BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Thìn
MSSV: 10030748
Lớp: K55- XHH
Mail:
Tên đề tài: Sự chuyển đổi trong nghề nghiệp của một nữ tiếp viên hàng không với
mức thu nhập trung bình trên 2000 USD/ tháng.
1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, sự vận động của nghề nghiệp cũng đóng góp những
cái nhìn đáng kể về sự phát triển ấy. Nói đến sự vận động của nghề nghiệp, lao động là
hàng loạt những ngành nghề mới phát triển từ những cái “nghề gốc” có căn cứ từ những
kiến thức khoa học tự nhiên hay xã hội ấy. Dựa vào tình hình lao động và việc làm trên
thế giới, ở Mỹ, việc làm được phân bổ cho để ai cũng có thể có việc làm, còn ở Việt Nam,
dựa trên các cuộc điều tra về việc làm (tổng cục thống kê), các kiến thức về lao động: từ
luật lao động và các nghiên cứu khác nhau cũng đã phản ánh được những tình hình, xu
hướng chung của sự vận động của nghề nghiệp- lao động ở nước ta.
Theo M.Webber, lao dộng là một loại hoạt động của con người, nó là những hoạt
động giá trị, hoạt động mục đích hay là những hoạt động truyền thống. Hay theo quan
điểm của Hopmans, Lao động chính là quá trình lựa chọn- duy lý và thông tin. Đó là
những quan điểm, những yếu tố làm lên quá trình lao động của con người. Và chính
những luận điểm khoa học ấy của các ông, đã giải thích một cách phù hợp cho nhiều vấn
đề bức bối, gây thắc mắc trong xã hội. Dưới lăng kính xã hội học, trong hoạt động lao
động- nghề nghiệp có rất nhiều khía cạnh thú vị cần quan tâm. Mỗi người nghiên cứu sẽ
có được những cái nhìn khác nhau về lao động và nghề nghiệp. Dưới cách nhìn của mình,
vấn đề của lao động nghề nghiệp hiện nay mà tôi thấy hết sức thú vị, đó là những bước
chuyển nghề nghiệp,( hay là những bước nhảy của nghề nghiệp). Một nghiên cứu cụ thể,
đó là nghiên cứu trường hợp với đề tài: Bước chuyển nghề nghiệp của một nữ tiếp viên
hàng không với mức thu nhập trung bình trên 2000 USD/ tháng.
Dưới cách tiếp cận: Lao động là một hoạt động của con người”( Webber) và “Lao động
là một quá trình lựa chọn duy lý thông tin” (Hopmans), điều phù hợp với đề tài mà tôi
nghiên cứu ở đây chính là quan điểm của đối tượng mà tôi nghiên cứu: “Lao động là quá
trình tạo ra thu nhập cũng như tạo ra những giá trị cho xã hội và người khác” (PVS, Nữ,
T.T.M.H, Tiếp viên trưởng hãng hàng không VietNamAirline). Vậy những bước đi của
1
chị, những bước chuyển trong nghề nghề nghiệp của chị có liên quan gì đến quan điểm
mà chị đưa ra? Và nó có mối quan hệ như thế nào đối với luận điểm: lao động là một quá
trình lựa chọn duy lý thông tin?
2. Câu hỏi nghiên cứu:
-
Anh/ chị có thực hiện sự chuyển đổi trong nghề nghiệp của mình hay không? Việc
chuyển nghề nghiệp đó được thực hiện như thế nào?
-
Tại sao lại có sự chuyển đổi trong nghề nghiệp của anh/chị?
3. Phương pháp thu thập thông tin:
Phân tích tài liệu:
1. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà nội, tr. 194-200, tr. 355-368.
2. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học Kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà nội, tr.248- 279.
3. Lê Thị Mai- Vũ Đạt, Xã hội học Lao động, Nxb. Khoa học xã hội.
4. Nhóm dịch giả: Bùi Thế Cường và đồng sự, Từ điển xã hội học Oxford
( oxford dictionary of sociology), Nxb. Đại học quốc gia Hà nội.
Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn: Nữ tiếp viên trưởng hãng hàng không
VietnamAirline, chị T.T.M.H (kiêm Giảng viên của 1 số trường đại học, tổ chức:
Tienphong Bank, Học viện Doanh nhân châu Á, Happy Houses Foundation, Học
viện Tài chính, Đại học Thương mại, Equest…)
5. Sử dụng lý thuyết
Lý thuyết sử dụng để giải thích:
-
Lý thuyết trao đổi xã hội: Các lý thuyết trao đổi coi trật tự xã hội như một kết quả
không được hoạch định trước của những hoạt động trao đổi giữa các thành viên
trong xã hội. Lý thuyết lựa chọn hợp lý xác định nguồn gốc các trật tự nằm trong
những lợi ích mà các cá nhân thu được thông qua sự trao đổi mang tính hợp tác
với nhau. Lý thuyết lựa chọn hợp lý có thể lần ngược về thời kinh tế học chính trị
cổ điển thế kỉ XVIII mà hình mẫu quen thuộc nhất là lý thuyết phân công lao động
của AdamSmith. Đặc biệt ở Hoa Kỳ, “lý thuyết trao đổi” hầu như chỉ được dành
riêng để chỉ những cố gắng nhằm giải thích đời sống xã hội bằng các phương pháp
lựa chọn- hợp lý.
Một đại diện tiêu biểu của lý thuyết lựa chọn duy lý George Homans cho rằng:
Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân
trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với
những nhu cầu và sự mong đợi của họ. Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà
các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của tập thể,
nhóm.
2
Một số khái niệm cơ bản:
-
Nghề nghiệp(professions): là một dạng tổ chức công việc, bao gồm một thực thể
điều tiết trung ương nào đó nhằm đảm bảo cho các thành viên cá nhân thực hiện
theo tiêu chuẩn đề ra, một điều lệ để các thành viên tuân theo, một sự quản lý chặt
chẽ về kiến thức liên quan đến trình độ chuyên môn, là những yếu tố cấu thành cơ
sở của hoạt động nghiệp vụ và cuối cùng nó bao hàm việc kiểm soát số lượng, việc
tuyển lựa và đào tạo những thành viên mới.
-
Sự chuyển đổi nghề nghiệp: Là sự tiến đến những dạng tổ chức của 1 loại hình
công việc khác. Với cách thức tổ chức chuyên môn, chế độ đãi ngộ khác nhau…đã
tạo lên bước chuyển nghề nghiệp.
-
Tiếp viên hàng không: là những người thuộc phi hành đoàn trên các chuyến bay
thương mại của các hãng hàng không. Họ là những người đảm trách các công tác
phục vụ khách hàng trên các chuyến bay đó. Nhiệm vụ hàng đầu là hướng dẫn và
theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay cung cấp các dịch
vụ như ăn uống, báo chí, và hỗ trợ các hành khách cần chăm sóc đặc biệt như: trẻ
em, phụ nữ có thai, người tàn tật, người già.
-
Thu nhập trung bình/ tháng: Là thu nhập cá nhân nhận được từ doanh nghiệp, trợ
cấp từ chính phủ trừ đi số thuế trực thu nộp cho chính phủ. Là tiền lương, trợ cấp
ưu đãi hay những khoản thu từ hoạt động lao động, nghề nghiệp của cá nhân trên 1
tháng.
-
Áp dụng lý thuyết: Giải thích hành vi chuyển ngành nghề trong sự nghiệp của đối
tượng. Sự hợp lý trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Từ
một người học về hàng không chuyển sang công tác về lĩnh vực giáo dục đào tạo:
giảng viên tại các trường đại học và các tổ chức đến việc chuyển sang là người đào
tạo kỹ năng sống ứng dụng kiêm tư vấn Đào tạo Nhân viên Quan hệ khách hàng
cho các công ty như Công ty CP Học thuật EQuest, Trung tâm Ngoai ngữ IEE,
Happy Houses Foundation,…là sáng lập viên của Happy Houses Foundation –
một tổ chức cho sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành thông qua hoạt động từ
thiện và xã hội, diễn giả trong việc hướng nghiệp nghề nghiệp… Trong phạm vi
bài nghiên cứu này, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý chủ yếu sử dụng định đề giá
trị và định đề duy lý. Định đề giá trị, kết quả của hành động càng có giá trị cao đối
với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy
nhiêu. Định đề duy lý, cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả
hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.
