Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

35 Bài tập tự luận và trắc nghiệm ôn tập 3 chương (quang học âm học điện học) vật lí 7 (sưu tầm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.65 KB, 6 trang )

Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

2018

KIỂM TRA TỔNG HỢP 3 CHƯƠNG VẬT LÍ 7
Câu 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là
bao nhiêu?
A. 900
B. 750
C. 600
D. 300
Câu 2: Chiếu một tia tới SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như
hình vẽ. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ
có hướng thẳng đứng xuống dưới?
A. Gương quay sang trái và nghiêng một góc 450 đối với tia tới SI.
B. Gương quay sang phải 450 đối với tia tới SI.
S
I
C. Gương nghiêng sang trái 300
D. Gương phải nằm ngang.
Câu 3: Chọn câu đúng?
A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt
phẳng.
C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai?
Địa phương X có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.


D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Câu 5: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 2,5m. Hỏi người
đó cách gương bao nhiêu?
A. 5m
B. 1,25m
C. 2,5m
D. 1,6m
Câu 6: Ta nhìn thấy ngọn lửa trong đêm tối vì ngọn lửa đó……….. và ánh sáng đó đã truyền
đến mắt ta.
A. bập bùng
B. được chiếu sáng
C. dao động
D. tự phát ra ánh sáng
Câu 7: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương
tại điểm tới có đặc điểm:
A. là góc vuông
B. bằng góc tới
C. bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương
D. bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vao vị trí đặt vật trước
gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo
bởi gương phẳng.


Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

2018


D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 9: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính
chất:
A. bằng hai lần góc tới
B. bằng góc tới
C. bằng nửa góc tới
D. tất cả đều sai
Câu 10: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng
60cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 45cm
B. 30cm
C. 15cm
D. 10cm
Câu 11: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên
thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi……….. ảnh tạo bởi
gương phẳng.
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. cao bằng
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Câu 12: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo
ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 13: Gương cầu lồi được sử dụng để làm kính chiếu hậu (kính nhìn sau) gắn trên xe môtô
vì:
A. cho ảnh bằng vật và rõ

B. vùng quan sát phía sau qua gương rộng.
C. dễ chế tạo
D. cho ảnh to và rõ
Câu 14: Chọn nội dung trả lời đúng nhất: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu
lõm thì chùm sáng phản xạ là:
A. chùm sáng hội tụ, điểm hội tụ này ở trước gương.
B. chùm sáng song song
C. chùm sáng gồm các tia sáng trực tiếp giao nhau tại một điểm.
D. chùm sáng phân kì.
Câu 15: Thế nào là vùng bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng chiếu tới.
Câu 16: Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất là hiện tượng:
A. Nhật thực
B. Nguyệt thực
C. Nhật thực hoặc nguyệt thực
D. Nhật nguyệt
Câu 17: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm
B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn
D. Màn chắn ở gân nguồn.


Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

2018


Câu 18: Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật
sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A. Song song với vật
B. Cùng phương cùng chiều với vật
C. Vuông góc với vật
D. Cùng phương ngược chiều với vật
Câu 19: Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra và không có bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng mạnh
B. Nguồn sáng nhỏ
C. Màn chắn ở gần nguồn
D. Màn chắn ở xa nguồn
Câu 20: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào:
A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
B. Định luật phản xạ ánh sáng
C. Định luật khúc xạ ánh sáng
D. Cả 3 định luật trên
Câu 21: Đàn bầu chỉ có một dây. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Điều chỉnh độ dài của dây khi đánh.
B. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
C. Vừa điều chỉnh độ dài vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn khi đánh.
D. Điều chỉnh hộp đàn khi đánh.
Câu 22: Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây được gọi là………….. của âm
A. độ cao
B. tần số
C. vận tốc
D. độ to
Câu 23: Âm phát ra to hơn khi:
A. tần số dao động càng lớn
B. tần số dao động càng nhỏ
C. biên độ dao động càng lớn

