Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu tác động của công tác giao khoán bảo vệ rừng đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường của Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.59 KB, 33 trang )

Chương 1:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1. Giới thiệu đề tài
Từ khi nước ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới, tình hình kinh tế xã hội nước
ta đã và đang phát triển rất nhanh. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng kể cả
trước mắt và lâu dài không chỉ kiểm soát bởi một quyền lực là nhà nước hay
quốc doanh. Từ thực tiễn đó đồi hỏi chúng ta phải thay đổi về phương pháp
tiếp cận trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng và
đất rừng nói riêng. Lâm nghiệp xã hội (LNXH) ra đời là nhầm hướng tới
chuyển từ nền Lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền Lâm nghiệp
nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trên thực tế LNXH đã xuất
hiện ở nước ta qua hai thập kỷ và hiện đang được phát triển, LNXH đã và
đang góp phần xứng đáng vào chiến lược giữ gìn và phát triển tài nguyên
rừng, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền núi. LNXH nó đề cập
đến giáo diện giữa xã hội, con người tác động lên cơ sở tài nguyên rừng và
ngược lại. Tài nguyên rừng chi phối lên đời sống các cộng đồng con người để
làm cơ sở thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào việc quản lý
tài nguyên rừng vì lợi ích của chính họ. Việc nghiên cứu chủ yếu ở cấp độ địa
phương trong vùng nông thôn ở cấp thôn xã, những nơi mà tài nguyên rừng
chi phối một cách có ý nghĩa đến đời sống của họ.
Ngày 27/5/2002, Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận ban hành Nghị quyết số 04NQ/TU về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế xã hội vùng dân
tộc thiểu số. Trong đó có giải pháp giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân
tộc thiểu số quản lý bảo vệ. Việc thực hiện giải pháp này đã giúp giải quyết
phần nào đời sống khó khăn của Đồng bào sống ven rừng, đồng thời tăng
thêm một lực lượng bảo vệ rừng đáng kể cho các đơn vị chủ rừng, và là lực
lượng từng gắng bó với nghề rừng nên am hiểu địa bàn cũng như quy luật của
những đối tượng phá rừng, điều đó giúp cho những khu vực có lực lượng
nhận khoán bảo vệ rừng tình hình phá rừng đã giảm đáng kể.
1



Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và các tỉnh
phía Nam nói chung, việc giao khoán chỉ dừng lại ở tuần tra bảo vệ rừng, mà
chưa được giao bất kỳ một quyền lợi nào đối với diện tích rừng được giao;
Với mức tiền công nhận khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ ha/ năm mà Chương
trình 661 giao, bình quân một hộ nhận khoán 40 ha có thu nhập 2.000.000
đồng/ năm, một tháng khoảng 166.677 đồng là quá thấp so với nhiệm vụ bảo
vệ 40 Ha, và càng thấp so với mức tiền công lao động hiện nay là 150.000
đồng/ ngày; Vì vậy các hộ nhận khoán vẫn thường xem số tiền này như là của
Nhà nước hổ trợ hơn là tiền công nhận khoán bảo vệ rùng; Đời sống của
Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia nhận khoán bảo vệ rừng chưa được cải
thiện nhiều; sự ràng buộc trách nhiệm của người nhận khoán cũng chưa rỏ
ràng, khi xảy ra phá rừng trên diện tích giao khoán thì ơn vị chủ rừng vẫn là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật, ý thức trách nhiệm của hộ nhận
khoán, tinh thần làm chủ tài nguyên đất nước của cộng đồng chưa được nâng
cao, hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ còn thấp..
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thực tiễn đó. Trong khuôn khổ
của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Được sự đồng ý và phân công của
trường, dưới sự hướng dẫn của thầy Ths. Nguyễn Xuân Hùng – Tôi xin được
thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của công tác giao khoán bảo vệ
rừng đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường của Đồng bào dân tộc thiểu
số xã Phan Sơn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc thiểu số xã
Phan Sơn, trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy theo Nghị
quyết 04/TU của Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy
thuộc địa giới hành chính xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
2



- Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 – 2013.
- Phạm vi công việc: tác động của công tác giao khoán quản lý bảo vệ
rửng đến đời sống kinh tế, xã hội của Đồng bào dân tộc thiểu số.
1.4. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của công tác giao khoán bảo vệ rừng đến đời sống
kinh tế, xã hội của Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn, trên lâm phận Ban
quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; để từ đó
có những đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng của đơn
vị.
1.5. Mục tiêu nghiên cứu.
+ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của xã Phan Sơn,
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
+ Tìm hiểu về Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy
+ Tìm hiểu quá trình thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng cho
Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn trên lâm phận Ban quản lý rừng
phòng hộ Sông Lũy..
+ Đánh giá :tác động của công tác giao khoán quản lý bảo vệ rửng đến
đời sống kinh tế, xã hội của Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn
+ Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác giao khoán
quản lý bảo vệ rừng, nâng cao đời sống người dân.

