Phần 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, các nguồn lương thực cho loài người chủ yếu lấy từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dân số ngày càng gia tăng, loài người
đứng trước vấn đề nan giải diện tích canh tác ngày càng giảm, và nguy cơ
thiếu hụt nguồn lương thực thực phẩm là rất lớn. Trước thực trạng đó, con
đường duy nhất là tiến hành thâm canh cao để có thể thu lại được nhiều sản
phẩm trên cùng một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà môi
trường sinh thái vẫn ổn định. Ngoài việc cung cấp đủ nước thì việc đảm bảo
nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều ứng
dụng các công nghệ vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, một
trong những ứng dụng đó là sử dụng phân bón lá cho cây trồng đã mang lại
năng suất, hiệu quả cao, đồng thời tạo ra nền nông nghiệp sạch, bảo vệ sức
khoẻ con người. Việc sử dụng phân bón qua lá có ý nghĩa hết sức quan trọng
vì nó giúp cây trồng sinh trưởng ổn định, chống lại được các điều kiện bất lợi
của ngoại cảnh và cho năng suất cao, đáp ứng nhanh các nhu cầu của cây
trồng. Với những ưu điểm đó, việc sử dụng phân bón lá đang được quan tâm
nghiên cứu và sử dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích làm tăng năng
suất và phẩm chất nông sản
Đậu xanh (Vigra Radiata) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị
kinh tế cao với sản phẩm chính là hạt. Hạt đậu xanh chứa nhiều protein và
khoáng chất nên nó được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm, tạo ra
nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến dược phẩm, đồng thời
cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị sang nhiều thị trường, nhất là
Châu Âu.
Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng cải tạo đất tốt và có vai trò quan
trọng trong hệ thống luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, để tận
dụng tối đa những giá trị nhiều mặt của đậu xanh.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá cho cây trồng
nói chung và cây đậu xanh nói riêng nhằm làm tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm do các Viện, các trung tâm, các cơ sở, các trường đại học, các công
ty, trong và ngoài nước sản xuất. Đứng trước nhu cầu và thực tế đó, vấn đề
1
là phải lựa chọn được loại phân bón lá nào thật sự thích hợp với sự sinh
trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cho cây đậu xanh nói riêng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân
bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân
2009 tại Hợp tác xã Kim Long, Thành Phố Huế”.
Mục đích, yêu cầu của đề tài:
Nhằm nghiên cứu, xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất đậu xanh. Từ đó để sử dụng rộng
rãi phân bón lá trong sản xuất đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Bón phân cân đối và hợp lý - Yếu tố quyết định cho nền nông nghiệp
bền vững và đạt năng suất cao
2.1.1. Khái niệm về phân bón
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hoà nước phun, xử lý hạt giống,
rễ và cây con.
Cây lấy các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển từ đất. Nhiều nguyên tố cần thiết cho cây mà đất không cung cấp đủ cần
phải bổ sung thêm. Ban đầu chỉ có 3 nguyên tố Nitơ, Phốt pho, Kali được
xem là các nguyên tố cần thiết cho cây trồng vì thiếu chúng năng suất sẽ thấp.
Trước đây, khi trồng một vụ trong năm, các chất có sẵn trong đất đủ để cung
cấp cho cây trồng, không cần phải bón thêm, chỉ có các nguyên tố N, P, K là
thiếu. Khi sản xuất đi vào thâm canh tăng vụ, đất không cung cấp đủ lượng
dinh dưỡng cần thiết, người ta phải bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng phân
bón.
Có nhà khoa học cho là 5 nguyên tố N, P, K, Mg, S vì rằng khi bón
vôi vào đất chua với lượng thích hợp thì cây trồng được cung cấp đủ canxi; có
nhà khoa học cho là 6 nguyên tố N, P, K, Mg, S, Ca vì cho rằng có những loại
cây trồng có thể sống trên đất chua. Còn các loại cây khác khi sống trên đất
chua mà không được cung cấp đủ canxi thì ta phải bón thêm canxi.
Những nguyên tố có hàm lượng trong cây rất ít, trong đất lại chứa
nhiều so với nhu cầu của cây, nhưng trong một số điều kiện như độ chua của
đất, sự yếm khí, hoặc quá nhiều chất hữu cơ mà nguyên tố đó ở dạng ít hoà
tan, không cung cấp đủ cho cây, cũng vẫn phải cung cấp bằng phân bón với
lượng ít. Các nguyên tố này gọi là nguyên tố vi lượng.
2.1.2. Khái niệm về phân bón cân đối hợp lý
Bón phân cân đối và hợp lý là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, từng loại đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao,
chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái.
3
Bón phân cân đối hợp lý không có nghĩa là phải cung cấp cho cây
trồng các nguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng. Mỗi nguyên tố
khoáng có tác dụng riêng biệt, nhất định trong đời sống cây trồng. Chính vì
vậy, cơ sở cho việc bón phân cân đối là phải biết được khả năng cung cấp
dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng và sự
phụ thuộc của mỗi loại yếu tố vào từng điều kiện thời tiết cũng như chế độ
canh tác cụ thể. Bón phân cân đối đáp ứng tối thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về
các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón đủ liều lượng và bón phù hợp về tỷ
lệ các nguyên tố.
Vấn đề quan trọng nhất của bón phân cân đối là hiệu quả đầu tư phân
bón. Bón phân cân đối, đủ lượng, đúng tỷ lệ bao giờ cũng cho hiệu quả cao
nhất. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả được hiểu theo 2 cách: tổng số lãi thu được
trên một đơn vị diện tích và hệ số lãi. Hai chỉ số kinh tế này không bao giờ
đồng nhất với nhau vì bón ít phân bao giờ hệ số lãi cũng cao hơn, song tổng
lợi nhuận thấp. Vì vậy, bón phân cân đối là giải pháp để hài hoà giữa hiệu quả
đầu tư phân bón và hệ số lãi.
Theo tổng kết của FAO thì có mười nguyên nhân chính làm giảm hiệu
lực phân bón, trong đó bón phân cân đối giữ vai trò quan trọng nhất. Bởi vì
bón phân không cân đối làm giảm năng suất từ 20 - 50% [1, 13].
