Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.94 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐẶNG THỊ THẢO

CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ BÙI KIM ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐẶNG THỊ THẢO

CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ BÙI KIM ANH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Kiến Thọ

Thái Nguyên – 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS Nguyễn Kiến Thọ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thảo


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thảo


iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS Nguyễn Kiến Thọ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thảo



v

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 10
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 11
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 11
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 12
CHƯƠNG I: THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA BÙI KIM ANH ...................................... 13
1.1. Thơ nữ Việt Nam đương đại – hành trình của truyền thống và cách tân ........ 13
1.1.1. Vài nét về thơ nữ Việt Nam đương đại. ................................................... 13
1.1.2. Một số đặc điểm nổi bật của thơ nữ Việt Nam đương đại. ...................... 15
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Kim Anh ....................................... 19
1.2.1. Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Bùi Kim Anh .................................................. 19
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Kim Anh .................................... 23
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN CẢM THỨC THÂN PHẬN VÀ
TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM ANH ................................................... 32
2.1. Khái niệm cảm thức .................................................................................... 32
2.2.Cảm thức về thân phận trong thơ Bùi Kim Anh ........................................... 36
2.2.1. Cảm thức cô đơn trước nhịp sống hối hả của cuộc đời............................. 36
2.2.2. Cảm thức về về nỗi bất hạnh giăng bủa .................................................... 40
2.3. Cảm thức về tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh ............................................. 44
2.3.1. Một tình yêu nồng nàn, mãnh liệ .............................................................. 44


vi


2.3.2. Một tình yêu mang đầy dự cảm của sự tan vỡ .......................................... 49
CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VỀ THÂN
PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM AN .................................. 55
3.1. Thể thơ-ngôn ngữ của sự sáng tạo ............................................................... 55
3.1.1. Cách tân lục bát-cách tân nỗi buồn ........................................................... 56
3.1.2. Thơ tự do – sự khơi mở giãi bày những ẩn ức tâm hồn. ........................... 62
3.2. Hình ảnh thơ – những biểu tượng của cảm thức ................................................... 66
3.2.1. Biểu tượng “chiều” –biểu tượng của nỗi buồn ......................................... 68
3.2.2. Biểu tượng “đêm” –biểu tượng của những nỗi niềm thầm kín ................. 70
3.2.3. Biểu tượng “mưa” – biểu tượng của sự cô đơn......................................... 74
3. 3. Ngôn ngữ thơ – “hệ quy chiếu” của tâm hồn nhà thơ ................................. 76
3.4. Giọng điệu thơ- những giai điệu của tâm hồn ............................................. 80
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 88


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2: Bảng thống kê tần số xuất hiện của một số biểu tượng trong thơ Bùi
Kim Anh ............................................................................................................. 68


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam từ những năm 90 của thế
kỷ XX đến nay, Bùi Kim Anh là nhà thơ nữ khá nổi bật. Thơ Bùi Kim Anh có
một giọng điệu riêng biệt so với các nhà thơ nữ khác cùng thời bởi sự kín đáo,

thâm trầm, u uẩn và đầy tâm trạng của một người phụ nữ tri thức luôn có ý
thức sâu sắc về mình và về số phận của những người phụ nữ thời kỳ hiện đại
với bao nỗi niềm trước cuộc đời vốn rất phức tạp, đầy niềm vui, hạnh phúc
nhưng cũng đầy nỗi buồn, khổ đau và bất hạnh.
1.2. Những năm gần đây, cái tên Bùi Kim Anh đã phần nào trở nên
quen thuộc với giới văn chương và công chúng yêu thơ trong cả nước. Bởi lẽ,
Bùi Kim Anh là một trong số không nhiều những nhà thơ nữ luôn nỗ lực làm
mới cho thơ mình. Đặc biệt, Bùi Kim Anh viết rất hay về thân phận và tình
yêu bằng cảm thức của một phụ nữ thông minh, đa tài song cũng đã từng trải
nghiệm nhiều những đắng cay, ngang trái của cuộc đời cũng như những trớ
trêu của số phận. Đương đầu và vượt qua tất cả những cái đó là điều mà Bùi
Kim Anh đã làm trong cuộc đời và cả trong thơ. Chính vì vậy mà thơ Bùi
Kim Anh đầy những chiêm nghiệm về tình yêu và thân phận của một người
phụ nữ nặng nợ với thơ và nặng nợ với cuộc đời.
1.3. Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều những bài viết, nghiên cứu về
thơ Bùi Kim Anh, tuy nhiên, một nghiên cứu mang tính qui mô và chuyên
biệt về thơ Bùi Kim Anh hình như còn là một khoảng trống mà giới nghiên
cứu còn bỏ ngỏ. Vì vậy, nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh là việc làm có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn nhằm đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật
thơ Bùi Kim Anh cũng như góp phần khắc họa diện mạo của thơ nữ Việt Nam
hiện đại .


