Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 135 trang )

Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Thoa

Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng tòa án

Luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2009


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Thoa

Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng tòa án
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 60

Luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trung Tín

Hà nội - 2009



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

6

THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG
TÒA ÁN

Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế

6

1.1.1. Định nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế

6


1.1.2. Một số loại hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu

9

1.1.

Khái niệm tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

15

1.2.1. Định nghĩa tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

15

1.2.2. Một số loại tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

18

1.2.

Phương thức giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế bằng Tòa án

27

1.3.1. Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng tòa án

27


1.3.2. Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng Tòa án

30

1.3.3. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng Tòa án

32

1.3.


Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI

38

QUỐC TẾ BẰNG TỊA ÁN THEO CÁC CƠNG ƢỚC
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

2.1.

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế

38

2.1.1. Theo quy định của các công ước quốc tế

38


2.1.2. Theo quy định của pháp luật một số quốc gia

43

2.2.

Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế bằng tịa án

58

2.2.1. Các Cơng ước quốc tế

58

2.2.2. Pháp luật quốc gia

62

2.2.3. Tập quán thương mại quốc tế (Lex Mercatoria)

70

2.2.4. Tiền lệ pháp - án lệ (case law)

72

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng
tòa án theo quy định của các nước


72

2.3.1. Nguyên tắc chung trong việc giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế tại Tòa án các quốc gia

72

2.3.2. Thủ tục tố tụng Tòa án

74

2.3.3. Thời hiệu khởi kiện

78

2.3.4. Về thủ tục tố tụng tại phiên tòa

81

2.3.

2.4.

Một số vấn đề khác trong hoạt động giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế bằng Tịa án

82

2.4.1. Vấn đề cược án phí


82

2.4.2. Vấn đề ủy thác tư pháp

84

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH

87

CHẤP HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA
ÁN VIỆT NAM

3.1.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
bằng tòa án tại Việt Nam

87


3.1.1. Tình hình thụ lý, giải quyết án kinh doanh thương mại ở Tòa án

87

3.1.2. Những nhận xét chung về thực trạng thụ lý, giải quyết án kinh
doanh thương mại ở Tịa án

91


Các giải pháp về hồn thiện pháp luật và nâng cao năng lực
giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa
án Việt Nam

102

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng
cao năng lực giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương
mại có yếu tố nước ngồi

102

3.2.2. Phương hướng hồn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải
quyết tranh chấp thương mại có yếu nước ngồi bằng Tịa án

103

3.2.3. Một số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại có yếu
nước ngồi bằng Tịa án

105

3.2.

KẾT LUẬN

117


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

120


Danh mục các bảng

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Thực trạng thụ lý án kinh doanh thương mại nói chung

89

bảng
3.1

ở Tịa án từ năm 1994 đến 2008
3.2

Thực trạng thụ lý, giải quyết án tranh chấp hợp đồng

90

thương mại quốc tế từ năm 2004 đến 200

Danh mục các biểu đồ


Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

3.1

Mơ hình tổ chức hệ thống Tòa án hiện tại khi xác định thẩm

94

quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại
3.2

Mơ hình tổ chức hệ thống Tịa án nhân dân được hoàn
thiện

107


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế chung hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang tiến
hành đổi mới một cách toàn diện đất nước, thừa nhận nhiều thành phần kinh
tế theo nền kinh tế thị trường. Các quan hệ kinh tế trong nước cũng như các
quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng. Điều đó cũng
có nghĩa là tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế tất yếu nảy sinh và

cần phải có cơ chế giải quyết các tranh chấp đó một cách phù hợp và có hiệu
quả. Một trong các phương thức giải quyết đó là phương thức giải quyết tại
Tòa án.
Việc nghiên cứu các loại hợp đồng thương mại quốc tế, cơ chế giải
quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế giúp chúng ta nắm bắt
được các quy định của Luật Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại
quốc tế, pháp luật các nước về hoạt động thương mại. Điều này hết sức cần
thiết cho các nhà lập pháp và thực thi pháp luật của chúng ta trong quá trình
đổi mới, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết và thực
hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế là lĩnh vực phức tạp, liên quan
đến pháp luật các quốc gia khác nhau, và khi giải quyết các tranh chấp từ hợp
đồng này cần có cơ sở pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế cũng như các
tập quán thương mại quốc tế để áp dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu chung về pháp luật thương mại quốc tế và giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở các quốc gia, đánh giá thực tiễn hoạt
động của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế.
Việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện những luận cứ, cơ sở
khoa học về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án

