Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thực trạng tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.22 KB, 9 trang )

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2

I. Thực trạng tranh chấp hợp đồng thương mại quốc
tế hiện nay
Hợp đồng thương mại quốc tế (HĐ TMQT) là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương
mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp
đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...
Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế có thể hiểu là tranh chấp phát sinh giữa
các bên chủ yếu xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa
vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại quốc tế.

1/ Thực trạng:
Trên thực tế, có các dạng tranh chấp HĐ TMQT như: tranh chấp về chủ thể ký kết
hợp đồng, tranh chấp liên quan đến đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
tranh chấp về đối tượng của hợp đồng, tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong hợp
đồng.
Khi có tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực HĐ TMQT thì việc giải quyết tranh chấp sẽ
được thực hiện qua các 4 phương thức: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài. Khảo sát
của Bộ Tư pháp cho thấy, phương thức giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp Việt Nam
ưu tiên là thương lượng (57,8%), tòa án (46,8%), hòa giải (22,8%) và cuối cùng mới là
trọng tài (16,9%).
Ở Việt Nam, khi xảy ra tranh chấp thương mại, vì nhiều nguyên nhân mà doanh
nghiệp ngại thưa kiện ra tòa như vừa mất thời gian, vừa tốn kém, năng lực của một số cán
bộ tòa án không đảm bảo.... Thay vào đó, họ tìm đến các trọng tài quốc tế với mong
muốn việc giải quyết tranh chấp sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay, xu hướng này đang dần phổ
biến tại Việt Nam. Tranh chấp thương mại (tranh chấp thương mại trong nước và tranh
chấp thương mại quốc tế) khi được lựa chọn giải quyết bằng trọng tài thì Trung tâm trọng
tài quốc tế VIAC sẽ là nơi được ưu tiên lựa chọn để giải quyết.
Về lĩnh vực tranh chấp, theo VIAC, mua bán hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%
tổng số vụ, xây dựng là 18%, tài chính là 11%, còn lại là các lĩnh vực khác như bảo hiểm,


vận tải, dịch vụ, cho thuê… Riêng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (DN FDI), tỷ lệ cạnh tranh trong mua bán hàng hóa là 32%, xây dựng là 25%, cho
thuê là 20%...
Thống kê của VIAC cho thấy, trong giai đoạn 1993-2018 (tính đến ngày 10/5/2018),
tranh chấp giữa các DN trong nước (không có bên nào là DN FDI) chiếm hơn 40% tổng
số các vụ việc, trong khi tranh chấp riêng trong khối DN FDI là 23,29 %, còn tranh chấp
có yếu tố nước ngoài là 36,64%. Hiện nay, đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới có DN có tranh chấp được giải quyết tại VIAC. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Singapore


tiếp tục là những quốc gia có số lượng DN tham gia giải quyết tranh chấp nhiều nhất tại
VIAC.
Có thể thấy, số lượng các vụ tranh chấp về hợp đồng thương mại có yếu tố nước
ngoài gia tăng theo từng năm, tính chất của các vụ việc tranh chấp ngày càng đa dạng và
phức tạp. Sự khác nhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán và khoảng cách
địa lý đã làm cho các bên tham gia ký kết hợp đồng thường gặp khó khăn trong việc tìm
hiểu hệ thống pháp luật của phía đối tác.

2/ Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc
tế. Trước hết là do các bên tham gia quan hện này thường là những chủ thể ở các nước
khác nhau, có sự khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại. Ngoài ra,
bên cạnh những nguyên nhân khách quan về các quy định thiếu đồng bộ, rườm rà, lạc hậu
của hệ thống pháp luật thì còn phải kể đến những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía
DN, như:
Hợp đồng được ký kết sơ sài, không quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các
bên. Trên thực tế, rất nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu tất cả điều khoản chỉ nằm trong một
trang giấy A4.
Nhiều DN ký kết những hợp đồng còn thiếu biện pháp phòng ngừa rủi ro, hoặc chưa
am hiểu về các chế tài và các biện pháp có thể bảo vệ mình, cũng như cách vận dụng các

