Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học chương quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của phiếu học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.44 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

===o0o===

NGUYỄN THỊ HẰNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “QUANG
HỌC” VẬT LÝ 9 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP

CHUYÊN NGÀNH:LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÝ
MÃ SỐ: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG


2

NGHỆ AN, 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đối với
thầy giáo PGS.TS Trần Huy Hoàng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo tổ bộ môn Phương pháp
giảng dạy Vật lý và các thầy ,cô giáo khoa Vật lý trường Đại HọcVinh đã giúp đỡ
tôi trong suố thời gian học tập, rèn luyện và hoàn thành luận văn.


Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

1.DH

Dạy học

2.GV

Giáo viên

3.HS

Học sinh

4.PHT

Phiếu học tập

5.PP

Phương pháp


6.SGK

Sách giáo khoa

7.TKHT

Thấu kính hội tụ

8.TN

Thí nghiệm

9.TNSP

Thực nghiệm sư phạm

10.VL

Vật lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay, các quốc

gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo
với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích
cực trong dạy học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới
việc học tập chủ động, chống lại những thói quen học tập thụ động. Muốn vậy, cần
phải nâng cao, cải tiến đồng bộ và toàn diện về mục tiêu dạy học, nội dung, phương
pháp, phương tiện,…trong đó, phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng và
có tính quyết định đến chất lượng của quá trình dạy học.
Trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành năm 2010, điều 28 khoản 2, đã ghi
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Định hướng của việc đổi mới
phương pháp dạy học nhấn mạnh đến vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong
việc tham gia các hoạt động học tập theo sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Theo hướng tích cực hóa người học, người dạy sẽ đóng vai trò chủ đạo, còn người
học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức.Chính vì vậy vai trò của người thầy là
tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những kiến thức mới. Để làm được điều
đó, người thầy nên có những công cụ hỗ trợ cho học sinh trong học tập để học sinh
phát huy được năng lực của mình.Ở đây, phiếu học tập là một công cụ hỗ trợ hiệu
quả trong dạy học.
Thực tiễn dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng trong giai đoạn hiện
nay đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đây là nhiệm vụ trọng tâm
của ngành giáo dục. Trên thực tế, giáo viên THCS đã dần thay đổi quan niệm dạy
học theo kiểu đọc – chép, giáo viên đã xác định được vai trò của mình trong hoạt


động dạy – học.Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức hoạt động học tập cho học
sinh theo hướng tích cực, người dạy cần phải có sự lựa chọn phương pháp phù hợp
và phương tiện hỗ trợ như tình huống có vấn đề, câu hỏi, bài tập, phiếu học tập…
trong đó sử dụng phiếu học tập trong dạy học có nhiều ưu điểm lớn như: hiệu quả

cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học vừa phát huy được hoạt
động độc lập của HS,vừa phát huy được hoạt động tập thể. Phiếu học tập không chỉ
là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự học cho học sinh,
đồng thời thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo, xử lí linh hoạt cho
người học. Phiếu học tập không chỉ tổ chức hoạt động theo cá nhân mà có thể tổ
chức theo nhóm một cách có hiệu quả.
Thực tế hiện nay, việc sử dụng PHT trong DH VL nói chung chưa có hiệu
quả cao và chưa có sự quan tâm đúng mức. Thực trạng này cần được thay đổi trong
xu thế đổi mới PPDH hiện nay là tăng cường hoạt động của người học, đặc biệt là
hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Nguyên nhân ở đây là do giáo viên chưa có
quan niệm cụ thể về PHT, về cách xây dựng và sử dụng PHT trong DH VL, hoặc
do việc xây dựng PHT đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, …
Với những lí do trên tôi chọn đề tài"Tổ chức hoạt động dạy học chương
"Quang học" vật lý 9 với sự hỗ trợ của phiếu học tâp" làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất tiến trình dạy học chương “Quang học” VL9với sự hỗ trợ của phiếu
học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương“Quang học”Vật lý 9 với sự hỗ trợ của phiếu học tập.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học chương "Quang học"
Vật lý 9 với sự hỗ trợ của phiếu học tập.


