Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TÁM GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG TRÊN ĐẤT ĐỎ TẠI XÃ HƯNG THỊNH (ĐỒNG NAI) NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA TÁM GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG
TRÊN ĐẤT ĐỎ TẠI XÃ HƯNG THỊNH
(ĐỒNG NAI) NĂM 2009

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ TỐ LOAN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2004 – 2008


Tháng 8 năm 2009

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA TÁM GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG TRÊN ĐẤT ĐỎ
TẠI XÃ HƯNG THỊNH (ĐỒNG NAI) NĂM 2009

Tác giả

TRẦN THỊ TỐ LOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM




Tháng 08 năm 2009

LỜI CẢM ƠN
Xin khắc ghi công ơn của gia đình luôn là nguồn động viên và là điểm tựa
vững chắc cho tôi trên con đường học tập.
Để hoàn thành luận văn này không chỉ là công sức của riêng tôi mà còn là sự động
viên và giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
cũng như thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
• TS. Hoàng Kim đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh
nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
• Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô trong bộ môn Cây lương thực cùng
tất cả các thầy cô đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm đáng quý.
• Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
• Cô Nguyễn Thị Thủy cùng tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm
Nông nghiệp Hưng Lộc đã quan tâm giúp đỡ, chỉ dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
• Tập thể lớp DH04NH cùng tất cả bạn bè thân hữu đã chia sẻ buồn vui trong
suốt thời gian học và thực hiện khóa luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2009
Trần Thị Tố Loan

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của tám giống sắn
triển vọng trên vùng đất đỏ tại xã Hưng Thịnh (Đồng Nai) năm 2009” được thực hiện tại
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, xã Hưng Thịnh, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 07/ 2009.

Thí nghiệm gồm tám nghiệm thức là tám giống sắn triển vọng BKA900, CM9966,
GM444 – 2, CM9914, KM297, KM227, KM140, KM94 được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, ba lần nhắc lại. Mục đích: khảo sát đặc điểm sinh
trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh bột của tám giống sắn, qua đó xác định
được 3 - 5 giống sắn tốt, có năng suất bột cao và mang lại hiệu quả kinh tế, thích hợp
cho việc phát triển sắn ở vùng Đông Nam Bộ.
Kết quả đạt được:
1) So với giống đối chứng, các giống sắn thí nghiệm hầu hết đều sinh trưởng tốt, cây
mọc đều, thân cây thẳng hơn, ít bị sâu bệnh, ít đỗ ngã, dễ thu hoạch, có năng suất củ tươi
và năng suất tinh bột khá cao.
2) Bốn giống sắn có năng suất củ tươi cao nhất trong thí nghiệm này là BKA900
(34,3 tấn/ha), KM227 (28,8 tấn/ha), KM140 (27,8 tấn/ha), KM297 (27,2 tấn/ha). Bốn
giống có năng suất bột cao nhất là BKA900 (9,09 tấn/ha), KM94 (7,82 tấn/ha), KM297
(7,82 tấn/ha) và KM227 (7,72 tấn/ha).
3) Giống sắn BKA900 có năng suất bột đạt cao nhất (9,09 tấn/ha). Giống KM297 có
năng suất bột đạt 7,82 tấn/ha tương đương giống đối chứng KM94… Giống KM227 có
năng suất bột đạt 7,72 tấn/ ha thấp hơn so với giống đối chứng nhưng do giống này có đặc
điểm tốt thân cây thẳng, không phân cành thích hợp với trồng dày nên vẫn là giống triển
vọng. Giống KM140 có năng suất bột đạt 7,14 tấn/ha, với các đặc điểm tốt như: thời gian
sinh trưởng ngắn 7 - 9 tháng, thân cây thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh, ít nhiễm sâu
bệnh, dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, được thị trường và sản xuất ưa chuộng.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................................ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vi

Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1Sự cần thiết nghiên cứu ..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
1.3 Yêu cầu cần đạt..........................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1 Nguồn gốc, phân loại, lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây sắn.....................3
2.1.1 Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố và lịch sử phát triển......................................3
2.1.2 Giá trị kinh tế của cây sắn ......................................................................................5
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam.......................................9
2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới......................................................................9
Toàn thế giới....................................................................................................................9
2.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam ..................................................................16
2.2.3 Sản xuất và tiêu thụ ở Đồng Nai...........................................................................22
2.3 Giống sắn, công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai ...........................................23
2.3.1 Giống sắn..............................................................................................................23
2.3.2 Công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai ...........................................................23
2.4 Khai thác nguồn gen giống sắn nhập nội từ CIAT..................................................24
2.5 Năng lượng sinh học, hướng đi mới cho sắn nguyên liệu.......................................24
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................................25
3.1. Vật liệu ...................................................................................................................25
3.2. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................25
3.2.1. Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................25
iv


3.2.1.1. Nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm.....................................25
3.2.1.2 Đặc điểm và tính chất lý hóa tính của khu đất thí nghiệm ................................26

