Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 Ở HUYỆN ĐĂK ĐOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.2 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRỒNG
VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 Ở HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ THÙY TRANG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 05 GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 Ở
HUYỆN ĐĂK ĐOA TỈNH GIA LAI

Tác giả

VÕ THỊ THÙY TRANG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
KS. PHAN GIA TÂN


Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ

Con xin gửi lời biết ơn vô vàn đến Ông Bà Cha Mẹ cùng gia đình đã nuôi dạy
con trong suốt thời gian qua.
Chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phan Gia Tân, giảng viên
chính Bộ môn cây công nghiệp - Khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Nông Học đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em suốt thời gian học.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp DH05NHGL đã giúp đỡ, động viên
và góp ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài này.

Tháng 08 năm 2009
Võ Thị Thùy Trang

ii


TÓM TẮT

VÕ THỊ THÙY TRANG, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 09/2009.
Đề tài nghiên cứu “So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 05 giống
đậu phộng trồng vụ Xuân hè ở huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai”.
Đề tài được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2009, tại xã Nam Yang,
huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai với sự hướng dẫn của KS. Phan Gia Tân.

Thí nghiệm gồm 05 giống đậu phộng tương ứng với 05 nghiệm thức, được bố
trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD) với 3 lần lập lại.
Diện tích ô cơ sở 5 m × 4 m = 20 m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 300 m2. Trên nền
bón phân cố định tính trên 1ha gồm 5000 kg phân hữu cơ, 1000 kg vôi bột (CaO),
phân urea 65,2 kg, phân super phosphate 562,5 kg và phân clorua kali 150 kg theo
công thức 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O. Khoảng cách gieo 25 cm × 15 cm × 1
hạt/ hốc tương đương mật độ 266.666 cây/ ha.
- Các nghiệm thức được đánh dấu từ 1-5 gồm các giống sau:
1 L9803-8
2 L9803-12
3 VD2
4 L14
5 Đậu sẻ địa phương ( Đ/c)
Ngày gieo hạt: 12/03/2009.
- Qua quá trình thí nghiệm bước đầu đã rút ra một số kết luận sau:
Về khả năng sinh trưởng và phát triển
Giống L9803-8 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, kế đến là giống
VD2 so với giống đối chứng. Tuy nhiên giống VD2 có tổng số nốt sần và số nốt sần
hữu hiệu trên cây nhiều hơn.
Về năng suất
Trong 05 giống đậu phộng thí nghiệm chỉ có 2 giống cho năng suất dưới 2
iii


tấn/ha. Cao nhất là giống VD2 với 2,600 tấn/ha, kế đến là giống L14 có năng suất đạt
2,483 tấn/ha so với giống đậu sẻ đối chứng là 1,917 tấn/ha.
Về phẩm chất hạt
Ba giống L9803-8, L9803-12 và VD2 có tỉ lệ lipid và protein cao hơn đối
chứng. Trong đó giống có tỉ lệ lipid cao nhất là VD2 (51,35%) và giống có tỉ lệ protein
cao nhất là L9803-8 (19,98%).

Về hiệu quả kinh tế
Trong 5 giống thí nghiệm, giống VD2 có lợi nhuận cao nhất là 11.092.500
đồng/ha và giống L14 có lợi nhuận là 9.922.500 đồng/ha so với giống đối chứng có lợi
nhuận là 4.262.500 đồng/ha.
Để phát huy được các đặc tính tốt của các giống cần chú ý điều kiện tự nhiên, kỹ
thuật canh tác, đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm cỏ, vun gốc, bón phân, tưới nước mới
đạt năng suất phẩm chất và hiệu quả kinh tế cao.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................xi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ.............................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1 Phân loại cây đậu phộng............................................................................................3
2.2 Nguồn gốc và phân bố...............................................................................................3
2.3 Đặc điểm thực vật cây đậu phộng .............................................................................4

2.4 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và trong nước........................................5
2.4.1 Trên thế giới........................................................................................................5
2.4.2 Trong nước..........................................................................................................6
2.5 Giống đậu phộng ở Việt Nam....................................................................................8
2.6 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế................................................................................8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM ........................................10
3.1 Đặc điểm khu vực thí nghiệm .................................................................................10
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm .....................................................................10
3.1.2 Đặc điểm đất nơi thí nghiệm.............................................................................10
3.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết.................................................................................10
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................11
v