chế tài này.
Các doanh nghiệp chưa có thái độ tích cực đúng mức khi phát sinh tranh chấp,
thường lugs túng khi xử lý, dễ thỏa hiệp. Còn thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế. Kỹ năng giao dịch và đàm phán thực hiện hợp đồng rất yếu, chưa ý
thức được tác dụng và tầm quan trọng của tư vấn pháp lý chuyên môn. Đội ngũ luật sư
trong nước còn yếu và thiếu nhiều kỹ năng
“Khi đàm phán, doanh nghiệp chỉ quan tâm nhiều đến các điều khoản về nội dung
như tên hàng, giá cả, thời hạn giao hàng, trong khi nhóm điều khoản giải quyết tranh
chấp thường dành ít thời gian để đàm phán” - Ông Phan Trọng Đạt - Phó Tổng thư ký,
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết.
Trong nhiều hợp đồng thương mại quốc tế, các bên không ghi rõ trong hợp đồng
luật áp dụng sẽ là luật nước nào. Theo thống kê tại Hội thảo “Việt Nam gia nhập Công
ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” được tổ chức ngày
01.11.2013 tại TP.HCM, thì có đến 80% các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng xuất
nhập khẩu của các DNVN là không quy định luật áp dụng. Như vậy, khi tranh chấp xảy
ra thì các bên hay Tòa án, Trọng tài cũng rất khó khăn khi xác định luật áp dụng.

3/ Giải pháp:
Khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp phải chú ý đến những điều khoản về tranh
chấp, ví dụ khi xảy ra tranh chấp thì nên đưa ra trọng tài kinh tế ở đâu, xử lý theo luật của
nước nào, cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cơ quan nào. Nếu không


chi tiết hóa những điều khoản này, việc giải quyết khiếu kiện sau đó sẽ rất khó khăn..
Doanh nghiệp cần hiểu rõ về luật tranh chấp thương mại, luật quốc tế hoặc mua bảo hiểm
cũng là kênh đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.
Theo các chuyên gia, trong tình hình Việt Nam mở rộng giao thương quốc tế với
hàng loạt Hiệp định thương mại tự do được ký kết thì cơ chế trọng tài được xem là giải
pháp linh hoạt hơn khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bởi sau khi đã thống
nhất việc lựa chọn một trung tâm trọng tài cụ thể, các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố

tụng, có trường hợp các bên có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài…
Hơn nữa, cơ chế sử dụng trọng tài không xét xử công khai cũng giúp doanh nghiệp đảm
bảo được các bí mật kinh doanh. => Nâng cao khả năng giải quyết các vụ việc của trọng
tài: trọng tài phải nâng cao trình độ của mình lên và hạ chi phí xuống, để các doanh
nghiệp chủ động tìm đến.

II. Những thuận lời và khó khăn trong việc thúc đẩy
hoạt động thương mại quốc tế khi Việt Nam trở
thành thành viên Công ước viên 1980
1/ Thuận lợi:
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh
tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa
vẫn là hoạt động sôi động nhất, là động lực và từ lâu nó đã đóng vai trò quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
quốc tế WTO thì hoạt động này càng được chú trọng. Do đó, việc xác định một nguồn
luật thống nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ mang lại lợi ích kinh tế
không nhỏ cho Việt Nam vì hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã gia
nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt
Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung
Quốc…. CISG mang lại cho Việt Nam ba lợi ích kinh tế lớn sau:
a) Thứ nhất: đơn giản hóa, giảm chi phí luật trong quá trình thương mại
quốc tế
Như chúng ta đã biết, càng ít nhân tố gây trở ngại nền kinh tế càng tự do thì thị
trường càng hoạt động hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Trong đó nhân tố gây trở ngại
lớn nhất cho giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt cho những nước đang phát triển như
Việt Nam, chính là môi trường luật nước ngoài. Hơn nữa trong đàm phán ký kết hợp
đồng giữa Việt Nam và các nước phát triển thì luật được chọn để điều chỉnh thường là
luật của các nước phát triển vì các doanh nghiệp Việt Nam có ít thế và lực trong đàm
phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Điều này làm doanh nghiệp trong nước khó
đánh giá được kết quả kinh doanh vì môi trường luật của nước ngoài thường không ổn

định và chứa đựng nhiều rủi ro.