2

1.4. Là nhà giáo trước khi trở thành nhà thơ, Bùi Kim Anh viết rất hay và cảm
động về tình cảm thầy trò, về tình yêu đối với nghề giáo. Vì vậy, nghiên cứu vấn
đề cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh cũng là một hành
động thiết thực để thể hiện sự trân trọng, yêu kính của cá nhân tác giả luận văn
đối với nhà thơ- nhà giáo Bùi Kim Anh, trên tất cả là sự tri âm của những tâm

hồn phụ nữ.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Cảm thức về thân phận
và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Một trong những người đầu tiên đánh giá về thơ Bùi Kim Anh có lẽ
là Lê Thiếu Nhơn. Tháng 4 năm 2008, tác giả Lê Thiếu Nhơn đăng bài
viết:“Bùi Kim Anh chòng chành thi phú giữa tai ương”. Tác giả nhận định
Bùi Kim Anh là “một người phụ nữ từng ngồi lặng trong đau khổ để viết
những câu thơ xót xa”[56]. Lê Thiếu Nhơn chú ý hơn đến hai tập thơ Bán
không cho gió và Lời buồn trên đá. “Hai tập thơ với gần 200 bài thơ, ở nhà
thơ Bùi Kim Anh xuất hiện một chân dung khác. Không còn nữa một Bùi Kim
Anh lãng đãng và mê đắm thời Cỏ dại khờ (1995) hay Lối mưa (1999), mà là
một Bùi Kim Anh chông chênh trong cơn tuyệt vọng và dằn vặt nỗi hệ lụy”,
“Trong thơ chị, có những đêm rất dài, những đêm chờn vờn cay đắng, những
đêm ngập tràn bơ vơ”. Lê Thiếu Nhơn đã cho rằng: “Chị chỉ còn vũ khí cuối
cùng là thơ để tự vệ trước những đêm rờn rợn hoảng hốt” và “Thơ đã dìu chị
qua gập ghềnh khi không còn nước mắt để khóc”[56].
Trên Báo Thể thao văn hóa cuối tuần số 36 ngày 5- 11/9/2008, tác giả
Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Những câu thơ của chị thường lắng sâu một
nỗi niềm thân phận, thương cho phận mình, thương cho phận người ngay cả
khi cuộc sống thanh bình và khi cuộc đời bỗng rẽ ngoặt một biến cố, thơ chị
có thêm cung bậc thế thái nhân tình để càng xoáy sâu hơn vào thân phận con


3

người vẫn luôn là mong manh và trắc ẩn trong trái tim nhà thơ. Thơ Bùi Kim
Anh luôn là viết cho mình, viết từ mình. Chị biết đặt mình giữa chợ người để
thấu hiểu mình và đồng cảm với nhân sinh. Điệu lục bát vì thế đến với chị như

một tiếng thở dài, một lời tự than, một tiếng ru mình”.[54]
Tháng 2 năm 2010, trong Diễn đàn Văn Nghệ, nhà thơ Phan Thị
Thanh Nhàn đăng bài viết: “Bùi Kim Anh dịu dàng và cam chịu”. Nhà thơ
Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét: “Thơ Bùi Kim Anh là nỗi niềm của một người
bị nhiều điều phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình. Đó chính là tâm
hồn thật là trong trẻo, thật là cao đẹp, bao dung. Cũng có thể đó chỉ là những
phút “giận dỗi và nghi ngại” của một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự tin”.[53]
Ngày 14 tháng 03 năm 2012, trong bài viết: “Bùi Kim Anh, hai cuộc
đời trong năm tập thơ”, tác giả Trần Thị Thắng viết: “Năm tập thơ của cùng
một tác giả như hai cuộc đời khác nhau, ba tập thơ chị viết hiền lành, thơ
ngắn, có tứ xinh xinh. Sang hai tập thơ gần đây, bao lo toan, bao vất vả, bao oan
ức vào thơ chị làm câu thơ mạnh mẽ lên, súc tích lên và thật gần cuộc đời hơn”
[70]. Ngoài cách nhận xét rất thỏa đáng về năm tập thơ của Bùi Kim Anh, tác giả
còn bày tỏ lòng thán phục đối với “người bạn đồng tuổi, đồng môn”.
Tác giả Lê Minh Quốc có bài viết “Thơ Bùi Kim Anh” với nhận xét:
“Những câu thơ lãng đãng đi qua vùng trí nhớ. Tôi đọc và nhớ. Rồi như có
một vết xước trong sâu thẳm tâm hồn” và “Đọc thơ của một người, đôi khi lại
thấy suy tư của chính mình. Những câu thơ của chị nồng nàn mà cũng da diết
một nỗi buồn thăm thẳm”[66]
Bên cạnh những bài viết đưa ra cái nhìn khái quát về nội dung các tập
thơ còn có những phê bình, đánh giá cụ thể về nội dung của từng bài thơ, từng
tập thơ.
Ngày 01 tháng 11 năm 2010, tác giả Chân Phương với bài viết “Đọc
thơ Bùi Kim Anh” đã đưa ra cái nhìn khái quát về tập thơ Bắc lên ngọn gió mà
cân của Bùi Kim Anh. Tác giả đã chỉ ra giá trị nội dung của tập thơ là “Toát