3.2.1 Giống.................................................................................................................11
3.2.2 Phân bón............................................................................................................11
3.2.3 Thuốc bảo vệ thực vật.......................................................................................12
3.3 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................12
3.3.1 Kiểu bố trí thí nghiệm.......................................................................................12
3.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .....................................................................................14
3.4 Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................................14
3.4.1 Cách lấy mẫu ....................................................................................................14
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dỏi quan sát ...........................................................................14
3.4.3 Xử lý số liệu và phân tích thống kê: .................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................18
4.1 Kết quả so sánh về khả năng nảy mầm và thời gian sinh trưởng ............................18
4.1.1 Tỉ lệ nảy mầm và ngày mọc mầm.....................................................................18
4.1.2 Ngày phân cành và ngày đâm tia ......................................................................19
4.1.3 Ngày ra hoa và ngày ra hoa rộ ..........................................................................19
4.1.4 Thời gian sinh trưởng .......................................................................................19

4.2 Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng và phát triển...........................................19
4.2.1 So sánh về chiều cao và tốc độ vươn cao .........................................................19
4.2.2 So sánh về khả năng phân cành ........................................................................22
4.2.3 So sánh về tổng số lá trên cây và tốc độ ra lá ...................................................23
4.2.4 So sánh về khả năng ra hoa...............................................................................25
4.2.5 So sánh về tổng số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên cây .............................26
4.2.6 So sánh về khả năng cho trái và hạt của các nghiệm thức thí nghiệm .............28
4.3 Tình hình các loại sâu bệnh gây hại chính ..............................................................29
4.3.1 Tình hình sâu hại...............................................................................................29
4.3.2 Tình hình bệnh hại ............................................................................................30
4.4 So sánh về mức độ đổ ngã của các nghiệm thức thí nghiệm...................................30
4.5 So sánh về năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các nghiệm thức thí
nghiệm 31
4.6 So sánh đánh giá phẩm chất hạt của các nghiệm thức thí nghiệm ..........................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................37
vi


5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................39
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT:


Số thứ tự

NT:

Nghiệm thức

LLL:

Lần lặp lại

Đ/c:

Đối chứng

NSG:

Ngày sau gieo

TLB:

Tỉ lệ bệnh

CSB:

Chỉ số bệnh

CV

Coefficient of variation: hệ số phân tán


Prob (Probability): Giá trị xác xuất

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới năm 2008.....................6
Bảng 2.2: Diện tích đậu phộng của các vùng sản xuất đậu phộng chính và các tỉnh ở
Tây Nguyên. ....................................................................................................................7
Bảng 2.3: Sản lượng đậu phộng của các vùng sản xuất đậu phộng chính và các tỉnh ở
Tây Nguyên. ....................................................................................................................8
Bảng 2.4: Giá trị dinh dưỡng trong 100 g đậu phộng.....................................................9
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm. .........................................................10
Bảng 3.2: Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm. ............10
Bảng 3.3: Nguồn gốc của 05 giống đậu phộng thí nghiệm. .........................................11
Bảng 3.4: Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm.......................................................13
Bảng 4.1: Kết quả về tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của các nghiệm thức. ...18
Bảng 4.2: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức thí nghiệm
(cm)................................................................................................................................20
Bảng 4.3: So sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao đo mỗi 10 ngày của các nghiệm thức
thí nghiệm (cm). ............................................................................................................21
Bảng 4.4: Kết quả so sánh động thái phân cành theo thời gian của các nghiệm thức thí
nghiệm (số cành/ cây)....................................................................................................22
Bảng 4.5: So sánh về tổng số cành, số cành hữu hiệu và vô hiệu trên cây của các
nghiệm thức thí nghiệm.................................................................................................23
Bảng 4.6: So sánh về biến thiên lá xanh/cây theo thời gian của các nghiệm thức thí
nghiệm. ..........................................................................................................................24
Bảng 4.7: So sánh về biến thiên tốc độ ra lá 10 ngày của các nghiệm thức thí nghiệm
(số lá/cây). .....................................................................................................................25