6. Nội dung
-
6.1. Giới thiệu chung về đối tượng:
T.T.M.H, Nữ, 35 tuổi, Đã có 13 năm công tác tại Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam với vai trò là Tiếp viên trưởng, tiếp viên phó cũng như tham gia huấn luyện
cho các tiếp viên về kỹ năng phục vụ và quan hệ khách hàng. Đã từng là giảng
3
-
-
viên bay kèm có quyền quyết định phê chuẩn tiếp viên trưởng trên không của
Hàng không Việt nam.
Là giảng viên được yêu thích và đánh giá cao tại Tienphong Bank, Học viện
Doanh nhân châu Á, Happy Houses Foundation, IIE Việt Nam, Công ty Tài chính
AFC Việt Nam, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, EQuest, BTCI, Tổ hợp
của KnV - Kỹ năng Việt, Viện Đào tao và Quan hệ Quốc tế ITED…
Đang là người đào tạo kỹ năng sống ứng dụng kiêm tư vấn Đào tạo Nhân viên
Quan hệ khách hàng cho các công ty như Công ty CP Học thuật EQuest, Trung
tâm Ngoai ngữ IEE, Mỹ phẩm Hàn Quốc Graisset, Happy Houses Foundation
Là Sáng lập viên của Happy Houses Foundation – một tổ chức cho sinh viên nâng
cao kỹ năng thực hành thông qua hoạt động từ thiện và xã hội – Tổ chức này đã và
đang truyền thông cho hai căn bệnh do Gen di truyền là Rối loạn đông máu , Tan
máu bẩm sinh và giúp đỡ các bệnh nhân có cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc
sống.
6.2.
Lịch sử lao động của đối tượng nghiên cứu:
Bắt đầu làm việc từ năm 2000 ( Nữ, 35 tuổi) (PVS): “Năm đó chị học trường
Hàng không Việt Nam, sau khi ra trường, với khát khao được làm tiếp viên trưởng
ở Tổng công ty hàng không Việt Nam, chị lần mò, tìm tòi và xin được thực tế ở
hãng hàng không VietNamAirline. Không có người quen đâu, chị phải đến đó, hỏi
những người làm ở đó về việc tuyển dụng của người ta, đi đi lại lại nhiều lắm. Nói
chung là cần mình chủ động. (cười sảng khoái khi kể lại chuyện xin việc). Đợi
cũng lâu, trong khi bằng cấp học trong tay của mình là bằng Giỏi! Phải sau 1
năm thì chị đi làm chính thức công việc tiếp viên hàng không, nó là vào đầu năm
2000!”.
Theo như phỏng vấn sâu đối tượng, để đến với công việc tiếp viên của hãng hàng
không VietnamAirline chị đã từng làm những việc “không liên quan” đến chuyên
ngành được đào tạo: PVS: “chị phải làm nhân viên lễ tân quầy vé, rồi tìm hiểu và
thăm dò thì mãi mới biết cơ hội tuyển nhân sự đúng chuyên ngành. Hồi đó chị
hăng hái lắm, lửa trong mình luôn hừng hực và khí thế, vì vậy mà chị luôn sẵn
sàng làm mọi công việc liên quan để đến cái đích cuối cùng là tiếp viên trưởng.
Có lẽ chính vì thế mà mọi người rất yêu quý chị, không ngại khó ngại khổ, chị học
được việc ứng xử, giao tiếp tốt hơn và hơn hết là chị tìm được cơ hội cho chính
mình”.
Với cách tiếp cận của lý thuyết của Hopmans, lao động là một quá trình lựa chọn
duy lý- thông tin. Trước khi tìm việc làm, đối tượng nghiên cứu đã có 1 thời gian
để tìm kiếm thông tin về công việc, nghề nghiệp của mình. Việc lựa chọn quyết
định công việc tiếp viên hàng không đã được chuẩn bị sau một quá trình tìm hiểu,
tìm kiếm các thông tin liên quan.