2.1.3 Tác dụng của việc bón phân cân đối và hợp lý
Hiện nay có quan niệm cho rằng, phân bón là “hoá chất” và đã là “ hoá
chất” thì nhất định có ảnh hưởng xấu khi sử dụng cho cây trồng. Tất nhiên
việc sử dụng phân không đúng có tác động tiêu cực đến môi trường và chúng
ta cần tránh. Nếu biết sử dụng phân bón hợp lý thì không những chúng ta
không huỷ hoại môi trường mà còn làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Bón phân cân đối có tác dụng: ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của
đất do không làm cây trồng phải khai thác triệt để các chất dinh dưỡng mà ta
không cung cấp hoặc cung cấp không đủ cho nó. Ngoài ra bón phân cân đối
không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi mà còn làm cho đất
tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch tăng lên. Do đó làm
tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng phẩm chất nông
sản, bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường.
4
2.2. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng hiện nay
2.2.1. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng trên thế giới
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất cây trồng
là phân bón. Theo thống kê của các nhà khoa học cho thấy phân bón đóng
góp trên 50% việc tăng năng suất cây trồng ( FAO - Roma, 1984 ). Trên thế
giới, việc sử dụng phân bón cho cây trồng ngày càng tăng. Nếu năm 1905 -
1906 tiêu thụ phân bón trên thế giới là 1,9 triệu tấn (tính theo nguyên chất) thì
đến năm 1998 - 1999 đạt 138,22 triệu tấn so với 31 triệu tấn năm 1961 - 1962
tăng 4,5 lần [13, 6]. Theo FAO/UNDP dự đoán nhu cầu phân bón tính theo
NPK cho toàn thế giới là khoảng 150 triệu tấn/ năm.
Châu Á là nơi có nhịp điệu sử dụng phân hóa học lớn nhất, từ 3,12
triệu tấn chất dinh dưỡng năm 1961 tăng lên 17 triệu tấn năm 1973. Năm
1989 là 59 triệu tấn đến năm 1993 là 60,91 triệu tấn. Đông Nam Á, nơi có sản
lượng lương thực theo đầu người tăng nhanh nhất nên phân bón cũng tăng
mạnh nhất (tăng 5 lần trong 20 năm qua).
Châu Phi là khu vực có mức tiêu thụ phân bón thấp nhất thế giới.
Trong những năm 90 mức tiêu thụ phân bón của châu Phi tiếp tục giảm. Năm
1994 - 1995, tính chung toàn Châu Phi mức tiêu thụ phân bón giảm 14,3% so
với năm trước do đó năng suất các loại cây trồng ở châu Phi mà trước hết là
cây ngũ cốc có năng suất thấp nhất thế giới [3].
Gần đây, nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển, các nhà xã hội
học và các nhà môi trường đang kêu gọi áp dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ
vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu, vừa đảm bảo tăng năng
suất cây trồng, vừa an toàn môi trường sinh thái. Tuy nhiên thực tế cũng
chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là loại phân bón bổ sung nhằm cân đối
dinh dưỡng và cải thiện tính chất đất chứ không thể là phân bón thay thế cho
phân vô cơ [1, 25]. Nếu tận thu hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một
trang trại để trả lại cho đồng ruộng, không sử dụng phân hóa học, năng suất
cây trồng giảm 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ và đất sẽ bị bạc màu. Về
mặt lý thuyết cần 23,6 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng đạm
ngang với 100 kg ure; 24,2 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng
P
2
O
5
ngang 100 kg trisupe (TSP) và 12,3 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung
cấp đủ lượng K
2
O ngang với 100 kg KCl. Khoảng 20 - 35 tấn tàn dư/ha mới
5
có thể cung cấp được 150 kg NPK tương đương với 300 kg phân
khoáng. Nếu dựa vào tàn dư thực vật để bón trả lại cho cây trồng thì
phải dùng tàn dư của 6-10 ha mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho 1 ha
thâm canh (A.L Anger; 1993)
Nếu không sử dụng phân hóa học nạn đói lại đe dọa và sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng. Theo tính toán của FAO năng suất lúa của châu Á phải đạt
bình quân 3,2 tấn/ha năm 2010 và 4,75 tấn/ha năm 2030 mới đảm bảo nhu
cầu lương thực tối thiểu. Với khả năng sử dụng phân bón như hiện nay của
các nước đang phát triển ở châu Á, số lượng phân cần bón để đạt năng suất
3,5 tấn/ha ngũ cốc vào năm 2010 là 230 kg (N + P
2
O
5
+ K
2
O)/ha và 475 kg
(N + P
2
O
5
+ K
2
O)/ha để đạt năng suất 3,5 tấn/ha vào năm 2030. Nếu mức độ
đầu tư phân bón đạt được như các nước phát triển trong vùng số lượng NPK
cần thiết sẽ ít hơn; 160 kg/ha để đạt năng suất 3,5 tấn/ha và 380 kg/ha để đạt
năng suất 5,5 tấn/ha. Nếu trình độ kỹ thuật sử dụng phân bón đạt được như
các nước Tây Âu và Mỹ thì mục tiêu muốn đạt được vào năm 2030 là 5,5
tấn/ha có thể thực hiện với mức bón 300 kg (N + P
2
O
5
+ K
2
O)/ha [4].
Như vậy tăng nhanh sử dụng phân hóa học là con đường tất yếu phải đi
của nông nghiệp nước ta và các nước đang phát triển, sử dụng phân hóa học
hợp lý để giảm bớt nhu cầu mà công nghiệp hóa học khó lòng đáp ứng nổi,
nông dân khó đủ tiền mua và tránh ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết.
2.2.2. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhập khẩu phân bón với lượng lớn. Hằng năm nước
ta đã nhập khẩu 90-93% lượng phân đạm; 30 - 35% lượng phân lân; 100%
lượng phân kali. Tuy nhiên trong sản xuất tình trạng sử dụng lãng phí phân
bón còn rất phổ biến đối với nông dân. Điều này do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là trình độ của
nông dân còn rất nhiều hạn chế, do quan niệm, do tập quán canh tác, hơn nữa
là do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của việc bón phân cân đối và hợp lý.
Chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng phân đạm hiện nay chỉ đạt ở mức 35 -
40%; phân lân và kali đạt khoảng 50%. Như vậy chỉ tính riêng phân ure, hằng
năm chúng ta bón khoảng 2 triệu tấn thì hao tốn khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Do
vậy chỉ cần tăng hệ số sử dụng thêm 5% thì hằng năm chúng ta tiết kiệm
được ít nhất là 100 nghìn tấn ure [2].
6
Sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Từ năm 1961 - 1970: Giai đoạn này việc sử dụng phân hóa học còn
thấp, tổng số NPK bón cho một ha canh tác là 30 kg nguyên chất. Hiệu suất
phân đạm cũng như phân lân chưa cao. Hiệu suất 1 kg P
2
O
5
chỉ đạt 0,6 - 1 kg
thóc.