Bảng 4.8: So sánh khả năng ra hoa của các nghiệm thức thí nghiệm ở 45 ngày sau gieo
(số hoa/cây)....................................................................................................................25

ix


Bảng 4.9: So sánh về tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây ở các nghiệm thức
thí nghiệm trong thời gian 30 và 60 ngày sau gieo. ......................................................26
Bảng 4.10: So sánh về khả năng cho trái và hạt của các nghiệm thức thí nghiệm.......28
Bảng 4.11: So sánh về mật độ một số sâu hại chính ở các nghiệm thức thí nghiệm ở 40
ngày sau gieo .................................................................................................................29
Bảng 4.12: Mức độ đổ ngã của các nghiệm thức thí nghiệm ở 85 ngày sau gieo ........30
Bảng 4.13: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các nghiệm thức thí nghiệm
(tấn/ha)...........................................................................................................................31
Bảng 4.14: Đánh giá phẩm chất hạt của các nghiệm thức thí nghiệm..........................32
Bảng 4.15: Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha đậu phộng trồng thí nghiệm. .......33
Bảng 4.16: Sơ bộ so sánh hiệu quả kinh tế của các giống đậu thí nghiệm...................34

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................17
Hình 4.1: Các nốt sần trên rễ cây đậu...........................................................................27
Hình 4.2: Trái và hạt giống đậu phộng đối chứng và L9803-8 ....................................35
Hình 4.3: Trái và hạt giống đậu phộng đối chứng và L9803-12 ..................................35
Hình 4.4: Trái và hạt đậu phộng đối chứng và VD2 ....................................................36
Hinh 4.5: Trái và hạt giống đậu phộng đối chứng và L14 ..........................................36


xi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức thí nghiệm
(cm)................................................................................................................................20
Biểu đồ 4.2: So sánh động thái phân cành theo thời gian của các nghiệm thức thí
nghiệm (số cành/ cây)....................................................................................................22
Biểu đồ 4.3: So sánh về biến thiên lá xanh/cây theo thời gian của các nghiệm thức thí
nghiệm. ..........................................................................................................................24
Biểu đồ 4.4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các nghiệm thức thí nghiệm.
.......................................................................................................................................31

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới cũng như ở nước ta đậu phộng là một trong những cây trồng lấy
dầu quan trọng có giá trị cao. Là loại cây trồng hàng năm, cây lấy dầu ngắn ngày đứng
thứ 2 sau đậu nành.
Ở nước ta hiện nay, đậu phộng còn là mặt hàng xuất khẩu đi các nước. Đậu
phộng được trồng ở nước ta từ Bắc đến Nam, nhiều nhất là ở Bắc Trung Bộ với 77.700
ha, diện tích còn lại nằm rải rác ở các vùng khác như Đồng bằng sông Hồng, duyên hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc. Với diện tích 300.000 ha năm 2007, mục tiêu
nước ta đặt ra đến năm 2020 tăng diện tích trồng đậu phộng lên đến 1 triệu ha với năng
suất bình quân 2 – 2,5 tấn/ha và 1/3 sản lượng đạt được để xuất khẩu.

Đậu phộng là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị cao lại dễ trồng. Ngoài việc cải
tạo đất nhanh nhờ có vi khuẩn nốt sần cố định đạm, cây đậu phộng còn có vai trò quan
trọng trong việc trồng xen với các cây dài ngày và trong chế độ luân canh với các cây
ngắn ngày khác. Cây đậu phộng giúp cho việc cải tạo đất nhằm sử dụng đất nông
nghiệp có hiệu quả hơn. Ngoài ra, cây đậu phộng còn được dùng để làm thức ăn cho
trâu bò, chất độn chuồng, phân xanh, chất giữ ẩm trong sản xuất hoa lan.
Bên cạnh lợi ích trên, trong hạt đậu phộng chứa 25 – 32% protein, 42 – 52%
lipid và nhiều nguyên tố khoáng khác. Do vậy, các sản phẩm từ đậu phộng có giá trị
dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm rất phổ biến cho con người. Đặc biệt hạt đậu
phộng là thực phẩm bổ sung chất béo và protein rất tốt cho con người, nhất là người
dân nông thôn Việt Nam với đời sống kinh tế còn thấp.
Huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai với gần 53.000 ha đất nông nghiệp và khoảng
15.000 ha đất chưa sản xuất (thống kê 2007) rất thuận lợi cho việc tăng diện tích đậu
phộng. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất do qua nhiều năm canh tác đã lấy đi lượng
dinh dưỡng lớn cần bù đắp. Đậu phộng sẽ không chỉ bổ sung lại cho đất nguồn đạm
1