3


Chương 2.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2 Các vấn đề liên quan đến đề tài
2.2.1 Một số chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và động
viên người dân tham gia trong giao khoán bảo vệ rừng

Từ khi ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước cộng
hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 19/8/1991, đã có 116 văn bản pháp luật
chủ yếu liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Các chủ
thể cơ quan nhà nước như Ban quản lý, Lâm trường là chủ dự án. Vì vậy,
hàng loạt công tác giao khoán rừng được diễn ra với phương châm chủ yếu là
phát triển lâm nghiệp cộng đồng có sự tham gia của người dân.
Có nhiều quy định về trách nhiệm quản lý rừng và đất rừng, song có hai
hệ thống chuyển giao chính, đó là: giao đất lâm nghiệp và giao khoán quản lí
bảo vệ rừng (viết tắt: QLBVR).
- Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản
lý ruộng đất ngày 6/12/1991 hướng dẫn về việc giao rừng và đất để trồng
rừng cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp
- Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT về một số
chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển.
- Ngày 6/11/1992, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 184 về việc đẩy
mạnh giao đất cho tập thể cá nhân trồng rừng.
- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTL-BNN-TCĐC ngày 16/6/2000 của
Bộ NN&PTNT và TCĐC hướng dẫn về việc cho thuê đất, giao đất và cấp
giấy chứng nhận QSDĐ.

4


- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng chính phủ
về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ
nông nghiệp đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
* Giao khoán quản lý bảo vệ rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng): Giao
trách nhiệm QLBVR cho tổ chức, hộ gia đình dưới hình thức ký hợp đồng
khoán giữa BQL và tổ chức hộ gia đình với một thời hạn quy định.

- Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
việc giao khoán QLBVR, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.
- Nhà nước ta đã ban hành nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Thủ
tướng Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Năm 1999, Chính phủ đã ban hành nghị định 02/CP, mở rộng việc
giao rừng và đất rừng, quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của của người
nhận đất rừng theo hai hình thức giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp. Hiện
nay, tại địa phương mới chỉ áp dụng cho các hộ đồng bào dân tộc.
- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định này nhằm tạo động lực
kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định 3013/1997/QĐ-BNN-KL ngày 10/11/1997 của Bộ trưởng
NN&PTNT ban hành quy chế xác định ranh giới và cấm mốc các loại rừng.
- Quyết định số 2057/QĐ-CT.UBBT ngày 09/8/2002 phê duyệt
phương án giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
* Nhằm thúc đẩy cho người dân thực hiện tốt trong việc giao khoán
BVR, Nhà nước ta đã ban hành thêm nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho
từng hộ gia đình thực hiện:

5


- Chỉ thị số 426/TTg ngày 11/9/1993 về việc quản lý chặc chẽ việc
khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ.
- Chỉ thị số 287/TTg ngày 2/5/1997 của thủ tướng Chính phủ về việc
tổ chức kiểm tra truy quét những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng.
- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng
chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về

rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị định 17/2002/NĐ-CP ngày 8/2/2002 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR, quản lý lâm sản.
* Với sự đóng góp của các trương trình và dự án khác nhau, cơ chế
chính sách liên quan đến QLBVR ngày càng hữu hiệu hơn, đặc biệt là đối với
cộng động. Những chỉ thị, nghị định này đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong
định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, chẳng hạn như việc chuyển
giao cho người dân sử dụng đất đai, phát triển nguồn tài nguyên rừng. Bên
cạnh đó thì cơ chế lợi ích vẫn chưa rõ ràng đối với các hộ tham gia nghề rừng.
Các hộ nhận đất lâm nghiệp (thuộc dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông
thôn) chưa biết rõ quyền, nghĩa vụ mình phải làm gì trên lô đất đó mà chỉ biết
nhà nước giao cho thì họ nhận. Vì thế, chưa động viên, khuyến khích, lôi
cuốn sự tham nhiệt tình, cũng như ý thức tự giác của người nhân vào các hoạt
động QLBVR.
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác giao khoán rừng
Về phương diện lí thuyết, công tác giao khoán bảo vệ rừng cho hộ dân
nhằm vào các mục đích sau đây:
* Ổn định đời sống cho người dân vùng rừng:
Người dân sống gần với rừng nhất, vốn rất am hiểu về khu rừng mà
mình đang sống, điều này sẽ thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng. Do
6


gần rừng nên các vật dụng chủ yếu từ rừng như gỗ, củi và các rau rừng càng
trở nên thiết thực. Việc tiến hành giao rừng cho người dân vừa đảm bảo công
tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, vừa góp phần cải thiện phần nào cho cuộc
sống của người dân vốn đang gặp nhiều khó khăn.
* Tái tạo tài nguyên rừng:
Thông qua giao khoán rừng, phần nào huy động được thế mạnh tổng

hợp trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương, mỗi
thành viên tham gia nhận khoán rừng sẽ góp công sức của mình trong việc
bảo vệ rừng. Khi người dân tham gia nhận khoán BVR, coi như họ đã trở
thành chủ của lô rừng, sẽ gắn trách nhiệm với lô rừng nhận khoán của mình.
Có trách nhiệm như vậy sẽ làm giảm tình trạng người ngoài tiếp cận tự do vào
rừng để khai thác gỗ trái phép. Công tác tuần tra QLBVR sẽ góp phần ngăn
chặn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, hạn chế cháy rừng. Khi đó, tài
nguyên rừng sẽ không những tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
* Bảo vệ tài nguyên rừng:
Bảo vệ tài nguyên rừng là một trong những công việc quan trọng, trong
đó công tác giao khoán rừng là gắn trách nhiệm của người dân với rừng, đưa
người dân làm trọng tâm trong nghề rừng. Nhưng hiện nay, do sự tiếp cận
thiếu hiểu biết của cộng đồng bên ngoài vào rừng làm ảnh hưởng lớn đến
nhiều diện tích rừng. Vì nhu cầu cuộc sống buộc họ phải làm như vậy, họ
không cần biết những ảnh hưởng của rừng như thế nào, điều cần trước mắt là
ổn định thu nhập cho cuộc sống của họ. Đứng trước thực trạng tài nguyên
rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, Đảng và Nhà nước
ta đã có những chủ trương chính sách đúng đắn nhưng phải phù hợp với xu
thế phát triển lâm nghiệp hiện nay. Chính sách này không những dễ áp dụng
cho cộng đồng miền núi mà còn có thế áp dụng ở nhiều khu vực khác. Trọng
tâm của giao khoán rừng trước mắt là bảo vệ rừng.
* Bảo đảm cân bằng hệ sinh thái:
7