- Từ năm 1971 - 1975: Giai đoạn này sử dụng phân hóa học có tăng
lên. Tổng số NPK bón cho 1 ha canh tác là 50 kg nguyên chất. Trong đó đạm
bình quân bón đến 38 kg. Hiệu suất phân bón trong thời kỳ này khá cao, nhất
là đạm. Hiệu suất 1 kg phân đạm từ 10 - 15 kg thóc.
- Từ năm 1976 - 1980: Là giai đoạn chuyển tiếp, số lượng phân khoáng
tuy có giảm, song phải phục vụ cho toàn quốc nên lượng bón bị giảm khác
nhiều. Tổng lượng NPK bón chỉ đạt 34 kg nguyên chất cho 1 ha canh tác.
- Từ năm 1981 đến nay: Sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp tăng
lên đáng kể, nhất là đạm, nhưng một thiếu sót nghiêm trọng là tỉ lệ N:P:K
không cân đối, số lượng phân lân và kali bón quá thấp. Ước tính tổng diện
tích gieo trồng ở nước ta đến năm 2010 vào khoảng 12.285.00ha, trong đó
cây hằng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm vào khoảng 2.431.000 ha. Để
thảo mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến
năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân ure; 300.000 tấn phân DAP; 3 triệu
tấn phân NPK các loại; 1 triệu 400 nghìn tấn phân lân dạng super và nung
chảy 400.000 tấn phân kali [5]:
Bảng 1: Nhu cầu phân bón ở Việt Nam
Năm Chỉ tiêu N P
2
O
5
K
2
O
Tổng
(10
3
tấn)
2000
Nhu cầu (10
3
tấn) 1371,0 728,6 534,0
2633,8
Tỷ lệ N:P:K 1 0,516 0,378
2005
Nhu cầu (10
3
tấn) 1504,0 813,0 598,0
2915,0
Tỷ lệ N:P:K 1 0,541 0,389
2010
Nhu cầu (10
3
tấn) 1627,0 892,0 669,0
3118,0
Tỷ lệ N:P:K 1 0,548 0,411
7
Hiện nay việc sử dụng phân bón còn rất nhiều bất cập, sử dụng phân
bón quá nhiều và không hợp lý đã làm giảm độ phì nhiêu tiềm tàng cũng như
độ phì nhiêu tự nhiên của đất làm cho đất bị chai và thoái hóa nghiêm trọng,
ngoài ra còn gây ô nhiễm đến môi sinh môi trường. Xu hướng sản xuất hiện
nay là phải sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Sử dụng phân bón hợp lý là
một trong những biện pháp tích cực cũng góp phần hạn chế thoái hóa đất, bảo
vệ môi trường.
2.3. Cở sở lý luận của đề tài
2.3.1. Vai trò của đậu xanh với dinh dưỡng của con người
Đậu xanh là cây trồng quen thuộc ở Việt Nam và ở Châu Á, nó có giá
trị kinh tế cao, nhiều giá trị dinh dưỡng và được sử dụng rỗng rãi trong đời
sống, thích hợp với việc tiêu dùng và xuất khẩu do sản phẩm dễ tiêu thụ và ít
biến động về giá cả. Thành phần sinh hoá của đậu xanh ở 100g như sau:
Prôtêin: 23,9%, Lipit: 53% và cung cấp 340kcal [8].
Trong 100g prôtêin có chứa: lizin 4,3g, metionnin 1,3g, triptophan ,3g,
phenylalanin ,9g, threonin 4,0,lơxin 5,5 zolơxin 4,5g,acginin 6,3g, histidin
1,2g, nhưng lại thiếu một số axit amin cần thiết, nhất là các axit amin có
chứa lưu huỳnh như cystein. Giá trị sinh học (phần đạm được hấp thu và cơ
thể giữ lại được) theo Bressanni (1973) của đậu xanh là 40,66%.
Ngoài Prôtêin, Lipit, Gluxit trong đậu xanh còn chứa một số muối
khoáng và vitamin: Ca 64mg%, P 377mg%, Fe 4,8mg%, caroten 0,06mg%,
vitamin B1 0,72mg%, vitamin B2 0,15mg%, vitamin PP 2,4mg%, vitamin C
4mg%. Do vậy, prôtêin đậu xanh là một loại prôtêin thực vật có giá trị dinh
dưỡng cao, cho nên hạt đậu xanh được chế biến ra nhiều sản phẩm ngon bổ,
hấp dẫn: các loại bột, các loại bánh, nấu chè, thổi xôi, làm dược phẩm, đồ
uống, [9, 5]
Nếu trộn prôtêin của đậu xanh với một số prôtêin thực vật khác như
đậu tương, lạc, thì có thể chế biến thành những loại bột dinh dưỡng chất
lượng cao làm thức ăn cho trẻ em, người già, người đau ốm mới dậy là rất
tốt. Hơn nữa, dùng đậu xanh để chế biến miến, ngọn và lá non có thể dùng
làm rau, nấu canh hoặc muối dưa. Thân lá đậu xanh còn được tận dụng làm
thức ăn gia súc vì chúng chứa một lượng chất dinh dưỡng khá lớn.
8
2.3.2. Vai trò của đậu xanh trong hệ thống luân canh cây trồng
Đậu xanh là cây trồng họ đậu, trong thân lá có hàm lượng các chất
khoáng không thua kém gì phân chuồng nên sau khi thu hoạch đậu xanh để lại
cho đất một lượng đạm khá lớn do thân lá và vi khuẩn nốt sần để lại.
Theo Hulman lượng đạm cây đậu xanh có thể cố định được từ 30 - 70 kg N/ha
và có thể trên 100kg N/ha (theo Prenco, 1977).
Cây đậu xanh có ưu thế là chu kỳ sinh trưởng ngắn, kỹ thuật canh tác
đơn giản, không yêu cầu đầu tư vốn, kỹ thuật nhiều nên có thể thu hồi vốn,
tăng diện tích nhanh mà không ảnh hưởng đến diện tích trồng cây lương thực
và các cây trồng khác. Cây đậu xanh còn thích hợp trong việc trồng xen gối,
luân canh với nhiều loại cây trồng khác; hơn nữa đậu xanh có thể gieo trồng 3
vụ trong năm (nếu đất đủ độ ẩm và không ngập úng) nên có tác dụng cải tạo,
bồi dưỡng đất tăng hệ số sử dụng đất canh tác và tăng hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích
2.3.3. Cơ sở của việc bón phân qua lá.
Cây trồng có một bộ phận hút chất dinh dưỡng chủ yếu là hệ thống rễ.