1


ở các nước và Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là nhu cầu cấp
thiết đối với công cuộc cải cách tư pháp của Nhà nước ta. Từ đó đề xuất
những giải pháp thích hợp cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định
của pháp luật về tổ chức và nâng cao chất lượng xét xử loại án tranh chấp
kinh doanh thương mại nói chung, các tranh chấp từ hợp đồng thương mại
quốc tế nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án là một trong
những phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản được quy định trong pháp
luật quốc gia và các điều ước quốc tế.
Nghiên cứu vấn đề này đã có một số học giả, chun gia pháp lý với
những cơng trình khoa học như là: Đề tài cấp bộ năm 2003 của Tòa án nhân
dân tối cao về "Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong việc thực hiện cải cách tư
pháp - những vấn đề lý luận và thực tiễn"; các luận án tiến sĩ, thạc sĩ có liên
quan đến thẩm quyền Tịa án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại như
là: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Vinh: "Pháp luật giải quyết tranh
chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam", 2002; Luận án tiến sĩ của
Nguyễn Thị Hoài Phương: "Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt
Nam hiện nay", 2007; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Năm: "Giải quyết
tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi bằng tịa án Việt Nam thực trạng và
giải pháp", 2007; các cuốn sách có liên quan như: "Giáo trình Luật Thương
mại quốc tế", của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Nguyễn
Bá Diến chủ biên, 2005; "Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con
đường tịa án", của Nguyễn Vũ Hồng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004; "Kinh
nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại hàng hải" của
Luật sư Nguyễn Chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005... Các cơng
trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều nội dung với những khía cạnh khác
nhau về giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại trong nền kinh tế thị

2


trường ở Việt Nam hiện nay bằng phương thức Tòa án. Các cơng trình đó
cũng đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn ở phạm vi chung hoặc ở những

khía cạnh khác mà chưa có cơng trình nào đề cập đến việc "giải quyết tranh
chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tịa án". Do đó, bằng việc tìm hiểu,
phân tích quy định của pháp luật các nước và Công ước quốc tế cũng như
những đánh giá thực tiễn Việt Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại bằng Tòa án nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp, tơi đã chọn
đề tài "Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án"
để nghiên cứu với mong muốn luận văn này góp phần làm rõ thêm hoạt động
quan trọng này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế; đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần hồn thiện hơn về hoạt động giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam.
- Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các
nhiệm vụ sau:
+ Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế và Việt Nam
về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án;
+ Phân tích thực trạng giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế ở Tòa án Việt Nam;
+ Xây dựng các kiến nghị về những giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại
có yếu tố nước ngồi của Tòa án.

3


- Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế bằng tịa án nói chung ở các quốc gia và Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả giới hạn xem xét vấn đề cơ bản trong
hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó tác giả áp
dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, thống kê, phân
tích, so sánh và tổng hợp.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu những vấn đề liên quan
về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án (thẩm
quyền, luật áp dụng, thủ tục tố tụng…). Phân tích những mặt tích cực và tồn
tại trong phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
bằng Tòa án ở một số nước cũng như ở Việt Nam, so sánh các quy định đó ở
một số nước điển hình và so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài. Đưa ra những kiến nghị mới nhằm
hoàn thiện hơn nữa phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế bằng Tòa án ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học và thực tiễn để
phục vụ công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế ở Tịa án
Việt Nam có hiệu quả hơn.
- Làm cơ sở cho việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam của các bên tham gia hợp đồng.
- Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập về hoạt động giải quyết các
tranh chấp trong hợp đồng thương mại.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng thương mại quốc
tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án.
Chương 2: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng
tịa án theo các cơng ước quốc tế và pháp luật ở một số quốc gia.
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN

1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1.1. Định nghĩa hợp đồng thƣơng mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi)
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế. Bởi vì ở bất
kỳ giai đoạn nào của quá trình từ sản xuất cho đến phân phối, chúng ta đều phải
sử dụng hợp đồng để tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại. Nói cách
khác, các quan hệ thương mại quốc tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thơng
qua hình thức pháp lý là hợp đồng. Trong thực tế có rất nhiều các quan niệm
khác nhau về hợp đồng trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia.
Ở Việt Nam, trước đây đã sử dụng nhiều khái niệm pháp lý để chỉ hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại như: Hợp đồng kinh doanh (Bản điều lệ tạm
thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1957),
Hợp đồng kinh tế (Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989), Hợp đồng
thương mại… Tuy nhiên Luật Thương mại hiện hành không định nghĩa cụ thể

về hợp đồng thương mại mà chỉ quy định chung như "hoạt động thương mại"
(Điều 1), "mua bán hàng hóa" (Điều 3), "mua bán hàng hóa quốc tế" (Điều 27).
Do đó, về hợp đồng thương mại, có thể căn cứ vào quy định về hợp đồng dân
sự: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005).
Về mặt lý luận, hợp đồng trong thương mại là một loại hợp đồng dân sự,
một loại hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng. Với ý nghĩa như vậy, các quy định về
hợp đồng dân sự tại Bộ luật Dân sự được áp dụng cho các loại hợp đồng nói chung,
trong đó có các hợp đồng về thương mại và hợp đồng thương mại quốc tế.

6


Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp 1804 giải thích hợp đồng là một sự
nhất trí và theo đó, một người hoặc một số người giao cho một người hoặc
một số người khác nghĩa vụ phải làm hoặc không phải làm một việc gì đó.
Dù quan niệm như thế nào về hợp đồng thì, về bản chất, hợp đồng là
sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể trong xã hội, thơng qua
đó xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng phải
có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của ít nhất là hai bên, ý chí phải tự
nguyện và thống nhất.
- Mục đích của hợp đồng nhằm đạt được kết quả pháp lý như đã định trước.
- Sự thỏa thuận trong hợp đồng phải hợp pháp.
- Phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Hợp đồng thương mại quốc tế, trước hết, cũng mang những đặc điểm
của hợp đồng dân sự nói chung, đó là: sự thỏa thuận ý chí của ít nhất là hai
bên chủ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra, theo đó các bên phải thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận. Sự thỏa thuận trong hợp đồng
phải hợp pháp và thể hiện được nội dung chính của hợp đồng. Bên cạnh đó

Hợp đồng thương mại quốc tế cịn mang "tính chất thương mại" và có "tính
chất quốc tế", hay cịn gọi là "yếu tố nước ngoài".
Khác với các giao dịch dân sự là phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu
dùng, mục đích mà các bên tham gia quan hệ thương mại thường hướng tới là
lợi nhuận hoặc phục vụ các chính sách kinh tế xã hội. Chủ thể của hợp đồng
thương mại quốc tế chủ yếu là các thương nhân. Theo quy định của Luật
Thương mại 2005, thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 6). Có những hợp đồng thương mại địi
hỏi các bên đều phải là thương nhân (hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp
đồng đại diện đại lý), có những hợp đồng chỉ cần ít nhất một bên là thương

7


nhân (hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm). Quan hệ
thương mại ở đây cũng được hiểu theo nghĩa rộng, đó là "cung cấp hoặc trao
đổi hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối sản phẩm; đại diện thương mại;
ủy thác thu nợ; các dịch vụ cho thuê tài chính; xây dựng nhà máy; dịch vụ tư
vấn; dịch vụ thiết kế; cho thuê bằng phát minh sáng chế; đầu tư; tài trợ; giao
dịch ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đấu thầu; liên doanh, liên
kết và các hình thức hợp tác cơng nghiệp, thương mại khác; vận tải hàng hóa,
hành khách bằng đường khơng, đường biển, đường sắt, hoặc đường bộ" (Điều 1
Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế - UNCITRAL).
Yếu tố "quốc tế" của hợp đồng thương mại theo quy định của tư pháp
quốc tế thường được hiểu là một trong các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở
nước ngồi (Cơng ước Viena 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế coi yếu tố
"quốc tế" là "trụ sở thương mại ở các nước khác nhau"); sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi chấm dứt mối quan hệ hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến hợp đồng ở nước ngồi (Cơng ước LaHay 1964 về mua

