Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GA bài trao Đổi chất trong hệ sinh thái theo 5 bước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.61 KB, 9 trang )

Chủ đề: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Ngày soạn: 14/03/2018

Ngày dạy: 27/03/2018

Tiết: 45

A. Nội dung bài học

1. Mô tả chủ đề
Phần bảy: Sinh thái học
- Bài 42: Hệ sinh thái
- Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái
2. Mạch kiến thức
- Thành phần cấu trúc hệ sinh thái.
- Các nhóm sinh vật trong thành phần hữu sinh của hệ sinh thái (Quần xã sinh vật).
- Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật thông qua chuỗi, lưới
thức ăn và bậc dinh dưỡng.
+ Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.
+ Ví dụ, phân loại chuỗi thức ăn, lập sơ đồ lưới thức ăn và phân loại, ý nghĩa tháp sinh thái.
- Ứng dụng trong đời sống: Trên cơ sở những hiểu biết mối quan hệ giữa các sinh vật trong
lưới và chuỗi thức ăn từ đó đưa ra giải pháp bảo vệ mùa màng hoặc giải pháp nuôi trồng
thủy, hải sản có hiệu quả.
B. Tiến trình dạy học
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ về mặt dinh dưỡng như thế nào?
Chúng ta có thể điều chỉnh số lượng của sinh vật để đảm bảo cân bằng sinh thái, hoặc để
nâng cao hiệu suất kinh tế mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của sinh vật
được không?
- Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và khái niệm tháp sinh
thái.


- Trình bày được mối liên quan giữa chuỗi và lưới thức ăn.
- Phân biệt các loại tháp sinh thái, phân biệt bậc dinh dưỡng với sinh vật tiêu thụ.
- Lập được sơ đồ chuỗi, lưới thức ăn. Xác định được các bậc dinh dưỡng trong chuỗi, lưới
thức ăn.
- Đề ra biện pháp sinh học trong bảo vệ môi trường, bảo vệ mùa màng, nâng cao hiệu quả
kinh tế trong nuôi trồng thủy, hải sản.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, giải thích, so sánh, kĩ năng lập sơ đồ về chuỗi và lưới
thức ăn.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình trong bài học, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng,
hợp tác trong hoạt động nhóm và thể hiện sự tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác, lắng nghe
tích cực.
3. Thái độ: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh vật.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Chuỗi và lưới thức ăn.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Hs xác định được mục tiêu bài học: nêu được một số khái niệm chuỗi,
lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.
+ Năng lực đọc hiểu: Xác định kiến thức cần trong đoạn thông tin về sử dụng thiên địch
trong bảo vệ cây bông.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: giải thích được hậu quả của việc số lượng một loài nào đó
trong quần xã bị giảm (hoặc tuyệt chủng).
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua thuyết trình về tháp sinh thái.
+ Năng lực hợp tác: Thảo luận, cặp đôi, nhóm.
11


+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: khai thác thông tin internet để tìm các kiến thức
liên quan đến bài học.
- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực quan sát: hình ảnh về các chuỗi, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.
+ Năng lực xử lý thông tin: thông qua thu thập thông tin đề ra giải pháp sinh học để bảo vệ
mùa màng, nuôi trồng có hiệu quả.
+ Năng lực định nghĩa: phát biểu định nghĩa chuỗi, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và tháp
sinh thái.
+ Năng lực tư duy: Xác định mối liên quan giữa bậc dinh dưỡng với các nhóm sinh vật
trong chuỗi, lưới thức ăn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ, phiếu tự học tập..., máy chiếu, máy tính, tài liệu, ảnh trên
mạng liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của HS: sách giáo khoa, ôn tập lại kiến thức bài 40, 42 và tham khảo bài 43
sinh học 12 ban cơ bản, sưu tầm hình ảnh liên quan đến bài học, phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà theo sự phân công công việc của
giáo viên.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trao
đổi - Nêu khái niệm - Lập được sơ đồ chuỗi, - Ứng dụng những
chất trong chuỗi, lưới thức ăn, lưới thức ăn.
hiểu biết về quan hệ
hệ sinh thái bậc dinh dưỡng và - Xác định bậc dinh dinh dưỡng giữa các
tháp sinh thái.
dưỡng trong chuỗi, lưới loài trong quần xã
- Xác định các nhóm thức ăn.
vào đời sống.
sinh vật trong chuỗi
thức ăn.