Việc áp dụng CISG như một nền tảng luật cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế sẽ giảm sự bất ổn và các chi phí pháp luật liên quan.
CISG cung cấp một nguồn luật mà các thương gia(thường là những người không
chuyên về luật) dễ dàng hiểu rõ vì CISG được soạn thảo không phải bằng ngôn ngữ
chuyên ngành luật. Như vậy sẽ giảm chi phí nghiên cứu tìm hiểu luật trước khi ký hợp
đồng hay có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng vì đã có một
nguồn luật thống nhất
Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước sẽ ít phải áp dụng Luật nước ngoài, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội bảo vệ mình vì việc tham dự một phiên tòa tại nước
ngoài, sử dụng nguồn luật nước ngoài là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc
biệt Việt Nam có tới 80% các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa có bộ phận pháp
lý riêng, lại có ít điều kiện tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp lý cho nên gặp nhiều khó
khăn trong việc đàm phán các hợp đồng quốc tế.
b) Thứ hai: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh
tranh công bằng trên thị trường quốc tế
Nếu các bên làm hợp đồng trên một cơ sở luật chung thì sẽ dễ dàng đánh giá các
lựa chọn, chào giá khác nhau trên thị trường về rủi ro, độ chặt chẽ và nghĩa vụ trong hợp
đồng. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mang lại
lợi ích về mặt kinh tế không nhỏ.
c) Thứ ba: tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới
Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Công ước Viên đã thống nhất hoá được
nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển.
Khi gia nhập Công ước Viên, Việt Nam sẽ thống nhất nguồn luật áp dụng trong mua bán
hàng hóa quốc tế với các nước đối tác khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khi đó, các thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài sẽ cùng chung tiếng nói,
cùng chung một cơ sở pháp lý và các mối quan hệ mua bán hàng hóa sẽ gắn chặt hơn, lâu
bền hơn và rộng mở hơn nữa, tránh được các tranh chấp phát sinh.

2/ Khó khăn
a) Về kinh tế
Những bất lợi về mặt kinh tế do CISG mang lại không đáng kể, các quốc gia thành
viên không có nghĩa vụ đóng góp về tài chính, không phải thành lập một cơ quan riêng để
thực thi Công ước, cũng không có bất kỳ nghĩa vụ báo cáo định kỳ nào. Nhìn chung, các
nguyên tắc của Công ước cũng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng
Việt Nam (Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đã được ban hành
trên cơ sở tham khảo các văn bản luật quốc tế, trong đó có Công ước Viên) nhìn chung là
có sự tương thích với nhau.


Tuy nhiên, trong giao dịch buôn bán quốc tế, mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có
những điều khoản hợp đồng chuẩn đặc thù, ví dụ mua bán dầu, gạo, hoa quả tươi… và
các doanh nghiệp không muốn từ bỏ những điều khoản đã được sử dụng rộng rãi và quen
thuộc này. Do đó cho dù Việt Nam có gia nhập CISG thì Công ước này cũng không thể
điều chỉnh tất cả các hợp đồng mua bán quốc tế trong đó có Việt Nam tham gia. Hơn nữa
việc áp dụng CISG cũng còn hạn chế trong quan hệ buôn bán giữa các doanh nghiệp Việt
Nam và các doanh nghiệp của các nước chưa tham gia Công ước.
b) Về mặt pháp lý
Thứ nhất, nội dung Công ước Viên còn khá mới mẻ đối với hệ thống xây dựng
pháp luật, tư pháp và trọng tài ở Việt Nam, vì vậy các bên Việt Nam (doanh nghiệp, tòa
án, trọng tài) cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, hiểu rõ khi áp dụng CISG trong
các quan hệ giao dịch thương mại quốc tế. Hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu
chuyên sâu về nội dung CISG cũng như thực tiễn áp dụng CISG trên thế giới để áp dụng
tại Việt Nam. Điều này khiến việc diễn giải, áp dụng CISG trong thực tế của Việt Nam sẽ
gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, trong hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam nói chung (ngoại trừ một
số rất ít trường đại học chuyên ngành luật, hợp tác với nước ngoài) cũng chưa có nội
dung nào giới thiệu, đào tạo chuyên sâu về CISG. Các doanh nghiệp, nhà thực hành luật
Việt Nam cũng chưa có diễn đàn nào riêng để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về CISG như
tại nhiều nước khác trên thế giới. Điều này cũng sẽ làm giảm sức mạnh, tiếng nói của các
doanh nghiệp Việt Nam, và khả năng xét xử tòa án, trọng tài tại Việt Nam khi có tranh
chấp liên quan đến CISG.
Thứ ba, Công ước Viên là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quá nhiều bên, các điều
khoản của CISG thường không cụ thể, vì vậy được áp dụng không thống nhất tại các
nước khác nhau, thậm chí các tòa án khác nhau (tuy nhiên điều này có thể được giải
quyết nếu nhận thức về CISG được thống nhất giữa các nước). Trong quá trình soạn thảo,
phê duyệt CISG, Việt Nam không có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến. Việc Công ước đề
cao tính quốc tế, tránh áp dụng các cách hiểu, hay sử dụng luật nội địa của các nước sẽ
làm giảm ảnh hưởng của luật pháp Việt Nam đối với việc bảo vệ lợi ích của bên Việt
Nam trong giao dịch thương mại quốc tế .Khác với WTO, Công ước Viên không có cơ
chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi cán cân lợi ích của các
thành viên (mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phê chuẩn của tất cả
các thành viên). Công ước hiện chưa có bản chính thức bằng tiếng Việt, việc bất đồng
ngôn ngữ có thể sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng Công ước.