Hệ sinh thái trên trái đất bao gồm con người, đất, thực vật,… tất cả tồn
tại như một mắt xích chung nhất. Khi có một lý do nào đó mà một mắt xích bị
phá vỡ nó sẽ kéo theo sự mất đi của mắt xích khác. Nhưng để tồn tại thì mắt
xích đó cần phải có đầy đủ các yếu tố. Tài nguyên rừng cũng như vậy, chúng
phải có những điều kiện cần như các yếu tố về điều kiện tự nhiên (đất, nước,

không khí) là vô cùng quan trọng, chúng tồn tại theo chu trình cân bằng nhau,
nếu một trong số các yếu tố này mất đi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của cây.
Ví dụ, khi hệ thực vật rừng không còn thì hệ động vật rừng cũng sẽ không tồn
tại được. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên rừng phần nào bảo vệ và giữ
được các hệ sinh thái tồn tại trong tự nhiên tự điều chỉnh và cân bằng.
* Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư với rừng:
Người dân vùng nông thôn vốn kém hiểu biết, họ cho rằng tài nguyên
rừng do thiên nhiên ban tặng sẽ tồn tại vĩnh viễn, dẫu có mất đi trước mắt
nhưng về lâu dài sẽ hình thành trở lại. Với lối suy nghĩ như vậy mà người dân
cứ tự nhiên tác động khai thác rừng mà không cần chú ý đến những lợi ích mà
rừng mang lại như: các giá trị sinh học, sinh thái, khoa học, du lịch sinh thái,
cũng như không chú ý đến những bất lợi từ việc khai thác quá mức này gây ra
như: lũ lụt, hạn hán, … Khi khai thác quá mức đến một lúc nào đó, tài nguyên
rừng sẽ bị cạn kiệt thì dẫn đến cân bằng sinh thái sẽ không còn và những ảnh
hưởng như đã nói ở trên là không thể tránh khỏi.
Những vấn đề như vậy đang đòi hỏi phải có một công tác tuyên truyền
mạnh mẽ nhằm tạo cho người dân ý thức tốt hơn trong quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng, mà giao khoán rừng đang là một trong những hoạt động để nâng
cao vai trò nhận thức ấy.
2.3. Các kết quả liên quan tới công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng và
sự tham gia của người dân
(1) Kết quả nghiến cứu của Nguyễn Quốc Bình, luận văn tốt nghiệp
năm 1999 - Đại học Nông – Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tại xã Kado, huyện
8


Đơn Dương, Lâm Đồng:
- Các cơ quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi các
chương trình và dự án tại địa phương. Các chương trình và dự án được thực
thi tại xã Kado đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống sinh hoạt

của các cộng đồng người dân tộc tại vùng gần rừng.
- Người dân đã dần dần thích ứng với việc canh tác theo hướng thâm
canh trên đất lâm nghiệp. Họ cũng phần nào ý thức được tầm quan trọng của
các tài nguyên rừng và bảo vệ chúng ngày càng tốt hơn.
(2) Kết quả nghiên cứu của Đặng Quang Dần, luận văn tốt nghiệp
2003 - Đại học Nông – Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tại Lâm trường Đức
Trọng, Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy:
- Tiến trình thực hiện và hiệu quả của dự án giao rừng cho hộ thành
viên quản lý bảo vệ còn ít nhiều ảnh hưởng bởi sự quản lý Lâm nghiệp truyền
thống nên khi xây dựng dự án để thực thi nó còn mang xu thế khảo hướng từ
trên xuống và người ngoài cuộc (người quản lý lâm nghiệp) quyết định là chủ
yếu.
- Vì cách quản lý như vậy, trong quá trình thực thi dự án hiệu quả đạt
chưa cao và chưa ổn định tài nguyên rừng, kinh tế xã hội, vấn đề con người
cũng chưa được giải quyết thỏa đáng.
(3) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận - Đại học Nông – Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, luận văn tốt nghiệp 2005, tại Lâm trường Sông Kôn,
Bình Định. Kết quả tìm hiểu tiến trình giao khoán đất rừng thực hiện ở xã
Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, bước đầu đạt được:
- Qua dự án, người dân có thêm thu nhập hàng năm từ 2-3 triệu đồng/
hộ/ năm, từ tiền trả công quản lý bảo vệ rừng và tiền nhận đất trồng rừng mới,
đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.
- Qua dự án, khoảng cách giữa người dân và chính quyền được rút ngắn
9


lại, thuận lợi cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước sau
này. Mặt khác, người dân học hởi được một số kiến thức về kĩ thuật trồng cây,
chăm sóc cây từ cán bộ dự án.
- Việc triển khai dự án gặp phải một số hạn chế sau: đa số người dân