4. Hệ thống câu hỏi
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Sử dụng thông tin chuỗi thức ăn trên trả lời các câu từ câu 1 đến câu 4
Câu 1: Trong chuỗi thức ăn trên, mắt xích sinh vật nào là bậc dinh dưỡng cấp 3?
A. Sâu ăn lá ngô.
B. Nhái.
C. Rắn hổ mang.
D. Diều hâu.
Câu 2: Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía
sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:
A. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B. cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C. nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
D. cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
Câu 3: Trong chuỗi thức ăn trên, mắt xích sinh vật nào là sinh vật sản xuất?
A. Sâu ăn lá ngô.
B. Nhái.
C. Rắn hổ mang.
D. Diều hâu.
Câu 4: Trong chuỗi thức ăn trên, mắt xích sinh vật nào là sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Sâu ăn lá ngô.
B. Nhái.
C. Rắn hổ mang.
D. Diều hâu.
Câu 5: Một quần xã có các sinh vật sau: (1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu. (4)
Tôm. (5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng. (7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ. Trong các sinh vật
trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (1), (3), (5), (7). B. (2), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (6), (8).

D. (3), (4), (7), (8).
Câu 6: Khi mô tả về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các loài sinh vật trong một chuỗi thức ăn có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng.
(2) Mỗi loài trong một chuỗi thức ăn là một mắt xích.
(3) Mỗi loài sinh vật ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
(4)Tất cả các chuỗi thức ăn luôn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
22


A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là:
A. Sinh vật tiêu thụ bậc ba.

B. Sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc một.

D. Sinh vật tiêu thụ bậc hai.

b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Cho chuỗi thức ăn sau: Rong → cá →cua→ vịt → người. Phát biểu nào sau đây
đúng với chuỗi thức ăn trên?
A. Chuỗi thức ăn trên bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

B. Chuỗi thức ăn trên có 5 mắt xích sinh vật tiêu thụ.
C. Người là mắt xích sinh vật có năng lượng lớn nhất.
D. Các loài trong chuỗi thức ăn là quan hệ cạnh tranh.
Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 3: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của
quần thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau
đây đúng?
A. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.
D. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.
Câu 4: Hệ sinh thái nào sau đây thường có chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích nhất?
A. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

B. Hệ sinh thái nông nghiệp.

C. Hệ sinh thái dưới nước.

D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

c. Nhóm câu hỏi vận dụng
Câu 1: Quan sát hình bên và chọn câu trả lời đúng?
A. Lưới thức ăn có 6 chuỗi thức ăn.
B. Linh miêu là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C. Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Dê, thỏ, gà là sinh vật tiêu thụ bậc 1.

* Giả sử, quần thể cáo bị giảm số lượng thì có ảnh hưởng
gì đến các quần thể khác trong quần xã không?
……………………………………………………..…………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
……………………………………………………..
………………
33


Câu 2: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát
biểu đúng về lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản ở hình
bên?
(1). Lưới thức ăn có 6 chuỗi thức ăn.
(2). Cào cào, kiến là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(3). Diều hâu vừa là bậc dinh dưỡng cấp 4, vừa là
bậc dinh dưỡng cấp 5.
(4). Trăn là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:(trích đề thi THTP quốc
gia năm 2016)

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh
tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?
A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao.
B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.
C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao.

Câu 4: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Cây ngô là thức
ăn của sâu ăn lá, chuột và chim ăn hạt. Sâu là thức ăn của chim sâu. Chim ăn hạt, chim sâu
và rắn là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Chuột là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn và rắn.
Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Lưới thức ăn trên gồm 5 chuỗi thức ăn.
B. Chuột, chim sâu và sâu có mối quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về biện pháp sinh học trong bảo vệ mùa màng. (7 phút)
Tình huống xuất phát: Cung cấp thông tin về phương pháp bảo vệ cây bông bằng thiên địch
của bà con nông dân ở vùng Nha Hỗ (Ninh Thuận).
(1) Mục tiêu: Học sinh nhận thức được sơ bộ về chuỗi thức ăn; phát huy năng lực hoạt động
nhóm, năng lực đọc hiểu, ý thức tự học, tự tìm tòi.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, thuyết trình/kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ
thuật giao nhiệm vụ.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà
theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, phiếu tự học, máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bút lông, phấn.
(5) Sản phẩm: Học sinh xác định được mối quan hệ giữa cây bông, sâu đục thân, bọ trĩ,
nhện và ong mắt đỏ. Sơ bộ hình thành chuỗi, lưới thức ăn.
(6) Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chiếu đoạn thông tin.
- Đọc đoạn thông tin.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các
44