3.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ......................................26
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................27
3.2.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm........................................................................................27
3.2.2.2 Quy trình kỹ thuật áp dụng................................................................................27
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................29
3.2.3.1 Các đặc trưng về hình thái (thân và củ) của tám giống sắn thí nghiệm ............29
3.2.3.2 Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng của tám giống sắn ..................................29
3.2.3.3 Đặc tính sinh trưởng và phát triển .....................................................................30
3.2.3.4 Khả năng chống chịu đổ ngã .............................................................................30
3.2.3.5 Khả năng chống chịu với sâu bệnh....................................................................31
3.2.3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................31
3.2.3.7 Chỉ tiêu về phẩm chất ........................................................................................32
3.2.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................33
4.1. Đặc điểm hình thái của tám giống sắn....................................................................33
4.2 Đặc điểm sinh trưởng của tám giống sắn ................................................................36
4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục.....................................................................36
4.2.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ....................................................38
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................39
4.3.1 Năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột...............................39
4.3.2 Năng suất lý thuyết, năng suất sinh vật và chỉ số HI............................................41
4.4 Tình hình sâu bệnh và khả năng chống chịu của các giống ....................................43
4.5 Đánh giá và xác định các giống sắn tốt được tuyển chọn .......................................43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................45
5.1 Kết luận....................................................................................................................45
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTB: Nam Trung Bộ
ĐB: Đồng bằng
NST: Ngày sau trồng
TCN: Tiêu chuẩn ngành
CIAT: Centro International De Agriculture Tropical- Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp
Nhiệt đới
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Quốc tế
FAOSTAT: Food and Agriculture Organization of the United Nations Statstic
Database – Cơ sở dữ liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế
GSCRI: The Guangxi Tropical Crops Research Institute
HI: Harvest Index - Chỉ số thu hoạch
IITA: Instite International Agriculture Tropical – Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế
IPB: Institute of Plant Breeding - Viện Chọn giống Cây trồng
KU: Kasetsart University- Trường Đại học Kasetsart Thái Lan
MARDI: Malaysia Agriculture Research and Development Institute- Viện Nghiên cứu
và Phát triển Nông nghiệp Malaysia
MSTATC: Là phần mềm xử lý số liệu và phân tích thống kê nông nghiệp.
RFCRC: Rayong Field Crops Research Center - Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng
Rayong
SCATC: The South China Academy of Tropical Crops- Học viện Cây trồng Nhiệt đới
Nam Trung Quốc
TNAU: Tamil Nadu Agriculture University
TTDI: Thailan Tapioca Development Institute - Viện Nghiên cứu Phát triển Tinh bột
Sắn Thái Lan
VAAS: Vietnam Academy Agriculture Science - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam

VNCP: Vietnam Cassava Programe – Chương trình Sắn Việt Nam

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phân loại khoa học cây sắn (nguồn: Wikipedia) ............................................3
Hình 2.2: Sản xuất sắn ở các nước khác nhau trên thế giới năm 2006 (Nguồn:Hoang Kim và
ctv, 2008) ...............................................................................................................4
Hình 2.3: Sản lượng và năng suất sắn của sáu nước châu Á 1961- 2006 Nguồn:
Reinhardt Howeler and Keith, 2007 (trích dẫn bởi Hoàng Kim et al, 2008) .....12
Hình 2.4. Bản đồ phân bố vùng trồng sắn và trọng điểm quy hoạch vùng trọng điểm
nguyên liệu sắn cho chương trình chế biến cồn sinh học Việt Nam ..................19
Hình 2.5: Diện tích (1000 ha), sản lượng sắn (1000 tấn) tại các vùng Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 1995-2006 ......................21
Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm tại Hưng Thịnh (Đồng Nai) ................................28
Hình 3.2: Thực hiện cân hàm lượng tinh bột của tám giống sắn..................................32
Hình 4.1: Đặc điểm hình thái thân lá của một số giống sắn. ........................................35
Hình 4.2: Thực hiện cân năng suất lý thuyết của tám giống sắn ..................................41

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của sắn củ tươi (phần ăn được) so
với khoai lang, khoai tây và khoai môn. .................................................................5
Bảng 2.2: Số liệu phân chất của sắn lát khô có vỏ và không vỏ ở Việt Nam.................6
Bảng 2.3: Hàm lượng HCN trong củ sắn ( %)................................................................7
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của châu Phi, châu Á, châu Mỹ và 15
nước trồng nhiều sắn trên thế giới năm 2007..........................................................9

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới (1961 – 2007)..................10
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực trên thế giới năm 2007
...............................................................................................................................11
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở châu Á năm 2007
...............................................................................................................................11
Bảng 2.8: Buôn bán sắn trên thế giới 1983-2005 với sản phẩm là sắn lát khô, sắn viên,
tinh bột sắn (triệu tấn) ...........................................................................................13
Bảng 2.9: Tình hình tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2004 -2006 ...................................14
Bảng 2.10: Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ
tăng hàng năm của sự tiêu thụ sản phẩm sắn, giai đoạn 1993-2020. ....................15
Bảng 2.11: Diện tích, năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của Việt Nam .16
Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam (1961 – 2007) ...................17
Bảng 2.13 Diện tích sắn (1000 ha) tại các vùng trồng sắn chính của Việt Nam .........18
Bảng 2.14: Sản lượng sắn (1000 tấn) tại các vùng trồng sắn chính của Việt Nam ......20
Bảng 2.15: Sự tăng năng suất sắn Việt Nam so với Thái Lan,Trung Quốc, Ấn Độ.....21
Bảng 2.16: Giá trị bội thu do áp dụng giống sắn mới tại Việt Nam, Thái Lan và Trung
Quốc (diện tích sắn năm 2003 và năm 1997 theo số liệu thống kê của FAO)......22
Bảng 3.1. Lý lịch nguồn vật liệu tám giống sắn tại đất đỏ Hưng Thịnh (Đồng Nai) ...25
Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm...............................................26
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân lá của tám giống sắn thí nghiệm ...........................33
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái củ của tám giống sắn ....................................................36
Bảng 4.3: Đặc điểm sinh trưởng của tám giống sắn khảo nghiệm đến 120 ngày sau trồng.37
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ...................................................38
viii


