Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LAY ƠN ( Gladiolus communis ) TRỒNG TẠI XÃ TRÀ ĐA – TP.PLEIKU TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.59 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
LAY ƠN ( Gladiolus communis ) TRỒNG TẠI
XÃ TRÀ ĐA – TP.PLEIKU- TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: VÕ XUÂN PHÚ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 6/2009
1


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
LAY ƠN ( Gladiolus communis ) TRỒNG TẠI
XÃ TRÀ ĐA - TP.PLEIKU - TỈNH GIA LAI

Tác giả

VÕ XUÂN PHÚ

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học


Giảng viên hướng dẫn
TS TRẦN THỊ DUNG

Tháng 6/2009
i


LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt
kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là các
thầy cô trong khoa Nông Học.
Tiến Sĩ Trần Thị Dung đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi những ý
kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cảm ơn gia đình, các anh chị cùng các bạn đồng học và những người đã
từng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Gia Lai, tháng 6 năm 2009

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Võ Xuân Phú, lớp Nông Học 31, Khoa Nông Học – Đại Học Nông Lâm
TP.HCM tại Gia Lai, tháng 6/2009. “ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN
BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LAY ƠN
(Gladiolus communis) TRỒNG TẠI XÃ TRÀ ĐA – TP.PLEIKU – TỈNH GIA

LAI”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Dung.
Đề tài nhằm thử nghiệm loại phân bón lá thích hợp cho cây hoa Lay ơn
bằng phương pháp phun qua lá, làm tăng năng suất và chất lượng của hoa. Qua
đó theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Lay ơn dưới sự ảnh
hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng và phát triển:
Chiều cao: Các nghiệm thức có phun phân bón lá đều có chiều cao lớn hơn nghiệm
thức đối chứng; nghiệm thức phân bón lá Nông Vinh có chiều cao cây cao nhất.
Thời gian đạt đủ 7 lá: Giống Đỏ Son sử dụng trong thí nghiệm khi ra đủ 7 lá thì
ngừng sinh trưởng và bắt đầu ra phát hoa. Nghiệm thức phân bón lá Nông Vinh giúp cây ra
đủ 7 lá sớm nhất, ra hoa sớm và cho thu hoạch sớm hơn các nghiệm thức còn lại.
Về số lượng và chất lượng hoa:
Nghiệm thức phân bón lá Nông Vinh giúp cây nhanh ra hoa; chiều dài
cành hoa dài nhất; số hoa nở tối đa trên cành nhiều nhất; đường kính hoa lớn
nhất; độ bền 1 hoa và độ bền cành hoa cao nhất.
Về hiệu quả kinh tế:
Việc sử dụng phân bón lá trên cây hoa Lay ơn đã đem lại lợi nhuận cao
hơn so với đối chứng không dùng phân bón lá. Nghiệm thức phân bón lá Nông
Vinh mang lại lợi nhuận cao nhất. Do đó, có thể sử dụng phân bón lá Nông Vinh
đểjtăngjnăngjsuất,jphẩmjchấtjvàjtăngjlợijnhuậnjkinhjtếjkhijsảnjxuất.
iii


