Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG lực GIÁO VIÊN giỏi thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.73 KB, 15 trang )

PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG

THỜI GIAN: 90 PHÚT.

Câu 1 (3,0 điểm)
a. Thầy (cô) hãy nêu quy trình biên soạn bộ câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh
giá theo định hướng năng lực của một chủ đề.
b. Hãy trình bày yêu cầu cụ thể của 4 mức độ năng lực. Mỗi mức độ lấy
một ví dụ?
Câu 2 (5,0 điểm):
Thầy cô hãy trình bày cách thiết kế nội dung một giờ dạy học theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Câu 3 (2,0 điểm):
a.Theo thầy cô, dạy học tình huống có phải là tình huống dạy không ? vì
sao
b. Hãy nêu quá trình xây dựng tình huống dạy học?

--- Hết ---


PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG

THỜI GIAN: 90 PHÚT.



Câu 1 (3,0 điểm)
a. Thầy (cô) hãy nêu quy trình biên soạn bộ câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh
giá theo định hướng năng lực của một chủ đề.
b. Hãy trình bày yêu cầu cụ thể của 4 mức độ năng lực. Mỗi mức độ lấy
một ví dụ?
Câu 2 (5,0 điểm):
Thầy cô hãy trình bày cách thiết kế nội dung một giờ dạy học theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Câu 3 (2,0 điểm):
a.Theo thầy cô, dạy học tình huống có phải là tình huống dạy không ? vì
sao
b. Hãy nêu quá trình xây dựng tình huống dạy học?
--- Hết ---

Hướng dẫn chấm:
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

Câu 1 (3,0 điểm)
a. Nêu được đủ các bước trong qui trình: (1,0)


- Hướng dẫn chấm: Nêu đủ, đúng thứ tự 5 bước được 1,0 điểm. Thiếu hoặc
không trình tự không chấm điêm.
- Đáp án:
Bước 1: Chọn chủ đề
Bước 2: Xác định yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt:
Bước 3: Lập bảng mô tả phát triển năng lực học sinh
Bước 4: Lập ma trận đề
Bước 5: Biên soạn câu hỏi, hướng dẫn chấm

b. Mức độ năng lực:
- Yêu cầu: Trình bày đúng yêu cầu trong từng mức độ: 2,0 điểm. Mỗi mức
độ trình bày đúng,đủ các , được 0,5 điểm. nếu mỗi mức độ chỉ nêu được nội dung
mức độ, chưa nêu được dấu hiệu mức độ chỉ chấm 0,25 điểm.
- Đáp án: Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp, vận dụng cao (nên từ một chuẩn xây dựng các câu hỏi ở những
mức khác nhau):
* Mức nhận biết: Học sinh nhớ được các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc
nhận ra chúng khi được yêu cầu. Các động từ thường sử dụng: Nêu, tóm tắt, nhớ,
nhận diện, trình bày…
* Mức thông hiểu:
- Học sinh lí giải, suy diễn, kết nối các thông tin, biết vận dụng các kiến
thức, khái niệm theo cách tương tự.
- Các động từ thường sử dụng: giải thích, lí giải, xác định, nhận xét…
* Mức vận dụng thấp:
- Học sinh tạo ra sự liên kết, kết nối, so sánh giữa kiến thức đã học và vận
dụng chúng để thực hành các yêu cầu tương tự như giáo viên đã dạy hoặc SGK
đã hướng dẫn.


- Các động từ thường sử dụng: tạo lập (câu, đoạn); so sánh, nhận
xét, đánh giá, phân tích…
* Mức vận dụng cao:
- Học sinh sử dụng các khái niệm, kiến thức về môn học để giải quyết các
vấn đề mới hoặc những tình huống tương tự như trong thực tiễn cuộc sống.
- Các động từ thường sử dụng: tạo lập (bài viết, đoạn); so sánh, nhận xét,
đánh giá,
phân tích, trình bày (quan điểm cá nhân); …
Câu 2 (5,0 điểm):
- Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, đứng yêu cầu cách thiết kế nội dung một giờ

dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Nội dung: mỗi nội dung dứng được một số điểm như sau:
1. Quy trình chuẩn bị một giờ học (3,0)
a. Các bước thiết kế một giáo án (2,0):
- Yêu cầu: Mỗi bước trình bày đúng, xếp thứ tự đứng, được 0,4)
- Nội dung cần đạt:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT),
kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy
đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình
thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm:
xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những
tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.


- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học
và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng
tạo.
- Bước 5: Thiết kế giáo án.
b. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau (1,0):
- Yêu cầu: Nêu đủ các nội dung, mỗi nội dung được 0,25
- Nội dung cần đạt:
Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và
đồ dùng học tập cần thiết).
Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động;
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết;


những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải
quyết phù hợp;...
Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục
thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho
việc học bài mới.
2. Thực hiện giờ dạy học (2,0)
- Yêu cầu: Nêu đúng các bước thực hiện giờ dạy được 2,0 điểm. Mỗi bước
trình bày đúng, đủ yêu cầu được 0,25.
- Nội dung cần đạt: Đảm bảo các bước cơ bản sau:
a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liên
quan đến bài mới.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết))
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc
có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
b. Tổ chức dạy và học bài mới
- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt

được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
c. Luyện tập, củng cố
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông
qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình
thức khác nhau.
d. Đánh giá


- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài
tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
e. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực
hành, thí nghiệm,…).
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ
HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ
dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.
Câu 3 (2,0 điểm):
- Yêu cầu: Trình bày rõ ràng nội dung, đủ yêu cầu được 2, 0 điểm.
- Nội dung cần đạy:
a. (1,25) Khẳng định được Dạy học tình huống không phải là Tình huống
dạy học (0,25 điểm):
Vì: (1,0).
Dạy học tình huống: Là tư tưởng dạy học quan niệm rằng khi dạy học
người thầy đứng trước những hoàn cảnh, điều kiện dạy học rất cụ thể.
Thầy giáo phải luôn hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú, năng lực…
của người học, đồng thời phải nắm được hoàn cảnh, điều kiện, môi trường… khi

quá trình dạy học đang diễn ra.
Bản chất của dạy học tình huống là dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học
trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và luôn biến động.
Tình huống dạy học (là khái niệm quan trọng nhất của dạy học tình
huống.): Tình huống dạy học là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ


thể như: thầy, trò, sách giáo khao (SGK) có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện, môi trường dạy học… như thế nào?
Tình huống dạy học luôn luôn thay đổi, vì vậy để dạy học tốt đòi hỏi người
thầy phải quan sát thực tế, nhạy cảm và tập trung sự chú ý của mình vào công
việc.
b. Quá trình xây dựng tình huống dạy học 0,75):
- Yêu cầu: Chỉ cần nêu được 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn, nêu đúng được 0,25
điểm
- Nội dung cần đạt: Xây dựng tình huống dạy học qua 3 giai đoạn: trước giờ
học, trong giờ học, sau giờ học.
+ Trước giờ học: Hiện nay, việc xây dựng tình huống dạy học trước giờ học
có thể xem là quan trọng nhất.
+ Trong giờ học: Đây là lúc xảy ra sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, là
giai đoạn quan trọng nhất, quý báu nhất của quá trình dạy học, vì chất lượng dạy
học – giáo dục thường được quyết định vào lúc này.
Khi lên lớp người thầy vừa quan sát lớp học vừa giảng dạy, lúc nói, lúc viết,
lúc sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lúc làm thí nghiệm, lúc ra bài tập, lúc dùng power
point, lúc hỏi đáp, lúc tổ chức thảo luận, lúc kiểm tra học sinh…
Giọng nói của thầy lên bổng, xuống trầm, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhấn
mạnh điểm này, lúc lướt qua điểm kia. Thái độ kiên quyết, lúc mềm dẻo, lúc
nghiêm trang, lúc hài hước.
Ngôn ngữ, phong thái của thầy kết hợp hài hòa với nhau, phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ học tập và không khí hoạt động chung của lớp học, tạo ra vẻ đẹp tự

nhiên, đầm ấm và lành mạnh, lôi cuốn các em vào môi trường học tập.
Tất cả những điều đó dựa trên sự quan sát, phân tích tình huống dạy học cụ
thể đang diễn ra trên lớp để có sự ứng xử thích hợp.