Bảng 4.5: Tốc độ phát triển chiều cao cây....................................................................39
Bảng 4.6: Năng suất thực thu và năng suất tinh bột của tám giống sắn thí nghiệm .....40
Bảng 4.7: Năng suất sinh vật và chỉ số HI của tám giống sắn thí nghiệm....................42
Bảng 4.8: Một số đặc điểm nông học chính của các giống sắn ....................................44


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Sắn là cây lương thực đứng hàng thứ năm trên thế giới và là một trong 15 cây
trồng chiếm diện tích lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của loài người, là thực phẩm
chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đồng thời cũng là cây thực phẩm, cây thức
ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và
Việt Nam. Sắn dễ trồng, ít vốn đầu tư, dễ chế biến xuất khẩu, đạt lợi nhuận và lợi thế cạnh
tranh cao. Sản phẩm sắn rất thông dụng để chế biến xăng sinh học, bột ngọt, thực
phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, hồ vải, si rô, nước giải khát, phụ gia dược phẩm…
Sắn là cây tinh bột quang hợp theo chu trình C4 nên có khối lượng sản phẩm và giá trị
năng lượng trên một đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Cây
sắn hiện đang được cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển để làm nhiên liệu sinh học và
là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu của nhiều nước Châu Phi.
Tại Việt Nam, sắn là cây lương thực có diện tích trồng và sản lượng lớn đứng hàng
thứ ba sau lúa và ngô. Toàn quốc hiện có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào
hoạt động với tổng công suất chế biến khoảng 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn và
8 nhà máy chế biến cồn đang được xây dựng (Hoang Kim et al. 2008).Việt Nam hiện
đã trở thành điển hình tiên tiến của châu Á và thế giới trong việc ứng dụng công nghệ
chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim, 2003, Hoang Kim et al. 2005). Năm 2007,
sản lượng sắn Việt Nam trên diện tích 497 ngàn ha đã đạt 7,98 triệu tấn tăng gấp 4,03
lần so với sản lượng sắn năm 2000 là 1,98 triệu tấn (FAO, 2008), năng suất sắn đạt
15,89 tấn/ ha, tăng 1,9 lần so với năng suất sắn năm 2000 là 8,35 tấn/ ha. Thành tựu
trên chủ yếu là do việc áp dụng các giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh.
Những năm gần đây, công tác chọn tạo giống sắn đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể, góp phần làm tăng nhanh năng suất và sản lượng sắn trên cả nước. Các giống

sắn mới được trồng trên 420.000 ha, chiếm trên 75% tổng diện tích sắn, chủ lực là
giống sắn KM94; những giống phổ biến khác đó là KM140, KM98-5, SM937-26,
1


KM98-1, … đã và mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Cây sắn đang là mục tiêu
chuyển đổi của các hộ nông dân tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn nhằm
thay thế một số cây trồng ít khả năng cạnh tranh. Trong điều kiện diện tích đất nông
nghiệp đang dần bị thu hẹp, giá vật tư nông nghiệp tăng nhanh làm cho việc sản xuất
của nông dân gặp nhiều khó khăn thì việc tuyển chọn những giống sắn tốt có năng suất
và hàm lượng tinh bột cao, chống chịu với điều kiện bất lợi, thích hợp với điều kiện tự
nhiên của các vùng sinh thái nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân là
rất cần thiết .
Được sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, qua sự chấp thuận của Bộ môn Cây Lương thực – Rau,
Hoa, Quả và sự đồng ý hướng dẫn của thầy Hoàng Kim, tôi thực hiện đề tài: Khảo sát
đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của tám giống sắn triển vọng trên đất đỏ
Hưng Thịnh (Đồng Nai) năm 2009.
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh bột của
tám giống sắn, qua đó xác định được 3 - 5 giống sắn tốt, có năng suất bột cao, thích
hợp cho vùng Đông Nam Bộ để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản
xuất, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sắn
1.3 Yêu cầu cần đạt
So sánh, khảo nghiệm cơ bản tám giống sắn theo đúng tiêu chuẩn ngành quy
phạm khảo nghiệm giống sắn 10 TCN 299-1997 và đúc kết số liệu nghiên cứu. Tìm
hiểu học tập, so sánh, tuyển chọn để rút ra những giống sắn thích hợp cho vùng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bộ giống sắn mới triển vọng gồm tám giống. Do thời
gian thực hiện khóa luận ngắn mà cây sắn lại có thời gian sinh trưởng dài hơn nên tôi