MUÏC LUÏC
Nội dung

Trang
Trang tựa


i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt đề tài

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình

vi

Chương1

GIỚI THIỆU

1

1.1


Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu

2

1.3

Yêu cầu

2

1.4

Phạm vi nghiên cứu

2

Chương2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1


Tình hình sản xuất hoa kiểng

3

2.2

Sơ lược về tỉnh Gia Lai và tình hình sản xuất hoa

8

kiểng ở Gia Lai
2.3

Giới thiệu cây hoa Lay ơn

9

2.3.1

Nguồn gốc, phân bố

9

2.3.2

Phân loại

9


2.3.3

Đặc điểm thực vật học

9

2.3.4

Điều kiện ngoại cảnh

11

Chương3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

13

3.1

Địa điểm và thời gian thí nghiệm

13

3.2

Điều kiện thí nghiệm

13


3.3

Vật liệu thí nghiệm

14

3. 4

Phương pháp thí nghiệm

17

iv


3.4.1

Kiểu thí nghiệm

17

3.4.2

Quy mô thí nghiệm

19

3.4.3

Phương pháp theo dõi


19

3.4.4

Các chỉ tiêu theo dõi

19

3.4.4.1

Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

19

3.4.4.2

Chỉ tiêu về hoa

20

3.4.4.3

Tình hình sâu bệnh hại

20

3.4.5

Hiệu quả kinh tế


20

3.4.6

Quy trình kỹ thuật

20

3.4.7

Xử lý số liệu và phân tích thống kê

22

Chương4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1

Khả năng mọc mầm và thời gian sinh trưởng

23

4.2

Chỉ tiêu về tăng trưởng


24

4.3

Các chỉ tiêu về lá

27

4.3.1

Kích thước lá

27

4.3.2

Số lá và tốc độ ra lá

28

4.4

Các chỉ tiêu về hoa

30

4.4.1

Chiều dài cành hoa và số hoa nở tối đa


30

4.4.2

Đường kính hoa, độ bền 1 hoa, độ bền cành hoa

31

4.5

Một số ghi nhận về tình hình sâu bệnh hại

32

4.6

Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế

34

Chương5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1

Kết luận


38

5.2

Đề nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

40

PHỤ LỤC

42

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

3.1

Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm

13


3.2

Kết quả phân tích đất ở khu thí nghiệm

14

3.3

Loại phân bón và lượng phân bón tính trên 1 ha và trên 165 m2

15

thí nghiệm
3.4

Tóm tắt quy trình kỹ thuật

21

4.1

Kết quả về tỉ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các

23

nghiệm thức
4.2

Động thái tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức


24

4.3

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức

26

4.4

Kích thước lá thứ 3 của các nghiệm thức ở thời điểm 52 ngày

28

sau trồng
4.5

Biến thiên số lá theo thời gian của các nghiệm thức

29

4.6

Tốc độ ra lá của các nghiệm thức

29

4.7


Các chỉ tiêu về hoa của các nghiệm thức khi thu hoạch

30

4.8

Các chỉ tiêu về chất lượng hoa của các nghiệm thức

31

4.9

Sơ bộ tính toán chi phí cho 165 m2 thí nghiệm (chưa tính phân

34

bón lá)
4.10

Số cành hoa Lay ơn đạt thương phẩm thu được trên các

35

nghiệm thức
4.11

Tiêu chí để phân loại phẩm cấp cành hoa

36


4.12

Chi phí sử dụng phân bón lá cho các nghiệm thức

36

4.13

Sơ bộ so sánh hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức

36

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

1.1

Hình dạng củ, thân, lá, hoa Lay ơn

10

3.1

Củ giống Đỏ Son (chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ)


15

3.2

Một góc khu thí nghiệm

18

4.1

Chiều cao cây Lay ơn của các nghiệm thức

26

4.2

So sánh đường kính hoa của các nghiệm thức

32

4.3

Sâu đất cắn ngang thân Lay ơn

33

4.4

Sâu xanh ăn lá hoa Lay ơn


33

4.5

Bệnh thối xám Lay ơn

33

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế nước ta nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng ngày càng phát triển,
mức sống của người dân ngày càng nâng cao; nhu cầu vui chơi, giải trí, thẩm mỹ và
tìm đến cây xanh, thiên nhiên trong đó có hoa, cây kiểng ngày càng lớn.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ phát triển hoa kiểng ngày càng tăng
một cách đáng kể, đã trở thành hàng hóa mang lợi nhuận cao, là một động lực mạnh
mẽ thúc đẩy phát triển ngành hoa kiểng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Sản
xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cường độ cao trên cùng một diện tích
đất, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều vốn đa dạng trong nhân dân.
Gia Lai là một tỉnh có khí hậu mát mẻ, ôn hòa gần giống với Đà Lạt (một trong
những vùng trồng hoa trọng điểm của nước ta). Tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa cây màu sang cây hoa để cải thiện đời sống của
người dân. Một trong những giống hoa được tỉnh quan tâm và người dân trồng nhiều,
đem lại thu nhập khá cao là cây hoa Lay ơn.
Lay ơn có tên khoa học là Gladiolus communis Lin. Cây có nguồn gốc từ các
nước châu Phi nhiệt đới và vùng Trung Cận Đông (phía Tây của châu Á). Lay ơn là
loài hoa đẹp, được trồng rất rộng rãi mọi nơi trên thế giới, với nhiều dạng lai, màu sắc

khác nhau.
Lay ơn được ưa chuộng vì hoa có dáng đẹp, cành dài, cánh mỏng như vành
khuyên nhìn rất hấp dẫn và hoa tươi rất lâu. Cây hoa Lay ơn có dạng thân thảo. Thân
giả được kết bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau. Cành
Lay ơn gọn nhẹ, dễ vận chuyển đi xa, có thể trồng hoa xuất khẩu, đó là đặc điểm mà
các loài hoa khác không có được.

1


Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về phương
pháp chăm sóc cây hoa Lay ơn. Phương pháp sử dụng phân bón lá là một trong những
kỹ thuật chăm sóc đã và đang được nhiều nhà vườn áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng
loại phân bón lá nào thích hợp cho cây hoa Lay ơn đem lại năng suất cao và chất lượng
hoa cao, lâu tàn là vấn đề cần nghiên cứu.
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá.
Nếu dùng phân bón lá đúng cách sẽ bổ sung thêm cho cây một lượng dinh dưỡng đáng
kể.
Nhằm mục đích tìm ra loại phân bón lá thích hợp giúp tăng năng suất và phẩm
chất của cây hoa Lay ơn, mang lại hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa
Lay ơn (Gladiolus communis) trồng tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ”.
1.2. Mục tiêu
Thử nghiệm các loại phân bón lá cho cây hoa Lay ơn nhằm chọn ra loại phân
thích hợp làm tăng năng suất và chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển
trong từng giai đoạn của cây hoa Lay ơn.
1.3. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây hoa Lay ơn dưới ảnh
hưởng của 1 số loại phân bón lá khác nhau.