4

lên từ sáng tác này tính cách nhân hậu của người phụ nữ Á Đông thời đại,

không chỉ làm tốt bổn phận người con, người mẹ và bà, còn ôm ấp thêm
những ưu tư xã hội”. [61]
Ngày 14 tháng 3 năm 2011, trên báo An ninh Thế giới giữa tháng số
38, nhà báo Vũ Duy Thông có bài Nhà thơ Bùi Kim Anh: Những câu thơ u
uẩn với riêng mình. Đó là cuộc trò chuyện thân mật với nhà thơ Bùi Kim Anh
về thân phận của những người phụ nữ làm thơ: “Tôi làm thơ trước hết để cho
mình, công chúng thơ là thứ hai”. Nhà thơ Bùi Kim Anh đã tâm sự một cách
cởi mở và rất thẳng thắn: “số phận đã sắp đặt, muốn thay đổi cũng đâu có
được. Chỉ biết bằng lòng, thậm chí chấp nhận với những gì mình có. Đó là
cuộc đời”.[74]
Năm 2012, tác giả Nguyễn Sỹ Đại khi đọc tập thơ Đi tìm giấc mơ
của Bùi Kim Anh đã có bài viết: Trân trọng cái tôi và hiện tại. Tác giả đi tới
nhận xét: “Trước hết, chị sắc sảo hơn trong đời, trong nghề” và “Thế giới thơ
chị đem đến qua tập thơ Đi tìm giấc mơ là một thế giới nhọc nhằn, khắc
khoải”. Cuối bài viết Nguyễn Sỹ Đại bày tỏ mong muốn “mong sao những
giấc mơ của chị Bùi Kim Anh được ngọt ngào trong hiện tại. Và thơ đừng vì
hai chữ hiện tại mà đi xa con người mình quá!”.[19]
Tháng 12 năm 2012, nhà báo Lê Hoài Nam có bài “Nhà thơ Bùi Kim
Anh: Lãng đãng sương mai vơi nỗi niềm” đăng trên báo Văn Nghệ Công An.
Bài viết là cuộc trò chuyện hết sức thân mật với nhà thơ Bùi Kim Anh và chủ
yếu khai thác đời tư của nhà thơ từ chuyện quá khứ khi bà vẫn còn là một cô
giáo dạy Văn cho đến những tai ương mà bà và gia đình bà đã trải qua, cuối
cùng là cuộc sống hạnh phúc của bà bên chồng và con, cháu. Kết thúc bài
báo, Lê Hoài Nam dùng những câu thơ của chính tác giả để nói về những biến
cố mà bà đã trải qua, nói về số phận của “người đàn bà mảnh mai”.
Trong bài viết “Về bài thơ “Khoảng cách” của Bùi Kim Anh” tác giả
Bùi Thị Hương Lam có viết: “Bài thơ thật buồn, tình yêu cũng thật buồn và


5


xâm chiếm lòng người là nỗi cô đơn, trống trải, thất vọng của khoảng cách
không thể lấp đầy, không thể vượt qua”. Nói về kết thúc bài thơ tác giả viết:
“Bài thơ đem lại cho người đọc niềm tin họ không còn khoảng cách trong
nhau để không “trơ trọi”, không “đơn côi”, không “xa cách giữa nỗi
đời””[36]
Tác giả Phạm Thanh Cải có bài viết Đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của
nhà thơ Bùi Kim Anh” trong đó có đoạn viết: “Đọc bài thơ lục bát “Bia vẫn
trắng” của nhà thơ Bùi Kim Anh, tôi không tài nào quên được. Đọc xong rồi,
tôi đọc lại, rồi đọc lại lần nữa. Đọc trên trang mạng, tắt máy tính rồi mà hình
ảnh bài thơ vẫn vương vấn mãi, không tài nào quên nổi. Có phải chăng, đây
là bài thơ của một nhà thơ nữ, thơ trữ tình, mang đậm nữ tính và trái tim rất
nhạy cảm với nỗi đau của cuộc đời”.[15 ]
Tháng 12 năm 2011, tác giả Lâm Xuân Vi trong bài Đọc bài thơ Trên
đường Giảng Võ của Bùi Kim Anh”, đã nhận định: “Trên đường Giảng Võ,
bức thông điệp giàu ý tưởng, chuyện muôn đời nhưng vẫn mang tính thời sự
nhức nhối, nóng bỏng… Có lẽ, đối với một nhà thơ thì đây là sự biểu đạt
trách nhiệm công dân cao nhất. Cũng là sự đồng cảm chia sẻ thiết thực nhất
với những người lao động, những thân phận thiệt thòi”.[76]
Tác giả Chu Thị Linh Quang cho rằng: “Qua các tập thơ từ tập thơ
Viết cho mình, đến tập Cỏ dại khờ, Lối mưa, Bán không cho gió, Lời buồn
trên đá và tập Lục bát cuối chiều đều thấm đẫm tình yêu hạnh phúc, sự dịu
dàng, vị tha, vượt lên số phận của Bùi Kim Anh”. Trước những biến cố của
cuộc sống “chị vẫn vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để sáng tác, để đạp
qua mọi khó khăn, thử thách trong đời thường”[67 ].
Tác giả Đào Nam Sơn khi đọc “Lục bát cuối chiều” đã viết: “Đây là
tập tinh tuyển những bài thơ lục bát đã trình làng trong các tập thơ trước và
thêm một đôi bài chị mới làm”. Tác giả đã đánh giá đây là “một sự cố gắng
không mệt mỏi” của nhà thơ. Dễ thấy, thơ Bùi Kim Anh hầu hết là những bài