đã tham gia nhóm nghiên cứu khoa học để thu thập được số liệu liên tục của hai vụ thí
nghiệm từ tháng 01/ 2009 đến tháng 7/ 2009.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc, phân loại, lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây sắn
2.1.1 Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố và lịch sử phát triển
Sắn (Manihot esculenta Crantz) còn gọi là khoai mì (theo cách gọi của Nam
Bộ) hay gọi theo một số tiếng khác như: cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc,
maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni,…thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae (Hình 2.1).
Phân loại khoa học (Scientific classification)
Giới (kingdom):

Plantae

Ngành (division):

Magnoliophyta

Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (ordo):

Malpighiales


Họ (family):

Euphorbiaceae

Họ phụ (subfamily):

Crotonoideae

Nhóm (tribe):

Manihoteae

Chi (genus):

Manihot

Loài (species):

M. esculenta

Hình 2.1: Phân loại khoa học cây sắn (nguồn: Wikipedia)
Nguồn gốc: Theo trích dẫn của Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1995) cây sắn có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) đã được trồng cách đây
khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng
Đông Bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn
trồng và hoang dại (De Candolle, 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể
tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía Bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về
nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước
Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước

Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia
3


niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa
thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên
(Rogers, 1963, 1965).
Vùng phân bố: Sắn được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở 30OB 30ON (CIAT, 1993). Bản đồ vùng phân bố sắn năm 2006 (Hình 2.2). Tại Việt Nam,
sắn được trồng hầu hết ở các tỉnh từ Bắc đến Nam, nhiều nhất tại vùng Đông Nam
Bộ (130800 ha) và Tây Nguyên (129900 ha).

Hình 2.2: Sản xuất sắn ở các nước khác nhau trên thế giới năm 2006 (Nguồn: Hoàng Kim
và ctv, 2008)
Lịch sử phát triển: Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo (châu Phi)
khoảng thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm
1558. Ở châu Á, sắn được nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al,
1995) và SriLanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Cây
sắn đựơc nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 nhưng hiện chưa có tài liệu chắc
chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Sắn
được nhập vào Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á khác khoảng cuối thế kỷ
18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping, 1992; U Thun Than, 1992).
4


2.1.2 Giá trị kinh tế của cây sắn
Giá trị sử dụng: Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp,
thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn
bán, trao đổi thương mại quốc tế (FAO, 2000). Đối với nhiều nước sắn được xem như là
cây dự trữ cứu đói, bổ sung cho cây lúa trong những năm mất mùa.
Thành phần dinh dưỡng:

Củ sắn tươi: có tỷ lệ chất khô 38 - 40%, tinh bột 16 - 32%, giàu vitamin C,
calcium, vitamin B và các chất khoáng; Nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin và
nghèo đạm. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin
nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ
giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của sắn củ tươi (phần ăn
được) so với khoai lang, khoai tây và khoai môn.
Thành phần

Sắn

Khoai
lang

Khoai
tây

Khoai
môn

20
13-16
0-2,0
2,0
0,5
0,1
1,0-1,5
Vệt
31
318

Solanine

22-25
5-50

19-35
18-28
1,5-5,0
1,0-2,5
1,0
0,5-6,5
1,0
900
35
490
Trypsin
inhibitors
10-15
2-42

8-12
15-100

28
18-25
0,5-1,0
2,5
0,6
0,2
0,5-1,0

117
24
439
Alkaloids,
tannins
n.a.
1-70

15-29
700-1100
49-73

8-32
n.a
58-85

22-25
n.a
63-66

10-30
100-200
69-88

Tỷ lệ chất khô (%)
30- 40
Hàm lượng tinh bột (%)
27- 36
Đường tổng số (% FW)
0,5-2,5

Đạm tổng số (%FW)
0,5-2,0
Chất xơ (%FW)
1,0
Chất béo (%FW)
0,5
Chất khoáng (%FW)
0,5-1,5
Vitamin A (mg/100gFW)
17
Vitamin C (mg/100gFW)
50
Năng lượng (KJ/100g)
607
Yếu tố hạn chế dinh dưỡng Cyanogenes
Tỷ lệ trích tinh bột (%)
Kích thước hạt bột
(micron)
Amylose (%)
Độ dính tối đa (BU)
Nhiệt độ hồ hóa (OC)

Nguồn: Christopher Wheatley và ctv (1995).
5


Sắn lát khô: thường có hai loại: sắn lát khô có vỏ và sắn lát khô không vỏ. Sắn
lát khô có vỏ bao gồm: vỏ thịt, thịt sắn, lõi sắn và có thể là một phần vỏ gỗ. Sắn lát
khô không vỏ chỉ bao gồm thịt sắn và lõi sắn. Tổng hợp số liệu phân chất của nhiều tác
giả đối với sắn lát khô có vỏ và sắn lát khô không vỏ ở Việt Nam cho thấy như sau:

Bảng 2.2: Số liệu phân chất của sắn lát khô có vỏ và không vỏ ở Việt Nam
Thành phần