lớn mà còn tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.
Trong các biện pháp canh tác thì giống là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng
năng suất, ít tốn chi phí, hiệu quả cao. Những năm gần đây, nhiều giống đậu phộng
mới đã được nhập nội chọn lọc và nhiều giống được lai tạo trong nước có năng suất
cao, chất lượng tốt, thích hợp với nhiều vùng.
Vì vậy, để góp phần tìm ra giống đậu phộng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất
của địa phương để thâm canh, đề tài được tiến hành có tên là: “So sánh khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 05 giống đậu phộng trồng vụ Xuân hè năm
2009 ở huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai”.
1.2 Mục tiêu
Qua so sánh về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, tình hình
bị nhiễm sâu bệnh hại và tỉ lệ đổ ngã của 05 giống đậu phộng được trồng ở xã Nam

Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Từ đó, sẽ rút ra những giống đậu phộng tốt phù
hợp để khuyến cáo đưa vào sản xuất.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, tình hình bị nhiễm sâu bệnh,
năng suất và phẩm chất hạt của 05 giống đậu phộng thí nghiệm.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế trồng 05 giống đậu thí nghiệm.
Qua phân tích thống kê, so sánh đánh giá sẽ rút ra kết luận về giống tốt thích
hợp có thể khuyến cáo áp dụng trong sản xuất.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chỉ trồng trong một vụ có 3 tháng và chỉ so
sánh 05 giống đậu phộng nên phần kết luận rút ra chỉ có ý nghĩa bước đầu. Đề tài cần
được thực hiện thêm trên nhiều giống ở nhiều nơi với các thời vụ khác nhau nhằm đưa
ra phần kết luận được chinh xác và đầy đủ hơn.
Ngoài các chỉ tiêu theo dõi trong đè tài còn nhiều chỉ tiêu chưa được theo dõi
như số lượng rễ, độ ăn sâu của rễ, chỉ số diện tích lá…nên phần nào hạn chế kết quả
đạt được của thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Phân loại cây đậu phộng
Tên tiếng Anh: Groundnut ( hoặc Peanut – tiếng Mỹ)
Họ đậu: Leguminosae
Họ phụ: Papilionaceae
Giống: Arachis
Loài: Arachis hypogaea L.
Trên thế giới có 1438 loại đậu phộng trồng, 346 loại đậu phộng hoang dã.

Giống đậu phộng trồng trọt hiện nay được chia thành 4 nhóm: Nhóm Spanish, nhóm
Virginia, nhóm Runner và nhóm Valencia.
2.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nhờ khảo cổ
học và thực địa học nên có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của cây đậu phộng
mà từ lâu đã cho rằng đậu phộng có nguồn gốc ở Châu Phi.
Năm 1977, trong cuộc khai quật các ngôi cổ mộ của người da đỏ ở phía nam thủ
đô Lima của Peru. Skiê (E. G. Squier) tìm thấy những quả đậu phộng được đựng trong
các chum vại hình quả đậu. Niên đại của các mộ này có từ năm 1500 - 1200 trước
công nguyên.
Theo Engen thì cây đậu phộng được trồng cách đây khoảng 3800 năm, thuộc
thời kì tiền đồ gốm ở Las Haldas.
Theo các nhà sử học, người Inca đã trồng đậu phộng như một loại cây thực
phẩm dọc theo duyên hải Peru với tên “Ynchis”. Theo Garcilaso de La Vega (1609),
người Tây Ban Nha, những cây đậu phộng trồng ở Peru gọi là “Mani”. Tên này hiện
nay vẫn còn dùng ở Cuba và một số nước khác ở Nam Mỹ.
Krapovickas (1968) cho rằng cây đậu phộng được đưa từ bờ biển phía tây Peru
tới Mêhicô và sau đó ngang qua Thái Bình Dương. Theo các thuyền buôn Tây Ban
3