Người thầy vừa như một người chỉ huy trong chiến đấu, vừa như một nghệ sĩ
trên sân khấu. Tài năng và nghệ thuật sư phạm của người thầy chủ yếu diễn ra lúc
này.
Vì vậy đỏi hỏi người thầy phải tập trung và phát huy cao độ sự nỗ lực sáng
tạo để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
+ Sau giờ lên lớp: Trước khi kết thúc giờ học, các thầy thường dành vài ba
phút để ra bài tập về nhà cho học viên.

--- Hết -----


Xay dụng ké ahochj dạy học theo hướng tích hợp

- Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, đứng yêu cầu nội dung một kế hoạch dạy học, mỗi
nội dung kế hoạch làm tốt, sẽ có số điểm cụ thể :
- Đáp án:
I. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp: (1,0 điểm)
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội
dung cần được tích hợp
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học
tập cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối
lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực

II. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
điểm)
1. Mục tiêu (0,5)
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.


- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
2. Phương pháp (0,5)
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các
bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ,
lồng ghép bộ phận, toàn phần, ... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh. Cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp liên môn.
3. Nội dung:
3.1 Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích
hợp: (0,5)
+ Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến
thức (mức độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo
dục (mức độ trung bình);
+ Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục (mức độ cao).
3,2. Cách thức tích hợp (3,0): Mỗi cách tích hợp trình bày được yêu cầu và lấy
được ví dụ phù hợp, được 1,0 điểm)
a. Tích hợp ngang: Là kiểu tích hợp giữa các phân môn, Chủ đề, bài,…/ môn.

Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng
bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật
cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn
khác .


Ví dụ với môn Ngữ văn: Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”
(Ngữ văn 7-Tập 1 - Trang 21) thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn
Tiếng Việt qua bài “Từ láy”.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy
khi nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ?
-Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức
nở tức tưởi, loạng choạng, buồn bã …
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào
về tâm trạng của nhân vật Thủy ?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp
phải chia tay với người anh thân yêu.
b. Tích hợp dọc: Là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân
môn, một bài với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản, Giữa Đại với Đại, ,….
trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống .
Một số cách thực hiện tích hơp dọc:
* Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp)
Ví dụ môn Ngữ văn 7:
Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 135), giáo viên tích hợp
kiến thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 - Trang 113) để giúp học
sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này.
- Giáo viên đặt câu hỏi:Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng
nghĩa? Cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Từ đồng âm,

Là những từ có âm thanh giống nhau
nhau

Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống


nhưng nghĩa khác nhau, không liên

hoặc gần giống nhau.

quan gì với nhau.
VD:

VD:

-Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

- Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
- Tôi nhốt con chim vào lồng.

- Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

* Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .
Lớp 9


Lớp 8

Lớp 7

Lớp 6

Ví dụ dạy Ngữ văn 7: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang
14), giáo viên tích hợp với bài “Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang
101). Thông qua hai loại câu này giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau về
kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật đơn.


- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu
trên và cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Câu trần thuật đơn

Câu rút gọn

Là loại câu do một cụm C_V tạo thành.

Là loại câu có thể bị lược bỏ

VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói,

một số thành phần của câu.

học mở.

VD: Học ăn, học nói, học


gói, học mở.
c. Tích hợp liên môn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong 1 bài học/ môn các kiến thức
của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các
kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm
giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Ví dụ dạy Ngữ văn 7: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản
xuất” (Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể
hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28): Hiện
tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa…
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại
sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được
nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh
sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.




×