Thông qua hệ thống rễ, cây được cung cấp chất dinh dưỡng, nước và các
khoáng chất để giúp cây sinh trưởng và phát triển. Có thể nói rằng rễ đóng vai
trò quan trọng đối với đời sống của cây, đó là con đường để đưa các chất dinh
dưỡng và nước vào cây.
Tuy nhiên ngoài con đường dinh dưỡng qua rễ, cây còn có thể lấy
nguồn dinh dưỡng qua lá.
Lá là một bộ phận của cây trồng, chúng làm nhiệm vụ quang hợp và
hấp thu các chất dinh dưỡng qua lá, tất cả các quá trình này đều được tiến
hành trên một cơ quan ở bề mặt lá là lỗ khí khổng. Lỗ khí khổng có kích
thước trung bình là 100μm
2
(dài 7 - 10μm, rộng 3 - 12μm). Số lượng khí
khổng khá lớn và có thể chiếm 1% diện tích lá.[16]. Khí khổng phân bố đều
trên cả hai bề mặt lá. Khí khổng có thể đóng mở, cơ chế đóng mở của khí
khổng rất phức tạp có liên quan đến ánh sáng, ẩm độ không khí, ẩm độ đất,
nhiệt độ và các chất dinh dưỡng, vì chất dinh dưỡng vào cây chỉ có thể vào
mô lá qua các khí khổng. Bằng thực nghiệm các nhà sinh lý học thực vật đã
chứng minh và đưa ra kết luận: để nâng cao hiệu quả phân bón thì phải phun
phân trong điều kiện nhiệt độ không khí <30
0
C, trời nắng nhẹ không mưa,
không có gió khô và cung cấp đầy đủ nước qua rễ cây.
9
2.3.4. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng
Các loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
trồng và phân bón lá cũng được sử dụng không ngoài mục đích đó.Nhưng khi
sử dụng phân bón lá thì có các ưu điểm sau mà các loại phân bón khác không
có được:
- Phân bón lá giúp cây sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh,
chống chịu được các điều kiện bất lợi và cho năng suất cao.
- Phân bón lá có thể đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp
cây nhanh chóng phục hồi sau các thời kỳ khủng hoảng.
- Phân bón lá ít bị mất đi như phân bón qua rễ khi được sử dụng nên hiệu
quả sử dụng phân bón cao hơn.
- Phân bón lá làm tăng chất lượng nông sản, tăng giá trị thương phẩm.
* Sự giống và khác nhau giữa phân bón lá và phân bón vào đất:
- Giống nhau:
+ Cả hai loại phân cùng nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây.
+ Tất cả các loại phân bón lá đều có thể dùng bón vào đất.
+Tất cả các loại phân bón vào đất dạng muối khoáng đều có dùng bón lên
lá.
- Khác nhau:
+ Một số phân bón vào đất không phải ở dạng muối khoáng thì không thể
dùng làm phân bón lá.
+ Lượng phân dùng để bón qua lá ít hơn rất nhiều so với lượng phân bón
vào đất trên cùng một đơn vị diện tích.
2.3.5. Phân loại các loại phân bón lá .
Hiện nay trên thị trường các chế phẩm phân bón qua lá rất phong phú
chúng có những đặc điểm và nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên có thể chia
chúng thành các nhóm sau:
- Phân bón lá loại khoáng đa lượng: Thực tế hiện nay trên thị trường còn
bán rất ít loại phân bón lá chỉ đơn thuần có khoáng đa lượng.
- Phân bón loại khoáng vi lượng: Loại này trong những năm trước đây
thường được rất nhiều cơ sở nghiên cứu và tư nhân sản xuất, bán ra thị trường
dưới dạng gói nhỏ từ 5 - 30g, khi phun chúng thường được pha loãng ở mức
phần nghìn. Hiện nay loại này ít thấy trên thị trường.
10
- Phân bón lá loại đa, vi lượng hỗn hợp: Đây là loại chủ yếu hiện nay
của phân bón lá. Hiện nay loại phân này được sản xuất dưới cả hai dạng: dạng
đóng chai và dạng đóng gói.
- Phân bón lá loại hỗn hợp: Đây là loại mới xuất hiện trên thị trường.
Thành phần của nó là một hỗn hợp gồm 17 axit amin. Phân được điều chế
dưới dạng lỏng, đóng chai. Tên thương phẩm của loại này là: SriDiamin30AA
hay Diamin N9-B.
- Phân bón lá loại hoocmon thực vật: Loại phân này thực tế không chứa
các nguyên tố dinh dưỡng, mà chỉ có hoocmon thực vật. Thường được sản
xuất dưới dạng lỏng chứa trong “ống tiêm” hoặc trong các túi nylon tráng
thiếc nhỏ, chứa 3 - 10 ml.
- Phân bón lá loại hỗn hợp nhiều thành phần: Đây là một xu hướng phổ
biến trong sản xuất phân bón lá. Loại phân này thường được kết hợp nhiều
thành phần dinh dưỡng, thậm chí cả hoocmon thực vật và một số hoạt chất
giúp cây tăng khả năng hấp thu hoặc khả năng đồng hoá. Loại này cũng tương
tự như loai hỗn hợp đa, vi lượng nhưng trong đó người ta có thể bổ sung
hoocmon thực vật hoặc chất mùn humat hoặc các chất mang mà người ta gọi
là các chelat [10].
Bảng 2: Ngưỡng chịu đựng của lá cây với phân phun qua lá
Loại phân Dạng phân
Kg/400 lít nước phun
cho 1 ha
Đạm
Co(NH
2
)
2
(Urea) 3 - 5
(NH
4
)HPO
4
2 - 3
(NH
4
)
2
SO
4
(SA) 2 - 3
NH
4
Cl (Amonclorua) 2 - 3
Lân
NH
4
HPO
4
(MAP) 2 - 3
H
3
PO
4
( Axit photphoric) 1,5 - 2,5
Dạng DAP,MAP như trên 2 - 3
Kali
KNO
3
( Kali nitrat) 3 - 5
K
2
SO
4
( Kali sufat) 3 - 5
KCl ( Kali clorua) 3 - 5
11
Canxi
CaCl
2
( Canxi clorua) 3 - 6
Ca(NO
3
)
2
( Canxi nitrat) 3 - 6
Magie
MgSO
4
( Magie sunsfat) 3 - 12
Mg(NO
3
) (Magie nitrat) 3 - 12
Sắt FeSO
4
( Sắt sunfat) 2 - 12
Mangan MnSO
4
(Mangan sunsfat) 2 - 3
Kẽm ZnSO
4
(Kẽm sunsfat) 1,5 - 2,5
Bo Na
3
BO
4
(Borat natri) 0,25 - 1,0
Molipden Na
2
MoO
4
(Natri molyplat) 0,1 - 1,15
(Nguồn: Witter, 1967)
2.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.4.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh, tiếng Anh là Green bean, và tên khoa học là Vigna
radiata. Trước đây người ta gọi nó là Vigna aurea (Roxb).
Đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng đứng thứ 3 sau lạc và đậu tương.
Ở khu vực Đông và Nam Á, cây đậu xanh được phát triển mạnh ở các
nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Indonesia, và gần đây nó đã
được phát triển tại một số vùng ôn đới như ở Châu Âu, lục địa Châu Mỹ. Vừa
qua, trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ có đưa một số giống đậu
xanh của Việt Nam sang trồng thử nghiệm ở Cuba cho kết quả rất tốt [19, 8].
Theo số liệu của FAO, năng suất đậu xanh còn thấp do chưa được
quan tâm đúng mức, chỉ đạt 5 - 6 tạ/ha. Gần đây nhiều nước đã chú ý hơn
trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống đậu xanh mới có năng suất từ 10 -
12 tạ/ha trở lên, hạt to, màu hạt đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín
tương đối tập trung, có sức đề kháng khá với những loại sâu hại chính, và
đặt chương trình nghiên cứu về đậu xanh riêng so với các chương trình
nghiên cứu các loại đậu đỗ khác. Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
Châu Á (AVRDC) đóng tại Đài Loan đã có một tập đoàn giống đậu xanh lớn
nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có những giống cho năng
suất từ 18 - 25 tạ/ha.
Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh của thế giới và
một số nước được thể hiện ở bảng 3 sau:
12
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới
và một số nước qua các năm 2005 - 2007.
CT
Năm
Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007
Thế giới
1,056 1,076 1,087 7,018 7,019 7,598 7,410 7,660 8,260
Ấn Độ
0,270 0,270 0,28 6,930 6,930 8,130 1,910 1,910 2,290
Trung quốc
0,240 0,250 0,25 9,166 9,589 9,986 2,200 2,400 2,500
Thái Lan
0,003 0,003 0,003 2,166 2,166 2,116 0,006 0,006 0,006
Philippin
0,002 0,002 0,002 2,938 2,987 3,137 0,007 0,007 0,008
Nhật Bản
0,004 0,004 0,004 6,266 6,076 6,220 0,029 0,02 0,028
(Nguồn: www.fao.org,2008)
Qua bảng 3 cho thấy: Ấn Độ là nước trồng đậu lớn nhất và có tăng diện
tích trồng đậu xanh, năm 2005, 2006 diện tích đạt 0,27 triệu ha đến năm 2007
tăng lên 0,28 triệu ha. Nhìn chung diện tích trồng đậu xanh ở các nước trên
thế giới khôngtăng nh iều. Mặc dù diện tích trồng đậu xanh không tăng như
Ấn Độ, Philippin, Nhật Bản hoặc tăng chậm như Trung Quốc, Thái Lan
nhưng nhờ có sự đổi mới về kỹ thuật công nghệ trong trồng trọt nên năng suất
và sản lượng các nước hầu như đều tăng. Ví dụ như Ấn Độ năm 2006, 2007
đạt 6,930 tạ/ha đến năm 2007 đạt 8,130 tạ/ha,Trung Quốc tăng từ 9,166 tạ/ha
năm 2005 đến năm 2006 đạt 9,589tạ/ha và 9,986 tạ/ha năm 2007 Trung
Quốc là nước trồng đậu xanh thấp hơn nước có diện tích trồng đậu xanh cao
nhất thế giới là Ấn Độ song năng suất và sản lượng lại đứng đầu thế giới:
trong năm 2007, Ấn Độ có diện tích là 0,28 triệu ha cho năng suất là 8,130
tạ/ha mà Trung Quốc chỉ có diện tích 0,25 triệu ha đã có năng suất là 9,986
tạ/ha. Điều đó chứng tỏ việc không ngừng đầu tư kỹ thuật công nghệ trong
trồng trọt là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và sản
lượng của cây đậu xanh. Trong các nước nêu trên, Thái Lan là nước có năng
suất và sản lượng thấp nhất, biên độ dao động năng suất và sản lượng lại
không cao. Năng suất chỉ từ 2,166 tạ/ha giảm xuống còn 2,116 tạ/ha.
13
Để đạt mục tiêu nghiên cứu cũng như để sản xuất đậu xanh đáp ứng
yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều quốc gia đã xây dựng
chiến lược nghiên cứu và phát triển đậu xanh một cách độc lập với chương
trình nghiên cứu phát triển các cây đậu đỗ khác.
Việc xác định chiến lược phát triển đậu xanh ở mỗi quốc gia đều phải
gắn liền với điều kiện tổng hợp của môi trường. Trong đó điều kiện tự nhiên
và điều kiện thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng nhất.
2.4.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Ở nước ta, cây đậu xanh đã được trồng lâu đời ở nhiều vùng đồng bằng
đến các tỉnh trung du, miền núi, suốt từ Nam chí Bắc. Mặc dù vậy, nó vẫn bị
xem là cây trồng phụ, trồng xen gối nhằm tận dụng đất, tranh thủ lao động
nên năng suất cũng rất thấp. Mấy năm gần đây, nhiều địa phương đã chú ý
phát triển mạnh đậu xanh. Từ sau năm 1983 đến nay, diện tích, năng suất và
sản lượng cũng có tăng nhưng chậm và không liên tục.Năng suất bình quân
của thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha, ở thời kỳ 1986 - 1991 là 5,9 tạ/ha [8].
Ở Việt Nam cho đến nay chưa chính thức có một giải pháp hữu hiệu
nào để phát triển với quy mô lớn hơn, mặc dù các điều kiện sẵn có như đất
đai, khí hậu, thị trường tiêu thụ, là khá thuận lợi. Đó là hàng chục vạn hecta
đất ở vùng đồng bằng và miền núi, sau khi thu hoạch lúa xuân sớm chúng ta
có thể trồng thêm vào đó một vụ đậu xanh Hè hay Thu Đông trên đất lúa theo
các mô hình của Austraylia, Philippin đã làm. Thêm vào đó, chúng ta một bộ
giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn (<70 ngày), chín tập trung, chống
chịu khá, cho năng suất tương đối ổn định [16].