Nha tới Châu Phi. Rồi qua Philippin và các vùng khác thuộc châu Á Thái Bình Dương.
Sau đó được các thuyền buôn nô lệ Châu Phi đưa lại vào Bắc Mỹ.
Từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường khác nhau cây đậu
phộng đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới và thích ứng ở nhiều vùng khí hậu.
2.3 Đặc điểm thực vật cây đậu phộng
Các đặc điểm thực vật học của cây đậu phộng:
- Rễ: Đậu phộng được trồng bằng hạt, sau khi gieo từ hạt sẽ mọc ra rễ cái. Từ
rễ cái sẽ mọc ra nhiều rễ phụ và rễ con. Hầu hết rễ đậu phộng chỉ tập trung ở tầng đất
mặt, sâu khoảng 30 cm. Rễ phụ và rễ con không có lông hút nên đậu phộng hấp thụ

nước và dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu qua nhu mô vỏ rễ.
- Nốt sần: Là kiểu cộng sinh giữa cây đậu phộng và nòi vi khuẩn cố định đạm
Rhizobium vigna. Nốt sần xuất hiện khi cây được 4 – 5 lá thật. Nốt sần có 2 loại: nốt
sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu.
- Thân: Đậu phộng là cây thân thảo, thân màu tím hoặc xanh. Giai đoạn cây
con, đậu phộng thân tròn và đặc ruột. Lúc trưởng thành, thân đậu có cạnh và rỗng ruột.
Chiều cao cây có thể từ 15 – 75 cm tùy giống. Những giống có chiều cao thân khoảng
30 – 40 cm thường được ưa chuộng.
Trên thân đậu có 15 – 20 lóng, các lóng trên dài hơn các lóng gốc. Chiều dài
lóng không những ảnh hưởng đến chiều cao thân mà còn ảnh hưởng đến năng suất.
- Cành: Đậu phộng phân cành từ dưới gốc ngay từ 2 lá tử diệp. Đậu phộng có
khả năng phân cành rất mạnh, có thể đạt đến 20 cành. Cặp cành thứ nhất và 2 cặp cành
phụ là những cặp cành hữu hiệu nhất.
- Lá: Gồm lá mầm và lá thật, lá mầm xuất hiện lúc đậu mới nẩy mầm. Trong 10
ngày đầu tiên lá mầm đảm nhận nhiệm vụ nuôi cây đậu, sau đó nhỏ lại và rụng đi. Lá
thật là lá kép, mọc cách, hình lông chim. Mỗi lá thật có 4 lá chét. Đậu phộng có
khoảng 50 – 80 lá thật trên cây.
- Hoa: Hoa mọc thành từng chùm từ nách lá, mỗi chùm có 2 – 7 hoa. Đặc biệt
trong hoa và quả đậu phộng sinh ra chất cản. Chất này có vai trò hạn chế sự thụ phấn
của hoa nở sau và làm tỉ lệ đậu trái của các hoa này giảm đi. Trong trái thì có hạt to hạt
nhỏ.
- Quả và hạt: Quả đậu phộng có hình kén. Tùy giống, điều kiện sinh trưởng,
4


điều kiện chăm sóc và kỹ thuật trồng mà số lượng quả có thể nhiều hay ít, khoảng 7 –
100 quả/cây. Quả đậu gồm vỏ quả và hạt.
Hạt có dạng hình tròn, dài hoặc tam giác, có thể có từ 1 – 5 hạt/quả. Hạt đậu
phộng có tính miên trạng dài hay ngắn tùy giống.
2.4 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và trong nước