Sơ bộ so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế giữa phun và không phun phân bón lá.
Qua phân tích thống kê sẽ rút ra kết luận về loại phân bón lá thích hợp để có thể
áp dụng thâm canh tăng năng suất.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện: từ 3/3/2009 đến 15/6/2009, là khoảng thời gian từ gần cuối
mùa nắng đến đầu mùa mưa.
Địa điểm: trồng tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng
2.1.1. Trên thế giới
Sản phẩm hoa kiểng đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu
dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về
điều kiện môi trường sinh thái nên mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau.
Trước năm 1990, sản xuất hoa kiểng thế giới tập trung ở châu Âu, Mỹ, Nhật.
Điển hình là Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng, trong đó hơn phân nửa
được trang bị nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ USD / năm.
Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và là thị trường hoa lớn của thế giới với
doanh số mỗi năm là 1,2 tỷ USD.
Isarel xem hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông
nghiệp, với 2.800 ha (chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm đến 8%
tổng thu nhập của ngành), xuất khẩu hoa mỗi năm đạt 240 triệu USD (chiếm 20% tỷ
trọng xuất khẩu nông sản).
Hiện nay, các nước đang phát triển đang phát huy lợi thế vì:
- Chính phủ có các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành hoa kiểng.
- Đa số các nước có đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có ánh sáng

dồi dào, lượng mưa cao.
- Giá công lao động thấp, lực lượng lao động trẻ dồi dào.
- Nguồn gen cây hoa kiểng đa dạng phong phú.
Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng: Tanzania
năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD / năm, tăng 75% so với
những năm trước đó; tại Kenya ngành trồng hoa đạt doanh số cao hơn cả du lịch, trồng
cà phê. Năm 2001, Kenya xuất khẩu hoa kiểng đạt 110 triệu USD, chủ yếu là sang thị
trường Châu Âu.

3


Khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển rất mạnh; Singapore
năm 1991 xuất khẩu đạt 13 triệu USD, nay đã đạt trên 20 triệu USD; Thái Lan năm
1991 đạt 80 triệu USD thì nay đã đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD / năm.
Tại Malaysia, Chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho Hiệp
hội Hoa lan tổ chức ở đây thành khu Trung tâm sản xuất Hoa kiểng xuất khẩu. Ngành
trồng hoa của Đài Loan cũng đang tăng nhanh tốc độ 15 – 20%. Hiện nay, Đài Loan đã
có diện tích trồng hoa là 10.172 ha, đạt doanh thu hàng năm 293 triệu USD.
Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng trên thế giới ngày càng
phát triển về quy mô, về quy trình kỹ thuật canh tác, về thị trường tiêu thụ nhưng cục
diện vẫn đang biến động chưa ổn định.
2.1.2. Trong nước
Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương.
Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số vùng, hoa là cây
trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu
trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao
hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu
đồng/ha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm từ
sản xuất hoa ...

Chính những khoản thu hấp dẫn này đã kích thích nghề trồng hoa phát triển
nhanh. Hiện nay, cả nước có trên 5.700 ha hoa, tập trung ở Hà Nội (khoảng 1.500 ha),
Lâm Đồng (1.400 ha), Hải Phòng (730 ha), TP.HCM (668 ha)... Diện tích hoa lớn như
vậy đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố
lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa hàng, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng
260 cửa hàng bán các loại hoa chất lượng cao. Đó là chưa kể lực lượng hùng hậu các
hàng hoa nhỏ và cả những người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn
trên ở mức hơn 1 triệu cành các loại trong một ngày.
Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu. Riêng lượng hoa xuất khẩu của
Hasfarm - một công ty 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt - đã đem lại doanh thu trên
4 triệu USD / năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày
càng tăng cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế.

4


Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện
tích trồng hoa lên khoảng 8.000 ha, với sản lượng 4,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất
khẩu khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã
được quy hoạch, gồm Hà Nội, TP.HCM, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm
Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng
hoa, mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững. Thời gian tới, một mặt, cần đa dạng
hóa các loại hoa phục vụ nhu cầu trong nước, mặt khác, chú trọng các loại hoa chất
lượng cao phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, trong cơ cấu, hoa hồng vẫn chiếm 35 - 40%,
hoa cúc chiếm 25 - 30%, còn lại là Lay ơn, Cẩm chướng, Thược dược, hoa Huệ, Đồng
tiền, Lan...
Vấn đề giống, kỹ thuật canh tác tuy là yếu tố quan trọng cần được quan tâm,
đầu tư thích đáng, song chưa đủ để tạo nên hiệu quả phát triển hoa ở nước ta. Các yếu
tố khác phải kể đến là: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, trong đó