3.Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình dạy học chương “Quang học” VL9với sự hỗ trợ của
phiếu học tập và áp dụng tiến trình này vào DH sẽ phát huy tính tích cực, tự lực,
chủ động của học sinh,góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường trung
học cơ sở.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động dạy học VL với sự hỗ trợ của
PHT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK VL 9, các sách tham
khảo;
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL.
- Thiết kế một số giáo án về sử dụng PHT trong dạy học chương "Quang học"
VL 9
- Tiến hành TNSP ở trường THCS để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng PHT
trong DH VL.
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành Giáo
dục đào tạo;
- Nghiên cứu các sách, bài báo, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành;
- Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo VL lớp 9.
6.2. Phương pháp điều tra
- Trao đổi với GV về việc xây dựng và sử dụng PHT trong DH VL ở trường
THCS;
- Lấy ý kiến GV, HS về việc tổ chức hoạt động dạy học vật lý với sự hỗ trợ của
PHT
6.3. Phương pháp TNSP


- Tiến hành giảng dạy một số tiết có sử dụng PHT;
- Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh khi học các giờ học
có sử dụng PHT;
- So sánh kết quả của HS các lớp TN với các lớp ĐC, kết hợp trao đổi ý kiến với
giáo viên giảng dạy.

6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng PP thống kê toán học để xử lý kết quả TNSP và kiểm định giả thuyết
thống kê về sự khác nhau trong kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC.
7. Đóng góp của đề tài
7.1 Về lý luận
-Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phiếu học tập trong dạy học góp phần đổi
mới phương pháp dạy học môn vật lý THCS.
7.2 Về ứng dụng
-Xây dựng tiến trình dạy học 5 bài học chương"Quang học" VL9 với sự hỗ trợ của
phiếu học tập.
8.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn có 3
chương:
Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng phiếu học
tập trong dạy học vật lý.
Chương 2:Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học chương” quang học” vật
lý 9 với sự hỗ trợ của phiếu học tập.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

NỘI DUNG


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1.Quan niệm về PHT
1.1.1. Định nghĩa PHT
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do tác giả Hoàng Phê
chủ biên đã nêu từ “phiếu” gồm có 3 nghĩa sau:[11]
- Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm để
phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó, ví dụ như: phiếu điều tra, phiếu tra

cứu...
- Tờ giấy ghi nhận một quyền lợi nào đó cho người sử dụng, ví dụ như phiếu
nhận tiền, phiếu khám sức khỏe...
- Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết, ví dụ như phiếu
bầu cử,...
Từ định nghĩa về phiếu, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến định nghĩa về
PHT như:
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “PHT là một trong những phương tiện DH
cụ thể, đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học
thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng
giấy do GV tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho
sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy vừa
như công cụ hoạt động, vừa như điều kiện hoạt động của người học và người dạy,
mà trước hết như một nguồn thông tin học tập”.[9]
Theo các tác giả trong cuốn “Một số vấn đề DH Sinh học ở trường Trung học
phổ thông” thì PHT được định nghĩa là “những tờ giấy rời, in sẵn những công tác
gian ngắn của tiết học”.[3]


Còn tác giả Nguyễn Đức Vũ đã định nghĩa PHT là “tờ giấy rời, trên đó ghi
các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập,... kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó,
HS thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sung kiến thức
bài học”. [20]
Như vậy, qua xem xét một số định nghĩa trên, có thể nhận thấy các tác giả đều
nhất trí với quan điểm PHT là phương tiện DH do GV tự thiết kế, gồm một hoặc
một số tờ giấy rời có ghi những nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành kèm theo
những gợi ý, hướng dẫn hoặc thông tin bổ sung cho bài học.
Từ những nhận định trên, có thể hiểu, PHT có thể là một tờhoặc một tập giấy
rời in sẵn những câu hỏi, bài tập, những yêu cầu có thể kèm theo sự gợi ý, hướng
dẫn của GV, đòi hỏi HS phải tích cực, tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm

tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và kỹ năng.
1.1.2. Các chức năng cơ bản của PHT trong DH
Có rất nhiều kiểu loại và hình thức PHT khác nhau, nhưng nhìn chung chúng
đều có những chức năng giáo dục tương đối chung và có thể nhận biết được. Theo
nhiều tài liệu, các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất về 2 chức năng cơ bản của
PHT như sau:
1.1.2.1.

Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện

PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin và sự kiện cho HS.Những thông
tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện không có trong SGK nhưng có liên
quan đến bài học. GV có thể cung cấp những thông tin này hoặc có thể giới thiệu
cho HS cách tự tìm thông tin, từ đó, yêu cầu HS phân tích để rút ra những tri thức
cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trong PHT có thể là văn bản, biểu số
liệu, hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một
lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”.[9]


Như vậy những thông tin, sự kiện trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu,
hình ảnh ... không có trong SGK nhưng cần thiết cho người học. Nguồn của các
thông tin này có thể là các sách, báo, tạp chí, mạng internet ...
1.1.2.2.Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp
Đây là chức năng quan trọng và được lưu ý hơn chức năng cung cấp thông tin
và sự kiện.Bởi trong thời đại này, nguồn tư liệu học tập rất phong phú nên việc tìm
kiếm thông tin, sự kiện không khó đối với HS.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “PHT còn nêu lên những nhiệm vụ học tập,
những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề để
người học thực hiện hoặc giải quyết. Thông qua nội dung và tính chất này nó thực

hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của người
học.”[9]
Tác giả Nguyễn Đức Vũ khi bàn về chức năng này cũng cho rằng đây là chức
năng cơ bản của PHT: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động,
những vấn đề và công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn,
gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ
hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của HS”.[20]
Như vậy, ngoài chức năng cung cấp thông tin và sự kiện, PHT còn thực hiện
một chức năng quan trọng hơn đó là công cụ hoạt động và giao tiếp. PHT là công
cụ để HS có thể hoạt động theo hình thức cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm. PHT
hỗ trợ các hoạt động và quan hệ của người học, tương tác chia sẻ giữa người học
với nhau và với GV.
1.1.3. Các dạng PHT trong DH VL
Tùy theo các căn cứ khác nhau mà ta có các dạng PHT khác nhau.
1.1.3.1. Căn cứ vào chức năng của PHT
Căn cứ vào chức năng của PHT, có thể phân PHT thành 2 dạng sau:


- Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện
Đây là loại phiếu có nội dung là những thông tin bổ sung để làm rõ kiến thức
cho bài học.
Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy những bài có nội dung trừu
tượng, phức tạp, khó hiểu hoặc những bài, mục trong SGK viết quá ngắn, HS khó
có thể tự hiểu nếu không bổ sung thêm thông tin.
Để xây dựng loại phiếu này, trước hết GV cần có quá trình thu thập thông tin
thành kho tư liệu, khi cần có thể chọn lọc, xử lý thông tin một cách nhanh chóng để
đưa vào phiếu.
- Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp
Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, bài tập, mệnh lệnh, yêu cầu...
kèm theo những hướng dẫn, gợi ý để HS hoàn thành nhằm lĩnh hội tri thức của bài

học.
Loại phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau như kiểm
tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập.[18]
Khi sử dụng loại phiếu này trong DH, GV chỉ phải làm ít, nói ít, còn HS phải
làm việc nhiều, điều này phù hợp với quan điểm DH lấy HS làm trung tâm.Tuy
nhiên, sự hạn chế giao tiếp bằng lời giữa GV và HS cũng chính là nhược điểm của
loại phiếu này. Vì vậy, những câu hỏi, yêu cầu được đưa ra phải đảm bảo cho tất cả
HS đều hiểu được, điều đó đòi hỏi cách trình bày phiếu phải hết sức khoa học, rõ
ràng và chính xác.
1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT
- Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ
Phiếu này có nội dung là một đề kiểm tra ngắn được in hoặc ghi sẵn vào phiếu
có chừa chỗ trống để HS làm ngay vào đó.


Dùng phiếu để kiểm tra bài cũ giúp GV có thể kiểm tra được cùng lúc nhiều
HS, khắc phục được tình trạng GV chỉ gọi một hoặc một vài HS kiểm tra còn các
HS khác chỉ ngồi nghe hoặc làm việc riêng. . Những câu hỏi trong phiếu thường là
những câu hỏi lí thuyết và bài tập vận dụng nhỏ nhằm kiểm tra mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh.Loại phiếu này có thể được thể hiện thông qua một loạt câu
hỏi trắc nghiệm. Do thời gian kiểm tra bài cũ rất ít nên các câu hỏi, bài tập thường
ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, loại phiếu này cũng có nhược điểm là không phát
huy được năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời nói trực tiếp của HS. Do đó, trong
dạy học, GV cần phải phối hợp với phương pháp dạy học truyền thống là kiểm tra
miệng.
Ví dụ: PHT dùng để kiểm tra bài cũ trước khi học bài 42 Thấu kính hội tụ,
SGK VL 9.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. So sánh góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang nước và
ngược lại?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- Phiếu dùng trong dạy bài mới
Loại phiếu này có nội dung rất cụ thể, rõ ràng, được sắp xếp theo một trình tự
logic có thể kèm theo sự gợi ý của GV. Với việc sử dụng loại phiếu này trong dạy
học, HS có thể phát huy được các kĩ năng cũng như vốn kiến thức của mình nhằm
hoàn thành phiếu trong thời gian ngắn nhất. Trong quá trình hoàn thành phiếu, HS