Sắn lát khô có vỏ (%)

Sắn lát khô không vỏ (%)

Vật chất khô

90,57

90,01

Đạm thô

4,56

2,49

Béo thô

1,43

1,40

Xơ thô

3,52

3,72


Khoáng tổng số

2,22

2,04

78,66

78,59

Ca

0,27

0,15

P

0,50

0,25

Dẫn xuất không đạm

Nguồn: Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1995
Bột sắn nghiền và tinh bột sắn: Bột sắn nghiền thủ công có vật chất khô khoảng
87,56%, đạm thô 3,52%, béo thô 1,03%, xơ thô 1,37%, khoáng tổng số 1,38%, dẫn
xuất không đạm 83,89%, Ca 0,11%, P 0,11% (Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1996).
Tinh bột sắn có màu rất trắng, hàm lượng amylopectin và phân tử lượng trung bình cao

hơn amylose của tinh bột bắp, lúa mì, khoai tây, độ nhớt cao, xu hướng thoái hóa thấp,
độ bền gen cao (Hoàng Kim Anh và ctv, 2005).
Lá sắn: có hàm lượng đạm khá cao chứa nhiều chất bột, chất khoáng và
vitamin, nhiều nơi dùng để ăn. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần
thiết. Hàm lượng axit amin không thay thế như lizin và triptophan ở lá cao nhưng thiếu
methionin. Ngoài các chất dinh dưỡng, trong lá sắn cũng chứa một lượng độc tố đáng
kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160240 mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý
luộc kỹ để làm giảm thiểu hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên
muối dưa hoặc phơi khô để làm bột, lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm
lượng HCN còn không đáng kể.

6


Độc tố HCN: Sắn củ tươi có chứa một lượng độc tố ở dạng glucozit với công
thức hóa học C10H17O6N, có vị đắng. Chất này có mặt trên hầu hết các bộ phận của cây
và tất cả các giống (Narty,1973). Những giống sắn đắng hàm lượng độc nhiều hơn
giống ngọt; lá non hàm lượng glucozit xyanogenic cao hơn phiến lá, còn ở lá già thì
ngược lại; vỏ củ lượng độc nhiều hơn thịt củ. Độc tố này được phát hiện lần đầu vào
năm 1885 bởi Peckolt và được gọi là manihotoxin. Sau đó, Dunstan và Henry đã phân
ly đựơc chất này có tính độc tương tự như chất say của một số loại họ Đậu (Bùi Huy
Đáp, 1987). Dưới tác dụng của dịch vị có chứa acid clohydric hoặc men tiêu hóa, chất
này bị phân hủy và giải phóng ra acid cyanhydric là chất độc với người.
C6H17O6N

+ H2O ===Î C6H12O6 + (CH3)3 + HCN

Linamarin

Glucoze


Axeton

Acid cyanhidric

HCN là chất gây độc đối với người và gia súc. Liều gây độc cho người lớn là 20
mg HCN. Liều gây ngộ độc có thể chết người là 1,4mg HCN/ 1kg trọng lượng cơ thể.
Đối với trẻ em, người già và người ốm yếu thì liều gây độc và gây chết còn thấp hơn
(Hoàng Phương, 1978). Nguyên nhân chất độc trong sắn: tùy theo giống sắn, điều kiện
đất đai, chế độ canh tác và thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau.
Hàm lượng glycozit này trong củ sắn ngọt khoảng 20 - 30 mg HCN/ 1kg, trong củ sắn
đắng có tới 60-150 mg HCN/ 1kg (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Hàm lượng HCN trong củ sắn ( %)
Hàm lượng

Sắn ngọt

Sắn đắng

HCN

Vỏ củ

Thịt củ

Vỏ củ

Thịt củ

Cao nhất


0,042

0,015

0,056

0,037

Thấp nhất

0,014

0,003

0,012

0,013

Nguồn: Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1995).
Hạn nhiều, đất rừng mới khám phá hoặc trồng sắn gần các cây có khả năng gây
tích tụ glucozit cyanhydric (như cây xoan) thường làm tăng hàm lượng HCN. Bón
nhiều phân đạm làm tăng HCN, bón kali và phân chuồng sẽ làm giảm HCN.
Biện pháp giảm chất độc của sắn trong sản xuất và trong chế biến: Acid
cyanhidric là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, có thể bị oxy hóa thành acid
cyanic không độc, kết hợp với đường cũng tạo thành chất không độc. Dựa trên những
tính chất đó, ta có thể tìm các biện pháp chế biến, nấu nướng làm cho HCN bị phân
7