Theo kết quả triển khai ngoài sản xuất cho thấy: nhiều địa phương đã
tin cậy và sử dụng các giống đậu xanh để bố trí vào các thời vụ khác nhau.
Nhiều điều tra, báo cáo tình hình sản xuất cũng như kết quả nghiên cứu, khảo
sát, thăm dò đều cho thấy: giống mới có tiềm năng về năng suất cao hơn các
giống địa phương [8]. Hơn thế, do nhiều nguyên nhân có tính thuận lợi và
trình độ thâm canh ngày càng cao nên biến động về năng suất, sản lượng và
diện tích ở nước ta có nhiều thay đổi:
Qua số liệu ở bảng ta thấy:
Từ năm 1996 - 1998: Đây là giai đoạn tăng nhanh cả về diện tích, năng
suất và sản lượng đậu. Sản lượng tăng nhanh từ 120,0 nghìn tấn (năm 1996)
14
lên 130,0 nghìn tấn (năm 1997) và 144,1 nghìn tấn (1998). Đây là những năm
có diện tích trồng đậu cao nhất trong thập niên vừa qua. Năng suất cũng tăng
dần qua các năm: năm 1996 và năm 1997 là 6,3 tạ/ha, sang năm 1998 là 6,5
tạ/ha.
Năm 1999, về diện tích tuy có giảm nhưng do đã có những ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất đã tăng lên 7,2 tạ/ha.
Việc mở rộng diện tích gieo trồng đậu hướng tăng vụ là chủ yếu, có thể
tăng vụ đậu trên đất bãi hàng chục ngàn hecta nên diện tích năm 2000 tương
đối cao, so với năm 1999 thì diện tích tăng 9 nghìn ha và sản lượng cũng tăng
đáng kể.
Tiếp bước thành công của năm trước, sang năm 2001 diện tích tăng dần
lên và đạt mức cao nhất về diện tích gieo trồng đậu từ trước tới nay (210,0
nghìn ha) và sản lượng cũng vậy đạt ở mức cao nhất (160,5 nghìn tấn). Đây
cũng chính là năm có bước nhảy vọt về năng suất (7,6 tạ/ha).
Sang năm 2002 có sự biến động rất lớn về diện tích, năng suất, và sản
lượng đậu, tất cả đều giảm. Năng suất chỉ đạt 7,1 tạ/ha, diện tích giảm mạnh
so với năm 2001 (giảm 8,1 nghìn ha), sản lượng cũng giảm còn 144,1 nghìn
tấn.
Việc áp dụng, cải thiện các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng nhiều hơn các
công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho năng suất năm 2003 tăng lên đang kể,
đạt bằng mức cao nhất 97,6 tạ/ha. Và những năm sau đó, năng suất đậu được
ổn định hơn (năm 2004 là 7,5 tạ/ha), năm 2005 là 7,6 tạ/ha.
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh ở Việt Nam
từ năm 1996 - 2005
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1996 190,0 6,3 120,0
1997 205,5 6,3 130,0
1998 221,5 6,5 144,1
1999 200,4 7,2 144,1
2000
209,4 6,9 144,6
2001 210,0 7,6 160,5
2002 201,9 7,1 144,1
2003 206,9 7,6 158,1
2004 203,1 7,5 152,3
2005 205,0 7,6 155,9
(Nguồn: www.fao.org).
15
Qua kết quả phân tích trên ta thấy, diện tích gieo trồng đậu ngày càng
tăng lên, năng suất ngày càng được cải thiện, do chúng ta thấy rõ được tầm
quan trọng của cây đậu trong hệ thống luân canh cây trồng và không ngừng
tiếp tục ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
2.4.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Thừa Thiên Huế
Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, cây đậu xanh
được xem là cây có hiệu quả cao so với nhiều cây trồng, thay những cây có
hiệu quả kinh tế thấp hơn bằng những cây đậu, làm cho diện tích cây đậu ở
Thừa Thiên Huế ngày càng tăng.
Qua số liệu bảng 4 cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu ở
Thừa Thiên Huế có những biến động khá rõ.
Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu ở Thừa Thiên Huế
từ năm 1996 - 2006
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1996 2141 5,1 1087
1997 2273 6,1 1389
1998 2112 5,1 1075
1999 2033 4,5 927
2000 1973 4,5 879
2001 2121 4,4 938
2002 2050 4,9 998
2003 2100 5,1 1076
2004 2105 6,0 1265
2005 2192 6,2 1359
2006 2131 6,0 1283
(Nguồn: Niên giám thống kê Huế 2005,2006).
Qua số liệu bảng 5 cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu ở
Thừa Thiên Huế tăng chậm và không liên tục từ năm 1996 - 2002, cứ tăng lên
giảm xuống rồi lại tăng lên. Nhưng từ năm 2003 đến nay thì cả diện tích, năng
suất và sản lượng đậu đều tăng lên tuy còn chậm nhưng liên tục và ổn định
hơn. Năm 2003 năng suất đạt 5,1 tạ/ha đến năm 2005 đã đạt 6,2 tạ/ha, điều
này kéo theo sản lượng tăng từ 1076 tấn (năm 2003) lên 1359 tấn (năm 2005).
16
Từ năm 1996 đến năm 1997 cả diện tích, sản lượng và năng suất đều
tăng nhưng từ năm 1998 đến năm 2000 thì diện tích giảm 139 ha (năm 1998
đạt 2112 ha đến năm 2000 đạt 1973 ha) nên sản lượng cũng giảm từ 1075 tấn
(năm 1998) xuống còn 879 tấn (năm 2000) dẫn đến năng suất cũng giảm theo
từ 5,1 tạ/ha (năm 1998) xuống còn 4,5 tạ/ha (năm 2000). Mặc dù năm 2001
đến 2002 diện tích giảm 71 ha, nhưng năng suất lại tăng lên 0,5 tạ/ha và sản
lượng cũng tăng lên 60 tấn. Từ năm 1996 đến năm 2005 thì diện tích cao
nhất là năm 1997 đạt 2273 ha nên sản lượng cũng đạt cao nhất (1389 tấn)
nhưng năng suất đứng thứ hai sau năm 2005 (đạt 6,2 tạ/ha).
Nhìn chung, năng suất bình quân còn thấp do nhiều nguyên nhân,
trong đó các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng lớn đến năng suất đậu xanh ở
Thừa Thiên - Huế. Với quan niệm của người dân cây đậu xanh là cây trồng
phụ đó cũng là một trong những nguyên nhân mà làm cho người dân chưa tập
trung vào sản xuất, chưa có quy trình phù hợp cho từng địa phương về việc
trồng đậu xanh.