nhận khoán lúc đầu hiểu về dự án một cách rất mơ hồ, dẫn đến người dân hiểu
lệch mục đích hoạt động của dự án là: tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn
định kinh tế xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, làm ảnh
hưởng đến hiệu quả bảo vệ tài nguyên bền vững của người dân địa phương.
(4) Kết quả nghiên cứu về “sự tham gia của người dân trong giao khoán
bảo vệ rừng tại cộng đồng xã Đông Tiến- huyện Hàm Thuận Bắc- tỉnh Bình
Thuận” của Trương Hải Vân, luận văn tốt nghiệp năm 2007 - Đại học Nông –
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, gồm có:
- Tiến trình thực thi dự án giao khoán rừng cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số là khá chặt chẽ. Việc quy định rõ ràng chức năng, quyền hạn, sự tham
gia một cách có hiệu quả của các bên liên quan đã cho kết quả bước đầu của
công tác giao rừng.
- Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia nhận khoán mặc dù
được quy định cụ thể nhưng thực hiện không được rõ ràng, nên trong thực tế
diện tích rừng giao khoán vẫn tiếp tục suy giảm qua các năm. Cách thực thi
công tác giao rừng hiện nay là chưa phản ánh tốt lợi ích của người dân.
- Dự án quy định hai bên tham gia chính là BQL và người dân, thế
nhưng sự tham gia của người dân trong công tác giao rừng chỉ mang tính hình
thức hơn là sự tham gia tự nguyện. Hậu quả là rừng liên tục bị phá, khai thác
trái phép, bên cạnh đó nhiều hộ tham gia bị thôi hợp đồng do bảo vệ rừng
không tốt.
(5) Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác tại địa bàn tỉnh Bình
Thuận, như: Hoàng Hải Nam (2006) “Sự tham gia của các bên liên quan trong
công tác giao rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi, tỉnh
10


Bình Thuận”. Lê Thanh Sơn (2007) “Bước đầu tìm hiểu công tác trồng rừng,
giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng theo nguồn vốn 661 tại xã Hồng Sơn và
xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”. Nguyễn Hồng Hải

(2009) “Sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý bảo vệ
rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận”. Phạm Minh Dương (2009) “Tìm hiểu tình hình giao khoán bảo vệ
rừng và trồng rừng trên địa bàn Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao, huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”.

11


Chương 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu:
+ Điều kiện cơ bản của địa phương xã Phan Sơn có ảnh hưởng đến
tiến trình cũng như kết quả của chính sách giao khoán bảo vệ rừng và phát
triển rừng.
+ Một số chính sách về giao khoán quản lý bảo vệ rừng, cho thuê đất
lâm nghiệp và một số văn bản chính khác có liên quan.
+ Chính sách giao khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được áp
dụng tại xã Phan Sơn
+ Quá trình thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào
dân tộc thiểu số xã Phan Sơn, trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông
Lũy..
+ Tác động của công tác giao khoán quản lý bảo vệ rửng đến đời sống
kinh tế, xã hội và môi trường của Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn
+ Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu, thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề
xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao đồi sống người dân nhận khoán và
hiệu quả của công tác giao khoán bảo vệ rừng tại đơn vị Ban quản lý rừng
phòng hộ Sông Lũy.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện những

phương pháp nghiên cứu như sau:
3.2.1. Thu thập thông tin:
3.2.1.1. Thu thập các tài liệu hiện có:
- Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội, bản đồ quy hoạch, hiện
trạng rừng thuộc địa giới hành chính xã Phan Sơn, lâm phận Ban quản lý
rừng phòng hộ Sông Lũy.
12


- Kế hoạch, phương án giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc
thiểu số trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy.
3.2.1.2. Phỏng vấn:
Phỏng vấn các hộ dân tộc thiểu số có tham gia nhận khoán và không
tham gia nhận khoán bảo vệ rừng xã Phan Sơn, lâm phận Ban quản lý rừng
phòng hộ Sông Lũy
Phỏng vấn cán bộ nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy
tham gia giao khoán bảo vệ rừng; các trạm bảo vệ rừng có diện tích rừng giao
khoán bảo vệ cho Đồng bào dân tộc thiểu số.
3.2.2. Xử lý thông tin:
Các thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích theo
nhóm hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Các thông tin thu thập được kiểm tra tính chấp nhận dựa vào kiểm tra
chéo. những thông tin được kiểm tra không đảm bảo độ tin cậy được bổ sung
ngay trên hiện trường trong thời gian điều tra. Một số thông tin sau đó vẫn
không đảm bảo tính chính xác được loại bỏ.
Các thông tin chung và thông tin từ các hộ dân được phân tích riêng
biệt hay tổng hợp dựa vào từng nội dung cụ thể.

13



Chương 4.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội của xã Phan Sơn
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu:
4.1.1.1. Diện tích:
Xã Phan Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 17.850 ha, trong đó
Đất lâm nghiệp 13.306 ha
Đất nông nghiệp 1.900 ha;
Đất chưa sử dụng : 1.050 ha ;
Đất khác : 1134 ha ; Đất khu dân cư : 42 ha
Quỷ đất nông nghiệp địa phương còn nhiều, nhưng nắng suất cây trồng
thấp ; cần được đầu tư lớn, đồng bộ, nhất là phải có các hồ, đập trữ nước nhằn
nâng cao năng suất, tăng vụ và bố trí cây trồng phù hợp để cải thiện đời sống
nhân dân địa phương.
4.1.1.2. Vị trí khu vực giao khoán
- Khu vực giao khoán bảo vệ rừng thuộc các Tiểu khu 24, 47, 48, 56,
58°, 64, 65, 74, 82, 97, 98, 99, 100, 101, 105; do Ban quản lý Rừng phòng hộ
Sông Lũy quản lý..
Tứ cận:
- Bắc giáp đất lâm nghiệp được quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho
nhân dân xã Phan Sơn.;
- Nam giáp rừng tự nhiên thuộc Tiểu khu 101;
- Đông giáp rừng tự nhiên thuộc Tiểu khu 100;
- Tây giáp đất lâm nghiệp được quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho
nhân dân xã Phan Sơn..
4.1.1.3. Địa hình - Thổ nhưỡng
Địa hình:
14