có việc thiết kế đồng ruộng theo quy hoạch, hoàn chỉnh hệ thống tưới, tiêu đồng bộ, hệ
thống nhà lưới, nhà kính và các “công đoạn” trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm
như: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, nhất là vận chuyển từ nơi sản xuất đến các sân
bay đối với lượng hoa xuất khẩu...
Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần thì trồng
hoa lại được coi là một nghề chính, là một ngành mang lại thu nhập rất lớn cho người
dân vì so với các sản phẩm nông nghiệp khác, hoa có giá trị rất cao.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản
lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha,
nước đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa.
Lâm Đồng được xem là một trong những trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn
nhất cả nước với khả năng sản xuất hầu như quanh năm. Hiện có hơn 100 loài hoa các
loại với khoảng 500 giống và phần lớn đều được trồng theo dạng hoa cắt cành, hoa
chậu… trong nhà kính với sản lượng đạt khoảng 65 triệu đơn vị cành (cành, chậu…).
Theo kế hoạch, đến năm 2010 Đà Lạt sẽ sản xuất 100 triệu đơn vị hoa và 50% số này
sẽ được xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

5


Thời gian qua có một số công ty nước ngoài đến đầu tư trồng hoa, nhưng chủ
yếu tập trung ở Lâm Đồng và chỉ là hoa ôn đới, còn hoa nhiệt đới gần như bỏ ngỏ.
Theo những người trong ngành, cần hình thành một trung tâm hay viện nghiên
cứu về hoa kiểng để sưu tập, lai tạo, nhân giống mới, phù hợp và mang tính đặc trưng
riêng của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tổ chức sản xuất theo những quy trình đồng bộ
để có số lượng hoa kiểng hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Ngoài ra, nhu cầu và thị hiếu về hoa kiểng ngày nay luôn thay đổi nên tuổi thọ
mỗi loài chỉ vài năm, phải có giống mới thay thế để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó,
cần có sự gắn kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc tư vấn về kỹ
thuật, quy trình sản xuất. Còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết để biến tiềm năng thành

thế mạnh trong phát triển và cạnh tranh.
Hoa Việt Nam với chủng loại đa dạng và có nhiều tiềm năng để phát triển trong
những năm sắp tới. Trong 10 năm, từ 1995 - 2005, ngành sản xuất hoa đã có những
thay đổi theo hướng tích cực, thể hiện tiềm năng của một lĩnh vực kinh tế quan trọng.
Sự phát triển của ngành hoa Việt nam trong những năm qua cho thấy, những định
hướng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước.
Ở nước ta trong vòng 10 năm trở lại đây kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá
mạnh, sản xuất đa dạng nhiều chủng loại, với những vùng hoa kiểng lớn như:
- Miền Bắc: Nam Định, Hải Phòng.
- Miền Trung: Bình Định, Đà Nẵng.
- Đông Nam bộ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Biên Hoà (Đồng Nai), TP.HCM.
- Tây Nam bộ: Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre).
Tại khu vực phía Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng hoa và sản lượng
hoa lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp chủ yếu cho thị trường TP.HCM.
Tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng gồm nhiều thành phần kinh tế (cá thể,
tập thể, nhà nước, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài) đã góp phần giải quyết lao
động việc làm và thu hút vốn của nhân dân, các thành phần kinh tế đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội thiết thực trong bối cảnh ngành nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, sản xuất hoa kiểng ở nước ta lại mang tính tự phát, manh mún, quy
mô nhỏ lại thiếu thông tin hỗ trợ về thị trường, giống, kỹ thuật… nên tuy sản phẩm
hoa kiểng của Việt Nam hiện nay rất đa dạng nhưng lại không đạt các tiêu chuẩn về số
6


lượng và chất lượng mà thị trường đòi hỏi, vì vậy tính cạnh tranh kém ở cả thị trường
xuất khẩu lẫn nội địa. Do đó dẫn đến doanh thu xuất khẩu hoa, cây kiểng của Việt
Nam trong những năm qua vẫn còn thấp.
Về doanh thu bình quân, tại Sa Đéc, theo số liệu của Sở Nông Nghiệp và
PTNT tỉnh Đồng Tháp, bình quân doanh thu trồng hoa kiểng đạt khoảng 200 triệu
đồng/ha/năm. Trong khi đó, ở Lâm Đồng, doanh thu bình quân từ 500 triệu đến 1 tỷ