có thể hoạt động cá nhân hoặc trao đổi với bạn bè và GV. Nhờ vậy, HS sẽ phát huy
được tính tích cực, sáng tạo thông qua việc hình thành và đề xuất các phương án thí
nghiệm hoặc đưa ra những câu hỏi hay.
Việc sử dụng PHT trong dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm như phát huy tính
tích cực học tập của HS, tự lực tìm ra kiến thức mới, tiết kiệm được thời gian giao
câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập, GV có thể nhận biết được thái độ, năng lực học
tập của từng HS... Bên cạnh đó, việc sử dụng phiếu cũng có những hạn chế như
việc giao tiếp bằng lời giữa GV và HS không nhiều, không phải bất cứ HS nào
cũng hiểu được và làm được những yêu cầu mà GV đưa ra để có thể tiếp thu được
bài mới, do đó, cần có sự hướng dẫn riêng đối với những HS này.
Nội dung của một bài học thường bao gồm nhiều đề mục. Do đó, khi dùng
PHT trong giai đoạn này, GV nên lựa chọn những mục nào trọng tâm và có thể
phát huy được tính tích cực của học sinh cũng như rèn luyện được cho các em các
kĩ năng học tập cần thiết.
Hình thức tổ chức chủ yếu khi dùng loại phiếu này là hoạt động nhóm, có thể

kèm theo phương pháp đàm thoại vấn đáp.
Ví dụ: PHT dùng trong bài 43:Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, SGK
VL 9
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần I ,bài 43:Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, SGK VL 9)
Quan sát kết quả thí nghiệm và điền vào bảng sau:

Kết quả quan Khoảng cách từ
sát vật tới thấu kính Thật
hay
ảo?

Đặc điểm của ảnh
Cùng chiều hay Lớn hơn
ngược chiều so nhỏ
với vật?
hơn vật?

hay


1
2

Vật ở rất xa thấu
kính
d>2f

3


f
4

d- Phiếu dùng trong củng cố bài
Thời gian dành cho phần củng cố cũng rất ngắn nên loại phiếu này thường là

những câu hỏi trắc nghiệm nhằm củng cố phần kiến thức về lí thuyết, các câu hỏi
mang tính chất thực tế và các bài tập vận dụng áp dụng nhanh các công thức vừa
học.Việc dùng PHT trong phần này sẽ giúp HS tổng quát, hệ thống lại toàn bộ kiến
thức của bài học, giúp các em hiểu, nắm vững bài học hơn.
Phiếu này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bài mới,
hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củng cố lại
kiến thức của phần đó ngay.
Ví dụ: PHT dùng để củng cố sau khi học xong bài 42:Thấu kính hội tụ, SGK
VL 9
PHIẾU HỌC TẬP
Nối 1 ý ở cột A với 1 ý ở cột B để được câu đúng.
Cột A
1.Thấu kính hội tụ là thấu kính có
2.Quang tâm O của thấu kính là

Cột B
a.Trục chính của thấu kính
b.Tia tới song song với trục

Đáp án
12-


3.Tia ló đi qua tiêu điểm của TKHT

chính của nó.
c.Vật liệu trong suốt như thủy

3-

khi
4.Tia tới đi qua quang tâm
5.Đường thẳng vuông góc với mặt

tinh hoặc nhựa
d.Phần giữa dày hơn phần rìa
e.Giao điểm của thấu kính và

45-

thấu kính và đi qua quang tâm O là

trục chính


6.Thấu kính thường được làm bằng

f.Tia ló truyền thẳng theo

6-

phương của tia tới
- Phiếu dùng để giao bài về nhà

Đây là loại phiếu được HS thực hiện ở nhà. Phiếu này dùng để ra bài về nhà là
những câu hỏi, bài tập, ... có mục đích yêu cầu HS vận dụng, ôn tập lại những kiến
thức, kỹ năng vừa được học hoặc tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp.
Ví dụ: PHT dùng để giao bài về nhà sau khi học xong bài 43: Ảnh của một vật
tạo bởi thấu kính hội tụ, SGK VL 9
PHIẾU HỌC TẬP
Vẽ ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ trong các trường hợp sau:
a)d>2f
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
b)d=2f
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c)f......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
d)d