câu hỏi sau:
- Thảo luận nhóm, cử đại diện 1 nhóm
+ Tại sao khi thả nhện và ong mắt đỏ vào vườn lên bảng trình bày.
trồng bông thì số lượng sâu đục thân và bọ trĩ lại - Nhận xét, đánh giá kết quả giữa các
giảm?
nhóm.
+ Tại sao bà con nông dân phải diệt sâu đục thân
và bọ trĩ?
+ Theo em mối quan hệ giữa sâu đục thân, bọ trĩ
với nhện và ong mắt đỏ là mối quan hệ gì?
- Quan sát hình ảnh, sắp xếp các bệnh
+ Em hãy mô tả mối quan hệ giữa các loài sinh liên quan đến đột biến gen và các hội
vật trong đoạn thông tin trên bằng sơ đồ?
chứng liên quan đến đột biến NST
+ Bà con nông dân đã sử dụng biện pháp nào để
diệt sâu đục thân và bọ trĩ?
- Ghi chép kết quả vào vở.
- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm
vụ của học sinh.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
HOẠT ĐỘNG 2: 1. Tìm hiểu về chuỗi thức ăn (5 phút)
(1) Mục tiêu: - Trình bày khái niệm, phân loại và ý nghĩa chuỗi thức ăn.
- Rèn học sinh kĩ năng phát hiện kiến thức qua kênh hình, kĩ năng lập sơ đồ
chuỗi thức ăn và năng lực định nghĩa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp/Kỹ thuật đặt câu hỏi,
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, phiếu tự học, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh.
(5) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về khái niệm chuỗi thức ăn, phân biệt được hai loại

chuỗi thức ăn và đưa ra được ví dụ minh họa.
(6) Nội dung:
a. Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt
dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo
phía sau.
b. Phân loại: Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức Gà
ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
Ví dụ: Cà rốt  thỏ cáo  cọp VSV.
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải
Ví dụ: Mối  gà  chuột  mèo.
c. Ý nghĩa: Biết một loài nào đó trong quần xã, qua chuỗi thức ăn ta có thể dự đoán sự có
Hình 2: Chuỗi thức ăn ở rừng
mặt của một số loài khác giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
* GV Chiếu 2 hình sau
Giun đất

Cào cào
Ếch

Cỏ

Rắn

Nấm, VK
Đại bàng
Hình 1: Chuỗi thức ăn ở đồng ruộng

Hoạt động của GV


Hoạt động của HS
55


- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2.
- Đặt các câu hỏi.
+ Trong chuỗi thức ăn ở đồng ruộng, các
sinh vật có quan hệ với nhau như thế nào?
+ Trong từng chuỗi thức ăn có những
nhóm sinh vật nào?
+ Trong chuỗi thức ăn ở hình 1, sinh vật
bắt đầu chuỗi thuộc nhóm sinh vật nào?
+ Trong chuỗi thức ăn ở hình 2, sinh vật
bắt đầu chuỗi thuộc nhóm sinh vật nào?
+ Em hãy lấy ví dụ minh họa cho từng loại
chuỗi thức ăn?
Chỉnh, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.

- Quan sát hình, phát hiện kiến thức ở kênh
hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Loài này là thức ăn cho loài khác.(Quan
hệ về mặt dinh dưỡng)
+ Chuỗi thức ăn đồng cỏ bao gồm các nhóm
sinh vật sau: SV sản xuất, sinh vật tiêu thụ,
sinh vật phân giải. chuỗi thức ăn này bắt
đầu bằng sinh vật sản xuất.
+ Chuỗi thức ăn rừng bao gồm các nhóm
sinh vật sau: sinh vật phân giải, sinh vật tiêu
thụ. chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh
vật phân giải.