6.3.
Sự chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề tiếp viên hàng không.
4
Với chuyên môn 13 năm làm việc trong nghề hàng không, với các chức
năng quan trọng: tiếp viên trưởng tiếp viên trưởng, tiếp viên phó cũng như tham
gia huấn luyện cho các tiếp viên về kỹ năng phục vụ và quan hệ khách hàng, chị
đã từng là giảng viên bay kèm có quyền quyết định phê chuẩn tiếp viên trưởng
trên không của Hàng không Việt Nam. “Nhưng chị cũng đã thích một công việc
khác, song song cùng công việc tiếp viên trưởng trong thời gian chị công tác ở
Tổng công ty hàng không, và điều tác động lớn với chị đó là sau khi lập gia đình.
Trong thời gian công tác, chị học hỏi thêm được rất nhiều điều bổ ích. Tích lũy
được vốn kiến thức về thương mại, kinh doanh và cộng thêm cả kiến thức trên
giảng đường ngày xưa chị được học nữa. Mà có gia đình, có con nhỏ, chị cũng
không thể thường xuyên đảm nhiệm các chuyến bay, nên lui về làm giảng viên bay.
Có lẽ càng lên lớp nên chị lại càng gắn bó với việc giảng dạy”.(PVS).
Để phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh cũng như khả năng công tác của mình,
chị T.T.M.H đã cắt giảm số lượng thời gian làm việc trên hãng hàng không với
nhiệm vụ là tiếp viên trưởng với nhiệm vụ công tác nhẹ nhàng hơn: giảng viên bay
ở tổng công ty hàng không. Và, chị cũng trờ thành giảng viên được yêu thích và
đánh giá cao tại Tienphong Bank, Học viện Doanh nhân châu Á, Happy Houses
Foundation, IIE Việt Nam, Công ty Tài chính AFC Việt Nam, Học viện Tài chính,
Đại học Thương mại, EQuest, BTCI,..
Và với sự lựa chọn duy lý theo như định đề duy lý mà Hopmans đưa ra, “ cá nhân
sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt
được hiệu quả đó là lớn nhất”. Đối tượng nghiên cứu đã chuyển tiếp công việc của
mình từ nghề Tiếp viên hàng không là chính, sang lĩnh vực giảng dạy cho các tổ
chức, và các trường đại học. Với mức lương: “ Cũng ở mức trung bình thôi. Cả
lương đi dạy tất cả của chị khoảng hơn 200 đô thôi”.
Tuy nhiên, với yêu cầu của thị trường lao động, nhận thấy được “cầu lao
động” trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng sống, “cũng như là uống một liều thuốc bổ
cho tâm hồn mình, giúp được xã hội cũng là giúp cho cuộc sống của mình ý nghĩa
hơn!” (PVS). Chị T.T.M.H, đã tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng sống ứng
dụng, kiêm tư vấn Đào tạo Nhân viên Quan hệ khách hàng cho các công ty như
Công ty CP Học thuật EQuest, Trung tâm Ngoai ngữ IEE, Mỹ phẩm Hàn Quốc
Graisset, Happy Houses Foundation. Và đặc biệt còn là sáng lập viên của Happy
Houses Foundation – một tổ chức cho sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành thông
qua hoạt động từ thiện và xã hội – Tổ chức này đã và đang truyền thông cho hai
căn bệnh do Gen di truyền là Rối loạn đông máu , Tan máu bẩm sinh và giúp đỡ
các bệnh nhân có cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống.
Theo PVS: “Quan điểm của chị khi bắt đầu vào làm việc với vị trí là 1 tiếp viên
hàng không, bên cạnh mức lương cao, nghề tiếp viên hàng không còn giúp những
người làm công việc này có cơ hội du lịch đến nhiều vùng miền, lãnh thổ khác
nhau trên khắp thế giới, được giao lưu tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội. Chính lý
do này khiến chị đam mê nó, thích thú với sự đầu tư vào nó.” , “Cũng nhờ có cơ
hội làm việc 1 thời gian dài với nó, những gì mà nghề dạy cho chị về trường đời
cũng nhiều lắm! Bởi chị được tiếp xúc với rất nhiều người, kinh nghiệm cuộc
5
sống, học hỏi từ nhiều người cho chị những cái nhìn mới bên cạnh những điều mà
chị đã làm được. Chị học được lòng bao dung, nhân từ từ Đạo Phật, bởi thế mà
chị muốn làm những điều nhỏ bé để góp sức cho mọi người. Chị và một số bạn bè
đã sáng lập ra tổ chức Happy Houses Foundation”.