hủy và không gây độc cho người. Trong sản xuất: trồng giống sắn đắng nhiều bột để
chế biến tinh bột, bột lọc..., nếu để ăn tươi nên trồng giống sắn ngọt; không nên bón
quá nhiều N, cần bón nhiều K; nên trồng xen sắn với khoai lang hay cây họ đậu để cải
tạo đất và che phủ đất làm hạn chế cỏ dại, đặc biệt là cỏ tranh.
Công dụng của sắn: 1) Sắn dùng làm lương thực và rau. Lá sắn tươi có nhiều
protein, hydrat cacbon, vitamin nên có thể làm rau ăn. Làm bánh đa, hủ tiếu, sắn lát
khô, bột sắn khô, củ sắn khô, bột lọc sắn, làm các loại bánh. Sắn nén khô xuất khẩu
tiện lợi. 2) Sắn dùng để chăn nuôi. 3) Sắn dùng trong công nghiệp thực phẩm như làm
hạt trân châu nấu chè xuất khẩu, bột bánh chế biến thủ công, chế tinh hồ, đường glucô
hay dạng xiro kết tinh, cồn, rượu, mỳ chính, làm giấy, dệt vải, làm dược phẩm...
Lợi ích của nghề sắn: Sắn dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, vốn đầu tư
thấp, phù hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động.
Do đó, sắn đựơc nông dân trồng nhiều vì: có khả năng sử dụng tốt đất đã cạn kiệt cho
năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu
hoạch kéo dài nên thuận lợi cho việc rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ
nông dân nghèo, ít vốn. Tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Mặt khác, cây sắn cũng có
khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đất
nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và
trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững.
Nhược điểm của nghề sắn: trồng sắn làm kiệt đất; củ sắn nghèo đạm và vitamin,
có độc tố HCN trong sắn củ tươi. Chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp phát triển sắn bền vững: 1) Áp dụng giống mới và kỹ thuật canh tác
sắn bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu của đất. 2) Áp
dụng kỹ thuật chế biến và phối hợp thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các
sản phẩm sắn. 3) Ứng dụng dây chuyền công nghệ chế biến sắn hiện đại, tận dụng phế
phụ phẩm để làm thức ăn gia súc, phân bón, thường xuyên đánh giá tác động môi
trường. 4) Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn. 5) Mở rộng thị trường tiêu thụ
các sản phẩm sắn. 6) Hình thành và phát triển chương trình sắn Việt Nam để liên kết
mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, khuyến nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, chế biến và tiêu thụ sắn.


8


2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Toàn thế giới năm 2007 có 105 nước trồng sắn với tổng diện tích 18,39 triệu ha,
năng suất bình quân 12,16 tấn/ha, sản lượng 223,75 triệu tấn (Bảng 2.4), nhiều nhất tại
châu Phi 11,90 triệu ha (64,7% diện tích sắn toàn cầu), kế đến là châu Á 3,58 triệu ha
(19,4%) và châu Mỹ La tinh 2,89 triệu ha (15,7%). Sắn chủ yếu trồng trên đất nghèo
của các nông hộ sản xuất nhỏ để làm lương thực- thực phẩm, thức ăn gia súc và để
bán. Những năm gần đây, sắn được coi là một trong những cây nhiên liệu sinh học
chịu hạn nhiều triển vọng, giá cạnh tranh để chế biến nhiên liệu sinh học được Hiệp
hội Sắn Toàn cầu quan tâm (Joe Tohme and Claude Fauquet, 2008)
Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,75 triệu tấn), kế đến là
Brazil (27,31 triệu tấn), Thái Lan (26,41 triệu tấn), Indonesia (19,61 triệu tấn), Cộng
hòa Congo (15,00 tấn/ha), Ghana (9,65 triệu tấn) và Việt Nam (8,90 triệu tấn).
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của châu Phi, châu Á, châu Mỹ và 15
nước trồng nhiều sắn trên thế giới năm 2007
Diện tích
Năng suất
Thứ Vùng trồng
Tự
(1000 ha)
(tấn/ha)
Toàn thế giới
18.394
12,16
1
Châu Phi

11.904
9,90
1.1 Nigeria
3.850
11,88
1.2 Cộng hòa Congo
1.850
8,10
1.3 Ghana
800
12,06
1.4 Angola
760
11,57
1.5 Mozambique
990
7,42
1.6 Tanzania
675
9,77
1.7 Uganda
371
12,01
2
Châu Á
3.576
18,85
2.1 Indonesia
1.206
16,24

2.2 Thái Lan
1.152
22,92
2.3 Việt Nam
560
15,89
2.4 Ấn Độ
242
31,40
2.5 Trung Quốc
260
15,40
3
Châu Mỹ
2.896
13,20
3.1 Brazil
1.944
14,04
3.2 Paraguay
320
15,93
3.3 Colombia
185
11,35
Nguồn: Hoang Kim et al, 2008 (trích dẫn từ FAOSTAT 2008)

9

Sản lượng

(triệu tấn)
223,75
117,88
45,75
15,00
9,65
8,80
7,35
6,60
4,45
67,43
19,61
26,41
8,90
7,60
4,02
38,24
27,31
5,10
2,10


Nước có năng suất sắn cao nhất thế giới là Ấn Độ 31,40 tấn/ha, kế đến là Thái
Lan 22,92 tấn/ha. Châu lục có năng suất sắn củ tươi cao nhất là châu Á 18,85 tấn/ha, kế
đến là châu Mỹ 13,20 tấn/ha, thấp nhất là châu Phi 9,9 tấn/ha.
Chiều hướng sản xuất sắn trên thế giới trong 46 năm qua (1961 - 2007) đã tăng 3,14 lần
từ 71,26 triệu tấn củ tươi năm 1961 lên 223,75 triệu tấn năm 2007 (Bảng 2.5). Diện tích sắn
tăng gấp đôi từ 9,62 triệu ha năm 1961 lên 18,39 triệu ha năm 2007 và năng suất sắn củ tươi
bình quân toàn cầu đã tăng từ 7,40 tấn/ha năm 1961 lên 12,16 tấn/ha năm 2007.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới (1961 – 2007)

Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

1961
1970
1980
1990
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

9,62

11,61
13,60
15,21
16,45
16,25
16,05
16,56
16,56
16,86
17,17
17,31
17,59
18,51
18,69
18,17
18,39

7,40
8,48
9,12
10,01
9,85
9,75
10,06
9,90
10,31
10,70
10,73
10,61
10,79

10,94
10,87
12,00
12,16

71,26
98,59
124,13
152,47
162,15
158,51
161,60
164,10
170,92
177,89
184,36
183,82
189,99
202,64
203,34
218,22
223,75

Nguồn: Hoang Kim et al, 2008 (trích dẫn từ FAOSTAT 2008)
Trên phạm vi toàn cầu, cây sắn đứng hàng thứ năm so với các cây lương thực
chính với tổng sản lượng năm 2007 đạt 223,75 triệu tấn, xếp sau ngô 784,79 triệu tấn,
lúa nước 651,79 triệu tấn, lúa mì 607,05 triệu tấn và khoai tây 321,74 triệu tấn. Diện
tích , năng suất, sản lượng của cây sắn trong sự so sánh với một số cây lấy bột và cây
lấy đường chính trên thế giới năm 2007 được thể hiện ở Bảng 2.6.
10



Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực trên thế giới năm 2007
Cây trồng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ngô

157,87

4,97

784,79

Lúa nước

156,95

4,15


651,74

Lúa mì

217,43

2,79

607,05

Khoai tây

19,33

16,64

321,74

Sắn

18,66

12,22

228,14

Đại mạch

56,61


2,40

136,21

Khoai lang

9,09

13,89

126,30

43,79

1,47

64,59

Lúa miến

Nguồn: Hoang Kim et al. 2008, tổng hợp theo FAOSTAT (11.6. 2008)
Cây sắn có vị trí quan trọng tại vùng Đông Nam Á, nơi diện tích sắn đứng hàng
thứ ba sau lúa và ngô và sản lượng sắn đứng thứ ba sau lúa và mía (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở châu Á năm 2007
Châu Á

Đông Nam Á

Diện


Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

(triệu ha)


(tấn/ha)

(triệu tấn)

Lúa

140,30

4,21

591,71

46,33

3,88

180,24

Lúa mì

100,15

2,85

285,79

0,12

1,19


0,14

Ngô

48,75

4,36

212,96

8,85

3,25

28,80

Mía

9,70

69,31

672,58

2,21

63,05

139,50


Khoai lang

5,51

19,82

109,33

0,51

8,03

4,14

Sắn

3,84

18,67

71,80

3,31

18,00

59,61

Khoai tây


8,70

15,58

13,56

0,15

14,14

2,12

Lúa miến

10,02

1,10

11,04

0,03

1,73

0,05

Cây trồng

Nguồn: Hoang Kim et al, 2008 (trích dẫn từ FAOSTAT 2008)


11


Sản lượng và năng suất sắn châu Á đã không ngừng tăng từ năm 1961 đến nay.
Sáu nước trồng nhiều sắn của vùng được trình bày ở Hình 2.3 (Reinhardt Howeler and
Keith, 2007). Việt Nam là điển hình của châu Á đã tăng năng suất sắn gấp đôi và tăng
sản lượng sắn gấp bốn trong bảy năm (2000 - 2007) bằng cách áp dụng giống mới và
các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp (Hoang Kim 2009).

Hình 2.3: Sản lượng và năng suất sắn của sáu nước châu Á 1961- 2006
Nguồn: Reinhardt Howeler and Keith, 2007 (trích dẫn bởi Hoàng Kim et al, 2008)
Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm, với tỷ lệ
tiêu thụ trong nước 85% (làm lương thực, 58% thức ăn gia súc 28%, chế biến công
nghiệp 3%, hao hụt 11 %), xuất khẩu 15% (gần 30 triệu tấn) dưới dạng sắn lát khô, sắn
viên và tinh bột (CIAT, 1993). Sắn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu
Phi, bình quân 96 kg/người/năm, chủ yếu ở vùng Saharan cả hai dạng sắn củ tươi và
12


sản phẩm chế biến. Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất thế giới với 391
kg/người/năm (hoặc 1.123 calori/ngày).
Buôn bán sắn thế giới được thể hiện trên Bảng 2.8 và Bảng 2.9. Năm 2006,
lượng xuất khẩu sắn toàn cầu ước đạt 6,9 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2005. Trong
đó tinh bột sắn và bột sắn khoảng 3,5 triệu tấn, sắn lát và sắn viên khoảng 3,4 triệu tấn.
Thái Lan chiếm 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu. Tỷ trọng xuất khẩu sắn của
Thái Lan có 40% tinh bột sắn, 25% sắn lát sắn viên (TTTA, 2006; FAO, 2007 được
trích dẫn bởi Hoàng Kim 2009)
Bảng 2.8: Buôn bán sắn trên thế giới 1983-2005 với sản phẩm là sắn lát khô, sắn viên,
tinh bột sắn (triệu tấn)