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
1.1.3.3. Căn cứ vào nội dung của PHT
Căn cứ vào nội dung của PHT có các dạng phiếu sau:
- Phiếu bài tập
Phiếu bài tập là dạng phiếu yêu cầu HS làm bài tập, trên phiếu có nội dung là
những bài tập mà HS cần giải quyết.Những bài tập này có thể được cho đáp số
hoặc trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.Để giải được những bài tập này yêu
cầu HS phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học, qua đó rèn luyện kỹ năng giải
bài tập cho HS.
Loại phiếu này thường được dùng trong tiết bài tập hoặc để củng cố, giao bài
về nhà. Ví dụ:PHT sử dụng trong tiết bài tập về thấu kính hội tụ.
PHIẾU HỌC TẬP
Một vật sáng AB có độ cao h đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có
tiêu cự f.Điểm A nằm trên trục chính.Vật AB cách thấu kính một khoảng d=2f
a)Dựng ảnh của AB qua thấu kính hội tụ.
b)Tính chiều cao h’ của ảnh theo h và tính khoảng cách từ d’ từ ảnh đến thấu kính
theo d?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................



......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống
Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống là dạng PHT có nội dung nêu tình huống
và vấn đề thảo luận hoặc nghiên cứu yêu cầu HS phải giải quyết để lĩnh hội các tri
thức mới. Loại phiếu này thường được dùng để dạy bài mới, ra bài về nhà hoặc để
kiểm tra bài cũ.
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng trong phần I.2, bài 48: Mắt, SGK 9).
1. Các bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………...............
...............…………………..……………………………………………………..
2.Cấu tạo của máy ảnh gồm những bộ phận chính nào?
………………………………………………………………………...
………………………….
…………………………………………………………...............................
…………………...…………………………………………………...
3. Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh?
………………………………………………………………………………….
……………...….
………………………………………………………………………...................
..............................................................................................
- Phiếu thực hành
Loại phiếu này yêu cầu học sinh trực tiếp tiến hành các thao tác thí nghiệm,
thu thập số liệu, xử lí số liệu và báo cáo kết quả thực hành, nhằm rèn luyện cho các
em kĩ năng quan sát, đo đạc, phân tích, xử lí số liệu…
Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy các bài thực hành. Ví dụ:



PHIẾU THỰC HÀNH
Bài 48: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. Mục đích thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
II. Cơ sở lý thuyết:
+Dựng ảnh của một vật đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f.
............................………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………..................
..............………………............................................................................................
+Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này thì khoảng cách từ
vật và từ ảnh đến thấu kính là bằng nhau.
............................………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………..................
..............………………............................................................................................
............................………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………..................
..............………………............................................................................................
+Ảnh này có kính thước như thế nào so với vật?
.................……………….........................................................................................
+Lập công thức tính tiêu cự của thấu kính trong trường hợp này?
…………………………………………………………………………..................
..............………………............................................................................................
............................………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………..................
..............………………............................................................................................
III. Tiến trình thí nghiệm:
+ Dụng cụ thí nghiệm: Thí nghiệm bao gồm những dụng cụ gì, được lắp rắp như

thế nào?
………………………………………………………………................................


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…….........................................................................................................................
+ Tiến trình thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành theo trình tự như thế nào?
……………………………………………………………......................................
…………………………………………………………………………………......
…..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……..
IV. Kết quả thí nghiệm:
KQ đo Khoảng cách từ Chiều cao của
vật đến màn ảnh vật(mm)
(mm)
Lần đo

Chiều cao
Tiêu cự
của ảnh(mm) của thấu
kính(mm)

1
2
3
4

Giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được là:…………………..(mm)
1.1.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kỹ năng
Mục tiêu của bài học ở trường phổ thông đều nhằm tới đích là phải hình thành
cho HS cả về ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, GV cần hướng dẫn HS
thu thập, xử lí thông tin để rút ra kiến thức mới.
Căn cứ vào tiêu chí này có thể phân loại PHT thành các dạng sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng quan sát
Đối với loại phiếu này, nội dung của phiếu là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập
mà HS phải sử dụng thị giác, phối hợp với các giác quan khác để xem xét các sự


vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích nhằm thu thập thông tin về sự vật,
hiện tượng.[7]
Đối tượng quan sát ở đây có thể là hình vẽ, đồ thị, một thí nghiệm, một đoạn
video... Những hình vẽ, đồ thị có thể in sẵn vào phiếu hoặc có thể dùng hình vẽ
trong SGK. Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng trong phần II, bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu, SGK 9).
1.Quan sát ánh sáng phía sau một tấm lọc màu và nêu nhận xét rút ra từ những
thí nghiệm sau:
a) Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ?
.............................................................................................................................
...............................................................................................................................
b) Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu xanh?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
c)Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
d)Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh?