đồng/ha/năm.
Việc nghiên cứu, ứng dụng sản xuất và bảo quản các giống hoa theo quy trình
kỹ thuật cao không những đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân
mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa lĩnh vực nông nghiệp
phát triển theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với thị
trường.
Về chính sách phát triển hoa và cây cảnh của Việt Nam, mục tiêu phấn đấu của
Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt 1 tỷ cành hoa xuất khẩu, trị giá 60 triệu USD. Để đạt
kế hoạch đề ra Bộ Nông nghiệp và PTNT lưu ý cần phải làm tốt 4 việc:
- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bao gồm
các khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển để nâng cao năng suất, chất
lượng, hạ giá thành…
- Xây dựng các mô hình sản xuất liên kết giữa Nhà nước, hiệp hội, nhà khoa
học, nhà nông để đủ năng lực tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
- Tạo hành lang pháp lý phù hợp với các quy định quốc tế về bảo hộ quyền tác
giả với việc sử dụng các giống hoa nhập nội đồng thời tích cực tạo giống hoa mới của
Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Quy hoạch vùng sản xuất các chủng loại hoa với định hướng nhu cầu thị
trường.
Nhằm thực hiện được những công việc trên, Chính phủ đã có những bước đi cụ
thể trong công tác đối nội và đối ngoại như: đã triển khai ký kết các hiệp định như
Hiệp ước về vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước, nhằm hỗ trợ cho mặt hàng hoa
của VN xuất khẩu được thuận lợi. Bên cạnh đó Bộ Thương mại cũng sẽ phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức đàm phán song phương với các
nước, nhất là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Singapore để ký kết các hiệp định
7


về kiểm dịch động thực vật, công nhận lẫn nhau về các cơ sở kiểm tra, cấp giấy chứng
nhận chất lượng cho các hàng rau, hoa, quả và thực phẩm khác nhằm tháo gỡ rào cản

này mở đường cho xuất khẩu rau, hoa, quả và các hàng nông sản khác.
Song song đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách như Quyết định số
52/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành ngày
05 tháng 6 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm
2010, tầm nhìn 2020.
Từ ngày 04/03/2004, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt
chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004 - 2010 với vốn đầu tư
14,2 tỉ đồng để nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, nhập nội, nhân giống, ứng dụng kỹ
thuật tiến bộ. Theo chương trình này thì đến năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng
diện tích hoa kiểng từ 591 ha lên 1.200 ha với 3 nhóm hoa chính là: hoa cao cấp, nhóm
hoa Lan và nhóm hoa nền. Thành phố có 264 điểm kinh doanh hoa kiểng là đầu mối
cung cấp cho cả nước và xuất khẩu đạt 2 - 2,5 triệu USD/năm.
2.2. Sơ lược về tỉnh Gia Lai và tình hình sản xuất hoa kiểng ở Gia Lai
Tỉnh Gia Lai trải dài từ 15058’20” đến 14036’36” vĩ Bắc, từ 107027’23” đến
108094’40” kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk,
phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các
tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có 2 mùa: mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tỉnh có diện tích 15.494,9 km2, gần 450.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có
180.000 ha đất trồng cây hàng năm và 235.000 ha đất trồng cây lâu năm. Gia Lai có
828.776 ha diện tích rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 741.632 ha, diện tích rừng
trồng 30.306 ha với trữ lượng gỗ 75,67 triệu m3, ngoài ra còn có khoảng 100 triệu cây
tre, nứa và các lâm sản khác có giá trị như song mây, bời lời, sa nhân. Bên cạnh đó còn
có một số khoáng sản quý: Boxit, nicken, coban, vàng và các khoáng sản phi kim loại
như các loại đá quý, vật liệu xây dựng…
Tỉnh Gia Lai đang bước đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cây màu bằng
cây hoa. Nhiều loại hoa được đưa vào trồng ở tỉnh như hoa Cúc, hoa Lay ơn, hoa
Đồng tiền, hoa Loa kèn… đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
8



2.3. Giới thiệu cây hoa Lay ơn
2.3.1. Nguồn gốc, phân bố
Lay ơn, tên khoa học là Gladiolus communis Lin. Cây có nguồn gốc từ các
nước châu Phi nhiệt đới và vùng Trung Cận Đông (phía Tây của châu Á).
Đây là loài cho hoa đẹp, được trồng rất rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới
(trừ cực Bắc bán cầu, những nơi có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh) với nhiều dạng
lai, màu sắc khác nhau. Lay ơn được nhập từ châu Âu năm 1850 và vào Việt Nam vào
đầu thế kỷ 20.
Ở Việt Nam, Lay ơn cũng được trồng rải rác ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập
trung chủ yếu ở những vùng chính là Đà Lạt, Hải Phòng. Những vùng mát mẻ, trên núi
cao Lay ơn được trồng quanh năm, còn vùng đồng bằng chỉ trồng được vào vụ
Đông – Xuân.
2.3.2. Phân loại
Tên khoa học: Gladiolus communis Lin
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Bộ: Asparagales
Họ: Iridaceae
Chi: Gladiolus
Lay ơn được thuần hóa và chọn lọc từ loài hoa Lay ơn hoang dại khoảng thế kỷ
17. Hiện nay, Lay ơn trồng trên thế giới phần lớn không phải là giống nguyên chủng
mà là các giống được lai tạo.
2.3.3. Đặc điểm thực vật học
2.3.3.1. Thân
Cây hoa Lay ơn có dạng thân thảo. Thân giả được kết bởi các bẹ lá xếp chồng
lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau.
2.3.3.2. Lá
Lá cứng hình lưỡi kiếm có 7 đến 9 nếp gấp, cuống lá góc rộng và to thành hình