Khu vực giao khoán bảo vệ rừng có địa hình thoải dần về hướng tây
và Tây Nam, độ dốc bình quân 15 đến 30o.. Có 02 dạng địa hình chủ yếu là
địa hình đồi núi cao xen lẫn dạng địa hình thung lũng tích tụ.
Địa hình đồi núi cao thể hiện trên các khu vực có độ cao từ 150 m trở
lên.
Địa hình thung lũng tích tụ. Bao gồm phần thung lũng nằm giữa và
phía tây khu vực giao khoán.
Thổ nhưỡng:
Lập địa chung của khu vực giao khoán có dạng Feralit vàng xám, đất
nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ cát phá đến trung bình.
4.1.1.4. Khí hậu thời tiết
Khu vực giao khoán bảo vệ rừng chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng
Đông Nam Bộ và cao nguyên Di Linh, có chế độ khí hậu nhiệt đời gió mùa,
chia làm 2 mùa mưa và mùa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa 6 tháng mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả măm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 7, 9, 10
Lượng mưa trung bình 1500 mm/năm.
Nhiệt độ trung bình: 25- 270 C.
Số giờ nắng trung bình: hàng năm 2919 giờ
Số ngày mưa trung bình: 149 ngày/năm. Lượng mưa giảm dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, mùa khô hạn thường thiếu nước cho cây trồng.
Độ ẩm tương đối trung bình: 76- 83 %.
Tốc độ gió trung bình: 2- 3,2 m/s, ít có bão.
Bốc thoát hơi nước: trung bình trên 900 mm/năm, trong đó lượng bốc
hơi nước trong những tháng mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) chiếm
50% lượng bốc hơi nước cả năm. Sự bốc hơi nước kết hợp với vận tốc gió
trên 3 m/s sẽ gây nên hiện tượng thiếu ẩm ở mùa khô.
4.1.1.5. Nguồn nước
15



Khu vực giao khoán bảo vệ rừng có sông Đakêtrou là con sông lớn nhất
của xã Phan Sơn, bắt nguồn từ ranh giới tỉnh Lâm Đồng ; là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.. Trong lâm phận có rất
nhiều suối nhỏ nước chảy xiết vào mùa mưa, dễ gây ra lũ quét cục bộ, nhưng
khô kiệt vào mùa nắng.
4.1.2. Dặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số : theo số liệu thống kê năm 2010 thì xã Phan Sơn có
706 hộ với số nhân khẩu là 3541. , trong đó Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
95 % (chủ yếu là dân tộc Rắc Lây, Kờ Ho. Số` hộ già và khá giả là 342 hộ, số
hộ nghèo 260 hộ, tỷ lệ hộ nghè toàn xã là 36,8 %, hộ cận nghèo là 104 hộ
chiếm 14,7%.
Số lao động trong toàn xã là 1364 người, chiếm 38,5% ; trong đó số lao
động sản xuất nông nghiệp chiếm 98 %. Nhìn chung chất lượng lao động còn
rất thấp, việc học tập và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn
rất nhiều khó khăn, thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc hàng thấp
nhất trong huyện.
4.1.2.2. Thủy lợi: xã có 01 hồ chứa nước (mục đích chính là thuỷ điện,
kết hợp sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt), 06 đập dâng. Năng lực tưới tiêu
cho 281,57 ha. Nhìn chung số lượng công trình còn khá ít do với diện tích sản
xuất nông nghiệp của xã, khả năng trữ nước cho mùa khô còn hạn chế. Đa số
các công trình nhỏ, hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh hở bằng đất, không
được gia cố nên thưởng xuyên bị hư hỏng, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của
nhân dân.
4.1.2.3. Về giao thông liên lạc:
Trụ sở UBND của xã nằm trên trục lộ Đại Ninh cách huyện lỵ Bắc bình
khoảng 30 km về phía Nam và nối với quốc lộ 20 từ thành phố Hồ Chí Minh
đi Đà Lạt khoảng 30 km về hướng Tây Bắc, tương đối thuận lợi trong giao
thông.

16


Xã đã có mạng lưới điện thoại, nối mạng internet liên lạc được nội bộ
trong huyện, trong và ngoài tỉnh..Ngoài ra, hiện nay mạng điện thoại di động
đã phú sóng gần 2/3 địa bàn. Điều mày thuận tiện cho việc liên lạc, chỉ đạo,
báo cáo của đơn vị với các trạm bảo vệ rừng, tuy nhiên đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho những đối tượng phá rừng theo dõi lại lực lượng bảo vệ rừng và
thông tin cho nhau để trốn tránh.
4.2. Quá trình thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào
dân tộc thiểu số xã Phan Sơn, trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng
hộ .Sông Lũy, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
4.2.1 Mục đích và yêu cầu của công tác giao khoán bảo vệ rừng cho hộ
Đồng bào dân tộc
Mục đích:
- Ổn định đời sống, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập giúp
đồng bao an tâm giữ rừng.
- Ngăn chặn được việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương
rẫy.
- Ngăn chặn được việc khai thác lâm sản trái phép
- Giữ được diện tích các vùng rừng quan trọng có chức năng phòng
hộ, phục hồi lại một số lớn diện tích rừng nghèo kiệt.
- Nâng cao ý thức làm chủ rừng, tài nguyên đất nước của người dân,
hình thành mối quan hệ chặc chẽ giữa giữ rừng với việc hưởng lợi của hộ
nhận khoán.
Yêu cầu:
Tiến hành quy hoạch những khu vực rừng có địa hình tương đối thấp,
dể đi lại để giao khoán cho hộ quản lý.
Hiện trạng của khu vực thiết kế từ IIA trở lên, không giao khoáng đất
rừng loại I.