D. biên độ dao động càng nhỏ
Câu 24: Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh trong các môi trường, có bạn đã
đưa ra các kết luận sau, kết luận nào sai?
A. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa.
B. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
D. Xốp là vật rắn nên nó truyền âm tốt.
Câu 25: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp tăng theo thứ tự:
A. khí, rắn, lỏng
B. khí, lỏng, rắn
C. rắn, khí, lỏng
D. rắn, lỏng, khí
Câu 26: Vật dao động càng nhanh thì
A. Biên độ dao động càng lớn
B. Phát ra âm to
C. Tần số dao động nhỏ
D. Phát ra âm bổng (âm cao)
Câu 27: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm
tường sần sùi và treo rèm nhung để:
A. giảm tiếng vang
B. tăng tiếng vang
C. âm bổng hơn
D. âm trầm hơn
Câu 28: Một vật dao động và phát ra âm có tần số 20 Hz. Tính số dao động vật thực hiện
được trong thời gian 2s
A. 20 dao động
B. 40 dao động
C. 10 dao động
D. 50 dao động
Câu 29: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Trồng cây xung quanh bệnh viện
B. Xác định độ sâu của biển
C. Làm đồ chơi điện thoại dây
D. Làm tường phủ dạ, nhung


Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

2018

Câu 30: Một vật dao động và phát ra âm. Biết rằng trong thời gian 0,01 giây vật thực hiện
được 1 dao động. Xác định tần số của âm này.
A. 50 Hz
B. 10 Hz
C. 100 Hz
D. 25Hz
Câu 31: Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ âm phát ra đến khi
nhận âm phản xạ phải:
A. lớn hơn 1/5 s
B. không lớn hơn 1/15 s
C. nhỏ hơn 1/5 s
D. không nhỏ hơn 1/15 s
Câu 32: Biên độ dao động của vật là
A. tốc độ dao động của vật
B. vận tốc truyền dao động
C. độ lệch lớn nhất khi vật dao động
D. tần số dao động của vật
Câu 33: Âm phản xạ là
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn
B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn
D. Cả A, B, C
Câu 34: Độ to của âm phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ của môi trường truyền âm
B. biên độ dao động
C. tần số dao động
D. kích thước của vật dao động
Câu 35: Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì
khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:
A. Lớn hơn 11 m
B. 12 m
C. Nhỏ hơn 11m
D. Lớn hơn 15m
Câu 36: Theo em kết luận nào sau đây là sai?
A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
B. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000 Hz
C. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
D. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 16 Hz
Câu 37: Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây?
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tốt.
C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
Câu 38: Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là:
A. vận tốc của âm
B. tần số của âm
C. biên độ của âm
D. độ cao của âm
Câu 39: Trong các môi trường sau, môi trường nào không truyền được âm: nước sôi, tấm
nhựa, khí hidro, chân không, cao su?

A. Nước sôi
B. Cao su
C. Tấm nhựa
D. Chân không
Câu 40: So sánh tần số dao động của các nốt nhạc ĐÔ và RÊ, của các nốt nhạc ĐÔ và FA
A. Tần số của nốt nhạc ĐÔ nhỏ hơn RÊ, ĐÔ bằng FA
B. Tần số của nốt nhạc ĐÔ nhỏ hơn RÊ, ĐÔ lớn hơn FA
C. Tần số của nốt nhạc ĐÔ lớn hơn RÊ, ĐÔ nhỏ hơn FA.
D. Tần số của nốt nhạc ĐÔ nhỏ hơn RÊ, Đô nhỏ hơn FA
Câu 41: Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ cái nào sau đây?
A. I
B. A
C. U
D. V


Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

2018

Câu 42: Khi nối hai đầu một sợi dây kim loại với cực âm và cực dương của một nguồn điện,
các electron tự do trong dây kim loại đó sẽ bị:
A. Cực dương đẩy, cực âm hút
B. Cực dương và cực âm cùng hút
B. Cực dương và cực âm cùng đẩy
D. Cực dương hút, cực âm đẩy
Câu 43: Dùng ampe kế co độ chia nhỏ nhất là 0,2A để đo cường độ dòng điện mạch chính.
Cách viết kết quả nào sau đây là đúng?
A. 1,52A
B. 314mA