III. So sánh các quy định về chào hàng trong CISG
với các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng
trong BLDS VN hiện hành
Tiêu chí

Đề nghị giao kết hợp đồng

Chào hàng



Đề nghị giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định: giao
kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối
với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng (sau đây
gọi chung là bên được đề
nghị)

Khái niệm

Hiệu lực

Một đề nghị ký kết hợp
đồng gửi cho một hay
nhiều người xác định(*)
được coi là một chào hàng
nếu có đủ chính xác(**) và
nếu nó chỉ rõ ý chí của
người chào hàng muốn tự
ràng buộc mình trong
trường hợp có sự chấp
nhận chào hàng đó
(*)
Nếu đề nghị gửi cho
những người không xác
định thì chỉ được coi là
một lời mời làm chào
hàng, trừ phi người đề

nghị đã phát biểu rõ ràng
điều trái lại.
(**)
Một đề nghị là đủ chính
xác khi nó nêu rõ hàng hóa
và ấn định số lượng về giá
cả một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp hoặc quy định thể
thức xác định những yếu tố
này.
- Đề nghị giao kết: Có
- Chào hàng: Có hiệu
hiệu lực từ khi bên được đề lực khi nó tới nơi(***) người
nghị nhận được đề nghị hoặc được chào hàng.
bên đề nghị ấn định thời điểm
phát sinh hiệu lực.
- Chấp nhận đề nghị
- Chấp nhận chào
giao kết: Nếu bên đề nghị ấn
định thời hạn trả lời thì việc hàng: Có hiệu lực khi
trả lời chấp nhận có hiệu lực người chào hàng chấp nhận
trong thời hạn được ấn định. chào hàng. Đối với chào
Ngược lại, thì việc trả lời chấp hàng bằng miệng thì chấp
nhận chỉ có hiệu lực nếu được nhận chào hàng có hiệu lực
thực hiện trong một thời hạn khi nó được trả lời ngay.
Hoặc, mặc dù không có
hợp lý.
thông báo nhưng thực tiễn
giữa hai bên đã có mối
quan hệ tương hỗ hoặc tập

quán mà qua đó có những
hành vi thể hiện việc chấp
thuận trong thời hạn bên
chào hàng ấn định, nếu
không có thời hạn ấn định
thì bên được chào hàng
phải trả lời trong một


khoảng thời gian hợp lý
(***)

Bên đề nghị giao kết hợp
đồng có thể huỷ bỏ đề nghị
nếu đã nêu rõ quyền này trong
đề nghị và bên được đề nghị
nhận được thông báo về việc
hủy bỏ đề nghị trước khi
người này gửi thông báo chấp
nhận đề nghị giao kết hợp
đồng.
Hủy bỏ

Chấm dứt

Đề nghị giao kết hợp đồng
chấm dứt trong trường hợp
sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp
nhận giao kết hợp đồng;

2. Bên được đề nghị trả lời
không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp
nhận;
4. Khi thông báo về việc thay
đổi hoặc rút lại đề nghị có
hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc huỷ
bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thoả thuận của bên đề