6

thơ buồn nhưng nó không bị rơi vào sự “đơn điệu”[41]. Ở mỗi bài thơ, ý thơ
đều không hề bị lặp lại.
Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” cho rằng 59 bài thơ
trong tập thơ là: “59 nỗi buồn của một phần đời đã qua đi và bây giờ được nhà
thơ kể lại”. Mỗi câu thơ biết dính nỗi buồn vô tình “tạm trú” trong con người
nhà thơ đã trở thành “thường trú” trong sự tồn tại của tâm hồn. Bùi Kim Anh
đã hoán vị sự tồn tại đó từ nơi cất giấu mơ hồ không nhìn thấy đến rõ ràng,
cụ thể “trên đá”. Bà đã “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn
đạt thông thường” và đem đến cho người đọc “một cái gì đó” đáng để suy
ngẫm”. [55]
Năm 2012, luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Nguyễn Thị Loan
“Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh” đã đi khảo sát, phân tích thơ Bùi
Kim Anh một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, luận văn
không chỉ nêu ra đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh mà còn
bước đầu chỉ ra ít nhiều những đóng góp của tác giả trong thơ nữ Việt Nam
đương đại.
Tháng 9 năm 2014, tác giả Bình Nguyên Trang có bài viết: Bùi Kim
Anh yêu cho trọn kiếp người, đã nhận định: “Đối với chị Bùi Kim Anh, thơ
không phải chuyện làm dáng câu chữ. Thơ là nhật ký, là chốn cuối cùng để
chị bỏ vào đó ăm ắp cõi lòng, những điều không thể chia sẻ cùng ai được.
Những ngày tháng gian nan, tưởng chừng như không thể gượng dậy, thơ là
niềm an ủi lớn lao”[71]
Năm 2015, tác giả Mai Thanh khi đọc tập thơ Nhặt lời cho bóng lá
đã viết: “tập thơ mà ta đang cảm nhận thể hiện nỗi niềm băn khoăn, day dứt
và xót xa của nữ thi nhân”, “Xót xa là đỉnh cao nỗi niềm của nữ thi sĩ được
thể hiện trong các trang thơ”.[69]
Gần đây nhất, ngày 23 tháng 3 năm 2017, trên báo Vĩnh Phúc có

bài viết: “Hình như mùa đã lỡ”: Đọc để yêu cả những bất trắc của cuộc đời”.


7

Tác giả bài viết đã cho rằng “không còn những mê đắm, khát khao hay những
dằn vặt, tự vấn giữa chông chênh bão tố đời người ...thay vào đó là những
tâm sự nhẹ nhàng mà lắng sâu của một người đàn bà lớn tuổi, đã “ngụp lặn”
đủ những ngọt-bùi-đắng-cay của kiếp đời...mang tới cho người đọc cảm giác
nhẹ nhõm, thư thái, truyền đến một nguồn năng lượng tích cực để biết yêu cả
những… bất hạnh, trắc trở của cuộc đời... có nụ cười ấm áp, ánh nhìn lãng
đãng và trái tim nhân hậu, đầy yêu thương”.
Qua những nhận xét, đánh giá trên đây, chúng tôi thấy hầu hết các tác
giả đều khẳng định: “Bùi Kim Anh đã viết thơ theo nhu cầu tự thân để nói về
những niềm vui, nỗi buồn, những được, mất của chính mình một cách chân
thành, cảm động”. Bên cạnh đó, Bùi Kim Anh còn phản ánh những vấn đề
thế sự, vấn đề có bề rộng xã hội hiện nay, những số phận của con người bất
hạnh. Qua đây, chân dung người phụ nữ hiện đại hiện lên rất rõ ràng trong các
tác phẩm của bà.
Bên cạnh những đánh giá về nội dung các tác giả còn chỉ ra nét đặc
sắc về nghệ thuật trong thơ Bùi Kim Anh.
Tác giả Lê Minh Quốc trong bài viết “Thơ Bùi Kim Anh” nhận xét thơ
của Bùi Kim Anh có “cấu trúc chặt và gọn như một bài thơ Haiku”. “Với nhà
thơ Bùi Kim Anh, lâu nay, theo tôi sở trường của chị vẫn là những vần thơ lục
bát thanh thoát, mượt mà. Đành rằng trong tập thơ mới nhất của chị vẫn có
Giấc mơ Đà Lạt, Vấn vương dại khờ, Không nâu sồng vẫn ta thôi, Người ơi
nghe gió… nhưng tôi vẫn thích những câu thơ tự do của chị. Đành rằng, âm
điệu sáu tám trong thơ chị bền, quyện chặt tơ tằm, trong gió có trầm”[64].
Đồng thời, tác giả cũng nhận định về âm hưởng thơ Bùi Kim Anh: “Da diết,
tha thiết quá đỗi trong âm và điệu, trong nhạc và lời. Những câu thơ không

vần, văn xuôi cũng có ma lực riêng”.[66]
Tác giả Phạm Thanh Cải khi đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của Bùi
Kim Anh thì nhận xét : “Câu lục trong bài lục bát Bia vẫn trắng được mở đầu