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2.Kết luận
- Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc có cùng màu với nó,ta sẽ thu được ánh
sáng……………………………………………………………………………..
-Chiếu một ánh sáng màu qua một tấm lọc khác màu với nó, ta sẽ thu được ánh
sáng……………………………………………………………………………..
-Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu, ta sẽ thu được ánh sáng ………………
……………………………………………………………………………….......
- Phiếu phát triển kỹ năng phân tích


Loại phiếu này đòi hỏi HS phải sử dụng kỹ năng phân tích để xem xét các nội
dung kiến thức trình bày trong SGK, các sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những nhận
xét, kết luận để hoàn thành PHT.
Ví dụ: Khi học bài Kính lúp
PHIẾU HỌC TẬP
1.Kính lúp là thấu kính phân kì hay hội tụ?
- Nhận biết thông qua quan sát:
Kính lúp có………………………………………………….nên nó là thấu
kính………………………………
-Nhận biết thông qua tính chất ảnh:
Vật thật qua kính lúp cho ảnh…………………………nên kính lúp là thấu
kính……............................................
2.Kết luận
Kính lúp là một thấu kính……………………………………………………
Khi dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ ta thu được ảnh ………………..,ảnh
này…………………………hơn vật
- Phiếu phát triển kỹ năng so sánh
Đây là loại phiếu mà để hoàn thành nó HS phải nhận xét, so sánh các sự vật,

hiện tượng để rút ra được những điểm giống và khác nhau của nội dung cần so
sánh. Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho bài 49:Mắt cận và mắt lão,SGK 9)
Thu thập thông tin sách giáo khoa trang 131,132, hãy so sánh mắt cận và
mắt lão:
Tật của mắt
Nội dung
so sánh
Đặc điểm nhận

Mắt cận

Mắt lão


biết

Cách khắc phục
- Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hóa
Loại phiếu này đòi hỏi HS phải nắm bắt được những sự kiện riêng biệt từ đó
rút ra kết luận, khái quát hóa kiến thức... hay nói cách khác logic hình thành nội
dung nghiên cứu là đi từ cái riêng đến cái chung, tổng thể.
Ví dụ: PHT dùng trong bài Kính lúp.
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần I.2:Nghiên cứu ý nghĩa của số bội giác)
G1=……………………=> f1=……………………cm
G1=……………………=> f1=……………………cm
G1=……………………=> f1=……………………cm
Kính lúp có số bội giác càng……………. Thì tiêu cự của nó càng…………….

Kính lúp có số bội giác càng …………..thì ảnh quan sát được có kích thước
càng…………………………
- Phiếu phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Loại phiếu này đòi hỏi các em phải tư duy để suy luận đề xuất ra những ý
tưởng mới, những cách giải quyết mới. Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng trong phần I, bài 45:Ảnh củ một vật tạo bởi thấu kính phân kì, SGK9)
Bố trí thí nghiệm như hình 45.1 để quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
phân kì .
Vật và màn đều được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu
cự khoảng 12cm.
+Làm thí nghiệm nhận xét ảnh thu được?


…………………………………………………………………………………….
+Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì? Ảnh đó là
ảnh thật hay ảnh ảo? cùng chiều hay ngược chiều với vật?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.……………………………………………………………………………………
1.1.3.5.

Căn cứ vào tiêu chí dùng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng vật lý
cho học sinh
Căn cứ vào tiêu chí này có thể có các dạng PHT như sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng giải thích hiện tượng VL
Phiếu này có nội dung là những hiện tượng VL để HS giải thích hiện tượng


kèm theo gợi ý, hướng dẫn. Khi thực hiện loại phiếu này, các kỹ năng giải thích
hiện tượng sẽ được hình thành trong HS như kỹ năng phân tích hiện tượng, nêu
được nguyên nhân của hiện tượng, kỹ năng xây dựng lập luận, kỹ năng biện luận,
chỉ ra được sự phù hợp quy luật diễn biến của hiện tượng với những quy tắc, định
luật, mô hình, thuyết VL... Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần IV bài 56.Các tác dụng của ánh sáng, SGK VL9)
Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối,còn về mùa hè nên mặc quần áo
màu sáng?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- Phiếu phát triển kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành VL


×