Thị trường buôn bán

Bình

Bình

Bình

quân

quân

quân

’83 -‘85 ’92 -‘93

2000

2002

2005

’95-‘96

Xuất khẩu

7,0

9,8


5,9

6,9

5,9

5,91

Thái Lan

6,4

8,3

4,6

6,5

5,7

4,46

Indonesia

0,4

1,1

0,6


0,2

0,1

0,34

Trung Quốc & Đài Loan

0,1

0,3

0,4

-

-

0,10

Các nước khác

0,1

0,1

0,3

0,2


0,1

0,14

+ Việt Nam

-

-

0,1

0,2

0.3

0,81

Nhập khẩu

6,6

9,7

5,9

6,9

5,9


5,63

Khối EU

5,5

6,5

3,5

3,7

1,5

0,43

Trung Quốc & Đài Loan

0,3

0,9

0,7

0,9

2,5

4,20


Nhật Bản

0,3

0,5

0,4

0,6

0,7

0,12

Hàn Quốc

0,2

0,7

0,3

0,1

0,1

0,28

Các nước khác


0,3

1,1

1,0

1,6

1.3

0,40

+ Malaysia

0,2

0,2

-

+ Indonesia

0,5

0,1

0,10

+ Hoa Kỳ


0,1

0,1

0,10

Nguồn: Hoang Kim et al, 2008; Reinhardt Howeler and Keith Fahrney, 2008;

13


Những nước nhập khẩu sắn chủ yếu trên thế giới là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản và cộng đồng châu Âu.Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới
để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và chế biến công nghiệp thực
phẩm, dược liệu. Vùng chế biến sắn trọng điểm của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây.
Bảng 2.9: Tình hình tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2004 -2006
Nước tiêu thụ sắn

Sản lượng sắn tiêu thụ (1000 tấn) theo năm
2004

2005

2006

Tổng sản phẩm sắn

8.112

6244


6.900

Tinh bột, bột sắn

3.533

3.216

3.500

Trung Quốc

1.083

1.027

1.150

Nhật Bản

727

622

700

Đài Loan

604


502

550

Indonesia

229

349

350

Malaisia

193

229

200

Các nước khác

1.300

989

1.100

Sắn lát, sắn viên


4.579

3.028

3.400

Trung Quốc

2.557

2.766

3.250

Cộng đồng châu Âu

186

1.246

150

Các nước khác

160

16

25


Nguồn: FAO, 2007 (theo TTTA, 2006).
Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,40 triệu
tấn sắn lát và sắn viên so với lượng nhập khẩu tương ứng của năm 2005 là 1,03 và 3,03
triệu tấn.Năm 2006 và năm 2007 được coi là những năm có giá sắn cao đối với cả bột,
tinh bột và sắn lát. Việc xuất khẩu sắn làm thức ăn gia súc sang các nước cộng đồng
châu Âu hiện đã giảm sút nhưng giá sắn những năm gần đây vẫn được duy trì ở mức cao
do thị trường lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản (Hoang Kim, Nguyen Van Ngai,
Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos, 2008 (trích dẫn từ TTTA, 2006; FAO, 2007)).
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới đã tính toán và dự báo tình hình
sản xuất, tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020, được tổng hợp tại Bảng 2.10.

14


Bảng 2.10: Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ
tăng hàng năm của sự tiêu thụ sản phẩm sắn, giai đoạn 1993-2020.
Vùng

Sản

Tiêu thụ sắn 2020

Tốc độ tăng hàng năm (%)

xuất

(triệu tấn)

của sự tiêu thụ sản phẩm


sắn

sắn 1993-2020

2020

Lương

Thức

Tổng

Lương

Thức

Tổng

(triệu

thực,

ăn

cộng

thực,

ăn


cộng

tấn)

Thực

gia

Thực

gia súc

phẩm

súc

phẩm

275,1

176,3

53,4

275,1

1,98

0,95


2,93

0,4

0,4

19,4

20,5

-0,50

0,01

-0,05

Các nước đang PT

274,7

175,9

33,9

254,6

1,99

1,62


3,61

Châu Phi

168,6

130,2

7,5

168,1

2,49

1,53

4,02

Châu Mỹ Latinh

41,7

13,9

21,9

42,9

0,70


1,75

2,45

Châu Á

61,7

29,2

3,9

38,1

2,07

2,50

4,57

+ Đông Nam Á

48,2

19,5

0,9

24,4


0,97

0,89

1,86

+ Trung Quốc

6,5

2,8

3,0

6,4

0,17

1,61

1,78

+ Ấn Độ

7,0

6,9

-


7,3

0,93

-

0,93

Toàn thế giới
Các nước đã PT

Nguồn: Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv (2007) trích dẫn từ Scott et al, 2000.
Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu sẽ ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất
sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển
khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60
triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn
cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn
gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm về nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm
lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng
năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương
thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn
1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi
là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%.
15


×