8

và kết thúc bằng câu : “Ai biết mộ anh ở đâu?”. Câu này, tác giả đã sử dụng
thủ thuật phá cách, chữ thứ tư lẽ ra phải dùng thanh trắc, nhưng trong câu thơ
này tác giả sử dụng thanh bằng. Tác giả đã có ý tạo cho câu thơ có một tiếng
nấc nghẹn, một nhịp điệu khác với câu lục thông thường. Việc phá cách trong
câu thơ ở đây có hiệu quả rõ rệt. Người đọc mới bắt đầu vào đọc ngay câu nấc
nghẹn, và khi đọc xong, vẫn một câu nghẹn nấc, bùi ngùi”[15].
Tháng 12 năm 2011, tác giả Lâm Xuân Vi trong bài “Đọc bài thơ
Trên đường Giảng Võ của Bùi Kim Anh”. Tác giả viết: “Lục bát của Bùi Kim
Anh có một sức sống riêng biệt, chị thường dùng thủ pháp cách ở câu sáu “vạ
vật tê cả bước đi” hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng
điệp về ý tứ, hối hả về nhịp điệu mà vẫn nhuyễn, lấp lánh hấp dẫn người đọc.
Đó là những đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại mang hơi thở
thời đại”.[76]
Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” đánh giá: “Lời buồn
trên đá còn ấn tượng bởi một hình thức thể hiện khá phong phú của các thể
thơ từ truyền thống đến hiện đại. Nhìn vào cấu trúc thơ ta liên tưởng đến một
rừng hoa đủ màu sắc và hương thơm. Bắt đầu từ thể thơ lục bát… đến những
bài thơ bắt vần… phần còn lại là thơ tự do. Nhưng thơ tự do trong Lời buồn
trên đá của Bùi Kim Anh lại phân ra hai loại: tự do về vần và tự do về câu
chữ. Đan xen những bài thơ tự do của các thể thơ 7 chữ, 8 chữ đến thơ văn
xuôi. Đọc những bài thơ này bỗng thấy khả năng kì diệu của con chữ cũng “co
duỗi nhịp nhàng” theo tâm trạng của người tiếp nhận thơ… Có thể khẳng định
những câu chữ của Bùi Kim Anh đã tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ,

cách diễn đạt thông thường và đem đến cho người đọc “một cái gì” đáng để suy
ngẫm. Đây là hành trình đi tìm cái mới của một cây bút” [55].
Tác giả Nguyễn Trọng Tạo đã rất tinh tường khi nhận xét rằng: “Bùi
Kim Anh thật đắc địa với lục bát. Những câu thơ lục bát của chị đi giữa lằn
ranh của quê kểnh và thành thị, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ xưa và


9

hiện đại. Chính cái lằn danh ấy khiến thơ lục bát của chị không phá cách quá,
nhưng cũng không bị “cũ” nên dễ nhập vào đương thời.[41]
Ngoài ra, tác giả Đào Nam Sơn viết: “Có thể nói Bùi Kim Anh đã
hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng
thời với chị”[41].
Khi đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của Bùi Kim Anh, tác giả Nguyễn Bá
Phiếu nhận định: “Một bài thơ có sức ám ảnh, bút lực mạnh mẽ, nghe da diết,
sâu lắng, xúc động và đầy tính nhân văn”[60]
Năm 2012, tác giả Nguyễn Sỹ Đại khi đọc tập thơ “Đi tìm giấc mơ”
của Bùi Kim Anh đã có bài viết: “Trân trọng cái tôi và hiện tại”. Ông có đánh
giá đôi nét về nghệ thuật thơ Bùi Kim Anh đó là: “Lượng từ, chất liệu thơ mới
mẻ hơn. Hiện đại trong cách dùng từ, trong kết cấu ngữ pháp… điều mà
không phải ai ở thế hệ chị, cả thế hệ @ nữa có thể viết được”[19]
Tháng 3 năm 2015, khi đọc tập thơ “Nhặt lời cho bóng lá” của Bùi Kim
Anh, tác giả Mai Thanh đã có bài viết: “tập thơ thể hiện pha trộn các khuynh
hướng và hình thức sáng tác truyền thống và hiện đại, nói cụ thể là thơ lục
bát và thơ tự do-không vần điệu kể cả thơ văn xuôi kết hợp, quấn quyện với
nhau... phần đầu là thể thơ lục bát; hai phần sau là thể thơ tự do – không vần
điệu kể cả thơ văn xuôi”. Sự độc đáo này trong thơ Bùi Kim Anh, một lần
nữa khẳng định bằng thực tiễn sinh động về một quan niệm thơ ca qua các
thời kì khác nhau luôn đổi mới và phát triển, “nữ thi sĩ Bùi Kim Anh là nhà