+ Học sinh lấy ví dụ.

HOẠT ĐỘNG 3: 2. Tìm hiểu về Lưới thức ăn (12 phút)
(1) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm lưới thức ăn, lập sơ đồ lưới thức ăn.
- Rèn học sinh kĩ năng tư duy, kĩ năng lập sơ đồ chuỗi, lưới thức ăn.
- Rèn học sinh năng lực định nghĩa và năng lực giải quyết vấn đề khi có một
mắt xích trong lưới thức ăn bị giảm số lượng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề/Kỹ thuật khăn trải
bàn, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà
theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, phiếu tự học, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bảng phụ, bút
lông, phấn.
(5) Sản phẩm: Trình bày vào bảng phụ các chuỗi thức ăn, xác định các mắt xích chung, từ
đó có thể lập được lưới thức ăn.
Nội dung: GV cho biết một QX sinh vật gồm một số loài.
* Khái niệm: - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mặt xích chung.
* Đặc điểm: - Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức
tạp.
- Lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ.
- Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hoặc quần xã
suy thoái.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho biết một QXSV ruộng lúa gồm
các sinh vật sau: Cây lúa, giun, sâu ăn lá,
châu chấu, chuột, gà, ếch, rắn, chim sâu.
- Xây dựng các chuỗi thức ăn vào bảng
- Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành phụ.
các nhiệm vụ sau vào bảng phụ.

- Xác định các mắt xích chung ở các chuỗi
+ Xây dựng 5 chuỗi thức ăn khác nhau.
thức ăn.
+ Xác định các mặt xích sinh vật giống Theo dõi Gv hướng dẫn lập lưới thức ăn,
nhau ở các chuỗi thức ăn.
tiếp tục hoàn thiện lưới thức ăn.
- GV hướng dẫn học sinh cách lập lưới thức - Quan sát, đối chiếu kết quả giữa các
ăn từ các chuỗi thức ăn mà học sinh đã xây nhóm, góp ý bổ sung cho nhau.
dựng.
- Kết quả hoạt động của học sinh
- Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, góp ý, + Trình bày bảng phụ: 5 chuỗi thức ăn,
bổ sung.
Xác định các mắt xích chung ở các
- Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến chuỗi thức ăn, xây dựng lưới thức ăn.
66


thức.
=> Khái niệm, đặc điểm lưới thức ăn.
Giả sử, mắt xích chim ăn sâu và ếch bị giảm
số lượng (hoặc tuyệt chủng) thì ảnh hưởng
như thế nào đến các sinh vật trong lưới thức
ăn.
Cần phải làm gì để cân bằng hệ sinh thái?

+ Trả lời trực tiếp: Khái niệm lưới thức ăn,
nêu đặc điểm lưới thức ăn.
- Trình bày hậu quả một mắt xích bị giảm
sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của mắt
xích phía sau và có thể làm mắt xích phía

trước có số lượng gia tăngmất cân bằng
hệ sinh thái.

HOẠT ĐỘNG 4: 3.Tìm hiểu về bậc dinh dưỡng (7 phút)
(1) Mục tiêu: Nêu khái niệm bậc dinh dưỡng, phân biệt bậc dinh dưỡng với các nhóm sinh
vật trong chuỗi, lưới thức ăn.
- Rèn kĩ năng phân tích kênh hình, năng lực tu duy.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, kĩ thuật đặt câu hỏi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh.
(5) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
(6) Nội dung:
a. Khái niệm: Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn
cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
b. Các bậc dinh dưỡng:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1: là Sv sản xuất.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2: là Sv tiêu thụ bậc 1.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3: là Sv tiêu thụ bậc 2.
GV chiếu hình sau

Hình 4: Chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV chiếu hình 4, yêu cầu học sinh quan sát Quan sát hình và phát hiện kiến thức từ
hình và trả lời các câu hỏi sau:
hình ảnh.
Những sinh vật có đặc điểm như thế nào sẽ - Những sinh vật cùng cấp sẽ được xếp
được xếp vào cùng bậc dinh dưỡng?
vào cùng bậc dinh dưỡng.