17


Diện tích giao khoán tối đa là 40 ha/ hộ.
Hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng phải thể hiện đầy đủ về diện tích, ranh
giới lô, khoảnh, trên bản đồ và trên thực địa, có điều tra trữ lượng, chất lượng
rừng.
Nội dung giao khoán bảo vệ rừng phải thể hiện rỏ quyền lợi và nghĩa
vụ, trách nhiệm của chủ rừng,, người nhận khoán, bảo đảm tính pháp lý để
thực hiện có hiệu quả theo quy định.
Theo mục tiêu ban đầu đề ra mức kinh phí 03 năm đầu là 100.000
VNĐ/ ha/ năm. Sau đó giảm dần và chuyển sang thực hiện đầy đủ chính sách
hưởng lợi theo Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp để dần dần tăng thu nhập của hộ
nhận khoán, bảo đảm mức thu nhập này phải cao hơn mức kinh phí 100.000
VNĐ/ ha/ năm; coi đây là nguồn thu ổn định, lâu dài, gắn kết giữa quyền lợi
và trách nhiệm của hộ nhận khoán.
4.2.2. Cơ sở pháp lý công tác giao khoán bảo vệ rừng ở Ban quản lý rừng
phòng hộ Sông Lũy nói chung, trên địa giới hành chính xã Phan Sơn nói
riêng.
- Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Chính Phủ về mục
tiêu, nhiệm vụ chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng.
- Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị quyết số: 04-NQ/TU, ngày 27/5/2002 của Tỉnh uỷ tỉnh Bình
Thuận về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế xã hội vùng dân
tộc thiểu số.

18


- Quyết định số: 2057/QĐ-CT.UBBT ngày 09/8/2002 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc phê duyệt phương án giao khoán bảo vệ rừng cho hộ
Đồng bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép.
- Quyết định số: 178/SNN/PTLN ngày 20/8/2002 của Sở Nông nghiệp
& PTNT về việc hướng dẫn thực hiện phương án giao khoán bảo vệ rừng cho
hộ Đồng bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép.
- Thuyết minh - Thiết kế giao khoán bảo vệ rừng cho hộ Đồng bào dân
tộc thiểu số xã Phan Sơn và Phan Tiến của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông
Lũy lập.
- Hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ Đồng bào dân tộc
thiểu số xã Phan Sơn và Phan Tiến của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy
lập.
Các văn bản, báo cáo về tình hình thực hiện công tác giao khoán bảo
vệ rừng của UBND xã Phan Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, Hạt
Kiểm lâm Bắc Bình, ...
4.2.3. Quá trình thực hiện:
Ngày 27/5/2002, Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận ban hành Nghị quyết số:
04-NQ/TU về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế xã hội vùng
dân tộc thiểu số. Trong đó có giải pháp giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào
dân tộc thiểu số quản lý bảo vệ.
Thực hiện Nghị quyết số: 04-NQ/TU của tỉnh ủy Bình Thuận, UBND
tỉnh có công văn số 2085/UBBT-NLN ngày 16/7/2002 về kế hoạch xây dựng
và phát triển toàn diện dân sinh kinh tế xã hội vùng Đồng bào dân tộc thiểu
số. Trong đó giao trách nhiệm chính cho Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng
phương án giao khoán bảo vệ rừng cho hộ Đồng bào dân tộc thiểu số trong
tỉnh.
Căn cứ


Quyết định số: 2057/QĐ-CT.UBBT ngày 09/8/2002 của
19


UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt phương án giao khoán bảo vệ rừng
cho hộ Đồng bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép và Quyết
định số: 178/SNN/PTLN ngày 20/8/2002 của Sở Nông nghiệp & PTNT về
việc hướng dẫn thực hiện phương án giao khoán bảo vệ rừng cho hộ Đồng
bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép; Ban Quản lý rừng
phòng hộ Sông Lũy đã tiến hành xây dựng Hồ sơ thuyết minh - thiết kế giao
khoán bảo vệ rừng cho hộ Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn và Phan
Tiến (là 02 xã thuần dân tộc thiểu số của huyện Bắc Bình) với những nội dung
chính sau:
Phương thức giao khoán: giao khoán đến hộ Đồng bào dân tộc thiểu
số trên cơ sở tự nguyện có sự chứng kiến của UBND các xã có liên quan.
- Tổng diện tích thiết kế: 7059,51 ha ha.
- Tổng diện tích giao khoán: 7024,97 ha.Trong đó::
Thiết kế giao khoán bảo vệ rừng cho 175. hộ Đồng bào dân tộc thiểu
số xã Phan Sơn, thuộc các Tiểu khu: 24, 47, 48, 56, 58°, 64, 65, 74, 82, 97,
98, 99, 100, 101, 105; lâm phận ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, địa bàn
hành chính xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
- Tổng trữ lượng khu giao khoán BVR là 491235. m 3; trữ lượng bình
quân là 254,885 m3/ ha.
- Hiện trạng tại thời điểm giao khoán là:
IIIA3: 168,04 ha;
IIIA2: 1876,97 ha;
IIIA1: 951,81 ha;
IIA: 2305,58 ha;
IIB: .1429,25 ha;