thơ cách tân không chối từ truyền thống và đặt chân trên điểm xuất phát
truyền thống để vững bước trên con đường cách tân”[69].
Tháng 3 năm 2017, trên báo văn hóa văn nghệ có bài viết: ““Hình
như mùa đã lỡ”: Đọc để yêu cả những bắt trắc của cuộc đời” đã viết “Thơ
lục bát vốn được coi là một trong những thế mạnh của nhà thơ Bùi Kim Anh”,
thế nhưng đến tập thơ thứ 10 “Hình như mùa đã lỡ” đã có những lối đi riêng
“ lối viết thơ không vần điệu, câu thơ ngắn, thậm chí một câu thơ được cắt


10

thành nhiều dòng, tập trung diễn tả sự kìm nén của cảm xúc”.[57]
Như vậy, khi khảo sát về nghệ thuật trong thơ Bùi Kim Anh các tác
giả đều chỉ ra những đặc sắc về thể thơ, vần điệu... Hầu hết đều khẳng định
thế mạnh của Bùi Kim Anh về thể thơ lục bát và việc sử dụng từ ngữ và hình
ảnh có chọn lọc đã góp phần đem lại thành công trong thơ Bùi Kim Anh.
Những bài viết nói trên là những gợi ý và định hướng quan trọng cho
tác giả đề tài nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh nói chung và về cảm thức về
thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh nói riêng.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cảm thức về thân phận và tình yêu trong
thơ Bùi Kim Anh.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh
nhằm mục đích: chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo và những đóng
góp riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đề tài đi sâu khảo sát về chủ đề thân phận và tình yêu trong từng bài

thơ cụ thể từ đó phát hiện ra cảm thức của tác giả về thân phận và tình yêu
trong mười tập thơ.
- Từ việc phát hiện ra quan niệm mới mẻ của Bùi Kim Anh về thân phận
và tình yêu cũng như những biểu hiện cụ thể và đầy tính nghệ thuật trong việc
biểu hiện cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh.
- Góp phần khẳng định vị trí của thơ Bùi Kim Anh trong thơ nữ Việt
Nam hiện đại .


11

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim
Anh” chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Tôi sử dụng phương pháp này
trong việc khảo sát, thống kê và phân loại những tác phẩm có nội dung biểu
hiện về cảm thức thân phận và tình yêu của nhà thơ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong việc trình bày
và phân tích các luận điểm, luận chứng cụ thể, từ đó đưa ra những đánh giá có
tính chất tổng hợp, khái quát chung cho từng phần, từng chương và toàn bộ
luận văn; giúp cho việc nghiên cứu đề tài có tính thuyết phục cao.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng trong trường hợp so
sánh những nét tương đồng và khác biệt về cảm thức thân phận và tình yêu
với các thi nhân khác trong thời kì hiện đại.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các tác phẩm của Bùi Kim Anh bao gồm mười tập thơ sau:
1. Viết cho mình (1995), Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Cỏ dại khờ (1996), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Lối mưa (1999), Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Bán không cho gió (2005), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Lời buồn trên đá (2007), Nxb Văn học, Hà Nội
6. Lục bát cuối chiều (2008), Nxb Văn học, Hà Nội
7. Bắc lên ngọn gió mà cân (2010), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
8. Đi tìm giấc mơ (2012), Nxb Văn học, Hà Nội.
9. Nhặt lời cho bóng lá (2015), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
10. Hình như mùa đã lỡ (2017), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.


12

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề
tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Thơ nữ Việt Nam đương đại và hành trình sáng tạo nghệ
thuật của Bùi Kim Anh
Chương 2: Nội dung biểu hiện cảm thức thân phận và tình yêu trong
thơ Bùi Kim Anh
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cảm thức về thân phận và tình yêu
trong thơ Bùi Kim Anh
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu làm sáng tỏ cảm thức về thân phận và tình yêu
trong thơ của Bùi Kim Anh trong cái nhìn toàn diện về cả nội dung và
nghệ thuật.
- Luận văn góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu về một hiện
tượng văn học cụ thể trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Kết quả của
luận văn sẽ góp phần chỉ rõ hơn sự phong phú và nét đặc sắc của thơ nữ Việt
Nam thời kỳ hiện đại.
- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu, giảng dạy và
học tập về thơ Việt Nam nói chung và thơ nữ Việt Nam nói riêng thời kì hiện
đại.