như cái bao, bao lấy củ: Lá dài 30 - 80 cm, rộng 4 - 5 cm, có gân dọc. Giữa phiến lá và
bẹ lá không phân biệt rõ ràng. Lá xếp thành 2 dãy, mọc thẳng đứng, trên mặt lá phủ
một lớp phấn sáp ít thấm nước.
9


2.3.3.3. Hoa
Bên trong hoa có những cụm hoa hình sim, có loài cụm hoa đơn mang nhiều
hoa to thuộc chi Gladiolus, có loài mang hoa kép thuộc chi Crocosmica. Bao hoa dính
nhau tạo thành một khối, gồm 2 vòng hoa, nhị còn lại 3 cái ở vòng trong hoa, bao phấn
hướng ngoài, màng bao phấn thường có một rãnh, bộ nhị hợp, lá noãn bầu dưới. Cánh
hoa có loại bằng, lượn sóng…
2.3.3.4. Củ và rễ
Lay ơn có bộ rễ chùm phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt 0 - 15
cm. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban đầu (củ mẹ) gọi là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con
do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp, củ thực chất chính là thân ngầm của cây Lay ơn.
2.3.3.5. Quả
Quả có 3 ô, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ (một quả có từ 100 - 500 hạt). Noãn
có phôi tâm lục, nội nhũ nhẵn.

Hình 1.1: Hình dạng củ, thân, lá, hoa Lay ơn

10


2.3.4. Điều kiện ngoại cảnh
2.3.4.1. Nhiệt độ
Trong điều kiện nhiệt độ trung bình ≥ 50C, tổng tích ôn của Lay ơn phụ thuộc
vào thời gian sinh trưởng của từng giống. Giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng
65 - 70 ngày; giống trung bình có thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày; giống dài ngày

có thời gian sinh trưởng 80 - 100 ngày.
Khi nhập giống mới và chọn thời vụ trồng, cần tính đến nhiệt lượng cụ thể của
từng vùng cụ thể mà tính toán cho phù hợp.
Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt
độ mùa hè cao quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của cây và chất lượng
hoa, sâu bệnh cũng thường hại nặng. Trước khi phân hóa hoa và lúc cây có 5,6 lá cần
nhiệt độ mát mẻ (15 - 220C) nếu không hoa sẽ bị mù, tỷ lệ hoa nở thấp.
2.3.4.2. Ánh sáng
Lay ơn là cây ưa ánh sáng. Giai đoạn đầu sau khi trồng, cây sống nhờ vào dinh
dưỡng của củ. Khi cây ra lá, cây sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của lá. Sự phân
hóa mầm hoa bắt đầu từ khi xuất hiện lá thứ 3 đến khi ra lá thứ 6, thứ 7 thì kết thúc.
Trong thời kỳ này nếu ánh sáng không đủ thì sản phẩm quang hợp không đủ nuôi cây,
ảnh hưởng đến chất lượng hoa (hoa tự bị khô héo và xuất hiện hoa mù). Vì vậy từ khi
ra lá thứ 3 đến khi ra hoa, ánh sáng phải thật đủ, đặc biệt là trồng ở vụ Đông.
Ngoài ra, thiếu ánh sáng Lay ơn rất dễ nhiễm bệnh. Cường độ ánh sáng cũng
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cường độ chiếu sáng dưới 3.500 lux thì sự quang
hợp và thoát hơi nước của cây giảm, cây dễ mọc vống lên, cành lá yếu ớt, màu hoa
nhạt. Nếu trồng vào vụ Đông thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ ánh sáng yếu, cần
phải chiếu sáng bổ sung để cho mầm hoa phân hóa tốt, nhiều, hoa tự dài, đồng thời
tăng được chất lượng hoa.
2.3.4.3. Đất
Thành phần cơ giới của đất trồng Lay ơn có thể chia thành 3 loại: đất pha cát,
đất thịt và đất sét.
+ Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nước tốt nhưng
độ phì kém. Lay ơn trồng ở đất này cần phải bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh
dưỡng cho cây.
11