C. 3,16A
D. 5,8A
Câu 44: Có 5 bóng đèn: Đ1 ghi 6V, Đ2 ghi 3V, Đ3 ghi 12V, Đ4 ghi 3V, Đ5 ghi 6V và một
nguồn điện 12V. Phải chọn hai đèn nào và mắc ra sao vào hai cực của nguồn điện để cả hai
đèn sáng bình thường?
A. Đèn 1 và đèn 5 mắc nối tiếp
B. Đèn 1 và đèn 5 mắc song song
C. Đèn 3 và đèn 1 mắc song song
D. Đèn 2 và đèn 3 mắc nối tiếp
Câu 45: Có hai bóng đèn được mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 1,5V.
Người ta đo được hiệu điện thế giữa hai đầu dèn Đ1 là 50mV. Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu
đèn Đ2 là:
A. 50mV
B. 1,45mV
C. 1,5V
D. 1450m
Câu 46: Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ thì:
A. Hai đoạn mạch rẽ là đoạn nối đèn Đ1 với hai điểm chung M và N
và đoạn nối đèn Đ2 với hai điểm chung trên.
B. Mạch chính gồm hai đoạn là đoạn nối điểm chung M với cực
dương và đoạn nối điểm chung N với cực âm của nguồn điện.
C. Đoạn mạch MN qua nguồn gồm hai mạch rẽ là đoạn mạch song song.
D. Đoạn MN là một mạch kín gồm hai đèn mắc nối tiếp.
Câu 47: Một học sinh thực hành đo hiệu điện thế trong mạch điện như hình vẽ (hai bóng đèn
Đ giống nhau, đèn Đ1 khác đèn Đ). Đo không cẩn thận nên các số liệu ghi được 0,2V; 0,3V;
0,5V không biết tương ứng của vôn kế nào. Theo em thứ tự số
chỉ của các vôn kế V1, V2 và V nào sau đây là đúng?
A. 0,3V; 0,2V; 0,5V
B. 0,2V; 0,3V; 0,5V
C. 0,3V; 0,5V; 0,2V

D. 0,2V; 0,5V; 0,3V
Câu 48: Đổi đơn vị cho các giá trị hiệu điện thế sau
a) 2,5V = ……………………..mV
b) 0,05V = ………………..mV
c) 2550mV = ……………..V
c) 50mV = ………………..V
Câu 49: Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn có dây tóc trong khoảng 0,1A đến 0,5A.
Dùng ampe kế có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là phù hợp nhất?
A. GHĐ: 2A; ĐCNN: 0,2A
B. GHĐ: 1A; ĐCNN: 0,1A
C. GHĐ: 400mA; ĐCNN: 2mA
D. GHĐ: 1A; ĐCNN: 0,2A
Câu 50: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:
A. không xác định
B. của dây dẫn điện
C. thay đổi
D. không đổi
Câu 51: Cho mạch điện như hình vẽ. Điền “có”, “không” vào ô trống:


Bùi Kim Ngọc – ĐHSPHN2

Công tắc đóng
K1
K2
K3

Đèn sáng

2018


Chuông reo

Câu 52: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V, cường độ
dòng điện qua đèn Đ1 có cường độ I1 = 2A. Hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2 là U2 = 3V. Tính
cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1.
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Câu 53: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Đóng khóa K ampe kế A1 chỉ 0,1A, ampe kế A2
chỉ 0,2A.
a) Tính số chỉ ampe kế A
b) Thay nguồn điện trên bằng nguồn điện khác thì ampe kế A chỉ 0,9A. Số chỉ ampe kế A1, A2
bây giờ là bao nhiêu?
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………...
Câu 54: Cho mạch điện gồm: Nguồn điện 1 pin, 2 bóng đèn, 1 công tắc đóng, 1 ampe kế đo
cường độ dòng điện trong mạch
a) Vẽ sơ đồ mạch điện với các dụng cụ đã cho ở trên khi hai đèn mắc nối tiếp
b) Vẽ sơ đồ mạch điện với các dụng cụ đã cho ở trên khi hai đèn mắc song song




×