13

CHƯƠNG 1
THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA BÙI KIM ANH
1.1. Thơ nữ Việt Nam đương đại – Hành trình của truyền thống và cách
tân.
1.1.1. Vài nét về thơ nữ Việt Nam đương đại.
Trong lịch sử thi ca dân tộc Việt Nam, ngay dưới chế độ phong kiến,
khi quan niệm trọng nam khinh nữ còn nặng nề, đã xuất hiện một lớp các nhà
thơ nữ lên tiếng bênh vực người phụ nữ. Những trang viết của họ đã có nhiều
đóng góp cho nền văn chương nước nhà, để lại nhiều tên tuổi lớn. Bước sang
thời kỳ văn học hiện đại, một lực lượng đông đảo các cây bút nữ xuất hiện.
Những sáng tác của họ đã góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho sự phát
triển của nền thơ ca Việt Nam. Thơ của họ đã gây ấn tượng cho người đọc,
được dư luận khẳng định và đã được giới thiệu ra nhiều nước trên thế giới. Họ
đã góp mặt mình vào sự phát triển mới mẻ, sôi nổi và tràn đầy sức sống của
thời đại: “ Sự xuất hiện của họ đã khiến cho diện mạo văn học từ đây trở nên
đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn, với nhiều nét vẻ, giọng điệu, thanh âm và hình hài,
được tạo nên từ sự đa dạng về giới chứ không còn là hành trình đơn lẻ và độc
chiếm của các tác giả nam như chuỗi thế kỉ dài trong quá khứ” [28].
Thơ của các cây bút nữ trẻ xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại đây chịu
sự ảnh hưởng của những mạch nguồn thơ nữ trước đó, từ thế hệ các tác giả
trưởng thành trong chiến tranh như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh
Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thúy
Bắc, Lê Thị Mây... cho đến Thu Nguyệt, Tuyết Nga, Lê Thị Kim, Đỗ Bạch
Mai, Thảo Phương, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu,
Đặng Thị Thanh Hương... Thơ của họ mang hơi thở của đời sống hòa bình với

những vui buồn thường trực của con người. Sau họ một quãng ngắn là thế hệ


14

nhà thơ nữ cũng sinh ra trong chiến tranh, ít nhiều biết mùi đạn bom, thuốc
súng như Tuyết Nga, Thảo Phương, Đỗ Bạch Mai, Phạm Hồ Thu, Nguyễn
Thị Mai, Giáng Vân, Trần Kim Hoa, Trần Thị Huyền Trang, Thu Nguyệt,
Đoàn Ngọc Thu,... Cùng với việc tiếp tục khai thác hướng đề tài cũ nói về
thân phận người đàn bà, về tình yêu và lòng thủy chung son sắt, tình mẹ con,
bầu bạn, những tác giả thơ nữ trẻ đi sâu khai phá những đề tài mới đầy biến
động của đời sống, những va đập của đời thường, niềm khát khao mãnh liệt
hướng tới những cái mới, những chân trời lạ lẫm. Một thế hệ mới đã xuất hiện
như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Dạ
Thảo Phương, Đường Hải Yến, Nguyễn Thúy Hằng, Trương Quế Chi, Phạm
Vân Anh, Ngô Thị Hạnh, Ngô Thị Thanh Vân, Lynh Bacardy, Nguyệt Phạm,
Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Lê Thị Mỹ Ý, Trần Lê Sơn Ý,
Trương Gia Hòa, Tú Trinh, Lữ Thị Mai, Trương Hồng Tú... Họ là những cây
bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, 9X chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên
thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ. Đây chính là
lực lượng “mạnh” làm cho bức tường “quyền lực” của nữ giới trong thơ trở
nên kiên cố hơn. Tất cả họ, dù ít dù nhiều, cũng đã làm cho mảng thơ nữ sau
1975 thêm sôi động, khẳng định sự có mặt không thể thiếu của mình trong thơ
ca đương đại Việt Nam.
Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà thơ nữ có
tên tuổi nổi bật như: “Tặng riêng một người" (1990), "Thơ Lê Thị Mây"
(2003) của Lê Thị Mây; "Đề tặng một giấc mơ" (1999), "Hồn đầy hoa cúc
dại" (2007), "Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ" (2008) của Lâm Thị Mỹ Dạ; "Sóng
thời gian" (2000), "Quà tặng" (2004), "Hoa trên gai" (2007) của Phi Tuyết
Ba; "Em đi ngang chiều gió" (2001), "Người gánh vô hình" (2005), "Đứt dải

yếm" (2007) của Nguyễn Thị Ngọc Hà; "Một mình khâu những lặng im"
(2005), "Vệt trăng và cánh cửa" (2008) của Hoàng Việt Hằng; "Lối nhỏ"
(1988), "Du nữ ngâm" (2006) của Dư Thị Hoài; "Ngôi nhà sau cơn bão"
(1992), "Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát" (2003), "Gió thổi tràn qua mặt"