+ Đất sét, có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính, canh tác khó, độ xốp kém, chặt dí không

thích hợp cho Lay ơn.
+ Đất thịt có tỷ lệ hạt cát và hạt sét cân đối nên có ưu điểm của cả hai loại đất,
là loại đất trồng Lay ơn lý tưởng.
Lay ơn rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng. Đặc biệt ở đất có hàm
lượng chì cao, rễ Lay ơn sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến ra hoa. Trong quá trình
trồng trọt thường bón nhiều phân chứa muối, nhất là trồng trong nhà có mái che,
không bị nước mưa rửa trôi, nhiệt độ lại cao, lượng nước bốc hơi lớn nên rất dễ dẫn
đến nồng độ muối trong đất cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Vì vậy, trước khi
trồng thường phải đo lượng muối trong đất, nếu muối cao quá thì phải bơm nước rửa
đất.
2.3.4.4. Nước
Lay ơn là cây rễ củ, khi nảy mầm cũng như quá trình sinh trưởng cần phải có đủ
nước. Mỗi thời kỳ có nhu cầu nước khác nhau. Sau khi trồng vài ngày, rễ mầm nhú và
phát triển, yêu cầu đất xung quanh củ phải đủ ẩm, vì vậy trước khi trồng nên tưới
nước. Khi cây mọc nếu đất khô quá phải tưới ngay. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng
Lay ơn đều rất cần nước. Đặc biệt giai đoạn bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7, đây là thời
kỳ cây có nhu cầu rất lớn về nước, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phân hóa hoa.
Thời kỳ này cũng là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, do đó cần phải chú ý bổ
sung nước cho đầy đủ.
2.3.4.5. Không khí
Lay ơn khá mẫn cảm với môi trường, đặc biệt là không khí. Trong không khí
chứa rất nhiều loại khí thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường và tác nhân con người.
Nhìn chung mỗi loại cây trồng đều có sức đề kháng với các loại khí gây hại khác nhau,
người ta chia ra 3 mức: mạnh, vừa và yếu.
Lay ơn có tính đề kháng mạnh với SO2, khí Clo, trung bình với SH2 và đề
kháng yếu với khí Flo. Ở những nơi có nồng độ khí Flo trong không khí cao, Lay ơn
thường bị khô đầu lá.

12



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2/2009 đến 15/6/2009.
3.2. Điều kiện thí nghiệm
3.2.1. Điều kiện khí hậu – thời tiết
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (0 C)

Tháng
Trung

Tối cao

Tối thấp

Lượng mưa

Độ ẩm

Tổng giờ

(mm/tháng)

(%)

nắng
(giờ/tháng)


bình
03/2009

23,6

30,9

18,5

9,6

72

261,7

04/2009

23,8

30,1

20,0

144,4

81

209,1


05/2009

23,3

28,6

20,1

266,0

85

198,0

Nơi đo đạc: Trạm dự báo khí tượng Pleiku, 2009.
Bảng 3.1 cho thấy:
Nhiệt độ: là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây. Nhiệt độ trung bình của ba tháng là 23,3 – 23,80C, thích hợp cho suốt
thời gian sinh trưởng của cây hoa Lay ơn.
Lượng mưa: trong tháng 3 rất thấp (9,6 mm) ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của cây con, trong tháng 4 lượng mưa tăng (144,4 mm) rất cần thiết
cho quá trình sinh trưởng, tuy nhiên lượng mưa trong tháng 5 tăng cao (266mm)
làm cho phát hoa bị thối và khó khăn trong việc thu hoạch.
Độ ẩm: trong 3 tháng làm thí nghiệm độ ẩm biến thiên từ 72 – 85 %, ẩm
độ trong tháng 3 thấp.
Tổng giờ nắng: Tổng giờ nắng trung bình từ tháng 3 đến tháng 5 là
198 – 261,7 giờ / tháng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa.
13



3.2.2. Điều kiện đất đai
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất ở khu thí nghiệm
Độ

Thành phần

sâu

cơ giới (%)

pH

Tổng số

Dễgtiêu

Cationj

(%)

(mg /100 g)

trao đổi

(cm)

0-30

(meq /100 g)
Cát


Thịt

Sét

(%)

(%)

(%)

13,39

57,21

29,40

H2O

KCl

HC

N

P2O5

K2O

Mg2+


K+

5,40

4,48

4,35

0,19

23,68

32,32

1,75

0,43

Nơi phân tích: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Thủy Lợi Nông Lâm Nghiệp Gia
Lai, 2009.
Bảng 3.2 cho thấy:
-Lý tính: đất thuộc loại thịt pha sét.
-Hóa tính: Đất chua.
Chất dinh dưỡng trong đất trung bình.
3.3. Vật liệu thí nghiệm
3.3.1. Giống
Giống được sử dụng trong thí nghiệm là giống Đỏ Son do cơ sở Nghĩa
Khiếu (Định An – Hiệp An – Đức Trọng – Lâm Đồng) cung cấp, chọn giống có
độ thuần cao.