2.4.1 Trên thế giới
Mặc dù cây đậu phộng được con người phát hiện và gieo trồng từ rất lâu nhưng
giá trị kinh tế của cây đậu phộng thật sự được xác định khoảng 125 năm trở lại đây,
khi công nghiệp ép dầu đậu phộng được phát triển ở Pháp.
Theo thống kê của Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO), hiện nay đậu phộng
được trồng ở 200 quốc gia trên thế giới, với tổng diện tích là 23,5 triệu ha và sản lượng
đạt 36,2 triệu tấn đậu vỏ.
Châu Á là khu vực trồng đậu phộng nhiều nhất với diện tích 14 triệu ha, chiếm
59% của Thế giới. Ấn Độ có diện tích trồng đậu phộng lớn nhất Thế giới với 8 triệu ha
nhưng nước có năng suất cao nhất là Israel với 6,5 tấn đậu vỏ/ ha.
Để đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất đậu phộng, trên thế giới hình thành 2
trung tâm nghiên cứu và tuyển chọn giống: trung tâm ICRISAT ở Ấn Độ và trung tâm
ADRVC ở Thái Lan.
Trung Quốc là nước láng giềng có điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác
tương tự nước ta, là nước có sản lượng đậu phộng lớn nhất thế giới năm 2008. Bằng
nhiều biện pháp nhằm tăng năng suất, nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt
củng đã được đưa vào sản xuất như: Hua 11, Luhua 9, XuZhou 68-4, Hai hua 1, Hua
37.
Một cơ quan nghiên cứu quốc tế đứng đầu ở Philippines hiện đang phát triển
giống đậu phộng chuyển gene không chỉ cho năng suất cao, giàu protein mà còn giàu
những pro-vitamin A nhờ đưa những gene betacarotene từ cây bắp vào. Vì ở
Philippines, việc thiếu vitamin A gây ảnh hưởng đến 2 trong 10 phụ nữ mang thai và
cho con bú và 4 trong 10 đứa trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Nghiên cứu này.
giúp được cho nhiều người, nhất là những người nghèo.
( />
5


Bảng 2.1: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới năm 2008
STT


Quốc gia

Sản lượng (tấn)

1

Thế giới

34.856.007

2

Trung Quốc

13.090.000

3

Ấn Độ

6.600.000

4

Nigeria

3.835.600

5


Mỹ

1.696.728

6

Indonesia

1.475.000

7

Myanmar

1.000.000

8

Argentina

714.286

9

Việt Nam

490.000

10


Sudan

460.000

11

Chad

450.000
(Nguồn: />
2.4.2 Trong nước
Việt Nam đứng thứ 6 trong 25 nước trồng đậu phộng ở Châu Á sau Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Thái Lan.
Ở Việt Nam, đậu phộng được nhập và trồng từ bao giờ chưa rõ nhưng tài liệu
cổ nhất ở Việt Nam nói về đậu phộng là cuốn “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn
thế kỷ thứ 18.
Căn cứ vào tên gọi “lạc” của cây đậu phộng có thể xuất phát từ âm Hán “Lạc
Hoa Sinh” thì cây đậu phộng ở nước ta có thể được du nhập từ Trung Quốc. Mặt khác
từ thế kỷ XV – XVII, các thuyền buôn phương Tây từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và
Hà Lan đã đến nước ta nhưng không có tài liệu nói về du nhập đậu phộng do các
thương nhân này.
Ở Việt Nam, cây đậu phộng được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả
nước từ Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.

6


Bảng 2.2: Diện tích đậu phộng của các vùng sản xuất đậu phộng chính và các tỉnh ở
Tây Nguyên.

STT

Vùng/Tỉnh

Diện tích (1000 ha)
Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

263,7

269,6

246,7

254,6

1

Cả nước

2

Đồng bằng sông Hồng

33,6

34,6


30,3

32,1

3

Đông Bắc

34,5

37,2

35,7

39,1

4

Bắc Trung Bộ

79,2

82,7

75,2

77,7

5


Duyên hải Nam Trung Bộ

24,5

24,9

24,6

26,5

6

Đông Nam Bộ

46,0

43,2

37,2

36,7

7

Tây Nguyên

25,3

24,5


23,1

20,5

8

Kon Tum

0,2

0,2

0,2

0,2

9

Gia Lai

3,9

3,3

3,3

2,4

13,7


12,4

11,7

9,2

11 Đăk Nông

6,9

8,2

7,7

8,5

12 Lâm Đồng

0,6

0,4

0,2

0,2

10 Đăk Lăk

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008)


7


Bảng 2.3: Sản lượng đậu phộng của các vùng sản xuất đậu phộng chính và các tỉnh ở
Tây Nguyên.
STT