15

(2006) của Nguyễn Thị Hồng Ngát; “Cỏ trắng” (1999), “Lô lô” (2005) của
Ly Hoàng Ly; "Cô gái và cầu vồng" (1995), "Nửa vòng bông gạo" (2001)
của Đoàn Thị Ký; "Khát" (1999), “Linh” (2000), "Đồng tử" (2005) của Vi
Thuỳ Linh; "Chồng chị chồng em" (1991), "Thơ trữ tình" (2003), "Thơ
với tuổi thơ" (2005) của Đoàn Thị Lam Luyến; "Đẹp và buồn trong suốt như
gương" (2005), "Giấc mơ hái từ cơn giông" (2008) của Lê Khánh Mai; "Một
khúc sông trăng" (2001), "Tảo tần gót khuya" (2005) của Nguyễn Thị Mai;
"Người đàn bà ngồi đan" (1985), "Mưa tuyết" (1991), "Ý Nhi Thơ" (2000)
của Ý Nhi; "Khoảng cách cuối cùng" (1999), "Hoa bất tử" (2011) của Trần
Thị Vân Trung; "Giá mà em từ chối" (2002), "Mưa mùa đông" (2004) của
Nguyễn Thúy Quỳnh; “Sẹo độc lập”(2015) của Phan Huyền Thư, "Lục bát
cuối chiều" (2008), "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010), "Đi tìm giấc mơ”
(2012), “Nhặt lời cho bóng lá” (2015),“Hình như mùa đã lỡ” (2017) của Bùi
Kim Anh…
Tất cả hàng trăm tập thơ, hàng ngàn bài thơ của các nhà thơ nữ Việt
Nam thuộc các thế hệ khác nhau, họ đang có đủ tự tin để xung phong mở
đường giải phóng cho cái tôi phụ nữ chật hẹp, lắm phiền muộn nhưng cũng
đầy tự tin, cao ngạo của thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trong thời buổi hội
nhập toàn cầu...
1.1.2. Một số đặc điểm nổi bật của thơ nữ Việt Nam đương đại.
Bàn về thơ nữ đương đại, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài Thơ
trẻ không an bài với thành tựu đã nhận xét “cái thước thơ chính thống đã bị

những giá trị mới phát ra những tín hiệu đổi thay… Sự xuất hiện ào ạt và
dần dần được ghi nhận của thơ trẻ quả đã làm cựa quậy khuôn thước độc
tôn của thơ ca chính thống”, sự mới mẻ đó thể hiện ở chỗ “những nhà thơ
trẻ tuổi của ta hiện nay đang bắt đầu trên nấc thang rất cao của thành tựu
thơ ca thế giới nói chung và thơ Việt Nam nói riêng. Theo thiển ý của tôi thì
họ đang thâu nhận thành tựu để tạo ra một giọng điệu riêng cho thơ trẻ Việt


16

Nam hôm nay. Có nhiều tác giả muốn tạo thế cân bằng. Họ kết hợp thành
tựu và sự chuẩn bị riêng từ thời đoạn đầu mở ra công cuộc đổi mới đất
nước”.[33]
Cùng với thời gian, sự đổi thay của cuộc sống với hơi hướng hiện
đại, đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thời kì
hội nhập đã sinh ra những con người mới với lối sống mới, cách nghĩa cách
cảm mới từ đó thơ bắt đầu chuyển mình sang một sắc thái mới với những
cách tân cả về nội dung và hình thức. Nhìn vào đội ngũ cũng như tác phẩm,
có thể phân thơ nữ trẻ đương đại thành hai xu hướng nghệ thuật chính: thứ
nhất, thơ truyền thống có giao thoa với hiện đại; thứ hai, thơ cách tân, phá
cách với sự phi chuẩn cả về nội dung và hình thức.
Các nữ thi sĩ thuộc xu hướng thứ nhất ảnh hưởng từ truyền thống và
phát huy các giá trị truyền thống. Thơ của họ nhuần nhị cả về mặt cấu trúc,
thể loại, ngôn từ lẫn nội dung được chuyển tải. Có thể thấy rõ đặc điểm này ở
một số cây bút như Bình Nguyên Trang, Phạm Vân Anh, Đường Hải Yến,
Lê Mỹ Ý, Chu Thị Minh Huệ, Nguyễn Thanh Vân, Trang Thanh, Lê Ngân
Hằng, Trần Lê Sơn Ý... Những tác giả này tìm tòi trên những khuôn hình có
sẵn. Thơ theo xu hướng này dễ được bạn đọc đồng cảm, ủng hộ. Người đọc
có thể cảm nhận ngay khi đọc tác phẩm bằng tư duy và cảm xúc của chính
mình mà không cần phải nhờ tác giả hay nhà phê bình phân tích lại mới hiểu.

“Thế giới nghệ thuật của các tác giả này phong phú, ám ảnh bởi hồn thơ, tứ
thơ và hình tượng thơ. Họ đã đến cõi thơ bằng trái tim và sự đam mê quặn
thắt. Ở một góc độ nào đó, sự kiếm tìm của họ đã thành công. Thơ họ đã có
bóng dáng của chiều sâu triết lý, mang yếu tố xã hội mà vẫn có những rung
động nghệ thuật rất đỗi cao cả, mang tính nhân văn, không nhòa với các tác
giả khác” (Chu Thị Thơm, Thơ trẻ, bức tranh chưa phân định màu sắc, Tạp
chí Nhà văn, số 2, 2006). Tuy nhiên, những cây bút trẻ theo hướng truyền
thống này đang ngày càng vận động theo chiều hướng mới, bắt đầu có những


×