17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Giống đậu xanh
Giống đậu xanh được dùng trong thí nghiệm là giống đậu Láng (tên địa
phương) có thời gian sinh trưởng khoảng 60 - 80 mgày.
3.1.2. Phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm: Gồm 4 loại phân bón lá Grow
more 6:30:30; Yogen No.2; Agriconick; K-H
• Grow more 6:30:30
Thành phần: N : 6%
P
2
O
5 :
30%
K
2
O : 30%
Và 7 nguyên tố vi lượng kép.
Tỷ lệ pha:10 gr/8 lít nước.
Nơi sản xuất: Công ty TNHH DATNONG 67 Phạm Thành Hổ - Quận 6 -
Thành phố Hồ Chí Minh.
• Yogen No.2
Thành phần: N : 30%
P
2
O
5
: 10%
K
2
O
5
: 10%
Vi lượng : MnO
2
, MgO, B
2
O
5
, S, Fe, Cu, Zn, Mo
Tỷ lệ pha: 10gr/8 lít nước.
Nơi sản xuất: Công ty Yogen - 414 Kinh Dương Vương - Bình Chánh -
Thành phố Hồ Chí Minh.
• Agriconick
Thành phần: N : 0,1%
P
2
O
5
: 0,02%
K
2
O : 0,04%
Trung vi lượng: Mg, Cu, Zn,Fe, Mn,B >=10,46 ppm
Nitrophenol
18
Tỷ lệ pha: 10 ml / 8 lít nước.
Nơi sản xuất: Công ty TNHHTM An Bình, 606 Trần Hưng Đạo - Quận 5,
Thành phố Hồ Chí Minh.
• K - H
Thành phần: N : 3%
P
2
O
5
: 5%
K
2
O : 4%
Mg : 0,2%
Axits Humic : 1%
Cu: 330 ppm; Fe: 520 ppm; Zn: 410 ppm; Mn: 150 ppm;
Mo: 50 ppm; B: 260 ppm; Co: 10 ppm.
Tỷ lệ pha: 10 ml/ 15 lít nước.
Nơi sản xuất: Công ty cổ phần Thanh Hà. Số 7 - A28 - Nghĩa Tân - Cầu
Giấy - Hà Nội.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến:
+ Khả năng sinh trưởng, phát triển của đậu xanh.
+ Các yếu tố cấu thành năng suất.
+ Một số chỉ tiêu sinh lý ở đậu xanh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Các công thức thí nghiệm
Gồm 5 công thức
Công thức I( Đ/C) : Nền + Phun nước lã
Công thức II : Nền + Phun Growmore 6: 30: 30
Công thức III : Nền + Phun Yogen No.2
Công thức IV : Nền + Phun K-H
Công thức V : Nền + Phun Agriconik
Nền gồm: 05 tấn phân chuồng + 10 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 K
2
O + 500
kg vôi cho 1 ha.
Phân bón lá được phun vào 3 thời kỳ: 3 lá kép, bắt đầu ra hoa, bắt đầu
tạo quả.
19
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại được bố trí theo phương pháp
khối hoàn toàn ngẫu nhiên ( RCB).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảo vệ
II
a
III
a
V
a
I
a
IV
a
IV
b
V
b
I
b
III
b
II
b
III
c
I
c
IV
c
II
c
V
c
Bảo vệ
Trong đó: I, II, III, IV, V: Các công thức thí nghiệm.
a, b, c: Các lần nhắc lại.
3.3.3. Quy mô thí nghiệm
Số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô.
Diện tích ô thí nghiệm: 8 m
2
Diện tích bảo vệ: 30m
2
.
3.3.4. Điều kiện thời tiết khí hậu trong quá trình thí nghiệm
Thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Nó là một trong những nhân tố có vai trò hết sức quan trọng,
quyết định đến năng suất cây trồng. Thừa Thiên Huế là khu vực có điều kiện
thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, đây là một trong những nguyên nhân
chính làm hạn chế năng suất đậu xanh. Diễn biến thời tiết khí hậu trong quá
trình thí nghiệm được trình bày ở bảng 6.
20
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảng 6 : Diễn biến thời tiết khí hậu của các tháng năm 2009.
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ (T
0
C)
Ẩm độ (U
%)
Mưa
Số giờ
nắng
(giờ)
T
TB
T
Max
T
Min
U
TB
U
Min
Số
ngày
Lượn
g mưa
(mm)
2 23,1 34,5 15,5 90,0 50,0 5,0 24,1 166
3 23,5 35,0 17,0 88,0 74,0 8,0 45,0 115
4 24,0 35,0 20,0 87,0 53,0 15,0 150,0 140
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế)
Đậu xanh được tiến hành gieo vào ngày 07/02/2009. Diễn biến thời tiết
khí hậu bắt đầu từ tháng 2 như sau:
Tháng 2: Cây đậu xanh đang bắt đầu nảy mầm và ở thời kỳ cây con.
Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất với sự biến động của môi trường. Theo
Poehlman(1973) thì nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ 30 - 40
o
C. Nếu
nhiệt độ chỉ 18
o
C thì cây mọc chậm, yếu cây và sinh trưởng kém [9, 24]. Qua
bảng số liệu khí tượng ta thấy: nhiệt độ trung bình là 23,1
o
C đây là nhiệt độ
thích hợp cho cây đậu xanh nảy mầm nên cây chỉ nảy mầm trong 4 ngày.
Nhiệt độ lớn nhất là 34,5
o
C và nhiệt độ tối thiểu là 15,5
o
C.
Lượng mưa trong thời kỳ này là 24,1mm, đây là lượng mưa phù hợp
với khả năng chịu úng kém đối với cây đậu xanh trong thời kỳ này. Độ ẩm
thường xuyên của cây đậu xanh mọc tốt là 70 - 80% [9, 26]. Thời gian này,
ẩm độ trung bình 90% là thích hợp cho cây mọc.
Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đầy đủ ánh sáng lá sẽ dày, có màu
xanh đậm, hoa và quả nhiều, dễ đạt năng suất cao [9, 25], với 166 ngày nắng
trong thời kỳ này là thích hợp cho cây phát triển thời kỳ đầu.