Giống Đỏ Son là giống đang trồng phổ biến tại xã Trà Đa nên được chọn
làm giống thí nghiệm.
3.3.2. Phương pháp xử lý củ giống trước khi trồng
Củ Lay ơn có thời gian ngủ nghỉ tương đối dài. Cần phá ngủ để rút ngắn
được thời gian bảo quản củ, chủ động trồng hoa vào đúng thời điểm nhu cầu thị
trường cần.
Loại bỏ củ bị bệnh, bị sứt sẹo và củ lẫn giống. Màu sắc của mỗi củ của
cùng một giống về cơ bản là giống nhau, vì vậy chọn kỹ sẽ nâng cao được độ
thuần của giống.

14


Sau khi lựa chọn được củ tốt, cần phải xử lý, trước hết ngâm củ vào nước
400C trong khoảng 10 - 15 phút sau đó thêm vào các loại thuốc sau: 0,4 %
Myamid, 1% Disistan, 0,6% thuốc trừ nấm Daconil ngâm trong 30 phút rồi vớt
ra, hong khô.

Hình 3.1: Củ giống Đỏ Son (chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ)
3.3.3. Phân bón
Loại phân bón và lượng phân bón được tính trên 1 ha và trên diện tích khu thí
nghiệm.
Bảng 3.3 Loại phân bón và lượng phân bón tính trên 1 ha và trên 165 m2 thí nghiệm
Loại phân

Trên 1 ha

Trênjdiệnjtíchj165jm2j

(kg)


thíjnghiệm (kg)

Phân chuồng

50.000

825

Phân vi sinh

2.000

33

Vôi (CaO)

1.000

16

Ure

300

5

Lân super

500


8

Kali clorua

200

3

Phân hóa học

15


3.3.4. Thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất hoa kiểng thường bị thua lỗ bởi các loại sâu bệnh hại. Nếu như
không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, sâu bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
chất lượng sản phẩm và gây tổn thất về kinh tế cho người sản xuất.
Biện pháp hóa học: dùng các loại thuốc hóa học đặc hiệu để kịp thời dập tắt các
đợt bệnh hại.
Thuốc trừ sâu:

Regent 800 WP
Abatin 1.8 EC
Diazol 10 H

Thuốc trừ bệnh: Cop 85 WP
Ridomil 68 WP
3.3.5. Phân bón lá
Phân bón lá Nông Vinh:

Nhà sản xuất: công ty TNHH Nông Vinh.
Dạng lỏng màu đen.
Công dụng: giúp cây trồng hấp thụ tốt dinh dưỡng, hoa đẹp và lâu tàn,
tăng sức chống chịu sâu bệnh, giúp bộ rễ phát triển mạnh, lá xanh bền.
Thành phần: Acid humic: 3%
Đa lượng: N

: 5%

P2 O5 : 5%
K2 O : 5%
Vi lượng (Mg, Fe, Zn, Cu…).
Cách dùng: pha 10 – 15 ml / 8 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày / lần.
Phân bón lá Rong Biển 100%:
Nhà sản xuất: Công ty Việt Gia.
Dạng bột màu đen (gói 10g).
Công dụng: tăng cường sự tăng trưởng của cây, phát triển bộ rễ, kích thích
ra hoa, cân bằng độ pH trong đất. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, tăng
sức đề kháng, phòng bệnh… Cải thiện độ màu mỡ và giữ ẩm cho đất.
Thành phần: N : 4,6%; P : 1,78%; K : 8,42%
Chất hữu cơ: 50,9%.
16


Alginic acid: 2,1%.
Polyphenols: 2 – 2,5%.
Sugar alcolhol: 10 – 15%
pH: 7,6.
Chất kích thích sinh trưởng: Cytokinins, Auxins, Gibberellins
Cách dùng: 10g pha 8-16 lít nước, có thể phun hoặc tưới trực tiếp lên cây.

Phân bón lá Atonik 1,8 DD:
Nhà sản xuất: Công ty ADC
Dạng lỏng màu đen (gói 10ml).
Công dụng: Kích thích sự sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá
trình trao đổi chất của cây, giúp cây đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Thành phần hoạt chất: Hợp chất Nitro thơm… 18 g / lít.
Cách dùng: Phun qua lá với lượng dùng 150 – 200 ml / ha (được hòa với
500 – 1000 lít nước).
Phân bón lá Super Grow:
Dạng lỏng màu đen (gói 10ml).
Thành phần: N

: 5%

P2 O5 : 5%
K2 O : 5%
Vitamin, trung vi lượng 300 ppm.
Trong đó, phân bón lá Rong Biển là loại phân được sử dụng thông dụng
để phun cho Lay ơn tại xã Trà Đa.
3.4. Phương pháp thí nghiệm
3.4.1. Kiểu thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố, 3 lần lặp lại
gồm 5 nghiệm thức (NT):
NT đối chứng (Đ/C) :

Không phun phân bón lá

NT Nông Vinh :

Phun phân bón lá Nông Vinh


NT Rong Biển :

Phun phân bón lá Rong Biển

NT Atonik :

Phun phân bón lá Atonik

NT Super Grow :

Phun phân bón lá Super Grow
17


×