bán quốc tế động sản hữu hình, yếu tố "quốc tế" được xác định: chủ thể có trụ
sở thương mại ở các nước khác nhau và đối tượng là hàng hóa được chuyển
qua biên giới hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên được lập
ở những nước khác nhau).
Yếu tố "quốc tế" theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm
1997, là căn cứ vào quốc tịch của các bên tham gia quan hệ hợp đồng (hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế với thương nhân nước ngoài). Theo Luật
Thương mại 2005: Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu. Việc mua bán hàng hóa quốc tế phải thực hiện thông qua hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tóm lại, hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc
tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn hợp đồng mua

8


bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao
công nghệ, hợp đồng vận tải quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh...
1.1.2. Một số loại hợp đồng thƣơng mại quốc tế chủ yếu
Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ thương mại quốc tế, hợp đồng
trong thương mại quốc tế được chia thành các loại chủ yếu: Hợp đồng mua
bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng xây dựng, hợp đồng
trung gian thương mại (hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi
giới thương mại, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa), hợp
đồng dịch vụ xúc tiến thương mại (hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch
vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa), hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo
hiểm, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư (hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp
đồng liên doanh...). Trong thực tiễn thương mại quốc tế có các loại hợp đồng

chủ yếu sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng
hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng hợp đồng được các bên chủ
thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất
trong các hoạt động thương mại của mình.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ
bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước
ngồi). Ngồi những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường,
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cịn có tính quốc tế (yếu tố nước ngồi).
Theo định nghĩa tại Cơng ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản
hữu hình thì: "Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng

9


hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng
hóa được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết
hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau" (Điều 1).
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Cơng ước Viena 1980, gián tiếp định nghĩa: "Công ước này áp dụng đối với
những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau" (Điều 1).
Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến với nhiều tên
gọi như là: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (theo Công ước Viena 1980),
hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương (theo Quy chế tạm
thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp, nay là Bộ

Công thương), hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi
(Luật Thương mại 1997) và "Mua bán hàng hố quốc từ được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc từ phải được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương"
(Điều 27 Luật Thương mại 2005).
Như vậy có thể hiểu, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống
nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước
ngồi mà thơng qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.
Các đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là: Chủ
thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các chủ thể của
hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể là các thể nhân, pháp nhân, trong một số
trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này. Các chủ
thể có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau;
hàng hóa - đối tượng của hợp đồng có thể có sự dịch chuyển qua biên giới
quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng, chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập

10


ở các nước khác nhau; nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang
người mua ở các nước khác nhau; đồng tiền thanh tốn có thể là ngoại tệ đối
với một trong các bên; luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng là luật quốc gia, các
điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại và hàng hải và ở một số
nước áp dụng tiền lệ pháp (án lệ).
Cụ thể, Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
bao gồm:
- Pháp luật quốc gia (chủ yếu là luật dân sự và thương mại của các

quốc gia).
Pháp luật Việt Nam áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế bao gồm: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải
2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Pháp lệnh Trọng tài thương
mại 2003, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam;
- Các điều ước quốc tế chủ yếu sau:
+ Công ước LaHay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế;
+ Cơng ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế - Cơng ước Viena ký ngày ngày 11/4/1980, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988,
được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương
mại tại các nước khác nhau. Áp dụng trong hai trường hợp cụ thể là: 1) Khi
trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên Công ước; 2)
Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luật được áp dụng là luật của
các nước thành viên của Công ước;