Vùng/Tỉnh

Sản lượng (1000 tấn)
Năm 2004

1

Cả nước

2

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

469,0

489,3

462,5


505,0

Đồng bằng sông Hồng

75,7

75,2

70,3

73,7

3

Đông Bắc

56,9

57,8

52,2

63,9

4

Bắc Trung Bộ

138,8


133,6

132,5

147,6

5

Duyên hải Nam Trung Bộ

38,7

43,7

45,6

44,8

6

Đông Nam Bộ

97,8

94,1

81,7

88,7


7

Tây Nguyên

17,3

33,8

33,1

32,1

8

Kon Tum

0,3

0,3

0,2

0,2

9

Gia Lai

2,5


3,5

3,1

2,2

10 Đăk Lăk

6,4

14,4

12,9

10,5

11 Đăk Nông

7,6

15,2

16,6

19,0

12 Lâm Đồng

0,5


0,4

0,3

0,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008).
2.5 Giống đậu phộng ở Việt Nam
Giống là yếu tố cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Những năm gần đây ở
nước ta nhiều giống đậu phộng mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn tạo
cung cấp cho sản xuất, góp phần tăng năng suất đậu phộng một cách rõ rệt.
Ở các tỉnh vùng Đông – Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ có các
giống thích hợp như L.02, LVT, L.05, MD7, L.14, L.08, L.18, L.12.
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có các giống BG.78, 1660, V.79, L.14,
MD.7, L.08, L.12, giống sen lai 75/23.
Các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên có các
giống VD, HL.25 và giống địa phương như đậu Nù, đậu Mỏ Két, đậu Lì.
2.6 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
Trên thế giới, công dụng chính của đậu phộng là nguồn dầu ăn, nhưng do thành
phần protein cao nên đậu phộng vừa là cây lấy dầu vừa là cây làm thực phẩm. Đậu
phộng phải qua quá trình chế biến mới sử dụng hết giá trị của nó.
8


Về mặt dinh dưỡng, hạt đậu phộng chứa 68-70% acid béo chưa bão hòa có thể
ăn được. Các acid béo bão hòa được sử dụng trong công nghiệp làm xà phòng, dầu bôi
trơn, dược phẩm, mỹ phẩm. Hạt đậu phộng là loại thực phẩm bổ dưỡng và là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng. Bên cạnh nguồn vitamin E dồi dào, trong hạt còn chứa một số
khoáng chất như Fe, Cu, P,Mg, Ca, Zn.

Dầu đậu phộng được dùng trong công nghiệp thực phẩm, nó chứa chất khoáng
và nhiều loại vitamin như B, E, K. Bánh dầu được dùng làm thức ăn gia súc, phân bón
rất tốt. Thân, lá, rễ đậu được dùng làm thức ăn cho trâu, bò, chất độn chuồng, làm phân
xanh. Vỏ trái đậu phộng dùng làm phân hữu cơ hoặc làm chất giử ẩm trong sản xuất
hoa lan.
Chiều cao của cây đậu phộng có ý nghĩa quan trọng trong việc trồng xen với
các cây dài ngày và trong chế độ luân canh với nhiều cây ngắn ngày khác.
Bảng 2.4: Giá trị dinh dưỡng trong 100 g đậu phộng.
Thành phần dinh dưỡng

Đơn vị

Hàm lượng

Kcal

570

Bột đường

g

21

Chất béo

g

48


Protein

g

25

Thiamine (Vit. B1)

mg

0,6

Riboflavin (Vit. B2)

mg

0,3

Niacin (Vit. B3)

mg

12,9

Pantothenic acid (Vit. B5)

mg

1,8


Vitamin B6

mg

0,3

Folate (Vit. B9)

μg

246

Canxi

mg

62

Sắt

mg

2

Magie

mg

184


Photpho

mg

336

Kali

mg

332

Kẽm

mg

3,3

Năng lượng

(Nguồn:USDA Nutrient database)
9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM

3.1 Đặc điểm khu vực thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí trồng trên đất sản xuất ở xã Nam Yang,

huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Thời gian: Thí nghiệm đã được thực hiện trong 03 tháng, từ ngày 12/03/2009
đến 18/06/2009.
3.1.2 Đặc điểm đất nơi thí nghiệm
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm.
Thành phần cơ giới
PHữu NK+
Ca2+ Mg2+
pH
+
Độ sâu
(%)
cơ NH 4 H3PO-4
(cm) Cát
(mg/100g đất)
Thịt Sét H2O KCl (%)
0 - 30 13,39 57,21 29,4 5,4 4,48 4,35 0,19 23,68
32,32 5,23 1,75
(Mẫu đất được phân tích tại Trung Tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi nông
nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2009).
- Đất thuộc loại thịt pha sét.
-

Đất rất chua, cần phải bón vôi.