Từ lăng kính xã hội học, dưới cách tiếp cận của lý thuyết lựa chọn hợp lý của
Hopmans với định đề “giá trị”: kết quả của hành động càng có giá trị cao với cá
thể bao nhiêu thì càng có xu hướng thực hiện hành động. Nhìn vào sự chuyển đổi
nghề nghiệp từ nghề tiếp viên hàng không sang giảng viên bay, rồi tiếp đến là tư
vấn viên, diễn giả,…Hẳn những “giá trị” từ công việc hiện tại của đối tượng
nghiên cứu trên có một ý nghĩa hết sức lớn. Sự chuyển đổi nghề nghiệp xuất phát
từ sự “duy lý” của nó, cũng như nó cũng được bắt nguồn từ những “giá trị” mà
công việc mang lại cho họ. Hay nói như Webber: “Lao động là một quá trình tạo ra
những giá trị”
6.4.
Đánh giá về công việc, nghề nghiệp của đối tượng:
Mục đích của lao động: “là những gì mà cá nhân và xã hội kỳ vọng, chờ đợi, đòi
hỏi sau khi thực hiện hoạt động lao động của mình” (XHH kinh tế, tr 241-242).
Mục đích của người lao động trong nghiên cứu này chính là cái đích mà đối tượng
đặt ra cho công việc của mình. Mục đích ban đầu của chị là “được làm một tiếp
viên trưởng” (PVS) cho một hãng hàng không nổi tiếng. Trong quá trình làm việc,
mục đích đã dần chuyển hướng, không chỉ là cái đích trong nghề nghiệp đơn thuần
mà còn là những giá trị nhân đạo mà chị thực hiện và lĩnh hội được. Và cũng chính
bởi mục đích có sự thay đổi nên phương thức hành động mà chị thực hiện cũng
được thay đổi. “Mục đích là quy luật của hành động người”, điều này cũng lý giải
một cách hợp lý sự chuyển đổi nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.
Phương tiện và điều kiện lao động:
-
Phương tiện: Với nghề tiếp viên hàng không, phương tiện lao động của họ chính là
lời nói, cử chỉ và phong thái. “Muốn làm được tốt công việc của mình, cần phải sử
dụng tốt những phương tiện mình có được. Lời nói, cử chỉ và những hành động
giao tiếp với hành khách nói lên điều đó” (PVS). Và muốn có được một phương
tiện lao động tốt trong nghề tiếp viên hàng không thì cần phải có một vốn tri thức
khoa học về xã hội dày dặn.
-
Điều kiện lao động của nghề tiếp viên hàng không chính là môi trường dịch vụ
thương mại. “Điều kiện lao động thực sự nghiêm túc, nghiêm túc đến từng cử chỉ,
hành vi và từng chi tiết nhỏ bé nhất em ạ!”(PVS). Dựa vào sự tác động của môi
trường, điều kiện làm việc, phương tiện làm việc mà ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến toàn bộ quá trình làm việc và cái cuối cùng nó biểu hiện ra chính là: năng
suất lao động, chất lượng cũng như hiệu quả của công việc.
Năng suất và hiệu quả công việc:
-
Năng suất lao động của đối tượng nghiên cứu trong nghề tiếp viên hàng không
được tính dựa trên thời gian làm việc cũng như chất lượng trong khi làm việc của
6
các tiếp viên. Thời gian làm việc của họ được tính theo thời gian của các chuyến
bay, lịch bay được sắp xếp khác nhau. “Lịch bay của chị là 4 lần/tuần. Lịch phân
rõ ràng thời gian bay, cũng phụ thuộc vào lịch trình các chuyến bay mà thời gian
bay được phân bổ cho mọi người. Nhiệm vụ chính của chị là xếp lịch bay cho tiếp
viên khác trong 3 tổ bay”. (PVS)
Thái độ đối với công việc:
“Mức độ hài lòng với công việc của đối tượng với nghề tiếp viên hàng
không được thể hiện phần nào ở thời gian họ lao động trong nghề”, “Chị rất hài
lòng với những gì chị đã làm ở vị trí là một tiếp viên” ( PVS).