Sinh vật tiêu thụ bậc 6 sẽ là bậc dinh dưỡng - SVTT bậc 6 sẽ là bậc dinh dưỡng cấp
cấp mấy?
7.
 học sinh nêu khái niệm bậc dinh dưỡng.
Nêu khái niệm bậc dinh dưỡng.
Gv chỉnh và hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: II.Tìm hiểu về tháp sinh thái (7 phút)
(1) Mục tiêu: - Nêu khái niệm tháp sinh thái, phân biệt các loại tháp sinh thái.
- Rèn kĩ năng phân tích kênh hình, kĩ năng thuyết trình và năng lực tu duy.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, kĩ thuật đặt câu hỏi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh.
77


(5) Sản phẩm: bài thuyết trình của học sinh.
(6) Nội dung:
a. Khái niệm: Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các
hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài không bằng nhau, biểu thị độ lớn
của mỗi bậc dinh dưỡng.
b. Phân loại: Có 3 loại hình tháp sinh thái :
* Tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
* Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một
đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
* Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện
tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp năng lượng là
dạng tháp luôn có dạng chuẩn nhất.
c. Ý nghĩa: Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở mỗi bậc dinh dưỡng và toàn
bộ quần xã.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Gv cho học sinh quan sát hình các loại tháp Quan sát hình.
sinh thái.
Yêu cầu học sinh lên thuyết trình phần nội Thuyết trình nội dung được yêu cầu.
dung đã được chuẩn bị trước ở nhà.
Các nhóm bổ sung.
GV đặt một số câu hỏi:
Dạng tháp năng lượng là chuẩn nhất
Dạng tháp nào là chuẩn nhất? Vì sao?
trong mọi trường hợp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 6: Cũng cố kiến thức (4 phút)
(1) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về trao đổi chất trong hệ sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp/kĩ thuật đặt câu hỏi trắc nghiệm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động cá nhân tại lớp.
(4) Phương tiện dạy học: phiếu tự học, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Lựa chọn đáp án cho từng câu trắc nghiệm.
Nội dung: câu hỏi Trắc nghiệm ở phần hệ thống câu hỏi:
- Mục câu hỏi nhận biết: câu 1, câu 3.
- Mục câu hỏi thông hiểu: câu 1, câu 4.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chiếu từng câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu học sinh- Đọc câu hỏi, đưa ra lựa chọn.
lựa chọn và đưa ra đáp án.
- Đưa ra đáp án.
- Dò phương án đúng.

-

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG 7: Kiểm tra vấn đáp trực tiếp (2 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã được học để giải thích một số hiện tượng
trong cuộc sống liên quan đến chuỗi, lưới thức ăn.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kỹ thuật vấn đáp, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: giáo viên tổ chức vấn đáp trực tiếp với học sinh tại lớp,
giao nhiệm vụ về nhà học sinh tiếp tục nghiên cứu
(4) Phương tiện dạy học: phiếu tự học, máy chiếu, máy tính…
(5) Sản phẩm: trả lời đúng câu hỏi, nội dung giáo viên yêu cầu.
Nội dung:
Hệ thống câu hỏi: phần hệ thống câu hỏi, mục vận dụng: câu 2, câu 3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đưa ra hệ thống câu hỏi. Yêu cầu học sinh - Tiếp nhận câu hỏi, thảo luận, trả lời câu
88


thảo luận, chia sẻ và trả lời.
hỏi. (có thể lên bảng trình bày).
- Gv cung cấp đáp án.
- Lắng nghe hướng dẫn trả lời, tiếp tục về
Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành, yêu nhà nghiên cứu trả lời các nội dung câu hỏi
cầu học sinh tiếp tục về nhà hoàn thành.
chưa hoàn thành.
- Hướng dẫn, gợi ý câu trả lời cho học sinh.
- Báo cáo kết quả khi hoàn thành.
E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành các nội dung câu hỏi chưa hoàn thành.
- Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ nêu cảm nhận của em về môi trường sống của các
sinh vật hiện nay? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường sống của các sinh vật, bảo vệ
sự đa dạng sinh vật?

- Nghiên cứu phần tiếp theo của chủ đề: tìm hiểu quá trình trao đổi vật chất, năng lượng
giữa quần xã sinh vật với môi trường sống qua bài 44: Chu trình sinh địa hóa.

99



×