IA+ Le: 80,16 ha;
IA, IB, IC: 3,94 ha
20


Khi nhận được hồ sơ Thuyết minh – Thiết kế giao khoán bảo vệ rừng
của Ban quản lý RPH Sông Lũy, Chi cục Lâm nghiệp (được sự ủy quyền của
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) tổ chức kiểm tra ngoại nghiệp tính
chính xác của Thuyết minh thiết kế; sau đó tổ chức họp xét duyệt nội nghiệp
rồi trình Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét phê duyệt.
Sau khi được Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Thuyết minh - Thiết
kế theo Quyết định số: 304/QĐ-SNN-CCPTLN ngày 24/11/2002, Ban Quản
lý rừng phòng hộ Sông Lũy phối hợp các Ban thôn thuộc 02 xã Phan Sơn và
Phan Tiến tiến hành họp dân để các hộ đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng có sự
chứng kiến của UBND xã và các ban ngành đoàn thể xã. Sau khi các hộ dân
đăng ký thì Ban thôn cùng UBND xã và các ban ngành họp để xét điều kiện
hoàn cảnh các hộ dân đã đăng ký để chọn các hộ có điều kiện thích hợp việc
nhận khoán bảo vệ rừng (có đủ lao động, thiếu đất sản xuất, điều kiện đi lại
thuận lợi, không phải đối tượng phá rừng chuyên nghiệp, ... .
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy căn cứ danh sách đã được phê
duyệt hổ trợ các hộ xác lập hồ sơ nhận khoán cho từng hộ bao gồ: Đơn xin
nhận khoán, hợp đồng nhận khoán, sơ đồ khu vực giao khoán, ... sau đó tiến
hành bàn giao ngoài thực địa khu vực giao khoán cho từng hộ.
Hồ sơ giao khoán gồm có:
- 01 Đơn xin giao khoán bảo vệ rừng.
- 01 Bản thuyết minh về giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, kèm
01 biểu thống kê số lượng, chất lượng rừng, 01 bản đồ hiện trạng rừng nhận
khoán của hộ tỷ lệ: 1/ 5.000
- 01 Hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng.
Các hộ nhận khoán sau đó được phân công từng tổ theo đơn vị thôn để

tiện việc sinh hoạt, thông tin và tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng. Các tổ tiến hành
bầu chọn Tổ trưởng, Tổ phó để điều hành tổ gắn kết với các trạm bảo vệ rừng
tương ứng trên địa bàn của đơn vị chủ rừng. Căn cứ vào số thành viên mà các
21


tô trưởng, Tổ phó cùng với Trạm trưởng Trạm BVR lên kế hoạch phân công
các thành viên luân phiên tuần tra bảo vệ rừng để vừa đảm bảo quân số đủ
mạnh, vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con.
Công tác nghiệm thu:
Hàng tháng, các Tổ trưởng cùng trạm trưởng tổ chức họp rút kinh
nghiệm quá trình hoạt động trong tháng, lên kế hoạch công tác tháng, quý tiếp
theo.
Hàng quý đơn vị chủ rừng cùng với UBND xã tổ chức nghiệm thu
công tác giao khoán bảo vệ rừng để làm cơ sở thanh toán tiền công cho các
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giao
khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Sơn.
4.3.1. Thuận lợi:
Chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp để sản xuất và giao khoán bảo
vệ rừng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân là có đất sản xuất ổn định, có
công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, nên được người dân rất đồng tình, từ
đó ổn định tư tưởng, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Công tác giao khoán bảo vệ rừng được sự quan tâm của các cấp chính
quyền địa phương. Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số: 04-NQ/TU,
ngày 27/5/2002 thì ngày 09/8/2002,UBND tỉnh Bình Thuận ra Quyết định số:
2057/QĐ-CT.UBBT việc phê duyệt phương án giao khoán bảo vệ rừng cho hộ
Đồng bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép và ngày
20/8/2002, Sở Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định số: 178/SNN/PTLN về
việc hướng dẫn thực hiện phương án giao khoán bảo vệ rừng cho hộ Đồng
bào dân tộc thiểu số 11 xã thuần và các thôn xen ghép.

Theo chỉ tiêu của Trung ương đứa xuống thì mức tiền công giao khoán
bảo vệ rừng là 50.000 VNĐ/ ha/ năm. Nhưng xét thấy mức giá sinh hoạt tăng
cao, điều kiện đời sống người dân còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh Bình
Thuận đã chủ động tăng thêm tiền công giao khoán bảo vệ rừng là 50.000
22


VNĐ/ ha/ năm từ nguồn ngân sách của tỉnh, nhờ vậy đã kích thích các hộ
nhận khoán bảo vệ rừng.
Chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp để sản xuất và giao khoán bảo
vệ rừng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân là có đất sản xuất ổn định, có
công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, nên được người dân rất đồng tình, từ
đó ổn định tư tưởng, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Vì vậy
được sự hưởng ứng của đông đảo bà con Đồng bào dân tộc thiểu số. Trong
các cuộc họp của thôn để đăng ký nhận khoán thì đa số các hộ tham gia họp
đều đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng, Tuy nhiên do điều kiện diện tích đáp
ứng các tiêu chí giao khoán của khu vực hạn chế nên chỉ ưu tiên những gia
đình có điều kiện thuận lợi như có nhiều lao động, có điều kiện đi lại thuận
lợi, ... Ngoài ra trong các cuộc họp thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển
rừng của các thôn thuộc các xã lân cận cũng có nhiều hộ dân người Kinh cũng
có nhu cầu được nhận khoán, nhưng cán bộ lâm nghiệp xã và đơn vị chủ rừng
phải giải thích việc giao khoán chỉ thực hiện đối với các hộ Đồng bào dân tộc
thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số: 04-NQ/TU, ngày 27/5/2002 của Tỉnh
uỷ tỉnh Bình Thuận.
Đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống gắn kết với rừng nên rất am
hiểu về mọi diễn biến, tác động đến rừng xung quanh khu vực cư trú.
Thói quen đi rừng hàng ngày rất thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ
rừng.
Các thôn thuần Đồng bào dân tộc thiểu số thường có ơi cư trú gần
rừng nên dễ bố trí khu vực giao khoán.

