đậu giấy có khả năng thích nghi với
điều kiện ngoại cảnh tốt hơn các giống khác.
17


×