- Độ phì đất thuộc loại trung bình.
3.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết
Bảng 3.2: Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm.
Tháng
3

4
5
6

Nhiệt độ (0C)
Trung Tối
Tối
bình
cao
thấp
23,3 30,9
18,5
23,8 30,1
20,0
23,3 28,6
20,1
23,3 27,6
20,8

Lượng mưa
(mm/tháng)

Số ngày
mưa
(ngày/tháng)

Ẩm độ
(%)

Số giờ

nắng
(giờ/tháng)

9,6
144,4
266,0
129,0

4
19
18
21

72
81
85
89

261,7
209,4
198,0
163,0

(Nguồn: Trung tâm khí tượng tỉnh Gia Lai năm 2009)

10


Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:
Ẩm độ và nhiệt độ là hai yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng

và phát triển của cây đậu phộng. Nhiệt độ và ẩm độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 6
lần lượt là 23,4 và 81,75%, thích hợp cho sự sinh trưởng của cây đậu phộng.
Lượng mưa trong tháng 3 rất thấp cùng với số ngày mưa ít và số giờ nắng cao
hưởng đến sự phát triển của cây con nên thời gian này phải tưới. Từ tháng 4 lượng
mưa bắt đầu tăng tạo điều kiện cho quá trình ra hoa, đâm tia hình thành quả. Nhưng ở
tháng 6 tuy lượng mưa không cao như tháng 5 nhưng số ngày mưa nhiều (21 ngày)
làm ảnh hưởng tới việc thu hoạch và phơi khô, làm cho đậu có nhiều trái non, hạt dễ bị
nảy mầm ngay trong quả.
Tổng số giờ nắng biến động từ 163 – 261,7 giờ/tháng cũng thuận lợi cho cây
đậu sinh trưởng và phát triển.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Giống
Giống đậu phộng sử dụng làm thí nghiệm được lấy từ Viện nghiên cứu dầu thực
vật và 01 giống địa phương làm đối chứng.
Bảng 3.3: Nguồn gốc của 05 giống đậu phộng thí nghiệm.
Nghiệm thức

Tên giống

1

L9803-8

Nguồn gốc
Viện Nghiên cứu dầu thực vật

2

L9803-12


Viện Nghiên cứu dầu thực vật

3

VD2

Viện Nghiên cứu dầu thực vật

4

L14

Viện KHKTNNVN chọn lọc từ tập đoàn giống
QĐ5 của Trung Quốc

5

Đậu sẻ ( Đ/c)

Giống ở địa phương

Ghi chú: KHKTNNVN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
3.2.2 Phân bón
Các loại phân và lượng bón, tính cho 1 ha:
- Vôi bột (CaO): 1000 kg
- Phân chuồng: 5000 kg
- Phân hóa học: Bón theo công thức 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O

11



+ Urea (46% N): 65,2 kg
+ Super phosphate (16% P2O5): 562,5 kg
+ Clorua kali (60% K2O): 150 kg
3.2.3 Thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc diệt cỏ: Lasso 48 EC
- Thuốc trừ sâu: Oncol 20 ND, Basudin 10H.
- Thuốc trừ bệnh: Rovral để xử lý hạt giống trước khi gieo với lượng 3 gr/1 kg
hạt giống.
3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố
(Randomized Complete Blocks Design).
- Thí nghiệm được lập lại 3 lần với 5 nghiệm thức.
NT1 Giống L9803-8
NT2 Giống L9803-12
NT3 Giống VD2
NT4 Giống L14
NT5 Giống đậu sẻ địa phương (Đối chứng)
- Kích thước ô thí nghiệm: 5 m × 4 m = 20 m2.
- Khoảng cách giữa các ô: 0,5 m
- Khoảng cách giữa các lần lập lại: 1 m
- Thí nghiệm gồm: 5 nghiệm thức × 3 lần lập lại = 15 ô cơ sở.
- Tổng diện tích ô thí nghiệm: 15 ô × 20 m2 = 300 m2.
- Tổng diện tích toàn khu thí nghiệm (kể cả các dãy bảo vệ): 456 m2.
- Ngày gieo hạt: 12/03/2009.

12



×