4.3.2. Khó khăn:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc giao khoán chỉ dừng lại ở tuần tra bảo
vệ rừng, mà chưa được giao bất kỳ một quyền lợi nào đối với diện tích rừng
được giao; Với mức tiền công nhận khoán bảo vệ rừng 100.000 đồng/ ha/
năm, bình quân một hộ nhận khoán 40 ha có thu nhập 4.000.000 đồng/ năm,
23


một tháng khoảng 333.333 đồng là quá thấp so với nhiệm vụ bảo vệ 40 ha, và
càng thấp so với mức tiền công lao động hiện nay là 120.000 – 150.000 đồng/
ngày. Vì vậy các hộ nhận khoán vẫn thường xem số tiền này như là của Nhà
nước hổ trợ hơn là tiền công nhận khoán bảo vệ rùng; Sự ràng buộc trách
nhiệm của người nhận khoán cũng chưa rỏ ràng, khi xảy ra phá rừng trên diện
tích giao khoán thì đơn vị chủ rừng vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Từ đó thức trách nhiệm của hộ nhận khoán, tinh thần làm chủ tài nguyên
đất nước của cộng đồng chưa được nâng cao.
Các hộ nhận khoán đa số có trình độ học vấn chưa cao, nhận thức về
pháp luật và các chính sách bảo vệ và phát triển rừng còn kém, trang thiết bị
gần như không được cấp nên hiệu quả công tác bảo vệ rừng chưa cao.
4.4.. Đánh giá tác động của công tác giao khoán quản lý bảo vệ rửng đến
đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của Đồng bào dân tộc thiểu số xã
Phan Sơn
Quá trình thực công tác giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc
thiểu số xã Phan Sơn, lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy đến nay
đã đạt được một số kết quả nhất định.:
4.4.1. Về kinh tế:
Việc nhận khoán bảo vệ rừng tuy trước mắt tiền công nhận khoán
chưa cao (100.000 VNĐ/ha/năm), với diện tích rừng nhận khoán bảo vệ bình
quân 40 ha/ hộ thì tiền công nhận khoán bình quân mỗi hộ được 4.000.000
VNĐ là số tiền không lớn, nhưng với mức thu nhập bình quân của các hộ

đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao như Phan Tiến, Phan Sơn, Phan
Lâm, … chỉ khoảng 10 – 12.000.000 VNĐ/ năm thì số tiền này cũng cũng là
khoảng thu nhập đáng kể đối với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn của bà
con. Đa số các hộ nhận khoán sử dụng tiền công nhận được để đầu tư chăn
nuôi, canh tác nương rẫy .
Với bản tính cần cù chịu khó, trong quá trình đi kiểm tra rừng, các hộ
24


nhận khoán còn tranh thủ lấy lâm sản phụ như: mật ong, măng, nấm, rau rừng,
hoa quả, tre, le, mây, lá ... để góp phần cải thiện cuộc sống. Theo điều tra cho
thấy % hộ có tranh thủ lấy sản phẩm từ rừng nhưng chỉ để sử dụng, không
đem bán.
Từ năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất chủ
trương tăng tiền công nhận khoán cho Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận từ 100.000 VNĐ lên mức 200.000 VNĐ/ha/năm Bình quân
mỗi hộ được nhận 8.000.000 VNĐ/năm Từ đó đời sống bà con nhận khoán
được cải thiện hơn,
4.4.2. Về xã hội
Đa số các hộ Đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng đã
nhận thức được trách nhiệm của mình đối công tác bảo vệ và phát triển rừng,
thường xuyên tham gia phối hợp bảo vệ rừng có hiệu quả. Việc được nhận
khoán bảo vệ rừng giúp cho Đồng bào có thêm ý thức về quyền làm chủ của
mình đối với tài nguyên thiên nhiên, đất nước. Đây cũng là lực lượng nòng
cốt trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng, PCCCR, đặc biệt là việc
lồng ghép việc nhận khoán bảo vệ rừng với việc xây dựng và thực hiện quy
ước bảo vệ rừng trong cộng đống thôn, bản, ... theo Thông tư số: 56/TT/BNNKL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn xây
dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng,
buôn, bản, ấp.
Một số hộ trước đây từng tham gia phá rừng trong mùa nông nhàn,

hoặc do thiếu đất phải phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy trái
phép nên rất rỏ những quy luật, mánh khóe, thủ đoạn của bọn lâm tặc đã góp
phần ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng khá hiệu
quả; và các hộ này cũng đã bỏ hẳn việc phá rừng.
Với mối quan hệ thân tộc hoặc xóm giềng, các hộ nhận khoán có điều
kiện xâm nhập nội bộ các đối tượng phá rừng để nắm bắt thông tin và cung
25


×