Tháng 3: Đậu xanh đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh thân lá, ra
hoa, và hình thành quả. Nhiệt độ trung bình là 23,5
o
C nhiệt độ cao nhất cũng
chỉ có 35
o
C và thấp nhất là 17
o
C là thích hợp cho cây đậu xanh trong thời kỳ
này. Đây là thời kỳ sinh trưởng, phát triển mạnh nhất và quan trọng nhất của
21
cây đậu xanh. Lượng mưa đạt 45,0mm, độ ẩm trung bình là 88% là điều kiện
tốt nhất cho giai đoạn này của cây. Để đạt năng suất cao thì số giờ nắng phải
từ 12 - 16 giờ/ngày [9, 25] nhưng tổng số giờ nắng tháng này 115 giờ, quá ít
cho thời kỳ này. Tuy nhiên giữa tháng 3 có những ngày mưa kéo dài đó là
điều kiện tốt cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện.
Tháng 4: Đây là thời gian cây đậu xanh bước vào thời kỳ chín. Lúc
này, nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chín của quả.
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 33
o
C, cây đậu xanh phát triển tốt rễ, thân,
lá, hoa và cho năng suất cao [9, 24]. Trong tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng
4 là 24
o
C, cao nhất trong 3 tháng và phù hợp cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của đậu xanh giai đoạn này.
Có hai thời kỳ không thể thiếu ẩm là lúc mọc và khi ra hoa, đậu quả.
Thời gian này độ ẩm của đất phải từ 80 - 90% [9, 26]. Ẩm độ tháng 4 là 87%,
số giờ nắng là 140 ngày, đây là điều kiện thích hợp cho cây đậu xanh chín
nhanh. Trong tháng 4 lượng mưa cao nhất trong 3 tháng với 150mm, số ngày
mưa cao nhất trong 3 tháng với 15 ngày. Điều này đã góp phần nào làm ảnh
hưởng quá trình chín của đậu xanh.
Kết luận: Thời tiết vụ Xuân năm nay có sự biến động và có sự chuyển
biến tích cực đã tạo điều kiện khá tốt cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo
năng suất cây đậu xanh.
3.3.5. Các biện pháp kỹ thuật
- Làm đất:
Đất được cày sâu 25 cm. Làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại trước khi gieo
hạt, sau đó chia ô, đánh rãnh, lên luống theo diện tích ô thí nghiệm.
- Thời vụ gieo:
Gieo ngày 07/02/2009
- Mật độ khoảng cách:
Mật độ: 37 cây/m
2
Khoảng cách : 30cm x 9cm x 1cây
- Phân bón và kỹ thuật bón phân:
Lượng phân: (5tấn phân chuồng + 10kg N + 90 kgP
2
O
5
+ 60kg K
2
O+
500 kg vôi )/ha.
22
- Cách bón :
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 100% vôi + 1/2 phân đạm +
1/2 phân kaly.
Bón thúc: 1/2 N + 1/2 K
2
O còn lại.
Bón vào giai đoạn 5 - 6 lá thật, kết hợp xới xáo, làm cỏ, bón xa gốc 10
cm, không vun vào gốc. Bón phân trong thời kỳ này nhằm cung cấp chất dinh
dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển của đậu xanh và tạo điều kiện cho
vi khuẩn nốt sần hình thành sớm.
- Chăm sóc:
Lần 1: Khi cây có 1 - 2 lá thật xới nhẹ và tỉa định số cây.
Lần 2: Khi cây có 5 - 6 lá thật xới sâu, vun cao, kết hợp bón thúc lượng
đạm và kali còn lại.
- Tưới nước:
Đảm bảo đủ ẩm ngay từ khi cây con, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, làm quả
và hạt phát triển đến khi chín.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn
chung của ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch:
Tiến hành thu ít nhất là 3 đợt, đợt 1 khi cây khoảng 40 - 50% số quả
chín, đợt 2 khi cây có 50% số quả chín tiếp (lá trên cây úa vàng) và đợt 3 khi
quả cây đã chín hết và lá cây rụng hoàn toàn. Thu để riêng từng ô, không để
quả bị rơi rụng, phơi đạp lấy hạt khi quả khô.
3.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.6.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
* Thời gian sinh trưởng.
Từ khi gieo đến mọc mầm.
Từ khi gieo đến 3 lá kép.
Từ khi gieo đến ra hoa.
Từ khi gieo đến tạo quả.
Từ khi gieo đến thu hoạch đợt 1.
Từ khi gieo đến thu hoạch lần cuối.
23
* Chiều cao thân chính chọn ngẫu nhiên theo đường chéo góc môi ô 5
cây, theo dõi qua các thời kỳ:
- 3 lá kép.
- Ra hoa.
- Tạo quả.
- Thu hoạch lần cuối.
* Sự ra lá của đậu xanh
- Số lá/ thân chính (theo dõi qua các thời kỳ như chỉ tiêu chiều cao thân
chính).
- Số lá xanh còn lại /thân chính khi thu hoạch.
3.3.6.2. Các chỉ tiêu sinh lý
Chọn ngẫu nhiên mỗi công thức 5 cây qua các thời kỳ (bắt đầu ra hoa,
tạo quả).
- Diện tích lá( được xác định theo phương pháp cân nhanh).
- Chỉ số diện tích lá.
- Hiệu suất quang hợp.
3.3.6.3. Các chỉ tiêu về phát triển
- Tổng thời gian ra hoa.
- Tổng số hoa / cây.
- Tỷ lệ hoa hữu hiệu:
Tổng số quả chắc / cây
Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) = x 100
Tổng số hoa
3.3.6.4. Theo dõi sâu bệnh
Định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần, cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ
3, thứ 4 hàng tuần.
- Bệnh héo rũ cây con.
- Bệnh phấn trắng.
Đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: Không nhiễm (dưới 5% số lá có vết bệnh)
+ Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6 - 25% số lá có vết bệnh)
+ Điểm 3: Nhiễm trung bình (26 - 50% số lá có vết bệnh)
+ Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75% số lá có vết bệnh)
+ Điểm 5: Nhiễm rất nặng( trên 75% số lá có vết bệnh)
- Sâu đục quả (Etilliela zinkenella): đếm số quả bị hại trên tổng số 100
quả lấy ngẫu nhiên trên ô. Tính tỷ lệ %.
24
3.3.6.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành .năng suất và năng suất đậu xanh
Tổng số quả/cây.
Số quả chắc trên cây.
Khối lượng 1000 hạt (gam).
Năng suất lý thuyết (NSLT).
NSLT (tạ/ha) = [Số cây/ha x khối lượng hạt/cây (g)]/10
5
NSTT (tạ/ha): Là khối lượng hạt khô cân được sau ở từng lần nhắc lại
của từng công thức và tính trung bình.
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Sai khác về năng suất thực thu và các yếu tố cấu thành năng suất được
xử lý theo chương trình thống kê Statistix Windows.
25