Trình độ chuyên môn
Dưới sự đánh giá chuyên môn, căn cứ vào đặc điểm tính chất của nghề tiếp
viên hàng không đây là một loại lao động “tiếp xúc với con người”: trong lĩnh vực
dịch vụ, thương mại. Và nó cũng là nghề thuộc loại lao động có mục đích là nhận
thức về đối tượng, nhận thức được nhu cầu của hành khách, tâm lý của họ để mình
phục vụ. Bởi thế chuyên môn, tri thức khoa học cần cho việc thực hiện nghề
nghiệp này được đánh giá 1 cách khách quan dưới thang điểm 10 là: 8 điểm.
“Với chị, khi đánh giá nghề tiếp viên hàng không với hệ thống các nghề nghiệp
khác trong xã hội, chị có thể đưa ra 1 số điểm khá cao: 9 điểm. Bởi, nghề này là 1
nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ, việc sử dụng kiến thức khoa học, tri thức khác là rất
cao. Và tính cầu toàn của nó là rất cao”. “Một học sinh lớp 12 khi tốt nghiệp cần
bao nhiêu năm để có thể tiến đến thực hiện lao động trong nghề này à? Theo chị,
khoảng thời gian 7 năm sẽ là thời gian để ta trau dồi những kiến thức, kĩ năng để
có thể theo được nghề nghiệp này. Tuy nhiên, cũng phải tùy từng đối tượng và mục
tiêu, ý chí của người ta nữa”.
Còn với cách nhìn chủ quan của người viết, khi đánh giá trình độ chuyên môn của
nghề tiếp viên hàng không, cũng cần phải xem xét các yếu tố tác động đến nó. Và
theo quan điểm chủ quan của tôi, trình độ chuyên môn của nghề tiếp viên hàng
không sẽ là 8 điểm.
7. Kết luận
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại yếu tố cấu thành lên nghề
nghiệp, có rất nhiều cách phân loại các ngành nghề lao động theo các khu vực,
lĩnh vực khác nhau. Dựa vào tính chất công cụ lao động của nghề tiếp viên hàng
không ta có thể thấy, đây là một nghề thuộc khu vực lao động với các công cụ,
phương tiện hết sức đặc biệt: ngôn ngữ, cử chỉ,….Nó là một loại lao động thuộc
7
khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, “mỗi một loại hoạt động lao động đòi hỏi một loại tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Xu hướng lao động là phức hợp những ý nghĩa,
giá trị mà cá nhân, xã hội gán cho lao động của họ. và xu hướng lao động gắn liền
với 2 dạng nhu cầu là vật chất và tinh thần đảm bảo cho sự phát triển của cá nhân
và xã hội” (Lê NGọc Hùng, XHH kinh tế, tr 243-244). Cũng vì lẽ đó, không vì
tiếp viên hàng không là một nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ với thu nhập mà nó mang
lại cho đối tượng lao động là tương đối cao, với vị thế cao trong hệ thống các
ngành nghề lao động trong xã hội ta, mà hiện tượng chuyển ngành nghề từ nó
không bị suy giảm. Bởi theo xu hướng lao động của xã hội, khi đáp ứng được nhu
cầu vật chất, người ta sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn: về mặt tinh thần. Và
theo thuyết lựa chọn duy lý (duy lý- giá trị), những hành động mà giá trị của kết
quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất thì cá nhân sẽ lựa
chọn hành động. Điều này cũng giải thích được hiện tượng chuyển đổi nghề
nghiệp của đối tượng nghiên cứu (nữ), có nghề nghiệp: tiếp viên hàng không với
mức thu nhập cao: trên 2000USD/ tháng.
8