 Một chấp nhận chào
hàng muộn màng cũng có
hiệu lực của một chấp
nhận nếu người chào hàng
phải thông báo miệng
không chậm trễ cho người
nhận chào hàng hoặc gửi
cho người này một thông
báo về việc đó
Chào hàng dù là loại chào
hàng không hủy ngang vẫn
có thể bị hủy nếu như
thông báo về việc hủy chào
hàng đến người được chào
hàng trước hoặc cùng lúc
với chào hàng.
Cho tới khi hợp đồng được
giao kết, người chào hàng
vẫn có thể hủy ngang chào

hàng, nếu người được chào
hàng nhận được thông báo
về việc hủy ngang trước
khi người này gửi thông
báo chấp nhận chào hàng.
Chấp nhận chào hàng có
thể bị hủy nếu thông báo về
việc hủy chào hàng tới nơi
người chào hàng trước
hoặc cùng một lúc khi chấp
nhận có hiệu lực.
Chào hàng, dù là loại
không hủy ngang, sẽ mất
hiệu lực khi người chào
hàng nhận được thông báo
về việc từ chối chào hàng.


nghị và bên được đề nghị
trong thời hạn chờ bên được
đề nghị trả lời.
Khi bên được đề nghị đã chấp
nhận giao kết hợp đồng nhưng
có nêu điều kiện hoặc sửa đổi
đề nghị thì coi như người này
đã đưa ra đề nghị mới.

Thay đổi nội dung của
chấp nhận đề nghị/
chào hàng


Thời hạn chấp nhận

Trường hợp thông báo chấp
nhận giao kết hợp đồng đến
chậm vì lý do khách quan mà
bên đề nghị biết hoặc phải
biết về lý do khách quan này
thì thông báo chấp nhận giao
kết hợp đồng vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp bên đề nghị trả
lời ngay không đồng ý với
chấp nhận đó của bên được đề
nghị.

Một sự phúc đáp có
khuynh hướng chấp nhận
chào hàng nhưng có chứa
đựng những điểm bổ sung,
bớt đi hay các sửa đổi khác
thì được coi là từ chối chào
hàng và cấu thành một
hoàn giá.
Tuy nhiên, khi sự phúc đáp
có sự thay đổi mà không
làm thay đổi nội dung cơ
bản của chào hàng ban đầu
đồng thời người chào hàng
không phản đối điều đó thì
coi như là chấp nhận chào

hàng và điều kiện của hợp
đồng sẽ là những điều kiện
sẽ được thay đổi, bổ sung
trong chào hàng
Thời hạn để chấp nhận
chào hàng do người chào
hàng quy định trong điện
tín hay thư bắt đầu tính từ
lúc bức điện được giao để
gửi đi hoặc vào ngày ghi
trên thư hoặc nếu ngày đó
không có thì tính từ ngày
bưu điện đóng dấu trên bì
thư.
Thời hạn để chấp nhận
chào hàng do người chào
hàng quy định bằng điện
thoại, bằng telex hoặc bằng
phương tiện thông tin liên
lạc khác, bắt đầu tính từ
thời điểm người được chào
hàng nhận được chào hàng.

Khi các bên trực tiếp giao
tiếp với nhau, kể cả trong
trường hợp qua điện thoại
hoặc qua phương tiện khác thì
bên được đề nghị phải trả lời
ngay có chấp nhận hoặc
không chấp nhận, trừ trường

hợp các bên có thỏa thuận về Các ngày lễ chính thức hay
thời hạn trả lời.
ngày nghỉ việc rơi vào
khoảng thời hạn được quy
định để chấp nhận chào
hàng không được trừ, khi
tính thời hạn đó. Tuy
nhiên, nếu không báo về


việc chấp nhận chào hàng
không thể giao tại địa chỉ
của người chào hàng vào
ngày cuối cùng của thời
hạn quy định bởi vì ngày
cuối cùng đó là ngày lễ
hay ngày nghỉ việc tại nơi
có trụ sở thương mại của
người chào hàng, thì thời
hạn chấp nhận chào hàng
sẽ được kéo dài tới ngày
làm việc đầu tiên kế tiếp
các ngày đó.
Thông qua các so sánh trên thì có thể thấy, mặc dù các quy định về đề nghị giao
kết hợp đồng được quy định trong BLDS VN 2015 với các quy định về chào hàng trong
CISG có những điểm khác biệt nhỏ, nhưng về bản chất, theo như ý kiến của nhóm 2 hoạt
động này là giống như nhau. Nhìn chung đều là những hoạt động được thực hiện nhằm đề
nghị một sự hợp tác với một bên khác, là cơ sở để hình thành nên một hợp đồng thương
mại hoàn chỉnh giữa các bên.




×