11


+ Cơng ước Roma ngày 19/6/1980, có hiệu lực ngày 01/4/1991 về luật
áp dụng đối với cỏc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Đây là một Điều ước
quốc tế quan trọng được xây dựng trên cơ sở thống nhất các nguyên tắc của
Tư pháp quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế.
+ Công ước Roma ngày 17/6/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng.
+ Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định thương
mại này chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, điều

khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng và hạn
ngạch. Hiệp định trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may
của các doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân trong Liên minh Châu Âu;
+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký kết ngày 13/7/2000
tại Washington, D.C. có hiệu lực từ ngày 11/12/2001.Theo đó hoạt động trong
lĩnh vực thương mại hàng hóa chính là hoạt động xuất nhập khẩu một cách tự
do từ lãnh thổ của một Bên sang lãnh thổ của Bên kia. Hàng hóa xuất nhập
khẩu được mở rộng cho mọi loại hàng hóa trừ các mặt hàng và một số chính
sách do các bên đưa ra hạn chế cụ thể theo các phụ lục kèm theo.
- Các tập quán thương mại quốc tế:
+ INCOTERMS (do phòng Thương mại quốc tế - ICC ban hành năm
1936, sử đổi bổ sung các năm 1953, 1967, 1980, 1990, và 2000) quy định về
các điều kiện thương mại quốc tế;
+ Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500);
- Các án lệ (case law): Tùy theo hệ thống pháp luật của mình, ở một số
nước áp dụng án lệ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ có yếu tố nước ngoài:
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên
cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận

12


thanh tốn; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên
cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể.
Pháp luật Việt Nam cho phép các thương nhân có quyền cung ứng
dịch vụ như là: Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên
lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử

dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam
sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú
tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài. Và quyền sử dụng dịch vụ do
người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; do người không
cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; do người cư trú tại Việt
Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; do người không cư trú tại Việt Nam
cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài (Điều 75 Luật Thương mại 2005).
Như vậy, chủ thể của hợp đồng cung dịch vụ có yếu tố nước ngoài
cũng giống như chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng đối
tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ khơng phải là một hàng hóa cụ thể mà
là các dịch vụ mà theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ và
nhận thanh toán, bên khách hàng được hưởng dịch vụ và có nghĩa thanh tốn
phí dịch vụ.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại có yếu tố nước ngồi tại Việt
Nam được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật quốc gia như: Bộ luật
Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và trong
một số trường hợp theo quy định của các Công ước quốc tế có liên quan mà
Việt Nam có tham gia.
- Hợp đồng vận tải quốc tế:

13


Vận tải quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách
giữa hai hay nhiều nước với nhau, vượt ra ngoài biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Trong thương mại quốc tế có nhiều hình thức vận tải như vận tải đường bộ,
vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt.
Vận tải quốc tế được thực hiện thơng qua hình thức hợp đồng: Hợp
đồng vận tải quốc tế. Hợp đồng vận tải quốc tế là hợp đồng vận tải có yếu tố
nước ngồi. Yếu tố nước ngoài, giống như hợp đồng thương mại quốc tế, đó

là chủ thể tham gia hợp đồng khơng cùng quốc tịch, khơng cùng nơi cư trú
hoặc nơi đóng trụ sở; Việc giao kết hợp đồng thực hiện ở nước ngoài; Hàng
hóa, hành khách là đối tượng của hợp đồng được vận chuyển qua biên giới
quốc gia.
Hợp đồng vận tải quốc tế có mối quan hệ hữu cơ với hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở pháp lý
điều chỉnh quan hệ giữa người mua và người bán còn hợp đồng vận tải điều
chỉnh quan hệ giữa người thuê chở (có thể là người mua hoặc người bán tùy
theo hợp đồng mua bán) với người chuyên chở. Trong nhiều trường hợp, hợp
đồng mua bán còn bao gồm cả hợp đồng vận tải hoặc có các điều khoản vận
tải [18, tr. 355].
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là văn bản thỏa thuận, theo đó, bên
chuyển giao công nghệ giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng công
nghệ cho bên được chuyển giao với những điều kiện nhất định về quyền và
nghĩa vụ của các bên, phạm vi lãnh thổ, thời gian thủ đắc đối tượng công nghệ…
Luật Thương mại quốc tế hiện đại quy định hợp đồng chuyển giao
công nghệ là một trong những loại hình của giao dịch thương mại. Các giao
dịch thương mại này được quy định tại Luật mẫu về Trọng tài thương mại
quốc tế của UNCITRAL, Pháp lệnh về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc

14



×